You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TỔNG HỢP

MÔN NGỮ VĂN 8 ( CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2022 – 2023)

ĐỀ 1:
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
NƠI TUỔI THƠ EM 
Có một dòng sông xanh
Bắt nguồn từ sữa mẹ
Có vầng trăng tròn thế
Lửng lơ khóm tre làng.
 
Có bảy sắc cầu vồng
Bắc qua đồi xanh biếc
Có lời ru tha thiết
Ngọt ngào mãi vành nôi.

Có cánh đồng xanh tươi


Ấp yêu đàn có trắng
Có ngày mưa tháng nắng
Đọng trên áo mẹ cha.
 
Có một khúc dân ca
Thơm lừng hương cỏ dại
Có tuổi thơ đẹp mãi
Là đất trời quê hương.
(Nguyễn Lãm Thắng – Theo https://www.thivien.net/)
Câu 1. Xác định thể thơ? PTBĐ chính của bài thơ?
Câu 2. Hai khổ thơ in đậm nhắc đến những hình ảnh thiên nhiên nào? Trong đó,
hình ảnh nào gợi cho em nhiều cảm xúc nhất?
Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ đầu tiên.
Câu 4. Khái quát nội dung bài thơ.
PHẦN 2: LÀM VĂN (6.0 điểm)
Phân tích/ cảm nhận vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh trong bài thơ "Ngắm trăng"
Phiên âm:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
( Vọng nguyện, Hồ Chí Cinh - Ngữ văn 8, Tập 2)
Dịch thơ:
“ Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
( Ngắm trăng, Hồ Chí Cinh - Ngữ văn 8, Tập 2)

ĐỀ 2:
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần
trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề
thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống
cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết,
cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.
(2)Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng
với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của
chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.
(3)Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc
nuôi dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc
này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu
ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành,
chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.

(Theo, http://www.kynang.edu.vn/)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Trong đoạn (1) của văn bản, hình ảnh những hạt giống tốt đẹp và những
cỏ dại xấu xa được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Tác dụng?
Câu 3. Việc nuôi dưỡng tâm hồn có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
Câu 4. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
PHẦN 2: LÀM VĂN (6.0 điểm)
Phân tích đoạn trích sau:
Việc nhân ngĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông, bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một
phương
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có.
( Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi - Ngữ văn 8,
Tập 2)

ĐỀ 3:
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu


Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất là những
phút giây hiện tại mà chúng ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử
thách, khó khăn và nghịch cảnh. Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là
chấp nhận thực tế và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kì
hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tự tìm lấy hạnh phúc cho riêng mình.
Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn.
Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng
đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, thành đạt, có gia đình, hoặc đến khi
được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc. Đừng đợi đến mùa
xuân, mùa hạ, mùa thu hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng
đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh
phúc. Đừng đợi đến những chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ,
ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của
bạn. Tại sao không phải lúc này? Hạnh phúc là một con đường đi, một hành
trình. Hãy trân trọng từng khoảnh khắc quý giá trên chuyến hành trình ấy. Hãy
dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ
đợi một ai!

(Trích: Hạt giống tâm hồn, NXB Văn học, 2012)


Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong phần in
đậm của đoạn trích.
Câu 3. Em hiểu như thế nào về lời khuyên: "Hãy dành thời gian quan tâm đến
người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai!"?
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
PHẦN 2: LÀM VĂN (6.0 điểm)
Cảm nhận của em về người anh hùng Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn:
"Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi
gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều
mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất
Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương
mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi
hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ; ruột đau như cắt, nước
mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta
cũng vui lòng.
Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta
cho áo, không có ăn thì ta cho cơm ; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta
cấp bổng ; đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa ; lúc trận mạc xông
pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách
đối đãi so với Vương Công kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng
kém gì. "
(Trích Hịch tướng sĩ, Trần Quốc tuấn - Ngữ văn 8,
Tập 2)

ĐỀ 4:
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
Sau tất cả mọi vui buồn chết sống
Đôi khi cây thành chỗ nhớ cho người

Tôi viết về cây giữa mùa hạt giống


Đang trồng gieo trên khắp nước non ta
Cây của rừng sâu, đồng ruộng, vườn nhà
Cây xanh biếc của đường xuyên Nam Bắc
Cây dằng dịt ôm cuộc đời ấm áp
Người ở giữa cây, cây ở bên người.

Bài thơ xanh cây viết dưới mặt trời


Cho ta đọc những lời yêu mặt đất.
(Tạ ơn cây, Vũ Quần Phương )
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên.
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn
thơ.
Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn trích?
PHẦN 2: LÀM VĂN (6.0 điểm)
Cảm nhận của em về người anh hùng Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn:
" Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc
thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm ; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít
thì ta cấp bổng ; đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa ; lúc trận mạc
xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.
Cách đối đãi so với Vương Công kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng
chẳng kém gì.
Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà
không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức;
nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc
chọi gà làm vui đùa , hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn
ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc
ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu
có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp
giặc, mẹo cờ bạc không thể làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn
nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ
trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe
khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết,
tiếng hát hay không làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị
bắt, đau xót biết chừng nào! "
(Trích Hịch tướng sĩ, Trần Quốc tuấn - Ngữ văn 8,
Tập 2)

You might also like