You are on page 1of 4

Về mặt nghệ thuật, vãn học trung đại – kể cả truyện văn xuôi và truyện thơ – thường

ít miêu tả chân dung. Chẳng hạn tả Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam
Xương (Truyền kì mạn lục), Nguyễn Dữ chỉ phác hoạ sơ sài “Tính đã thuỳ mị, nết na,
lại thêm tư dung tốt đẹp” – nghĩa là được cả nết lẫn người. Thanh Tâm Tài Nhân – tác
giả của Kim Vân Kiêu truyện (Trưng Quốc), tuy có sáng tạo hơn ở chỗ : không kê’
bằng ngôn từ của tác giả mà thông qua nhân vật, ớ đây là nhân vật Kim Trọng để thấy
những nét nổi bật về hai cô gái họ Vương : “Thuý Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong
mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào. Còn Thuý Vân thì tinh thần tĩnh chính,
dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng khó mô tả”.
Tiếp thu, có nghĩa là kế thừa và sáng tạo – kể cả sáng tạo từ một nguyên mẫu của
người xưa – Nguyễn Du có một cách làm khác trên những phương hướng làm cho
nghệ thuật gần với cuộc đời hơn, cái đẹp gần với cái thực hơn, do đó mà sức sống cúa
nghệ thuật dồi dào, mạnh mẽ hơn. Sự hấp dẫn đối với người đọc vì thế được tăng
cường đáng kể. Nói như vậy không có nghĩa là trong văn kể chuyện của Nguyễn Du
không còn những vướng cản, những hàng rào, những khuôn mẫu. Chẳng hạn ngay
trong trích đoạn này, cách kể của nhà thơ cứ như theo một dàn ý, lớp lang được sắp
đặt từ đầu : giới thiệu chung trước, Kiều và Vân tả sau. Sau khi đã miêu tả cụ thể từng
người, nhà thơ gộp lại như một kết luận. Đó là nhìn về tổng thể. Nhưng trong cái khối
tổng thể ấy, ngòi bút nhà thơ có sự bứt phá và có thể nói ông đã thành công, những
thành công rất đáng ghi nhận trong một thời văn chương bùng phát.
Trước khi đi vào phân tích từng phần, nếu cần có một nhận xét chung thì nhận xét đó
là : hai mươi bốn câu thơ tả người, tả vẻ đẹp người đặt trong tổng thể Truyện Kiều
như một kết cấu riêng rất hoàn chính, hài hoà, đăng đối. Trong đó có cả cái chung
(bốn câu đầu và bốn câu cuối), có cả cái riêng (mười sáu câu giữa). Riêng về cái
chung, cách miêu tả sự hài hoà đăng đối không chỉ biểu hiện ở trạng thái cân bằng về
số lượng câu, mà cái chính là ở giọng điệu của người kể. Ngay trong giọng điệu, nếu
bốn câu đầu có tính chất phẩm bình thì bốn câu kết như là một sự khép mở. Và dù
phẩm bình hay khép mở, giọng thơ vẫn thư thái, thong dong :
Đầu lòng hai ả tố nga
Hai câu thơ đầu mang sắc thái trung tính, chưa mảy may có một nhận xét gì. Sự ra đời
của hai cô không có gì khác thường đặc biệt cả. Nhưng đến hai câu sau đó, giọng thơ
đã có sự chuyển đổi, giai điệu thơ đã khác : một câu thơ hai nhịp (câu ba) : “Mai cốt
cách / tuyết tinh thần” giống như một ấn tượng, một cái gì thật khó nói, khó quên.
Nhịp 3/3 thay cho nhịp đôi thường lệ, riêng âm điệu thơ với ba thanh trắc liền nhau
(cốt, cách, tuyết) trong đó chỉ một từ bắt buộc (tuyết) phải là thanh trắc, diễn tả một
thái độ phẩm bình, một ngợi khen hiếm thấy. Sức ám ảnh của thơ bắt đầu. Nó tạo
được sự chú ý. Sự chú ý này trên hai cấp độ : đó là những vẻ đẹp khác nhau, và cả hai
đều hoàn mĩ (“Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”), đó còn là vẻ đẹp “tinh
thần” trong tổng hoà của “cốt cách” – cả hình thức lẫn nội dung. Riêng cấp độ thứ hai
còn là sự chỉ dẫn của nhà thơ trong quá trình khám phá vẻ đẹp của hai cô gái về sau.
Nhan sắc của Vân bắt đầu bằng một giọng kể vừa khách quan, vừa như trò chuyện tạo
mối giao cảm giữa người nói với người nghe, mà thật là cô đúc :
Vân xem trang trọng khác vời
Từ “xem” xen vào câu kể đã để lại một dấu ấn chủ quan của người kể. Nhưng nhan
sắc của Thuý Vân đến độ “khác vời” thì đã là dấu ấn chủ quan lại càng rõ rệt hơn. Hai
chữ “khác vời” tương đương với cụm từ “tuyệt vời” (“Cánh hồng bay bổng tuyệt
vời”). “Khác vời” là cái đẹp khó lòng nói hết, cái đẹp của nhan sắc, và cả cái đẹp ở
ngoài nhan sắc. Bản thân nó là một bài thơ mà ý nghĩa không chỉ ở trong lời. Tuy
nhiên, để cụ thể hoá cũng đồng thời để cá biệt hoá vẻ đẹp của Thuý Vân, phải đọc tiếp
những câu sau đó. Có nhiều người khi phân tích ba câu thơ tiếp đó thường chỉ chú ý
đến : khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt nghĩa là những ngữ danh từ ước lệ mà
ít quan tâm hơn đến những vị ngữ kèm theo, như : đầy đặn, nở nang, đoan trang. Theo
chúng tôi hiểu, khuôn trăng chỉ khuôn mặt, nét ngài chỉ lông mày, hoa chỉ nụ cười,
ngọc chỉ tiếng nói đã cách điệu lên theo mô thức có sẵn của thơ xưa để từ đó tránh đi
những suy diễn quá xa và không đáng có. Ví dụ “khuôn trăng” được giải thích là
khuôn mặt tròn trịa (?), lông mày sắc nét, đậm như con ngài (?), tóc đen óng nhẹ hơn
mây (?)… giải thích như thế chẳng những không đúng mà còn hạ thấp nhan sắc của
Thuý Vân, nó đi vào khuynh hướng dung tục, tầm thường hoá, không trung thành với
vẻ thanh cao, trong trắng như “tuyết” trong tinh thần của vẻ đẹp ấy. Chẳng hạn như
nếu hiểu “mày ngài” là lông mày đẹp thì đó lại là cái vẻ đẹp của người võ tướng như
Từ Hải “Râu hùm, hàm én, mày ngài”. Khôi phục lại ba vị ngữ đã nói ở trên, chúng
tôi muốn nhấn mạnh vào cách hiểu sau đây : nhà thơ muốn chắt lọc vẻ đẹp của Thuý
Vân ở khía cạnh hài hoà, dung hoà giữa dung nhan và đức hạnh. Nhan sắc làm tươi
tắn cho đức hạnh (để không là khổ hạnh), ngược lại : đức hạnh làm cho nhan sắc trở
nên thuỳ mị nết na. Nét độc đáo của Thuý Vân nằm trên đường ranh giới ấy để thống
nhất một cách tuyệt đối hai khía cạnh rất khó gặp nhau. Trong vở kịch Ham-lét của
Sếch-xpia, trong tâm trạng giả điên, Ham-lét đã nói với Ô-phê-li-a bằng một câu rất
“tỉnh”, về cái nghịch lí vừa nêu : “Nếu cô vừa là người đức hạnh lại vừa nhan sắc, thì
đức hạnh làm sao có thể nói chuyện được với nhan sắc của cô ?”. Thực hiện sự thống
nhất này là khó, thậm chí là rất khó khi nhà thơ thoát ra ngoài mô hình công thức mà
vẫn tả chân thực khá tỉ mỉ, chi tiết vẻ đẹp tinh thần của một nhan sắc trời cho. Toả ra
đâu đây một thứ hương thơm dịu dàng, tinh khiết từ cái dáng vẻ phúc hậu, hiền thục
của Thuý Vân. vẻ đẹp ấy rất đáng để “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.
Trước vẻ đẹp của Thuý Vân, thiên nhiên là mây, tuyết cũng nể vì, cảm mến.
Tả Thuý Vân như thế là đã đẹp, đã hay, kết thúc như thế là gọn. Nhưng trong mối liên
kết của mạch thơ, người kể chuyện như lấy được đà để tôn vinh một nhân vật thứ hai
tiếp nối : “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Đó là hai phẩm chất của Thuý Kiều mà Thuý
Vân chưa có hoặc có nhưng chưa trọn vẹn : tài và sắc. “Sắc sảo” là trí tuệ, là tài, là
khả năng nhận thức nhanh nhạy, thông minh và ứng xử linh hoạt, kịp thời. Tài còn là
cầm kì thi hoạ, bốn thú vui tao nhã mà nàng có đủ. Còn “mặn mà” là tình, là sự nồng
nàn, say đắm không nhạt nhẽo, vô tâm. Ý thức nhấn mạnh này là dụng công nghệ
thuật đã đành (chẳng hạn như tả Thuý Vân trước để đối chiếu), mà còn là thiện cảm
của nhà thơ. Thiện cảm này tăng theo cấp số bằng biện pháp điệp ý. “Càng” ở câu
trước đã là hơn, nhưng hình như chưa đủ. Cần phải hai năm rõ mười “So bề tài sắc lại
là phần hơn”. Nhưng “tài sắc” – sự lặp ý bè đôi so với “sắc sảo, mặn mà” là không
hoàn toàn trùng khít.
Thật ra, tả tài sắc Thuý Kiều, Nguyễn Du vẫn dựa vào mô phỏng, lấy thiên nhiên làm
chuẩn mực để miêu tả con người. Tả Thuý Vân cũng thế. Chỉ có điều : đó là hai vùng
thiên nhiên khác. Nếu thiên nhiên dùng để tả Vân là một thiên nhiên viên mãn, ổn
định, tròn đầy, thì khi tả Thuý Kiều thiên nhiên sống động hơn, biến hoá hơn. Ây là
chưa nói cách đặc tả, khắc hoạ có trọng tâm hơn, tập trung vào một nét bao trùm : đôi
mắt.
Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Đúng là đôi mắt và lông mày, một đôi mắt trong suốt như không màu, một đôi mắt
biết khóc, biết cười, một tuổi trẻ tiềm năng đang bừng thức. Nhan sắc ấy không chỉ là
nhan sắc, nó đã hoá linh hồn. Khi tả Vân, nhà thơ nói “Vân xem trang trọng khác
vời”, ấy là cảm nhân chủ quan. Còn “làn thu thuỷ” nhất là “nét xuân sơn” thì vẻ đẹp
đến đây là khách quan, tự nó, nằm ngoài khả năng nắm bắt của nhà thơ. vẻ đẹp ở Kiều
nhìn chung là vẻ đẹp vượt ngưỡng, không một khuôn mẫu nào có thể ôm trùm – kể cả
thiên nhiên, một tiêu chí tối đa cho vẻ đẹp con người của văn chương trung đại.
Tuyệt đối hoá nhan sắc của nhân vật là một cách làm không dễ. Để thuyết phục, để
người ta có thể chấp nhận, có một con đường “mềm hoá” mà thi sĩ đã tìm ra : “Sắc
đành đòi một tài đành hoạ hai”. Nghĩa là trong sự toàn bích đã có sự hơn thua. Nói tài
thua sắc không có nghĩa là tài thường hay “tài hèn”. Thua là so với nhan sắc, chứ còn
tài ấy cũng rất hiếm hoi trong thiên hạ.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Trong bốn cái tài ấy, có lẽ tài đàn của Kiều là nổi bật. Bởi vì vẫn quen thuộc những
động thái tư duy từ khái quát đến cụ thể. Nhưng đến cái cụ thể thì thơ hoạ, hát xướng
được dồn chung lại thành một câu. Còn tài đàn sau đó cần đến bốn câu. Và trong bốn
câu ấy, câu nào cũng nói đến một bậc kì tài. Khi thì thuần phục (làu), lúc thì nổi bật
(ăn đứt) một tài năng trời phú (khúc nhà) nhất là với cung bạc mệnh, “Một thiên bạc
mệnh lại càng não nhân”. Người ta thường nói đến vẻ đẹp số phận của nàng Kiều vì
“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Không chỉ vì thiên nhiên giận hờn, ghen
tức, mà Kiều cũng như thế :
Đã cho lấy kiếp hồng nhan
Làm cho, cho hại, cho tàn, cho cân.
Nhưng nếu xét cho cùng, tiếng đàn mới làm cho đời nàng đau đớn. Rồi tiếng đàn ấy
cũng đi suốt mười lăm năm lưu lạc, đi hết cuộc đời. Không phải ngẫu nhiên mà hơn
hai trăm năm sau, Tố Hữu nhớ Nguyễn Du là nhớ tiếng đàn ấy :
Tiếng đàn xưa đứt ngang dây
Hai trăm năm lại càng say lòng người.
(Kính gửi cụ Nguyễn Du)
Nhưng, tất cả là câu chuyện về sau. Còn lúc này, ở những trang đầu của cuộc đời hai
chị em chưa có một vệt mực nào giây vào, nó còn tinh nguyên, thanh sạch. Bốn câu
kết đoạn trở về trạng thái thong dong : “Phong lưu rất mực hồng quần”, “Êm đềm
trướng rủ màn che”… nghĩa là gần giống bốn câu đầu đoạn. Nhưng như trên đã nói :
nếu bốn câu đầu là phẩm bình, nhận xét thì bốn câu cuối có tính chất khép mở câu
chuyện. Đoạn thơ đóng lại mà vẫn có một cái gì đó không yên. “Xuân xanh xấp xỉ…”
phải chăng là chút thoáng hồi hộp, đợi chờ, một cái gì đang tới phía ngoài kia, phía
“Tường đông ong bướm đi về mặc ai” mà những cô gái “màn che”, “trướng rủ” chưa
mấy bận tâm thao thức ?

You might also like