You are on page 1of 3

ĐỀ ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 8 KÌ II-NĂM 2023

ĐỀ 1
Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thấy nước nhục mà không biết thẹn.
Làm tướng triều đình đứng hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường
đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa; hoặc lấy việc
đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng; hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo
làm giàu mà quên việc nước; hoặc ham săn bắn mà quên việc binh…Lúc bấy giờ ta
cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!”
(Trích: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn- Ngữ văn 8, tập II)
Câu 1: (0,5 điểm): Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
Câu 2: (1,5 điểm): Câu “Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước
nhục mà không biết thẹn.” thuộc kiểu câu nào? Dấu hiệu nhận biết? Tác dụng của kiểu
câu?
Câu 3: (2 điểm): Tinh thần yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của
dân tộc ta. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 từ) nêu những biểu hiện của truyền
thống đó của thế hệ trẻ ngày nay?
Phần II: Làm văn: (6,0 điểm)
Giới thiệu một món ăn truyền thống của dân tộc em.
ĐỀ 2
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:
TỨC CẢNH PÁC BÓ
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
(Hồ Chí Minh, Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu 1. (0,5 điểm) Bài thơ thuộc thể thơ gì?
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật: Cuộc
đời cách mạng thật là sang.
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 4. (1,0 điểm) Qua bài thơ, em học tập được ở Bác điều gì?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung phần Đọc - hiểu, viết đoạn văn (khoảng 120 từ) trình
bày ý nghĩa của tinh thần lạc quan đối với đời sống mỗi con người.
Câu 2. (5,0 điểm) Dựa vào văn bản Chiếu dời đô, hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của
Lí Công Uẩn đối với vận mệnh đất nước.

ĐỀ 3
BT 6: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một


Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
(Quê hương – Đỗ Trung Quân)
Câu 1: . Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ? (0.5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra các loại hoa được nhắc đến trong khổ thơ sau: (0.5 điểm)
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (1.0 điểm)
Câu 4: Hãy đặt một câu cảm thán có nội dung nói về đoạn thơ trên và nêu chức năng
của câu cảm thán?
Câu 5: Đoạn thơ gợi cho em bài học gì?
II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Quê hương luôn là tình cảm thiêng liêng trong trái tim của mỗi con
người. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em
về tình yêu quê hương.
Câu 2: Cảm nhận của em về bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh

ĐỀ 4
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương
cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mà tự tiện chuyển
dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho
con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện tiện thì thay đổi.
Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh…”
(Ngữ văn 8, tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh
sáng tác của văn bản ấy.
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 3: Hai câu “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến
vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mà
tự tiện chuyển dời?” thuộc kiểu câu gì? Chúng dùng với mục đích gì?
Câu 4: Theo tác giả thì việc dời đô của các vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích
gì? Kết quả việc dời đô ấy ra sao?
Câu 5: Xác định nội dung chính của đoạn văn trên.

.
ĐỀ 5
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa
cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì
lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong mối quan hệ vô cùng cụ thể. Đó
là mối quan hệ máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và sẽ đi theo
ta suốt cuộc đời với biết bao biến cố thăng trầm, buồn vui, hi vọng…Từ cái nôi gia
đình mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình,
lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn. Theo tác giả, những kỉ niệm ấy dần dần trở thành
sợi dây tình cảm níu giữ tình yêu của mỗi con người với gia đình, quê hương…Và có
thể nói, chính tình yêu đối với gia đình, quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất
nước.
(Theo Dân trí.com.vn, 2016)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3 (1,0 điểm). Xác định kiểu câu và hành động nói của câu Đất nước vốn là khái
niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ
ràng.
Câu 4 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa đối với bản thân
em.

ĐỀ 6
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt
nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên
mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? -
Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm cháu chịu thôi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng Thắng)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. (0.5
điểm)
Câu 2: Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già? Hành động đó đúng
hay sai? Vì sao?
Câu 3: Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: Tên cậu là gì nhỉ? Câu 4: Đặt
tiêu đề cho văn bản trên. (0.5 điểm)
Câu 4: Bài học rút ra từ câu chuyện
Câu 5: Từ hành động của cậu bé trong văn bản trên, em có suy nghĩ gì về sự vô cảm
của một bộ phận học sinh hiện nay? Trả lời khoảng 3 – 5 dòng.

You might also like