You are on page 1of 7

ĐỀ LUYỆN TẬP GIỮA KÌ 2, VĂN 10

ĐỀ 1
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
CHÂN QUÊ
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng chũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? 
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Dẫn theo Nguyễn Bính - Thơ và đời, NXB Văn học)
Câu 1 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là gì?
Câu 2 (0,75 điểm). Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của hai biện pháp tu từ được
tác giả sử dụng trong các câu thơ sau:
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng chũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Câu 3 (0,75 điểm). Anh/chị có đồng tình với quan điểm của nhân vật trữ tình trong
những câu thơ sau không? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng)
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Câu 4 (1,0 điểm). Từ bài thơ, nêu suy nghĩ của anh/chị về việc giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Ngô Tử Văn trong
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ).

ĐỀ 2
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
      Trận chiến chống dịch COVID – 19, với tinh thần “chống dịch như chống
giặc”, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã sớm kêu gọi nhân dân quyết liệt, đoàn kết
một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh bằng cách làm tốt
các hướng dẫn: Hạn chế tiếp xúc; giữ khoảng cách, đeo khẩu trang; rửa tay thường
xuyên; vệ sinh nhà cửa; khai báo y tế. Từ đó, đã huy động được sức mạnh hưởng
ứng, chung tay của mỗi người dân, mỗi cá nhân trong phòng, chống dịch. Mỗi
người dân, các tầng lớp nhân dân, các giới tùy khả năng của mình, người có tiền
góp tiền, người có hiện vật góp hiện vật, người có sức giúp sức, người có ý tưởng
góp ý tưởng…Với truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc, thời
gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã tự nguyện vận động, ủng hộ một số địa
phương, cơ sở, cá nhân và những trường hợp phải cách li, điều trị. Nhiều cơ quan,
đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đồng bào ta ở nước
ngoài, với tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của mình, đã tích cực tham gia ủng hộ,
chống dịch COVID-19…Trong khó khăn, thử thách, những phẩm chất tốt đẹp của
người Việt càng tỏa sáng.
(Trích “Tạp chí”)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
Câu 2: Em hãy chỉ ra cách đẩy lùi dịch bệnh được trình bày trong văn bản?
Câu 3: Hãy tìm và chỉ ra 1 biện pháp tu từ có trong văn bản trên?
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 dòng) nêu suy nghĩ của bản thân về tinh
thần đoàn kết trong phòng chống dịch  Covid – 19?
ii.LÀM VĂN
CẢM NHẬN CỦA NAH/ CHỊ VỀ ĐOẠN THƠ

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,


Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

ĐỀ 3

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:

“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi
được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi
cứng ra mềm?
Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống
lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ
chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”
(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II,
NXBGD 2006)
Câu 1. Nêu nội dung chính của văn bản. (1 điểm)
Câu 2. Văn bản có nhắc đến hành động đốt cháy đền tà của Ngô Tử Văn, hãy nêu
cụ thể những chi tiết liên quan đến ngôi đền này. (2 điểm)
Câu 3. Qua văn bản, nhà văn Nguyễn Dữ tỏ thái độ, tình cảm như thế nào với nhân
vật Ngô Tử Văn? (1 điểm)
Câu 4. Câu văn nào trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của
những kẻ sĩ cơ hội, cầu an? Cách bác bỏ thuyết phục người đọc nhờ dựa trên cơ sở
nào? (2 điểm)
Câu 5. Sau khi đọc truyện có bạn học sinh cho rằng: “Trong thực tế, không nên
sống “cứng cỏi” theo kiểu Ngô Tử Văn vì như vậy chỉ mang lại sự thiệt thòi cho
bản thân.” Anh/ chị có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 15-
20 dòng) trình bày quan điểm của mình. (4 điểm)
ĐỀ 4
câu 1. (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Có một lần tụ tập ăn uống cùng bạn bè, cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước, hốt
hoảng kêu lên: “Chết rồi, làm thế nào bây giờ”, cậu bạn ngồi cạnh bật cười:
“Nước đổ mất rồi, còn làm thế nào được nữa, lau đi thôi!”. Câu chuyện trên chỉ là
một tình huống nhỏ, nhưng lại mang đến một triết lý ít người hiểu thấu: ly nước bị
hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó. Thế nhưng trong thực tế
cuộc sống, không nhiều người có thể nắm bắt được triết lý này, khi ly nước bị đổ,
nếu không tự oán trách thì họ sẽ chuyển sang tìm nguyên nhân, tự làm loạn suy
nghĩ của mình, lãng phí thời gian và sức lực của bản thân, mà quên không làm một
động tác đơn giản đó là lau sạch nó.
Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện
trong cuộc sống. Dù bạn có thừa nhận hay không, cuộc sống vẫn biến mất
không ngừng. Khi còn nhỏ, chúng ta sẽ mất đi răng sữa, lên trung học sẽ mất đi
tuổi thơ, lớn thêm chút nữa thì mất đi mối tình đầu, mất đi tuổi thanh xuân, mất
người thân, mất đi sức khỏe… Không mất đi thì sẽ không có tương lai. Mỗi lần
đối diện với sự mất mát, nếu như chúng ta chỉ khư khư ôm lấy những ký ức
từng có trong quá khứ, không muốn đối diện với thực tại, thì cuộc sống của
chúng ta cũng chẳng thể tiến về phía trước, chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều tốt
đẹp hơn trong tương lai. Sự đổi thay này là một môn học bắt buộc trong quá
trình trưởng thành của đời người. Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước
mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn.
Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao.
Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước
mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao.
( Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB Lao
động xã hội,2014, tr 27)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
Câu 2. Theo tác giả, trong thực tế cuộc sống khi chẳng may làm đổ ly nước mọi
người sẽ có cách ứng xử như thế nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biệp pháp tu từ cú pháp trong câu: Nếu như mãi
khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn
không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi
bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao.
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với câu nói: Chấp nhận hiện thực là một phần rất
quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống. Nêu rõ lí do tại sao.
Câu 2
“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
 Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
 Việc xưa xem xét,
Chứng cứ còn ghi.”
 (….)
(Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi, SGK Ngữ Văn 10, tập 2, tr 17 )
Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn trên. Từ vấn đề được tác giả đặt ra trong đoạn
văn trên, anh/chị có suy nghĩ gì về vai trò của yếu tố văn hóa đối với việc khẳng
định độc lập dân tộc, đặc biệt trước làn sóng du nhập văn hóa nước ngoài vào Việt
Nam.
Đề 5
PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
(…) Với những người có văn hóa, “cảm ơn” là lời nói được sử dụng hàng ngày,
những lời luôn được cất lên bằng tất cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất.
Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít thanh niên chưa nghĩ như vậy. Họ coi cảm ơn
chỉ là những lời khách sáo, vì thế, chẳng cần phải nói ra. Hình như các bạn ấy vẫn
nghĩ đơn giản rằng nói lời cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ lòng biết ơn là “vẽ
chuyện”, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi.
Thế nhưng, cuộc sống hiện đại và yêu cầu về quy tắc giao tiếp giữa người với
người đòi hỏi chúng ta phải tập làm quen với lời “làm ơn” và sau đó là “cảm ơn”.
Thật hạnh phúc khi ta làm được một việc có ý nghĩa, một điều tốt đem lại hạnh
phúc cho người khác và kéo mọi người lại gần nhau hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc
không kém khi chúng ta thấy mình đã không dửng dưng, bạc bẽo vì đã biết tri ân
người giúp đõ mình bằng những lời nói xuất phát tự đáy lòng, chân thành, lịch
thiệp: “Cảm ơn”.
(Theo bài viết tham gia diễn đàn Đem mọi người đến gần nhau hơn, Báo
Thanhnienonline, ngày 11.11.2006)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2:  Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản (0,5 điểm)
Câu 3: Hình như các bạn ấy vẫn nghĩ đơn giản rằng nói lời cảm ơn hay làm
những cử chỉ biểu lộ lòng biết ơn là “vẽ chuyện”, chỉ làm mất đi sự thân tình và
tăng thêm xa cách mà thôi.
Anh (chị) có đồng tình với quan niệm của các bạn trẻ ấy không? Vì sao? (1,5 điểm)
Câu 4: Anh(chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 câu) trình bày suy nghĩ
của mình về giá trị của lời cảm ơn trong cuộc sống.
II.làm văn
Thuyết minh trận chiến Bạch Đằng lịch sử trên sông Bạch đằng qua lời kể các Bô
lão trong Phú sông Bạch Đằng
Đề 6
I>Đọc hiểu
Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên 
Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.
…ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?
(Mẹ – Đỗ Trung Quân)
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng trong câu Con hốt
hoảng trước thời gian khắc nghiệt/ Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
Câu 3: Nhà thơ đã nhận ra được điều gì trong những câu thơ sau:
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
Câu 4: Tình cảm, suy tư nào của nhà thơ được bộc lộ trong đoạn thơ trên khiến
anh , chị đồng cảm sâu sắc nhất?
II.Làm văn
Thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

You might also like