You are on page 1of 3

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1

Họ tên HS: ...........................................................................Lớp: ……

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (6.0 điểm)


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Đường trong làng: hoa dại với mùi rơm…
Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm,
Lòng giắt sẵn ít hương hoa tưởng tượng.
Đất thêu nắng, bóng tre, rồi bóng phượng
Lần lượt buông màn nhẹ vướng chân lâu:
Lên bề cao hay đi xuống bề sâu?
Không biết nữa. – Có chút gì làm ngợp
Trong không khí… hương với màu hoà hợp…
Một buổi trưa không biết ở thời nào,
Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao,
Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ,
Mà đôi lứa đứng bên vườn tình tự.
Buổi trưa này xưa kia ra đã đi.
Phải cùng chăng? Lòng nhớ rõ làm chi!
Chân bên chân, hồn bên hồn, yên lặng,
Người cùng tôi đi giữa đường rải nắng,
Trí vô tư cho da nhớ hương tình.
Người khẽ nắm tay, tôi khẽ nghiêng mình
Như sắp nói, nhưng mà không; - khóm trúc
Vừa động lá, ta nhận vào một lúc
Cả không gian hồn hậu rất thơm tho
Gió đưa hương đưa mùi, dìu dịu phất phơ…

Trong cảnh lặng, vẫn đưa mùi gió thoảng…


Trí bâng quơ nghĩ thoáng nhưng buồn nhiều:
“Chân hết đường thì lòng cũng hết yêu”.
Chân đang bước bỗng e dè đứng lại
- Ở giữa đường làng, mùi rơm, hoa dại…
(Huy cận, Đi giữa đường thơm)
Câu 1: (0.5 điểm) Văn bản trên thuộc thể thơ gì?
A. Tự do.
B. Lục bát.
C. Bảy chữ biến thể.
D. Tám chữ biến thể.
Câu 2: (0.5 điểm) Hình ảnh làng quê hiện lên như thế nào qua những câu thơ sau:

Trang 1 / 3
Đường trong làng: hoa dại với mùi rơm…
Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm,
Lòng giắt sẵn ít hương hoa tưởng tượng.
Đất thêu nắng, bóng tre, rồi bóng phượng
Lần lượt buông màn nhẹ vướng chân lâu
A. Xinh xắn nhưng buồn bã.
B. Rộn ràng, tràn đầy sức sống.
C. Lãng mạn, bình yên.
D. Buồn bã, ủ rũ.
Câu 3: (0.5 điểm) Dòng nào phù hợp để nói về tình yêu của hai nhân vật trong bài thơ?
A. Tình yêu nồng nàn, sâu đậm.
B. Tình yêu đau khổ, buồn bã.
C. Tình yêu đơn phương, dằn vặt triền miên.
D. Tình yêu nhiều e ấp, ngại ngùng.
Câu 4: (0.5 điểm) Hình ảnh nào xuất hiện trong bài thơ? (Ghi lại các đáp án là lựa chọn của anh/chị)
A. Nắng.
B. Biển.
C. Con đường.
D. Bướm vàng.
E. Chim.
F. Lá.
Câu 5: (0.5 điểm) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Một buổi trưa không biết ở thời nào/
Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao”?
A. Nhân hoá.
B. Liệt kê.
C. Ẩn dụ.
D. So sánh.
Câu 6: (0.5 điểm) Dòng nào không đúng khi nói về bài thơ trên?
A. Bài thơ có sự kết hợp của nhiều biện pháp tu từ.
B. Chủ đề của bài thơ là tình yêu thiên nhiên, đất nước.
C. Nhân vật trữ tình chính là “tôi”.
D. Bài thơ thể hiện sự hoà hợp giữa con người và thiên nhiên.
Câu 7: (1.0 điểm) Anh/Chị hiểu như thế nào về câu thơ “Chân hết đường thì lòng cũng hết yêu/ Chân
đang bước bỗng e dè đứng lại”?
Câu 8: (2.0 điểm) Thế nào là một tình yêu giản dị? Từ nội dung bài thơ, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn từ
8-10 câu để trả lời cho câu hỏi trên.
II. PHẦN LÀM VĂN: (4.0 điểm)
Câu 9: (4.0 điểm)
Phân tích nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích sau:

Trang 2 / 3
Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình đẫm bao
nhiêu mồ hôi. Mồ hôi chảy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn đưa tay áo quệt
ngang một cái, quệt mũi, cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi ra càng nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu,
thương hại. Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai
dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người? Đó là cái bản tính của
hắn, ngày thường bị lấp đi, hay trận ốm thay đổi hắn về sinh lí cũng thay đổi cả tâm lí nữa? Những người
yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình
mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và doạ nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, doạ nạt nữa
thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể
liều được nữa. Bấy giờ mới biết nguy! Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người
biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể
được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng
phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im
lặng, cười tin cẩn. Hắn thấy tự nhiên nhẹ người. Hắn bảo thị:
- Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?
Thị không đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra. Hắn thấy thế cũng không có gì là xấu.
Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị:
- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.
Thị lườm hắn, một người thật xấu khi yêu cũng lườm. hắn thích chí, khanh khách cười. Lúc tỉnh
táo, hắn cười nghe thật hiền. Thị Nở lấy làm bằng lòng lắm. Bấy giờ thì mấy bát cháo ý chừng đã ngấm.
Hắn thấy lòng rất vui.

Trang 3 / 3

You might also like