You are on page 1of 42

Đề bài ĐỌC HIỂU +NLXH + THƠ HKI

ĐỀ SỐ 1- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Theo từ điển Tiếng Việt xu nịnh là nịnh nọt để lấy lòng và cầu lợi. Hiểu
nôm na xu nịnh là khen ngợi quá đáng chỉ cốt để làm đẹp lòng nhau, thông thường
nhằm mục đích cầu lợi cho cá nhân. Cần phân biệt rõ “nịnh” khác với “khen”.
Cùng là mục tiêu tán dương hành động hay suy nghĩ của cấp trên, người thật tâm
khen cảm thấy thoải mái vì động cơ khen do ngưỡng mộ, thán phục; trong khi đó,
người có hành vi nịnh, thường sẽ nhận thức được ngay “tính sai trái” của mình
vừa làm vì họ hiểu rằng, cấp trên có thể không xứng với những lời "khen" như
vậy.
Thói xu nịnh xưa nay, với muôn hình vạn trạng, biến hóa khôn lường. Kẻ
xu nịnh rất giỏi ứng biến, bất kể trường hợp nào cũng nịnh được và nịnh rất hay.
Họ thường a dua theo đuôi người có quyền nhưng ưa nịnh để trục lợi, thăng quan
tiến chức, bất chấp lẽ phải. Một số người được nịnh thì nghĩ rằng, chẳng mất gì,
lại ưa nghe lời ngon ngọt, sống trong cảm giác của kẻ bề trên. Từ đó, nó làm cho
chính kẻ được nịnh xao lòng, mất bản lĩnh, không đánh giá đúng bản thân mình,
sinh ra chủ quan, tự mãn, dẫn đến đánh giá sai lệch cán bộ dưới quyền; người
tốt không được trọng dụng, người xấu thì lấn lướt lộng quyền. Đây là nguyên
nhân gây mất đoàn kết nội bộ, chia bè, kéo cánh làm suy yếu tổ chức.
(Ngăn chặn thói xu nịnh, Bùi Huy Lưu,http://www.cpv.org.vn/noi-
hay-dung/ngan-chan-thoi-xu-ninh-510647.html)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo anh/chị, “nịnh” khác với “khen” ở điểm nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: " kẻ được nịnh
xao lòng, mất bản lĩnh, không đánh giá đúng bản thân mình, sinh ra chủ quan, tự
mãn, dẫn đến đánh giá sai lệch cán bộ dưới quyền …"
Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về mục đích của những kẻ xu nịnh?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về giải pháp để ngăn chặn thói xu nịnh trong
cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn

– Tiếng ai tha thiết bên cồn


Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
Cảm nhận của anh/ chị về khung cảnh chia tay và tâm trạng của kẻ ở, người
đi trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cách dùng đại từ mình- ta trong đoạn thơ.

ĐỀ SỐ 2- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM


2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Tầm nhìn sự hiểu biết của con người đôi lúc không phải xuất phát từ chỗ
đứng mà nó còn do tâm hồn của mỗi con người định đoạt.
Một người anh là phi công nói với tôi: “Em biết không? Anh đã làm chủ
được cả bầu trời và đã phóng tầm mắt quan sát được mọi thứ từ trên cao”.
Còn người anh khác làm kiểm lâm thì nói: “Anh bây giờ đang bảo vệ toàn
bộ núi non, trùng điệp cùng với muôn loài chim thú”. Cả hai người anh đều nói
về công việc của mình với vẻ đầy tự hào. Còn tôi lúc đó tuy còn nhỏ nhưng là một
con người kém may mắn do tai nạn đang ngồi trên xe lăn ngày tháng chỉ quẩn
quanh với “thế giới” là trong căn nhà nhỏ.
Thấy tôi hàng ngày tỏ vẻ buồn chán, mẹ đã động viên tôi: “Con trai! Mọi
việc rồi sẽ qua. Tại sao con không đem bầu trời, đám mây, núi non và mọi thứ
mà con nhìn thấy thu vào trong tâm hồn con? Như vậy con sẽ có được nhiều thứ
hơn con tưởng”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Tâm hồn của con rộng lớn vậy sao?”
Mẹ hiền từ nói: “Con ngốc nghếch của mẹ! Trên đời chỉ có tâm hồn là có
thể lớn và có thể nhỏ. Nó to lớn khi con người ta có tấm lòng độ lượng khoan
dung biết thương người như thể thương thân. Nếu con sống được như thế thì tâm
hồn có thể chứa đựng được cả trời đất, vạn vật trong đó.
Ngược lại, nó có thể nhỏ khi con người ta sống ích kỷ, hẹp hòi, ghen ghét,
đố kỵ, ham danh, háo sắc... biết mình mà không biết người thì đến ngay cả cái
kim cũng khó có thể len vào được!”
Quả đúng thật vậy, sau một thời gian chạy chữa và tập luyện tôi đã đi được
bằng đôi chân của mình. Ngẫm lại những lời mẹ nói quả thật không sai. Tấm lòng
rộng lớn hay nhỏ hẹp đều do tâm hồn mà hình thành. Vì vậy, trong cuộc sống ta
nên mở rộng tâm hồn mình ra và sẽ thấy cuộc đời tươi đẹp hơn.
(Tâm hồn con người,VÕ HOÀNG NAM
http://www.baovinhlong.com.vn/the-gioi-tre/201611/trang-viet-xanh-tam-hon-
con-nguoi)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, tại sao nhân vật tôi có tâm trạng buồn chán, còn hai
người anh đầy tự hào?
Câu 3. Nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật đối lập trong lời nói của người
mẹ hiền từ.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình hay không với câu nói:Tấm lòng rộng lớn hay
nhỏ hẹp đều do tâm hồn mà hình thành. Nêu rõ lí do.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)


Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc mở rộng tâm hồn trong
cuộc sống con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2015, tr.88)
Cảm nhận của anh/ chị về nỗi nhớ thể hiện trong đoạn thơ trên. Từ
đó, nhận xét cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng
ĐỀ SỐ 3- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Tôi đang đọc một cuốn sách của người bạn thân Richard Carlson, người
vừa mất cách đây không lâu. Cuốn sách có tựa là Don 't Get Scrooged (Đừng
bần tiện) và tôi đọc xong chương “Chấp nhận: giải pháp tối thượng”. Nó khiến
tôi dừng lại và suy nghĩ.
Richard viết: “Chấp nhận nghe có vẻ thụ động, nhưng khi bạn cố gắng chấp
nhận, bạn nhận ra nó hoàn toàn không có nghĩa là không làm gì hết. Đôi khi chấp
nhận còn đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn cả than phiền, đối đầu, hoặc ngồi im bất động
như bạn vẫn thường làm. Một khi bạn trải nghiệm sự tự do mà việc chấp nhận
mang lại - nó trở thành bản chất thứ hai của bạn.”
Chấp nhận. Tìm kiếm phúc lành đang giấu mình giữa những nghịch cảnh.
Thoải mái trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn đang lâm vào. Bám vào câu châm
ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi
đến bạn những gì bạn cần. Tất cả chúng ta đều có những ngày vất vả, những giai
đoạn khắc nghiệt, lúc này hay lúc khác. Đó là vì bạn và tôi đều đang học trường
đời. Thử thách, xung đột, mâu thuẫn, bất an, tất cả đều là phương tiện để ta
trưởng thành. Ngày sẽ sáng lên, và mùa sẽ luôn thay đổi. Khi chấp nhận “điều
phải đến” thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn. Và đó
luôn là lời chúc dành cho bạn.
( Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB
Trẻ, 2014, tr 38)

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Khi chấp nhận
“điều phải đến” thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn.
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào những phương tiện để ta trưởng thành
theo quan niệm của tác giả?
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc
đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần.
của tác giả không? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa của quan điểm chấp nhận là khôn
ngoan của tác giả.
Câu 2. (5,0 điểm)
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa.
( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
Cảm nhận của anh/ chị về những nỗi niềm băn khoăn trăn trở của người ở
lại trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét chất trữ tình chính trị của đoạn thơ.
ĐỀ SỐ 4- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM
2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Ta vẫn thường hay nghe những lời đầy ngậm ngùi của những người tuổi
xế chiều. Thấm thoát mà việc ấy đã xảy ra đã gần nửa đời người. Chả mấy mà
già, chả mấy mà về với ông bà tổ tiên… Không chỉ người già mới hay nhạy cảm
về thời gian mà cả người trẻ cũng vậy. Nhiều khi giữa những bộn bề, tất bật lo
toan với nhịp sống nhanh, sống vội, họ vẫn dừng lại để suy nghĩ cảm thán, tiếc
nuối thời gian đã qua.
Nói như vậy để thấy rằng người ta ai cũng ý thức được quy luật nghiệt ngã
của thời gian, của tạo hóa nhưng phải đành chấp nhận. Vậy làm thế nào để chiến
thắng quy luật ấy? Có lẽ không còn cách nào khác hơn đó là sống hiện sinh. Sống
có ý nghĩa, sống hết mình cho hiện tại để mỗi giây phút qua đi là những khoảnh
khắc đầy giá trị khiến ta không còn phải tiếc nuối, không còn phải "giá như".
Những ai kia đang mười tám đôi mươi ở vào cái độ thanh xuân nhất thì
không có lí gì lại không yêu sống và sống với cường độ mạnh mẽ nhất có thể. Đôi
chân muốn đi thì hãy cứ bước tới. Trái tim muốn rộng mở thì hãy cứ yêu thương.
Muốn thành công thì hãy dám ước mơ và thực hiện ước mơ cho dù đôi khi là dại
khờ. Muốn cứng cáp thì mạnh dạn bước lên sỏi đá với tất cả sự dũng cảm cho dù
đôi khi sẽ chảy máu vì sự non nớt, vụng về. Nếu cuộc đời của ai đó đã bước sang
thu thì cũng đừng vội giật mình, hụt hẫng, ta không còn trẻ tuổi thì ta hãy "trẻ
lòng". Tìm lại cho mình những đam mê, những sở thích mà trước kia chưa theo
đuổi được. Tự tạo cho mình niềm vui bên gia đình, bên những người ta yêu mến
và hài lòng với những giá trị mình tạo ra.
(Nguồn:Người lao động,https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-
cuu/thoi-gian-cuoc-doi.html)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: " Muốn cứng cáp
thì mạnh dạn bước lên sỏi đá với tất cả sự dũng cảm cho dù đôi khi sẽ chảy máu
vì sự non nớt, vụng về. "
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: người ta ai cũng ý thức được quy
luật nghiệt ngã của thời gian, của tạo hóa nhưng phải đành chấp nhận.
Câu 4. Anh chị có suy nghĩ gì về lời khuyên ta hãy "trẻ lòng" ở trong văn
bản.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc sống hiện sinh đối với
con người trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa”.
( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
Cảm nhận của anh/ chị về nỗi nhớ sâu sắc của người ra đi với thiên nhiên,
con người Việt Bắc, với cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến trong đoạn thơ trên.
Từ đó, nhận xét cái tôi trữ tình thể hiện qua đoạn thơ.
ĐỀ SỐ 5- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM
2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
“Tư duy bó đũa” là một kiểu tư duy cào bằng, không coi trọng giá trị của
từng cá nhân. Thử hình dung một xã hội mà ai cũng như ai - những chiếc đũa
giống hệt nhau từ chất liệu đến màu sắc, kích thước như chui ra từ một khuôn.
Ấy là chưa kể giờ phổ biến loại đũa dùng một lần xong thì vứt bỏ. Ngay cả đũa
ngà đũa bạc mà vua chúa thường dùng cũng chỉ quý vì là đồ dùng của bậc vua
chúa, chứ hẳn không phải vì giá trị “làm đũa” của nó.
“Tư duy bó đũa” biết đâu có thể là sự đánh lừa chính mình. Làm gì có sức
mạnh của cả bó đũa, vì dù đứng chung trong một ống đũa hay được buộc thành
một bó, đũa vẫn chỉ là những chiếc đơn lẻ, dễ dàng bị tách khỏi cả bó.
Một người thần kinh bình thường chẳng ai cầm cả bó đũa mà bẻ, kẻ tà tâm
sẽ bẻ từng chiếc, từng chiếc đến hết cả bó vì những chiếc đũa tự nó không có chất
kết dính để tự gắn chặt vào nhau, hoặc nguy hiểm hơn, quăng cả bó vào đống
lửa.
Đũa thì cứ là đũa, đừng cố gắng đua chen làm cột. Nhưng hãy thật cứng
cỏi để không ai có thể dễ dàng bẻ gãy dù chỉ là một chiếc đũa. Mỗi chiếc đũa
cứng cỏi sẽ tạo nên sức mạnh của cả “bó đũa” chứ không phải là ngược lại.
(Nghĩ khác về chiếc đũa, NGUYỄN THỊ
HẬU,ttps://cuoituan.tuoitre.vn)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: " Thử hình dung
một xã hội mà ai cũng như ai - những chiếc đũa giống hệt nhau từ chất liệu đến
màu sắc, kích thước như chui ra từ một khuôn. "
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về “Đũa thì cứ là đũa, đừng cố gắng đua
chen làm cột” của tác giả?
Câu 4. Anh chị có đồng tình về “Tư duy bó đũa " ở trong văn bản không?
Vì sao?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sức mạnh sự cứng cỏi của con người
trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng,
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
Cảm nhận của Anh/Chị về vẻ đẹp được xem là bức tranh “Tứ bình” trong
đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong
cái nhìn của nhà thơ Tố Hữu.
ĐỀ SỐ 6- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM
2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Năm 2004, tại một ngôi làng ở xã Đê Ar, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai,
một phụ nữ vừa sinh con xong thì qua đời. Theo tập tục của dân làng, đứa bé mới
sinh sẽ phải chôn chung với người mẹ xấu số. Khi ấy, đang học lớp 9, Y Byen đã
cùng cha mẹ của mình tức tốc đến nơi người dân đang làm lễ chôn cất người mẹ
xấu số, xin dân làng và người thân để cho đứa bé mới sinh được sống và nhận về
nhà nuôi dưỡng. May mắn cho cô, dân làng đều đồng ý. Khi ấy, Y Byen chưa đủ
tuổi để nhận con nuôi nên mọi thủ tục đều do cha mẹ cô làm. Cô đặt tên bé trai
là Y Song.
Đến năm 2015, trong một lần đi biểu diễn, Y Byen nghe tin gia đình của
một đồng nghiệp vừa nhặt được một bé sơ sinh tại nghĩa địa. Nghe vậy, cô đã đến
gặp đứa bé ngay sau khi biểu diễn xong. Bế bé về nhà, cô đặt tên bé là Y Sơn.
Dù chỉ mới 29 tuổi nhưng Y Byen đã làm mẹ của tận 2 đứa trẻ và cô cũng
không dám mơ tưởng gì đến hạnh phúc cá nhân mà chỉ mong muốn có thật nhiều
sức khỏe để chăm sóc 2 con thật tốt.
(http://kenh14.vn/co-gai-dan-toc-cuu-mang-2-dua-tre-suyt-bi-chon-song-
gay-xuc-dong-tai-nguoi-bi-an)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu:" Khi ấy, đang học
lớp 9, Y Byen đã cùng cha mẹ của mình tức tốc đến nơi người dân đang làm lễ
chôn cất người mẹ xấu số, xin dân làng và người thân để cho đứa bé mới sinh
được sống và nhận về nhà nuôi dưỡng."
Câu 3. Theo anh,chị,“tập tục của dân làng” để lại hậu quả gì?
Câu 4. Anh chị có suy nghĩ gì về “mong muốn " của Y Byen ở cuối văn
bản.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sức mạnh tình thương của con người trong
cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Anh sao đầu súng bạn cùng mũ nan .
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay .
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên .
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng .”
( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
Cảm nhận của anh/ chị về những kỉ niệm của cuộc kháng chiến oanh liệt
trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét khúc hùng ca và tình ca của đoạn thơ.

ĐỀ SỐ 7- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN


NĂM 2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Một buổi sáng chủ nhật nọ, tôi đang lướt qua những hàng tít trên báo thì có
một nhan đề làm tôi chú ý và dừng lại để đọc. Đó là bài viết có nhan đề “Ngày
tri ân”, kể về Oral Lee Brown - ân nhân của nhiều đứa trẻ mồ côi và thất học ở
Oaklan. Năm 1987, Brown lúc đó là nhân viên môi giới bất động sản, một ngày
trên đường đi làm về cô bỗng trông thấy mốt bé xin ăn bên đường. Sau khi dừng
lại và hỏi han, cô nghĩ về số phận của những đứa trẻ lang thang: chúng sẽ đi về
đâu nếu không được xã hội bao bọc, không được học hành? Chính vào ngày hôm
đó, Brown đã quyết định sẽ thay đổi cuốc sống của nhiều đứa trẻ bất hạnh. Cô
nhận bảo trợ cho tất cả học sinh lớp một ở một trong những trường học nghèo
nhất Oakland và hứa sẽ đài thọ cho bất cứ đứa trẻ nào trong số đó học xong đại
học.
Nếu Oral Lee Brown là người giàu có thì không có gì để bàn, đằng này, cô
chỉ có thu nhập khiêm tốn hàng tháng và cũng còn đang nuôi hai đứa con. Nhưng
Brown đã giữ lời hứa. Từ năm 1876, cô đã tiết kiệm 10.000$ mỗi năm để đưa vào
quỹ “giúp trẻ đến trường”. Nhờ có hành động cao thượng đầy tình yêu thương
này mà nhiều đứa trẻ vốn có nguy cơ trở thành tội phạm đường phố đã tốt nghiệp
đại học và trở thành những công dân lương thiện.
Chúng ta ai cũng gắng tìm cho mình một mục đích sống trên đời. Chúng ta
ai cũng muốn làm một điều gì đó tốt đẹp cho người khác, nhưng giữa nói và làm
là cả một khoảng cách.
Tuyệt diệu thay, Oral Lee Brown đã trở thành một tấm gương cho chúng ta
soi chiếu. Sống bằng tình yêu thương, quan tâm và sẻ chia với những số phận bất
hạnh, mỗi sự đóng góp nhỏ bé của chúng ta đang tạo nên những cơ hội lớn cho
những số phận cần được vun đắp trong cuộc đời.
( Điều kì diệu của thái độ sống, Mac Anderson, NXB tổng hợp TPHCM,
2008, tr 18)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Nhân vật Oral Lee Brown trong văn bản trên đã giữ lời hứa gì?.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Oral Lee Brown
đã trở thành một tấm gương cho chúng ta soi chiếu.
Câu 3. Theo Anh/ chị, tại sao tác giả khẳng định: Chúng ta ai cũng gắng
tìm cho mình một mục đích sống trên đời?
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với câu Chúng ta ai cũng muốn làm một
điều gì đó tốt đẹp cho người khác, nhưng giữa nói và làm là cả một khoảng cách
của tác giả không? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa của hành động cao thượng đầy tình
yêu thương trong cuộc sống con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
……………………………………………
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(“Tây Tiến” – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập1, NXB
Giáo dục, 2008)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét âm hưởng
bi tráng về hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng.

ĐỀ SỐ 8- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Nền tảng của sự thành công nằm ở tính kỷ luật tự giác và được thể hiện
thông qua sự tự chủ. Tự chủ là lòng can đảm được sử dụng đúng lúc, là khả năng
tự chế ngự và kiểm soát tất cả các trạng thái cảm xúc của bản thân. Nếu ví con
người như một chiếc thuyền thì tính tự chủ chính là bánh lái, giữ cho thuyền đi
đúng hướng, vượt qua những sóng gió của cuộc đời. Người hạnh phúc nhất chính
là người có thể làm chủ được bản thân.
Điềm tĩnh là một trong những biểu hiện của sự tự chủ. Người giữ được
điềm tĩnh luôn ẩn chứa trong mình nguồn sức mạnh to lớn. Điềm tĩnh giúp con
người giữ được sự sáng suốt trong khi những người khác không còn kiên nhẫn.
Khi bị ai đó đổ lỗi, khi mọi lời chỉ trích đều dồn về bạn, khi bạn liên tục vấp ngã
hay khi bị bạn bè quay lưng…ấy là những lúc bạn cần đến tính tự chủ và sự điềm
tĩnh. Biết chế ngự bản thân và giữ được sự điềm tĩnh, bạn sẽ có được bình yên
cũng như sẵn sàng đấu tranh cho những mục tiêu cao cả của đời mình. Hãy cố
gắng giữ được vẻ bình tĩnh và cái tâm bình thản, sáng suốt trong mọi tình huống,
bạn nhé!
(Không gì là không có thể - George Matthew Adams, Thu
Hằng dịch)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Theo tác giả, những lúc bạn cần đến tính tự chủ và sự điềm tĩnh là
lúc nào?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Nếu ví con người
như một chiếc thuyền thì tính tự chủ chính là bánh lái, giữ cho thuyền đi đúng
hướng, vượt qua những sóng gió của cuộc đời
Câu 3. Theo anh, chị, tại sao tác giả khẳng định: Người hạnh phúc nhất
chính là người có thể làm chủ được bản thân.
Câu 4. Thông điệp Anh/ chị mà tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu lí do
chọn thông điệp đó.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa của sự tự chủ của con người trong
cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi
Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non
Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng
cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen,
Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...
( Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cách sử dụng các
chất liệu của văn hoá dân gian của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
ĐỀ SỐ 9- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Dưới góc nhìn chuyên môn về giáo dục, có ba cấu phần để tạo thành một
đứa con “ngon lành” mà gia đình nào cũng mong muốn: có một cái đầu khai
minh, một con tim xúc cảm và một cơ thể khỏe đẹp. Và có 3 yếu tố quan trọng để
làm nên các cấu phần của con người “ngon lành” này: gia đình, nhà trường và
xã hội.
Bên ngoài khung cửa gia đình, là một xã hội rộng lớn, do đó đứa trẻ cần
được trang bị một nền tảng cơ bản về cuộc sống và thế giới xung quanh. Để từ
đó, đứa trẻ khi lớn lên có cái đầu khai minh, là cái đầu có khả năng phân biệt
được những vấn đề của cuộc sống, đâu là đúng, đâu là sai, đâu là đẹp, đâu và
xấu trong cái thế giới rộng lớn này. Hay đơn giản hơn, biết được bản thân mình
là ai…
Bên ngoài mái ấm được bảo bọc của cha mẹ, là rất nhiều những biến cố
khác nhau. Vì thế, ngoài cái đầu “khai minh” thì đứa trẻ cần phải có một trái tim
“xúc cảm” trước những điều diễn ra trong cuộc sống để có thể sẻ chia, biết yêu
thương và được yêu thương: biết rung cảm trước cái đẹp, biết thổn thức trước
nỗi đau và biết phẫn nộ trước cái ác.
Và bên ngoài vòng tay của những người ruột thịt, còn là một cuộc sống mà
đứa trẻ phải tự chịu trách nhiệm về mình và biết nghĩ cho bao người khác. Hãy
giúp con trẻ, nhưng hãy để cho con trẻ tự làm những việc mà con trẻ có thể tự
làm. Đó cũng chính là tư tưởng giáo dục quan trọng bậc nhất mà các nhà tư
tưởng giáo dục lớn nhất của thế kỷ 20 như John Dewey, Maria Montessori, Jean
Piaget… từng chia sẻ.
Sau nữa, đứa trẻ cần được nuôi dưỡng đúng cách, cần học được cách tự
chăm sóc sức khỏe của mình để có một sức vóc khỏe đẹp, một thể lực đầy đủ để
nuôi dưỡng một bộ óc minh mẫn, một tâm hồn xúc cảm.
(http://giantutrung.vn/bai-viet/bat-mach-benh-vo-cam/22)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Những yếu tố nào để tạo thành một đứa con “ngon lành”được thể
hiện trong văn bản?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu:" Và bên ngoài
vòng tay của những người ruột thịt, còn là một cuộc sống mà đứa trẻ phải tự chịu
trách nhiệm về mình và biết nghĩ cho bao người khác."
Câu 3. Theo anh/chị, tại sao tác giả đưa ra lời khuyên: “Hãy giúp con trẻ,
nhưng hãy để cho con trẻ tự làm những việc mà con trẻ có thể tự làm.” ?
Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan niệm giáo dục của tác giả hay không?
Vì sao?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về giải pháp giáo dục con trẻ không còn vô
cảm trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Em ơi em!
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Những em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
( Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm)
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân dân trong dòng chảy lịch sử qua
đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét quan niệm về người anh hùng của nhà thơ.
ĐỀ SỐ 10- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Mặc dù chúng ta đang có một cuộc sống đầy đam mê và có những mục tiêu
rõ ràng để phấn đấu, nhưng chúng ta hẳn cũng khó lòng tránh được có lúc lâm
vào nghịch cảnh. Liệu chúng ta sẽ đứng dậy sau cơn phong ba đó, hay hoàn toàn
bị gục ngã. Điều này phụ thuộc vào cách chúng ta đối đầu với chúng. Trước
những thác ghềnh, chông gai trên đường khiến chúng ta cảm thấy nản lòng và
hoài nghi, thì niềm tin mãnh liệt vào bản thân là điều cần thiết hơn bao giờ hết
để chúng ta vượt qua những trắc trở đó.
Đôi khi niềm tin chúng ta có được cũng chỉ đơn giản là học được từ người
khác. Tìm hiểu xem những người đi trước đã đối phó với khó khăn tương tự như
thế nào giúp chúng ta tìm ra giải pháp cho mình. Những tấm gương về những con
người đầy nghị lực và giàu lòng quả cảm, có khả năng trụ vững sau bao cơn
giông tố của cuốc đời luôn là tâm điểm cho chúng ta noi theo.
Đó là nghị lực của Walt Disney trong việc thực hiện ước mơ của mình sau
năm lần phá sản. Bất chấp số phận, Helen Keller đã không cam chịu để người
đời thương hại. Ngược lại bà đã dũng cảm vượt qua nghịch cảnh, trở thành tấm
gương sáng cho hàng triệu người noi theo…
Niềm tin vào bản thân là nội lực thúc đẩy thái độ tích cực, dẫn dắt chúng
ta đạt được mục tiêu của mình. Thành công không bao giờ đến với những ai yếu
đuối và có thái độ buông xuôi.
( Điều kì diệu của thái độ sống, Mac Anderson, NxbTổng hợp TP.Hồ Chí
Minh năm 2008, tr14)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu:"Trước những thác
ghềnh, chông gai trên đường khiến chúng ta cảm thấy nản lòng và hoài nghi, thì
niềm tin mãnh liệt vào bản thân là điều cần thiết hơn bao giờ hết để chúng ta
vượt qua những trắc trở đó."
Câu 3. Theo anh/ chị, việc đưa ra dẫn chứng hai nhân vật Walt Disney và
Helen Keller có tác dụng gì?
Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm: Đôi khi niềm tin chúng ta có
được cũng chỉ đơn giản là học được từ người khác hay không? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sức mạnh nghị lực của con người trong
cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại.

“ Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân


Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết " yêu em từ thuở trong nôi"
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
( Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm)
Cảm nhận của anh/ chị về tư tưởng Đất Nước của nhân dân trong đoạn thơ
trên. Từ đó, nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của nhà thơ
ĐỀ SỐ 11- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM
2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Nguyên tắc mở rộng thành công
Đây là một ý tưởng mạnh mẽ có thể cách mạng hóa cuộc sống và sự nghiệp
nếu bạn bám vào tận gốc rễ của nó: cuộc sống rộng ra hoăc co lại tùy vào ý chí
muốn tiến thẳng vào nỗi sợ của mình. Hãy thực hiện những gì bạn sợ, bạn sẽ tỏa
sáng. Chạy trốn nỗi sợ khiến bạn cũng lùi xa sự vượt trội. Điều đó nhắc tôi nhớ
lời Frank Herbert đã viết trong tác phẩm Xứ cát: “Tôi không được quyền sợ. Sợ
hãi là kẻ hủy diệt tâm trí. Sợ hãi là cái chết sẽ dần dẫn ta đến chỗ hoàn toàn tiêu
vong. Tôi phải đối mât nỗi sợ. Tôi sẽ cho phép nó đi qua đời mình. Và khi nó đi
qua, tâm trí tôi sẽ quay lại nhìn chặng đường của nó. Nơi nỗi sợ đi qua sẽ không
có gì. Chỉ mình tôi còn lại.”
Khi dám đối mặt với hoàn cảnh nào khiến bạn cảm thấy bất an, sợ hãi, kết
quả đạt được sẽ rất đáng khích lệ. Thay vì chạy đến cánh cửa thoát hiểm nào đó,
bạn vẫn đứng vững và thực hiện điều bạn biết mình nên làm. Trước hết, bạn sẽ
thấy nỗi sợ chẳng qua chỉ là ảo giác. Thứ đến, bạn nhận được phần thưởng cho
lòng can đảm, bởi vì bên kia cánh cửa của bất cứ nỗi sợ nào cũng đều có sẵn
những món quà lộng lẫy, món quà của sự trưởng thành nhân cách, lòng tự tin, sự
khôn ngoan. Tôi vẫn nhiều lần chứng kiến điều này trong cuộc đời.
Tôi tin đó là qui luật của cuộc sống. Vậy hãy hướng đến nỗi sợ. Chỉ cần khởi
đầu từng bước nhỏ thôi, nhưng trong các cuộc đua, chậm mà chắc sẽ luôn chiến
thắng. Hãy chứng kiến thành công bạn đáng được hưởng đang dần hiện ra. Vào
đúng lúc bạn cần nó nhất.
(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, Người dịch: Phạm Anh Tuấn,Nhà
xuất bản Trẻ,2014,tr 15)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Ý tưởng mạnh mẽ mà tác giả nói đến trong văn bản là gì?
Câu 2. Việc trích dẫn lời của Frank Herbert đã viết trong tác phẩm Xứ cát
có tác dụng gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ cú pháp trong câu: " bên kia
cánh cửa của bất cứ nỗi sợ nào cũng đều có sẵn những món quà lộng lẫy, món
quà của sự trưởng thành nhân cách, lòng tự tin, sự khôn ngoan."
Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về lời khuyên của tác giả: Hãy thực hiện
những gì bạn sợ, bạn sẽ tỏa sáng.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)


Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về giá trị của lòng can đảm trong cuộc sống
con người
Câu 2. (5,0 điểm)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc


Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương

Ở ngoài kia đại dương


Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở.
(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo
dục, tr.156)
Cảm nhận của anh/ chị về khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường trong
đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân
Quỳnh về tình yêu.
ĐỀ SỐ 12- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM
2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Hãy hình dung về một bảng điều khiển với đồng hồ đo trên ấy. Bên trái đề
chữ Tự do. Bên phải đề chữ Trách nhiệm. Đối với tôi, để trở thành nhà lãnh đạo
và sống một cuộc đời vượt trội nghĩa là đấu tranh để giữ sự quân bình mong
manh giữa hai điều trên. Nói một cách khác, cây kim trên đồng hồ đo trách nhiệm
nên ở chính giữa.
Cuộc sống nói chung là sự quân bình. Và một trong những sự quân bình
mang tính sống còn chính là giữa tự do và trách nhiệm. Vâng, cứ việc tự do. Tận
hưởng giây phút này. Sống đầy đam mê. Thư giãn thoải mái. Sống cho hiện tại.
Tuy nhiên, cũng phải có trách nhiệm. Phải đề ra mục tiêu. Giữ lời hứa. Hoàn
thành những công việc quan trọng. Làm tròn bổn phận.
Cuộc sống của bạn - giây phút này đây - ở vị trí nào trên đồng hồ đo trách
nhiệm? Quá nhiều thời gian cho sự tự do và không đủ thời gian thực hiện các đòi
hỏi để xây dựng sự nghiệp và bổn phận hàng ngày? Hoặc ngược lại? Ở thái cực
nào cũng đều mất quân bình. Vậy đây là ý tưởng lớn: bạn hãy suy nghĩ xem trạng
thái đứng giữa sẽ như thế nào. Ý thức tốt sẽ dẫn đến lựa chọn đúng. Và lựa chọn
đúng sẽ dẫn đến kết quả khả quan.
(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, Người dịch: Phạm Anh Tuấn,Nhà
xuất bản Trẻ,2014,tr 35)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Trong văn bản, bảng điều khiển với đồng hồ đo được tả như thế
nào?
Câu 2. Nêu tác dụng biện pháp tu từ liệt kê khi tác giả bàn về Tự do và
trách nhiệm
Câu 3. Tại sao tác giả khẳng định: cây kim trên đồng hồ đo trách nhiệm
nên ở chính giữa.?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý tưởng lớn của tác giả ở cuối văn bản
hay không? Nêu rõ lí do.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong
cuộc sống con người
Câu 2. (5,0 điểm)
Cuộc đời tuy dài thế
Năm thảng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra


Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo
dục, tr.156)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cái tôi trữ
tình của nhà thơ Xuân Quỳnh.
ĐỀ SỐ 13- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM
2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều
Vẫn còn có bao điều tốt đẹp
Xa danh lợi hãy chịu nhiều thua thiệt
Hãy vì người, nếu mong họ vì con.

Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch


Tình thương yêu không mua được bằng tiền
Cần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốt
Oán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên.

Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậy


Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng
Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự
Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong.
(Nói với con, Nguyễn Huy Hoàng ,Nguồn
http://baophunuthudo.vn/article)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Việc vận dụng tục ngữ dân gian trong đoạn thơ thứ hai có tác dụng
gì?
Câu 3. Anh,chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều
Vẫn còn có bao điều tốt đẹp
Xa danh lợi hãy chịu nhiều thua thiệt
Hãy vì người, nếu mong họ vì con.
Câu 4. Những lời tâm sự “nói với con”của nhà thơ được thể hiện trong
đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc “Sống thẳng mình” của
con người trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
…Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô
sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò […]. Mặt sông trong tích tắc lòa
sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng.
Nhưng ông đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt
méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào
chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên
cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người
cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút
nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông
lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục
kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa
trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng
thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại
bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như
là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt
lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy cái
luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về
phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định
níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông
tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường
tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng
thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng
đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã
đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn,
bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay
giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa
đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong,
lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa
xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác….
(Trích Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn
12, tập một)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích trên. Từ
đó , nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn
Tuân.
ĐỀ SỐ 14- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM
2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Khó có thể nói có ai đó là hoàn hảo, mặt nào cũng tốt, khi nào cũng tốt và
ai đó là hoàn toàn ngược lại, không có gì đáng giá cả, cuộc đời họ là một màu
đen tuyền.
Ngay cả người được coi là xấu nhất, nếu chịu khó nhìn kỹ, theo dõi kỹ, ta
vẫn cảm nhận được không ít điều hay lẽ phải với những nét hấp dẫn mà chưa
chắc người bình thường đã có. Còn người tốt thì cũng đừng có nghĩ rằng không
có lúc nào họ xấu hoặc có những mặt những tính chất khác người khó chịu, làm
nhiều người phiền muộn.
Vấn đề ta thường thấy ở đây là có người tốt nhiều, người tốt ít, người xấu
nhiều, người xấu ít hoặc người này bản chất là tốt hay người kia bản chất là xấu.
Nhà văn hóa M. Twain (Mỹ) có dùng một hình ảnh khá chí lý: "Ai cũng có
một vầng trăng và một đám mây đen". Câu nói đó có ý nghĩa tích cực là khuyên
răn con người hãy luôn làm cho ánh hào quang của vầng trăng thêm rực rỡ và
xóa dần màu xám xịt của đám mây đen. Người tốt cũng đừng chủ quan là mình
sẽ không biến chất và người xấu cũng không phải không giáo dục được, không tự
tu dưỡng điều chỉnh mình được.
Đời người là một sự phấn đấu không ngừng, một sự điều chỉnh bổ sung
liên tục.
(Phong cách sống của người đời,Nhà báo Trường Giang,
https://www.chungta.com )
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Theo tác giả, Vấn đề ta thường thấy là vấn đề gì?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong câu: "Ai cũng có
một vầng trăng và một đám mây đen".
Câu 3. Theo anh/chị,việc xóa dần màu xám xịt của đám mây đen thể hiện
trong văn bản có tác dụng gì?
Câu 4. Lời khuyên về người tốt và người xấu của tác giả gợi anh/chị suy
nghĩ gì?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa sự phấn đấu không ngừng của con
người trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
... Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần
mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van
xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như
tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa,
đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng
bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một
chân giời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như
mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần
có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy
thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó
hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung tít lên như tuyếc-bin thủy điện nơi
đáy hầm đập. Mặt sông trắng xóa càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới
trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá
bé. Nhưng hình như sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó
bày thạch trận trên sông. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên
sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để
tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh
một cửa đá trông như là sơ hở, nhưng chính là hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền
đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng mới đánh
khuýp quật vu hồi lại. Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc
thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi
ở tuyến ba là phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt thuyền
trưởng cùng tất cả thủy thủ ngay ở chân thác. Thạch trận dàn bày vừa xong thì
cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá,
những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là
đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn
khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. ..
(Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân)
Cảm nhận của anh/ chị vẻ đẹp hình tượng sông Đà ở đoạn trích trên. Từ
đó, nhận xét phong cách tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.
ĐỀ SỐ 15- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM
2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
…Đọc lại Tiểu sử các Danh nhân thế giới từ lĩnh vực Văn, Thơ, Nhạc, Họa
đến các nhà sáng chế phát minh làm thay đổi thế giới, thay đổi hẳn các nền văn
minh từ thấp đến cao, từ lạc hậu dã man đến văn minh, dân chủ, công khai, sáng
tạo ai ai cũng nhận ra rằng: Đa số các vị tiền bối đó đều xuất thân từ con nhà
nghèo, nhưng cái ý chí, cái quyết tâm, cái tĩnh lặng suy tư của các vị nẩy nở và
phát triển từ lúc còn ấu thơ, từ lúc còn là học sinh tiểu học, từ lúc còn chăn trâu
cắt cỏ. Họ vươn lên mạnh mẽ vì họ quyết tâm chiến thắng cái nghèo, cái đói để
vươn lên tầm cao lớn lao, cải tạo thế giới, cải tạo con người. Bí quyết thành công
của họ là tự lập, tự suy nghĩ, tự sáng tạo, tự vươn lên.
Soi sáng từ tấm gương của các vị đáng kính đó, ta nhìn nhận ra ngay là
con em những người giầu có, có chức có quyền luôn sống ỉ lại, ăn bám thì không
thể có cái kỹ năng sống quý hiếm đó. Những thanh thiếu niên thừa tiền tiêu pha,
được cha mẹ nuông chiều muốn gì được nấy nên bao giờ cũng học dốt, bao giờ
cũng là những học sinh cá biệt. Lớn lên chút nữa, họ ngập ngụa trong cảnh ăn
chơi trác táng ở vũ trường, ở quán bar, dần dần những tiếng động khủng khiếp
của trống, của đàn tăng hết cỡ, mở hết công suất đã phá hủy bộ não con người,
đưa họ vào cõi u mê ám chướng, chỉ biết sống theo bản năng sinh tồn đơn thuần.
Một số kết thúc cuộc đời trong các bệnh viện Tâm thần. Một số trở thành “giá
áo, túi cơm”, là gánh nặng cho gia đình và xã hội suốt đời…
(Trần Hữu Thăng ,Vẻ đẹp của sự tĩnh lặng suy
tư,http://daidoanket.vn/tinh-hoa-viet)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Họ vươn lên mạnh
mẽ vì họ quyết tâm chiến thắng cái nghèo, cái đói để vươn lên tầm cao lớn lao,
cải tạo thế giới, cải tạo con người..
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào lối sống: sống theo bản năng sinh tồn
đơn thuần của một bộ phận giới trẻ hiện nay?
Câu 4. Anh/ chị có suy nghĩ gì về Bí quyết thành công được đề cập trong
đoạn trích?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ vẻ đẹp của sự tĩnh lặng suy tư trong cuộc sống
con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh
đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy lúc chỉ đúng ngọ mới có mặt trời.
Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ
tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hỗ đã có lần vọt từ bờ
này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy
lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung
cửa nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vửa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô
sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi
nợ suýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh
suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những
cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng
cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa sống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít
đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần
những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y
như ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra
ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phòng qua cái giếng sâu, những
cái giếng sâu nước ặc ặc lên như rót dầu sôi vào. Những bè gỗ rừng đi nghênh
ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tụt xuống. Có những thuyền đã bị cái
hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi
ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới.
Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm
giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi
cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy hút Sông Đà-từ đây cái hút nhìn
ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhautới một cột nước cao đến vài sải.
Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái
máy lia ngược contre-plonggée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn
bằng nước sông xanh ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như
sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả người đang xem. Cái phim ảnh
thu được trong lòng giếng xoát tít đáy, truyền cảm lại cho người xem phim kí sự
thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị
vứt vào một cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn.
(Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân)
Cảm nhận của anh/ chị vẻ đẹp hình tượng sông Đà ở đoạn trích trên. Từ
đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông Đà của nhà văn Nguyễn
Tuân.
ĐỀ SỐ 16
I. ĐỌC HIỂU:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Như ta đã thấy, GDP không phản ánh được đầy đủ chất lượng cuộc sống,
hay “mức độ phát triển”. Những vấn đề như bất bình đẳng, ô nhiễm môi
trường, bạo lực xã hội, bất công,… không xuất hiện trong đó. Người ta tính
rằng, nếu tính đến những hủy hoại môi trường ở Trung Quốc thì hằng năm phải
đánh tụt GDP của nước này tới 3%. Luật pháp Brunei, nước giàu thứ năm trên
thế giới theo thu nhập bình quân, cho phép ném đá tới chết những người đồng
tính và những người ngoại tình. Ở Saudi Arabia, một quốc gia giàu có tương
đương với Ý và New Zealand, phụ nữ không được phép lái ô tô, không được
xuất cảnh mà không có nam giới đi kèm, và chỉ được bầu cử lần đầu vào năm
2015. Bạn có muốn sống ở những quốc gia “thịnh vượng” đó không?
Càng ngày càng có nhiều tiếng nói cho rằng việc quá bị ám ảnh bởi GDP
dẫn chúng ta tới một bế tắc trong triết lí phát triển. Cuộc chạy đua về GDP là
cuộc chạy đua lạc lối. Thượng nghị sĩ Robert Kennedy của Mĩ có lần phát biểu:
“GDP không bao gồm vẻ đẹp của thơ ca, sự bền vững của hôn nhân, mức sắc
sảo của các cuộc tranh biện, mức liêm chính của viên chức. Nó không đo được
lòng dũng cảm, trí tuệ hay cam kết của chúng ta với đất nước. Nó đo mọi thứ,
trừ những gì làm cho cuộc sống này đáng sống.” Gần đây nhất, năm 2009, nhà
kinh tế học đoạt giải Nobel nổi tiếng Joseph Stiglitz yêu cầu chấm dứt “chủ
nghĩa tôn thờ” GDP.
(Đặng Hoàng Giang, Bức xúc không làm ta vô can,
Sđd, tr.113 – 114)
Câu 1: Nêu quan điểm của tác giả về GDP.
Câu 2: Những ví dụ về Trung Quốc, Brunei và Saudi Arabia giúp anh/chị hiểu
như thế nào về mối quan hệ giữa GDP và “ chất lượng cuộc sống” ?
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về “chủ nghĩa tôn thờ” GDP và ý kiến: “ Cuộc
chạy đua về GDP là cuộc chạy đua lạc lối” ?
Câu 4: Từ đoạn trích trên, anh/chị quan niệm thế nào là “cuộc sống đáng
sống”?
II. LÀM VĂN:
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bình luận hiện tượng: “Ở Saudi Arabia,
một quốc gia giàu có tương đương với Ý và New Zealand, phụ nữ không được
phép lái ô tô, không được xuất cảnh mà không có nam giới đi kèm, và chỉ được
bầu cử lần đầu vào năm 2015.”
ĐỀ SỐ 17
I.PHẦN ĐỌC – HIỂU:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
…(1) Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc
du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng
chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài
người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô
hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở?
(2) Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái
xã hội ở đương thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả
viên “Dạ minh châu” của Đường Minh Hoàng, khúc “Nghê thường vũ y” của
Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu-mỗi con
vật là cả thế giới huyền bí đấy, bạn ạ - thì đã có J.H.Pha-brow và hàng chục nhà
sinh học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị
(3) Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh
hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai.Hoặc
không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta cả.
(Trích Tự học – một nhu cầu thời đại – Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa –
Thông tin,Hà Nội,2003)
Câu 1: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 2: Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3: Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng khi “thấy chán những con số” thì
“bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời
biển ở Ha-oai”?
Câu 4: Anh(chị) hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo quan điểm riêng
của mình. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
II. PHẦN LÀM VĂN:
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý
kiến của tác giả được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Tự học cũng là một
cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch
bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian.
ĐỀ SỐ 18
I.PHẦN ĐỌC – HIỂU:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.
Tôi muốn làm nhà văn chân thật
chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô ngã tôi
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.
(Phùng Quán, Lời mẹ dặn (trích), dẫn theo
http://www.thivien.net)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Anh/ chị hiểu như thế nào về ý thơ: “Tôi muốn làm nhà văn chân thật –
chân thật trọn đời”?
Câu 3: Nêu cảm nhận của anh/ chị về nhân vật “tôi” trong đoạn thơ trên. (Trả
lời trong khoảng 3 – 5 dòng).
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “Người làm xiếc đi dây rất khó -
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn - Đi trọn đời trên con đường chân thật”
không? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN:
Từ đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ)
với chủ đề: Làm một người chân thật.

ĐỀ SỐ 19
I.PHẦN ĐỌC – HIỂU:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Có bao giờ chúng ta yêu thế gian này như yêu ngôi nhà có bếp lửa ấm áp của
mình không? Có bao giờ chúng ta yêu nhân loại như yêu một người máu thịt
của mình không? Chúng ta từng nói đến việc làm sao trở thành những công dân
toàn cầu. Danh từ công dân toàn cầu rất dễ làm cho những ai đó lầm tưởng về
một siêu nhân trong những khía cạnh nào đấy. Nhưng bản chất duy nhất của
một công dân toàn cầu là một người biết yêu thương thế gian này và luôn tìm
cách cải biến thế gian. Có thể sẽ có những công dân kêu lên đầy bất lực: Ta chỉ
là một sinh linh bé nhỏ làm sao ta có thể yêu thương và che chở cả thế gian
rộng lớn nhường kia! Việc yêu thương và che chở cho cả thế gian có phải là
một ước mơ hay nhân cách hão huyền không? Không. Đó là một hiện thực và
đó là một nguyên lí. Khi một con người yêu thương chân thực mảnh đất con
người đó đang đứng dù chỉ vừa hai bàn chân thì người đó đã yêu cả trái đất
này. Khi bạn yêu một cái cây bên cạnh bạn thì bạn yêu mọi cái cây trên thế
gian. Khi bạn yêu thương một con người bên cạnh thì bạn yêu cả nhân loại. Và
khi tất cả những con người dù bé nhỏ đến đâu yêu thương người bên cạnh thì
tình thương yêu ấy sẽ tràn ngập thế gian này.
Tình yêu thương nhân loại sẽ ngay lập tức trở nên hão huyền và mang thói đạo
đức giả khi chúng ta nói đến tình yêu thương đó mà không bao giờ chúng ta yêu
thương nổi một người bên cạnh. Và thói đạo đức giả đang lan rộng trên thế
gian chúng ta đang sống.
Hãy cứu thế gian này khỏi những hận thù, những ích kỉ, những vô cảm và giá
lạnh bằng những hành động cụ thể của mỗi con người đang sống trên thế gian
này. Đấy là tiếng kêu khẩn thiết, đầy tình thương yêu và trách nhiệm của biết
bao con người đang sống trên thế gian này.
(Trích Cần một ngày hòa giải
để yêu thương,
Dẫn theo http://www.tuanvietnam.net,
ngày 7/9/2010)
Câu 1: Theo tác giả đoạn trích, phẩm chất cốt lõi của một “công dân toàn cầu”
là gì?
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích
trên.
Câu 3: Tác giả sử dụng thao tác lập luận nào khi bàn về “bản chất duy nhất của
công dân toàn cầu”?
Câu 4: Anh/ chị thử đưa ra một định nghĩa khác về “công dân toàn cầu”.
II. PHẦN LÀM VĂN:
Theo anh/ chị, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để trở thành “công dân toàn cầu”?
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của mình.
ĐỀ SỐ 20
I.PHẦN ĐỌC – HIỂU:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Rất nhiều người kiếm tìm sự an toàn và chắc chắn trong tư duy số đông. Họ
nghĩ rằng nếu số đông người đang làm việc gì đó, việc đó chắc chắn phải đúng.
Đó phải chăng là một ý tưởng tốt? Nếu mọi người chấp nhận nó, phải chăng đó
là biểu tượng cho sự công bằng, liêm chính, lòng từ bi và sự nhạy cảm? Không
hẳn. Tư duy số đông cho rằng Trái đất là tâm điểm của vũ trụ, nhưng
Copernicus nghiên cứu những vì sao, các hành tinh và chứng minh một cách
khoa học rằng Trái đất và những hành tinh khác trong thái dương hệ của chúng
ta quay quanh Mặt trời. Tư duy số đông cho rằng phẫu thuật không cần những
dụng cụ y tế sạch, nhưng Joseph Lister đã nghiên cứu tỉ lệ tử vong cao trong
các bệnh viện và giới thiệu biện pháp khử trùng, ngay lập tức cứu được bao
nhiêu mạng người. Tư duy số đông cho rằng phụ nữ không nên có quyền bỏ
phiếu, tuy nhiên những người như Emmeline Pankhurst và Susan B. Anthony đã
đấu tranh và giành được quyền đó. Tư duy số đông đưa Hitler lên nắm quyền
lực ở Đức, nhưng đế chế của Hitler đã giết hại hàng triệu người và gần như tàn
phá cả Châu Âu. Chúng ta luôn cần nhớ rằng có một sự khác biệt lớn giữa sự
chấp nhận và trí tuệ. Mọi người có thể nói rằng có sự an toàn trong một số
trường hợp tư duy số đông, nhưng nó không phải lúc nào cũng đúng.
(John Maxwell, Tôi tư duy, tôi thành đạt, NXB Lao động xã hội,
2012, tr.130 – 131)
Câu 1: Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chính nào?
Câu 2: Đoạn trích trình bày theo cách nào?
Câu 3: Nêu tác dụng của phép lặp cấu trúc câu “Tư duy số đông…”?
Câu 4: Qua đoạn trích trên, anh/ chị hiểu thế nào là “tư duy số đông”? Anh/chị
ứng xử với “tư duy số đông” như thế nào?
II. PHẦN LÀM VĂN:
Tư duy số đông có phải là lực cản của sự thành công?
Anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về điều này.
ĐỀ SỐ 21
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
…“Những người hôi của hí hửng bên chiếc xe cháy trụi, chỉ vài chai dầu ăn, sữa
tắm. Gương mặt bất lực ứa nước mắt của một người đàn ông phong trần. Và
gương mặt bẽn lẽn khi xóm làng vận động người hôi của trả lại cho người lái xe
số vật phẩm trên.
Những tàn ác, tham lam, ti tiện… cũng giống như rều rác trên bề mặt một con
sông đang cuộn trào. Nhìn ngang, nó dày đặc lắm, tưởng chừng hung hãn lấp kín
cả mặt sông. Nhưng nhìn sâu, dưới bề mặt đó là một khối nước khổng lồ gấp bội.
Khối nước đó trong veo, cuồn cuộn và miệt mài lao đi, tưới đẫm và cho vẫy vùng.
Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao
giờ toàn là chuyện xấu xa. Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên
thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những
thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người”…
(TríchChuyện anh phụ xe bật khóc vì bị hôi của: Nó rất ám ảnh, nhưng cuộc
đời này không phải toàn là thứ xấu xa…Hoàng Xuân. Tri thức trẻ, 5/11/2016).
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên
? (0,5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn:
Những tàn ác, tham lam, ti tiện…cũng giống như rều rác trên bề mặt một con
sông đang cuộn trào (1,0 điểm)
Câu 3: Hình ảnh khối nước trong đoạn trích tượng trưng cho điều gì? (0,5
điểm)
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về câu: Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh
nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra
những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người. (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về
ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Cuộc đời này có chuyện xấu
xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa.”.
ĐỀ SỐ 22
Phần I. Đọc hiểu
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Nhiều người vẫn thường tự hỏi tại sao mình lại bị ám ảnh trước tiền tài, địa
vị, danh vọng và nhiều ham muốn khác đến vậy? Câu trả lời là do họ không biết
trân quý những gì họ đang có. Khi những gì ta có xuất phát từ niềm khát khao
mong mỏi thực sự, tâm trí ta sẽ không vướng bận vào những suy nghĩ quẩn quanh,
ta sẽ sống thực với cảm xúc của mình hơn. Đó cũng là khi ta không phải đương
đầu với cảm giác hoang mang lo lắng; không cảm thấy khiên cưỡng như khi buộc
bản thân làm những điều đáng chán. Tiền tài và địa vị không thể khỏa lấp sự
trống rỗng trong tâm hồn. Vì thế, trước khi làm một việc gì, hãy tự hỏi: "Ta đang
muốn làm gì?".
Hãy sống thật với chính mình và tự tin vào những mặt mạnh của bản thân,
nếu không bạn sẽ lãng phí cuộc đời mình một cách vô nghĩa. Khi khoác lên
mình chiếc mặt nạ hòng thu hút tình cảm và sự quan tâm của người khác, bạn sẽ
đánh mất điều quan trọng nhất – đó là con người thật của mình. Tiền tài, địa vị
tựa như một thứ chất kích thích. Nó làm nảy sinh trong mỗi người ham muốn sở
hữu để xoa dịu những khát khao mà họ chưa giành được hoặc để thỏa mãn sự tò
mò trong họ. Không nên để bản thân rơi vào cạm bẫy đó. Sống thực với chính
mình tựa như tấm khiên vững chắc giúp bạn không bị biến thành nạn nhân của
sự ảo tưởng.
Trước đây, tôi từng sai lầm khi mải mê tìm kiếm mình trong cái nhìn của
người khác để rồi lạc lối trong mê cung của họ. Nhưng giờ đây, tôi hiểu rằng
người ta chỉ có thể tìm thấy mình trong chính những suy nghĩ và hành xử của bản
thân. Con đường ấy, không ai khác mà chính ta phải làm chủ lấy nó.
(Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai - Tian Dayton, Ph. D, biên dịch:
Thu Trang - Minh Tươi, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr.68 - 69)
Câu 1: Em hãy xác định thao tác lập luận chính của văn bản trên?
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn: Nhiều người
vẫn thường tự hỏi tại sao mình lại bị ám ảnh trước tiền tài, địa vị, danh vọng và
nhiều ham muốn khác đến vậy? Câu trả lời là do họ không biết trân quý những
gì họ đang có. Khi những gì ta có xuất phát từ niềm khát khao mong mỏi thực sự,
tâm trí ta sẽ không vướng bận vào những suy nghĩ quẩn quanh, ta sẽ sống thực
với cảm xúc của mình hơn. Đó cũng là khi ta không phải đương đầu với cảm giác
hoang mang lo lắng; không cảm thấy khiên cưỡng như khi buộc bản thân làm
những điều đáng chán. Tiền tài và địa vị không thể khỏa lấp sự trống rỗng trong
tâm hồn. Vì thế, trước khi làm một việc gì, hãy tự hỏi: "Ta đang muốn làm gì?".
Câu 3: Em hiểu gì về câu : Khi khoác lên mình chiếc mặt nạ hòng thu hút
tình cảm và sự quan tâm của người khác, bạn sẽ đánh mất điều quan trọng nhất
– đó là con người thật của mình.
Câu 4: Qua văn bản trên, tác giả gửi đến chúng ta thông điệp gì?
Phần II. Làm văn
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
: “Hãy sống thật với chính mình”được gợi ở phần Đọc hiểu.
ĐỀ SỐ 23
I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu câu
“Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có
bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những
người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra
mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp
thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.
Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được
hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không
tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự
tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả
năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức,
trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.
Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài
lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không
chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu
mến hơn.”
(Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?
Câu 3 (1,0 điểm): Tại sao tác giả cho rằng “Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục
đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh”.
Câu 4 (1,0 điểm): Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như
thế nào
II.LÀM VĂN
Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý
kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử
thách.

ĐỀ SỐ 24
Phần I (3,0 điểm): Đọc hiểu:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
(1) Trang Tử nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi
trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được
sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng
ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những
song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?
(2) Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc,
kiếm sống, chọn chồng, chọn vợ, chọn tương lai…Chúng ta sẽ quá quen với việc
được sắp sẵn. chúng ta ưa làm những việc đã được người khác lên kế hoạch hơn
là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui
khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi, vuốt ve. Chúng ta thậm
chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không
thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và
biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. thậm chí, một con chim
trong rất nhiều lớp lồng.
(3)Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa
đề thú vị “Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ”. Đó là những
nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ
cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói
xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít,
vẽ và hát và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức
về những điều kỳ diệu, cây cối và các con vật đều chết- và chúng ta cũng vậy, từ
đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học: quan sát.
(4)Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được
học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh
ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống.
Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là
trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)
Câu 1(0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2(0,5đ): Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì?
Câu 3(1,0đ): Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Gà rừng đi mười bước mới
nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng
chúng ta không mong cầu được sống trong lồng”.
Câu 4(1,0đ): Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ, anh/ chị thấy
nguyên tắc nào có giá trị với mình nhất? Vì sao?
I.Phần làm văn
“Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con
chim trong lồng lúc nào không biết nữa”
Trong tư cách của người thanh niên tuổi 18, anh/chị có đồng tình về nhận định
giới trẻ như trên? Hãy viết 1đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của
anh/chị.
ĐỀ SỐ 25
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau
trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp
con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những
thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.
(2) Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại
khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi
người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói “Người bi
quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội
trong mỗi khó khăn”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa
vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy
bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó
là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm
mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.
(Trích từ cuốn “Học vấp ngã để từng bước thành công” – John C.Maxwell)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích?
Câu 3: Việc tác giả trích dẫn câu nói của Sir Winston Churchill có tác dụng
gì?
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Thất bại giúp con người đúc
kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt
được thêm phần ý nghĩa” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chi ̣hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu nói của Sir Winston Churchill: Người
bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ
hội trong mỗi khó khăn

ĐỀ 26
I.ĐỌC-HIỂU (3.0 điểm).
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Cả một thế giới rộng lớn ngoài kia đang chờ bạn, mặc dù con đường tới đó
không hiện ra cho những ai chỉ muốn đi trên các lối mòn quen thuộc và làm
những công việc quen thuộc. Với những người này thì thế giới cũng chật hẹp
giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc của họ cũng hạn chế
như những thói quen của họ vậy. Còn với những người tiên phong quyết tâm đi
trên những con đường mới và thử làm những cái mới với tinh thần cầu tiến và
chấp nhận thử thách, thế giới thật sự là một địa bàn rộng lớn và có vô số công
việc để làm. Đó là cách thức mà tôi đã và sẽ tiếp tục sống – đi tìm những công
việc mới và dồn tất cả những gì tôi có cho chúng.
Bạn là thanh niên. Vậy hãy trở thành người đi tiên phong. Đi tiên phong mới
là cách sống thực sự. Thế giới đang trở nên khá nhỏ để có thể gọi là “Cái làng
địa cầu” nhưng vẫn còn rất nhiều nơi để khám phá. Hành tinh chúng ta có rất
nhiều người đang làm rất nhiều việc vẫn chưa ai từng làm. Hãy nghĩ đến cả thế
giới và có những dự định to lớn, và đừng sợ thất bại. Con đường của những
người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường
cho tương lai của chính mình. Đó là tất cả những gì gọi là một cuộc sống thực
sự”.
(Trích Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, Kim Woo
Chung – Nguyên Giám đốc Tập đoàn Deawoo, NXB Văn hóa thông tin,
tr.159,160)
Câu 1: Với những người tiên phong quyết tâm đi trên những con đường mới và
thử làm những cái mới, thế giới trong mắt họ là gì? (0,5 điểm)
Câu 2: Xác định và phân tích giá trị của biện pháp từ từ được sử dụng trong
câu: “Với những người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn
quen thuộc của họ và công việc của họ cũng hạn chế như những thói quen của
họ vậy”. (0,75 điểm)
Câu 3: Theo anh/chị, tại sao tác giả lại cho rằng “Con đường của người đi tiên
phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai
của chính mình” ? (0,75 điểm)
Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
(1,0 điểm)
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/
chị về vấn đề : Nếu phía trước là một con đường ?
ĐỀ 27
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tấm gương là người bạn chân thật suốt một đời mình, không bao giờ biết xu
nịnh ai, dù đó là kẻ vương giả uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có
tan xương nát thịt thì vẫn cứ nguyên tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc
mẹ cha sinh ra nó. Nếu ai có bộ mặt không xinh đẹp thì gương không bao giờ
nói dối, nịnh xằng là xinh đẹp. Nếu ai mặt nhọ, gương nhắc nhở ngay. Nếu ai
buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo như để an ủi, sẻ chia
cho người đỡ buồn phiền sầu khổ.
Là người, ai dám tự bảo mình là trong sáng suốt đời như tấm gương kia. Thiếu
gì kẻ ác độc, nịnh hót, hớt lẻo, dối trá, có kẻ còn tham lam mà bảo trắng là đen,
gọi xấu là tốt đấy sao.
Không một ai mà không soi gương, tư già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà. Soi
gương nhiều nhất có lẽ là các chị chúng ta, những cô gái càng xinh đẹp thì càng
thích soi gương.
Không hiểu ông Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi có lúc nào soi gương để buồn
phiền cho gương mặt xấu xí của mình, để rồi làm ra bài phú “Hoa sen giếng
ngọc” nổi tiếng bao đời. Anh Trương Chi nữa, anh ngồi trên con thuyền lơ lửng
mặt sông, có soi vào dòng nước để tủi cho khuôn mặt mình, nên đành gửi lòng
vào tiếng hát cho say đắm lòng cô gái cấm cung và bao người khác nữa… thành
câu chuyện đau buồn
Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng
trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm
sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn.
Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân
thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc
ác với bất cứ ai.
(Băng Sơn, U tôi -Theo sách Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam
2015, tr.84, 85)
Câu 1. Chỉ ra đặc tính nổi bật của tấm gương được nêu trong văn bản. (0,5
điểm)
Câu 2. Từ đặc tính của tấm gương, tác giả liên tưởng so sánh với điều gì trong
cuộc sống? (0,5 điểm)
Đang tải...
Câu 3. Thái độ mà tác giả muốn biểu đạt qua bài văn? (1,0 điểm)
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến “Có một gương mặt đẹp soi vào gương
quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp
để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn”? Vì
sao? (1,0 điểm)
Phần II. Làm văn
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.

ĐỀ 28
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ
vững chãi để làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ.
Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn
ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta
giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng
chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn
rồi.Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người.Thế
nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại
không chịu lắng nghe ai cả.
(….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang
đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị
thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh
nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ càng những báo cáo hay những lời than thở về
bệnh trạng.Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang
đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị
liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ
giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta
phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?
( Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,
2017, tr.160-162)
Câu1.Đoạn văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 2.Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có thái độ như thế nào?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: « khi ta quyết định lắng nghe một người đang
khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ,»?
Câu 4.Theo anh/chị, chúng ta cần lưu ý điều gì khi lắng nghe ai đó?
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm): NLXH
Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Anh/chị hãy viết
một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.

ĐỀ 29
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Bạn sẽ làm gì khi có một ngày thức dậy thấy bên mình không còn việc gì nữa cả.
Tiền trong túi không còn, việc làm không có, người yêu chia tay, bạn bè, gia
đình ở xa… Cuộc sống coi như mất hết ý nghĩa. Vậy mà đến lúc đó, tôi lại tự
dưng mỉm cười.
Con số không tròn trĩnh để người ta soi mình vào đó và chợt nhận ra
những thất bại. Như một chiếc gương soi trung thực để thấy ta từ thuở tập bò,
tập đi, vội vàng tập chạy, rồi thì… vấp ngã. Có kẻ ngã rồi nằm luôn, có kẻ
gượng dậy để… ngã tiếp. Trong suốt cuộc đời bao nhiêu lần ta ngã, bao nhiêu
lần đứng dậy, ta có nhớ hết không?
Khi tiền trong túi không còn, tôi nghĩ đến hàng triệu người trên thế giới vẫn còn
đang đói khát. Khi việc làm không có, tôi tin cũng có hàng triệu người khác cũng đang chạy
đôn chạy đáo tìm việc như mình. Khi tình yêu tan vỡ, tôi viết thêm vào thời gian biểu của
mình một số giờ học thêm hoặc đi ngủ. Và rồi tôi mỉm cười. Cuộc sống vẫn cứ trôi. Đôi khi
ta chao đảo. Rồi sau đó ta sẽ nhận ra và lấy lại thế cân bằng. Một câu danh ngôn nào đấy
đại ý là như vậy. Hình như tôi là người lạc quan
Và khi người ta no đủ, người ta sẽ không thể có được cảm giác thử sức
khao khát và hy vọng. Bởi vậy cho đến già ta vẫn cứ là bé thơ khi chơi thứ đồ
chơi này đến chán ngấy rồi lại đòi thứ khác. Tôi khao khát no đủ nhưng sẽ
chẳng bao giờ no đủ. Lúc biết mình đang đi vào cái vòng tròn của con số
không, tôi sẽ hít một hơi dài rồi vùng vẫy.
Có biết bao nhiêu người trên trái đất này tìm ý nghĩa cuộc sống bằng
cách ban tặng cuộc đời mình đến những nơi xa xôi, những người cùng khổ. Thế
thì tại sao ta thấy đời mất hết ý nghĩa khi lại bắt đầu bằng bàn tay trắng?
Hãy cứ tin đi, bằng cách mỉm cười khi mình thất bại, sẽ thấy cuộc đời
lại mỉm cười. Khi ta không còn gì hết, không có gì hết, đời sẽ ban tặng ta một
cái gì đó mới mẻ hơn, hạnh phúc hơn. Sau hạnh phúc là bất hạnh, đi hết bất
hạnh rồi sẽ gặp hạnh phúc. Điều đó chẳng phải là quy luật hay sao?
(Trích “Bài học của thầy” – Trang 32 – NXB Hà Nội – Năm 2016)
Câu 1. Chỉ ra một biểu hiện của thái độ sống lạc quan được nêu trong đoạn trích
Câu 2. Hình ảnh “con số không” trong đoạn tríchcó ý nghĩa như thế nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về quan niệm của tác giả: “Lúc biết mình đang
đi vào cái vòng tròn của con số không, tôi sẽ hít một hơi dài rồi vùng vẫy”.
Câu 4. Anh/chị rút ra thông điệp nào có ý nghĩa nhất từ đoạn trích trên? Vì sao?
II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần làm để giữ thái độ lạc quan trong cuộc
sống.

ĐỀ 30: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt,
nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và
cao cả – Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà
cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thương, vươn lên
trên tất cả những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi.Phải, mình phải sống
như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế – Đây là mơ ước, là
nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm.”
( Trích Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi – Nguyễn Văn Thạc.)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của đoạn
trích trên.
Câu 2. Nội dung của đoạn trích. (1,0 điểm)
Câu 3.Đặt nhan đề cho đoạn trích. (0,5 điểm) .Anh/chị cảm phục phẩm chất nào
ở anh Nguyễn Văn Thạc, người liệt sĩ đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị khi
chưa đầy 20 tuổi, trong đoạn trích trên ? (0,5 điểm)
Câu 4.Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên? Nêu tác dụng của
biện pháp tu từ đó. (1.0 điểm)
Câu II. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) về sống đẹp trong cuộc sống.

You might also like