You are on page 1of 4

ĐỀ 1: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh và tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vùng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”

BÀI LÀM
Với đề tài kháng chiến và người lính, nhiều tác giả cùng tác phẩm đã bộc lộ đúng cái đẹp của hình ảnh
những người thanh niên yêu nước. Trong đó có một áng thơ được ví như chìa khóa mở cửa tâm hồn người
đọc, với ngôn từ giản dị nhưng hàm súc – Đồng Chí của Chính Hữu được trích trong tập thơ “Đầu súng trăng
treo” đã đưa độc giả đến với thế giởi mở của đầy những tâm tư tình cảm của người lính. Sáng tác bài thơ
Đồng Chí trong thời gian tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947, là một người lính trong thời kì kháng
chiến chống Pháp mới, ông đã lấy những trải nghiệm làm kinh nghiệm, vẽ lên một bức tranh đẹp về tình đồng
chí bằng ngôn từ và thơ ca. Trong đó, 10 câu thơ giữa bài dưới ngòi bút của nhà thơ trẻ đã thành công thổi hồn
cho những xúc cảm lắng đọng trong người chiến sĩ.
“Đồng chí” là một từ hán việt chỉ những người đồng chí hướng, luôn sát cánh cùng nhau. Chính Hữu
đặt mình vào câu chuyện của những người lính, viết lên một tuyệt phẩm văn chương về tình chiến hữu keo
sơn, những nỗi niềm ẩn chứa sâu trong lòng một người con Việt Nam tham gia kháng chiến. Với 10 câu thơ,
người con Hà Tĩnh đã vẽ lên cuộc hội thoại giữa những người lính trong đêm chờ giặc đến. Họ tâm sự về nỗi
nhớ gia đình, về những khó khăn mà họ trải qua trong thời gian thực hiện nhiệm vụ.
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Đều xuất thân từ tầng lớp nông dân xã hội cũ, sự nghèo túng được bộc lộ rõ trong 3 câu thơ trên.
“Ruộng nương” và “Gian nhà không” là tài sản quý giá của người dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến
chống Pháp mới. Trong đó, “Gian nhà không” ở đây được tác giả nhấn mạnh bằng từ láy “lung lay”, thể hiện
được cái trống trãi, cái trống vắng một góc nhà, một gian nhà không có mấy đồ đạc là giá trị, hay sự thiếu
vắng một bóng người trong gia đình. Động từ “mặc kệ” nói rõ lên sự dứt khoát của người lính, gác lại chuyện
cá nhân và gia đình mà lên đường đáp lại lời kêu gọi tham gia kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhãn
từ “Giếng nước gốc đa” chính là cái trữ trình của câu thơ, khi mà giếng nước gốc đa là biểu tượng của làng
quê Việt Nam, gợi lên sự quen thuộc như gia đình, như làng xóm. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ, nỗi
nhớ của những người ở lại được nhân hóa ẩn dụ bằng giếng nước, gốc đa. Với bút pháp gọi hình gợi cảm
mang tính biểu tượng, nhà thơ trẻ Chính Hữu đã cho người đọc hiểu về những cảm xúc của những con người
trên mặt trận kháng chiến, những nỗi nhớ của những người ở lại.
Việt Bắc là vùng núi hiểm trở ở miền Bắc Việt Nam, là căn cứ địa của chiến dịch Việt Bắc Thu Đông.
Với địa hình hiểm trở và điều kiện khắc nghiệt, nhà thơ Chính Hữu lấy cái đời thường nhất đem vào trong bài
thơ, thành công thể hiện được hoàn cảnh khó khăn của người chiến sĩ ở miền Bắc, rút ngắn khoảng cách giữa
độc giả và cuộc sống những người lính thời bấy giờ bằng 6 câu thơ tiếp theo.
Anh và tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vùng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Với tình trạng sức khỏe bất ổn, trải qua cản bệnh sốt rét rừng nguy hiểm. Người lính Việt Nam thời
điểm đó ngày ngày gian khổ chống chọi với bệnh tật và quân Pháp. Áo quần rách tươm vì công tác ở vùng núi
hiểm trở, mảnh vá chồng chất lên nhau, cái điều kiện sống khó khăn và gian khổ ấy được kể lại với giọng thơ
nhẹ nhàng nhưng ý nghĩa quyết liệt. “Miệng cười buốt giá” là sự lạc quan mà người lính có thể làm trong thời
điểm khó khăn nhất, nụ cười che đậy được sự bất lực trong những ngày tháng thực hiện nhiệm vụ gian lao và
khốn khó. Vốn cũng là người chiến sĩ cùng tham gia kháng chiến, Chính Hữu như kể lại từng thước phim,
từng kí ức, ông hồi tưởng về những đêm cùng anh em đi chiến đấu. Sự gần gũi trong thơ ca chính là yếu tố
quan trọng của vẻ đẹp văn chương, ông sử dụng biểu tượng và hình tưởng, cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc
nhất về cuộc sống thường ngày đầy rẫy chông gai của người đi lính.
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Trong bối cảnh sống khắc nghiệt, các đồng chí động viên nhau như anh em một nhà. Cái nắm tay là
hành động mang lại nhiều giá trị ý nghĩa. Ở đây được nhà thơ sử dụng như hành động thể hiện sự đồng hành
và sát cánh. Câu văn trên làm sáng tỏ được sức mạnh của tình đoàn kết giữa những con người tham gia kháng
chiến, bao hàm cả những điều tích cực của sự thấu hiểu lẫn nhau của những người lính.
Văn là đời, vì vậy những trang văn, những tác phẩm là phản ánh hiện thực cuộc sống. Qua bài thơ
“Đồng Chí”, nhà thơ Chính Hữu để lại những thông điệp, những câu chuyện cho người đọc, cho độc giả, cho
hậu thế sau này chính là chúng ta. Thông điệp về sự quan trọng của đoàn kết, giữa những người lính là đồng
chí, là tri kỉ, cho ta thấy tình cảm keo sơn sẵn sàng kề vai sát cánh trong thời kì khó khăn nhất. Qua 10 câu
văn ở giữa bài, chúng ta – những độc giả mà tác giả hướng tới, được hiểu câu chuyện về người lính, về cái
rét, về sự thiếu thốn của cái ăn cái mặc của người chiến sĩ. Qua những câu chuyện mà Chính Hữu đã gửi gắm
cho thế hệ sau này, ta cần biết trân trọng những người bạn đã đồng hành, những tri kỉ để xây dựng một mối
quan hệ tốt đẹp.
ĐỀ 2: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa


Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?”

BÀI LÀM
Nguyễn Việt Bằng hay đươc nhiều thế hệ độc giả Việt Nam nhớ đến với cái tên Bằng Việt, sinh năm
1941. Ông thuộc lớp thế hệ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, vì vậy nhiều tác phẩm của ông được
lấy cảm hứng từ đời sống nhân dân trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Với tuổi thơ sống xa bố mẹ, tưởng
chừng như nhà thơ phải sống trong hoàn cảnh thiếu vắng tình cảm, Bằng Việt ngược lại được lớn lên trong
tình yêu thương của người bà kính yêu. Bằng ngôn từ giản dị nhưng đong đầy hàm súc – Bếp Lửa là lời tâm
sự của tác giả về nỗi nhớ sống xa bà khi còn sinh sống và học tập ở Nga. Trong đó, 2 khổ thơ cuối của bài
dưới ngòi bút của nhà thơ trẻ thời bấy giờ đã thành công đem lại cho người đọc sự trải nghiệm và được xúc
cảm về dòng hồi tưởng hình ảnh của người bà trong tiềm thức của ông từ thuở còn bé.
“Bếp Lửa” là vật dụng gắn liền với người bà, với tuổi thơ của Bằng Việt. Bằng giọng thơ nhẹ nhàng
và tự nhiên, nhà thơ kể lại những năm tháng cơ cực cùng bà trong thời kì đất nước bị Mĩ đánh chiếm, viết nên
một tuyệt phẩm văn chương về tình bà cháu sâu nặng và bền bĩ. Với 2 khổ thơ cuối được gói gọn bằng 12 câu
thơ, người con Hà Tây đã vẽ lên một góc nhìn chân thực về cuộc đời người bà và những nỗi niềm, nỗi nhớ
không được giải bày trong tâm hồn của 1 thi sĩ trữ tình.
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Trải qua bao thời kì khó khăn của đất nước, hình ảnh tảo tần khuya sớm của người bà được bộc lộ rõ
qua 3 câu thơ trên. Chiêm nghiệm về cuộc đời người bà, Bằng Việt dưới góc nhìn của một người cháu nhỏ,
hiểu rõ về sự cực nhọc mà tấm thân bà đang gánh vác, diễn tả trọn vẹn và sâu sắc về cuộc đời đây gian nan
của bà. Dù vậy, sau những năm tháng trải qua “nắng mưa” lận đận, bà vẫn luôn lạc quan, cái tình yêu dành
cho con cháu vẫn không nguôi sau mấy chục năm rồi, sáng mãi trong trái tim bà. Trong kí ức của tác giả,
người bà hiện lên gắn liền với sự thán phục và biết ơn vô hạn của người cháu.

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,


Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
Tình cảm ấp iu của bà được nhà thơ ẩn dụ bằng hành động nhóm bếp lửa. Với điệp từ “Nhóm”, tác giả
muốn nhấn mạnh và khẳng định hành động thắp lửa bằng nhiều giá trị ý nghĩa. Người bà sáng sớm thức dậy
để nhóm bếp, đun nước, nấu từng nồi xôi gạo cho đứa cháu ăn, lo từng cái ăn cho đứa cháu. Hay bà nhóm lên
ngọn lửa yêu thương gia đình, yêu thương dân tộc không chỉ trong bản thân bà mà còn trong tâm hồn của
người cháu. Tác giả từ thuở bé được bà khơi dậy những mạch cảm xúc về tình thân, tình người và tình yêu
quê hương đất nước sâu nặng. Qua đó, Bằng Việt dâng trào những mạch cảm xúc trong ông khi khám phá
được thế giới trong trái tim đơn sơ của người bà, ngạc nhiên về sự kì diệu của cái bếp lửa thường ngày.
Bằng giọng thơ nhẹ nhàng đầy trữ tình, hình ảnh người bà hiện lên như một mảnh kí ức đẹp trong tâm
trí của nhà thơ, qua đó cũng thành công sáng tỏ được cái đẹp về người phụ nữ trong tầng lớp nông dân trong
xã hội cũ. Ông thổi hồn cho sự hi sinh cao đẹp, sự bản lĩnh của người phụ nữ Việt Nam cần mẫn, chịu khó.
Trong thời gian sáng tác bài thơ, nhà thơ Bằng Việt đang là sinh viên du học ở đất nước Nga xa xôi,
lạnh giá. Cách nhau nửa vòng trái đất, tác giá cùng nỗi nhớ gia đình khôn nguôi, đặc biệt là hình ảnh sâu nặng
của người bà mang dấu ấn không bao giờ phai trong tâm trí người cháu. Ở một đất nước phồn thịnh, phát triển
bậc nhất thời bấy giờ, Bằng Việt vẫn không quên về cội nguồn, về quê hương nơi có bà và cái bếp lửa.

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,


Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?
Đến tuổi trưởng thành, tác giả được trải nghiệm ở một thế giới rộng lớn hơn với muôn điều mới mẻ.
“Trăm” được lặp đi lặp lại để nhấn mạnh về sự rộng lớn của thế giới ngoài kia. Bằng biện pháp liệt kê, cuộc
sống của người cháu đã có nhiều sự biến đổi lớn nhỏ, điệp từ “có” ở đây như một sự công nhận về nhiều niềm
vui mới mà bản thân tác giả khám phá được ở một đất nước mới. Dù là vậy, chẳng khi nào nhà thơ Bằng Việt
quên về từng thước phim kí ức khi bé, “Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?’ là một lời độc thoại nội tâm của chính
ông, giúp khẳng định nỗi nhớ khắc khoải trong tâm trí người cháu về hình ảnh ngọn lửa của bà, tấm lòng hi sinh,
che chở, ấp iu, đùm bọc của bà. Ngọn lửa ấy đã trở thành ký ức khó phai, thành niềm tin thiêng liêng, tạo động lực
cho người cháu trên suốt chặng đường trưởng thành và phát triển.
Qua bài thơ “Bếp lửa”, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được Bằng Việt tôn vinh và khắc họa lên bằng
ngôn từ và thơ ca. Với 2 khổ thơ cuối của tác phẩm, ông ngợi ca về

You might also like