You are on page 1of 5

Cả m nhậ n vẻ đẹ p chị em Thú y Kiề u

A. Mở bài

– “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là niềm tự hào của dân tộc ta. Nhân vật trung tâm của thi
phẩm được nhà thơ xây dựng bằng cả tài năng và tấm lòng.

– Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” đã diễn tả bức chân dung nàng Thúy Kiều là người con gái tài
sắc vẹn toàn.

B. Thân bài

1. Giới thiệu về đoạn thơ

– Vị trí, nội dung: Đoạn thơ nằm trong phần đầu của thi phẩm, “gặp gỡ và đính ước”, diễn tả
bức chân dung của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.

– Nghệ thuật: bút pháp cổ điển điêu luyện:

2 . Phân tích :

2.1. Vẻ đẹp của nhan sắc:

– “Kiều càng sắc sảo mặn mà”: quan hệ từ “càng” kết hợp với hai từ láy liên tiếp “sắc sảo”,
“mặn mà” làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn.

– “Làn……sơn”: bút pháp ước lệ:

+ “làn thu thủy”: đôi mắt long lanh, sống động, sâu thẳm như làn nước mùa thu

+ “nét xuân sơn”: nét mày tươi xanh, mềm mại, mơn mởn đẹp như dáng núi mùa xuân tươi trẻ.

-> không miêu tả tỉ mỉ, chỉ là những nét chấm phá điểm nhãn nhưng tất cả đều hoàn mĩ. Đôi mắt
là “gương” soi là “cửa sổ tâm hồn”, không chỉ mang vẻ đẹp bên ngoài mà ẩn chứa thế giới tâm
hồn bên trong.

– “Hoa ghen, liễu hờn”: phép nhân hóa, vẻ đẹp tuyệt đích khiến thiên nhiên nổi giận, hờn ghen.

2.2. Vẻ đẹp tài năng

– Tố chất thông minh do trời phú, cầm, kì, thi, họ đều đến mức điêu luyện
+ Tài đánh đàn: thể hiện qua từ ngữ “ làu, ăn đứt”: tài đàn đạt đến đỉnh cao, rất mực tài hoa.

+ Soạn khúc: “ bạc mệnh” Tâm hồn đa sầu, đa cảm, phong phú. khúc nhạc dự đoán cho số phận
đau khổ, bất hạnh của Kiều sau này.

– Những câu thơ miêu tả nhan săc, tài năng dự đoán số phận thể hiện quan niệm “ thiên mệnh”
của nho giáo, thuyết “tài mệnh tương đố” của N.Du

( Đầu t/p N.Du viết: Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Cuối t/p “ chữ tài đi với chữ tai
một vần”)

=> Kiều đẹp quá, tài hoa quá, hoàn hảo quá nên không thể tránh khỏi “hồng nhan bạc mệnh”.

2.3. Vẻ đẹp tâm hồn

– “Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”

+“Mai cốt cách”: là cốt cách của mai: dáng mảnh mai, sắc rực rỡ, hương quý phái.

Xem thêm: Giải thích câu nói sau của Lênin Học, học nữa, học mãi
+“tuyết tinh thần”: tinh thần của tuyết: trắng trong, tinh khiết, thanh sạch

+“mười phân vẹn mười”: vẻ đẹp toàn diện

=> Đó là vẻ đẹp hài hòa đến độ hoàn mĩ cả hình thức lẫn tâm hồn, cả dung nhan và đức hạnh.

– Cuộc sống “êm đềm”, “ phong lưu”, “tường đông ong bướm đi về mặc ai” khuôn phép, đức
hạnh mẫu mực.

3. Tổng hợp, đánh giá:

– Về NT:

+ Cách miêu tả khắc họa vẻ đẹp nhân vật của ND rất tinh tế

+ Dùng thủ pháp cổ điển m.tả ước lệ tượng trưng

+ Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo, đặc biệt là những từ có giá trị gợi tả cao.

– Về ND

Thúy Kiều là tuyệt thế giai nhân: trẻ, ngây thơ, trong trắng, đẹp sắc sảo mặn mà dự báo được số
phận, cuộc đời bất hạnh.
C. Kết bài

– Đoạn trích là những vần thơ tuyệt tác trong Truyện Kiều bởi: Cái tài của N.Du thật đáng kính
nể. Hơn cả là tấm lòng

– Mỗi chữ mỗi lời trong đoạn thơ đều ẩn chứa niềm thương yêu tôn quý con người. Tinh thần
nhân văn cao quý khiến truyện Kiều trở nên bất tử.

Bài văn tham khảo :

Có ai đó nói rằng: “truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”. Nhận xét đã
phần nào nói lên được giá trị của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc. Nhân vật trung tâm
của thi phẩm được nhà thơ xây dựng bằng cả tài năng và tấm lòng. Đoạn trích “Chị em Thúy
Kiều” đã diễn tả bức chân dung nàng Thúy Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn.

Đoạn thơ nằm trong phần đầu của thi phẩm, thuộc phần “Gặp gỡ và đính ước”, diễn tả bức
chân dung của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân qua bút pháp cổ điển điêu luyện.

Trong hai cô gái trẻ, nhà thơ miêu tả sắc đẹp của nàng Thúy Vân trước, vẻ đẹp tưởng
chừng như không ai sánh bằng. Nhưng rồi Thúy Kiều xuất hiện thì Thúy Vân dường như chỉ là
nền tôn lên vẻ đẹp của Kiều:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà


So về tài sắc lại là phần hơn”

Quan hệ từ “càng” kết hợp với hai từ láy liên tiếp “sắc sảo”, “mặn mà” làm nổi bật vẻ đẹp
của Kiều: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Cặp mắt của nàng hiện lên trong trẻo, long
lanh, sống động, sâu thẳm, có hồn như làn nước mùa thu qua biện pháp ẩn dụ “Làn thủy tinh,
nét xuân sơn”. Lông mày thì thanh nhẹ, tươi trẻ, mềm mại đẹp tựa như nét núi mùa xuân. Ta có
thể hình dung được vẻ đẹp của nàng Kiều nhẹ nhàng mà sâu lắng. Đây cũng là vẻ đẹp ước lệ
thường gặp trong văn thơ cổ xưa. Các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, liệt kê, tương hỗ, đối
xứng…được vận dụng tuyệt đối đưa sắc đẹp của Thúy Kiều lên tuyệt đỉnh.

Nếu như vẻ đẹp của Thúy Vân khiến thiên nhiên phải “thua”, “nhường” thì vẻ đẹp của
Kiều khiến thiên nhiên phải ghen tị. Đến cả “Hoa”, “Liễu” là những loài vô tri, vô giác cũng
phải ghen hờn, tức giận vì đẹp như hoa cũng không thể so với sắc thắm của nàng, xanh tươi,
mềm mại như liễu cũng không thể sánh nổi sức sống tươi trẻ, thanh xuân của nàng. Câu thơ như
ẩn chứa điềm dự báo trước về tương lai, số phận của Thúy Kiều “tài tình chi lắm cho trời đất
ghen”.

Nhan sắc tuyệt đẹp, lại có tài năng nên vẻ đẹp của nàng Kiều càng thêm lộng lẫy. “Sắc
đành đòi một, tài đành họa hai”, ý thơ diễn tả luận về nhan sắc, Kiều đứng thứ nhất, còn luận về
tài năng, nàng đứng thứ hai, hoặc may ra mới có người thứ hai có được tài năng như nàng. Tài
năng ấy được bắt nguồn từ trí thông minh thiên phú “Thông minh vốn sẵn tính trời”, và được
thể hiện thành tài nghệ cầm, kì, thi, họa. Tất cả đều dạt ở mức tuyệt đích, xuất chúng.

“Pha mùi thi hoạ đủ mùi ca ngâm


Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương”

Riêng về tài đánh đàn, Nguyễn Du đã sử dụng các tình từ “làu”, “ăn đứt” để ngợi ca tài
năng của nàng thật điêu luyện, không ai sánh kịp. Không những thế, với tâm hồn đa sầu, đa
cảm, nội tâm phong phú, sâu thẳm, nàng tự soạn khúc bạc mệnh làm não lòng người nghe “Một
thiên bạc mệnh lại càng não nhân”. Đọc đến đây, bạn đọc như có dự cảm về tương lai bạc mệnh
của người con gái tài sắc vẹn toàn như vậy.

Nhan sắc, tài năng, người con gái ấy còn để lại ấn tượng sâu sắc bởi tâm hồn sáng trong,
cao đẹp. Điều này được nhà thơ nhắc đến ngay ở những vần thơ đầu tiên:

“Mai cốt cách, tuyết tinh thần


Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”

“Mai cốt cách”: là cốt cách của mai, mang dáng vẻ mảnh mai, sắc đẹp rực rỡ, hương thơm
quý phái, “tuyết tinh thần” là có tinh thần của tuyết, trắng trong, tinh khiết, thanh sạch. Vẻ đẹp
của nhan sắc, tài năng, tâm hồn hài hòa, trọn vẹn đến “mười phân vẹn mười”- vẻ đẹp của sự
toàn diện, toàn bích.

“Phong lưu rất mực hồng quần


Xuân xanh xấp xỉ đến tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”

Cuộc sống “êm đềm” của các cô gái trẻ Xuân xanh xấp xỉ đến tuần cập kê thực“ phong
lưu”, đủ đầy, sung túc. Cả hai nàng đều xinh đẹp nhưng vẫn hết sức giữ gìn (tường đông ong
bướm đi về mặc ai) khuôn phép, đức hạnh mẫu mực. Đó là cách ứng xử của các cô gái con nhà
gia giáo khiến người đọc không thể không yêu mến, ngưỡng mộ.

Đoạn thơ ngắn gọn, với cách miêu tả khắc họa vẻ đẹp nhân vật rất tinh tế, thủ pháp cổ
điển miêu tả ước lệ tượng trưng, nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo, đặc biệt là những từ có
giá trị gợi tả cao. Tất cả những dụng công nghệ thuật ấy nhằm thể hiện một cách sống động nhất
chân dung của Thúy Kiều là tuyệt thế giai nhân: trẻ trung, ngây thơ, trong trắng, đẹp sắc sảo
mặn mà dự báo được số phận, cuộc đời bất hạnh.

Đoạn trích là những vần thơ tuyệt tác trong Truyện Kiều bởi: Cái tài của Nguyễn Du thật
đáng kính nể và hơn cả là tấm lòng. Mỗi chữ mỗi lời trong đoạn thơ đều ẩn chứa niềm thương
yêu tôn quý con người. Tinh thần nhân văn cao quý khiến truyện Kiều trở nên bất tử.

You might also like