You are on page 1of 2

TỰ THÁN (BÀI 4)

Non nước cùng ta đã có duyên


Được nhàn xá1 dưỡng tính tự nhiên
Trường Canh 2hỏi nguyệt tay dừng chén
Pha lão 3chơi thu khách nổi thuyền
Lòng chẳng mắc tham là của báu
Người mà hết lụy 4ấy thần tiên
Vua Nghiêu Thuấn5, dân Nghiêu Thuấn
Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền6.

Câu 1. Bài thơ được trích trong tập thơ nào? Nêu khái quát nội dung bài thơ
- Trích Quốc âm thi tập
- Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi: sống giản dị, yêu thiên
nhiên và luôn hết lòng yêu nước, thương dân, mong muốn cuộc sống bình yên
cho nhân dân
Câu 2. Xác định thể thơ của bài thơ. Hãy chỉ ra điểm đặc biệt của thể thơ này.
- Thể thơ: Thất ngôn xen lục ngôn
- Đặc điểm: Gồm câu 7 và câu 6 chữ. Không tuân thủ các luật về niêm, vần,
nhịp,… của thơ Đường luật
Câu 3. Chỉ ra phép đối trong bài thơ và nêu tác dụng.
- Phép đối ở 2 cặp câu thực và câu luận
- Tác dụng: Ví Ức Trai với các bậc tao nhân khi có những thú vui thanh tao,
nhấn mạnh chân lí sống của Nguyễn Trãi: sống không tham lam là đáng quý,
sống không muộn phiền là thảnh thơi như tiên

1
Xá: hãy
2
Trường Canh: Một tên khác của sao Thái Bạch và cũng là tên của Lý Bạch (nhà thơ đời Đường)
3
Pha Lão: Ông già Pha tức Tô Đông Pha (nhà thơ đời Tống). Mùa thu năm Nhâm Tuất 1802, ông đi chơi thuyền trên
sông Xích Bích và để lại 2 bài thơ nổi tiếng: “Tiền Xích Bích” và “Hậu Xích Bích”
4
Lụy: Buồn phiền
5
Vua Nghiêu Thuấn: Vua Nghiêu và vua Thuấn là 2 trong 5 vị Ngũ Đế cai trị Trung Hoa cổ đại, được hậu thế ca ngợi
là những vị vua tài giỏi và đức độ.
6
Sở nguyền: Sở nguyện, ước mong
Câu 4. Bốn câu thơ đầu đã miêu tả thiên nhiên qua những hình ảnh, chi tiết nào?
Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp gì ở tâm hồn thơ Nguyễn Trãi?
- Hình ảnh: non nước, nguyệt, thuyền
- Vẻ đẹp tâm hồn thơ: Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu giao cảm và có tình yêu
thiên nhiên
Câu 5. Thú vui của Trường Canh, Pha Lão được nhắc đến là gì? Nhắc tới thú vui
đó nhằm mục đích gì?
- Thú vui: ngắm trăng, dạo thuyền
- Mục đích: Những thú vui thanh cao, hòa mình với thiên nhiên – Cũng là thú
vui của các bậc hiền triết trước đó
Câu 6. Nêu ý nghĩa của chữ “nhàn” trong câu 2
- Nhàn được hiểu là nhàn rỗi, thảnh thơi về tinh thần khi không phải lo đấu đá
việc chính sự
Câu 7. Tâm sự của Nguyễn Trãi trong 2 câu kết là gì? Tâm sự này có nét tương
đồng với câu thơ nào trong bài thơ đã học của Nguyễn Trãi?
- Tâm sự: niềm mong muốn nhân dân có cuộc sống ấm no, thái bình thịnh trị
- Giống trong Bảo kính cảnh giới: “Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng – Dân giàu đủ
khắp đòi phương”
Câu 8. Em hiểu hai câu thơ luận như thế nào: Lòng chẳng mắc tham là của báu -
Người mà hết lụy ấy thân tiên.
- Lòng không tham là điều đáng quý. Phải biết tránh khỏi cái lợi trước mắt mà
là hại dân, hại nước
- Tâm trí không phải lo lắng, muộn phiền là sẽ được sống thảnh thơi như tiên
 Lời khuyên của Nguyễn Trãi về chân lí sống

You might also like