You are on page 1of 20

KHÁI QUÁT KIẾN THỨC ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG

TRÌNH NGỮ VĂN 6


BÀI 1: KHÁI QUÁT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CÁC THỂ LOẠI ĐÃ HỌC
Các thể loại Ngữ Văn lớp 6 đã học
I/ Truyện truyền thuyết, truyện cổ tích
II/ Thơ
III/ Truyện đồng thoại, Truyện của Puskin và An – đéc - xen
IV/ Văn bản nghị luận
V/ Văn bản thông tin
VI/ Truyện ngắn
1. Ôn tập kiến thức chung về truyện ngắn
– Truyện ngắn: là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự việc phức tạp. .. Chi
tiết và lời văn trong truyện ngắn rất cô đọng.
– Đặc điểm nhân vật: là những nét riêng của nhân vật trong truyện, thường được
thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ.
– Lời người kể chuyện: là lời của người đã kể lại câu chuyện. Nếu người kể theo
ngôi thứ nhất thì lời của người kể là lời của người xưng “tôi". Nếu người kể theo
ngôi thứ ba thì lời của người kể là lời của người ngoài, không tham gia câu chuyện.
- Lời nhân vật: là lời của một nhân vật trong truyện.
2. Một số lưu ý khi đọc - hiểu văn bản truyện ngắn
- Đọc kĩ văn bản, nhận biết được các yếu tố của truyện (ngôi kể, các nhân vật trong
truyện, cốt truyện, lời người kể chuyện, lời nhân vật…)
- Đọc kĩ văn bản, suy nghĩ về đề tài, nội dung của truyện.
- Truyện mang đến cho người đọc những nhận thức gì, những hiểu biết gì về cuộc
sống.
- Truyện mang lại thông điệp gì cho người đọc.
- Liên hệ bản thân (nếu có).
3. Ôn tập một số văn bản truyện ngắn đã được học
a. Truyện Bức tranh của em gái tôi:
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất
- Nhân vật chính: Kiều Phương, người anh trai
- Nội dung chính: Chuyện kể về cô em gái Kiều Phương có tài năng hội họa. Cả nhà
đều vui mừng duy chỉ có người anh trai ghen tị, mặc cảm và luôn tìm cách xa lánh
em gái. Trong một lần khi em gái đạt giải nhất trong kì thi vẽ tranh với bức tranh anh
trai tôi, người anh mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và tự thấy xấu hổ, hối hận
về mình.
- Thông điệp: Truyện nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa
người này với người khác trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó khẳng định: Tình
cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị.
Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt
qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.
b. Truyện Điều không tính trước
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất
- Nhân vật chính: Tôi, Nghị, Phước
- Nội dung chính: Truyện kể về câu chuyện mà tôi không lường trước được đó là
trong một lần đá bóng, tôi xảy ra xích mích với Nghị. Cứ nghĩ chúng tôi sẽ xảy ra
cuộc tranh chấp đánh nhau ai ngờ cả cả ba lại trò chuyện vui vẻ và trở thành những
người bạn tốt.
- Bài học: Trước một sự việc, chúng ta cần bình tĩnh để đánh giá mọi việc không nên
lấy bạo lực để giải quyết mọi chuyện.
4. Thực hành một số đề đọc hiểu – ngữ liệu cùng thể loại
Đề số 1:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“...Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó
không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có
manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:
- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?
Con bé bịu xịu nói:
- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.
- Sao không bảo u mày may cho?
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc
thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng
như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên
đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì
thầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng
yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui”…
(Trích Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam)
Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dựa vào dấu hiệu nào để em
biết điều đó?
Câu 2: Đoạn trích trên có những nhân vật chính nào?
Câu 3: Xác định lời nhân vật và lời của người kể chuyện trong đoạn văn sau:
“...Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó
không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có
manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:
- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?
Câu 4: Xác định các thành phần chính trong câu Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị
Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.
Câu 5: Qua đoạn trích, em cảm nhận được nhân vật Sơn và chị Lan là người như
thế nào?
5. Một số bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi?
A. Người em gái
B. Người em gái, anh trai
C. Bé Quỳnh
D. Người anh trai
Câu 2. Lý do nào cho thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện bức tranh của
em gái tôi?
A. Người anh trai là người kể lại câu chuyện
B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái
C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh
D. Truyện kể về người anh, cô em có tài hội họa
Câu 3. Truyện Bức tranh của em gái tôi, tác giả sử dụng chủ yếu phương thức biểu
đạt gì?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Câu 4. Truyện Bức tranh của em gái tôi sử dụng lời kể của ai?
A. Lời người anh, ngôi thứ nhất
B. Lời người em, ngôi thứ hai
C. Lời tác giả, ngôi thứ ba
D. Lời người dẫn truyện, ngôi thứ hai
Câu 5. Dòng nào diễn đạt đúng thái độ người anh khi thoạt đầu thấy cô em gái tự
chế màu vẽ?
A. Bực bội, khó chịu vì em gái hay lục lọi
B. Kẻ cả, cho là em nghịch ngợm
C. Lấy làm lạ, bí mật theo dõi em
D. Ngăn cản không cho em nghịch
Câu 6. Khi tài năng của cô em được phát hiện, người anh có thái độ ra sao?
A. Chê bai, không thèm quan tâm tranh của em
B. Ghét bỏ, luôn luôn mắng em vô cớ
C. Buồn bã, khó chịu, gắt gỏng, không còn thân với em như trước
D. Vui mừng vì em có tài
Câu 7. Trình tự diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ
mình?
A. Hãnh diện, tự hào, xấu hổ
B. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện
C. Tức tối, xấu hổ, hành diện,
D. Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ
Câu 8. Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?
A. Em gái mình vẽ không đẹp
B. Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường
C. Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu
D. Em gái vẽ sai về mình
Câu 9. Nhận xét không đúng về nhân vật Kiều Phương?
A. Hồn nhiên, hiếu động
B. Tài hội họa hiếm có
C. Tình cảm trong sáng nhân hậu
D. Không quan tâm đến anh
Câu 10. Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?
A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác
B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác
C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 11: Nguyên nhân dẫn đến sự việc: “Tôi chuẩn bị đánh nhau” trong văn bản Điều
không tính trước là gì?
A. Xích mích trong gia đình
B. Xích mích vì bạn gái
C. Xích mích trong một trận bóng
D. Xích mích trong một trận đá cầu
Câu 12: Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật Nghĩa đã không công nhận
bàn thắng của nhân vật “tôi”. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 13: Văn bản Điều không tính trước thuộc thể loại truyện ngắn. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 14: Văn bản Điều không tính trước của tác giả nào?
A. Thạch Lam
B. Nguyễn Khải
C. Nguyễn Nhật Ánh
D. Tô Hoài
Câu 15: Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật “tôi” đã bị kết vào lỗi gì trong
trận đá bóng?
A. Chạm tay
B. Kéo người
C. Việt vị
D. Phạt đền
BÀI 2: KHÁI QUÁT CÁC KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT ĐÃ HỌC
1. Từ láy, từ ghép
a. Khái niệm:
- Từ ghép : Là từ do 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa ghép lại tạo thành nghĩa chung.
- Từ láy: Là từ gồm 2 hay nhiều tiếng láy nhau. Các tiếng láy có thể có một phần hay
toàn bộ âm thanh được lặp lại.
b. Cách phân biệt từ ghép và từ láy:
Từ láy: chỉ có 1 tiếng có nghĩa hoặc không
tiếng nào có nghĩa; không có quan hệ về nghĩa,
Từ ghép: 2 tiếng đều có nghĩa và có quan hệ
chỉ có quan hệ âm thanh (giống nhau hoàn
với nhau về nghĩa. Ví dụ: học tập, tốt bụng…
toàn hoặc giống nhau 1 bộ phận của tiếng) Ví
dụ: mềm mại, xinh xắn,…
Các từ phức có các tiếng giống nhau sẽ là từ ghép nếu:
- Cả hai tiếng đều có nghĩa: tươi tốt, non nước, đi đứng…
- Các từ gốc Hán: cần mẫn, tham lam, bảo bối, chân chính, trang trọng…
- Danh từ: bình minh, hoàng hôn,…
- Từ đơn đa âm tiết (danh từ): chuồn chuồn, ba ba, đu đủ, thằn lằn…
Các từ có một tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa nhưng các tiếng trong từ được biểu
hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy (láy vắng khuyết phụ âm
đầu).
VD: ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước, yếu ớt,…
BÀI 3: KHÁI QUÁT CÁC KIỂU BÀI LÀM VĂN ĐÃ HỌC
I/ ĐOẠN VĂN BIỂU CẢM
1. Cách viết đoạn văn biểu cảm (nêu cảm nghĩ về một đoạn thơ/bài thơ)
a. Cấu trúc của đoạn văn nêu cảm nghĩ về một đoạn thơ/bài thơ
- Hình thức: Hình thức của một đoạn văn bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết
thúc bằng dấu chấm xuống dòng, do nhiều câu văn tạo thành; có từ ngữ và có câu
thể hiện chủ đề của đoạn.
- Cấu trúc:
Mở đoạn (1-2 câu)
· Giới thiệu về bài thơ/đoạn thơ
· Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ
Thân đoạn (5 – 8 câu)
· Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả
có trong bài thơ
· Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả
· Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong
bài thơ.
Kết đoạn (1-2 câu)
· Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ.
· Liên hệ bản thân (nếu có)
b. Lưu ý khi viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một đoạn thơ/bài thơ
Khi viết văn biểu cảm, các em có thể bày tỏ trực tiếp tình cảm của mình hoặc gián
tiếp thể hiện những cảm xúc đó.
- Phương thức biểu cảm trực tiếp: các em có thể bày tỏ những trạng thái cảm xúc
những suy nghĩ của mình một cách trực tiếp thông qua các từ ngữ nói chính xác
cảm xúc đó (yêu, thương, mong nhớ, đợi, chờ...) hoặc bằng những từ ngữ biểu cảm
(chao ôi, the ôi, trời ơi, hỡi ôi,..). Những nỗi niềm cảm xúc sẽ được bày tỏ một cách
trực tiếp.
- Phương thức biểu cảm gián tiếp: với phương thức này, các em sẽ thông qua việc
tả phong cảnh hay kể về một sự việc nào đó mà thể hiện tình cảm của mình. Hoặc
các em lựa chọn tình cảm qua một hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng.
Chính những hình ảnh này sẽ giúp việc thể hiện tình cảm của con người trở nên sâu
sắc và ý nghĩa hơn.

Dàn ý kể lại một trải nghiệm của em với người thân


1. Mở bài
Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống người thân để lại ấn tượng sâu sắc
trong em.
2. Thân bài
- Lý do xuất hiện trải nghiệm.
- Diễn biến của trải nghiệm:
 Thời gian, địa điểm diễn ra trải nghiệm.
 Ngoại hình, tâm trạng: khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười…
 Hành động, cử chỉ: trò chuyện, giúp đỡ…
 Tình cảm, cảm xúc: yêu quý, trân trọng, biết ơn…
3. Kết bài
 Bài học nhận ra sau trải nghiệm.
 Thái độ, tình cảm đối với người thân sau trải nghiệm.
>> Chi tiết: Dàn ý Kể lại câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc
Kể lại một trải nghiệm của em với người thân mẫu 1
Khi còn nhỏ, tôi là một đứa trẻ hiếu động. Bởi vậy, tôi đã khiến cho bố mẹ lo lắng rất
nhiều. Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ mãi về một trải nghiệm đáng nhớ, bị lạc trong
siêu thị.
Khi đó, tôi đang là học sinh lớp một. Buổi chiều thứ bảy, tôi có tiết học thêm ở
trường. Bố đã đến đón tôi từ rất sớm. Trên đường về, bố nói rằng sẽ vào siêu thị để
mua một vài món đồ cho mẹ. Tôi cảm thấy háo hức vô cùng. Trong siêu thị có rất
nhiều đồ ăn vặt ngon. Tôi sẽ thuyết phục bố mua cho tôi một vài món.
Bố gửi xe ở bên ngoài, rồi dắt tôi vào bên trong. Siêu thị lúc này khá đông người. Bố
phải đẩy xe để đồ nên không thể dắt tay tôi. Chính vì vậy, bố yêu cầu tôi phải chú ý
theo sát. Tôi gật đầu đồng ý, còn hứa sẽ luôn theo sát bố. Khi đi đến quầy bánh kẹo,
tôi đã nói với bố mua cho tôi loại bánh và loại kẹo mà tôi thích. Bố đã vui vẻ đồng ý,
bỏ chúng vào xe để đồ.
Rồi hai bố con đi qua một quầy đồ chơi. Rất nhiều bạn nhỏ đang đòi bố mẹ mua cho
mình món đồ chơi yêu thích. Bỗng nhiên, tôi nhìn thấy một con búp bê rất đẹp. Tôi
mải ngắm nhìn con búp bê mà quên mất phải theo sát bố. Thế rồi, tôi đã bị lạc. Lúc
này, tôi rất sợ hãi. Xung quanh rất nhiều người qua lại. Tôi liền chạy đi tìm bố. Mãi
tôi vẫn không tìm thấy bố. Lúc này, tôi òa khóc nức nở. Một cô nhân viên tốt bụng đi
qua, thấy tôi đang khóc thì hỏi chuyện. Tôi kể cho cô nghe, cô đề nghị sẽ đưa tôi tới
chú bảo vệ. Sau đó, chú bảo vệ đã cầm loa thông báo để bố biết. Khoảng mười phút
sau, bố đã đến đón tôi. Tôi chạy tới ôm chầm lấy bố, bật khóc. Còn bố thì chỉ nhẹ
nhàng nói: “Không sao con, bố đây rồi!”. Sau đó, bố quay sáng và cảm ơn chú bảo
vệ và cô nhân viên.
Trải nghiệm khiến tôi nhớ mãi, dạy cho tôi bài học giá trị trong cuộc sống. Nó đã
giúp tôi hiểu được tình yêu thương của người thân dành cho mình.
Kể lại một trải nghiệm của em với người thân mẫu 2
Trong quá trình lớn lên, chắc hẳn ai trong số chúng ta, dù vô tình hay cố ý cũng đều
từng mắc sai lầm. Những sai lầm đó của chúng ta đôi khi sẽ làm tổn thương đến
người thân của mình.
Được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương, sự chở che của mẹ và gia đình. Bố
mẹ luôn tạo điều kiện tốt nhất có thể để em vui chơi và học tập. Niềm tin của bố mẹ
dành trọn cho em, chính vì vậy, em luôn nỗ lực học tập để không phụ sự kỳ vọng
của bố mẹ.
Em vẫn còn nhớ hồi em học lớp 4, cũng giống như các năm trước trường tổ chức
cho học sinh làm bài thi đánh giá năng lực rồi dựa them kết quả sẽ phân lớp. Do mải
chơi, lơ là việc học, nên lần kiểm tra này kết quả của em đã làm chính mình thất
vọng. Trên trang giấy trắng, trong ô vuông điểm và lời phê ngay ngắn, con số 5 và
dòng chữ “Lười học bài, kiến thức mơ hồ” đỏ chót chói mắt. Cầm bài thi mà em thẫn
thờ, một phần vì thất vọng với chính mình, một phần vì suy nghĩ không biết nên nói
với mẹ như thế nào. Cuối cùng, em quyết định nói dối, em sẽ giấu kĩ bài kiểm tra
này, mẹ chắc chắn sẽ không biết.
Về tới nhà, đối diện với sự yêu thương, ân cần của mẹ khiến em cảm thấy rất áy
náy. Em chỉ dám khẽ đáp “Dạ, chưa có điểm ạ”, mà không dám nhìn thẳng vào mẹ
khi mẹ hỏi “Bài thi có điểm chưa? Điểm tốt chứ con?”.
Nhưng “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, đến ngày họp phụ huynh đầu năm
học. Trong buổi họp cô giáo đã thông báo đến cho phụ huynh của từng học sinh kết
quả kỳ thi và nhận xét về quá trình học tập. Nhìn thấy vẻ mặt buồn rầu, thất vọng
của mẹ khi trở về nhà, lòng em như thắt lại. Nhìn thấy em mẹ chỉ im lặng, không hề
đánh mắng, em biết mẹ đang rất buồn.
Bữa cơm yên lặng trôi qua, em cúi đầu, len lén nhìn vành mắt đỏ hoe của mẹ. Em
đắn đo mãi, quyết định xin lỗi mẹ, em nhỏ giọng lí nhí: “Con xin lỗi mẹ, con không
nên học hành sa sút còn giấu mẹ. Con sẽ không bao giờ tái phạm nữa, mẹ đừng
buồn mẹ nhé.” Điều làm em bất ngờ là mẹ không hề mắng em, mẹ nhẹ nhàng ôm
em, vỗ về và nhỏ giọng nói “Con biết lỗi là tốt rồi. Đừng giấu mẹ, con phải tin tưởng
cha mẹ. Dù có bị điểm kém, con nói ra mẹ mới biết và cùng con cố gắng. Con dù thế
nào cũng là con của mẹ”. Giọng nói thân thương của mẹ vỗ về trái tim em, truyền
cho em sức mạnh để kiên cường hơn. Mẹ con em cứ ôm nhau như vậy, lòng em
nhẹ nhõm đi trông thấy.
Thời gian trôi đi, lỗi lầm ngày đó em đã sửa đổi. Song hình ảnh cảm động của mẹ
vẫn luôn hiện diện nhắc nhở em phải sống cho xứng đáng với tình yêu thương mà
mẹ dành cho em. Mẹ là niềm hạnh phúc, là ánh mắt trời soi sáng cuộc đời em.
Người mẹ nào trên thế gian này cũng vĩ đại, hãy trân trọng và yêu thương mẹ của
mình.
Kể lại câu chuyện mà em có ấn tượng sâu sắc về
một người thân mẫu 3
Mỗi người đều có rất nhiều những trải nghiệm đáng nhớ. Nhưng chắc hẳn những
trải nghiệm cùng với người thân trong gia đình luôn đẹp đẽ nhất.
Chắc hẳn mỗi người đều nhớ như in về lần đầu tiên đi học. Tôi cũng vậy. Sáng hôm
đó, tôi thức dậy từ rất sớm. Sau khi ăn sáng xong, tôi đeo chiếc cặp mới để chuẩn bị
đến trường. Đúng bảy giờ, ông nội chở tôi đi học trên chiếc xe đạp cũ. Đường phố
hôm nay thật tấp nập.
Tôi thì cảm thấy vô cùng háo hức. Tôi mặc bộ đồng phục mới, đi đôi dép mà mẹ đã
tặng cho tôi. Ông nội đi gửi xe rồi dắt tôi vào trường. Cô giáo đã đứng ở cửa lớp để
đón chào học sinh mơi. Tôi nhìn cô giáo, rồi quay lại nhìn ông. Ông mỉm cười, và
còn nói lời động viên tôi:
- Đi đi cháu, ông tin cháu gái của ông!
Khi nghe ông nói, tôi như được tiếp thêm sức mạnh. Tôi chào tạm biệt ông và ngồi
vào chỗ theo sự sắp xếp của cô.
Tiết học đầu tiên, cô giáo yêu cầu cả lớp sẽ tự giới thiệu về bản thân. Tôi nhớ đến
lời ông nội dặn phải luôn tự tin. Tôi đã giới thiệu cho cô giáo và các bạn nghe về bản
thân. Sau khi tiết học kết thúc, các thành viên trong lớp đã thêm hiểu nhau hơn.
Những tiết học sau đó đều rất vui vẻ. Chúng tôi chăm chú lắng nghe tiếng cô giáo
giảng bài. Sau đó, cô giáo yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh theo cô. Giọng đọc của cả
lớp nghe thật to và rõ ràng. Tiết học đầu tiên thật suôn sẻ. Tôi còn hăng hái giơ tay
phát biểu và được cô giáo khen nữa. Điều đó khiến tôi rất hạnh phúc. Chiều về, khi
nhìn thấy ông nội, tôi sung sướng chạy ùa vào lòng ông. Trên đường về nhà, tôi kể
cho ông nghe về buổi học đầu tiên. Ông còn khen tôi ngoan ngoãn. Tôi cảm thấy
hãnh diện lắm.
Ngày đầu tiên đi học thật tuyệt vời. Nhờ có ông nội, tôi đã trở nên tự tin hơn, hòa
đồng hơn. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để ông nội cảm thấy tự hào về cháu gái
của mình.
Kể lại một trải nghiệm của em với người thân mẫu 4
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào vô tận. Tình mẹ trong suốt như dòng
suối ngọt…” Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn
cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh
mẹ chăm sóc tôi ốm, tôi càng thấm thía hơn điều ấy.
Công việc của mẹ tôi bận bịu lại càng bận hơn khi tôi bị ốm. Cơn sốt kéo dài do tôi
bị cảm nắng, người mệt lả, toàn thân nóng ran, miệng khô đắng lại…Tôi nằm rên ừ
ừ…còn mẹ thì hai chân như đánh ríu vào nhau. Mẹ vo gạo bắc lên bếp chút cháo,
rồi chườm túi đá cho tôi. Sau đó mẹ giúp tôi đo nhiệt độ.
Chốc chốc, mẹ lại đến sờ vào trán tôi. Đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp. Cái khô ráp chai
sạn biến đâu cả rồi,tôi chỉ thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kỳ khi
chạm vào da thịt tôi. Mẹ đỡ tôi ngồi dậy, kê đầu tôi vào cánh tay, mẹ chăm cho tôi
từng viên thuốc. Thấy tôi uống có vẻ khó khăn mẹ tôi lại động viên: “Ráng uống cho
mau lành bệnh rồi còn đến trường với thầy cô, bạn bè, còn nghe mẹ kể chuyện, dạy
con học nữa chứ?”
Dù mệt nhưng tôi vẫn nhìn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ,tóc lòa xòa dính bết
vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại. Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn
nước mắt.Mẹ cho tôi nằm xuống gối, vừa thổi cháo, vừa đút cho tôi. Cái hương vị
quen thuộc của bàn tay nội trợ thường ngày lại ùa về trong tôi. Tay mẹ luồn chiếc
khăn lau mồ hôi dọc sống lưng cho tôi. Gió từ tay mẹ lại làm hạ nhiệt cho tôi.
Lúc này, tôi mong mình chóng khỏe để ánh mắt mẹ lại cười thật vui mỗi khi tôi đi
học về, mỗi khi tôi “khoe” với mẹ được thầy cô khen. Nhà tôi nghèo, mẹ lại phải thức
khuya dậy sớm tảo tần nên tôi ốm mẹ vất vả nhiều hơn. Mẹ xanh xao và hao gầy
nhiều hơn.
Tôi lớn khôn từ đôi tay của mẹ, tấm lòng yêu thương và chở che của mẹ. Sự ấp ủ
yêu thương của mẹ để lại cho tôi bao nghĩ suy về cái mênh mông, bao la của tình
mẹ! Tôi lại cầu mong mẹ tôi mãi bình an. Và, tôi cũng mong mình khỏe mạnh để mẹ
bớt vất vả vì tôi.
Không hẳn ai trong số chúng ta cũng đều được mẹ chăm sóc, đó là một thiệt thòi rất
lớn. Vì vậy hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên cạnh mẹ khi ta còn có thể bạn nhé.
Kể lại câu chuyện mà em có ấn tượng sâu sắc về
một người thân mẫu 5
Mỗi chúng ta không có ai sinh ra đã hoàn hảo đến mức tuyệt đối. Trong hành trình
trưởng thành của mình, vô tình hay cố ý, chúng ta mắc phải những lỗi lầm. Những
lỗi lầm ấy đôi khi lại làm tổn thương tới những người xung quanh. Em đã từng như
thế. Cho đến hôm nay, hình ảnh mẹ khi em mắc lỗi vẫn in sâu trong tâm trí em.
Em may mắn được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Cha
thường bận việc ở những miền đất xa xôi nên mẹ luôn quan tâm, chăm sóc em hết
mực. Từ ngày cắp sách tới trường, em luôn cố gắng đạt danh hiệu học sinh giỏi
toàn diện. Mẹ và cha lúc nào cũng tự hào và tạo điều kiện tốt nhất cho em. Niềm tin
của mẹ đặt trọn vẹn ở em, mẹ thậm chí không khắt khe thời gian học tập ở nhà với
em.
Năm em học lớp 5, câu chuyện ấy đã xảy ra. Em mải chơi, lơ là việc học tập. Để rồi
lần kiểm tra cuối kỳ 1, em bàng hoàng nhận bài kiểm tra điểm thấp. Trên trang giấy
trắng, trong ô vuông điểm và lời phê ngay ngắn, con số 3 và dòng chữ “Lười học
bài, kiến thức mơ hồ” đỏ chót chói mắt. Nỗi thất vọng và lo lắng bủa vây lấy em.
Trống tan trường đã điểm mà em vẫn thẫn thờ ngồi trong lớp. Em suy nghĩ biết nói
như thế nào với mẹ. Cả con đường về nhà quen thuộc cũng trở nên đáng sợ với em
hơn bao giờ hết. Cuối cùng, em quyết định nói dối, em sẽ giấu kĩ bài kiểm tra này,
mẹ chắc chắn sẽ không biết.
Cánh cổng gỗ đã hiện ra trước mắt. Giọng nói ấm áp của mẹ vang lên, ân cần hỏi
em đi học về có mệt không. Mẹ pha cho em một cốc nước mát, nụ cười vẫn nở trên
môi, mẹ hỏi: “Bài kiểm tra cuối kỳ con làm tốt chứ? Có áp lực quá không?” Em giật
mình, không dám nhìn thẳng vào ánh mắt chờ mong của mẹ, em khẽ đáp: “Dạ, cũng
ổn ạ” rồi lấy cớ vào phòng làm bài tập. Em đem bài kiểm tra kẹp vào quyển nhật ký,
giấu tận trên tầng cao nhất của giá sách.
Nhưng “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, em bị mẹ phát hiện. Một tuần trôi
qua êm đẹp vì bài điểm kém đã giấu kín. Cho tới một hôm, em đi học về mà không
thấy bóng dáng quen thuộc của mẹ ngoài phòng khách. Em rảo bước về phòng cất
cặp sách. Qua khe cửa nhỏ, hình ảnh trong phòng làm em dừng hẳn lại. Giá sách bị
đổ, sách vở nằm la liệt dưới đất, và trong đống lộn xộn đó, bài kiểm tra ở ngay dưới
chân mẹ em. Mẹ cầm nó lên, em thấy khuôn mặt mẹ ngạc nhiên, bất ngờ rồi buồn
bã vô tận. Hàng mi dài cụp xuống che đi đôi mắt đã ươn ướt lệ. Đôi tay gầy guộc
của mẹ run lên nhè nhẹ. Lòng em dường như thắt chặt lại. Em khẽ gọi: “Mẹ”. Mẹ
chầm chậm quay đầu nhìn em. Vội vàng lau đi những giọt nước mắt, giọng nói trong
trẻo, ấm áp thường ngày chợt nghèn nghẹn, khàn khàn: “Con về rồi à. Rửa tay rồi
ăn cơm thôi.” Mẹ nhanh tay gấp bài kiểm tra kia vào chỗ cũ, xếp lại sách đổ xuống
cho tôi. Em cứ đứng như trời trồng ngoài cửa, lòng ngập tràn nỗi ân hận. Mẹ không
đánh mắng mà im lặng, thể hiện nỗi buồn đó là rất lớn.
Bữa cơm yên lặng trôi qua, em cúi đầu, len lén nhìn vành mắt đỏ hoe của mẹ. Cả
ngày hôm ấy, mẹ không nói thêm lời nào nữa. Em đắn đo mãi, quyết định xin lỗi mẹ.
Em đứng bên giường khi mẹ đi nằm nghỉ, giọng lí nhí: “Con xin lỗi mẹ, con không
nên học hành sa sút còn giấu mẹ. Con sẽ không bao giờ tái phạm nữa, mẹ đừng
buồn mẹ nhé.” Em dứt lời rồi òa lên khóc. Mẹ hoảng hốt ôm lấy em, mẹ cũng khóc:
“Con biết lỗi là tốt rồi. Đừng giấu mẹ, con phải tin tưởng cha mẹ. Dù có bị điểm kém,
con nói ra mẹ mới biết và cùng con cố gắng. Con dù thế nào cũng là con của mẹ”.
Giọng nói thân thương của mẹ vỗ về trái tim em, truyền cho em sức mạnh để kiên
cường hơn. Mẹ con em cứ ôm nhau như vậy, lòng em nhẹ nhõm đi trông thấy.
Thời gian trôi đi, lỗi lầm ngày đó em đã sửa đổi. Song hình ảnh cảm động của mẹ
vẫn luôn hiện diện nhắc nhở em phải sống cho xứng đáng. Mẹ là niềm hạnh phúc, là
ánh mắt trời soi sáng cuộc đời em. Người mẹ nào trên thế gian này cũng vĩ đại, hãy
trân trọng và yêu thương mẹ của mình.
Kể lại một trải nghiệm của em với người thân mẫu 6
Mỗi lần về quê thăm ông bà ngoại, tôi đều có những trải nghiệm thật đáng nhớ.
Vùng quê thanh bình đem đến nhiều điều tuyệt vời và thú vị.
Đó có thể là những buổi sáng thức dậy thật sớm để cùng ông đi dạo trên cánh đồng
lúa mênh mông, cảm nhận hương thơm của bông lúa mới. Đó là những bữa cơm
ngon lành mà bà ngoại nấu, dù giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của bà.
Đó là những buổi chiều cùng đám bạn trong xóm đi thả diều, bắt cá ngoài đồng.
Thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ nhưng có lẽ có một kỉ niệm mà tôi vẫn còn nhớ mãi cho
đến bây giờ.
Đó là kỉ niệm xảy ra vào lúc tôi mười tuổi. Tôi và anh Hoàng – anh trai của tôi rủ
nhau đi câu cá. Hai anh em tôi ngồi câu cá được một lúc thì nghe thấy tiếng hò reo
sôi nổi. Phía đằng xa là một nhóm học sinh đang thi bơi lội. Chúng tôi chạy đến chỗ
cuộc thi diễn ra. Thì ra là nhóm bạn hàng xóm tôi mới quen hôm trước. Tôi cảm thấy
rất thích thú, liền đề nghị được tham gia. Tôi liền rủ anh Hoàng nhưng anh lại từ
chối. Tôi biết vì sao anh Hoàng từ chối tham gia. Trước đây, anh từng đạt giải Nhất
cuộc thi bơi của thành phố. Anh rất yêu thích bơi lội. Bạn bè, người thân đều nói anh
có tài năng. Nhưng vì một sự cố, anh đã từ bỏ ước mơ của mình. Điều đó đã khiến
tôi cảm thấy rất buồn…
Nhóm thi đấu của chúng tôi gồm có năm người. Trọng tài là Tuấn – người bạn hàng
xóm thân thiết nhất của tôi. Sau khi trọng thổi còi bắt đầu hiệp đấu. Hai tuyển thủ từ
tư thế chuẩn bị đã nhanh chóng vào cuộc đua. Tiếng hô hào, cổ vũ vang vọng khắp
con sông. Các đối thủ ngang sức ngang tài, không ai chịu kém ai vẫn đang bơi song
song nhau. Tôi cố gắng bơi hết sức. Bỗng nhiên tôi cảm thấy chân bên trái của mình
bị tê. Tôi bơi chậm lại rồi dần tụt lùi phía sau. Tôi nghe thấy có tiếng ai hoảng hốt
kêu lên: “Hình như thằng Lâm bị chuột rút rồi”.
Tôi vùng vẫy trong nước. Nhưng không thể bơi tiếp. Không biết bản thân đã uống
biết bao nhiêu là nước. Trong lúc mê man, tôi nghe thấy một giọng nói quen thuộc:
“Lâm ơi, em ơi! Mau tỉnh lại đi em!”. Cho đến khi tỉnh táo thì tôi đã thấy anh Hoàng
trước mặt mình. Khuôn mặt của anh đầy lo lắng. Hình như chính anh Hoàng là
người đã cứu tôi.
Tôi dần dần tỉnh lại. Tôi thấy mọi người xung quanh đều thở phào nhẹ nhõm. Có
tiếng nói cất lên: “Anh Hoàng tài thật, ở khoảng cách xa như vậy mà đã cứu được
Lâm một cách thần kỳ!”. Có tiếng hưởng ứng: “Đúng vậy!”, “Đúng vậy!”… Tôi mỉm
cười, lòng đầy tự hào rồi nhìn anh Hoàng, khẽ nói: “Cảm ơn anh!”.
Nhờ có trải nghiệm ngày hôm đó, tình cảm của hai anh em càng trở nên thắm thiết.
Không chỉ vậy, anh Hoàng còn quay trở lại tập luyện để chuẩn bị cho cuộc thi bơi
dành cho thiếu niên sắp diễn ra. Một trải nghiệm nhỏ nhưng đem đến cho anh em tôi
thật nhiều điều tốt đẹp.
Kể lại một trải nghiệm của em với người thân mẫu 7
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ có rất nhiều những trải nghiệm đáng nhớ. Đối với tôi,
trải nghiệm bên cạnh những người thân trong gia đình là đẹp đẽ và đáng quý nhất.
Gia đình em có bốn thành viên: bố, mẹ, em và em trai. Bố mẹ lúc nào cũng yêu
thương và lo lắng, chăm sóc cho em. Nhưng mẹ là người dạy cho em rất nhiều điều
bổ ích. Chủ nhật tuần trước là ngày sinh nhật của bố. Em đã giúp mẹ lên kế hoạch
để tổ chức sinh nhật cho bố. Anh trai sẽ phụ trách trang trí nhà cửa, chuẩn bị quà.
Còn em và mẹ sẽ phụ trách chuẩn bị các món ăn. Chiều hôm đó, bác Hoàng - hàng
xóm của gia đình đã giúp em rủ bố đi chơi đá bóng. Mọi người trong gia đình sẽ có
khoảng ba tiếng để chuẩn bị.
Anh trai đã dọn dẹp và trang trí nhà cửa. Em đã cùng với mẹ nấu một bữa ăn thịnh
soạn. Em giúp mẹ một số công việc vặt như: nhặt và rửa rau, băm thịt. Sau hơn một
tiếng đồng hồ bận rộn trong căn bếp của mẹ. Em và mẹ đã nấu được một bàn ăn
thật hấp dẫn. Rất nhiều món ăn mà bố thích như sườn xào chua ngọt, thịt bò xào
măng, cua rang me… Đặc biệt là món trứng rán nhồi thịt - món ăn bố thích nhất do
chính tay em làm. Tất nhiên mẹ đã ở bên cạnh để hướng dẫn em hoàn thanh. Một
bàn ăn hấp dẫn đã được sắp xếp đâu vào đây. Em cảm thấy để nấu được một bữa
ăn thịnh soạn thật sự rất kì công. Nhờ vậy, em hiểu rằng mẹ đã vất vả như thế nào.
Khi bố trở về nhà, bố đã cảm thấy rất bất ngờ khi nhận được món quà đặc biệt từ ba
mẹ con. Gia đình em đã có một bữa ăn vui vẻ, ấm áp. Ăn cơm xong, em cùng với
anh trai dọn dẹp, rửa bát. Sau đó, cả nhà cùng ngồi trò chuyện với nhau ở phòng
khách. lâu lắm rồi, em mới cảm thấy hạnh phúc như vậy.
Lần đầu tiên, em đã có một trải nghiệm thật thú vị - giúp mẹ nấu ăn. Em đã nhận ra
công việc nội trợ không hề dễ dàng. Em cảm thấy yêu thương mẹ nhiều hơn.

Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích
ngắn gọn (55 mẫu)
Sọ Dừa là câu chuyện cổ tích đầu tiên em được đọc, và đó cũng là câu chuyện em
yêu thích nhất.
Chuyện kể về một người đàn bà, vì uống nước trong cái gáo dừa, mà mang thai và
sinh ra đứa con có ngoại hình xấu xí, kì lạ. Thế là bà đặt tên cho con là Sọ Dừa. Tuy
vẻ ngoài xấu xí, đi lại bất tiện, nhưng Sọ Dừa vẫn rất chăm chỉ, chịu khó. Chàng đã
nhờ mẹ xin cho được đi chăn bò của nhà phú ông. Đáp lại sự nghi ngờ của mọi
người, chàng không chỉ trông được đàn bò, mà còn chăm chúng béo tốt. Trong thời
gian ấy, con gái út của phú ông không ngại vẻ ngoài của Sọ Dừa, mà vẫn mang
cơm đến cho chàng. Cảm động, chàng nhờ mẹ đến hỏi cưới cô. Ngày cưới, Sọ Dừa
trở về hình dáng bình thường, khôi ngô tuấn tú, lại có nhà rộng, gia nhân tấp nập
khiến ai cũng ngạc nhiên. Không chỉ thế, sau khi kết hôn, Sọ Dừa còn chăm chỉ dùi
mài kinh sử, thi đỗ Trạng Nguyên. Điều đó khiến cho hai chị gái của vợ chàng hết
sức ghen ghét.
Nhân lúc Sọ Dừa đi sứ, hai cô chị rủ cô em ra biển chơi, rồi đẩy cô xuống nước,
hòng cướp đoạt vị trí vợ Trạng Nguyên. Nhưng may mắn, nhờ vào hòn đá lửa, con
dao và mấy quả trứng gà Sọ Dừa dặn mang theo, mà cô em gái sống sót được.
Cuối cùng, khổ tận cam lai, hai vợ chồng đoàn tụ được với nhau, sống hạnh phúc
đến cuối đời. Còn hai cô chị xấu xa thì tủi hổ mà bỏ đi biệt xứ.
Qua câu chuyện Sọ Dừa, tác giả dân gian đã gửi gắm chúng ta bài học về cách đối
nhân xử thế, không nên quan trọng vẻ bề ngoài, mà phải chú trọng đến phẩm chất.
Một người có trái tim nhân hậu, tốt bụng, thông minh thì mới là người đáng quý.
Tham khảo thêm:
 Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích Sọ Dừa
 Kể lại một truyền thuyết lớp 6
 Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em (20 mẫu)

2. Kể lại một truyền thuyết


2.1. Kể lại một truyền thuyết: Sơn Tinh - Thủy Tinh
Bạn có biết những cơn mưa và lũ lụt luôn kéo đến vào các thời điểm trong năm đều
được người đời cho là bắt nguồn từ truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh không?
Truyền thuyết kể rằng, Hùng Vương thứ mười tám có một nàng công chúa tên là Mị
Nương. Nàng xinh đẹp tuyệt trần, tính tình hiền dịu nết na. Vua Hùng hết mực yêu
thương nên muốn tìm cho con gái một người chồng xứng đáng.
Trong đó, có hai vị thần quyền năng muốn tham gia vào đại hội kén rể là Sơn Tinh -
sơn thần của núi Tản Viên và Thủy Tinh - thủy thần cai trị biển cả. Hai vị thần đều
ngang sức ngang tài chẳng ai nhường nhịn ai nên nhà vua đã bèn nghĩ ra lễ vật cầu
hôn.
Ngạc nhiên là các món lễ vật đều ở trên cạn như 100 phần cơm nếp, 100 nồi bánh
chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Do sản vật đều nghiêng về
Sơn Tinh nên chàng đã dâng lên nhà vua nhanh hơn Thủy Tinh.
Thủy Tinh rất tức giận và không cam tâm nên đã dâng nước lên đánh với Sơn Tinh
nhưng lần nào phần thắng cũng thuộc về Sơn Tinh.
Do không bằng lòng với kết quả trên nên mỗi năm Thủy Tinh sẽ tiếp tục dâng nước
lên thật cao để một ngày nào đó sẽ đánh bại Sơn Tinh.
Tham khảo thêm:
 Đóng vai nhân vật Sơn Tinh kể lại câu truyện Sơn Tinh Thủy Tinh
2.2. Kể lại truyền thuyết: Con Rồng Cháu Tiên
Trong chúng ta ai cũng muốn tìm hiểu nguồn gốc hình thành nên con người là như
thế nào và ra sao. Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên sẽ cho bạn biết chúng ta
được hình thành ra sao nhé. Truyện kể rằng, vào đời vua Lạc Long Quân vốn là con
Rồng, chàng có cảm tình với nàng Âu Cơ vốn là con của Tiên.
Sau đó, cả hai được gia đình chấp thuận và lấy nhau làm vợ chồng. Âu Cơ cấn thai
và đã sinh ra một bọc trăm trứng có trai có gái. Vì Âu Cơ là dòng dõi Tiên ở miền
non cao, còn Lạc Long Quân là con cháu của Rồng ở dưới biển sâu, nên cả hai
không thể ở chung để nuôi dạy con. Do đó họ quyết định đem 50 người con xuống
biển với cha và 50 người con lên non cùng mẹ.
Trăm người con đó trở thành tổ tiên của tộc người Bách Việt. Người con trưởng ở
đất Phong Châu được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương và
truyền ngôi báu duy trì được 18 đời vua.
2.3. Kể lại 1 truyện truyền thuyết: Thánh Gióng
Từ thuở còn thơ bé, ta đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về lịch sử
hào hùng, về những truyền thuyết ly kỳ. Và có lẽ ai khi ấy cũng mang trong mình
niềm tự hào và ngưỡng mộ những vị anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc.
Thánh Gióng là một vị anh hùng oai phong như thế.
Đời Hùng Vương thứ sáu, ở láng Gióng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ
làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già mà vẫn chứa có lấy một mụn
con. Một ngày kia, bà vợ ra đồng, thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm
thử. Về nhà bà liền mang thai, nhưng mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt
mũi khôi ngô, đặt tên là Gióng. Điều kỳ lạ nữa là Gióng lên ba tuổi vẫn chẳng biết
nói, chẳng biết cười, đặt đâu nằm đó, hai vợ chồng vừa buồn vừa lo lắng.
Thuở ấy, giặc Ân đem quân sang xâm lược bờ cõi nước ta, gây nên bao nhiêu tội
ác, dân chúng vô cùng lầm than, khổ sở. Xét thấy thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai
người đi khắp cả nước tìm người hiền tài cứu nước. Sứ giả đi đến mọi nơi, đi qua
cả làng của Gióng. Nghe tiếng rao “Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước”,
Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói đầu tiên:
- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
Thấy vậy, bà mẹ rất bất ngờ vui mừng, vội đi ra mời sứ giả vào nhà. Gióng yêu cầu
sứ giả về tâu với vua, chuẩn bị đầy đủ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh
giặc.
Kỳ lạ hơn, sau khi sứ giả trở về, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cơm ăn
bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Mẹ cậu nuôi không đủ đành
nhờ đến hàng xóm láng giềng. Bà con biết chuyện nên cũng rất phấn khởi, ngày
đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho cậu rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng
sớm ngày ra giết giặc giúp nước, trừ họa cho dân.
Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng
bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sĩ, khoác áo giáp, cầm roi sắt,
chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.
Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới
tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ
khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Khi trời đất đã sạch bóng
giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời.
Vua phong hiệu cho cậu là Thánh Gióng, nhân dân lập đền thờ phụng, ghi nhớ công
ơn. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một
làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa
nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến
công oanh liệt của Thánh Gióng.
Tham khảo thêm:
 Kể lại câu chuyện Thánh Gióng bằng lời văn của em
 Đóng vai nhân vật Thánh Gióng kể lại câu chuyện Thánh Gióng
2.4. Kể lại một câu chuyện truyền thuyết: Mỵ Châu - Trọng Thủy
Truyền thuyết kể rằng: vua An Dương Vương xây Loa Thành cứ gần xong lại đổ,
bèn lập đàn trai giới, cầu khấn thần linh. Ngày mồng bảy tháng ba, thần hiển linh
thành một cụ già từ phương Đông tiến thẳng tới trước cửa thành. Cụ già nhìn thành
mà than rằng: "Tiếc cho công sức của biết bao người!". Vua mừng rỡ đón cụ già vào
điện, thi lễ và xin cụ già cho biết nguyên nhân vì sao việc xây thành lại chiếm nhiều
công sức mà cứ xây xong lại đổ. Cụ già nói với nhà vua là sẽ có sứ Thanh Giang
(một sứ giả đến từ dòng sông Xanh linh thiêng) đến giúp. Nói rồi, cụ già từ biệt nhà
vua.
Quả nhiên, ngày hôm sau, nhà vua gặp được sứ Thanh Giang. Vị sứ giả này chính
là Rùa Vàng (Thần Kim Quy) vật tổ linh thiêng của người Việt. Rùa Vàng đã giúp
nhà vua xây thành chỉ nửa tháng là xong. Thành rộng hơn ngàn trượng xây hình
trôn ốc nên gọi là Loa Thành (Quy Long Thành, Côn Lôn Thành).
Rùa Vàng ở lại ba năm rồi từ biệt ra về, nhà vua cảm tạ và xin Thần Rùa kế sách
giữ nước. Rùa tháo vuốt đưa cho nhà vua để chế làm lẫy nỏ và dặn: "Vận nước suy
thịnh, xã tắc an nguy đều do mệnh trời, con người có thể tu đức mà kéo dài thời
vận".
Vuốt Rùa được Cao Lỗ chế làm lẫy nỏ thần có thể bắn một phát trúng cả ngàn tên
giặc khiến cho Triệu Đà bao lần xâm lược Âu Lạc đều thất bại phải xin hoà.
Không bao lâu, Đà xin cầu hôn. An Dương Vương gả con gái là Mỵ Châu cho con
trai Đà là Trọng Thuỷ với mong muốn cuộc hôn nhân này sẽ nối lại hoà hiếu bang
giao hai nước. Không ngờ cuộc hôn nhân này lại nằm trong mưu đồ xâm lược của
Triệu Đà. Trọng Thuỷ sau khi lấy được Mỵ Châu đã dỗ nàng cho xem trộm nỏ thần
rồi ngấm ngầm làm một cái lẫy nỏ khác giống hệt đánh tráo lẫy nỏ làm bằng vuốt
Rùa Vàng. Xong việc, Trọng Thuỷ lấy cớ về phương Bắc thăm cha, đem lẫy nỏ thần
về phương Bắc cho Triệu Vương. Trước khi đi, Trọng Thuỷ còn đề phòng "Bắc Nam
cách biệt" hỏi Mỵ Châu cách tìm nàng khi có biến. Mỵ Châu mang áo gấm ra nói
rằng nàng sẽ dứt lông ngỗng trên áo rải dọc đường làm dấu.
Trọng Thuỷ về nước, Triệu Đà cất quân đánh Âu Lạc, An Dương Vương chủ quan
cậy có nỏ thần nên quân giặc đến gần vẫn điềm nhiên đánh cơ nói cười như không.
Đến khi cầm nỏ mới biết lẫy thần đã bị mất, nhà vua lập tức hiểu hết sự tình. Nhà
vua nhìn Mỵ Châu đầy trách móc, Mỵ Châu biết tội bèn quì xuống xin cha trừng
phạt. Không nỡ giết con, An Dương Vương sai người lấy ngựa đem Mỵ Châu chạy
trốn, còn mình thì nhanh chóng tập hợp quân sĩ quyết một phen tử chiến. Khi quân
hai bên đánh nhau đến bờ biển, thế giặc mạnh không thể chống đỡ, An Dương
Vương cùng đường, gọi: "Sứ Thanh Giang đâu! Mau mau giúp ta!". Rùa Vàng hiện
lên, rẽ nước đưa nhà vua xuống Thủy cung.
Triệu Đà chiếm được Loa Thành. Trọng Thuỷ nhớ lời dặn bèn theo vết lông ngỗng
mà tìm. Đến bờ biển, Trọng Thuỷ nhìn thấy Mỵ Châu đang nắm chặt chuôi kiếm
đứng đợi. Trọng Thuỷ tiến lại gần, Mỵ Châu tuốt kiếm chĩa về phía Trọng Thuỷ mà
rằng: "Chàng vì nghĩa vụ quốc gia mà trở thành kẻ lừa dối, phản bội. Thiếp vì yêu
chàng mà đem trái tim đặt nhầm lên khối óc. Nhưng thiếp thề rằng, tấm lòng thiếp
vẫn trong sáng và trung thành với vua cha và xã tắc. Nếu có lòng phản trắc, sau khi
chết xin làm mồi cho cá. Ngược lại, xin được làm ngọc trai dưới biển Đông". Dứt lời,
nàng vung kiếm tự vẫn. Trọng Thủy đem xác Mỵ Châu về chôn cất tại Loa Thành.
Xong xuôi, chàng quá ân hận và thương nhớ Mỵ Châu bèn nhảy xuống giếng tự
vẫn.
Người đời sau đem ngọc trai biển Đông về rửa ở giếng nước Trọng Thủy, viên ngọc
bỗng sáng khác thường.
Tham khảo thêm:
 Hóa thân thành nhân vật An Dương Vương để kể lại truyện
 Đóng vai nhân vật Mị Châu kể lại câu chuyện
2.5. Kể lại một truyền thuyết mà em yêu thích: Hồ Ba Bể
Ngày xửa ngày xưa, ở xã Nam Mẫu có tổ chức ngày hội cúng Phật rất đông người
đến tham gia. Trong đó, xuất hiện một bà già xấu xí, bẩn thỉu, gớm ghiếc. Ai cũng sợ
hãi và xa lánh bà ta.
Duy chỉ có hai mẹ con tốt bụng, tuy nghèo khó nhưng họ đã thương xót, đồng ý cho
bà ăn uống và nghỉ ngơi lại nhà. Đêm hôm đó, người mẹ nhìn thấy chỗ bà già kia
nằm ngủ phát ra ánh sáng thần kì. Nhìn kĩ, thì ở đó là một con Giao Long to lớn
đang cuộn mình nằm ngủ. Sợ hãi, người mẹ không dám làm gì, đành nằm im ngủ
tiếp.
Sáng hôm sau, bà lão rời đi. Trước khi đi, bà đưa cho hai mẹ con một túi tro dặn rắc
quanh nhà và một mảnh trấu luôn mang theo mình. Bà bảo đó là phần thưởng cho
tấm lòng thơm thảo của hai mẹ con. Còn những kẻ mang danh viếng Phật lại vô tâm
ngoài kia sẽ phải chịu quả báo. Nói rồi hóa thành Giao Long bay đi.
Mấy hôm sau, từ dưới bàn thờ Phật dâng lên cột nước lớn, chẳng mấy chốc gây sạt
lở, nhấn chìm hết toàn bộ vùng đất. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là còn nguyên.
Thấy mọi người đau khổ trong biển nước, người mẹ thả miếng trấu được cho xuống
dòng nước, thì nó đột nhiên biến thành chiếc thuyền lớn. Thế là hai mẹ con liền
chèo thuyền đi cứu người.
Bây giờ biển nước ấy vẫn con, được đặt tên là hồ Ba Bể. Còn mỏm đất có ngôi nhà
của hai mẹ con được gọi là Gò Bà Góa.
Tham khảo thêm:
 Kể lại từng đoạn câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể
2.6. Viết bài văn kể lại một truyền thuyết lớp 6: Yết Kiêu
Vào đời vua nhà Trần, có một danh tướng hùng dũng tên là Yết Kiêu. Lúc bấy giờ,
quân Nguyên đang manh nha xâm lược nước ta, chúng luôn dựa vào đường sông
hiểm trở mà đem quân chiếm đóng. Tuy nhiên với sức lực cường tráng và ý chí cao
cả, Yết Kiêu đã diện kiến nhà vua xin đem một toán quân đến mai phục trong bụi lau
sậy ven bờ sông.
Sau đó một mình ông sẽ dùng chiếc khoan nhọn khoan thủng các đáy thuyền của
bọn quân Nguyên. Khoan xong một lỗ, ông lấy giẻ bịt lại và dùng dây buộc lại thành
một chùm.
Chờ khi giặc ngủ say, Yết Kiêu giật các đầu dây và đoàn thuyền của giặc chìm trong
biển nước. Sau đó, Yết Kiêu cho quân tiến đến và đánh tan quân giặc đang hoảng
loạn. Vua Trần phong cho Yết Kiêu chức "Đệ nhất bộ đô soái thủy quân".
Từ đó, người dân luôn xem danh tướng Yết Kiêu là một vị anh hùng đã góp công
làm nên chiến thắng vẻ vang của quân nhà Trần hùng hậu.
Tham khảo thêm:
 Kể lại câu chuyện của Yết Kiêu

3. Kể lại truyện cổ tích


3.1. Kể lại truyện cổ tích: Tấm Cám
Truyện Tấm Cám là câu chuyện cổ tích hay nhất mà em từng đọc.
Nhân vật chính của câu chuyện là cô Tấm xinh đẹp, hiền lành lại chăm chỉ, chịu khó.
Bố mẹ mất sớm, cô Tấm sống với dì ghẻ và con riêng của bà là Cám. Suốt ngày, cô
phải làm việc vất vả từ sớm đến khuya, nhưng vẫn không hề oán than.
Một ngày, dì ghẻ trao giải chiếc yếm đào cho người mò được nhiều cua ốc. Tấm
chăm chỉ nhặt nhạnh cả chiều, nhưng bị Cám lừa mất, nên buồn lắm, bật khóc giữa
đêm. Thế là ông Bụt hiện lên, chỉ cho cô chú cá Bống sót lại trong giỏ, đưa xuống
giếng nuôi. Mỗi ngày, Tấm hát để gọi cá lên và cho cá ăn cơm, thân thiết như bạn
bè. Thấy lạ, mụ dì ghẻ rình và quyết ăn thịt cá bống. Thế là mụ lừa Tấm đi chăn trâu
đồng xa, rồi ở nhà ăn thịt cá, vứt xương ở góc bếp. Về nhà không thấy cá, chỉ thấy
cục máu đông trên giếng, biết cá gặp nạn, Tấm khóc nức nở. Bụt hiện lên, chỉ cô
cách tìm xương cá bống. Sau khi được chú gà chỉ chỗ tìm xương, cô đem xương cá
cho vào bốn cái lọ để ở chân giường như lời bụt dặn.
Năm ấy, vua mở hội tuyển vợ. Mẹ con Cám xúng xính áo váy đi hội. Còn Tấm bị bắt
ở nhà, nhặt thóc và gạo rồi mới được đi. Vừa nhặt, nàng vừa khóc nức nở. Thế là
bụt hiện lên, gọi chim sẻ giúp nàng nhặt thóc. Rồi còn chỉ nàng lấy váy áo, giày đẹp
ở bốn cái lọ ở chân giường để mặc đi hội. Trên đường đi, nàng đánh rơi hài ở dưới
nước, voi của vua đi qua mãi chẳng chịu đi tiếp. Vua cho lính nhặt được hài lên, và
quyết định ai đi vừa sẽ là vợ của ngài. Thế là Tấm trở thành hoàng hậu.
Làm vợ vua, cô Tấm vẫn giữ những phẩm chất hiền thục ngày xưa. Giỗ cha, nàng
về nhà, tự mình trèo lên cây cau để hái buồng cau thờ bố. Nào ngờ mụ dì ghẻ ở
dưới chặt cây, hại cô ngã chết. Rồi bà ta lấy áo quần của Tấm cho Cám mặc vào
kinh thay chị hầu vua.
Tấm chết, hóa thành chim vàng anh bay vào cung. Vua say tiếng hót của chim đi
đâu cũng mang theo. Cám ghen ghét nên lét giết chim ăn thịt, đem lông vứt ở góc
vườn. Từ lông chim lại mọc lên cây xoan lớn. Vua nhìn liền thích, đem võng ra nằm.
Cám thấy vậy, liền chặt cây xoan làm thành khung cửi. Mỗi dần dệt lại vàng lên tiếng
Tấm, sợ quá, ả đốt khung cửi đổ tro ra thật xa. Từ nắm tro, mọc lên cây thị to lớn,
xum xuê nhưng chỉ có một trái duy nhất. Một bà hàng nước đã mang quả thị về để
ngửi chứ không ăn. Từ quả thị, cô Tấm bước ra xinh đẹp, dịu dàng. Cô giúp bà cụ
dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, têm trầu. Khi bà phát hiện ra cô đã bước ra từ quả thị,
thì xé vỏ quả thị, xin cô ở lại làm con gái bà. Một ngày nọ, nhà vua đi ngang qua
quán nước của bà cụ, ngồi nghỉ lại thì thấy miếng trầu têm quen quá, xin được gặp
người têm trầu. Gặp Tấm, ngài nhận ra ngay. Hai người mừng mừng tủi tủi, hạnh
phúc cùng nhau trở về kinh thành. Mẹ con Cám tủi nhục quá, bỏ đi biệt xứ.
Thế là người tốt cuối cũng cũng được hưởng hạnh phúc. Ý nghĩa tuyệt vời của câu
chuyện đã giúp cho dù bao lâu câu chuyện Tấm Cám vẫn vẹn nguyên giá trị trong
lòng người đọc.
Tham khảo thêm:
 Hóa thân vào nhân vật Tấm kể lại truyện cổ tích Tấm Cám
 Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Tấm Cám
3.2. Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em: Thạch Sanh
Từ khi em còn nhỏ, mỗi tối mẹ đều kể chuyện cổ tích ru em ngủ. Trong những câu
chuyện ấy, em thích nhất là truyện kể về Thạch Sanh.
Truyện kể rằng, ở một làng nọ, có đôi vợ chồng nông dân già, tuy nghèo khó nhưng
sống rất nhân hậu mà mãi vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn phái Thái
tử xuống đầu thai làm con của ho. Và họ đặt tên con là Thạch Sanh. Hai vợ chồng
già sớm qua đời, Thạch Sanh sống một mình ở gốc đa và kiếm sống bằng nghề hái
củi.
Lý Thông ngồi hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên dỗ dành giả vờ kết
nghĩa anh em để lợi dụng Thạch Sanh. Vì là người tốt bụng nên Thạch Sanh không
mảy may nghi ngờ mà đồng ý làm em Lý Thông. Hắn đã lừa Thạch Sanh thay mình
đi cúng mạng cho chằn tinh tại miếu thờ. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, sau đó
chàng đốt xác đó thì nhận được cây cung vàng. Nhưng lại một lần nữa, Lý Thông lại
lừa Thạch Sanh, cướp công của chàng và được vua ban thưởng đồng thời phong
làm Quận Công. Còn Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.
Công chúa bị đại bàng khổng lồ bắt, Thạch Sanh thấy được, lấy cung bắn đại bàng
và chàng theo dấu máu, biết được nơi cư trú của đại bàng. Nhà vua sai Lý Thông đi
cứu công chúa. Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được công chúa,
và khi công chúa lên khỏi hang, hắn sai người lấp hang để giết Thạch Sanh. Và
được nhà vua gả công chúa cho. Tại hang, Thạch Sanh lại cứu được con vua Thủy
Tề và được vua tặng cho cây đàn thần.
Khi công chúa trở về cung, nàng chẳng nói năng gì, nhà vua rất lo lắng. Còn Thạch
Sanh bị chằn tinh và đại bàng trả thù vu oan nên bị bắt giam vào ngục. Chàng bèn
lấy đàn ra gảy, thì công chúa khỏi bệnh và đem mọi chuyện kể cho vua cha nghe,
Thạch Sanh được minh oan, mẹ con Lý Thông tuy được tha nhưng vì độc ác nên
trên đường về bị sét đánh chết hóa thành thạch sùng.
Thạch Sanh được vua gả công chúa và trở thành phò mã. Các thái tử nước chư hầu
vì không được gả công chúa nên đã đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra
đánh, đẩy lùi được quân 18 nước và thết đãi họ cơm trong niêu thần ăn rồi lại đầy.
Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.
Tham khảo thêm:
 Top 6 mẫu Kể chuyện Thạch Sanh bằng lời văn của em
3.3. Kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích: Cây tre trăm đốt (5 mẫu)
Khi còn nhỏ, em thường được nghe ông và bà kể cho nghe những câu chuyện cổ
tích rất ý nghĩa. Một trong số truyện cổ tích ông kể mà em ấn tượng nhất là truyện
Cây tre trăm đốt, ông kể trong lúc em và ông cùng đi chặt tre làm diều.
Ngày xưa có một phú ông nhà giàu nhưng lại bủn xỉn keo kiệt, ông ta thuê anh nông
dân nghèo có tính cần cù chịu thương chịu khó cày ruộng. Ông ta chỉ muốn anh
nông dân làm cho mình mà lại không mất tiền thuê nên đã hứa hẹn rằng "Anh hãy
chịu khó cày ruộng cho ta trong ba năm, hết thời gian đó ta sẽ gả con gái cho anh".
Anh chàng này tưởng thật, làm ngày làm đêm không quản mệt nhọc, mang về cho
phú ông lúa thóc chất đầy kho.
Cuối cùng cũng đến hạn ba năm, đang háo hức được lấy con gái phú ông thì anh
nông dân lại bị lão ta lừa. Một mặt phú ông bảo anh vào rừng chặt cây tre trăm đốt
về làm đũa mời cỗ cả làng, mặt khác sau khi anh đi lão ta bèn mở tiệc gả con gái
cho tên nhà giàu khác. Ở bên này anh nông dân sau khi vào rừng chặt hết cả rặng
tre, quần áo rách tơi tả, chân tay bị cứa chảy máu vẫn không tìm được cây tre đủ
100 đốt. Nghe tiếng khóc của anh đã có một ông bụt hiện lên và trao cho anh câu
thần chú "Khắc nhập, khắc xuất", anh chặt đủ 100 đốt tre, đọc câu "khắc nhập" là
từng đốt tre nhập thành cây tre đủ 100 đốt. Anh vui mừng đem tre về thì phát hiện ra
phú ông lừa mình, anh liền đọc câu thần chú "khắc nhập" nhốt ông vào cây tre, sau
khi nghe ông ta van xin và hứa không bày mưu lừa hại anh nữa anh mới đọc "khắc
xuất" để thả ông ta ra. Từ đó anh nông dân lấy con gái phú ông và sống hạnh phúc
đến cuối đời.
Tuy chỉ là truyện cổ tích nhưng thực sự rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày, phú
ông và cây tre trăm đốt giống như những khó khăn, thử thách và chướng ngại mà ta
phải vượt qua trong cuộc sống. Hãy luôn cố gắng và sống thật tốt, mọi chuyện sẽ
luôn có cách giải quyết.

Dàn ý Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em


a. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện cổ tích Tấm Cám - một câu chuyện cổ tích hay và đặc
sắc của dân tộc ta.
b. Thân bài: Kể lại nội dung truyện Tấm Cám theo các diễn biến của câu chuyện, gồm các
sự kiện sau:
 Sự kiện 1: Tấm mồ côi cha mẹ, sống với dì ghẻ và con của bà ta là Cám. Cô bị bắt
làm việc vất vả, quần quật sớm hôm
 Sự kiện 2: Một hôm, dì ghẻ treo thưởng là chiếc yếm mới cho người bắt được
nhiều tôm tép hơn. Vốn chăm chỉ nên có giỏ tép đầy, nhưng Tấm bị Cám lừa lấy
mất, chỉ còn lại 1 chú cá bống nhỏ
 Sự kiện 3: Tấm nuôi cá bống trong giếng, nhưng bị dì ghẻ và Cám bắt ăn thịt.
Nhờ Bụt, cô tìm được xương cá bống, rồi chôn vào hũ để ở góc giường
 Sự kiện 4: Từ hũ, Tấm có áo quần đẹp đi trảy hội, trở thành vợ vua
 Sự kiện 5: Giỗ cha, Tấm từ cung về làm cỗ, tự trèo lên cây hái cau, bị mụ dì ghẻ
chặt cây, hại chết
 Sự kiện 6: Cám mặc áo chị vào cung hầu vua, 3 lần liên tiếp hại hóa thân của Tấm
là chim vàng anh, cây xoan, khung cửi
 Sự kiện 7: Lần thứ 4, Tấm hóa thân thành cây thị, rồi trở về hình hài con người
trong quả thị, sống với bà cụ bán nước
 Sự kiện 8: Một lần, vua đi qua quán nước, nhận ra Tấm nhờ miếng trầu têm cánh
phượng, thế là 2 vợ chồng đoàn tụ với nhau
 Sự kiện 9: Tấm về cung sống hạnh phúc cùng nhà vua, còn 2 mẹ con Cám thì bị
trừng phạt thích đáng
c. Kết bài:
 Nêu ý nghĩa, bài học của câu chuyện cổ tích Tấm Cám
 Suy nghĩ, nhận xét, tình cảm của em dành cho câu chuyện đó

Phương thức biểu đạt là gì? Có bao nhiêu phương


thức biểu đạt

 Tác giả: Luật sư Tô Thị Phương Dung


Phương thức biểu đạt là một trong những cách thức tương tác giữa con người với con
người. Nó là cách thức để một cá nhân thể hiện cảm xúc của mình, những tâm tư, suy
nghĩ của mình với một đối tượng cụ thể nào đó
Mục lục bài viết
 1. Khái niệm phương thức biểu đạt
 2. Các phương thức biểu đạt
 2.1 Phương thức tự sự
 2.2 Phương thức miêu tả
 2.3 Phương thức biểu cảm
 2.4 Phương thức thuyết minh
 2.5 Phương thức nghị luận
 2.6 Phương thức hành chính - công vụ
MASSAGE CỔ VAI GÁY LƯNG

Máy massage Nhật giảm hẳn cơn đau mỏi vai gáy. Hà Nội giảm
40%
TÌM HIỂU THÊM

1. Khái niệm phương thức biểu đạt


Phương thức biểu là có thể được hiểu là một cách thức mà một người sử dụng để truyền đạt
thông tin mà mình muốn cung cấp cho người khác. Thông qua cách thức này một người có
thể biểu đạt, truyền tải đến người khác hiểu được về ý nghĩ, tâm tư và tình cảm của mình.
Bằng cách sử dụng các phương thức biểu đạt này sẽ giúp cho người với người hiểu rõ nhau
hơn, giúp cho các mối quan hệ giữ người với người ngày càng trở nên gần gũi hơn, gắn kết
hơn.

2. Các phương thức biểu đạt


Việc xác định các phương thức biểu đạt thường được yêu cầu trong các đề thi môn ngữ văn
của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia hàng năm. Thông thường trong hệ thống văn học
(các tác phẩm văn học) sẽ có 6 phương thức biểu đạt chính, gồm: tự sự; miêu tả; biểu cảm;
thuyết minh; nghị luận; hành chính - công vụ. Khi soạn thảo một văn bản thì người soạn thảo
có thể sử dụng kết hợp một lúc nhiều phương thức biểu đạt trong văn bản. Việc vận dụng một
cách linh hoạt các phương thức biểu đạt này giúp cho việc biểu đạt ý của người viết một cách
linh hoạt hơn và giúp cho người đọc, người nghe hiểu hơn về nội dung mà người viết muốn
biểu đạt.
Đặc điểm của các phương thức biểu đạt, cụ thể như sau:

2.1 Phương thức tự sự


- Khái niệm: Phương thức biểu đạt tự sự là một phương thức mà người sử dụng phương thức
này sẽ vận dụng các ngôn ngữ để kể lại một chuỗi sự việc nào đó theo thứ tự lần lượt, từ một
sự việc này sẽ dẫn đến một sự việc kia và sâu chuỗi các sự việc lạo với nhau để tạo ra kết
thúc cho câu chuyện. Khi sử dụng phương thức này người sử dụng thường không chỉ chú
trọng đến mỗi việc kể chuyện mà người sử dụng phương thức này còn phải khắc họa, miêu tả
được tính cách nhân vật của mình và đồng thời cũng phải nêu lên được những cảm nhận,
nhận thức của bản thân về bản chất con người, của nhân vật tác động trong cuộc sống.
- Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt tự sự: Khi sử dụng phương thức biểu đạt này thì
trong nội dung thường sẽ phải có một cốt truyện, mạch truyện và chủ đề rõ ràng. Trong mạch
truyện có các nhân vật, sự việc, sự kiện theo từng diễn biến, mạch cốt truyện. Các thể loại
văn học thường sử dụng phương thức biểu đạt này gồm:
+ Văn bản tiểu thuyết;
+ Văn học nghệ thuật;
+ Các bản tường trình/tường thuật;
+ Bản tin báo chí;.......

2.2 Phương thức miêu tả


- Khái niệm: Phương thức biểu đạt miêu tả là phương thức mà người sử dụng dùng ngôn ngữ
để cho người nghe hoặc người đọc có thể hiểu được, hình dung được nhân vật, sự việc mà
người nói, người viết đang đề cập đến. Việc hình dung này được thể hiện ở việc người nghe,
người đọc có thể nắm rõ, hình dung được nhân vật đang được đề cập đến hiện ra trước mắt
hoặc họ có thể cảm nhận được thế giới nội tâm của nhân vật đang được đề cập đến.
- Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt miêu tả: Khi sử dụng phương thức biểu đạt này
thì trong nội dung mà người nói, người viết muốn truyền đạt phải có các tính từ, các động từ
và các biện pháp tu từ được sử dụng một cách linh hoạt để miêu tả sự vật, sự việc, nhân vật
được đề cập đến. Có các nội dung miêu tả một cách chi tiết về hình dáng bên ngoài cũng như
là nội tâm bên trong của mỗi nhân vật. Phương thức biểu đạt này thường được dùng trong văn
tả người hoặc là sử dụng trong thơ.....

2.3 Phương thức biểu cảm


- Khái niệm: Phương thức biểu đạt biểu cảm là phương thức mà người nói, người viết sử
dụng ngôn ngữ để bộc lộ những cảm xúc của bản thân mình, bộc lộ các tâm tư, tình cảm và
cảm xúc của mình đối với đối tượng mà mình đang đề cập đến.
- Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt biểu cảm: Khi sử dụng phương thức biểu đạt thì
trong nội dung thường xuất hiện các từ ngữ có biểu đạt cảm xúc của người nói, người viết đối
với đối tượng được đề cập đến và trong nội dung thường có các câu cảm thán. Phương thức
này thường được sử dụng trong thơ, vè, ca dao,.....

MASSAGE CỔ VAI GÁY LƯNG

Máy massage Nhật giảm hẳn cơn đau mỏi vai gáy. Hà Nội giảm
40%
TÌM HIỂU THÊM

2.4 Phương thức thuyết minh


- Khái niệm: Phương thức biểu đạt thuyết minh là phương thức mà người viết, người nói sử
dụng ngôn ngữ để cung cấp, giới thiệu về các đặc điểm, tính chất của đối tượng đang được đề
cập đến. Thông qua phương thức biểu đạt này người nghe, người đọc có thể hiểu hơn, nắm rõ
hơn về các sự vật hiện tượng mà người nói, người viết đang đề cập đến. Khi sử dụng phương
thức biểu đạt này thì người viết người nói phải có một kiến thức sâu rộng, chính xác, khách
quan.
- Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt thuyết minh: Khi sử dụng phương thức biểu đạt
thuyết minh thì trong nội dung thường có những câu văn có thể hiện đặc điểm riêng của từng
đối tượng được đề cập đến. Trong khi thuyết minh ngôn ngữ phải được thể hiện một cách rõ
ràng, cụ thể và đôi khi người viết,
2.5 Phương thức nghị luận
- Khái niệm: Phương thức biểu đạt nghị luận là phương thức mà người viết, người
nói sử dụng ngôn ngữ để trình bày những ý kiến của mình. Bằng kiến thức của mình
để đánh giá hoặc đưa ra một quan điểm để bàn luận về một đối tượng (sự vật hay
hiện tượng) nào đó. Khi sử dụng phương pháp này người viết, người nói phải có
những dẫn chứng, những lập luận cụ thể để chứng minh, thuyết phục người đọc,
người nghe đồng tình và ủng hộ với những nội dung mà mình đã đưa ra.
- Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt nghị luận: Khi sử dụng phương thức biểu
đạt nghị luận thì trong nội dung người viết, người nói sẽ đưa ra những quan điểm
một cách rõ ràng và đưa ra các căn cứ, lập luận để bảo về cho quan điểm của mình.
Khi sử dụng phương thức biểu đạt này thì người sử dụng cần phải trình bày văn bản
của mình với bố cục một cách chặt chẽ nhất để có thể thuyết phục người đọc tin
tưởng và ủng hộ quan điểm của mình.

You might also like