You are on page 1of 15

Đề 1 : LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
     Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao
đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình
trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách
để học hỏi thêm nữa.
      Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của
mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của
mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn
luôn phải học thêm, học mãi mãi.
      Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng
chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối
với mọi người.
   Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB
Giáo dục, 2015, tr.70 – 71)
Câu 1. Trong đoạn văn thứ nhất, người có tính khiêm tốn có biểu hiê ̣n như nào?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là
những giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la”.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Khiêm
tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.
Đề 2 : LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Theo Tiến sĩ Vũ Thu Hương, chuyên gia tâm lý giáo dục, các “giang hồ” mạng truyền cảm hứng cho giới trẻ chẳng
khác nào sự nguy hại của trò chơi “Cá voi xanh”, “Thử thách momo” mà phụ huynh lo lắng bấy lâu. “Hiện tượng này
đặc biệt nguy hiểm, bởi việc học sinh thần tượng những "giang hồ" mạng có thể là một trong những nguyên nhân
khiến bạo lực học đường gia tăng. Những hành vi vi phạm pháp luật được cổ vũ như hành động anh hùng sẽ góp phần
làm tăng các vụ án nghiêm trọng về cả mức độ lẫn số lượng”, Tiến sĩ Vũ Thu Hương phân tích (.....). 

Tâm lý lứa tuổi với sở thích vượt khỏi sự hiểu biết của phụ huynh cùng những ảnh hưởng của đám đông bạn bè khiến
cho “văn hóa thần tượng” của giới trẻ ngày càng khó nắm bắt, khó kiểm soát. Nhiều xu hướng thần tượng lệch lạc
hiện diện rõ hơn. Hành động của giới trẻ với cộng đồng cũng có nhiều biểu hiện không giống với thế hệ trước (.....).

Xu hướng thần tượng đến mê muội, cảm tính đang trở thành mối lo ngại về những hành vi lệch chuẩn của một bộ phận
thanh niên. Để ngăn chặn xu hướng này, không chỉ trông cậy sự vào cuộc, quản lý của cơ quan chức năng mà hơn hết
là sự chung tay của gia đình, nhà trường trong tuyên truyền, nâng cao khả năng thẩm mỹ và nhân cách, đạo đức đối
với giới trẻ”
(Trích “Thần tượng” lệch lạc - Hồi chuông báo động trong giới trẻ, theo Hoàng Lân, báo Hà Nội mới)
Câu 1 (0.5điểm) Xác định nội dung chính của văn bản trên ?
Câu 2 (0.5điểm) Theo tác giả, hậu quả của việc giới trẻ thần tượng các hiện tượng giang hồ “mạng” là gì ?
Câu 3 (1.0điểm) Theo anh chị, tại sao một bộ phận giới trẻ ngày nay lại thần tượng các hiện tượng “giang hồ” trên
mạng xã hội ?
Câu 4 (1.0điểm) Anh/ chị có đồng tình với quan điểm cho rằng : “ việc học sinh thần tượng những "giang hồ" mạng
có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạo lực học đường gia tăng” ? Vì sao ?

Phần II. Làm văn ( 7điểm)

Câu 1 (2điểm) : Từ những thông tin của văn bản phần đọc hiểu, anh / chị hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội
(khoảng 200 chữ ) bàn về lẽ sống đẹp cho giới trẻ ngày nay.
ĐỀ 3: LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
…Đọc lại Tiểu sử các Danh nhân thế giới từ lĩnh vực Văn, Thơ, Nhạc, Họa đến các nhà sáng chế phát minh
làm thay đổi thế giới, thay đổi hẳn các nền văn minh từ thấp đến cao, từ lạc hậu dã man đến văn minh, dân chủ, công
khai, sáng tạo ai ai cũng nhận ra rằng: Đa số các vị tiền bối đó đều xuất thân từ con nhà nghèo, nhưng cái ý chí, cái
quyết tâm, cái tĩnh lặng suy tư của các vị nẩy nở và phát triển từ lúc còn ấu thơ, từ lúc còn là học sinh tiểu học, từ lúc
còn chăn trâu cắt cỏ. Họ vươn lên mạnh mẽ vì họ quyết tâm chiến thắng cái nghèo, cái đói để vươn lên tầm cao lớn
lao, cải tạo thế giới, cải tạo con người. Bí quyết thành công của họ là tự lập, tự suy nghĩ, tự sáng tạo, tự vươn lên.
Soi sáng từ tấm gương của các vị đáng kính đó, ta nhìn nhận ra ngay là con em những người giầu có, có chức
có quyền luôn sống ỉ lại, ăn bám thì không thể có cái kỹ năng sống quý hiếm đó. Những thanh thiếu niên thừa tiền tiêu
pha, được cha mẹ nuông chiều muốn gì được nấy nên bao giờ cũng học dốt, bao giờ cũng là những học sinh cá biệt.
Lớn lên chút nữa, họ ngập ngụa trong cảnh ăn chơi trác táng ở vũ trường, ở quán bar, dần dần những tiếng động
khủng khiếp của trống, của đàn tăng hết cỡ, mở hết công suất đã phá hủy bộ não con người, đưa họ vào cõi u mê ám
chướng, chỉ biết sống theo bản năng sinh tồn đơn thuần. Một số kết thúc cuộc đời trong các bệnh viện Tâm thần. Một
số trở thành “giá áo, túi cơm”, là gánh nặng cho gia đình và xã hội suốt đời…
(Trần Hữu Thăng ,Vẻ đẹp của sự tĩnh lặng suy tư,http://daidoanket.vn/tinh-hoa-viet)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Họ vươn lên mạnh mẽ vì họ quyết tâm chiến thắng cái
nghèo, cái đói để vươn lên tầm cao lớn lao, cải tạo thế giới, cải tạo con người..
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào lối sống: sống theo bản năng sinh tồn đơn thuần của một bộ phận giới trẻ
hiện nay?
Câu 4. Anh/ chị có suy nghĩ gì về Bí quyết thành công được đề cập trong đoạn trích?

ĐỀ 4: LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ vẻ
đẹp của sự tĩnh lặng suy tư trong cuộc sống con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt
sông chỗ ấy lúc chỉ đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này
bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hỗ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong
khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng
lên một khung cửa nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vửa  tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng
gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ suýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà
khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
 Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng
bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa sống cái bị sặc. Trên mặt cái hút
xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy,
thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường
mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phòng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc
ặc lên như rót dầu sôi vào. Những bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tụt xuống. Có
những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới
lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo
tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả
thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy hút Sông Đà-từ đây cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh
nhautới một cột nước cao đến vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái
máy lia ngược contre-plonggée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thuỷ
tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả người đang xem. Cái phim
ảnh thu được trong lòng giếng xoát tít đáy, truyền cảm lại cho người xem phim kí sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ
chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn.
(Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân)
Cảm nhận của anh/ chị vẻ đẹp hình tượng sông Đà ở đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát
hiện về dòng sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân
ĐỀ 5: LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Tầm nhìn sự hiểu biết của con người đôi lúc không phải xuất phát từ chỗ đứng mà nó còn do tâm hồn của mỗi
con người định đoạt.
Một người anh là phi công nói với tôi: “Em biết không? Anh đã làm chủ được cả bầu trời và đã phóng tầm
mắt quan sát được mọi thứ từ trên cao”.
Còn người anh khác làm kiểm lâm thì nói: “Anh bây giờ đang bảo vệ toàn bộ núi non, trùng điệp cùng với
muôn loài chim thú”. Cả hai người anh đều nói về công việc của mình với vẻ đầy tự hào. Còn tôi lúc đó tuy còn nhỏ
nhưng là một con người kém may mắn do tai nạn đang ngồi trên xe lăn ngày tháng chỉ quẩn quanh với “thế giới” là
trong căn nhà nhỏ.
Thấy tôi hàng ngày tỏ vẻ buồn chán, mẹ đã động viên tôi: “Con trai! Mọi việc rồi sẽ qua. Tại sao con không
đem bầu trời, đám mây, núi non và mọi thứ mà con nhìn thấy thu vào trong tâm hồn con? Như vậy con sẽ có được
nhiều thứ hơn con tưởng”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Tâm hồn của con rộng lớn vậy sao?”
Mẹ hiền từ nói: “Con ngốc nghếch của mẹ! Trên đời chỉ có tâm hồn là có thể lớn và có thể nhỏ. Nó to lớn khi
con người ta có tấm lòng độ lượng khoan dung biết thương người như thể thương thân. Nếu con sống được như thế thì
tâm hồn có thể chứa đựng được cả trời đất, vạn vật trong đó.
Ngược lại, nó có thể nhỏ khi con người ta sống ích kỷ, hẹp hòi, ghen ghét, đố kỵ, ham danh, háo sắc... biết
mình mà không biết người thì đến ngay cả cái kim cũng khó có thể len vào được!”
Quả đúng thật vậy, sau một thời gian chạy chữa và tập luyện tôi đã đi được bằng đôi chân của mình. Ngẫm lại
những lời mẹ nói quả thật không sai. Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp đều do tâm hồn mà hình thành. Vì vậy, trong
cuộc sống ta nên mở rộng tâm hồn mình ra và sẽ thấy cuộc đời tươi đẹp hơn.
(Tâm hồn con người,VÕ HOÀNG NAM
http://www.baovinhlong.com.vn/the-gioi-tre/201611/trang-viet-xanh-tam-hon-con-nguoi)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, tại sao nhân vật tôi có tâm trạng buồn chán, còn hai người anh đầy tự hào?
Câu 3. Nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật đối lập trong lời nói của người mẹ hiền từ.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình hay không với câu nói:Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp đều do tâm hồn mà hình
thành. Nêu rõ lí do.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)


Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về
ý nghĩa của việc mở rộng tâm hồn trong cuộc sống con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.88)
Cảm nhận của anh/ chị về nỗi nhớ thể hiện trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cảm hứng lãng mạn của hồn
thơ Quang Dũng.
ĐỀ 6- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Con đi biền biệt tháng ngày
Lúc dừng chân đã mây bay trắng đầu!
Bơ vơ, tội nghiệp giàn trầu
Tủi thân biết mấy thân cau trước nhà.
Con về gần, mẹ đã xa,
Câu thơ lỏng chỏng giữa nhà mồ côi!
Mai sau dù có già rồi,
Con vẫn cần mẹ như thời trẻ thơ!
( Trích “Vẫn cần có mẹ”, Nguyễn Văn Thu)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ sau:
Bơ vơ, tội nghiệp giàn trầu
Tủi thân biết mấy thân cau trước nhà.
Câu 3. Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Con về gần, mẹ đã xa,
Câu thơ lỏng chỏng giữa nhà mồ côi!
Câu 4. Thông điệp mà anh( chị) tâm đắc nhất qua văn bản là gì?Nêu lí do chọn thông điệp đó.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về
ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho.Trẻ em đi hái bí đỏ,
tinh nghịch, đã đốt những lều quanh nương để sưởi lửa.Ở Hồng Ngài, người ta thành lệ cứ ăn Tết thì gặt hái vừa xong,
không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết
giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.
Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ.
(…) Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn
đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi.Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.
                            "Mày có con trai con gái rồi
                              Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu".
Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.
Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm sân chơi chung ngày tết. Trai gái, trẻ con ra sân ấy tụ tập
đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy.
Cả nhà thống lý ăn xong bữa cơm tết cúng ma. Xung quanh chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn nhảy lên
xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm tiếp ngay cuộc rượu bên bếp lửa.
Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mỵ lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn
người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.
Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng
hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 6,7)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp bức tranh thiên thiên, cảnh sinh hoạt và nhân vật Mị ở đoạn trích trên. Từ đó,
nhận xét chất thơ trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài.

ĐỀ 7: LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
Cuộc sống này vốn không chỉ có hương thơm của hoa hồng và vẻ thơ mộng của dòng sông, nó còn có cả
những phút giây bị gai hoa hồng đâm đến ứa máu hoặc vẫy vùng giữa dòng nước chảy xiết. Bên cạnh những niềm vui
là những khó khăn và cạm bẫy luôn chực chờ, chỉ cần bạn lơ là mất cảnh giác chúng sẽ xô tới. Chính những khó khăn
thử thách ấy sẽ góp phần nhào nặn bạn trở thành một phiên bản tốt hơn.
(…) Làm cách nào để có thể đứng vững giữa muôn vàn cạm bẫy, khó khăn, thử thách? Làm cách nào để có thể
luôn hiên ngang vững vàng trên đôi chân của mình và mở rộng vòng tay chào đón những điều mà cuộc đời mang đến?
Điều gì giúp chúng ta vượt qua khó khăn trở ngại? Điều gì dẫn đường chỉ lối cho ta đi xuyên qua màn đêm sóng gió để
đạt được điều mong muốn?
Để vượt qua được những khoảnh khắc đó, bạn phải tìm kiếm cho mình một điểm tựa vững chắc luôn cho bạn
lời khuyên và không bao giờ rời xa. Đến cái bóng cũng rời xa bạn khi bạn đi vào bóng tối, nhưng điểm tựa thì không,
mỗi người hãy tìm kiếm cho mình một điểm tựa. Có một loại điểm tựa như thế, thường được gọi là “trọng tâm cuộc
đời”. Đó là thứ bạn cần có và nên phải có dù cho bạn đang ở lứa tuổi thiếu niên, thanh niên hay đã trưởng thành.
Luôn xác định trọng tâm cho cuộc sống và làm mọi điều hướng về nó, có vậy bạn sẽ không lạc lối và thất vọng.
(Trích sách Sống như ngày mai sẽ chết - Phi Tuyết - Nxb Thế Giới, 2017)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Theo tác giả, điều gì giúp bạn trở thành một phiên bản tốt hơn?
Câu 2. Nêu tác dụng câu hỏi tu từ được sử dụng trong văn bản.
Câu 3. Anh/ chị hiểu “trọng tâm cuộc đời”là gì?
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm Luôn xác định trọng tâm cho cuộc sống và làm mọi điều hướng về
nó, có vậy bạn sẽ không lạc lối và thất vọng hay không? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý
nghĩa việc tìm kiếm cho mình một điểm tựa vững chắc của con người trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi
người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.
Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng
hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị .
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa
nhà.Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho
Mị đi chơi Tết. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy
phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn
đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải
ở với nhau!Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ
thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao,em không bắt
Em không yêu,quả pao rơi rồi...
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 7,8)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét sự tinh tế khi diễn tả sự hồi sinh
trong tâm hồn nhân vật của nhà văn Tô Hoài.
ĐỀ 8
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Thực tế cuộc sống quanh ta cũng cho thấy, có khá nhiều người không có bằng đại học, không xuất chúng,
cũng chẳng nổi tiếng như Bill Gates, nhưng sự thành công của họ lại có phần vượt trội không ít người có bằng đại
học..
Ngày nay, khi bạn có thực tài, nếu không làm cho cơ quan Nhà nước thì làm ở khu vực tư nhân; nếu không tư
nhân thì là nước ngoài. Hay tự mình... dùng mình! Thậm chí, nếu ở trong nước không có đất dụng võ thì ra thế giới...
Với công việc, năm châu bốn biển đều có thể là nhà của mình.
Hiện xã hội cũng đang "khát" nhân lực, hàng trăm ngàn công ty đang cần hàng triệu người có thực tâm, thực
lực để giúp họ. Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ
sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện. Còn giả sử bạn nộp đơn vào một số nơi nào đó mà họ không quan tâm đến
giá trị thực thì chắc hẳn nơi đó không thuộc về bạn.
….
Cuộc đời không quá dài để mình có thể phung phí thời gian, nhưng cũng đủ dài để làm được những gì mà
mình muốn. Và cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng
mình vẫn có thể là người về đích trước tiên. Hãy tin rằng: "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng
phải nhanh lên kẻo không kịp. Và rằng, trong cuộc đời, chỉ có "sự học" và "thực học" của mình mới tạo nên giá trị và
quyết định thân phận của chính mình, và điều đó còn lớn lao hơn "đại học" rất nhiều".
(Lược ghi ý kiến của ông Giản Tư Trung - Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có
bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên.
Câu 3. Theo anh/chị, việc đưa ra câu nói:Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay
không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện có tác dụng gì?
Câu 4. Lời khuyên "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp”
gợi anh, chị suy nghĩ gì?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về giá trị của "thực
học" đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở
trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng loá xói vào hai con mắt
còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay
đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo
rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong
ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng
nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động.
Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh
con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong
lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm
chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.
Bà cụ Tứ chợt thấy con giai đã dậy, bà lão nhẹ nhàng bảo nàng dâu:
- Anh ấy dậy rồi đấy. Con đi dọn cơm ăn chẳng muộn.
- Vâng.
Người đàn bà lẳng lặng đi vào trong bếp. Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu
đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh. Không biết có phải vì mới làm
dâu mà thị tu chí làm ăn không? Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của
bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà
cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn.
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 30)
Cảm nhận của Anh/Chị về vẻ đẹp người nông dân trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cái nhìn mới mẻ về
con người của nhà văn Kim Lân.
ĐỀ 9
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đã có lần con khóc giữa chiêm bao
Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó
Đồng sau lụt, bờ đê sụt lở
Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn.
 Anh em con chịu đói suốt ngày tròn
Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa
Có gì nấu đâu mà nhóm lửa
Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về…
Chiêm bao tan nước mắt dầm dề
Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng
Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọng
Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.
( Trích “Khóc giữa chiêm bao”, Vương Trọng)
Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện năm khốn khó trong đoạn trích?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ sau:
Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọng
Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.
Câu 3. Anh/chị hiểu dòng thơ sau như thế nào ?
Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn
Câu 4. Thông điệp mà anh( chị) tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì?Nêu lí do chọn thông điệp đó.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về
ý nghĩa của việc cần trân quý những gì đang có trong cuộc sống con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Nơi ngưỡng cửa khốn khổ đó, họ sẽ chứng tỏ số phận và tính cách của mình, đồng thời ở nơi đó họ sẽ bắt đầu
một niềm tin mới, một niềm hạnh phúc mới, dù là rất mong manh (Kim Lân, Tác giả nói về tác phẩm, NXB Trẻ, 2000).
Hãy làm rõ nhận định đó qua các nhân vật trong tác phẩm “Vợ nhặt”.
ĐỀ 10- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020-LẦN 2
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Anh biết rằng em mòn mỏi chờ trông
Cứ đằng đẵng tháng năm dài xa cách
Một kiếp người, đâu có còn kiếp khác
Em chẳng thể nào hóa đá đợi anh
Anh biết rằng em chịu mọi hy sinh
Lo cho anh suốt chặng đường sinh tử
Trăm việc hậu phương mẹ già, con nhỏ
Đêm khuya về chết nửa giấc mơ em
 Nếu biết rằng em oán ghét chiến tranh
Sao họ cứ chất chồng thêm tội ác
Nếu trái đất không đạn bom hủy diệt
Nhân loại này sẽ tươi đẹp biết bao
 Vẫn biết rằng em chẳng ước cao siêu
Anh sẽ trở về sau ngày chiến thắng
Em chẳng muốn chồng mình là Thánh  Gióng
Dù muộn mằn đã cạn những ngày xanh
Chỉ tiếc rằng phải gánh vác cuộc chiến tranh
Nếu có được có thêm nhiều đời nữa
Sống để yêu thì bao nhiêu cho đủ
Một cuộc đời đâu thỏa một tình yêu!
  (Thơ viết cho em, Tạ Bằng)
Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Những từ ngữ nào có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian trong bài thơ?
Câu 2. Nêu tác dụng phép điệp trong 2 khổ thơ đầu.
Câu 3. Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào ?
Chỉ tiếc rằng phải gánh vác cuộc chiến tranh
Nếu có được có thêm nhiều đời nữa
Sống để yêu thì bao nhiêu cho đủ
Một cuộc đời đâu thỏa một tình yêu!
Câu 4. Những lời nhân vật Anh “viết cho em” trong văn bản gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về người phụ nữ ở
hậu phương?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ vai
trò của khát vọng trong cuộc sống..
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn:
…Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa
ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên
làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai
dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt.
Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình
mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao
đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào
mà lo cho hết được ?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” :
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…
Tràng thở đánh phào một cái (…) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá…
Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”.
Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong
cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi
dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ
chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013,tr 28-29)
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, rút ra nhận xét tấm
lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.

ĐỀ SỐ 11- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020-LẦN 2
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đoc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
[...] Có những ngày muốn post cái gì đó tươi tươi cũng thấy cần nhìn trước nhìn sau. Vì xung quanh đang có
những chuyện buồn, chuyện tổn thất, chuyện đau lòng. Không được cười nói khi người khác có chuyện buồn, kiểu như
nhà mình cũng cần đi khẽ nói nhẹ, ngả nón chào khi hàng xóm có người qua đời, đó cũng là một trong những biểu
hiện tối thiểu của sự tử tế.
[...] Thật ra, làm người tử tể khó lắm không? Nói dễ, không dễ nhưng khó, cũng không hề là khó. Không cần
phải cổ gắng làm những điều vượt quá khả năng của bản thân, nếu đó là điều trước giờ ở nhà cha mẹ bạn chưa từng
dạy qua cho bạn. Từ từ, trải qua đời sống, bạn sẽ tự rút kinh nghiệm, và mình nhận ra rằng, hình như càng có tuổi
hơn, người ta dường như càng biết sống tử tế hơn thì phải. Cái đó gọi là “đời dạy”. Tuy nhiên, có những cái nhỏ nhỏ
này không cần đợi đến lúc “đời dạy ” mình cũng có thể làm được ngay. Ở trên xe biết nhường chỗ cho người già, phụ
nữ mang bầu..., đi ngang đám ma biết im giọng không cười, nhìn thấy chị hàng xóm xách đồ nặng biết chạy tới xách
phụ..., hay chủ động đỡ xe của một người không quen vừa té. Và những điều này cũng quan trọng không kém, khi bạn
chuẩn bị comment ném đá ai đó, cân nhẳc coi comment của bạn có làm hại gì cuộc sống người ta không, để thôi, bớt
làm anh hùng bàn phím chỉ để cho vui. Hay những ai giữ trong lòng ý niệm hại người, ngưng lại.
Bởi vì, làm người tử tế, nó đẹp lắm. Mỗi người tánh tình tốt xấu có đủ, âu cũng là cái tính tự nhiên, nhưng ý
thức làm người tử tế nó sẽ khiến cho con người mình đẹp hơn nhiều, dẫu trời chỉ cho ta cao không tới một mét rưỡi
hay chẳng có được cặp mắt hai mí to tròn, sóng mũi cao vút kiểu mấy cô mấy cậu ngôi sao Hàn Quốc. Mà chỉ cần
mình thấy mình đẹp, tự nhiên mình thấy đời mình vui lên nhiều. Thì thêm được một chuyện tốt là bớt đi được một thói
quen xấu mà.
(An nhiên mà sống, Lê Đỗ Quỳnh Hương, Nxb Trẻ, tr. 189-191)
Câu 1. Đoạn trích được viết bằng phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Tác giả đã chỉ ra những biểu hiện nào của sự tử tế mà mỗi người có thể làm được ngay?
Câu 3. Theo bạn, xã hội sẽ ra sao nếu thiếu vắng những việc tử tế?
Câu 4. Bạn có đồng ý với nhận định: ý thức làm người tử tế nó sẽ khiến cho con người mình đẹp hơn
nhiều không? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ có sử dụng câu chủ đề:
Làm người tử tế, nó đẹp lắm.
Câu 2. (5,0 điểm)
… Thằng Dục không giết Tnú ngay. Nó đốt một đống lửa lớn ở nhà ưng, lùa tất cả dân làng tới,
cởi trói cho Tnú, rồi nói với mọi người:
- Nghe nói chúng mày đã mài rựa, mài giáo cả rồi phải không? Được, đứa nào muốn cầm rựa, cầm
giáo thì coi bàn tay thằng Tnú đây.
Nó hất hàm ra hiệu cho thằng lính to béo nhất. Chúng nó đã chuẩn bị sẵn cả. Thằng lính mở tút-se,
lấy ra một chùm giẻ. Giẻ đã tẩm dầu xà-nu. Nó quấn lên mười đầu ngón tay Tnú. Rồi nó cầm lấy một cây
nứa. Nhưng thằng Dục bảo:
- Để nó cho tau!
Nó giật lấy cây nứa.
Tnú không kêu lên một tiếng nào. Anh trợn mắt nhìn thằng Dục. Nó cười sằng sặc. Nó dí cây lửa lại
sát mặt anh:
- Coi kỹ cái mặt thằng cộng sản muốn cầm vũ khí này xem sao nào. Số kiếp chúng mày không phải
số kiếp giáo mác. Bỏ cái mộng cầm giáo mác đi, nghe không?
Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất
nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.
Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng.
Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy ở trong
lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu
rên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng
trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!...
Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy. Bọn lính gạt ra. Tiếng kêu ré của đồng
bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế?Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng là tiếng
thét vang dội. Tiếp theo là tiếng “Giết!”. Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng rào rào. Tiếng bọn lính kêu
thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ: “Chém! Chém hết!” Cụ Mết, đúng rồi, cụ Mết đã đứng đấy, lưỡi mác dài trong
tay. Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết. Và thanh niên, tất cả thanh niên trong làng, mỗi người một
cây rựa sáng loáng, những cây rựa mài bằng đá mà Tnú mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về...”
( Trích Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12,Tập hai, tr 46,47,NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Tnú trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét vẻ đẹp sử
thi của nhân vật.
ĐỀ SỐ 12- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020-LẦN 2
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Em yêu từng sợi nắng cong
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Em yêu chao liệng cánh cò
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm
Em yêu khói bếp vương vương
Xám màu mái lá mấy tầng mây cao
Em yêu mơ ước đủ màu
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua
Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.
  (Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm)
Đọc bài thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Cảnh vật quê hương được cảm nhận bằng những giác quan nào?
Câu 2. Nêu tác dụng phép điệp trong bài thơ.
Câu 3. Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào ?
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Câu 4. Hai câu kết của bài: “Em đi cuối đất cùng miền/ Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân” gợi suy
nghĩ gì?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy
nghĩ về vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng
sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào
ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cócây nào không bị thương. Có
những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn
trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu
lớn.
Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn
năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh
sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao
xuống từng luồng lớn thắng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những
cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong,
chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mai ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có
những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ.
Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường
tráng. Chúng vượt lên rấtnhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm
ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu
nối tiếp tới chân trời.
( Trích Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12,Tập hai, tr 38,NXB Giáo dục Việt Nam, 2008)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp hình tượng cây xà nu trong đoạn trích trên trên. Từ đó, nhận xét bút
pháp miêu tả thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

ĐỀ SỐ 13- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
…Đọc lại Tiểu sử các Danh nhân thế giới từ lĩnh vực Văn, Thơ, Nhạc, Họa đến các nhà sáng chế
phát minh làm thay đổi thế giới, thay đổi hẳn các nền văn minh từ thấp đến cao, từ lạc hậu dã man đến văn
minh, dân chủ, công khai, sáng tạo ai ai cũng nhận ra rằng: Đa số các vị tiền bối đó đều xuất thân từ con
nhà nghèo, nhưng cái ý chí, cái quyết tâm, cái tĩnh lặng suy tư của các vị nẩy nở và phát triển từ lúc còn ấu
thơ, từ lúc còn là học sinh tiểu học, từ lúc còn chăn trâu cắt cỏ. Họ vươn lên mạnh mẽ vì họ quyết tâm chiến
thắng cái nghèo, cái đói để vươn lên tầm cao lớn lao, cải tạo thế giới, cải tạo con người. Bí quyết thành công
của họ là tự lập, tự suy nghĩ, tự sáng tạo, tự vươn lên.
Soi sáng từ tấm gương của các vị đáng kính đó, ta nhìn nhận ra ngay là con em những người giầu có,
có chức có quyền luôn sống ỉ lại, ăn bám thì không thể có cái kỹ năng sống quý hiếm đó. Những thanh thiếu
niên thừa tiền tiêu pha, được cha mẹ nuông chiều muốn gì được nấy nên bao giờ cũng học dốt, bao giờ cũng
là những học sinh cá biệt. Lớn lên chút nữa, họ ngập ngụa trong cảnh ăn chơi trác táng ở vũ trường, ở quán
bar, dần dần những tiếng động khủng khiếp của trống, của đàn tăng hết cỡ, mở hết công suất đã phá hủy bộ
não con người, đưa họ vào cõi u mê ám chướng, chỉ biết sống theo bản năng sinh tồn đơn thuần. Một số kết
thúc cuộc đời trong các bệnh viện Tâm thần. Một số trở thành “giá áo, túi cơm”, là gánh nặng cho gia đình
và xã hội suốt đời…
(Trần Hữu Thăng ,Vẻ đẹp của sự tĩnh lặng suy tư,http://daidoanket.vn/tinh-hoa-
viet)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Họ vươn lên mạnh mẽ vì họ quyết tâm chiến
thắng cái nghèo, cái đói để vươn lên tầm cao lớn lao, cải tạo thế giới, cải tạo con người..
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào lối sống: sống theo bản năng sinh tồn đơn thuần của một bộ phận
giới trẻ hiện nay?
Câu 4. Anh/ chị có suy nghĩ gì về Bí quyết thành công được đề cập trong đoạn trích?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày
suy nghĩ vẻ đẹp của sự tĩnh lặng suy tư trong cuộc sống con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách
thành, mặt sông chỗ ấy lúc chỉ đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái
yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hỗ đã có lần vọt từ
bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình
như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vửa  tắt
phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn
cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ suýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được
qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
 Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như
cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa sống cái bị sặc.
Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần
những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như ô tô sang số ấn ga cho
nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phòng
qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như rót dầu sôi vào. Những bè gỗ rừng đi nghênh
ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tụt xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền
trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy
tan xác ở khuỷnh sông dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm
giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả
máy quay xuống đáy hút Sông Đà-từ đây cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhautới một
cột nước cao đến vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái máy
lia ngược contre-plonggée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng
thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả người đang
xem. Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoát tít đáy, truyền cảm lại cho người xem phim kí sự thấy
mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cốc pha lê nước
khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn.
(Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân)
Cảm nhận của anh/ chị vẻ đẹp hình tượng sông Đà ở đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang
tính phát hiện về dòng sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân
ĐỀ SỐ 14- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích: 
Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều
Vẫn còn có bao điều tốt đẹp
Xa danh lợi hãy chịu nhiều thua thiệt
Hãy vì người, nếu mong họ vì con.
 
Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch
Tình thương yêu không mua được bằng tiền
Cần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốt
Oán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên.
 
Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậy
Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng

Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự


Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong.
(Nói với con, Nguyễn Huy Hoàng ,Nguồn http://baophunuthudo.vn/article)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Việc vận dụng tục ngữ dân gian trong đoạn thơ thứ hai có tác dụng gì?
Câu 3. Anh,chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều
Vẫn còn có bao điều tốt đẹp
Xa danh lợi hãy chịu nhiều thua thiệt
Hãy vì người, nếu mong họ vì con.
Câu 4. Những lời tâm sự “nói với con”của nhà thơ được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy
nghĩ gì?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày
suy nghĩ về ý nghĩa của việc “Sống thẳng mình” của con người trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
…Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy
hạ bộ người lái đò […]. Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà
châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo
bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng
hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn
tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay
nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần
sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở
ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng
thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên
thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá.
Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy cái luồng nước đúng
mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa
ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì
ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã
bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu
khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái
thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái
đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng
thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa
trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái
được lượn được. Thế là hết thác….
(Trích Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó , nhận xét cái nhìn
mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.
ĐỀ SỐ 15- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Hãy hình dung về một bảng điều khiển với đồng hồ đo trên ấy. Bên trái đề chữ Tự do. Bên phải đề chữ
Trách nhiệm. Đối với tôi, để trở thành nhà lãnh đạo và sống một cuộc đời vượt trội nghĩa là đấu tranh để
giữ sự quân bình mong manh giữa hai điều trên. Nói một cách khác, cây kim trên đồng hồ đo trách nhiệm
nên ở chính giữa.
Cuộc sống nói chung là sự quân bình. Và một trong những sự quân bình mang tính sống còn chính là
giữa tự do và trách nhiệm. Vâng, cứ việc tự do. Tận hưởng giây phút này. Sống đầy đam mê. Thư giãn thoải
mái. Sống cho hiện tại. Tuy nhiên, cũng phải có trách nhiệm. Phải đề ra mục tiêu. Giữ lời hứa. Hoàn thành
những công việc quan trọng. Làm tròn bổn phận.
Cuộc sống của bạn - giây phút này đây - ở vị trí nào trên đồng hồ đo trách nhiệm? Quá nhiều thời gian
cho sự tự do và không đủ thời gian thực hiện các đòi hỏi để xây dựng sự nghiệp và bổn phận hàng ngày?
Hoặc ngược lại? Ở thái cực nào cũng đều mất quân bình. Vậy đây là ý tưởng lớn: bạn hãy suy nghĩ xem
trạng thái đứng giữa sẽ như thế nào. Ý thức tốt sẽ dẫn đến lựa chọn đúng. Và lựa chọn đúng sẽ dẫn đến kết
quả khả quan.
(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, Người dịch: Phạm Anh Tuấn,Nhà xuất bản Trẻ,2014,tr 35)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Trong văn bản, bảng điều khiển với đồng hồ đo được tả như thế nào?
Câu 2. Nêu tác dụng biện pháp tu từ liệt kê khi tác giả bàn về Tự do và trách nhiệm
Câu 3. Tại sao tác giả khẳng định: cây kim trên đồng hồ đo trách nhiệm nên ở chính giữa.?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý tưởng lớn của tác giả ở cuối văn bản hay không? Nêu rõ lí do.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày
suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống con người
Câu 2. (5,0 điểm)
Cuộc đời tuy dài thế
Năm thảng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra


Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, tr.156)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cái tôi trữ tình của nhà thơ Xuân
Quỳnh.
ĐỀ SỐ 16- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Nguyên tắc mở rộng thành công
Đây là một ý tưởng mạnh mẽ có thể cách mạng hóa cuộc sống và sự nghiệp nếu bạn bám vào tận gốc
rễ của nó: cuộc sống rộng ra hoăc co lại tùy vào ý chí muốn tiến thẳng vào nỗi sợ của mình. Hãy thực hiện
những gì bạn sợ, bạn sẽ tỏa sáng. Chạy trốn nỗi sợ khiến bạn cũng lùi xa sự vượt trội. Điều đó nhắc tôi nhớ
lời Frank Herbert đã viết trong tác phẩm Xứ cát: “Tôi không được quyền sợ. Sợ hãi là kẻ hủy diệt tâm trí. Sợ
hãi là cái chết sẽ dần dẫn ta đến chỗ hoàn toàn tiêu vong. Tôi phải đối mât nỗi sợ. Tôi sẽ cho phép nó đi qua
đời mình. Và khi nó đi qua, tâm trí tôi sẽ quay lại nhìn chặng đường của nó. Nơi nỗi sợ đi qua sẽ không có
gì. Chỉ mình tôi còn lại.”
Khi dám đối mặt với hoàn cảnh nào khiến bạn cảm thấy bất an, sợ hãi, kết quả đạt được sẽ rất đáng
khích lệ. Thay vì chạy đến cánh cửa thoát hiểm nào đó, bạn vẫn đứng vững và thực hiện điều bạn biết mình
nên làm. Trước hết, bạn sẽ thấy nỗi sợ chẳng qua chỉ là ảo giác. Thứ đến, bạn nhận được phần thưởng cho
lòng can đảm, bởi vì bên kia cánh cửa của bất cứ nỗi sợ nào cũng đều có sẵn những món quà lộng lẫy, món
quà của sự trưởng thành nhân cách, lòng tự tin, sự khôn ngoan. Tôi vẫn nhiều lần chứng kiến điều này trong
cuộc đời.
Tôi tin đó là qui luật của cuộc sống. Vậy hãy hướng đến nỗi sợ. Chỉ cần khởi đầu từng bước nhỏ thôi,
nhưng trong các cuộc đua, chậm mà chắc sẽ luôn chiến thắng. Hãy chứng kiến thành công bạn đáng được
hưởng đang dần hiện ra. Vào đúng lúc bạn cần nó nhất.
(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, Người dịch: Phạm Anh Tuấn,Nhà xuất bản Trẻ,2014,tr 15)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Ý tưởng mạnh mẽ mà tác giả nói đến trong văn bản là gì?
Câu 2. Việc trích dẫn lời của Frank Herbert đã viết trong tác phẩm Xứ cát có tác dụng gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ cú pháp trong câu: " bên kia cánh cửa của bất cứ nỗi
sợ nào cũng đều có sẵn những món quà lộng lẫy, món quà của sự trưởng thành nhân cách, lòng tự tin, sự
khôn ngoan."
Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về lời khuyên của tác giả: Hãy thực hiện những gì bạn sợ, bạn sẽ tỏa
sáng.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày
suy nghĩ về giá trị của lòng can đảm trong cuộc sống con người
Câu 2. (5,0 điểm)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc


Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương

Ở ngoài kia đại dương


Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở.
(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, tr.156)
Cảm nhận của anh/ chị về khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận
xét quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu.

You might also like