You are on page 1of 4

I/ CHỊ EM THUÝ KIỀU:

1. Khái quát chung về đoạn trích:

 Nằm ở phần 1: "Gặp gỡ và đính ước"


 Bố cục: có thể chia thành 3 phần:
 Phần 1 (4 câu đầu): Giới thiệu khái quát hai chị em Thuý Kiều.
 Phần 2 (16 câu giữa): Bức chân dung Thuý Vân, Thuý Kiều.
 Phần 3 (4 câu cuối): nhận xét chung về cuộc đời của hai chị em.
 Nghệ thuật: thủ pháp ước lệ tượng trưng, biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, đan xen sử
dụng các thành ngữ một cách khéo léo, tinh tế

=> Kết cấu chặt chẽ, thể hiện cách miêu tả nhân vật tinh tế của tác giả, làm nổi bật nhân vật
chính.
2. Giới thiệu khái quát hai chị em Thuý Kiều:

 Hai câu đầu: Giới thiệu bằng bút pháp ước lệ tượng trưng qua biện pháp tu từ ẩn dụ:
 “Mai cốt cách”: Gợi tả dáng vẻ duyên dáng, thanh cao như cành mai
 “Tuyết tinh thần”: Gợi tả tâm hồn trong trắng như tuyết của người thiếu nữ
 Hai câu sau: Đánh giá vẻ đẹp của 2 chị em:
 Vừa khái quát được vẻ đẹp chung “mười phân vẹn mười”
 Vừa nói được vẻ đẹp riêng của từng người “mỗi người một vẻ”

3. Bức chân dung Thúy Vân, Thúy Kiều:

 Tác giả sử dụng khéo léo bút pháp ước lệ tượng trưng, biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ,
kết hợp đan xen sử dụng các thành ngữ, để gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân, Thúy Kiều.
 Thúy Vân có vẻ đẹp trang trọng, quý phái, hòa hợp, êm đềm với xung quanh, khiến thiên
nhiên phải quy phục, chấp nhận. Trong khi Thúy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo, hiếm có, khiến
thiên nhiên hờn ghen, đố kị.
 So với bức chân dung Thúy Vân, Thúy Kiều “mặn mà” hơn về trí tuệ, “sắc sảo” hơn về
nhan sắc, tâm hồn.
 Bức chân dung của Thúy Vân, Thúy Kiều là bức chân dung mang tính cách, số phận: dự
báo số phận của hai chị em Thúy Kiều: Thúy Vân sẽ có cuộc sống bình lặng, suôn sẻ,
trong khi số phận Thúy Kiều éo le, đau khổ, lành ít dữ nhiều.
 Miêu tả bức chân dung Thúy Kiều, tác giả cũng qua đó thể hiện lòng yêu thương, trân
trọng cái đẹp, cùng quan niệm: “Tài hoa bạc mệnh”
 Nhận xét: Trong hai bức chân dung, bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn:
 Số câu miêu tả Thúy Kiều nhiều gấp 3 lần Thúy Vân
 Tác giả miêu tả Kiều không chỉ ở nhan sắc mà còn ở tài năng, tâm hồn
 Miêu tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau => thủ pháp đòn bẩy, làm nổi bật bức chân dung
Thúy Kiều

II/ CẢNH NGÀY XUÂN:


1. Khái quát chung về đoạn trích:

 Vị trí : nằm ở phần 1 “ Gặp gỡ và đính ước”


 Bố cục: có thể chia làm 3 phần: theo trình tự thời gian của cuộc du xuân:
 Phần 1 (4 câu đầu): Khung cảnh ngày xuân
 Phần 2 (8 câu tiếp): Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh
 Phần 3 (6 câu cuối): Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về
 Đoạn trích đã khắc họa bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân tươi đẹp, nhộn nhịp, náo
nhiệt trong cuộc du xuân của hai chị em Thúy Kiều vào tiết thanh minh.
 Nghệ thuật: sử dụng khéo léo thủ pháp ước lệ, ẩn dụ, so sánh, liệt kê, kết hợp đan xen các
từ thuần Việt và Hán Việt, cùng bút pháp tả cảnh ngụ tình, hình ảnh thơ đa nghĩa, ngôn
ngữ thơ tài tình, giàu hình ảnh.

2. Khung cảnh ngày xuân:

 Hai câu thơ đầu vừa nói đến thời gian, vừa gợi được không gian:
 Thời gian: mùa xuân, đã bước sang tháng ba “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
 Không gian: không gian trong trẻo, khoáng đạt
 Hai câu sau miêu tả bức tranh xuân sinh động, giàu sức sống:
 “Cỏ non xanh tận chân trời”: màu xanh của cỏ bao trùm không gian khoáng đạt, giàu sức
sống
 “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”: Hoa mùa xuân với sắc trắng trong trẻo, thanh
khiết, tinh khôi

3. Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh rộn ràng, náo nức:

 Lễ tảo mộ: ngày tựu trung đến viếng, dọn dẹp, sửa sang và thắp hương phần mộ của
người thân.
 Hội đạp thanh: hội chơi mùa xuân ở làng quê.
 Tâm trạng của người đi lễ hội: được thể hiện qua các tính từ: “nô nức”, “gần xa”, “ngổn
ngang”
 Sự tấp nập đông vui của người đi hội: được thể hiện qua các danh từ chỉ sự vật: “yến
anh”, “tài tử”, “giai nhân”, “ngựa xe”, “áo quần”
 Không khí nhộn nhịp, rộn ràng của ngày hội được gợi tả qua các động từ: “sắm sửa”,
“dập dìu”

=> Tác giả khắc họa hình ảnh một truyền thống văn hóa lễ hội của dân tộc với lễ tảo mộ, hội đạp
thanh, cảnh lễ hội rộn ràng, náo nức, cùng những nghi thức trang nghiêm khi viếng mộ.
4. Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về:

 Bức tranh mùa xuân trong buổi chiều tà êm đềm, bình yên, nhưng đã thấm đượm tâm
trạng của con người (nghệ thuật tả cảnh ngụ tình)
 Khung cảnh không còn ồn ào náo nhiệt mà cứ nhạt dần, lặng dần
 Nhiều từ láy được sử dụng: “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ”: không chỉ gợi cảnh sắc
mà còn gợi tâm trạng con người, cảm giác bâng khuâng xen lẫn tiếc nuối bao trùm lên
con người và cảnh vật.
III/ KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH:
1. Khái quát chung về đoạn trích:

 Nằm ở phần 2: "Gia biến và lưu lạc"


 Bố cục: có thể chia làm 3 phần:
 Phần 1 (6 câu đầu): Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều
 Phần 2 (8 câu tiếp): Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của Kiều.
 Phần 3 (8 câu cuối): Tâm trạng đau buồn và dự cảm trước tương lai sóng gió
 Đoạn trích đã miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đáng thương, nỗi nhớ người
thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo vị tha của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở
lầu Ngưng Bích
 Nghệ thuật: ngôn ngữ độc thoại nội tâm, biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ nghệ thuật tả
cảnh ngụ tình tài hoa, độc đáo, sử dụng khéo léo các điển cố, điển tích và thành ngữ.

2. Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều:

 Không gian: những dãy núi mờ xa, mảnh trăng, cồn cát bay mù mịt, khung cảnh mênh
mông hoang vắng, rợn ngợp đối lập với hình ảnh con người nhỏ bé, đơn côi, không gian
mang tính ước lệ, cảnh vừa thực vừa hư, được miêu tả qua cái nhìn đầy tâm trạng của
Kiều.
 Thời gian: được miêu tả qua cụm từ “mây sớm đèn khuya”, thời gian tuần hoàn, khéo
kín, giam hãm con người.
 Hoàn cảnh của Kiều: được miêu tả qua từ “khóa xuân” (khóa kín tuổi xuân), Kiều bị
giam lỏng, bơ vơ trơ trọi giữa không gian hoang vắng => Cô đơn, tội nghiệp.
 Tâm trạng của Kiều: được miêu tả qua từ láy “bẽ bàng” và cụm từ “nửa tình nửa cảnh
như chia tấm lòng” => Tâm trạng xót xa, xấu hổ khi bị rơi vào chốn lầu xanh, đan xen
với nỗi buồn tủi, ngổn ngang trăm mối lo âu.

3. Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của Kiều:

 Nỗi nhớ Kim Trọng của Thuý Kiều: được thể hiện qua từ “tưởng”, thành ngữ “bên trời
góc bể”, hình ảnh ẩn dụ nhân hoá “tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

=> Sự thủy chung son sắt của Kiều với người yêu

 Nỗi nhớ cha mẹ của Thuý Kiều: được thể hiện qua từ “xót”, thành ngữ “quạt nồng ấp
lạnh”, điển tích “sân Lai-gốc tử”

=> Kiều là người con hiếu thảo, vị tha, trong cảnh ngộ ấy, nàng là người đáng thương nhất,
nhưng nàng đã quên mình, vẫn lo lắng cho cha mẹ nơi quê nhà
4. Tâm trạng đau buồn và dự cảm trước tương lai sóng gió: được gợi tả qua nghệ thuật tả
cảnh ngụ tình, kết hợp với các từ láy và điệp ngữ “buồn trông”
 Từ trên lầu Ngưng Bích, nhìn ra phía chân trời xa tít nàng thấy cánh buồm thấp thoáng
ngoài khơi xa lẻ loi, cô đơn, trong buổi chiều tà => Kiều nghĩ đến thân phận mình cũng
đang bị dòng đời đưa đẩy, phải sống tha hương
 Nhìn xuống mặt biển, nàng thấy cánh hoa mỏng manh trôi tan tác giữa dòng nước mênh
mông, cuồn cuộn => Cảnh tượng đó gợi lên thân phận nàng Kiều mong manh, nổi trội vô
định, không biết đâu là bến bờ
 Nhìn về phía đất liền, nàng thấy cảnh đồng cỏ héo úa tàn lụi rầu rầu trải dài giữa chân
mây mặt đất => Cảnh tượng đó gợi lên trong lòng Kiều nỗi buồn về tương lai mù mịt, vô
vọng kéo dài không biết đến bao giờ.
 Ngắm nhìn cảnh gió thổi trên mặt biển tạo thành những con sóng lớn đập ầm ầm vào bờ
=> Dự cảm của Thúy Kiều về cuộc đời mình nhiều gian truân sóng gió.
 Nhận xét:
 Cảnh vật được miêu tả qua con mắt đầy tâm trạng của Kiều
 Cảnh được miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh
đến động => Thể hiện nỗi buồn của Kiều từ man mác, mông lung, mơ hồ cho đến lo âu,
kinh sợ

You might also like