You are on page 1of 2

3.

Vẻ đẹp của Thúy Kiều


a. Nhận xét chung
Tài miêu tả nhân vật bậc thầy của Nguyễn Du là ở chỗ, ông tả Vân trước để làm
nền. Vân đẹp nghĩa là một tấm thảm đẹp để Kiều xuất hiện trở nên lộng lẫy hơn. Nghĩa
là nghệ thuật đòn bẫy được Tố Như sử dụng rất tài tình:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.”
- Kiều là người thông minh và có chiều sâu tâm hồn. Và một chữ “càng” cho thấy Kiều
hơn hẳn Vân về mọi mặt.
b. Vẻ đẹp về nhan sắc:
Các nhà thơ đời sau cần học tập Nguyễn Du về phương diện sáng tạo trong nghệ
thuật. Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, Thanh Hiên sử dụng nhiều lần bút pháp
ước lệ nhưng rất linh hoạ. Khi miêu tả Kiều Nguyễn Du tiết chế: chỉ tập trung vào miêu
tả đôi mắt – cửa sổ tâm hồn: Kiều có đôi mắt trong trẻo như làn nước mùa thu (làn thu
thuỷ). Đó là đôi mắt có hồn. Đôi mắt ấy lại đặt dưới hàng chân mày thanh thoát như nét
núi mùa xuân (nét xuân sơn) làm cho đôi mắt ấy như “biết nói”. Người con gái có đôi
mắt ấy như là có được món quà vô giá mà mọi thiếu nữ đều ước muốn sở hữu.
+ Thiên nhiên đố kị, không bằng lòng trước sắc đẹp của Kiều. “Hoa ghen-liễu hờn” cũng
phần nào dự báo về cuộc đời lắm truân chuyên nhiều trắc trở của Kiều về sau. Cuộc đời
mười lăm năm lưu lạc của nàng trong tương lai là minh chứng cho điều này. Ông trời
ban cho con người cái đẹp nhưng cũng lấy đi bao nước mắt của nhân gian là bởi “hồng
nhan” thường “bạc mệnh”.
c. Vẻ đẹp về tài năng
Bên cạnh sắc, Nguyễn Du dùng nhiều liên lục bát để ca ngợi tài năng của Kiều:
“Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.”
+ Lần này, Thanh Hiên trực tiếp đánh giá Kiều là người thông minh.
+ Không nói đủ cầm-kì-thi-hoạ nhưng mỗi tài năng của Kiều hiện lên đều đáng ngưỡng
mộ. Kiều biết vẽ tranh, ngâm thơ, ca hát, soạn nhạc và đặc biệt là đánh đàn. Kiều đàn rất
hay, ăn đứt là hơn hẳn người khác và nó trở thành nghề-nghĩa là rất điêu luyện.
+ Liên hệ: Khổ một nỗi là không chỉ cái sắc mà cái tài nhiều khi cũng làm khổ con
người. Chính Nguyễn Du từng tự bạch:
“Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.”
Hay:
“Chữ tài liền với chữ tai một vần”
Chế Lan Viên sau này cũng đồng cảm cho nàng:
“Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên”
d. Vẻ đẹp tâm hồn:
Tuổi Kiều là tuổi thanh xuân, thiếu nữ. Thế mà khúc nhạc nàng viết lại mang tựa
đề “Bạc mệnh” như thể tâm hồn nàng đa sầu, đa cảm, đa mang.
4. Gia cảnh của Vân - Kiều [2 liên cuối]
Còn về gia cảnh thì Thuý Kiều và Thuý Vân được sinh ra trong một gia đình
quyền quý “Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung”. Họ được giáo dục theo lễ giáo.
- Hình ảnh “cập kê” cho thấy hai nàng sắp đến tuổi xuất giá nhưng vẫn đứng đắn, không
chạy theo tiếng gọi tình yêu không đàng hoàng.
“Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.”

Kết bài
* Nội dung
- Trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”, Nguyễn Du đã khắc hoạ thành công chân
dung Thuý Kiều và Thuý Vân. Hai người con gái “nghiêng nước nghiêng thành”. Nếu
Vân hiện lên là thiếu nữ đoan trang, tư dung thì Kiều hội đủ sắc-tài-tình.
- Thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo của Nguyễn Du: Một người sống ở thời
đại phong kiến trọng nam khinh nữ nhưng ông đã hết lời ngợi ca vẻ đẹp và tài năng của
người phụ nữ.
* Nghệ thuật
- Ngôn từ trong thơ lục bát có sự chọn lọc, tinh luyện.
- Đoạn trích có kết cấu chặt chẽ. Tác giả đi từ khái quát đến cụ thể rồi kết lại tổ
ấm gia đình hai nhân vật.
- Sử dụng sáng tạo, linh hoạt bút pháp ước lệ kết hợp với lối so sánh, nhân hoá,
lấy “diện” để hoạ Vân, lấy “điểm” để hoạ Kiều. Gợi nhiều hơn tả nhưng người đọc vẫn
hình dung chân dung của họ đạt độ “sắc bất ba đào dị nịch nhân”.
Tóm lại, đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” nói riêng cũng như kiệt tác “Truyện
Kiều” nói chung, ta thấy được thiên tài văn học Nguyễn Du. Nhà nghiên cứu Đào Duy
Anh đã đúng khi khẳng định: “Nguyễn Du với “Truyện Kiều” là người đặt nền móng
cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, có thể
nói rằng ngôn ngữ Việt Nam đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng
biểu hiện đầy đủ và sâu sắc.

You might also like