You are on page 1of 2

Bảo kính cảnh giới 31

Chân mềm ngại bước dặm cây xanh


Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh.
Hương cách gác vân thu lạnh lạnh,
Thuyền kê bãi tuyết nguyệt chênh chênh.
Ơn tư là ấy yêu dường chúa,
Lỗi thác vì nơi luy bởi danh.
Bui có một niềm trung hiểu cñ,
Chẳng nằm, thức dậy nẻo ba canh.

- Hai câu đâu giới thiệu tác giả không muôn chen chân vào chốn quan trường, lui về sông nơi
quê nhà.

Chân mềm ngại bước dặm cây xanh


Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh

- Chân mềm: Một cách nói mỉa mai, kín đáo.


- Quê cũ tìm về: một sự chủ động, một điều ao ước của nhà thơ, nhà thơ lúc về quê cũ thanh
vắng, tịch mịch (đối lập với chốn quan trường chen chúc, náo nhiệt, sát phạt lân nhau) đề giữ tâm
hồn trong sạch.
- Theo thông thường thì hai câu thực tiếp theo sẽ nói cảnh sống ẩn dật, thanh nhàn, hứng thú của
nhà thơ nói quê cũ. Nhưng không! Hai câu thực đượm về buồn của tâm trạng nhà thơ trước cảnh
vật.

Hương cách gác vân thu lạnh lạnh


Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh
- “ Thu lạnh lạnh, nguyệt chênh chênh” không gợi ra cảnh ẩn dật nhà nhã, thoải mái mà ngược
lại bộc lộ tâm trạng buồn phiền của nhà thơ. Rồi đến hai câu luận là một sự “ lồng kết” của thể
nghiệm bản thân về quãng đời tác giả đã sống, chua chát nhiều hơn là toại nguyệt ( mặc dầu cuộc
đời Nguyên Trãi là cuộc đời đã sống vì dân vì nước đẹp đẽ biết bao!) Và cuối cùng đến hai câu
kết nhói lên một tắc lòng ưu ái xót xa.
Bui có một niềm trung hiếu cũ
Chẳng nằm thức dậy nẻo ba canh

- Ở đây nhà thơ không còn nói gì đến ẩn dật nữa.


- Câu kết không trở lại với câu đề mà gieo nặng vào lòng người đọc nỗi thao thức của nhà thơ.
- Xét về hình thức bề ngoài thì kết cầu của bài thơ không nhất quán. Nhưng đi sâu vào câm xúc
của nhà thơ thì lại không phải thế. Cảm hứng. sáng tác chi phối toàn bộ bài văn là tâm sự ưu ái
của tác giả.
- Hai câu đầu tuy nói đến sự rút lui ân dật nhưng cái toát lên là một niềm đau xót kín đáo “ Chân
mềm ngại bước dặm mây xanh” một con người như Nguyễn Trãi đã từng xông pha chinh chiến,
từng có mặt ở khắp nơi xung yếu, hiểm nghèo để chiến đấu cho dân, cho nước, con người ấy bây
giờ lại phải “ ngại bước” trên con đường hoạn lộ, quyền quý cao sang.
- Giữa hai câu đề với cả bài thơ thực ra là một sự thống nhát bên trong, nhất quán từ đầu đến
cuối. Nó cũng như cuộc đời của Nguyễn Trãi xuất thế hay nhập thế vẫn là một sự thống nhất cao
độ của lí tưởng vì nước vì dân. Có gắn thơ văn với cuộc đời tác giả mới có thể hiều được tấm
lòng và thơ văn của nhà thơ.

You might also like