You are on page 1of 8

ĐỀ 3:

PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (3 điểm)


Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò Người ở rừng mang vết suối vết cây
con sáo mỏ vàng, con chào mào đỏ đít người mạn bể có chút sóng chút gió
con chim trả bắn mũi tên xanh biếc người thành thị mang nét đường nét phố
con chích choè đánh thức buổi ban mai như tôi mang dấu ruộng dấu vườn

Tuổi thơ tôi cứ ngỡ mất đi rồi Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương
năm tháng trôi qua không bao giờ chảy lại thời thơ ấu không thể nào đánh đổi
cái năm tháng mong manh mà vững chãi trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội
con dấu đất đai tươi rói mãi đây này có một miền quê trong đi đứng nói cười”
(Trích “Tuổi thơ”, Nguyễn Duy, Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, 1984)
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản?
Câu 2: Kí ức tuổi thơ của nhân vật trữ tình hiện lên qua những hình ảnh nào?
Câu 3: Chỉ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Người ở rừng mang vết suối vết cây
Người mạn bể có chút sóng chút gió
Người thành thị mang nét đường nét phố
Như tôi mang dấu ruộng dấu vườn”
Câu 4: Anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về quan điểm của tác giả trong hai câu thơ sau:
“Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội
Có một miền quê trong đi đứng nói cười”
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng
200 chữ bàn về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người
Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn văn sau:

(…) Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:

– Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau…
Chẳng qua nó cũng là cái số cả…

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra
biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta
dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở
mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…
Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay
vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ
này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là
mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì
thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ
biết thế nào mà lo cho hết được?

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:

– Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…

Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng
bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

– Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông
giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng
mày về sau.

(Trích “Vợ nhặt”– Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2008)

Từ đó nhận xét về chiều sâu nhân đạo trong ngòi bút Kim Lân được thể hiện qua
đoạn trích.

Hướng dẫn NGẮN GỌN:

I. Mở bài: Nêu đúng vấn đề nghị luận: đoạn trích khi Tràng giới thiệu thị với mẹ mình ->
Qua đó, ta thấy được chiều sâu nhân đạo của nhà văn

II. Thân bài:

1. Khái quát: về tác giả, hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn, vị trí của đoạn trích -> Khái quát
về nhân vật bà cụ Tứ: cuộc đời, số phận: Bà cụ Tứ là người hiện thân cho cuộc đời, số phận
người nông dân nghèo khổ, bất hạnh trước cách mạng tháng Tám (thể hiện qua nỗi buồn tủi,
chua xót, lo lắng của bà).

2. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật bà cụ Tứ: Chính từ hoàn cảnh sống bi thảm nhất, đoạn văn
thắp sáng vẻ đẹp tâm hồn bà cụ Tứ.

2.1. Giàu tình yêu thương con: day dứt, trăn trở về bổn phận làm mẹ; xót thương số
kiếp con trai mình chỉ lấy được vợ trong cảnh đói kém; nhìn thấy trước được những ngày
hiện tại chênh vênhcủa con bằng sự hiểu biết và từng trải; lo lắng đến thắt lòng khi hạnh phúc
của con kề bên miệng vực của cái đói và cái chết; hiểu niềm khát khao hạnh phúc của con
và mừng lòng khi con tìm được hạnh phúc.

2.2. Giàu lòng bao dung, nhân hậu: Đồng cảm với người đàn bà đói khổ trước sự
lựa chọn bất đắc dĩ bằng ánh mắt cảm thông, thấu hiểu; chấp nhận cưu mang người “vợ
nhặt”; cư xử với “nàng dâu mới” bằng suy nghĩ, thái độ, lời nói ân cần, bằng tình người, tình
thân ấm áp.

2.3. Luôn lạc quan, hi vọng ở tương laivà nghị lực sống mãnh liệt: bảo ban, động
viên, an ủi các con hướng về một tương lai tốt đẹp; gieo vào lòng các con mình niềm tin cuộc
sống, niềm hy vọng đổi đời bằng triết lí dân gian giản dị sâu sắc.

3. Đánh giá (nghệ thuật + nội dung)

Vẻ đẹp tâm hồn bà cụ Tứ được nhà văn khắc họa rõ nét qua tình huống truyện éo le,
độc đáo; bút pháp tả thực tạo ấn tượng mạnh; cách miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, phức tạp;
cách dựng đoạn đối thoại, độc thoại sinh động; ngôn ngữ giản dị, đời thường, giàu hình ảnh,
đậm chất nông thôn đã mang đến vẻ đẹp mộc mạc, chân quê, nồng hậu của người mẹ nông
dân….

4. Yêu cầu phụ (Nhận xét về chiều sâu nhân đạo trong ngòi bút của Kim Lân)

– Nhà văn gián tiếp tố cáo tội ác của phát xít Nhật và thực dân Pháp đã gây ra nạn đói khủng
khiếp năm 1945 cho nhân dân ta.

– Nhà văn đau đớn, xót xa trước tình cảnh khốn cùng nhất của người nông dân.

– Nhà văn đi sâu khám phá, trân trọng nâng niu vẻ đẹp tâm hồn của người lao động, đặc biệt
là vẻ đẹp tình người.

– Nhà văn đồng cảm sâu sắc và ngợi ca khát vọng thiết tha chính đáng của con người (khát
vọng sống, khát vọng hạnh phúc) (nét mới trong ngòi bút nhân đạo của nhà văn).

– Nhà văn có cái nhìn lạc quan mới mẻ về tương lai của người nông dân (nét mới trong ngòi
bút nhân đạo của nhà văn).

III. Kết bài

Bà cụ Tứ là nhân vật điển hình về những người mẹ nông dân nghèo khổ trong nạn đói
1945. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của bà cụ Tứ là ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của những người
mẹ Việt Nam giàu lòng nhân hậu, bao dung, rất mực thương con, nghị lực sống mạnh mẽ và
luôn lạc quan tin tưởng ở tương lai tươi sáng. Đoạn văn cũng khẳng định tấm lòng, tài năng,
cảm hứng nghệ thuật và phong cách sáng tác của một cây bút văn chương xuất sắc, nặng lòng
với người dân quê.

ĐỀ 4:
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
Họ gánh về cho tôi những mùa ổi mùa xoài mùa mận

Mùa sen mùa cốm trên vai


Cả nắng ban mai cả hoàng hôn tím
Ngày đi rừng rưng đôi dép lê.
Tôi mua được mùa ổi, mùa sen bằng những đồng bạc lẻ
Những đồng bạc lặng lẽ

Thấm đẫm sương đêm, thấm đẫm mồ hôi


Sau lưng họ đồng làng mồ hôi hun hút giò
Vòng tay ngỏ
Lời con ru căng sữa
(…)
Họ gánh về cổng tôi những mùa trinh nguyên,
Những mùa tôi sẽ quên nếu không có họ
Hương nhãn Hưng Yên vừa vào mùa, sen Tây Hồ vừa nở
Cốm Làng Vòng vừa trăn trở những hạt xanh

Họ gánh về tặng tôi những ngọt gió mát lành thổi về từ đồng quê
Nơi mẹ, và con và chồng họ đứng chờ
Nơi những cơn mơ
Vùng vằng khát
Tôi văng vẳng nghe họ hát
“Khó thời đòn gánh đè vai
Lần hồi nuôi mẹ mặc ai chê cười”

Những ngôi sao của tôi


Gánh trên vai những số phận
Vô danh giữa đời thường
Dẫu đôi lúc đặt vào mắt tôi bao tia nhìn mang dấu hỏi.
(Trích Những ngôi sao hình quang gánh - Nguyễn Phan Quế Mai, giải nhất cuộc thi thơ về
Hà Nội, 2010, Đài truyền hình Hà Nội và báo văn nghệ tổ chức)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ nhà thơ qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3. Những dòng thơ sau, giúp anh/chị hiểu như thế nào về thân phận của người bán hàng
rong:
Sau lưng họ đồng làng mồ côi hun hút gió
Vòng tay ngỏ
Lời ru căng con sữa
Câu 4. Xác định và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong những
câu thơ sau?
Họ gánh về cho tôi những mùa ổi mùa xoài mùa mận
Mùa sen mùa cốm trên vai
Cả nắng ban mai cả hoàng hôn tím
Ngày đi rưng rưng đôi dép lê
Câu 5. Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh (chị) khi đọc đoạn thơ trên?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm).
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của lòng trắc ẩn trong cuộc sống hiện đại.
Câu 2 (5 điểm):
Trong Cảnh VII vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ, cuộc
đối thoại giữa Hồn và Xác diễn ra như sau:
“Hồn Trương Ba: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: Nguyên vẹn, trong sạch, thẳng
thắn…
Xác hàng thịt: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi,
mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!
Hồn Trương Ba: (Bịt tai lại) Ta không muốn nghe mày nữa!
Xác hàng thịt: (Lắc đầu) Ông cứ việc bịt tai lại! Chẳng có cách nào chối bỏ tôi được đâu!
Mà đáng lẽ ông phải cảm ơn tôi. Tôi đã cho ông sức mạnh. Ông có nhớ hôm ông tát thằng
con ông toé máu mồm máu mũi không? Cơn giận của ông lại có thêm sức mạnh của tôi… Ha
ha!
Hồn Trương Ba: Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo.
Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục! Đâu phải lỗi tại tôi..
(Buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi
là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. ông nhìn ngắm
trời đất cây cối người thân…Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những
giác quan của tôi… Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xâm phạm thể xác…
Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con
người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác… Mỗi bữa
cơm rôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ
không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ!
Hồn Trương Ba: Nhưng..nhưng..
Xác hàng thịt: Hãy công bằng hơn, ông Trương Ba ạ! Từ nãy tới giờ chỉ có ông nặng lời với
tôi, chứ tôi thì vẫn nhã nhặn với ông đấy chứ? (thì thầm). Tôi rất biết cách chiều chuộng linh
hồn…
Hồn Trương Ba: Chiều chuộng?
Xác hàng thịt: Chứ sao? Tôi thông cảm với những “trò chơi tâm hồn của ông”. Nghĩa là:
Những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao
khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi. Làm xong điều xấu
gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết: Cần phải để cho tính tự ái
của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện! Hà hà, miễn là.. ông vẫn làm đủ mọi việc
để thoả mãn những thèm khát của tôi!
Hồn Trương Ba: Lý lẽ của anh thật ti tiện!
Xác hàng thịt: Ấy đấy, ông bắt đầu gọi tôi là anh rồi đấy! Có phải lí lẽ của tôi đâu, tôi chỉ
nhắc lại những điều ông vẫn tự nói với mình và những người khác đấy chứ! Đã bảo chúng ta
tuy hai mà một!
Hồn Trương Ba: (như tuyệt vọng) Trời!
(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ, SGK Ngữ văn 12, Tập 2, Nxb Giáo dục)
Phân tích bi kịch kiếp sống hồn này, xác nọ của nhân vật Hồn Trương Ba
trongnhững lời thoại trên. Từ đó nêu bật ý nghĩa thông điệp được tác giả gửi gắm qua
đoạn trích vở kịch.
Hướng dẫn CƠ BẢN:
I. Mở bài: Nêu đúng vấn đề nghị luận: đoạn trích khi Trương Ba đối thoại với xác hàng thịt-
> Qua đó, ta thấy được thông điệp mà Lưu Quang Vũ gửi gắm đến người đọc: bi kịch bị tha
hóa đầy bất lực của Trương Ba -> cùng với bi kịch bị tha hóa của con người hiện đại

II. Thân bài:

1. Khái quát: về Lưu Quang Vũ, hoàn cảnh ra đời của vở kịch, vị trí của đoạn trích -> Khái
quát về nhan đề, nguồn gốc bi kịch “hồn nọ xác kia” của Trương Ba: Trương Ba là một nông
dân làm vườn, tính tình nhã nhặn, có tài đánh cờ nhưng do sai lầm của Nam Tào nên Trương
Ba bị chết nhầm. Khi phát hiện ra tắc trách, Nam Tào và Đế Thích đã sửa sai bằng cách cho
Trương Ba sống lại trong xác hàng thịt. Trú nhờ linh hồn trong xác hàng thịt, Trương Ba gặp
rất nhiều phiền toái, đau khổ. Đặc biệt thân xác hàng thịt làm cho Trương Ba nhiễm một số
thói xấu và những nhu cầu vốn không phải của chính bản thân ông. Hồn Trương Ba thấy
mình là nguyên nhân gây nên mọi xáo trộn và bất an trong gia đình. Vì vậy, Hồn Trương Ba
bắt đầu soi ngắm lại chính mình, bày tỏ những day dứt thông qua hành động và những lời độc
thoại nội tâm thể hiện sự chán ngán, sợ hãi, căng thẳng, muốn tách mình ra khỏi xác.
- Tóm tắt đoạn đối thoại trước: Hồn Trương Ba tỏ vẻ coi khinh xác hàng thịt, phủ nhận giá trị
của thể xác. Trong khi đó, xác hàng thịt đã phản bác lại, khẳng định vị thế, xác nhận có tiếng
nói riêng; nêu cụ thể những nhu cầu tự nhiên, mang tính bản năng của con người mà Hồn
đang bị Xác sai khiến.
-> Xác dẫn Hồn vào sự thật không thể phủ nhận vì trú ngụ trong Xác hàng thịt, Hồn Trương
Ba trong khiết ít nhiều đã bị vấy bẩn bởi dục vọng của thân xác. Hồn trở nên bất lực, đuối
lí “Ta…ta…đã bảo mày im đi!”
2. Phân tích đoạn trích (bi kịch của nhân vật Trương Ba)

– Hồn Trương Ba cố gắng đưa ra lý lẽ để cứu vãn: “Không! Ta vẫn có một đời sống riêng:
nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…” Hồn dù đau khổ nhưng vẫn cương quyết tin vào sự tồn
tại của mình, tin vào bản thân mình.
+ Xác anh hàng thịt cười nhạo, mỉa mai, chế giễu vào cái lí lẽ yếu đuối ấy của tâm
hồn và khẳng định vai trò của mình: “Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo
những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!”
+ Xác khẳng định sự thật phũ phàng: “Chẳng có cách nào chối bỏ tôi được đâu! Mà
đáng lẽ ông phải cảm ơn tôi. Tôi đã cho ông sức mạnh. Ông có nhớ hôm ông tát thằng con
ông toé máu mồm máu mũi không? Cơn giận của ông lại có thêm sức mạnh của tôi…”
-> Như vậy, đối với hồn, xác rất quan trọng vì nếu không có xác, hồn sẽ không có chốn dung
thân và ngược lại nếu không có hồn thì xác cũng chỉ “âm u đui mù”. Lý lẽ của Xác giúp
chúng ta nhận ra rằng xác hoàn toàn không vô nghĩa, nó có sức mạnh riêng và nó có thể thay
đổi nhân cách một con người, biến đổi một con người theo ý mình. Xác đã buộc hồn phải
thay đổi thái độ từ cao ngạo, khinh bỉ đến lúng túng và yếu ớt thừa nhận sự sống của thân
xác.
- Sau đó, Xác ve vãn, an ủi, thuyết phục Hồn thỏa hiệp với Xác:
+ Xác “là hoàn cảnh” buộc Hồn “phải quy phục”.
+ Xác “rất biết cách chiều chuộng linh hồn”.
+ Xác hạ giọng thì thầm, than vãn, rủ rê TB thỏa hiệp, sống giả dối: Xác sẽ thông cảm
với “những trò chơi tâm hồn”, nhận hết mọi điều xấu mà Hồn làm miễn là Hồn vẫn “làm mọi
việc để thỏa mãn những thèm khát của tôi”
– Xác an ủi, dỗ dành Hồn “Ông đừng nên tự dằn vặt làm gì! … Phải sống hòa thuận với
nhau thôi! Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này!”
– Hồn Trương Ba nhận thức được “lí lẽ ti tiện” của Xác nhưng dần đuối lí và đau khổ
nhận ra sự chế ngự của thể xác, kêu lên tuyệt vọng “Trời!”
-> Phải sống nhờ vào những yếu tố vật chất bên ngoài, không được sống đúng với con người
thực của mình, hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống dungtục, bị nó chi phối, sai khiến là
một trong những bi kịch đau đớn nhất của con người.
3. Nhận xét:
– Qua màn đối thoại, ta thấy:
+ Hồn Trương có cử chỉ, điệu bộ lúng túng; lời thoại ngắn; giọng điệu thanh minh yếu ớt, tội
nghiệp thể hiện sự khổ sở, bức bối, xấu hổ khi nhận thấy mình ngày càng mất dần đi sự thanh
cao. Hồn muốn tách ra để có đời sống riêng độc lập, không phụ thuộc vào xác nhưng bất lực.
+ Còn Xác hàng thịt biết rõ sự lệ thuộc của Hồn nên đã cười nhạo, ve vẫn, phỉnh nịnh, thỏa
hiệp hồn hãy theo mình bằng những lí lẽ sắc sảo, chặt chẽ. Giọng điệu khi mỉa mai, khi cao
ngạo, khi châm chọc, chê cười.
4. Ý nghĩa cuộc đối thoại:
+ Bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh, được sống nhưng không còn được sống
đúng với bản chất của mình: phải sống nhờ, sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục
đồng hóa.
+ Cuộc đấu tranh giữa hồn và xác là cuộc đấu tranh dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một
con người: giữa khát vọng sống thanh cao của tâm hồn với những đòi hỏi tầm thường của thể
xác. Đó là quy luật của sự tồn tại và phát triển.
+ Trong cuộc sống, hồn và xác phải có sự hài hòa với nhau. Không thể có một sự tồn tại đối
lập giữa bên ngoài với bên trong, giữa linh hồn và thể xác. Khi hồn và xác có sự vênh lệch
nhau thì cuộc sống con người sẽ rơi vào bi kịch đau khổ.
+ Phê phán thói chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến
trở nên dung tục, tầm thường.
+ Con người chỉ hạnh phúc khi được là chính mình và sống với những gì mình có.
5. Đánh giá nghệ thuật: Xung đột kịch độc đáo kết hợp cùng gôn ngữ kịch giàu chất triết lí.
Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống
kịch. Đồng thời có sự kết hợp yếu tố hoang đường, hư cấu với hiện thực; kết hợp tính hiện
đại và truyền thống. Vở kịch cũng có sức phê phán mạnh mẽ và chất trữ tình bay bổng khi sử
dụng nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại linh hoạt, độc thoại nội tâm sâu sắc.
6. Yêu cầu phụ (Thông điệp):
– Được sống làm người quý giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá
trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.
– Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể
xác và linh hồn.
– Con người phải luôn biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung
tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
III. Kết bài:

You might also like