You are on page 1of 14

Thuật hứng 24

Văn chương giống như một cây bút đa màu, nó vẽ lên bức tranh cuộc
sống bằng những gam màu hiện thực. Văn chương không bao giờ tìm
đến những chốn xa hoa mỹ lệ để làm mãn nhãn người đọc, nó tiếp cận
hiện thực và tiếp nhận thứ tình cảm chân thật không giả dối. Người thi sĩ
dùng cả trái tim mình để vẽ nên chính bức tranh bằng những vần thơ,
những câu chữ say đắm lòng người, đưa chúng ta trở lại với cuộc đời để
cùng lắng đọng, cùng sẻ chia. Thông qua “Thuật hứng- bài số 24”
Nguyễn Trãi để ta đắm mình trong bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ mà bình
dị:
Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế nghị khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
Vua Lê Thánh Tông từng đề cao: “Ức Trai tâm thượng quang khuê
tảo”. Trong suốt dề dày lịch sử của dân tộc, Nguyễn Trãi luôn được nhắc
đến như là con người toàn tài. Ông là nhà chính trị, tư tưởng, quân sự,
địa lý, lịch sử lỗi lạc và là một nhà thơ, nhà Nho, một tác gia đại tài của
Đại Việt thế kỷ XV. Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên trong thời kỳ lịch sử
đầy biến động, điều này đã tác động lớn đến cuộc đời đầy thăng trầm, bi
kịch cũng như sự nghiệp sáng tác của ông. Dù Nguyễn Trãi nhiều lần bị
nghi kị, thậm chí phải cáo quan về ở ẩn thế nhưng ông vẫn luôn mang
trong mình một lí tưởng yêu nước, trung với vua, hiếu với dân: “Quân
thân chưa báo lòng canh cánh” (Ngôn chí-bài 7). Những lí tưởng cao cả
ấy luôn hiện hữu trong các sáng tác thơ của ông, đặc biệt là tư tưởng
nhân nghĩa, tình yêu thiên nhiên và những ưu tư về thế sự. Trong đó,
Quốc Âm thi tập là tập thơ nổi tiếng chứa đựng cả một thế giới thiên
nhiên đa dạng, vừa mĩ lệ lại bình dị và gần gũi. Đây là tập thơ Nôm cổ
nhất, phong phú nhất của Việt Nam còn lại đến ngày nay; gồm 254 bài
chia làm 4 mục: Vô đề, Thì lệnh môn, Hoa mộc môn và Cầm thú môn.
Bài thơ “Thuật hứng số 24” được trích trong chùm thơ Thuật hứng
gồm 25 bài thuộc tập thơ Quốc âm thi tập được viết khi ông cáo quan về
ở ẩn. Từ đây, Nguyễn Trãi đã có một cuộc sống vô cùng bình dị, gần gũi
với thiên nhiên, vạn vật. Ông được trải nghiệm nhịp sống bình lặng, giản
dị mà thanh khiết, không vướng bụi trần như bao nhà nho ở ẩn khác.
Ngay trong hai câu đề, Nguyễn Trãi đã cho ta thấy tâm hồn thanh thản
và thư thái của ông khi bỏ lại sau lưng chốn hồng trần, cuộc sống hối hả
chốn quan trường và cái hư danh của chức tước:
“Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế nghị khen.”
Công danh tự xưa luôn là cái đích mà bao nhà Nho hướng đến, họ cất
công học hành, đỗ đạt cốt chỉ để cống hiến một phần sức lực của mình
cho nhân dân, cho đất nước. Trong “Đi thi tự vịnh”, Nguyễn Công Trứ
cũng từng viết: “Đã mang tiếng ở trong trời đất/Phải có danh gì với núi
sông”. Ở đây, Nguyễn Trãi đã thể hiện tâm hồn thư thái và nhẹ nhõm khi
giấc mộng công danh của ông đã được toại nguyện, trong cuộc kháng
chiến chống quân Minh xâm lược, Nguyễn Trãi đã cống hiến hết mình
để cứu nước, giúp dân. Vì thế, khi bị bọn gian thần chèn ép, ông gác bỏ
mọi công danh, cho là mình nên về Côn Sơn ở ẩn và sống cuộc đời chan
hòa với vạn vật, ở đây “hợp” là nên “hợp về nhàn” nghĩa là Ức Trai đã
đến lúc nên được nghỉ ngơi rồi. Ông chẳng màng đến cái hư danh của
chức tước, chẳng quan tâm đến mọi chuyện thị phi, “lành dữ”, khen chê
của thế sự. Nguyễn Trãi cũng không cần ứng phó với những lời nịnh nọt,
những âm mưu, cám dỗ, vu oan, hãm hại của đám nịnh thần, ông chọn
giữ cho mình sự liêm chính, trong sạch, quyết không cúi đầu trước cái
xấu xa.
Nay, ông trút bỏ được hết những gánh nặng của công danh, sống cuộc
sống bình dị, vui những thú vui giản dị:
“ Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen.”
Mỗi câu thơ chỉ có 6 từ (lục ngôn), cấu trúc thơ cân đối cho thấy phép
đối được sử dụng tài tình. “Ao cạn” với “Đìa thanh”, “vớt bèo cấy
muống” với “phát cỏ ương sen” đối nhau chặt chẽ, làm nổi bật lên cuộc
đời cần mẫn, thanh bạch đáng tự hào. Cuộc sống chẳng có sơn hào hải
vị, chỉ có “muống” có “sen”, đợn giản mà thanh cao. Ông sống bầu bạn
với thiên nhiên, làm những công việc dung dị của một người dân lao
động bình thường, nhà Nho lỗi lạc nay đã trở thành một người nông dân
vô cùng gần gũi.
Ở chốn cô độc, không người, Nguyễn Trãi đã thả hồn mình vào thiên
nhiên để bầu bạn với “phong” và “nguyệt”:
“Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.”
Ông lấy "phong, nguyệt" làm bầu bạn, lấy "yên, hà" làm nguồn vui.
Phép đối và biện pháp tu từ thậm xưng diễn tả chiều sâu một tâm hồn,
cái cao sang của một nếp sống đẹp. Cả ba tháng mùa thu với Ức Trai là
một cái kho chứa đầy gió trăng đến tận nóc. Con thuyền của thi nhân
chở yên hà làm oằn đi những chiếc thang thuyền. Phong nguyệt, yên hà
là những thứ chỉ có thể nhìn thấy, cảm thấy nhưng qua các hình ảnh:
"kho thu", "thuyền chở" và các từ ngữ: "đầy”, “nặng” – tác giả đã "khối
lượng hóa" các hiện tượng thiên nhiên ấy một cách tài tình. Chữ dùng
chính xác, chọn lọc và hình tượng. Chỉ một chữ "đầy” trong thơ Ức trai
mà ta liên tưởng đến bao câu thơ đẹp khác: “Gió, trăng chứa một thuyền
đầy / Của kho vô hạn biết ngày nào vơi " của Nguyễn Công Trứ hay "Dạ
bán quy lai nguyệt mãn thuyền"- Hồ Chí Minh, … Có thể nói, đây là hai
câu thơ hay nhất, nó cho thấy một hồn thơ thanh cao, một cuộc sống tinh
thần giàu đẹp, ung dung, hồn nhiên, tự tại của Ức Trai chan hòa với
thiên nhiên, tạo vật. Thế nhưng, thân tuy nhàn nhưng tâm hồn của chính
ông chưa bao giờ được nhàn tản, ông vẫn mang trong mình một niềm
canh cánh với đất nước, với nhân dân:
“Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.”
“Bui” là từ cổ, nghĩa là chỉ, “bui có” là chỉ có. Đây là một cách nói
khiêm tốn mà khẳng định, biểu lộ niềm tự hào về lòng trung hiếu của
chính mình với cha mẹ mà rộng hơn là với nước. Trong Nho giáo, phụ-
tử (cha-con) và thần-tử (vua-tôi) là hai trong năm mối quan hệ cơ bản
của xã hội, trung hiếu là đạo làm con, đạo làm tôi. Tấm lòng trung hiếu
của Ức Trai vô cùng bền vững, bằng biện pháp điệp ngữ lặp lại hai lần
từ “chăng”, ông đã nhấn mạnh rằng tấm lòng trung hiếu ấy dù có mài
cũng không khuyết mà có nhuộm cũng không thể đen. Cuộc đời của
Nguyễn Trãi đẹp đẽ, thuỷ chung, sáng ngời trung hiếu. Trong thơ văn
của Nguyễn Trãi, hai tiếng "trung hiếu" và "ưu ái" (ưu quốc, ái dân: lo
nước, yêu dân) như một lời nguyền vang vọng cùng sông núi, trường tồn
cùng năm tháng:
“Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.”
(Thuật hứng-bài số 5)
Tác phẩm đã khắc họa cảnh vật nơi thôn quê bình yên của Nguyễn Trãi,
vẽ nên một cuộc sống đơn giản, thanh nhàn, có hoa có trăng, có thiên
nhiên cây cỏ, có đàn cá lội dưới nước. Điều này cho thấy Nguyễn Trãi là
một vị thi nhân có tình yêu thiên nhiên sâu sắc qua những hình ảnh mộc
mạc mà ấm áp. Đặc biệt, hai câu kết của bài thơ thể hiện rõ nét tấm lòng
son sắt, yêu quê hương đất nước của Nguyễn Trãi. Bài thơ cũng cho thấy
được ý thức tự tôn dân tộc rất sâu sắc của ông hiên hữu trong toàn bộ tập
thơ QATT khi ông luôn tìm cách làm mới thể thơ ĐL của TQ bằng cách
sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn . Những hình ảnh sự vật hằng
ngày dung dị, giản đơn đi vào thơ ca...Nếu như trong các bài thơ đường
luật thường gặp của trung quốc, ta thường bắt gặp những hình ảnh thơ
rất đẹp, rất hữu tình thậm chí là có một chút cường điệu, nhưng khi đến
với thơ Nguyễn Trãi, ông luôn dùng những hình ảnh mộc mạc, dân dã
mà có thể bắt gặp ở bất kì nơi đâu :ao, bèo, muống,…; ngôn từ hàm
chứa triết lý sâu sắc về cuộc đời tạo nên cốt cách bài thơ, cốt cách của
một nhà Nho lỗi lạc, toàn tài. Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi còn sử dụng
chữ Nôm-ngôn ngữ dân tộc trong thơ và biến nó thành ngôn ngữ văn
chương đầy gợi hình gợi cảm, đây như một bước đà để khẳng định sự
phát triển của thơ Nôm.
Bài thơ “Thuật hứng-số 24” với giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, nhưng
không kém phần thanh cao. Nó là lời bày tỏ tình cảm cao đẹp của ông
với cuộc đời nhàn hạ, thanh bạc mà không một lần quên nghĩ về nước về
dân, nghĩ về tấm lòng trung hiếu. Qua bài thơ này chúng ta cần học hỏi
nhiều hơn về vị quan Nguyễn Trãi liêm khiết, chính trực. Chúng ta cần
phải ý được được bản thân trong việc bảo vệ và xây dựng quê hương đất
nước để nước ta luôn được hòa bình và nhân dân có một cuộc sống tốt
hơn.
Ngôn chí 3
Văn chương giống như một cây bút đa màu, nó vẽ lên bức tranh cuộc
sống bằng những gam màu hiện thực. Văn chương không bao giờ tìm
đến những chốn xa hoa mỹ lệ để làm mãn nhãn người đọc, nó tiếp cận
hiện thực và tiếp nhận thứ tình cảm chân thật không giả dối. Người thi sĩ
dùng cả trái tim mình để vẽ nên chính bức tranh bằng những vần thơ,
những câu chữ say đắm lòng người, đưa chúng ta trở lại với cuộc đời để
cùng lắng đọng, cùng sẻ chia. Thông qua “Ngôn chí-bài 3” Nguyễn Trãi
để ta đắm mình trong bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ mà bình dị:
Am trúc hiên mai ngày tháng qua,
Thị phi nào đến cõi yên hà.
Bữa ăn dù có dưa muối,
Áo mặc nài chi gấm là.
Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt,
Ðất cày ngõ ải luống ương hoa.
Trong khi hứng động vừa đêm tuyết,
Ngâm được câu thần dặng dặng ca.
Vua Lê Thánh Tông từng đề cao: “Ức Trai tâm thượng quang khuê
tảo”. Trong suốt dề dày lịch sử của dân tộc, Nguyễn Trãi luôn được nhắc
đến như là con người toàn tài. Ông là nhà chính trị, tư tưởng, quân sự,
địa lý, lịch sử lỗi lạc và là một nhà thơ, nhà Nho, một tác gia đại tài của
Đại Việt thế kỷ XV. Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên trong thời kỳ lịch sử
đầy biến động, điều này đã tác động lớn đến cuộc đời đầy thăng trầm, bi
kịch cũng như sự nghiệp sáng tác của ông. Dù Nguyễn Trãi nhiều lần bị
nghi kị, thậm chí phải cáo quan về ở ẩn thế nhưng ông vẫn luôn mang
trong mình một lí tưởng yêu nước, trung với vua, hiếu với dân: “Quân
thân chưa báo lòng canh cánh” (Ngôn chí-bài 7). Những lí tưởng cao cả
ấy luôn hiện hữu trong các sáng tác thơ của ông, đặc biệt là tư tưởng
nhân nghĩa, tình yêu thiên nhiên và những ưu tư về thế sự. Trong đó,
Quốc Âm thi tập là tập thơ nổi tiếng chứa đựng cả một thế giới thiên
nhiên đa dạng, vừa mĩ lệ lại bình dị và gần gũi. Đây là tập thơ Nôm cổ
nhất, phong phú nhất của Việt Nam còn lại đến ngày nay; gồm 254 bài
chia làm 4 mục: Vô đề, Thì lệnh môn, Hoa mộc môn và Cầm thú môn.
Bài thơ “Ngôn chí-bài 3” được trích trong chùm thơ Ngôn chí gồm 21
bài thuộc tập thơ Quốc âm thi tập được viết khi ông cáo quan về ở ẩn.
Từ đây, Nguyễn Trãi đã có một cuộc sống vô cùng bình dị, gần gũi với
thiên nhiên, vạn vật. Ông được trải nghiệm nhịp sống bình lặng, giản dị
mà thanh khiết, không vướng bụi trần như bao nhà nho ở ẩn khác. Mở
đầu bài thơ là hình ảnh về cuộc sống của một nhà Nho nhàn tản, thư thái
và yên bình qua cuộc sống thường nhật:
“Am trúc hiên mai ngày tháng qua,
Thị phi nào đến cõi yên hà.”
Hai câu thơ giúp ta hình dung được cạnh nhà thi sĩ là cả một rừng
trúc, trước hiên nhà còn có cây mai. Trúc tự xưa luôn được các thi nhân
ưu ái bởi sức sống mãnh liệt, vượt lên phàm tục mà luôn biết khiêm
nhường, đúng như phẩm chất, khí tiết của các bậc quân tử: “Trúc sinh
hoang dã ngoại, tiêu vân sủng tự tầm (Trúc mọc giữa đồng hoang, vươn
cao vút tầng mây). Vì thế, cả trúc và mai như tượng trưng cho chính lý
tưởng của Nguyễn Trãi, "am trúc, hiên mai" là nơi "yên bình" để ông
đón đợi những bình yên sắp đến khi cáo biệt chốn quan trường. Trong
câu thơ đầu tiên, người thi sĩ đã tái hiện cuộc sống thanh cao, hòa hợp
với thiên nhiên, cảm nhận những vẻ đẹp thanh bình của cuộc đời. "Thị
phi" là thế giới ồn ào, tấp nập, tranh đua ngoài kia. Còn nơi tác giả chọn
sống đó là cõi "yên hà" với chốn thiên nhiên ở vùng quê, cách xa cuộc
sống xô bồ. Nguyễn Trãi đã lựa chọn cuộc sống "lánh đục tìm trong",
hòa hợp với thiên nhiên. Nơi ở ấy không có những bon chen của cuộc
đời để nhà thơ có thể giữ cho mình tâm hồn trong sạch, cốt cách thanh
cao.
Không chỉ chọn nơi để “di dưỡng tâm hồn”, Ức Trai còn chọn một
cách sống dung dị, giản đơn:
“Bữa ăn dù có dưa muối,
Áo mặc nài chi gấm là.”
Mỗi câu thơ chỉ có 6 từ (lục ngôn), cấu trúc thơ cân đối cho thấy phép
đối được sử dụng tài tình. Đối “ăn” với “mặc”, “dưa muối” với “gấm là”
đối nhau chặt chẽ, làm nổi bật nên lối sống mộc mạc, thanh bạch đáng tự
hào của nhà Nho. “Dưa muối” là một món ăn dân dã, bình dị của người
nông dân trong bữa ăn hằng ngày; gấm là một loại vại quý, vẻ ngoài bắt
mắt, họa tiết cầu kì chỉ dành cho quan lại, vua chúa ngày xưa. Bỏ lại sau
lưng chốn quan trường, Ức Trai không cần đến áo gấm lụa là, dẫu cho
bữa ăn dù chỉ có dưa muối đạm bạc nhưng ông cũng vui lòng, mãn
nguyện. Đó chính là cốt cách của một người quân tử cao quý, không
màng vinh hoa phú quý, chỉ cần ăn những món dân dã, không cần thứ
quần áo xa hoa, hệt như những cảm nhận của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong
bài “Nhàn” :
”Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.”
Khi về ở ẩn, Nguyễn Trãi vẫn có cho mình những thú vui điền viên:
“Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt,
Ðất cày ngõ ải luống ương hoa.”
Khung cảnh thiên nhiên được vẽ ra trong hai câu luận là một khung
cảnh thiên nhiên vừa lãng mạn, với làn nước trong xanh có thể nhìn
ngắm được ánh trăng, với hình ảnh “đất cày” tơi xốp để phục vụ cho
hoạt động chăm bón, để có thể trồng nên những luống hoa tràn đầy sức
sống. Nhưng ẩn đằng sau đó là phép ẩn dụ dùng để nói về con người,
một khi con người giữ vững được cốt cách, rèn giũa cho mình một tâm
hồn thanh cao và trong sáng thì khi đó con người mới khẳng định được
giá trị của chính mình.
Trong hai câu thơ cuối, cảm xúc dường như đã đạt đến đỉnh cao của sự
thăng hoa, hưng phấn:
“Trong khi hứng động vừa đêm tuyết,
Ngâm được câu thần dặng dặng ca.”
Dường như, trong một đêm tuyết, ngay khi cảm hứng vừa chợt đến,
những vần thơ như được tuôn ra. Lúc này, ta cứ ngỡ như con người có
thể giao hòa cùng thiên, đất trời và vũ trụ.
“Ngôn chí-bài 3” đã khắc họa cảnh vật thanh bình,yên tĩnh với những
bữa cơm giản dị của Nguyễn Trãi, vẽ nên một cuộc sống đơn giản, thanh
nhàn, có trúc có mai, có thiên nhiên cây cỏ, có hoa có trăng, có bữa ăn
cùng với dưa muối. Tất cả là đủ với Nguyễn Trãi bởi ông chỉ cần được
sống an nhàn, thanh cảnh để tận hưởng cuộc sống với khung cảnh hài
hòa, yên bình và xinh đẹp này. Điều này khắc họa nên phong thái ung
dung, tự tại, nhàn tản, vui thú điền viên của tác giả, ông hoàn toàn tránh
xa được sự xô bồ hối hả của chốn hồng trần ngoài kia. Với hình ảnh đẹp
đó cho mỗi độc giả chúng ta thấy được Nguyễn Trãi là một vị thi nhân
có tình yêu thiên nhiên sâu sắc, yêu quê hương đất nước qua những hình
ảnh giản dị mà ấm áp, bên cạnh đó, bài thơ cũng làm rõ được cốt cách
thanh cao của ông và cũng nhằm răn dạy con người đến việc tu dưỡng
cốt cách. Đồng thời, bài thơ cũng cho thấy được ý thức tự tôn dân tộc rất
sâu sắc của ông hiên hữu trong toàn bộ tập thơ QATT khi ông luôn tìm
cách làm mới thể thơ ĐL của TQ bằng cách sáng tạo thể thơ thất ngôn
xen lục ngôn . Những hình ảnh sự vật hằng ngày dung dị, giản đơn đi
vào thơ ca...Nếu như trong các bài thơ đường luật thường gặp của trung
quốc, ta thường bắt gặp những hình ảnh thơ rất đẹp, rất hữu tình thậm
chí là có một chút cường điệu, nhưng khi đến với thơ Nguyễn Trãi, ông
luôn dùng những hình ảnh mộc mạc, dân dã mà có thể bắt gặp ở bất kì
nơi đâu :dưa muối, trì, nguyệt,…; ngôn từ hàm chứa triết lý sâu sắc về
cuộc đời tạo nên cốt cách bài thơ, cốt cách của một nhà Nho lỗi lạc, toàn
tài. Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi còn sử dụng chữ Nôm-ngôn ngữ dân tộc
trong thơ và biến nó thành ngôn ngữ văn chương đầy gợi hình gợi cảm,
đây như một bước đà để khẳng định sự phát triển của thơ Nôm.
Không phải ngẫu nhiên, Nguyễn Trãi lại được các bậc anh minh trọng
dụng và hậu thế ngàn đời coi trọng tôn vinh. "Ngôn chí-bài 3" nói riêng
và các sáng tác của ông nói chung đã cho thấy tư tưởng vượt thời đại,
luôn gắn bó tha thiết với thiên nhiên, đất nước và con người. Bài thơ còn
là lời răn dạy đối với chúng ta về việc phải tu dưỡng và rèn luyện cho
bản thân một cốt cách thanh cao và đẹp đẽ như chính Nguyễn Trãi.
Ngôn chí 10
Văn chương giống như một cây bút đa màu, nó vẽ lên bức tranh cuộc
sống bằng những gam màu hiện thực. Văn chương không bao giờ tìm
đến những chốn xa hoa mỹ lệ để làm mãn nhãn người đọc, nó tiếp cận
hiện thực và tiếp nhận thứ tình cảm chân thật không giả dối. Người thi sĩ
dùng cả trái tim mình để vẽ nên chính bức tranh bằng những vần thơ,
những câu chữ say đắm lòng người, đưa chúng ta trở lại với cuộc đời để
cùng lắng đọng, cùng sẻ chia. Thông qua “Ngôn chí- bài số 10” Nguyễn
Trãi để ta đắm mình trong bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ mà bình dị:
Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.
Có thân chớ phải lợi danh vây.
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,
Ngày vắng xem hoa bợ cây.
Cây rợp chồi cành chim kết tổ,
Ao quang mấu ấu cá nên bầy.
Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế,
Năng một ông này đẹp thú này
Vua Lê Thánh Tông từng đề cao: “Ức Trai tâm thượng quang khuê
tảo”. Trong suốt dề dày lịch sử của dân tộc, Nguyễn Trãi luôn được nhắc
đến như là con người toàn tài. Ông là nhà chính trị, tư tưởng, quân sự,
địa lý, lịch sử lỗi lạc và là một nhà thơ, nhà Nho, một tác gia đại tài của
Đại Việt thế kỷ XV. Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên trong thời kỳ lịch sử
đầy biến động, điều này đã tác động lớn đến cuộc đời đầy thăng trầm, bi
kịch cũng như sự nghiệp sáng tác của ông. Dù Nguyễn Trãi nhiều lần bị
nghi kị, thậm chí phải cáo quan về ở ẩn thế nhưng ông vẫn luôn mang
trong mình một lí tưởng yêu nước, trung với vua, hiếu với dân: “Quân
thân chưa báo lòng canh cánh” (Ngôn chí-bài 7). Những lí tưởng cao cả
ấy luôn hiện hữu trong các sáng tác thơ của ông, đặc biệt là tư tưởng
nhân nghĩa, tình yêu thiên nhiên và những ưu tư về thế sự. Trong đó,
Quốc Âm thi tập là tập thơ nổi tiếng chứa đựng cả một thế giới thiên
nhiên đa dạng, vừa mĩ lệ lại bình dị và gần gũi. Đây là tập thơ Nôm cổ
nhất, phong phú nhất của Việt Nam còn lại đến ngày nay; gồm 254 bài
chia làm 4 mục: Vô đề, Thì lệnh môn, Hoa mộc môn và Cầm thú môn.
Bài thơ “Ngôn chí-bài 10” được trích trong chùm thơ Ngôn chí gồm
21 bài thuộc tập thơ Quốc âm thi tập được viết khi ông cáo quan về ở ẩn.
Từ đây, Nguyễn Trãi đã có một cuộc sống vô cùng bình dị, gần gũi với
thiên nhiên, vạn vật. Ông được trải nghiệm nhịp sống bình lặng, giản dị
mà thanh khiết, không vướng bụi trần như bao nhà nho ở ẩn khác. Mở
đầu bài thơ là hình ảnh về hoàn cảnh sống của Nguyễn Trãi:
“Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.
Có thân chớ phải lợi danh vây.”
Với quan niệm “Có thân chớ để lợi danh vây”, Nguyễn Trãi chọn cáo
quan về ở ẩn, ông chọn rời xa chốn quan trường nhiều danh lợi nhưng
cũng lắm thị phi, bon chen và sát phạt. Thời thế thay đổi, bọn gian thần
lộng hành, nếu ông cứ một mực chọn danh lợi thì trước sau gì cũng nhận
lấy thiệt về thân. Lựa chọn của Nguyễn Trãi cũng giống như lựa chọn
của các bậc hiền nhân như Nguyễn Khuyến hay Nguyễn Bỉnh Khiêm:”
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,/Người khôn, người đến chốn lao xao.”
(Nhàn). Họ đều chọn về nhàn để giữ gìn nhân cách. Cuộc sống khi về
nhàn thật thảnh thơi và thoát tục. Tác giả đã khắc họa bức tranh thiên
nhiên nơi Côn Sơn thông qua biện pháp so sánh, thiên nhiên đẹp và bình
yên như chốn cửa Phật. Có thế, lòng người cũng thanh thản, yên bình
thanh cao hơn, tâm hướng về Phật, hướng thiện. Ông cũng đưa ra một tư
tưởng lớn con người sống ở trên đời không nên bị phụ thuộc vào danh
lợi xô bồ, những cao sang ngoài kia chỉ là phù phiếm, tâm hồn trong
sạch, làm việc thiện mới là điều đáng quý.
Trong phần thực và phần luận, Nguyễn Trãi miêu tả cụ thể hơn về cuộc
sống của ông ở Côn Sơn:
“Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,
Ngày vắng xem hoa bợ cây.
Cây rợp chồi cành chim kết tổ,
Ao quang mấu ấu cá nên bầy.”
Nhân vật trữ tình hiện lên thông qua những thú vui thanh cao, tao nhã
chốn quê nhà: uống rượu, thưởng hoa, chăm cây, vui với chim với cá.
Thời gian được nhắc đến trong hai câu thơ là “đêm” và “ngày”, vậy là
Nguyễn Trãi lúc nào cũng có một thú vui riêng, bất kể là ngày hay đêm.
Hai câu thực chỉ có 6 chữ, cấu trúc thơ cân đối cho thấy phép đối được
sử dụng tài tình. “Đêm thanh” đối với “Ngày vắng”, “nguyệt” đối với
“hoa”, “nghiêng chén” đối với “bợ cây” làm nổi bật nên bức tranh thôn
quê đẹp đồng thời hai câu thơ được ngắt nhịp 2/2/2 tạo ấn tượng về niềm
vui say của Nguyễn Trãi với cảnh đẹp. Trong đêm trăng thanh, ông uống
rượu dưới trăng, Ức Trai có một sự liên tưởng đầy thú vị rằng ông uống
rượu mà như uống cả trăng. Thiên nhiên và con người như được giao
hòa làm một. Ngày tuy vắng nhưng cái vắng vẻ của ban ngày không làm
ông buồn chán, ông tìm đến cái thú ruộng vườn: chăm hoa, tỉa cây. Bởi
“non nước cùng ta đã có duyên” thế nên khi được hòa mình, được về với
thiên nhiên, Nguyễn Trãi như cá gặp nước, ông hoàn toàn đắm mình vào
niềm vui thanh tao.
Nguyễn Trãi nhìn sự vật quanh mình với lòng yêu cảnh đẹp, Nguyễn
Trãi đã có một sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống ở ẩn, vì thế quanh
ông, đâu đâu cũng đẹp: cây rợp mát, chim kết tổ trên cành, nước ao
trong sạch, đàn cá bơi lội tung tăng. Nguyễn Trãi đưa vào trong thơ
những hình ảnh vô cùng gần gũi và rất đỗi than thuộc, không theo bất kỳ
khuôn sáo hay lối mòn nào. Hình ảnh câu trên câu dưới xuất hiện nhịp
nhàng thông qua phép đối làm cho cảnh vật xuất hiện nhiều tầng: có cây
cối chim chóc trên cao, dưới ao có đàn cá. Trong động có tĩnh mà trong
tĩnh có động, đây là hình ảnh thiên nhiên đầy sinh động nơi quê nhà. Ý
thơ nào cũng gợi lên sinh khí căng tràn trong cảnh vật và lòng người say
sưa trước cái đẹp. Chính nhà thơ đã mở rộng lòng mình với cuộc sống để
phát hiện ra cái vận động không ngừng của tự nhiên. Nguyễn Trãi tưởng
như thoát tục nhưng lại không hề rời xa cuộc sống mà ông hướng lòng
mình về cuộc sống bình dị từ những gì mộc mạc nhất.
Đến hai câu kết, chủ thể trữ tình trực tiếp xuất hiện qua từ “ông”:
“Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế,
Năng một ông này đẹp thú này”
Hai câu thơ cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi, một con người
chọn từ bỏ danh lợi trước mắt nhằm tìm đến sự thảnh thơi và an lạc
trong tâm hồn. Với Nguyễn Trãi, đó là cái “thú” đẹp duy nhất mà dường
như chỉ ông (“năng một ông này”) mới có được. Ông để lòng mình
ngoài chuyện thế sự, chẳng màng đến công danh hay lợi ích, vì đến cuối
cùng, có lẽ mọi thứ chỉ là giấc mộng hư vô:
“Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
(Nhàn-Nguyễn Bỉnh Khiêm)
“Ngôn chí-bài 10” đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên bình yên, cuộc
sống an nhàn và thanh tịnh nơi tác giả Nguyễn Trãi sống, lấy thiên
nhiên, cảnh vật làm niềm vui để thoát khỏi chốn quan trường xô bồ. Cái
mà người ta thấy trong tác phẩm chính là một tâm hồn hoà nhập và đầy
sự tận với thiên nhiên, đất trời. Trong hành trình sáng tạo nghệ thuật,
Nguyễn Trãi đã tìm tòi và tạo nên những nét độc đáo, mới lạ cho thơ
Nôm dân tộc bằng sự phá cách trong thể thơ, ngôn từ, hình ảnh.. . Xen
vào bài thơ thất ngôn những câu thơ lục ngôn là một điểm nhấn của bài
thơ cũng như nhiều bài thơ khác trong tập “Quốc âm thi tập”. Hình ảnh
trong bài thơ cũng vượt ra khỏi hệ thống hình ảnh ước lệ tượng trưng
của thơ xưa, đem đến bức tranh thiên nhiên gần gũi, thân thuộc với mỗi
làng quê Việt. Ngôn từ mộc mạc, giản dị, giọng thơ đầy bình thản, ung
dung tự tại. Đó chính là những cố gắng của Nguyễn Trãi trong việc
mang đến cho bài thơ những dấu ấn dân tộc không phai nhòa.
Bài thơ khắc họa nên hình ảnh một vị thi nhân với tình yêu thiên
nhiên sâu sắc mà rộng hơn là tình yêu đất nước, sự gắn bó với quê
hương. Nguyễn Trãi là một tấm gương cho biết bao thế hệ về tấm lòng
nhân hậu, thanh cao, không hám danh lợi. Bài thơ còn là lời răn dạy đối
với chúng ta về việc phải tu dưỡng và rèn luyện cho bản thân một cốt
cách thanh cao và đẹp đẽ như chính Nguyễn Trãi.

You might also like