You are on page 1of 21

ĐỀ VĂN THAM KHẢO THI HỌC KÌ I LỚP 8

ĐỀ SỐ 1

I/ PHẦN ĐỌC HIỂU( 7 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi

… Điền thương con lắm. Vút cái, Điền thấy Điền không thể nào đi được.
Điền không thể sung sướng khi con Điền còn khổ. Chao ôi! Trăng đẹp lắm!
Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong những căn lều nát mà
trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở,
nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và
chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?... Không, không, Điền không thể nào
mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết
những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Điền cái thứ văn chương của bọn
nhàn rỗi quá. Điền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ
Điền khổ, con Điền khổ, cha mẹ Điền khổ. Chính Điền cũng khổ. Bao nhiêu
người nữa, cùng một cảnh, khổ như Điền! Cái khổ làm héo một phần lớn những
tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi!
Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là
tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong
lòng Điền. Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh, Điền cứ đứng
trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời …

Sáng hôm sau, Điền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng,
tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng
giềng ban đêm mất gà.

(Trích Giăng sáng – Nam Cao)

Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?(1đ)

Câu 2: Tìm một thán từ có trong đoạn trích và đặt câu với thán từ vừa tìm được.
(1,5đ)

Câu 3: Điền quan niệm: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật
có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Em có đồng ý
với quan niệm đó hay không? Vì sao? (1đ)

Câu 4; Trong đoạn trích em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao?(1,5đ)
Câu 5: Viết đoạn văn (Khoảng 5 câu) nêu suy nghĩ của em về lợi ích của tác
phẩm nghệ thuật với đời sống con người (2đ).

II/TẬP LÀM VĂN ( 3 điểm)

Em hãy kể lại một câu chuyện về một lần em mắc lỗi khiến thầy cô giáo buồn.

Đáp án :

I/ Phần đọc hiểu:

Câu 1: Nội dung chính của văn bản: Tâm trạng đau khổ, đầy bi kịch và những
trăn trở về nghệ thuật của nhân vật Điền.

Câu 2: Thán từ “Chao ôi “ ( HS tự đặt câu)

Chao ôi, mẹ em hôm nay xinh đẹp quá!

Chao ôi, chúng ta được đi học lại rồi.

Câu 3: Quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh:

- Bày tỏ thái độ đồng tình.

- Vì: Văn học nghệ thuật là để phục vụ con người và vì con người. Thế nên, con
người là đối tượng phản ánh của văn học, hiện thực cuộc sống chính là nguồn
cảm hứng, là chất liệu tạo nên tác phẩm văn học. Nếu xa rời hiện thực, văn
chương sẽ trở nên xáo rỗng; không có độc giả, văn chương sẽ “chết”.

Chính Điền đã hướng ngòi bút của mình đến với người con người đói khổ, lầm
than để thấu hiểu, cảm thông và yêu thương, trân trọng họ.

(Tôn trọng câu trả lời khác của HS, chỉ cần diễn đạt hợp lý)

Câu 4;

Gợi ý: Trong đoạn trích em thích chi tiết: “Điền thương con lắm. Vút cái, Điền
thấy Điền không thể nào đi được. Điền không thể sung sướng khi con Điền còn
khổ” vì cho thấy Điền là một người cha giàu trách nhiệm, rất mực yêu thương
con của mình. Điền còn là người đam mê nghệ thuật, vượt lên mọi khó khăn để
để yêu thương, đồng cảm với những kiếp người nghèo khổ, lầm than.

(HS có thể tự chọn chi tiết khác và giải thích hợp lí).
Câu 5:

-Câu mở đoạn: Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những
tác động vô cùng kì diệu.

- Các câu phát triển đoạn thân đoạn:

+Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự
cảm thông giữa con người với con người.

+Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta
quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày.

+Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho
đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm
ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có.

+Giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn
nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của
tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn.

- Câu kết đoạn: Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng
đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin
yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ

LƯU Ý CHUNGvề HÌNH THỨC ĐOẠN VĂN cho tất cả các đề : Khi bắt đầu
viết đoạn văn, HS phải lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên, các câu trong
đoạn diễn đạt đúng ngữ pháp, lên kết nghĩa với nhau và kết thúc đoạn văn bằng
dấu chấm.

II/ Tập làm văn

I. MỞ BÀI

- Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.

- Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ
kiểm tra.

II. THÂN BÀI

1. Hoàn cảnh
- Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ y là mình điểm đã rất cao,
tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ
bài giúp mình.

- Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt
đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.

1. Trong giờ kiểm tra

- Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.

- Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào
cũng làm lơ mình hết vậy?

- Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.

- Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.

- Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biêt nó ra thế nào.

Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.

- Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.

- Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.

- Tôi đi khoe khắp nơi: Bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..

- Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở,
trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của
tôi mà có.

- Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?

- Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.

- Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi
không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận
lôi, đó là điều đáng trân trọng.

- Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái
phạm.

III. KẾT BÀI

- Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.
- Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.

ĐỀ SỐ 2;

I/PHẦN ĐỌC HIỂU ( 7đ)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

"Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra
để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng
như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền
trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran
ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu
vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối
ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ
của chị ; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ
khắc của ngày tàn."

(Trích "Hai đứa trẻ" - Thạch Lam, NXBGD năm 2014)

1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?(1đ)

2.Tìm một từ tượng thanh có trong đoạn trích và đặt câu với một từ vừa tìm
được.(1,5đ)

3. Nêu cảm nhận của em về cảnh buổi chiều được miêu tả trong đoạn văn sau:

"Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra
để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng
như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền
trời.”(1đ)

4.Trong đoạn trích em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao?(1,5đ)

5.Viết đoạn văn cảm nghĩ của em về tình cảm anh em trong gia đình. ( Khoảng
5 câu )(2đ)

II/TẬP LÀM VĂN (7đ)

Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.


Đáp án :

I/PHẦN ĐỌC HIỂU:

1./PTBĐ:Miêu tả

2/Từ tượng thanh : vo ve ( HS đặt câu )

Con muỗi kêu vo ve ngoài màn.

Tiếng muỗi vo ve suốt cả đêm làm em khó ngủ sâu giấc.

3/ Đoạn văn tả cảnh bức tranh thiên nhiên phố huyện với vẻ đẹp trầm buồn, tĩnh
lặng mà rất đỗi thơ mộng lúc chiều tà.

4/ HS chọn theo ý thích và giải thích hợp lí

Em thích chi tiết: “Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen ; đôi mắt chị
bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn
ngây thơ của chị ; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác
trước cái giờ khắc của ngày tàn”.

Vì em cảm nhận Liên là cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế. Liên hoà mình vào
khung cảnh thiên nhiên yên ả, thanh bình. Và rồi khi bóng tối ngập đầy, tâm
hồn cô tràn ngập nỗi buồn man mác, xa xăm.

5./ gợi ý :

-Câu mở đoạn:Trong gia đình, tình cảm anh em ruột thịt chính là một trong
những tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất của con người.

- Các câu phát triển đoạn:

+Tình cảm anh em là tình cảm ruột thịt giữa anh chị em ruột thịt thân thích
trong một gia đình,họ cùng sống dưới một mái nhà, cùng được chăm sóc và
cùng nhau lớn lên dưới sự nuôi dưỡng và bảo hộ của gia đình.

+Tình cảm anh em được biểu hiện bằng tình yêu thương, bằng sự quan tâm,
chăm sóc và đùm bọc lẫn nhau giữa anh chị, em trong một nhà. Họ cùng đùm
bọc, tương trợ lẫn nhau qua những khó khăn, gian truân, vất vả

+Tình anh em là thứ tình cảm tốt đẹp, cùng với tình cảm gia đình, bồi đắp đời
sống tinh thần và nuôi dưỡng tâm hồn cho mỗi người trong cuộc đời này.
-Câu kết đoạn: Là một người con trong gia đình, chúng ta luôn cần yêu thương
và đùm bọc anh chị em trong gia đình mình. Tóm lại, tình anh em là một trong
những tình cảm đáng trân trọng trên thế giới.

II/TẬP LÀM VĂN:

1. Mở bài

Giới thiệu câu chuyện: trong cuộc sống, chúng ta được bố mẹ và thầy cô dạy
cho nhiều điều hay lẽ phải, cách làm người. Chính nhờ những bài học đó mà
hôm qua em đã làm được việc tốt đó là nhặt được của rơi trả lại người mất.

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh xảy ra sự việc

Thời gian: buổi trưa nắng nóng, vừa tan học về muộn, dắt chiếc xe đạp ra khỏi
cổng trường em nhìn thấy một chiếc ví màu nâu.

Nhặt chiếc ví lên xem mở ra trong đó có rất nhiều giấy tờ tùy thân và ba triệu
đồng tiền mặt.

Xung quanh không còn ai ở lại chỉ có mình em và chiếc ví.

Em loay hoay suy nghĩ với số tiền lớn trong ví này mình có thể mua được nhiều
món đồ yêu thích khác nhau ngay lập tức mà không phải để dành, tiết kiệm số
tiền tiêu vặt ít ỏi mà bố mẹ cho.

Nhưng trong đầu em lại hiện lên bài học của cô giáo về cách làm người: Nhặt
được của rơi trả lại người mất.

Em quyết định trả lại chiếc ví này cho chủ nhân người làm mất.

b. Diễn biến câu chuyện

Em quay lại trường học, đến phòng gặp cô tổng phụ trách vì em biết trưa nào cô
cũng ở lại trực trường. Em vào kể lại với cô chuyện em nhặt được chiếc ví.

Cô bàn với em rằng cô sẽ thông báo với ban Giám hiệu và các thầy cô giáo
trong trường đồng thời thông báo trên loa để ai mất có thể nhận lại; các em học
sinh có thể về hỏi phụ huynh xem có ai làm rơi ví không.
Trong trường hợp không ai nhận chiếc ví này thì một ngày sau cô sẽ giao chiếc
ví này cho bên công an để họ vào cuộc giải quyết, tìm ra chủ nhân chiếc ví. Em
đồng ý với cách giải quyết của cô.

Em về nhà với tâm trạng hồi hộp, mong chờ có người đến nhận lại chiếc ví.

Chiều hôm đó, sau khi cô giáo thông báo khoảng một tiếng đồng hồ thì bỗng có
thông báo gọi em xuống phòng cô tổng phụ trách.

Em xin phép cô giáo để xuống đó. Hóa ra chủ nhân chiếc ví chính là của bác
quản lí thư viện trường em, do có việc gấp và sơ ý nên bác làm rơi.

Bác cảm ơn em và còn rút ra một số tiền để hậu tạ nhưng em không nhận.

Ngày hôm sau, bác có mua tặng em mấy quyển sách em yêu thích và thường
xuyên mượn ở thư viện để cảm ơn.

Em cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt.

3. Kết bài

Em rất tự hào về bản thân và luôn cố gắng làm nhiều việc tốt hơn nữa xứng
đáng với những điều tốt đẹp mà em đã học được.

ĐỀ SỐ 3

I/Phần đọc hiểu ( 7 điểm ): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Về đến làng cô Thảo gặp ai cũng đón chào niềm nở. Lòng cô lúc ấy nhẹ
nhàng và vui sướng lắm. Còn họ gặp cô đi đằng xa đã kêu réo om sòm như gặp
được người sống lại. Họ hỏi thăm cô chuyện này chuyện khác, mục đích là để
xem cô ăn mặc độ này có khá hơn trước không? Cô Thảo thấy người làng chào
hỏi mình vồn vã nên đáp lại rất vui vẻ. Cô không quên lấy cái nón xuống, giả vờ
quạt vào mình để mấy người đứng chung quanh được thấy đôi hoa tai vàng của
cô.
Đến trưa hôm ấy thì cô về đến nhà. Mấy cậu em đua nhau ra níu áo chị. Cô
Thảo xoa đầu đứa này đỡ cằm đứa khác, nụ cười trên môi cô không khi nào tắt.
Trông thấy mẹ trong nhà đi ra cô mừng quá. Cô chạy lại đứng bên mẹ cảm
động quá đến rưng rưng nước mắt. Một lúc sau cô đưa thằng Lụn cho mẹ ẵm
rồi đi thẳng vào nhà để chào những người quen biết.
Bà Vạn cứ quấn quít bên cháu, bên con quên cả ngày giờ. Bà giới thiệu cô
Thảo với người này người khác, bà nhắc đến chuyện cô Thảo lúc cô còn năm
sáu tuổi. Bà kể đến đoạn nào bà cũng có ý khoe cô Thảo đức hạnh và khôn
ngoan đủ thứ. Bà nói mãi mà không biết chung quanh bà không ai nghe bà hết.
(Trích Quê mẹ – Thanh Tịnh)

1/Nêu nội dung của đoạn trích trên?(1đ)


2/Tìm một từ tượng thanh có trong đoạn trích và đặt câu với từ tượng thanh vừa
tìm được .(1,5đ)

3/ Dòng cảm xúc của nhân vật bà Vạn được thể hiện như thế nào trong câu Bà
nói mãi mà không biết chung quanh bà không ai nghe bà hết ?(1đ)

4/Trong đoạn văn em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao? (1.5đ)
5/ Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Thảo? Đồng thời rút ra
lời nhắn nhủ của nhà văn? ( Khoảng 5 câu văn.) (2đ)
II/Tập làm văn (3đ): Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.
ĐÁP ÁN
I.Phần đọc hiểu:
1.Nội dung: Niềm vui sướng, hạnh phúc của nhân vật Thảo khi được về quê mẹ,
được gặp lại người thân và hàng xóm láng giềng.
2. Từ tượng thanh : om sòm (HS tự đặt câu)
Sáng sớm, bạn An la om sòm ngoài đầu ngõ.
Bọn trẻ con nô đùa om sòm cả ngày.
3. Dòng cảm xúc của bà Vạn trong câu Bà nói mãi mà không biết chung quanh
bà không ai nghe bà hết là niềm hạnh phúc vô bờ bến, niềm tự hào của người
mẹ khi kể về con mình. Bà Vạn là người giàu tình yêu thương con, trong đôi
mắt của người mẹ con mình luôn đẹp.
4. Gợi ý: Em thích chi tiết: “Về đến làng cô Thảo gặp ai cũng đón chào niềm
nở. Lòng cô lúc ấy nhẹ nhàng và vui sướng lắm” vì em cảm nhận Thảo là cô gái
vui vẻ, thân thiện, lễ phép với mọi người xung quanh. Và lòng vui sướng ngập
tràn khi được về thăm lại quê hương.
HS chọn chi tiết mình thích và giải thích hợp lí.
5. Gợi ý đoạn văn:
Qua đoạn trích, chúng ta thấy tâm trạng của Thảo khi được về quê mẹ rất
hạnh phúc. Thảo là người thân thiện, vui vẻ, lễ phép với hàng xóm láng giềng.
Dù ở bên quê chồng Thảo có vất vả, thiếu thốn, nghèo khổ như thế nào, nhưng
khi trở về quê mẹ Thảo vẫn tỏ ra tươm tất, vui vẻ và hạnh phúc, điều đó cho
thấy Thảo là một người con hiếu thảo, người chị tâm lí, một người vui vẻ, gần
gũi. Qua ngòi bút của Thanh Tịnh chúng ta thấy tình làng nghĩa xóm, tình cảm
gia đình bình dị mà thật đáng trân trọng. Niềm vui có thể tìm thấy trong những
điều bình thường, đó có thể là khoảnh khắc khi ta được ở bên cạnh những người
ta yêu mến.
(HS diễn đạt thành đoạn văn theo cảm nhận của mình khoảng 5 câu.)
II. Tập làm văn:
1 Mở bài
Giới thiệu câu chuyện: trong cuộc sống, chúng ta được bố mẹ và thầy cô dạy
cho nhiều điều hay lẽ phải, cách làm người. Chính nhờ những bài học đó mà
hôm qua em đã làm được việc tốt đó là nhặt được của rơi trả lại người mất.
2. Thân bài
a. Hoàn cảnh xảy ra sự việc
Thời gian: buổi trưa nắng nóng, vừa tan học về muộn, dắt chiếc xe đạp ra khỏi
cổng trường em nhìn thấy một chiếc ví màu nâu.
Nhặt chiếc ví lên xem mở ra trong đó có rất nhiều giấy tờ tùy thân và ba triệu
đồng tiền mặt.
Xung quanh không còn ai ở lại chỉ có mình em và chiếc ví.
Em loay hoay suy nghĩ với số tiền lớn trong ví này mình có thể mua được nhiều
món đồ yêu thích khác nhau ngay lập tức mà không phải để dành, tiết kiệm số
tiền tiêu vặt ít ỏi mà bố mẹ cho.
Nhưng trong đầu em lại hiện lên bài học của cô giáo về cách làm người: Nhặt
được của rơi trả lại người mất.
Em quyết định trả lại chiếc ví này cho chủ nhân người làm mất.
b. Diễn biến câu chuyện
Em quay lại trường học, đến phòng gặp cô tổng phụ trách vì em biết trưa nào cô
cũng ở lại trực trường. Em vào kể lại với cô chuyện em nhặt được chiếc ví.
Cô bàn với em rằng cô sẽ thông báo với ban Giám hiệu và các thầy cô giáo
trong trường đồng thời thông báo trên loa để ai mất có thể nhận lại; các em học
sinh có thể về hỏi phụ huynh xem có ai làm rơi ví không.
Trong trường hợp không ai nhận chiếc ví này thì một ngày sau cô sẽ giao chiếc
ví này cho bên công an để họ vào cuộc giải quyết, tìm ra chủ nhân chiếc ví. Em
đồng ý với cách giải quyết của cô.
Em về nhà với tâm trạng hồi hộp, mong chờ có người đến nhận lại chiếc ví.
Chiều hôm đó, sau khi cô giáo thông báo khoảng một tiếng đồng hồ thì bỗng có
thông báo gọi em xuống phòng cô tổng phụ trách.
Em xin phép cô giáo để xuống đó. Hóa ra chủ nhân chiếc ví chính là của bác
quản lí thư viện trường em, do có việc gấp và sơ ý nên bác làm rơi.
Bác cảm ơn em và còn rút ra một số tiền để hậu tạ nhưng em không nhận.
Ngày hôm sau, bác có mua tặng em mấy quyển sách em yêu thích và thường
xuyên mượn ở thư viện để cảm ơn.
Em cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt.
3. Kết bài
Em rất tự hào về bản thân và luôn cố gắng làm nhiều việc tốt hơn nữa xứng
đáng với những điều tốt đẹp mà em đã học được.
ĐỀ SỐ 4:
I. Phần đọc hiểu ( 7 điểm ): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác
Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay
nhăn nheo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến
đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa
bé nhất hãy còn bế trên tay.
Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những
căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng
hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ
rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó
mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như
thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó
khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh
sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn
cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy
bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy
đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng
đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ
dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai
mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con
Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có
cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt
con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của
mình ấp ủ cho nó.
(Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)

1/Nội dung của đoạn trích trên là gì?(1đ)


2/Tìm một từ tượng hình có trong đoạn trích và đặt câu với từ tượng hình vừa
tìm được .(1,5đ)
3/Em hiểu như thế nào về chi tiết Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như
mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng
trong làng.? (1đ)
4/Trong đoạn trích em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?(1,5đ)
5/Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về nhân vật Mẹ Lê? (Em hãy trả lời bằng
một đoạn văn khoảng 5 câu)(2đ)
II/Tập làm văn (3đ): Em hãy kể lại một câu chuyện về một lần em mắc lỗi
khiến thầy cô giáo buồn.
ĐÁP ÁN
I. Phần đọc hiểu:
1.Nội dung của đoạn trích trên: Gia cảnh nghèo túng, đói khổ của nhà mẹ Lê.

2. Từ tượng hình: lụp xụp (HS tự đặt câu)


Bạn qua khỏi túp lều lụp xụp kia là đến nhà An.
Ngôi nhà nhỏ lụp xụp này là nơi che mưa che nắng cho gia đình mình.
3. Chi tiết Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã
phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng cho ta
thấy mẹ Lê là người phụ nữ siêng năng, chịu khó. Mẹ Lê rất yêu thương con,
chịu mọi khổ cực, vất vả để lo cho các con của mình.
4. HS chọn chi tiết mình thích và giải thích hợp lí.
5. Qua đoạn trích, em thấy mẹ Lê là một người phụ nữ cực khổ, đông con,
nghèo đói. Mẹ phải đi làm thuê làm mướn, làm tất cả mọi việc để có tiền
nuôi đàn con. Bằng tình yêu thương con vô bờ, người mẹ luôn chịu thương
chịu khó, tần tảo hi sinh vì con. Qua hình ảnh mẹ Lê, nhà văn cũng cho ta
thấy vẻ đẹp tâm hồn cao cả của người phụ nữ Việt Nam : luôn tần tảo, hi
sinh vì con cái vì gia đình. Ngòi bút của nhà văn tràn đầy tinh thần nhân đạo,
thể hiện niềm cảm thương, xót xa, ái ngại cho cảnh ngộ nghèo khổ của nhà
mẹ Lê.
(HS diễn đạt thành đoạn văn khoảng 5 câu văn)
II/ Tập làm văn :
I. MỞ BÀI
- Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.
- Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ
kiểm tra.
II. THÂN BÀI
1. Hoàn cảnh xảy ra sự việc:
- Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ y là mình điểm đã rất cao,
tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ
bài giúp mình.
- Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt
đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.
2. Diễn biến câu chuyện:
Trong giờ kiểm tra hôm đó, cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra
làm bài kiểm tra”.
- Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào
cũng làm lơ mình hết vậy?
- Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.
- Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.
- Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biêt nó ra thế nào.
Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.
- Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.
- Tôi đi khoe khắp nơi: Bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..
- Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trằn trọ vì
dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.
- Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?
- Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.
- Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi
không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận
lôi, đó là điều đáng trân trọng.
- Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái
phạm.
III. KẾT BÀI
- Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.
- Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.
ĐỀ 5:

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (7.0 điểm )

Đoc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở phía dưới:

“…Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không còn sợ nó nữa. Tối hết cả con
đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng
sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cả cái bếp lửa của
bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hang, ngọn đèn của Liên, ngọn
đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong
huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia
đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác
chưa hát vì chưa có khách nghe…”

(Trích “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam)


Câu 1. Nội dung miêu tả của đoạn văn là gì? (1.0 điểm )

Câu 2 . Tìm và đặt câu với từ tượng hình có trong đoạn văn trên, nêu công dụng
của từ tượng hình trong câu văn vừa đặt. (1.5 điểm)

Câu 3. Em hãy nêu những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn trên.

Câu 4. Em thích nhất chi tiết nào trong đoạn văn ? Vì sao ? (1.5 điểm )

Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu ) cảm nhận của em về nhân vật Liên
trong đoạn trích (2 điểm)

II. TẬP LÀM VĂN ( 3 điểm)

Hằng năm, các em học sinh thường được tham gia nhiều chuyến đi trải nghiệm
thực tế do nhà trường tổ chức. Mỗi một chuyến đi luôn để lại những kỉ niệm đẹp
khó quên. Hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em trong chuyến đi thực tế ấy.
(Kể chuyện kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm)
.............................Hết.............................
ĐÁP ÁN

Câu 1. Đoạn văn miêu tả khung cảnh và cuộc sống con người phố huyện khi
đêm xuống.

Câu 2. Từ tượng hình : thăm thẳm

Con đường từ nhà em đến trường dài thăm thẳm.

Tác dụng : Gợi cho người đọc cảm nhận con đường từ nhà đến trường rất xa
xăm.

Câu 3. Hiệu quả của cách sử dụng từ ngữ trong vế câu “thưa thớt từng hột sáng
lọt qua phên nứa”: Cách nói đảo ngữ và các từ "thưa thớt" "hột sáng" "lọt" gợi
tả thứ ánh sáng leo lét, yếu ớt, như những kiếp người phố huyện bé nhỏ, vật vờ
trong cái màn đêm mênh mông của xã hội cũ.
Câu 4. HS lựa chọn chi tiết và giải thích hợp lí .

Câu 5.

Mở đoạn : Nêu vấn đề cảm nhận về nhân vật Liên .

Liên là cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế. Liên hoà mình vào khung cảnh
thiên nhiên yên ả, thanh bình của buổi chiều tàn.

Phát triển đoạn : Tâm trạng nhân vật Liên trước cảnh ngày tàn.

+ Liên cảm nhận bóng tối bằng nỗi buồn man mác. Nỗi buồn ấy chiếm lấy tâm
hồn nhỏ bé của Liên.

+ Bóng tối thăm thẳm, mênh mông; bóng tối của sự đói nghèo, lam lũ, vất vả
mà Liên và mọi người xung quanh.

+ Bóng tối bao trùm tất cả, trong khi ánh sáng thì loe lói, thưa thớt, nhỏ bé như
hiện thân của người kiếp người nghèo khó đáng thương

- Kết đoạn : Khẳng định vấn đề

Em thật thương cho liên, cho tuổi thơ nghèo khó cơ cực của cô bé nơi phố
huyện nhỏ.

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (3.0 điểm)


*Phương pháp:
- Sử dụng các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm để tạo lập văn bản tự sự.
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn tự sự và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi
ý:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn tự sự để tạo lập văn bản.
+ Có các phần: mở bài, thân bài, kết bài; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn
đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: kể về kỉ niệm của em trong
chuyến đi thực tế.
- Hướng dẫn cụ thể:
1.Mở bài
- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ
- Ấn tượng của em về kỉ niệm đó
2.Thân bài
- Giới thiệu kỉ niệm:
+ Đây là kỉ niệm buồn hay vui.
+ Xảy ra trong hoàn cảnh, thời gian nào: chuyến trải nghiệm thực tế do nhà
trường tổ chức vào dịp sắp nghỉ hè.
- Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với em: thầy, cô, bạn bè.
+ Hình dáng, tuổi tác.
+ Đặc điểm mà em ấn tượng
+ Tính cách và cách cư xử của người đó
- Diễn biến của câu chuỵên:
+ Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào
+ Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện
+ Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện
- Kết thúc câu chuyện
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào.
+ Nêu suy nghĩ và cảm nhận của em qua câu chuyện.
3. Kết bài:
Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. nó đã cho em một bài
học qui giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.
ĐỀ SỐ 6
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (7,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
"En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy.
Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn
hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì
ngày giờ của con sẽ trống trải biết là nhường nào! Cha chắc chỉ trong vòng
một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một
đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm
cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị
giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết
giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng
cũng đều học cả.

( Trích: “Những tấm lòng cao cả” - Ét-môn-đô Đơ Ami-xi chương 8 – Học
đường Nxb Kim Đồng )

Câu 1.Trình bày nội dung của đoạn trích ? (1.0 điểm )

Câu 2. Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? (1.5
điểm )

Câu 3. Theo em người cha muốn khuyên bảo En-ri-cô điều gì qua các câu văn:
Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến
những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học,
những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ
nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến
những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả.
Câu 4. Em thích nhất chi tiết nào trong đoạn trích ? Vì sao ? (1.5 điểm )

Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) trình bày cảm nhận tình yêu thương , lời
khuyên và mong ước của người bố trong đoạn trích ở trên. (2.0 điểm )

II.PHẦN LÀM VĂN ( 3,0 điểm)

Hãy kể lại một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử mà em được đọc từ sách
(báo)
.............................Hết.............................

ĐÁP ÁN

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (7,0 điểm)

Câu 1.Nội dung: Lời khuyên của bố về việc học tập dành cho đứa con của
mình.
Câu 2. Từ tượng hình: quả quyết, hớn hở; cặm cụi.
Tác dụng: Làm cho tình yêu, lòng mong muốn của bố về việc học tập của đứa
con được thể hiện một cách thiết tha, cháy bỏng .
Câu 3: Người cha khuyên con chăm chỉ học hành, bởi vì đó là việc rất cần thiết
và quan trọng của tất cả mọi người.
Câu 4. Chi tiết : Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Đây
là lời nhận định: tất cả mọi trẻ con đều được đi học. Qua đây em hiểu hơn về vai
trò và tầm quan trọng của việc học đối với mỗi con người, được học hành còn là
quyền của một đứa trẻ, của một con người.
Câu 5. Hs diễn đạt đúng hình thức của đoạn văn và bộc lộ được tình cảm của bố
dành cho đứa con qua lời khuyên, mong muốn con mình biết chăm lo học tập
trở thành người có ích ... và từ đó thấy trân trọng, biết ơn , yêu quý bố nhiều
hơn.
-Gợi ý:
Mở đoạn
Cha mẹ nào cũng yêu thương con cái vô điều kiện, mong muốn mọi điều tốt đẹp
đến với con.
-Thân đoạn:
+Ông bố trong đoạn trích trên cũng vậy, tình thương ông dánh cho con thông
qua lời khuyên nhủ chân thành, học hành là sự cần thiết quan trọng đối với mỗi
người
+Ông mong muốn con được đến trường bằng niềm vui, bằng sự hớn hở để con
có thể đón nhận, để trở thành người có tri thức, có ích

+Phải biết trân trọng những tháng ngày được đến trường và nhìn vào những
tấm gương tự học để chăm chỉ hơn
-Kết đoạn:
Hiểu được tình cảm của bố, em càng biết ơn, yêu quý bố hơn .
II.PHẦN LÀM VĂN ( 3,0 điểm)

1. Mở bài: Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời, và trong cuộc đời
này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ, được nghe
tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai không được chìm vào giấc ngủ trong những
cơn gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả.

2. Thân bài:

Trong giờ sinh hoạt dưới cờ hôm nay, tôi xin gửi tới các thầy cô giáo cùng toàn
thể các bạn đội viên câu chuyện: “Sự tích cây vú sữa”.

Đây là câu chuyện cổ tích hay nhất về tình mẫu tử thiêng liêng, đồng thời qua
câu chuyện sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc của cây vú sữa.

-Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi.

-Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi.

-Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm.

-Ngày ngày, mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu
vẫn không về. V

-Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống.....


-Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ

-Cậu oà lên khóc. Nhận ra mẹ đã không còn nữa.

-Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc
chờ con.

-Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng
của mẹ.

=> Bài học từ câu chuyện: Mẹ đã mang đến cho con tình thương tha thiết. Mẹ
đã trao cho con trái tim hy vọng, trao cho con hơi thở nồng ấm của cuộc đời. Dù
rằng thời gian có ngừng trôi, Trái Đất có đổi vòng quay, quả tim của mỗi con
người có thể ngừng đập nhưng trong đó vẫn thắp lên một thứ tình cảm bất
diệt: Tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý.

3. Kết bài: Hãy luôn yêu thương, nghe lời cha mẹ, làm tất cả những gì tốt đẹp
nhất để cha mẹ vui lòng và hãy cố gắng chăm ngoan, học giỏi, đừng giống như
cậu bé trong câu chuyện khi nhận ra lỗi và biết hối hận thì mãi mãi không còn
được sống trong vòng tay yêu thương, âu yếm của mẹ.

CHÚC CÁC EM THI TỐT

You might also like