You are on page 1of 2

Đề 1

P1:

Câu 1: khái quát nhân vật và đề cao vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều

Câu 2: BPTT ẩn dụ và ước lệ tượng trưng, để nói tới sự duyên dáng, thanh cao, trong trắng của chị
em Thúy Kiều. Vẻ đẹp đạt mức hoàn hảo của hai chị em.

Câu 3: Đoạn thơ Chị em Thúy Kiều sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên
để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc họa rõ nét vẻ đẹp thanh cao trong trắng của chị em Kiều

Câu 4: Những câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng”
nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến
trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của nàng. “Sắc sảo” và “mặn mà”
đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa,
ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của nàng hẳn là điều
đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí
người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nàng là người con
gái sắc sảo, mặn mà bán mình để chuộc cha và em, nàng rơi vào thế đường cùng không lối thoát.
Bên cạnh đó, nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn,
hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu,
gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên
điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm
liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố
kị, vùi giập. - Câu bị động: Nàng bán mình để chuộc cha với em và rơi vào thế đường cùng không
lối thoát

P2:

Câu 1: đấu tranh cho một thế giới hoà bình, tác giả mác két

Câu 2: Việc đó là nguy cơ chiến tranh hạt nhân và chạy đua vũ trang, tại hoạ có thể đưa cả trái đất
này trở lại điểm xuất phát: sự sống bị hủy diệt hoàn toàn

Câu 3: 1.Mở đoạn( Nêu vấn đề chính) 2.Thân đoạn: -Khái niệm -Thực trạng -Luận điểm -Biểu hiện -Ý
nghĩa( Giải pháp)(Mặt trái) -Liên hệ, bài học với bản thân ( Mở rộng trong cuộc sống) 3.Kết đoạn:
Nêu suy nghĩ của mình về vấn đề đó

Đề 2:

P1:

Câu 1: trình bày nỗi nhớ kim trọng của Thuý Kiều

Câu 2: cách hiểu đó sai vì “ chén đồng “ ở đây là chén rượu thề nguyện cùng lòng cùng dạ với nhau
trong tâm trạng nhân vật “ dưới nguyệt chén đồng “ lại là dấu ấn sâu đậm như vậy vì đó là kỉ niệm
đẹp đẽ về một tình yêu say đắm, là lời thề, hẹn ước của đôi lứa yêu nhau
Câu 3: bút pháp tả cảnh ngụ tình tác giả đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh để bộc
lộ tâm trạng cô đơn, khổ đau của thuý kiều. Cảnh là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích
miêu tả. Cảnh ko chỉ là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng

Câu 4: Tám câu thơ cuối bài "Kiều ở lầu Ngưng bích" trong "Truyện Kiều " của Nguyễn Du đã dựng
lên bốn bức tranh phong cảnh qua con mắt Thúy Kiều,qua đó thể hiện tâm trạng buồn lo và số phận
bất hạnh cuă nàng.Mỗi bức trang đều được bắt đầu bằng hai tiếng "buồn trông" thể hiện nỗi buồn
miên man, sâu sắc của Kiều, dưòng như ở đây không có con người mà chỉ có cái nhin của nhân vật
hay đúng hơn, chỉ có tâm trạng.Hình ảnh"cánh buồm xa xa" trơ trọi nơi "cửa bể chiều hôm" thể hiện
nỗi nhớ mong quê hương da diết và cảnh đời lưu lạc của Kiều.Cánh "hoa trôi man mác" giữa "ngọn
nước mới sa" phải chăng chính là tâm trạng bi thương, số phận lênh đênh, vô định của nàng? Và
Kiều ngày càng chìm sâu vào những buồn lo khiến cảnh vật xung quanh nàng thêm thấm đẫm nỗi sầu
đau tê tái."Nội cỏ rầu rầu"giữa" chân mây mặt đất một màu xanh xanh"kia hay chính là tâm trạng
đau đớn của nàng trước tương lai mờ mịt, tăm tối?Ngoài biển cả,âm thanh dữ dội "ầm ầm tiếng
sóng" như nói lên tâm trạng hãi hùng và cuộc sống đầy đe dọa đang bủa vây cuộc đời nàng,thiên
nhiên dữ dội cũng là lời dự báo trước một thảm họa sắp xảy ra với Kiều,sẵn sàng vùi dập cuộc đời
nàng!Tám câu thơ cuối bài là một bức trang miêu tả thiên nhiên nhưng ta vẫn thấy bên trong thấm
đẫm tâm trạng nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình dặc sắc của Nguyễn Du là ở đó.Thơ của ông luôn
lấy những cảnh vật hết sức chân thực, hết sức đời thường và những âm thanh vô cùng sinh động cuă
thiên nhiên làm nền cho hoạt động nội tâm của nhân vật.Đối với tám câu thơ cuối thì những hình
ảnh, âm thanh đó là:cửa biển, cánh buồm, hoa trôi,nội cỏ, tiếng sóng ầm ầm,...tất cả đều được miêu
tả bằng bút pháp khắc họa khái quát,bằng hình tượng và ngôn ngữ ước lệ,công thức.Tám câu thơ
cuối bài"Kiều ở lầu Ngưng Bích"là đoạn thơ hay, đặc sắc trong Truyện Kiều, những câu thơ vừa có
nhạc, có họa ấy đã tạo nên giai điệu sâu lắng lòng người, và trong nó không chỉ có cảnh thiên nhiên,
tâm trạng của nhân vậtmà còn có cả tấm lòng nhà thơ, Nguyễn Du đã dành sự đồng cảm, buồn
thương, chua xót cho kiếp người"hồng nhan bạc mệnh".

P2:

Câu 1: phong cách hcm của lê anh trà

Câu 2: Cụm từ '' dị dưỡng tinh thần '' là hình thành và nuôi dưỡng tinh thần dựa trên yếu tố khác. Lối
sống giản dị của Bác thể hiện một quan niệm sống đẹp, văn minh, một quan niệm thẩm mĩ sâu sắc.

Câu 3: 1.Mở đoạn( Nêu vấn đề chính) 2.Thân đoạn: -Khái niệm -Thực trạng -Luận điểm -Biểu hiện -Ý
nghĩa( Giải pháp)(Mặt trái) -Liên hệ, bài học với bản thân ( Mở rộng trong cuộc sống) 3.Kết đoạn:
Nêu suy nghĩ của mình về vấn đề đó

You might also like