You are on page 1of 13

BUỔI 4:

CHUYÊN ĐỀ: HƯỚNG DẪN ÔN THI GIỮA KÌ


THI MÔN NGỮ VĂN
CẤU TRÚC ĐỀ: 2 PHẦN
PHẦN I: ĐỌC HIỂU: 4,0 điểm
Câu 1: 0,5 điểm:
-. 6 PTBĐ.
-. 6 PCNN.
-. 4 TTLL.
-. Các thể thơ:
Câu 2: Dựa vào văn bản, tái hiện lại chính xác một đơn vị kiến
thức: 0,5 điểm.
Câu 3: 1.0 điểm.
-. Hỏi các phép tu từ-> tác dụng.
-. Anh/ chị hiểu như thế nào về một ý kiến của tác giả trong đọc
hiểu.
-. Anh/ chị nhận xét gì về nội dung.
-. Tại sao tác giả cho rằng.....
Câu 4: 2,0 điểm: Viết đoạn văn khoảng 150 chữ= 20 dòng.
-. Anh/ chị hãy nêu suy nghĩ về một vấn đề.......(có sẵn)
-. Anh/ chị hãy nêu bức thông điệp ý nghĩa-> tự mình rút ra.
-. Anh/ chị hãy nêu bài học ý nghĩa-> tự mình rút ra.
-. Anh/ chị có đồng tình hay không đồng tình với ý kiến.
PHẦN II: LÀM VĂN: 6,0 điểm: Viết một bài văn.
NỘI DUNG: ÔN TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A PHỦ.
-. Dạng đề 1: Phân tích/ cảm nhận nhân vật trong một đoạn trích.
Từ đó nhận xét làm rõ một vấn đề.
-. Dạng đề 2: Phân tích/ cảm nhận một đoạn trích. Từ đó nhận xét
làm rõ một vấn đề.
-. Dạng đề 1: Phân tích/ cảm nhận một chi tiết nhân vật trong một
đoạn trích. Từ đó nhận xét làm rõ một vấn đề.
ĐỀ 1:
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn
chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không
hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là
người giỏi thể thao nhưng là người có nụ cười ấm áp. Bạn không
có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và
nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều
được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết,
trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. Hơn
thế nữa, nếu bạn đã biết giá trị của bản thân, chắc chắn bạn sẽ
hiểu được giá trị của mỗi người bạn gặp. ”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân )
Câu 1. Xác định PTBĐ chính của văn bản? (0,5đ)
Câu 2. Theo tác giả mỗi người sinh ra đều có những giá trị như thế
nào?(0,5đ)
Trả lời: Theo tác giả mỗi người sinh ra đều có những giá trị giá
trị có sẵn.
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói của tác giả: Và chính
bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những
giá trị đó.
Em hiểu câu nói của tác giả: Và chính bạn, hơn ai hết, trước
ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó nói về bản
thân mỗi người phải nhận ra giá trị của mình. Vậy những giá trị
đó là gì? Những giá trị đó là giá trị sẵn có: chuyên cần, khéo
tay...Khi chúng ta nhận ra những giá trị đó thì chúng ta tự tin hơn.
Khi chúng ta tự tin, chúng ta sẽ thành công. Và khi đó, chúng
người khác tôn trọng. Để nhận ra những giá trị đó, chúng ta phải
trang bị kiến thức. Chúng ta có kỹ sống.....Bản thân em, luôn ý
thức về giá trị của bản thân. (1,0 điểm)
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến của tác giả “Nếu bạn đã
biết giá trị của bản thân, chắc chắn bạn sẽ hiểu được giá trị của
mỗi người bạn gặp. ” không? Vì sao? (2,0 đ)
Em có đồng tình với ý kiến của tác giả “Nếu bạn đã biết giá
trị của bản thân, chắc chắn bạn sẽ hiểu được giá trị của mỗi người
bạn gặp.” Vì ý kiến đó đúng. Vậy giá trị của bản thân là gì? Giá
trị của bản thân là những điều ý nghĩa mà bản thân cống hiến cho
xã hội. Còn giá trị của mỗi người là những điều ý nghĩa mà mỗi
người cống hiến cho xã hội. Khi chúng ta hiểu được giá trị của
mỗi người chúng ta gặp thì chúng tìm sự chia sẻ. Và khi chúng đó,
chúng ta chủ động tạo mối quan hệ. Đặc biệt chúng ta có thể giúp
đỡ, cải tạo xã hội ...Để hiểu được giá trị của người khác trước hết
chúng ta phải hiểu chúng ta. Đồng thời chúng ta phải có lòng nhân
ái.....Bản thân em, ....
PHẦN II: LÀM VĂN
Câu 2: (6,0 điểm) Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích sau. Từ
đó nhận xét làm rõ giá trị nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.
Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý (1) Pá Tra thường trông
thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tầng đá trước cửa, cạnh
tầu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ
củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt
buồn rười rượi. Người ta nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân
nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giầu lắm, nhà có nhiều nương,
nhiều bạc, nhiều thuộc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao
giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới
rõ cô ấy không phải con gái thống lí: cô ấy là vợ A Sử, con trai
thống lí.
Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, không
nhớ, cũng không ai nhớ. Những người nghèo ở Hồng Ngài thì vẫn
còn kể lại câu chuyện Mị về làm người nhà quan thống lí. Ngày xưa
bố Mị lấy mẹ Mị không đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố
của thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho nhà chủ nợ
một nương ngô. Ðến tận khi hai vợ chồng về già mà cũng chưa
xong nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ.
(…)
Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị
cũng không còn nghĩ đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử. ở lâu trong cái
khổ, Mỵ cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con
trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm
mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại
những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm
lại: tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến
mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài
một bó đay trong cách tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm,
suốt đời thế. Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng
gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả
ngày.
Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó
cửa. Ở cái buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ lỗ vuông
bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không
biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái
lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12, tập
hai)
HƯỚNG DẪN:
MB.
MB 1: Trực tiếp: Tô Hoài.........Tác phẩm.........Trong tác phẩm,
nhà văn miêu tả hình ảnh nhân vật.......- một người.......Điều đó,
được nhà văn thể hiện qua đoạn trích từ câu văn “Câu đầu tiên”
cho đến câu văn “câu cuối cùng”. Qua đó, người đọc cảm nhận
được.....
VẬN DỤNG:
Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen (1920- 2014), quê ở Hà
Nội. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ được viết sau chuyến đi của Tô
Hoài với bộ đội trong chiến dịch Tây Bắc (1952). Tác phẩm được in
trong tập Truyện Tây Bắc (1953). Tác phẩm viết về cuộc sống khổ
nhục của người dân Hồng Ngài và vẻ đẹp tâm hồn của họ. Trong
tác phẩm, nhà văn miêu tả hình ảnh nhân vật Mị- một nàng dâu gạt
nợ có cuộc đời khổ nhục nhưng có sức sống tiềm tàng mãnh liệt.
Điều đó, được nhà văn thể hiện qua đoạn trích từ câu văn “ Ai ở xa
về có việc vào nhà thống lí Pá Tra” cho đến câu văn “Mị nghĩ rằng
mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ
chết thì thôi” (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12,
tập hai...). Qua đó, người đọc cảm nhận được giá trị nhân đạo sâu
sắc.
MB 2: Gián tiếp:
Nhà thơ/ nhà văn/ nhà phê bình nghiên cứu văn học.........
(Tên) đã từng viết/ nói/ chia sẻ/ nhận định: “.........Ý kiến”. Ý kiến
đó bàn về ..........Thật vậy, .......Tác giả.......Tác phẩm. Trong tác
phẩm, nhà văn miêu tả hình ảnh nhân vật.......- một người.......Điều
đó, được nhà văn thể hiện qua đoạn trích từ câu văn “Câu đầu
tiên” cho đến câu văn “câu cuối cùng”. Qua đó, người đọc cảm
nhận được.....
1.
Nhà văn M. Gor-ki đã từng nhận đinh: “Nghệ sĩ là người biết
khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy những
ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó
có những hình thức riêng.” Ý kiến của M. Gor-ki bàn về người nghệ
sĩ tài năng chân chính. Thật vậy, Tô Hoài là người nghệ sĩ biết khai
thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình về mảnh đất và con
người Tây Bắc để có những hình thức riêng khi ông viết tác phẩm
Vợ chồng A Phủ. Trong tác phẩm, nhà văn miêu tả hình ảnh nhân
vật Mị- một nàng dâu gạt nợ có cuộc đời khổ nhục nhưng có sức
sống tiềm tàng mãnh liệt. Điều đó, được nhà văn thể hiện qua đoạn
trích từ câu văn “ Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra” cho
đến câu văn “Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy
mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi” (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô
Hoài, SGK Ngữ văn 12, tập hai...). Qua đó, người đọc cảm nhận
được giá trị nhân đạo sâu sắc.
2.

Nhà văn L. Tôn-xtôi đã nhận định “ Tác phẩm nghệ thuật là


kết quả tình yêu”. Ý kiến của L. Tôn-xtôi bàn về quá trình sáng tạo
nghệ thuật của người nghệ sĩ. Thật vậy, với tình yêu dành cho mảnh
đất và con người Tây Bắc, Tô Hoài đã sáng tạo một tác phẩm nghệ
thuật đặc đắc là tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Trong tác phẩm, nhà
văn miêu tả hình ảnh nhân vật Mị- một nàng dâu gạt nợ có cuộc
đời khổ nhục nhưng có sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Điều đó, được
nhà văn thể hiện qua đoạn trích từ câu văn “ Ai ở xa về có việc vào
nhà thống lí Pá Tra” cho đến câu văn “Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ
ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12, tập hai...). Qua
đó, người đọc cảm nhận được giá trị nhân đạo sâu sắc.
TB: 3 LUẬN ĐIỂM:
LUẬN ĐIỂM: 3,0 ĐIỂM. Phân tích/ cảm nhận về Mị trong
đoạn trích: Hoàn cảnh sống, hoàn cảnh xuất hiện, ngoại hình, cuộc
đời, tâm trạng, phẩm chất.
*. Giới thiệu lại tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A
Phủ. ( giành cho MB gián tiếp)
Như chúng ta đã biết, Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen
(1920- 2014), quê ở Hà Nội. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ được viết
sau chuyến đi của Tô Hoài với bộ đội trong chiến dịch Tây Bắc
(1952). Tác phẩm được in trong tập Truyện Tây Bắc (1953). Tác
phẩm viết về cuộc sống khổ nhục của người dân Hồng Ngài và vẻ
đẹp tâm hồn của họ.
*. Giới thiệu về nhân vật Mị:
Mị là một cô gái người Mèo xinh đẹp nhưng sinh ra trong một
gia đình nghèo ở vùng Tây Bắc. Mị sống với bố ở Hồng Ngài và vì
món nợ của mà Mị trở thành nàng dâu gạt nợ nhà Pá Tra.
*. Hoàn cảnh sống/ hoàn cảnh xuất hiện của Mị: Mị sống ở
nhà Pá Tra, Mị xuất hiện ở đầu tác phẩm bên tảng đá trước cửa cạnh
tàu ngựa:
-. Mở đầu đoạn trích, Tô Hoài miêu tả hoàn cảnh sống, hoàn
cảnh xuất hiện của Mị: Mị sống ở nhà Pá Tra, Mị xuất hiện ở đầu
tác phẩm bên tảng đá trước cửa cạnh tàu ngựa:
-. Giáo sư Trần Đình Sử đã viết Không có một hình tượng
nghệ thuật nào không có không gian, không có một nhân vật nào
không có nền cảnh của nó. Mở đầu đoạn trích, Tô Hoài miêu tả Mị
trong một không gian là nhà Pá Tra, bên cạnh tảng đá, cạnh tàu
ngựa.
+ Hình ảnh Mị xuất hiện với công việc ngồi quay sợi gai bên
tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Hình ảnh Mị gợi cho người đọc
hình dung được thân phận của Mị trong nhà Pá Tra. Hình ảnh tảng
đá câm lặng như thái độ của Mị trong nhà Pá Tra.
+ Hình ảnh Mị ám ảnh người có việc vào nhà thống lí (1) Pá
Tra bởi khuôn mặt buồn rười rượi của Mị. Khuôn mặt của Mị gợi
chúng ta cảm nhận được tâm trạng u uất của Mị. Nhà văn Tô Hoài
miêu tả ngoại hình của Mị qua khuôn mặt. Tô Hoài không tả chi tiết
khuôn mặt của nhân vật như nhà Kim Lân tả khuôn mặt lưỡi cày
xám xịt của thị, như Nguyễn Minh Châu tả khuôn mặt rỗ, tái ngắt,
mệt mỏi của mụ hàng chài.
+ Mị được miêu tả với thân phận là vợ A Sử, con trai thống lí
Pá Tra. Tô Hoài tái hiện sự đối lập giữa thân phận rẻ rúng của Mị
trong nhà Pá Tra – nhà giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc,
nhiều thuộc phiện nhất làng.
=>. Hoàn cảnh Mị xuất hiện rất tượng với người đọc, Mị xuất hiện
ngay từ đầu tác phẩm. Với lối kể chuyện hấp dẫn Tô Hoài miêu tả
sự xuất hiện của Mị giống như Nam Cao miêu tả Chí Phèo xuất
hiện ngay từ đầu tác phẩm.
*. Cuộc đời của Mị: Câu chuyện cuộc đời của Mị- câu chuyện của
nàng dâu gạt nợ khổ nhục: Đoạn còn lại.
Sau khi miêu tả hình ảnh nhân vật Mị xuất hiện trong một
hoàn cảnh không gian đặc biệt, nhà văn đã tái hiện câu chuyện
cuộc đời làm dâu khổ nhục của Mị.
-. Phân tích nguyên nhân:
+ Câu chuyện Mị về làm dâu nhà Pá Tra được những người nghèo
ở Hồng Ngài kể lại. Câu chuyện Mị về làm dâu gạt nợ tồn tại trong
cuộc sống của những người nghèo ở Hồng Ngài. Điều đó cho thấy,
họ cảm thông, ái ngại cho Mị.
+ Theo câu chuyện của những người nghèo ở Hồng Ngài kể lại, Mị
về làm dâu gạt nợ vì món nợ của bố từ ngày cưới mẹ Mị Ngày xưa
bố Mị lấy mẹ Mị không đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố
của thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho nhà chủ nợ
một nương ngô.
->. Câu chuyện trên phản ánh tục cưới hỏi nặng nề của người Hồng
Ngài.
->. Câu chuyện trên phản ảnh chính sách cho vay lãi nặng mỗi năm
đem nộp lãi cho nhà chủ nợ một nương ngô của nhà Pá Tra.
-> Tô Hoài mượn câu chuyện của người nghèo ở Hồng Ngài để tố
cáo giai cấp thống trị- nhà Pá Tra. Tô Hoài thể hiện sự cảm thương
với Mị->. Mị là nạn nhân đau khổ của việc cha mẹ ăn bạc nhà giàu
từ kiếp trước.

Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, không


nhớ, cũng không ai nhớ. Những người nghèo ở ónHồng Ngài thì
vẫn còn kể lại câu chuyện Mị về làm người nhà quan thống lí. Ngày
xưa bố Mị lấy mẹ Mị không đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí,
bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho nhà chủ
nợ một nương ngô. Ðến tận khi hai vợ chồng về già mà cũng chưa
xong nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ. Nguyên nhân
(…)
Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị
cũng không còn nghĩ đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử. ở lâu trong cái
khổ, Mỵ cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con
trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm
mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại
những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm
lại: tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến
mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài
một bó đay trong cách tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm,
suốt đời thế. Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng
gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả
ngày. Biểu hiện nỗi khổ.
Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó
cửa. Ở cái buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ lỗ vuông
bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không
biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái
lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. Hậu quả.

You might also like