You are on page 1of 3

W2wdfMB: lấy đoạn mẫu Đọc nhg vần thơ....ngôn ngữ dân tộc”.

Tác phẩm đã làm


nên tên tuổi của ông chính là Truyện Kiều, một kiệt tác có sức sống bền bỉ muôn
đời. Và một trong những đoạn trích đặc sắc nhất có thể kể đến là đoạn phân tích vẻ
đẹp và tài năng của Thúy Kiều mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn lớp
9:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà


So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”
Lấy đoạn ý mẫu: Chỉ với 4 dòng thơ...nổi bật hơn.

“Kiều càng sắc sảo, mặn mà


So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.
Lấy đoạn mẫu: Nếu như miêu tả.....liễu hờn kém xanh”.

Một lần nữa người đọc nhận ra sự sáng tạo của nhà thơ. Nếu khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy
Vân, nhà thơ dùng những hình ảnh nhẹ nhàng, đằm thắm (mây, hoa, nguyệt, tuyết…) thì ở
Thúy Kiều, Nguyễn Du lựa chọn hình ảnh cao lớn, rộng dài, sâu thẳm hơn (thu thủy, xuân
sơn, hoa, liễu,..). Thủ pháp tăng tiến về mức độ khiến cho vẻ đẹp của Thúy Kiều càng thêm
sinh động. Qua đó, tác giả muốn khẳng định, đó là vẻ đẹp toàn mĩ, không gì sánh bằng.
Không dừng lại ở đó, Nguyễn Du một lần nữa nâng vẻ đẹp của Thúy Kiều lên hạng tuyệt
đỉnh, chưa từng nhìn thấy ở trên đời:
“Một hai nghiêng nước, nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”.
Thành ngữ “nghiêng nước nghiêng thành”  khẳng định vẻ đẹp của Thúy Kiều có thể làm chao
đảo mọi tâm hồn. Nếu tài năng của nàng có thể có hai người thì sắc đẹp của nàng là duy
nhất, chưa từng có ở trên đời này. Có thể nguyễn Du đã phóng đại sắc đẹp ấy lên nhiều lần.
Song qua đó giúp ta thấu hiểu được tình cảm lớn lao mà tác giả đã cho nhân vật của mình.

  Tiếp đến là vẻ đẹp tài năng của Kiều. Nếu như khi tả
Vân, nhà thơ chỉ chú trọng vào khắc họa vẻ đẹp nhan
sắc mà không chú trọng tới miêu tả tài năng và tâm hồn
thì khi tả Kiều, nhà thơ chỉ tả sắc một phần, còn lại dành
phần nhiều vào tài năng:
“Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”

Kiều hiện lên như một cô gái.....tuyệt đỉnh. Nổi bật nhất có lẽ là tài năng
đánh đàn của nàng:

“Cung thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”

Về nhạc lí và hệ thống âm nhạc của Trung Quốc “ngũ âm”, nàng đã tinh
thông đến mức “làu làu”. Không chỉ thông tuệ lí thuyết, Kiều còn biết áp
dụng vào thực hành, đánh đàn hồ cầm một cách điêu luyện. Kiều đã đạt
đến cái đỉnh cao của chơi đàn hồ cầm, có được sự tài hoa khi chơi đàn,
Kiều có thể sáng tác ra
“ăn đứt” những nghệ sĩ khác. Ko nhg thế,
những khúc nhạc buồn mà điển hình ở đây là “Thiên
bạc mệnh”. “Thiên bạc mệnh” vốn là tên bản đàn do
Kiều nghĩ ra, nhưng đồng thời cũng là từ ngữ chỉ số
phận bạc bẽo, khổ đau. Kiều có tài đến mức, bản nhạc
của nàng chạm đến trái tim người nghe, khiến cho ai
cũng phải buồn bã, sầu não.

Thủ pháp ước lệ, tượng trưng được vận dụng tài tình. Nguyễn
Du không tả mà chỉ gợi ra trước mắt người đọc một pho tuyệt
sắc. Dường như tất cả những gì tinh túy nhất của đất trời đã
hội tụ vào hình dung ấy. Nhân vật không chỉ đẹp về hình thức
mà còn đẹp cả trong phẩm chất và tài năng. Vẻ đẹp ấy thu hút
mạnh mẽ ánh nhìn, càng ngắm càng thấy say mê.  Qua đó
cũng thể hiện sự trân trọng sắc đẹp, ca ngợi tài năng và
phẩm hạnh của con người và dự cảm về kiếp người tài
hoa bạc mệnh.

Như vậy, qua việc khắc họa chân dung nhân vật Thúy
Kiều ta có thể thấy vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp sắc-
tài- tình. Cả sắc và tài của Kiều đều đạt đến độ tuyệt mĩ
nhưng chính tài, sắc ấy đã ngầm dự báo một tương lai
không yên ổn.Miêu tả ngoại hình, tài năng mà dự báo
số phận, hé mở tâm hồn là đặc sắc của Nguyễn Du
trong nghệ thuật tả người.

You might also like