You are on page 1of 5

Đề 4

I. Đọc hiểu
Câu 1. Nhân vật ông Ngư thuộc tuyến nhân vật nào?

-Nhân vật chính diện (đại diện cho cái tốt)

Câu 2. Xác định hình thức ngôn ngữ nhân vật được sử dụng trong đoạn trích trên
-Ngôn ngữ đối thoại

Câu 3. Lời của nhân vật Vân Tiên và ông Ngư được trích dẫn theo cách nào?
-Lời của nhân vật Vân Tiên và ông Ngư được trích dẫn trực tiếp

Câu 4. Ông Ngư làm nghề gì?


-Ông Ngư làm nghề đánh cá

Câu 5. Xác định chủ đề của đoạn trích


-Quan niệm về cái thiện và niềm tin về việc ở hiền sẽ gặp lành

Câu 6. Ông Ngư là con người như thế nào?


-Ông Ngư là con người có nhân cách đẹp, đầy ấp tình thương

Câu 7. Câu nói của ông Ngư:”Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn” thể hiện qua
niệm làm ơn không cần báo đáp. Em có đồng tính với quan niệm trên không? Vì
sao?
-Em đồng tình với câu nói cảu ông Ngư. Vì tình thương chính là cái gốc của mỗi con người. Khi thấy
người gặp nạn ta sẽ sẵn sàng giúp đỡ mà không cần báo đáp giống như ông Ngư

Câu 8. Ông Ngư cứu Lục Vân Tiên vào thời gian nào?
-Ông Ngư cứu giúp Lục Vân Tiên vào thời gian: buổi sáng(sáng sớm)

II. Viết
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả tác phẩm, nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật đoạn trích.
+ Nguyễn Đình Chiểu là người chịu nhiều đau thương, mất mát trong cuộc đời: mù 2 mắt, tương lai
mịt mù. Nhưng ông lại giàu ý chí, nghị lực: dạy học, bốc thuốc, trở thành nhà thơ, nhà văn, giúp nghĩa
binh chống Pháp
+ Tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp của lòng chung thuỷ, ý chí nghị lực tình bạn,…
+ Đoạn trích: ca ngợi vẻ đẹp nhân cách và lòng thương người của ông
2. Thân bài
- Tóm tắt nội dung đoạn trích
- Giá trị đặc sắc nội dung
+ Tác phẩm Lục Vân Tiên thể hiện tư tưởng của NĐC: nhân nghĩa, đạo đức trong xã hội phong kiến.
Tôn trọng đề cao những nhân vật tiêu biểu cho lí tưởng vừa hiện thực vừa có chất lãng mạng, vừa là
nhân vật của tác phẩm bác học vừa là hinh tượng trong văn học dân gian
- Nhân vật ông Ngư: nhân cách đẹp
+ Thấy người bị nạt lập tức cứu giúp
+ Chấp nhận cưu mang Vân Tiên khi biết rõ hoàn cảnh, không cần báo đáp
+ Ông không hề tính toán ơn cứu mạng
- Nhân vật Lục Vân Tiên: chính trực, tốt bụng, thật thà tiêu biểu cho người dân Nam bộ giàu lòng nhân
ái
-> luôn được nhân dân cứu giúp
-> quan niệm sống, phong cách sống: thể hiện lòng tốt, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người khác mà
không cần trả ơn
- Giá trị nghệ thuật
+ Tình tiết và diễn biến hành động hợp lý, nhanh gọn
+ Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm
+ Nhân vật miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói, đối thoại
- Thái độ cảu tác giả
+ Hết lòng yêu thương những người có nhân cách cao thượng
+ Trân trọng cái đẹp, cái thiện và niềm tin vào những người lao động bình thường qua việc làm nhân
đức , nhân đạo, cao cả
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị nội dung nghệ thuật
- Nêu ý nghĩa cảu tác phẩm với bản thân và người đọc

Đề 5
I. Đọc hiểu
Câu 1. Xác định 2 nhân vật trong đoạn trích trên?
- Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga
Câu 2. Xác định người kể chuyện trong đoạn trích trên?
- Người kể chuyện ngôi thứ 3
Câu 3. Cho biết 6 câu thơ cuối là lời đối thoại của nhân vật Nguyệt Nga với Lục
Vân Tiên hay lời độc thoại của nhân vật?
- 6 câu thơ cuối là lời của Kiều Nguyệt Nga
Câu 4. Qua 4 câu thơ cuối, em thấy nhân vật Kiều Nguyệt Nga là người như thế
nào?
- Nguyệt Nga là người trọng ân tình, tự nguyện gắn bó với Vân Tiên để đền đáp công ơn
Câu 5. Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ trong các câu thơ in đậm?
- Các câu in đậm sử dụng nhiều điểm tích, điểm cớ và các biện pháp tu từ
-> đặc trưng của truyện thơ Nôm
Câu 6. Phân tích thái độ của tác giả đối với tài thơ của Kiều Nguyệt Nga
- Thái độ khâm phục, ca ngợi tài thơ cảu Kiều Nguyệt Nga: ngọt ngào,….
Câu 7. Kiều Nguyệt Nga được Lục Vân Tiên cứu khỏi tay bọn cướp, cảm kích
trước ơn cứu mạng và tài năng, đạo đức cảu Vân Tiên, Nguyệt Nga nguyện “Trăm
năm cho vẹn chữu từng mới an”. Em có đồng tình với cách hành xử của Kiều
Nguyệt Nga không? Vì sao?
- Em đồng tình với cách ứng xử của Nguyệt Nga.
- Vì đây là xã hội phong kiến nên việc Nguyệt Nga muốn theo Lục Vân Tiên để trả ơn người đã cứu
mình. Thêm vào đó nàng lại có cảm tình với Lục Vân Tiên 1 người trọng nghĩa khí, không màng danh
lợi thì việc nàng muốn đi theo Lục Vân Tiên là điều hiểu nhiên, hợp lý
Câu 8. Theo em, những giá trị đạo đức, luân lí mà tác giả Nguyễn Đình Chiểu đề
cập trong đoạn trích trên có còn phù hợp trong xã hội ngày nay không?
- Những giá trị đạo đức, luân lí mà tác giả Nguyễn Đình Chiểu đề cập trong đoạn trích trên vẫn còn
phù hợp trong xã hội ngày nay vì đó là lối sống trọng ân nghĩa, thuỷ chung-> Lối sống tốt đẹp, phù
hợp với chuẩn mực đạo đức cảu mọi thời đại
II. Viết
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Khái quát nội dung, nghệ thuật đoạn trích
2. Thân bài
- Tóm tắt đoạn trích: Sau khi cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi bọn cướp Phong Lai, Kiều Nguyệt Nga bày tỏ
muốn được đfền đáp ơn cứu mạng nhưng Lục Vân Tiên từ chối 2 người đối đáp tài thơ, cả 2 đều rất
xuất sắc Nguyệt Nga còn mong muốn được theo Vân Tiên kết nghĩa trăm năm cho trọn đạo làm vợ
- Phân tích giá trị nội dung:
+ Tác phẩm Lục Vân Tiên thể hiện tư tưởng: mỗi nhân vật trong tác phẩm là gửi gắm khát vọng, lý
tưởng sống . Qua tuyến nhân vật chính, tác giả ca ngợi trân trọng phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp
+ Lục Vân Tiên: văn võ song toàn, có phẩm chất dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài
+ Kiều Nguyệt Nga: giỏi thơ ca, trọng ân tình, thuỷ chung son sắt với Lục Vân Tiên theo quan điểm
lấy chữ nghĩa làm gốc
- Phân tích 2 nhân vật qua các câu thơ trong đoạn trích
+ Kiều Nguyệt Nga trả ơn Lục Vân Tiên: đưa thân( trao cho Vân Tiên) => Vân Tiên làm ngơ không
chịu nhận sự trả ơn
=> Kiều Nguyệt Nga làm thơ nói thay lời cảm ơn: Thơ cảu Kiều Nguyệt Nga thơ hay, xuất sắc, đẹp
lời, đẹp ý (sử dụng dẫn chứng: chép nguyên văn câu thơ)
+ Lục Vân Tiên: khen ngợi tài thơ của Kiều Nguyệt Nga và hoạ lại 1 bài, thơ của Lục Vân Tiên xuất
sắc không kém (sử dụng dẫn chứng: chép nguyên văn câu thơ)
+ Chia tay => Kiều Nguyệt Nga bày tỏ tâm trạng rối bời, ngổn ngang: ơn nghĩa trả chưa xong giờ lại
nảy sinh tình cảm khiến nàng vấn vương
=> tự nhủ với lòng: sẽ thuỷ chung, son sắt với Lục Vân Tiên
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích tác phẩm có mức sống lâu bền đặc biệt với
người dân Nam bộ
- Ý nghĩa tác phẩm với bản thân và người đọc

Đề 6
I. Đọc hiểu
Câu 1. Xác định đề tài của đoạn trích
- Đề tài: tình cảm gia đình
Câu 2. Những nhâ vật nào xuất hiện trong văn bản trên?
- Mẹ chồng, Cúc Hoa, Tống Trân (chồng Cúc Hoa)
Câu 3. Văn bản được viết theo thể thơ gì?
- Thể thơ lục bát
Câu 4. Hình ảnh mẹ chồng hiện lên như thế nào qua câu thơ
“ Mẹ chồng thấy dâu thảo hiền
Đôi hàng nước mắt chảy liền như tuôn”

- Mẹ chồng là người thương con, hiểu, cảm thông, chia sẻ với con sự vất vả cực
nhọc
Câu 5. Cúc Hoa mong muốn điều gì ở Tông Trân qua 4 câu thơ:
“ Một mai, có gặp rồng mây
Bảng vàng may được tỏ bày họ tên
Trước là sạch nợ bút nghiên
Sau là thiếp cũng được yên lòng này”

- Cúc Hoa mong muốn chồng chăm chỉ học hành đỗ đạt để trả nợ mẹ cha, thầy
dạy, trả nợ bút nghiên và mình cũng được yên lòng
Câu 6. Trong 2 câu thơ sau tại sao Cúc Hoa lại khóc?
“ Cúc Hoa nước mắt hai hàng
Lạy mẹ cùng chàng chở quản cho tôi”

- Cúc Hoa khóc vì cảm động vì thấy mẹ chồng thương mình, cảm thông với mình,
chia sẻ khó khăn
Câu 7. Em có đồng tình với việc Cúc Hoa nhận thiệt thòi, gánh vác mọi chuyện
trong gia đình không? Vì sao?
- Em đồng tình. Vì trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn phải chịu thiệt
thòi, không có tiếng nói trong gia đình. Họ phải gánh vác, hi sinh mọi chuyện để
lo cho chồng được học hành, trả nợ bút nghiên
- Em không đồng tình. Vì đặt trong xã hội hiện đại cả vợ và chồng đều phải chia
sẻ, gánh vác mọi chuyện trong gia đình. Người phụ nữ sẽ không chấp nhận việc 1
mình mình phải lo lắn, gánh vác tất cả mọi thứ
Câu 8. Em có cảm nhận gì về mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu qua văn
bản
-

II. Viết
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu chung về tác phẩm
- Khái quát giá trị đặc sắc của đoạn trích
+ Tống Trân - Cúc Hoa là 1 trong những truyện thơ đặc sắc. Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của người phụ
nữ trong xã hội phong kiến sự hi sinh, hết lòng vì gia đình. Điều đó được thể hiện qua nhân vật Cúc
Hoa trong đoạn trích
2. Thân bài
- Tóm tắt nội dung đoạn trích:
+ Tình cảm của người mẹ chồng dành cho Cúc Hoa
+ Ca ngợi Cúc Hoa chịu nhiều thiệt thòi, hi sinh, lo cho gia đình chồng, thúc thầy về dạy học mong
cho chồng đỗ đạt, thành định
- Phân tích nội dung:
+ Nhân vật Cúc Hoa: người con gái hiếu thảo, gia đình khó khăn nhưng vẫn cố lo từng bữa ăn cho
mẹ chồng hơn chính bản thân. (sử dụng dẫn chứng: chép nguyên văn câu thơ)
- Là người vợ thuỷ chung, biết hi sinh lo lắng cho chồng, lo cho cả gia đình chồng, không quản ngại
gian khó, không lo lắng cho mình, khuyên nhủ chồng cố gắng học hành đỗ đạt. (sử dụng dẫn chứng:
chép nguyên văn câu thơ)
- Là người thấu tình đạt lý, cam chịu thiệt thòi: chấp nhận thân phận nữ nhi để chồng có cơ hội phát
triển, gây dựng sự nghiệp
=> Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: họ sẵn sàng hi sinh hạnh phúc, đầy đủ ấm no để
chồng được toàn vẹn bởi đó là trách nhiệm, là lẽ đương nhiên mà bất kỳ người phụ nữ nào trong xã
hội ấy cũng phải làm
Tư tưởng trọng nam khinh nữ và những áp lực vô hình đè nặng lên họ
- Các giá trị nghệ thuật: + Được viết bằng chữ Nôm
+ Kết hợp tự sự và trữ tình
+ Ngôn ngữ gắn với lời ăn tiếng nói hằng ngày
3. Kết bài
- Đánh giá chung nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật

You might also like