You are on page 1of 5

TÀI LIỆU ÔN LUYỆN HSG NGỮ VĂN 9 - CÔ TƯỜNG VY- TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN 2

BỐ CỤC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC


Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận, dẫn dắt câu nhận định
Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa cụm từ, ý nghĩa cả câu
- Bàn luận: + Trả lời các câu hỏi : câu nói ấy đúng như thế nào ? tại sao đúng? Nó đóng vai
trò như thế nào trong các tác phẩm?...
- Chứng minh:
+ Phân tích tác phẩm, chỉ ra được những yếu tố mà nhận định đã đưa ra trong tác phẩm
+ Chứng minh 2 tác phẩm ( không phân tích hết tác phẩm )
- Mở rộng
+ Người nghệ sĩ cần những gì để có thể viết nên một bài văn hay, người đọc cần gì để có
thể cảm nhận được bài văn ấy?.....
Kết bài :
- Khẳng định lại giá trị của nhận định.

ĐỀ 3: Thơ ca là bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ.

Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua một số bài thơ mà em yêu thích.

Hướng dẫn làm bài:


1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận, dẫn dắt câu nhận định
2. Thân bài:
a. Giải thích:
- Thơ ca bắt rễ từ lòng người: Thơ ca là tiếng nói chân thành của tình cảm. Người làm
thơ chủ yếu là để bộc lộ những cảm xúc của mình trước hiện tượng đời sống. Do vậy,

1
TÀI LIỆU ÔN LUYỆN HSG NGỮ VĂN 9 - CÔ TƯỜNG VY- TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN 2

gốc rễ của thơ là lòng người, khởi nguồn của thơ là những rung động sâu xa, tinh tế từ
trái tim của nhà thơ đối với thiên nhiên, tạo vật, cuộc sống và con người.
- Nở hoa nơi từ ngữ: ngôn ngữ thơ bao giờ cũng được chắt lọc, giàu hình tượng, có khả
năng gợi cảm xúc cho người đọc. Vẻ đẹp ngôn từ chính là yêu cầu bắt buộc đối với
thơ ca.
=> Thơ ca là khơi nguồn từ cảm xúc của tác giả trước cuộc sống và tình cảm ấy thăng
hoa nơi từ ngữ biểu hiện.......
b. Bàn luận: + Trả lời các câu hỏi : câu nói ấy đúng như thế nào ? tại sao đúng? Nó
đóng vai trò như thế nào trong các tác phẩm?...
c. Chứng minh: Phân tích một số bài thơ để làm sáng tỏ: (2 bài thơ trở lên, không
phân tích hết bài)
- Thơ ca bắt rễ từ lòng người: Thơ ra đời từ rung động của nhà thơ/ chủ thể trữ tình
trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật, cuộc sống, con người... Thiên nhiên tráng lệ hùng
vĩ của biển khơi; vẻ đẹp của những người lao động trên biển cả quê hương (Đoàn
thuyền đánh cá, Huy Cận); vẻ đẹp của một vầng trăng giàu ý nghĩa biểu tượng (Ánh
trăng, Nguyễn Duy); vẻ đẹp của những khát vọng, lẽ sống cống hiến thầm lặng (Mùa
xuân nho nhỏ, Thanh Hải)...
- Nở hoa nơi từ ngữ: Người viết phân tích được những từ ngữ độc đáo, những hình ảnh
chọn lọc, hình tượng mới mẻ và cách tạo dựng được cấu từ độc đáo trong thơ nhằm
biểu đạt trọn vẹn những cảm xúc dồi dào của chủ thể trữ tình/ nhà thơ với đời sống.

d.Khái quát, đánh giá, mở rộng vấn đề nghị luận


- Nhận định đã đề cập đến giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm thơ ca.
Một tác phẩm thơ ca chân chính phải khởi phát từ tình cảm dạt dào của tác giả và được
thể hiện bằng ngôn từ chắt lọc, trau chuốt............

- Người nghệ sĩ cần những gì để có thể viết nên một bài thơ hay, người đọc cần gì để có
thể cảm nhận được bài thơ ấy? (Người nghệ sĩ phải có trái tim nhạy cảm, tinh tế và khả
năng lao động nghệ thuật nghiêm túc thì mới tạo được vần thơ trác tuyệt.....)
3. Kết bài: Khẳng định vấn đề.
2
TÀI LIỆU ÔN LUYỆN HSG NGỮ VĂN 9 - CÔ TƯỜNG VY- TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN 2

Đề 4:
Rất thèm người nhưng nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa
Pa (Nguyễn Thành Long) lại xung phong lên làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao hai
nghìn sáu trăm mét không một bóng người, để rồi vẫn luôn khao khát được gặp
người.
Rất yêu thương con nhưng nhân vật anh Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà
(Nguyễn Quang Sáng) lại dứt khoát từ giã gia đình đi chiến đấu, để rồi khôn nguôi
thương nhớ con.
Qua cảm nhận về những hành động nghịch lí của hai nhân vật trên, em hãy chỉ ra
những thông điệp mà các tác giả gửi gắm.
Hướng dẫn làm bài:
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận
2. Thân bài:
a. Giải thích
- Nhân vật là linh hồn của tác phẩm. Đề xây dựng nhân vật, nhà văn phải dụng công
trong việc lựa chọn các chi tiết nhắm khắc họa lời nói, hành động, suy nghĩ,... nhờ đó
nhân vật mới hiện lên sinh động, cụ thể, vừa có hình vừa có hồn.
- Hành động nghịch lí có thể hiểu là những hành động nhìn có vẻ như không hợp lô- gíc
nhưng thật ra là đúng. Thế nên, theo cách nghĩ thông thường, thèm người thì phải chọn
chốn đông người để làm việc, yêu gia đình thì phải luôn gắn bó, ở bên những người
thân. Thế nhưng nhân vật anh thanh niên và nhân vật ông Sáu đã có những lựa chon
rất kì lạ; anh thanh niên xung phong lên làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu
trăm mét không một bóng người, ông Sáu tình nguyện từ giã gia đình đi chiến đấu khi
đứa con đầu lòng chưa ra đời, ông Sáu cương quyết ra đi khi được con gái nhận cha
và bộc lộ tình yêu thương cha mãnh liệt.

3
TÀI LIỆU ÔN LUYỆN HSG NGỮ VĂN 9 - CÔ TƯỜNG VY- TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN 2

- Nhân vật là nơi tác giả gửi gắm ý đồ, tư tưởng, tình cảm, quan niệm về con người và
cuộc sống. Bởi vậy, thông qua việc xây dựng những chuỗi suy nghĩ, hành động nghịch
lí, tác giả đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về nhân vật, về thông điệp của người sáng
tác.
b. Phân tích được các thông điệp khác nhau mà các tác giả gửi gắm
- Qua việc anh thanh niên xung phong lên làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu
trăm mét, có thể thấy anh là người yêu nghề, thấy được ý nghĩa công việc của mình và
luôn gắn bó, có trách nhiệm với công việc. Anh nhận ra công việc ấy tuy thầm lặng
nhưng cần thiết, đóng góp nhiều cho cuộc sống. Xét cho cùng, biểu hiện cao nhất của
lòng yêu cuộc sống và con người chính là khao khát được cống hiến. Như vậy suy đến
sâu xa việc thèm người, thương quý con người chính là lí do khiến anh thanh niên lựa
chọn làm việc trên ngọn núi cao cô độc để cống hiến thầm lặng cho con người. Từ đó
ta thấy thông điệp của tác giả: Hãy sống hăng say, hãy biến tình yêu cuộc sống và con
người thành ý thức đóng góp, thành nhiệt huyết với công việc dựng xây đất nước.
- Qua việc ông Sáu tình nguyện từ giã gia đình đi chiến đấu, có thể thấy chiến tranh đã
tác động trực tiếp đến cuộc sống của từng người. Chiến tranh chia cắt gia đình, chiến
tranh gây ra những mất mát, những vết thương lòng khó thể bù đắp. Ai cũng có thể
thấy lí do ông Sáu chấp nhận xa nhà đi kháng chiến là vì tình yêu nước nồng nàn, tha
thiết; ông cương quyết dứt khoát ra đi khi con gái nhỏ sau bao hiểu lầm đã nhận cha
và tha thiết mong mỏi “cha đừng đi nữa” là hành động của một người chiến sĩ vì
nhiệm vụ. Nhưng nếu nhìn kĩ hơn ta sẽ nhận ra ẩn trong tình yêu nước, ý thức trách
nhiệm đó chính là tình yêu gia đình. Việc đi chiến đấu là để giữ được độc lập cho nước
cũng là để hướng tới tự do cho mỗi cá nhân, hạnh phúc cho mỗi mái ấm gia đình. Tình
yêu gia đình sẽ là động lực lớn lao để người chiến sĩ cách mạng biết hi sinh, biết chấp
nhận thiệt thòi. Đây cũng chính là thông điệp mà tác giả gửi gắm: Tình yêu gia đình
và tình yêu đất nước là hai khái niệm gắn bó, không tách rời. Nó giúp cho chúng ta
luôn hướng đến những điều tốt đẹp.

4
TÀI LIỆU ÔN LUYỆN HSG NGỮ VĂN 9 - CÔ TƯỜNG VY- TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN 2

c.Đánh giá, nhận xét:


-Đằng sau những hành động có vẻ nghịch lí của nhân vật là những điều rất có lí: yêu
thương, gắn bó với một đối tượng không có nghĩa là phải kề cận gần bên đối tượng mà
là sẵn sàng hi sinh để mang lại những gì tốt đẹp cho đối tượng ấy.
- Thông qua tình yêu với những đối tượng cụ thể: con người và gia đình, cả hai tác giả
đều hướng người đọc đến một tình yêu lớn lao: tình yêu Tổ quốc thể hiện qua việc
dựng xây và bảo vệ đất nước. Đây là thông điệp hết sức ý nghĩa mà nhà văn chuyển
tải đến với chúng ta qua tác phẩm của mình.
- Việc xây dựng những hành động tưởng chừng nghịch lí đã cho thấy tài năng của hai
tác giả trong việc thể hiện vẻ đẹp của nhân vật. Tài năng ấy bắt nguồn từ cái nhìn sâu
sắc, từ tấm lòng tha thiết với cuộc đời.
Lưu ý:
- Chấp nhận các ý sáng tạo hợp lí khác ngoài hướng dẫn trên. Ví dụ: người viết có thể
đọc được thông điệp của tác giả về sự khắc nghiệt của chiến tranh, về vẻ đẹp của con
người Việt Nam, ...
- Người viết có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau: cảm nhận về các nhân vật và rút
ra các thông điệp hoặc viết về các thông điệp rồi sau đó phân tích nhân vật để làm rõ.
3. Kết bài: Khẳng định vấn đề bàn luận.

You might also like