You are on page 1of 38

ĐỀ ÔN TẬP

Đề 1

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

“Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã

Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ

Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi

Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.

Con hến, con trai một đời nằm lệch

Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng

Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.

Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp

Cả những khi rổ rá đội lên đầu

Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu

Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau."

(Nguyễn Minh Khiêm, trích “Một góc phù sa”, NXB Hội Nhà văn 2007, tr 18 &19)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0.5 điểm): Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi
trong kí ức của nhà thơ.

Câu 3 (1.0 điểm) :

Hai câu thơ:

"Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng"

gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích trên.

PHÀN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm) : Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một
đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống
con người.

Câu 2. (5.0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu tả nhân vật Mị
gắn với căn buồng có chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay:

- Lần thứ nhất: “Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra,
đến bao giờ chết thì thôi”

- Lần thứ hai: “Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ
trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng
như những đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi… ”.

(Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2007, tr.6 và tr.7)

Phân tích hình ảnh nhân vật Mị qua hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay
đổi của nhân vật này.
Đáp án
I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1: Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng ở hai dòng thơ cuối: So sánh

Câu 3: Hai dòng thơ trên có thể hiểu là: Cuộc sống quá bằng phẳng, không có khó
khăn,trở ngại con người sẽ không nỗ lực hết mình , không có cơ có cơ hội để thể
hiện ,khám phá hết hết năng lực tiềm ẩn của của bản thân , không hiểu hết những
điểm mạnh điểm yếu của mình. Con người có trải qua thử thách thử thách mới
hiểu rõ chính mình và trưởng thành.

Câu 4: Qua văn bản trên có thể cho ta thấy được:

- Biết nâng niu, trân trọng từ những cái nhỏ bé trong cuộc sống .

- Con người có trải qua thử thách mới trưởng thành.

- Muốn đạt đến đích , muốn có được hạnh phúc phải tự mình nỗ lực vươn lên.

II. LÀM VĂN

Câu 1: Gợi ý làm bài

Có thể viết theo những hướng sau:

- Hành trình tìm kiếm hạnh phúc của mỗi người là chặng đường dài hướng đến
nhiều những mục tiêu, mục đích có ý nghĩa tích cực với giá trị nhân văn cao đẹp.
- Đó là hành trình đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, vấp ngã , thất bại… con
người phải tự thân, nỗ lực để vượt qua và chinh phục đích đến không dự dẫm , ỷ
lại …

- Mỗi người cần sống có lí tưởng,. Đó là động lực thôi thúc con người luôn rèn
luyện , trau dồi trang bị về kiến thức, kĩ năng sống , nỗ lực tìm kiếm hạnh phúc……

Câu 2: Dàn ý tham khảo

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A phủ ......

b. Thân bài: Phân tích nhân vật Mị qua hai lần miêu tả:

- Giới thiệu về nhân vật:

Mị vốn là cô gái xinh đẹp, tài hoa, hiếu thảo và khát khao sống mãnh liệt.

Do món nợ truyền kiếp từ hồi cha mẹ Mị cưới nhau nên Mị phải trở thành con
dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.

- Phân tích nhân vật Mị qua hai lần miêu tả:

* Lần thứ nhất :

+/ Bối cảnh: Sau bao nhiêu năm sống trong nhà Thống Lí “ Ở lâu trong cái khổ, Mị
quen khổ rồi”; “Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa”, “ lùi lũi
như con rùa nuôi trong xó cửa”. “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa
sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không
biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà
trông ra đến bao giờ chết thì thôi”.

+/ Tâm lí, tính cách: Mị sống trơ lì, vô cảm, mất đi ý thức về giá trị bản thân, mất ý
thức phản kháng, cam chịu chấp nhận số phận. Căn buồng nơi Mị ở chính là sự
hình tượng hoá cho cuộc sống tăm tối, cam chịu số phận của nhân vật.

* Lần thứ hai:

+/ Bối cảnh: Mùa xuân về trên đất Hồng Ngài, âm thanh tiếng sáo gọi bạn tình
khiến Mị “thiết tha bổi hổi”; “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Rồi
say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị
đang sống về ngày trước”; Mị “từ từ bước vào buồng…Bấy giờ Mị ngồi xuống
giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăn g trắng”; “ Mị thấy phơi phới trở
lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị
vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”; “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn
cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa”.

+/ Tâm lí, tính cách :

Không còn cam chịu chấp nhận số phận, Mị nhận thức được về hoàn cảnh sống ….
Tất cả cảm xúc, cảm giác : từ bồi hồi, nhớ tiếc, đến khao khát...

Sức sống tiềm tàng trỗi dậy, Mị bắt đầu ý thức được về giá trị bản thân, về tuổi
trẻ; ngọn lửa của lòng ham sống, khát khao yêu đương và tự do được thổi bùng
lên; cùng với đó là ý thức phản kháng ....

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật : Nghệ thuật phân tích, miêu tả tâm lý nhân vật
tinh tế; xây dựng chi tiết mang tính biểu tượng, ngôn ngữ giàu chất thơ, giọng
điệu trần thuật linh hoạt.

c. Kết bài: Nhận xét về sự thay đỏi của nhân nhân vật Mị:

Từ sự cam chịu, tê liệt về tinh thần đến khao khát sống mạnh mẽ, mãnh liệt. Sự
thay đổi đó thể hiện chiều sâu nhân đạo trong ngòi bút của Tô Hoài.

Tâm lí, tính cách nhân vật được miêu tả gắn bó chặt chẽ với hoàn cảnh sống, vận
động theo chiều hướng tích cực, gắn với sự thức tỉnh, sự hồi sinh. Nhân vật có
khả năng vượt lên hoàn cảnh, thậm chí thay đổi hoàn cảnh sống....

ĐỀ ÔN TẬP
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có những ước mơ xa: đến
đỉnh cao nhất. Có những ước mơ gần: Một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp
theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có
người chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về với ước mơ
ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay xa quá và không thể điểu khiển đời mình
nữa, chỉ còn buông xuôi và tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, ước mơ chẳng đưa ta đến
đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn
muốn.

Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. Và
chúng học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá
kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang
về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào.

Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng đươc ghi nhận. Đó
là lí do để chúng ta không thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc
bình thường khác.(...)

Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn
cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình
thường.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn- Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn; 2017; tr160)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, vì sao “chúng ta không thèm khát vị trí cao sang này mà rẻ
rúng công việc bình thường khác” ?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: học để có thể làm điều mình yêu thích
một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một
cách xứng đáng và tự hào?

Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan niệm: Phần đông chúng ta cũng sẽ là người
bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.
Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường. Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ về ý kiến sau: Chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa
bạn đến nơi bạn muốn.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu qua hai khổ thơ sau:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Và:

“Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ


Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.”

(Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12 - Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.155-156)

Từ đó, bình luận về những sáng tạo tài hoa của nhà thơ Xuân Quỳnh qua việc thể
hiện khát vọng tâm hồn của người phụ nữ
Đáp án

I. Đọc - Hiểu

Câu 1: phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận

Câu 2: Theo tác giả “chúng ta không thèm khát vị trí cao sang này mà rẻ rúng công
việc bình thường khác” vì mỗi người đều có vai trò trong cuộc đời này và đáng
được ghi nhận

Câu 3: Câu "học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó
mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào"
được hiểu là:

- Học là con đường tốt nhất để mỗi chúng ta có được công việc yêu thích và mong
muốn

- Khi tích lũy đủ kiến thức, lại có thêm những kĩ năng khác tất yếu ta sẽ nhận được
mức thu nhập cao nhất, xứng đáng với công sức mình bỏ r

Câu 4: Các em đưa ra quan điểm của mình, đồng tình hoặc không đồng tình sau
đó đưa ra lập luận để bảo vệ cho quan điểm đó

Ví dụ:

Mỗi nghề đều có một vị trí ý nghĩa xã hội

Phải có tâm huyết, nỗ lực với nghề mà mình đã chọn

II. Làm văn

Câu 1: Hướng dẫn làm bài


- Giải thích: Ước mơ chính là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong
muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Ước mơ chính là động lực để mỗi
chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.

- Vì sao chỉ cách thức mà bạn thực hiện mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn

Ước mơ mà không hành động thì ước mơ đó không có ý nghĩa, ước mơ chết.

Cần có những hành động đúng đắn, nhân văn để thực hiện ước mơ và khẳng định
bản thân.

- Cách thực hiện ước mơ:

Xác định ước mơ

Đưa ra mục tiêu phấn đấu và không ngừng nỗ lực.

Tin tưởng bản thân

- Mở rộng

Trong xã hội ngày nay bên cạnh những bạn trẻ sống có ước mơ có lý tưởng rất
đáng trân trọng, thì bên cạnh đó vẫn còn nhiều bạn trẻ sống không có ước mơ.

Các bạn không hiểu mình muốn gì và không có ý chí phấn đấu, các bạn đó cứ sống
và buông bỏ đời mình theo số phận muốn tới đâu thì tới, thật đáng buồn. Cần có
những suy nghĩ và hành hành đông tích cực để thực hiện ước mơ

- Kết

Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích
sống cho riêng mình.

Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để
chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.

Câu 2: Gợi ý làm bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm Sóng và vấn đề cần nghị luận
- Phân tích từng khổ thơ để làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu

+/ Khổ 1: Mở đầu bài thơ tác giả soi mình vào sóng để thấy được những nét
tương đồng:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

- Xuân quỳnh đã rất tinh tế khi quan sát các tính chất của thực thể sóng: dữ dội;
dịu êm; ồn ào; lặng lẽ. Hai cặp tính từ mang sắc thái tương phản được đặt liền kề
cho thấy trong bản thân thực thể luôn tồn tại nhiều đối cực khác nhau; khi hiền
hòa dịu êm, khi lại mạnh mẽ, ồn ào. Mượn hình ảnh sóng nhà thơ muốn nói lên
nỗi niềm, tính khí thất thường của người phụ nữ trong tình yêu: khi nhiệt huyết
đắm say khi lại giận hờn, trầm lặng. Tình yêu là thế, luôn chứa đựng biết bao cung
bậc những xúc cảm thật khó lí giải. Tình yêu khiến cho bản tính con người vì thế
cũng có sự giao hòa đan xen khác lạ.

- Để rồi khi đến những câu thơ thứ hai, không kìm nén được cảm xúc người phụ
nữ đã xé tan mọi rào cản để vươn mình đến với cánh cửa của tình yêu đích thực:

“Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

+/ Khổ 2: Đoạn thơ thể hiện khát vọng của tác giả muốn hòa cái tôi nhỏ bé vào cái
chung rộng lớn (mơ ước được “tan ra” như trăm con sóng nhỏ giữa biển lớn tình
yêu, nghĩa là quên mình, hi sinh cho người mình yêu và tình yêu của mình)

+ Ước muốn bất tử hóa tình yêu, để tình yêu luôn còn mãi với thời gian (để ngàn
năm còn vỗ”)

=> Khát vọng tình yêu cao cả, mãnh liệt và đầy nữ tính của một trái tim tha thiết
yếu thương.

- Tương đồng và khác biệt: Hai khổ thơ thể hiện ấn tượng, sâu sắc những biểu
hiện đẹp đẽ, quý giá về cảm xúc và khát vọng của tâm hồn người phụ nữ khi sống
trong tình yêu qua tiếng lòng của Xuân Quỳnh, một tâm hồn giàu trắc ẩn và khát
vọng yêu thương; Cách dùng hình tượng sóng theo nghĩa ẩn dụ sâu sắc kết hợp
cách dùng từ ngữ tương phản hiệu quả, phép nhân hóa sống động, hai khổ thơ
gợi rõ những chiều sâu cảm xúc của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu…

- Bình luận những sáng tạo tài hoa của nhà thơ Xuân Quỳnh qua việc thể hiện khát
vọng tâm hồn của người phụ nữ:

+ Xây dựng hình tượng sóng: với sự xuất hiện đột ngột ở khổ đầu với sự vận động
đối cực, với thủy trình vươn ra biển rộng… để ẩn dụ cho trạng thái cảm xúc sâu
sắc, giàu cung bậc hướng tới khát vọng đẹp đẽ của tâm hồn của người phụ nữ:
khao khát được sống với cảm xúc sâu sắc, mãnh liệt của tình yêu, với cuộc đời
rộng mở, trong tình yêu lớn lao, đẹp đẽ…; với sự hóa thân trường tồn vĩnh cửu
trên biển trong khổ cuối để ẩn dụ cho khát vọng tâm hồn của người phụ nữ: khao
khát được yêu thương sâu sắc, mãnh liệt, bền bỉ…

+ Mượn hình tượng sóng có tính quy luật, sự vận động có nhịp điệu phong phú,
để gợi rõ tiếng lòng và nhịp đập trái tim đầy khát vọng đẹp đẽ của tâm hồn của
người phụ nữ…nhấn mạnh đó là vẻ đẹp giàu phẩm chất của một tâm hồn.

ĐỀ ÔN TẬP

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

MẸ

Con về thăm mẹ chiều mưa,

Mới hay nhà dột gió lùa bốn bên.

Giọt mưa sợi thẳng, sợi xiên.

Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời.

Con đi đánh giặc một đời,


Mà không che nổi một nơi mẹ nằm.

(Tô Hoàn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ. (0,5
điểm)

Câu 2: Các hình ảnh “nhà dột”, “gió lùa bốn bên”, “những đêm trắng trời” diễn tả
điều gì? (0,5 điểm)

Câu 3: Hai câu cuối thể hiện nỗi niềm gì của người con? (1,0 điểm)

Câu 4: Bài thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp gì? (1,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm).

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về tình mẫu tử được gợi ra trong
phần đọc hiểu.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà và sông Hương qua hai tác phẩm bút kí
“Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của
Hoàng Phủ Ngọc Tường.

( Sách Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục)

Đáp án

I. Đọc - Hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là: biểu cảm

Câu 2: Các hình ảnh “nhà dột”, “gió lùa bốn bên”, “những đêm trắng trời” diễn tả
cuộc sống gian lao, vất vả, khó nhọc của người mẹ.

Câu 3: Nỗi niềm của người con được thể hiện ở hai câu cuối đó là:

- Tình yêu vô bờ bến của người con dành cho mẹ.

- Nỗi xót xa, day dứt, ân hận đậm chất nhân văn về tình đời, tình người.

Câu 4: Học sinh có thể đưa ra quan điểm cá nhân của mình từ đó đưa ra luận
điểm để bảo vệ cho quan điểm riêng đó. Có thể dựa vào những gợi ý dưới đây

- Sự mất mát, nỗi đau của người mẹ thời hậu chiến.

- Thái độ, lòng biết ơn đối với sự hi sinh cao cả của người mẹ.

- Cần đem lại hạnh phúc, ấm no cho con người khi đất nước độc lập.

II. Làm văn

Câu 1: Dàn ý tham khảo

Giới thiệu vấn đề

- Dẫn dắt vào bài bằng các tình cảm cao quý trong cuộc sống của mỗi người: tình
cảm gia đình, tình anh em, tình cảm bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước…

- Nhấn mạnh tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng

Bàn luận vấn đề

* Khái quát về tình mẫu tử:

Theo nghĩa của từ thì “mẫu” là mẹ, “tử” có nghĩa là con, theo nguyên nghĩa thì
“mẫu tử” có nghĩa là mẹ con. Nhưng thông thường người ta nói đến tình mẫu tử
là nói đến tình cảm yêu thương, che chở, bảo vệ… của người mẹ dành cho con.
* Bàn luận về tình mẫu tử

- Tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt và thiêng liêng trong lòng mỗi người
bởi:

Đó là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó
với nó trong suốt cuộc đời: từ khi mẹ mang nặng đẻ đau, nâng đỡ con khi chập
chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời. Cuộc đời
của người con cũng chính là cuốn nhật ký của người mẹ.

Là tình cảm mang tính cao cả: mẹ, là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là
nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín,
là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố.

Tình mẫu tử cũng là tình cảm tự nhiên và mang tính trách nhiệm (lấy dẫn chứng
thực tế)

Tình mẫu tử có cội rễ sâu xa từ lòng nhân ái – truyền thống đạo lí của dân tộc ta
hàng nghìn đời nay (dẫn chứng)

- Nếu được sống trong tình mẫu tử thì con người ta sẽ vô cùng hạnh phúc, còn
nếu thiếu thốn tình mẫu tử thì sẽ là người chịu thiệt thòi và bất hạnh (dẫn chứng).

- Tình mẫu tử có thể soi sáng con đường cho mỗi người, giúp con người thức tỉnh
khi lầm đường lạc lối, sống tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn.

- Phê phán những hành động đi ngược lại với đạo lí: mẹ bỏ rơi con hay con đối xử
không tốt với mẹ, bỏ mặc mẹ

* Trách nhiệm của mỗi con người trước tình mẫu tử:

- Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng bao la, rộng lớn và vĩ đại, mẹ là người đã suốt
đời hi sinh vì con. Chính vì thế con cái cần biết trân trọng những tình cảm đó và
phải sống làm sao để xứng đáng với tình cảm đó.
- Không ngừng nỗ lực học tập, tu dưỡng đạo đức, trở thành con người có ích cho
xã hội để đền đáp lại những tình cảm cao cả mà mẹ dành cho ta. Bởi điều mà mỗi
người mẹ mong muốn chỉ là con mình khôn lớn nên người.

- Không được có những hành động trái với đạo làm con như vô lễ, bất kính với
mẹ, đối xử không tốt với mẹ, hay hơn cả là sử dụng bạo lực, bỏ rơi mẹ của mình.
Đây như một tội ác không thể tha thứ được.

Kết thúc vấn đề:

Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất đối với mỗi người. Cần
trân trọng tình cảm ấy, sống làm sao cho thật xứng đáng với công ơn sinh thành
và dưỡng dục của cha mẹ. Như lời Phật răn dạy “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
– đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”.

Câu 2: Dàn ý tham khảo

A. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần bàn luận.

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và Người lái đò sông Đà

- Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và Ai đã đặt tên cho dòng sông

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: vẻ đẹp của sông Hương, sông Đà, và về việc bảo vệ
cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước.

B. Thân bài:

1. Nét tương đồng của 2 dòng sông:

a/ Sông Đà và sông Hương đều được các tác giả miêu tả như một nhân vật trữ
tình có tính cách với những vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt, thể hiện tình yêu thiên
nhiên, tình yêu quê hương, đất nước.
b/ Sông Đà và sông Hương đều mang nét đẹp của sự hùng vĩ, dữ dội.

- Vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà được thể hiện qua sự hung bạo và dữ dội của nó
trên nhiều phương diện khác nhau cảnh trí dữ dội, âm thanh ghê rợn, đá sông Đà
như đang bày trùng vi thạch trận.

- Khi chảy giữa lòng Trường Sơn, sông Hương chảy dữ dội tựa 1 bản trường ca của
rừng già, tựa cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại….

c/ Sông Đà và sông Hương đều có vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình:

- Sông Đà: dáng sông mềm mại tựa mái tóc tuôn dài tuôn dài, màu nước thay đổi
qua từng mùa, vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính…

- Sông Hương: với dòng chảy dịu dàng và đắm say giữa những dặm dài chói lọi
màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Sông Hương còn mang vẻ đẹp của người con gái
ngủ mơ màng chờ người tình mong đợi đánh thức. Nó còn được ví như điệu slow
tình cảm dành riêng cho Huế…

d/ Cả 2 đều được miêu tả qua ngòi bút tài hoa, uyên bác:

- Tài hoa: 2 dòng sông đều được miêu tả trên phương diện văn hóa, thẩm mĩ:

Sông Đà là nơi hội tụ 2 nét tiêu biểu, đặc trưng của thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng
vĩ, uy nghiêm, dữ dội lại vừa trữ tình, thơ mộng.

Sông Hương là dòng sông của âm nhạc, dòng sông của thơ ca, của lịch sử gắn liền
với những nét đặc sắc về văn hóa, với vẻ đẹp của người dân xứ Huế.

- Uyên bác:

cả 2 tác giả đều vận dụng cái nhìn đa ngành, vận dụng kiến thức trên nhiều lĩnh
vực nghệ thuật để khắc họa hình tượng 2 dòng sông.

2. Nét độc đáo riêng trong từng hình tượng dòng sông:
a/ Sông Đà:

- Trong đoạn trích, nhà văn tập trung tô đạm nét hung bạo, dữ dội của sông Đà
giống như 1 kẻ thù hiểm độc và hung ác

-> Thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nước dữ, gió dữ, đá dữ đặc biệt đá bày trùng vi
thạch trận chực lấy đi mạng sống của con người.

- Sông Đà được cảm nhận ở chính nét dữ dội, phi thường, khác lạ: tiếng thét của
sông Đà như tiếng thét của ngàn con trâu mộng, đá trên sông đà mỗi viên đều
mang 1 khuôn mặt hung bạo, hiếu chiến…

- Đặc biệt, tác giả miêu tả sự hung bạo của sông Đà để làm nổi bật sự tài hoa, tài
trí của người lái đò. Lúc này đây, sông Đà như 1 chiến địa dữ dội. Và mỗi lần vượt
thác của người lái đò là mỗi lần ông phải chiến đấu với thần sông, thần đá…

Tham khảo thêm: Phân tích hình tượng sông Đà trong Người lái đò sông Đà

b/ Sông Hương:

- Sông Hương được tô đậm ở nét đẹp trữ tình, thơ mộng, gợi cảm và nữ tính, luôn
mang dáng vẻ của 1 người con gái xinh đẹp, mong manh có tình yêu say đắm. Khi
ở thượng nguồn, nó là cô gái Digan phóng khoáng, man dại; khi ở cánh đồng Châu
Hóa, nó là cô thiếu nữ ngủ mơ màng; khi lại như người tài nữ đánh đàn giữa đem
khuya, hay là nàng Kiều tài hoa, đa tình mà lại chung tình, là người con gái dịu
dàng của đất nước.

- Sông Hương được miêu tả qua chiều sâu văn hóa xứ Huế, nó như người mẹ phù
sa bồi đắp cho vùng đất giàu truyền thống văn hóa này từ bao đời nay.

- Sông Hương được cảm nhận qua lăng kính của tình yêu: thủy trình của sông
Hương là thủy trình có ý thức tìm về người tình mong đợi. Khi chảy giữa Huế,
sông Hương mềm hẳn đi như 1 tiếng ” vâng” không nói ra của tình yêu. Trước khi
đổ ra cửa biển, sông Hương như người con gái dùng dằng chia tay người yêu, thể
hiện 1 nỗi niềm vương vấn với 1 chút lẳng lơ kín đáo.
- Thông qua hình tượng sông Hương mang nét đẹp nữ tính, nhà văn thể hiện nét
đẹp lãng mạn, trữ tình của đất trời xứ Huế

Có thể bạn quan tâm: Phân tích vẻ đẹp sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng
sông

C. Kết bài

- Một cái tôi uyên bác với những hiểu biết sâu sắc về sông Đà, sông Hương xứ
Huế.

- Vốn có những hiểu biết về lịch sử, địa lý, thi ca, âm nhạc,..soi chiếu đối tượng ở
nhiều góc độ khác nhau tạo nên những liên tưởng độc đáo.

- Một cái tôi tài hoa, tinh tế với trí tưởng tưởng tượng phong phú kỳ diệu.

- Ngôn từ phong phú, gợi cảm đem đến cho người đọc cảm giác câu văn như
những câu thơ trữ tình.

-------------

ĐỀ ÔN TẬP

I.ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, trận tấn công Normandy mang tính quyết
định đã thành công vang dội. Tại sao lại có được thành công to như vậy? Liên
minh quân đội Mỹ - Anh trước khi tấn công đã có một sự chuẩn bị vô cùng kĩ
lưỡng. Họ diễn tập rất nhiều lần, không chỉ diễn tập bình thường mà tập dượt cả
phương hướng, địa điểm, thời gian, tất cả những việc cần làm khi tấn công. Cuối
cùng, khi tấn công thực sự, thắng lợi như đã nằm gọn trong lòng bàn tay, thời
gian tấn công chỉ lệch mấy giây so với kế hoạch. Đó chính là sức mạnh của sự
chuẩn bị.

Người xưa đã dạy, biết lo xa sẽ tránh được tai họa. Chỉ có sự chuẩn bị kĩ lưỡng
mới mang đến kết quả tốt nhất. Một người có sự chuẩn bị càng kĩ lưỡng thì khả
năng thành công càng cao. Chúng ta đều thuộc lòng câu ngạn ngữ: “Nuôi binh
ngàn ngày, dụng binh một giờ” hay “một phút huy hoàng trên sân khấu, mười
năm khổ luyện trong cánh gà”. Đó chính là triết lí sâu xa về sự chuẩn bị.

Michael Jordan “không trung” là tuyển thủ vĩ đại nhất mọi thời đại trong lịch sử
bóng rổ Mỹ, được tôn xưng là vua bóng rổ. Anh có đủ mọi tố chất và điều kiện của
một ông vua bóng rổ, anh tham gia bất kì trận đấu nào thì tỉ lệ chiến thắng đều rất
cao. Nhưng trước mỗi trận đấu, dù quan trọng hay thông thường, anh đều luyện
tập kĩ càng. Anh tập ném bóng, tập các động tác cơ bản. Anh luôn là người luyện
tập vất vả nhất trong đội bóng, cũng là người có sự chuẩn bị chu đáo nhất.

(Trích Giáo dục thành công theo kiểu Harvard, Tập 2, Vương Nghệ Lộ, người dịch:
Nguyễn Đặng Chi, NXB Lao động, 2016, trang 235 - 236)

Câu 1: Đặt nhan đề cho đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả, vì sao trận tấn công Normandy mang tính quyết định đã
thành công vang dội và Michael Jordan được tôn xưng là vua bóng rổ ?

Câu 3: Ghi lại những câu ngạn ngữ và nêu mục đích của việc trích dẫn. Chỉ ra ít
nhất hai điểm giống nhau giữa các câu ngạn ngữ đó.

Câu 4: Đoạn trích đã gửi đến người đọc thông điệp gì? Anh/chị hãy đề ra khoảng
02 việc cần làm đối với mỗi học sinh sẽ tham dự kỳ thi THPTQG sắp tới để thực
hiện thông điệp đó.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)


Câu 1 : (2.0 điểm)

Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý
kiến được trích từ phần Đọc hiểu: Chỉ có sự chuẩn bị kĩ lưỡng mới mang đến kết
quả tốt nhất.

Câu 2 (5.0 điểm) Trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã cho thấy ý
nghĩ của Mị khi làm dâu gạt nợ ở nhà thống lí PáTra: “Bây giờ Mị tưởng mình cũng
là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này
đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi.” và
trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, Mị muốn đi chơi, Mị vùng bước đi nhưng
không được vì đã bị A Sử trói đứng trong buồng tối: Mị thổn thức nghĩ mình
không bằng con ngựa

Phân tích tâm trạng nhân vật Mị qua hai cảnh ngộ trên, từ đó cảm nhận về giá trị
nhân đạo của tác phẩm.

Đáp án
I. Đọc - Hiểu

Câu 1: Gợi ý đặt nhan đề cho đoạn trích: Chuẩn bị kĩ lưỡng, Sức mạnh của sự
chuẩn bị hoặc Chuẩn bị tốt trước khi hành động...

Câu 2: Theo tác giả, trận tấn công Normandy mang tính quyết định đã thành công
vang dội và Michael Jordan được tôn xưng là vua bóng rổ vì đã có sự chuẩn bị kỹ
lưỡng, chu đáo

Câu 3

- Những câu ngạn ngữ:


Nuôi binh ngàn ngày, dụng binh một giờ

Một phút huy hoàng trên sân khấu, mười năm khổ luyện trong cánh gà

- Mục đích của việc trích dẫn là: khẳng định hơn nữa tính đúng đắn của vấn đề,
tăng tính thuyết phục cho đoạn trích…

- Điểm giống giữa các câu ngạn ngữ này là:

Đề cao việc chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo trước khi hành động.

Vẻ đẹp cân xứng, việc sử dụng những số từ giàu ý nghĩa ...

Câu 4

- Thông điệp đoạn trích gửi đến người đọc là về sự cần thiết của việc chuẩn bị kĩ
lưỡng trước khi hành động: Chỉ có sự chuẩn bị kĩ lưỡng mới mang đến kết quả tốt
nhất hoặc Hãy chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi hành động…

- 02 việc cần làm đối với mỗi học sinh sẽ tham dự kỳ thi THPTQG sắp tới để thực
hiện thông điệp đó là:

Miệt mài học tập để có được sự chuẩn bị chu đáo nhất về kiến thức

Trang bị những kĩ năng mềm, lắng nghe bản thân và tìm hiều kĩ ngành nghề sẽ lựa
chọn…

II. Làm văn

Câu 1: Hướng dẫn làm bài

- Giải thích vấn đề nghị luận

+ Sự chuẩn bị : trang bị, tích lũy những gì cần thiết; xem xét, cân nhắc, tập dượt,
dự tínhcác phương án khác nhau… trước khi hành động.

+ Kĩ lưỡng : chú ý đầy đủ đến từng chi tiết, cẩn trọng, đến nơi đến chốn...
→ Ý kiến khẳng định, đề cao tầm quan trọng, ý nghĩa, sự cần thiết của khâu chuẩn
bị chu đáo. Chính khâu này sẽ giúp ta thành công

- Dùng lý lẽ và lập luận để làm sáng tỏ tính đúng đắn của ý kiến

+ Khi thực sự chú trọng việc chuẩn bị, thực tâm chuẩn bị kĩ lưỡng: đáp ứng được
yêu cầu, hành động trơn tru, hiệu quả nhất; sẵn sàng ứng phó tốt nhất trước mọi
tình huống; có thể đảm bảo sẽ không mắc sai lầm hoặc giảm sai sót đến mức tối
thiểu…

+ Khi tỏ ra chủ quan, coi nhẹ công tác chuẩn bị, không chuẩn bị hoặc chuẩn bị một
cách qua loa, hời hợt, không đầy đủ, thiếu chu đáo: dễ mắc sai lầm, phải gánh
chịu thất bại…(Dẫn chứng thực tế)

+ Chuẩn bị kĩ lưỡng không có nghĩa là chậm chạp, chần chừ; thiếu quyết đoán,
mạo hiểm; bỏ lỡ cơ hội…

+ Phê phán những tư tưởng lệch lạc, những biểu hiện chủ quan

Câu 2: Gợi ý làm bài

- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và nhân vật

- Tâm trạng của Mị khi tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa

Khi sống ở nhà thống lí, Mị đã bị bóc lột sức lao động đến cùng cực, chịu khổ nhục
triền miên…

Mị bị giam hãm trong không gian chật hẹp và tù đọng, trong thời gian ngưng đọng
như không dĩ vãng, không hiện tại và không tương lai.

Mị tê liệt ý thức về bản thân, tưởng mình như con trâu, con ngựa…chỉ biết đi làm
như một cái máy.

- Tâm trạng Mị thay đổi trong đêm tình xuân

+ Khung cảnh thiên nhiên nồng nàn: cỏ gianh vàng ửng, chiếc váy hoa phơi trên
mỏm đá như những con bướm sặc sỡ, không khí dần ấm áp, ...âm thanh bên
ngoài: tiếng sáo cất lên, tiếng trẻ chơi quay cười vang, ...
+ Mị nhìn khung cảnh, nghe âm thanh mà bắt đầu cảm thấy thiết tha bồi hồi, Mị
bắt đầu lẩm bẩm theo lời hát gọi bạn tình, ...

+ Ngày tết, Mị lén uống rượu, “uống ực từng bát”, Mị say và sống về quá khứ, say
sưa trong tiếng sáo gọi bạn tình.

+ Mị sực nhớ đến tình cảnh của mình hiện tại, nhớ đến A Sử, Mị muốn chết “nếu
có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại”.

+ Mị nhận thức sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm.
Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do.

Tinh thần phản kháng mạnh mẽ: lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, Mị
vấn lại tóc, lấy cái váy hoa, nổi loạn muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.

Hiện thực không trói được trái tim Mị, khi A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng
sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi.

+ Lúc vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được, Mị thổn thức nghĩ mình
không bằng con ngựa, cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.

+ Cả đêm hôm ấy, Mị lúc mê lúc tỉnh, lúc đau đớn, lúc nồng nàn tha thiết.

=> Tâm hồn chai sạn của Mị đã sống lại, Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức
sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng
lên mạnh mẽ. Dù sự nổi loạn của Mị không thể giải thoát số phận cô nhưng đây là
nền tảng nhóm lên thêm ngọn lửa sức sống trong cô, để sức sống không lụi tắt
hẳn, chuẩn bị cho một sự phản kháng trong tương lai: cắt dây trói cho A Phủ.

- Cảm nhận về giá trị nhân đạo của tác phẩm

Tác giả phát hiện, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của con người
Tây Bắc.

Tin tưởng và miêu tả khả năng cách mạng của người dân miền núi trong cuộc đấu
tranh giành tự do, đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến
Đề luyện
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm).

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay nhà
học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được. Khoa học cận đại phân loại chặt
chẽ, những người chỉ chuyên một học vấn phần nhiều khép kín trong phạm vi của
mình, lấy cớ là chuyên môn, không muốn biết đến các học vấn liên quan. Điều này
đối với việc phân công nghiên cứu có thể là cần thiết, nhưng đối với việc đào tạo
chuyên sâu thì lại là một sự hi sinh. Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ, các quy luật bên
trong vốn liên quan mật thiết với nhau, động vào bất cứ chỗ nào đều tất liên quan
đến cái khác, do đó, các loại học vấn nghiên cứu quy luật, tuy bề ngoài có phân
biệt, mà trên thực tế thì không thể tách rời. Trên đời không có học vấn nào là cô
lập, tách rời các học vấn khác. Ví như chính trị học thì phải liên quan đến lịch sử,
kinh tế, pháp luật, triết học, tâm lí học, cho đến ngoại giao, quân sự,… Nếu một
người đối với các học vấn liên quan này mà không biết đến, chỉ có học một mình
chính trị học thôi, thì càng tiến lên càng gặp khó khăn, giống như con chuột chui
vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát…

(Chu Quang Tiềm; dẫn theo sách Ngữ văn 9 tập hai, NXBGD, 2015, trang 5).

Câu 1: (0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2: (0,5 điểm). Xác định phép liên kết trong câu 2 và câu 3 của đoạn trích.

Câu 3: (1,0 điểm). Trong đoạn trích, tác giả đề cập đến dạng người nào?
Câu 4: (1,0 điểm). Theo anh (chị), kiến thức phổ thông có vai trò như thế nào
trong đời sống?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm).

Câu 1: (2,0 điểm).

Từ nội dung văn bản trên, anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ)
trình bày ý kiến của mình về phương pháp học tập, nghiên cứu.

Câu 2

Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân ba lần miêu tả dòng nước mắt của
bà cụ Tứ. Chiều hôm trước, khi Tràng dẫn người vợ nhặt về nhà:”Chao ôi, người ta
dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con
đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì...Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai
dòng nước mắt...”

“Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng
mày lấy nhau lúc này, u thương quá...

Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”.

Và sáng hôm sau, trong bữa ăn” Trống thúc thuế đấy, đằng thì nó bắt giồng đay,
đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được các con
ạ...Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc”.

(Kim Lân - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31)

Hãy trình bày cảm nhận của anh/chị về chi tiết dòng nước mắt của bà cụ Tứ trong
tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
Đáp án đề thi thử môn Văn THPT Quốc gia

I. Đọc - hiểu

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ là: chính luận

Câu 2: Phép liên kết trong câu 2 và câu 3 của đoạn trích là: phép thế (Điều này)

Câu 3: Trong đoạn trích, tác giả đề cập đến dạng người là: chỉ chuyên một học
vấn, khép kín trong phạm vi của mình, không muốn biết đến các học vấn liên
quan.

Câu 4: Kiến thức phổ thông có vai trò trong đời sống vì trên đời không có học vấn
nào là cô lập, tách rời các học vấn khác.

II. Làm văn

Câu 1: Hướng dẫn làm bài

Triển khai vấn đề cần nghị luận và đảm bảo được những nội dung chính sau:

- Bày tỏ thái độ đồng tình với nội dung đoạn trích: Việc quan tâm tìm hiểu các
môn học, lĩnh vực có liên quan chính là phương pháp học tập, nghiên cứu đúng
đắn, hiệu quả.

- Phê phán cách học “tủ”, học lệch, chỉ chú trọng những môn học “chính”, những
nội dung “trọng tâm”…

- Xác định phương hướng: Sẽ học tập, nghiên cứu đầy đủ các lĩnh vực, các bài học,
môn học có liên quan...

Câu 2: Gợi ý làm bài

a.Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt

b.Cảm nhận chi tiết “dòng nước mắt” của bà cụ Tứ


- Hoàn cảnh dẫn đến “dòng nước mắt”

+ Bối cảnh chung: Nạn đói khủng khiếp 1945, bức tranh thảm đạm, đầy âm khí,
thê lương và chết chóc

+ Bối cảnh riêng: Gia cảnh bà cụ Tứ; bản thân Tràng lại là dân ngụ cư, nghèo khổ,
thô kệch, hơi ngẩn ngơ...; “thị” thì lại lang thang, đói rách, thảm hại. Hai người
gặp nhau qua câu đùa cợt của Tràng. Lần thứ hai gặp lại, người đàn bà gợi ý và
được cho ăn. Cuối cùng thị đã bám lấy câu nói đùa của người ta để theo không về
làm vợ. Dòng nước mắt của bà cụ Tứ đã rỉ xuống khi biết được sự việc trớ trêu
này...

- Cảm nhận về dòng nước mắt:

+ Nước mắt của sự tủi thân , xót phận mình, xót thương cho các con đến thắt
lòng.

Đau khổ khi chưa làm tròn bổn phận người mẹ. •

Xót thương cho số kiếp con trai nhặt vợ trong hoàn cảnh trớ trêu, tội nghiệp

Thương cô con dâu hốc hác, rách rưới bị cái đói đẩy tới đường cùng phải liều
thân.

+ Nước mắt vui mừng cho hạnh phúc của các con (hạnh phúc và buồn lo lẫn lộn)

+ Nước mắt lo lắng cho tương lai các con( Nỗi lo thường trực, ám ảnh, cả 3 lần
dòng nước mắt của cụ đều đi kèm với nỗi lo lắng

Đặc biệt, trong bữa ăn sáng hôm sau, khi nghe tiếng trống thúc thuế, bà cụ lại
khóc nhưng đã cố che giấu nước mắt của mình trước mặt con dâu. Giọt nước mắt
cùng với hành động đó thật cảm động, là biểu hiện thật bao la, sâu sắc tình
thương con của bà.

c. Nhận xét chung

- Giá trị nội dung: dòng nước mắt đã thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu
sắc: lên án tội ác phát xít Nhật; cảm thương số phận cảnh ngộ bi thảm của người
nông dân nghèo trong nạn đói; trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người mẹ. Bà
cụ Tứ cũng là mẫu hình điển hình cho những bà mẹ quê nghèo Việt Nam với tình
mẫu tử sâu nặng,...

- Đặc sắc nghệ thuật: xây dựng chi tiết nghệ thuật có sức biểu đạt lớn: miêu tả
diễn biến tâm lí nhân vật chân thực, tự nhiên, tinh tế, đặc sắc...

------------

Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn mẫu số 9

Phần I: Đọc hiểu (3đ)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Một lần đi thăm một thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống,
một sinh viên đã nói:

- Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ là của một
thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học
tiên tiến hơn nhiều, thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có internet, vệ tinh
viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ...

Người thầy giáo trả lời:


- Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta.
Còn điều em nói là đúng. Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những
thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con
người kế thừa và áp dụng chúng.

Cậu sinh viên chợt cúi đầu, im lặng.

(Dẫn theo Hạt giống tâm hồn và Ý nghĩa cuộc sống, tập 5, NXB Tổng hợp Tp. Hồ
Chí Minh)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

Câu 2. (0,5 điểm) Theo cậu sinh viên, điều gì làm nên sự khác biệt về quan điểm
sống giữa thế hệ của cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi?

Câu 3. (1,0 điểm) Tại sao cậu sinh viên lại cúi đầu, im lặng trước câu trả lời của
thầy?

Câu 4. (1,0 điểm) Từ câu chuyện trên anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân?

Phần II: Làm văn (7,0)

Câu 1(2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu trả
lời của người thầy giáo trong văn bản phần Đọc hiểu: “Những phương tiện hiện
đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta”.

Câu 2 (5,0 điểm)

Vẻ đẹp và sức mạnh của tình mẫu tử qua hai nhân vật bà cụ Tứ (Vợ nhặt – Kim
Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Văn mẫu số 9


Phần I - Đọc hiểu

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2

Theo cậu sinh viên, điều làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa hai thế hệ,
thế hệ trẻ và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi là do thời đại, hoàn cảnh sống.

Câu 3

Cậu sinh viên cúi đầu im lặng vì đã nhận ra mình đã có một quan niệm sống hời
hợt, thiếu toàn diện….

Câu 4

Bài học về cách nhìn nhận đánh giá về cuộc sống: có cái nhìn toàn diện ở nhiều
góc độ trân trọng quá khứ, tránh cái nhìn sai lệnh phủ nhận quá khứ….

Phần II - Làm văn

Câu 1

Hướng dẫn làm bài

1. Yêu cầu chung: Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc;
diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết

2. Yêu cầu cụ thể

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cái cũ là nền tảng cho sự phát triển của
hiện đại, nên biết trân trọng quá khứ.

c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được
triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ…

Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

1. Giải thích:

- “Phương tiện hiện đại”: là những phương tiện mới nhất, với công nghệ cao nhất
thể hiện sự sáng tạo của con người…

-> Lời của thầy giáo khẳng định: Dù mọi phương tiện hiện đại đến đâu thì mọi
sáng tạo đều do con người làm chủ, chứ chúng không thay thế cho con người. Thế
hệ trước đặt nền móng cho thế hệ sau tiếp tục phát huy những sáng tạo mới.

2. Bàn luận

- Khái quát nội dung câu chuyện

- Phân tích, chứng minh:

+ Tại sao Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi
chúng ta? Vì mọi phương tiện dù hiện đại đến đâu đi chăng nữa thì chúng đều là
những công cụ hỗ trợ cho chúng ta làm việc và sáng tạo, chứ chúng không thể
thay thế cho trí tuệ của con người, con người không lệ thuộc vào chúng.

+ Người thầy trong câu chuyện đã nói “Thời trẻ, những người như chúng tôi
không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào
tạo nên những con người kế thừa và áp dụng chúng”:

++ Người thầy muốn cậu sinh viên hiểu rằng thời đại ông không được sống trong
thời đại có những thành tựu khoa học tiên tiến như máy tính, internet, vệ tinh
viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại khác... nhưng ông và những người
cùng thế hệ đã đặt viên gạch khởi đầu và đào tạo nên những con người kế thừa
và áp dụng những thành tựu đó.

++ Thời đại mà người thầy giáo sống có thể là thời của những điều cũ kĩ, lạc hậu
nhưng chính họ đã kiến tạo nên thế giới văn minh mà cậu sinh viên đang sống.

Lấy dẫn chứng: (về các nhà bác học đã phát minh ra các phương tiện hiện đại
chúng ta tiếp tục phát huy)

3. Bài học nhận thức và hành động

- Có cái nhìn toàn diện ở nhiều, tranh phiến diện một chiều

- Phê phán những người không biết trân trọng cái cũ (quá khứ) …

- Liên hệ với bản thân

Lưu ý:

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (thể hiện được dấu ấn cá nhân,
quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc), thể hiện ý phản biện nhưng không trái với
chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Câu 2:

+) Giới thiệu tác giả, tác phẩm

* Tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt:

- Kim Lân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam và là nhà văn chuyên viết
truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng
người nông dân. Đó là mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc.
- Ông viết chân thực và xúc động về đời sống người dân quê mà ông hiểu sâu sắc
cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết, thủy chung với quê
hương và cách mạng. Sáng lên trong các tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của
người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng
vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa.

- Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông, được đánh giá là
“vô tiền khoáng hậu”. Tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc, có giá trị nhân đạo
cao cả, xứng đáng được xem là một trong những kiệt tác của văn xuôi hiện đại
Việt Nam.

* Tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa:

- Nguyễn Minh Châu được coi là người mở đường tinh anh và năng của văn học
Việt Nam. Ông đi đầu trong khuynh hướng đổi mới văn học sau chiến tranh: nghĩ
và viết nhiều về “đời thường”, về những vấn đề bức xúc đằng sau những chiến
công, những vấn đề xã hội, về số phận và phẩm cách con người trong thực trạng
phức tạp của đất nước.

- Hành trình sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn: trước những năm tám
mươi, tác phẩm của ông mang khuynh hướng sử thi thiên về trữ tình lãng mạn;
những năm cuối đời, ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo
đức và triết lí nhân sinh.

- Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được viết vào tháng 8 – 1983 in đậm phong
cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, là một trong những tác phẩm xuất sắc
của ông.

+) Giới thiệu hai nhân vật

*Nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” – Kim Lân


- Là người phụ nữ nghèo khổ, cơ cực: dân ngụ cư tha phương cầu thực; chồng và
con gái mất sớm.

- Tình cảnh éo le: cả đời lận đận, chỉ có tâm nguyện lớn nhất là lấy vợ cho con
nhưng mãi không dành dụm được tiền, trong lúc nghèo đói đến cùng cực người
con trai lại nhặt được vợ.

* Nhân vật người phụ nữ hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” –
Nguyễn Minh Châu

** Lai lịch:

Không gọi tên nhân vật ⟶ đây chỉ là một đại diện cho những người phụ nữ khốn
khổ, đại diện cho những người đàn bà hàng chài ở ven biển.

** Ngoại hình:

- Lần thứ nhất: Xuất hiện ở bãi xe tăng hỏng:

+ Chạc ngoài 40 tuổi.

+ Thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch.

+ Ngoại hình quen thuộc của những người đàn bà vùng biển.

+ Xấu xí, rỗ mặt.

+ Gương mặt mệt mỏi, tái ngắt sau một đêm thức trắng kéo lưới.

- Lần thứ 2: Xuất hiện ở tòa án huyện:

+ Sợ sệt, lúng túng. (vì quen với môi trường sông nước, lạ lẫm khi bước vào căn
phòng toàn bàn ghế, giấy tờ…).

+ Thu mình, ngồi mớm ở mép ghế ⟶ Sợ sự xuất hiện của mình gây phiền hà,
vướng víu cho người khác.
- Luôn giữ khuôn mặt bình thường, không biểu lộ ra bên ngoài ⟶ phải dụng công
tìm hiểu.

** Số phận khổ đau, bất hạnh:

- Cuộc sống nghèo khổ, lam lũ:

+ Vốn được sinh ra trong một gia đình khá giả ở phố buôn bán những vật dụng
phục vụ nghề chài lưới nhưng lại không được ưu ái về nhan sắc, sau một trận đậu
mùa mặt bị rỗ chằng chịt ⟶ càng xấu.

+ Gặp gỡ và lấy một anh con nhà hàng chài.

+ Cuộc sống chốn sông nước bấp bênh lại đẻ nhiều con ⟶ bấp bênh hơn.

+ Gia cảnh túng thiếu, nghèo đói, nhất là những khi biển động.

- Là nạn nhân của bạo hành gia đình:

+ Bị bạo hành về thể xác: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng.

+ Bị giày vò về tinh thần: Cảm thấy nhục nhã trước mặt con cái, lo lắng cho tâm
hồn các con bị vấy bẩn, có những lệch lạc trong nhận thức, đặc biệt lo cho thằng
Phác. Sự lo lắng luôn đeo bám khiến chị không lúc nào cảm thấy yên ổn.

+) Phân tích vẻ đẹp và sức mạnh của tình mẫu tử qua hai nhân vật

a. Điểm tương đồng: Cả hai nhân vật đều yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đi.

* Nhân vật bà cụ Tứ:

- Khi biết người phụ nữ theo không con mình về làm vợ, bà cụ Tứ lặng người, cúi
đầu nín lặng, khóc, vừa xót xa cho số kiếp con trai, vừa tủi thân, tủi phận cho
chính mình vì nghèo mà không lấy nổi vợ cho con.

- Đồng cảm với người vợ nhặt “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này người
ta mới lấy đến con mình”, đồng cảm với con trai “…Mà con mình mới có được
vợ”, vun vén cho hạnh phúc của đôi trẻ “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên, phải
kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…”…

>> Xem thêm: Phân tích hình tượng bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt

* Nhân vật người đàn bà hàng chài:

+ Tình yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời khiến chị phải nhẫn nhục, chịu
đựng sự đày ải tàn nhẫn của người chồng để con thuyền có người đàn ông khỏe
mạnh “chèo chống khi phong ba” và “để cùng làm ăn nuôi nấng một sấp con”

+ Khi đối thoại với Phùng và Đẩu ở Tòa án huyện, chị đã nói “Đàn bà ở thuyền
chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”.

>> Tham khảo: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền
ngoài xa

b. Sự khác biệt:

* Tình yêu thương con của bà cụ Tứ là sự vị tha, bao dung, lạc quan.

- Thấu hiểu việc vượt quyền cha mẹ của Tràng.

- Cảm thông, xót thương cho tính cách và trân trọng giá trị của người vợ nhặt.

- Suy nghĩ, hành động, lời nói luôn lạc quan, hướng về tương lai trong những ngày
đói.

+ Bà truyền cho con cái niềm hi vọng “không ai khó ba đời”

+ Hành động xăm xắm thu dọn, quét tước nhà cửa.

+ Dự định ngăn buồng cho đôi trẻ, mua đôi gà, bữa cơm mừng dâu mới với “chè
khoán”…

* Tình yêu thương con của người đàn bà hàng chài là sự chịu đựng, hi sinh, nhẫn
nhục:
- Người đàn bà hàng chài chịu đựng, hi sinh xin chồng đưa mình lên bờ mà đánh
khi các con đã lớn vì sợ các con sẽ bị tổn thương khi chứng kiến cảnh bạo lực đau
lòng.

- Vì lo những phản ứng dữ dội của thằng Phác có thể làm điều dại dột với ba nó
mà chị phải cắn răng gửi thằng con chị yêu thương nhất lên rừng ở với ông ngoại
đã nửa năm nay.

- Khi chồng đánh đập đau đớn chị lặng lẽ chịu đựng, nhẫn nhục như một người
câm nhưng khi thằng Phác lao vào đánh bố để cứu mẹ, chị lại không nén nổi nỗi
đau đớn. Chị “mếu máo” gọi con, “ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra”, “chắp tay vái
lấy vái để rồi ôm chầm lấy”. Đó là nỗi đau của người mẹ khi không che chắn nổi
cho tuổi thơ của các con được trong sáng, nỗi sợ hãi cho sự phát triển tính cách
của con trong môi trường tăm tối, bạo lực…

+) Đánh giá

Qua hai nhân vật trong hai tác phẩm, người đọc đã cảm nhận được dù ở cứ hoàn
cảnh, địa vị nào, người mẹ luôn luôn dành cho con những tình yêu vô hạn và mỗi
người mẹ sẽ có cách yêu thương và bảo vệ người con mình khác nhau. Tình mẫu
tử là tình cảm thiêng liêng bất diệt.

You might also like