You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ

MÔN: NGỮ VĂN 11 (2021 - 2022)


I. YÊU CẦU CHUNG
1. Kiến thức
- Nắm được kiến thức về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn học trung đại
- Nắm vững kiến thức về Tiếng Việt
2. Kĩ năng
- Vận dụng lí thuyết Tiếng Việt vào văn bản đọc hiểu cụ thể.
- Biết cách làm bài văn tự sự; vận dụng các phương thức biểu đạt và các thao tác lập luận
đã học vào bài văn.
II. NỘI DUNG
1. Đọc hiểu văn bản (3 điểm)
- Nội dung/ chủ đề của văn bản
- Thể thơ, các hình thức lập luận…
- Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp, liệt kê…
- Các phương thức biểu đạt: Miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận.
- Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ, suy nghĩ của bản thân về vấn đề được gợi ra từ
văn bản đã cho.
2. Làm văn (7 điểm)
- Các văn bản văn học:
Tự tình (Hồ Xuân Hương)
Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)
Thương vợ (Trần Tế Xương)
Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)
- Vận dụng kiến thức làm văn viết một bài văn nghị luận.
- Dạng đề: Tập trung vào 2 dạng sau:
+ Dạng 1: Nghị luận vê một bài thơ.
+ Dạng 2: Nghị luận về tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ.
III. HÌNH THỨC
Bài thi gồm 2 phần, thời gian: 90 phút
MỘT SỐ ĐỀ ĐỌC HIỂU THAM KHẢO
Đề 1:
Đọc bài thơ sau:
SAU BÃO
(Nguyễn Thị Hoa)
Những con người vật lộn với bão giông       
Níu giằng lại từng li sự sống
Kiệt sức, bơ phờ
Ngơ ngác trước thương đau
Không nhà ở
Không sách bút con trẻ đến trường
Bao năm dụm dành mồ hôi nước mắt…
Còn lại       
Con số 0!
Sau bão
Con người lại cúi mặt xuống cánh đồng
Cần mẫn gieo từng hạt thóc
Một sớm mai đất trời bừng thức
Trước những mầm xanh
Mang hình con số 1
Bật lên!
(Nguồn http://vnca.cand.com.vn, 23/10/2020)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ.
Câu 2. Nêu tác dụng của pháp điệp trong các dòng thơ sau:
Không nhà ở
Không sách bút con trẻ đến trường
Bao năm dụm dành mồ hôi nước mắt…
Còn lại       
Con số 0!
Câu 3. Anh(chị) hiểu như thế nào về từ “Cần mẫn” trong dòng thơ: Cần mẫn gieo từng
hạt thóc?
Câu 4. Tác giả sử dụng: Con số 0, con số 1 trong bài thơ gợi anh( chị) suy nghĩ gì?
Bài làm
Câu 1: Thể thơ tự do
Câu 2: Điệp từ “ Không”
- Tác dụng:
+) tăng tính gợi hình, gợi cảm
+) nhấn mạnh sức tàn phá nặng nề, những thiếu thốn, mất mát to lớn và khổ đau
của cơn bão đem đến cho đs con người: không còn nhà để ở, sách vở, tài sản bị
cuốn sạch “còn lại con số 0” ->, tất cả bị quét sạch không còn gì
+) thể hiện sự đồng cảm, xót thương của tác giả

Câu 3:
- Cần mẫn là là sự siêng năng, chịu thương chịu khó của những người dẫn trong
vùng bão
- Cần mẫn là sự kiên trì, không đầu hàng trước nghịch cảnh, trước số phận của
người dân

Câu 4 : Con số 0, số 1 là con số trong dãy số


Không còn là con số vô tri mà mang ý nghĩa tượng trưng:
Con số 0: sự mất mất, thiếu thốn và đau khổ tột cùng của nhân dân vùng bão lũ
Mầm cây là ẩn dụ liên tưởng sang số 1 : mầm cây là sự sống bật lên -> số 1 là sự khởi
đầu, bắt đầu => hàm chứa niềm lạc quan, bài ca hi vọng của con người tin vào tương lai
tươi sáng vượt qua được những thiên tai, thử thách
Gợi phẩm chất kiên cường, bất khuất của con người không chịu thua trước thiên tai,
trước khó khăn mà luôn có tinh thần lạc quan hướng về tương lai tươi sáng
Đề 2
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Làng tôi qua bao cuộc chiến tranh
Lá lành đùm lá rách
Có bà mẹ mấy người con mất tích
Đêm ngâm Kiều khuây khoả những niềm đau
 
Làng tôi con gái mắt bồ câu
Yêu ai như đinh đóng cột
Chẳng mượn vầng trăng thề thốt
Mà suốt đời vẫn sóng sánh lòng nhau
 
Tôi lớn lên ngụp lặn dưới chân cầu
Tay lấm láp bắt con còng làm bạn
Chân tứa máu bởi mảnh hàu, mảnh hến
Da cháy rần trong nắng cháy miền Trung...
 
Tôi đi xa mang theo cả quê hương
Đêm trăn trở nghe trăng vàng quẩy sóng
Những đôi mắt tròn xoe, mơ mộng
Và tiếng gõ chài khắc khoải gõ mòn tôi!
( Kí ức làng tôi, Ngọc Khương)
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Trong khổ thơ 3, từ ngữ nào thể hiện kí ức tuổi thơ nhọc nhằn của nhân vật trữ
tình?
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả biện pháp tu từ trong câu thơ: Yêu ai như đinh đóng cột.
Câu 4. Anh (chị) hãy nhận xét về tình cảm của tác giả với làng tôi được thể hiện trong
đoạn trích.
Bài làm
Câu 1: thể thơ 8 chữ ( hay tự do)
Câu 2: Từ ngữ thể hiện : ngụp lặn, tay lấm láp, chân tứa máu, da cháy rần
Câu 3: Bptt: phép so sánh “ như”
- Tác dụng:
+) tang sức gợi hình gợi cảm cho diễn đạt
+) cho thấy tình cảm bền chặt, gắn bó như là đinh đóng cột
+) cho thấy phẩm chất tốt đẹp của người con gái ở làng của tác giả: chung thủy
+) thể hiện cảm xúc tự hào của tác giả

Câu 4: Tình cảm của tác gỉa dành cho làng quê thật tha thiết và mãnh liệt, bởi nơi đó là
nơi tác giả sinh ra và lớn lên. Cả tuổi thơ tác giả được sống trong tình yêu thương của
mọi người, nơi đó lắng đọng bao kỉ niệm của thời thơ ấu, tuy vất vả, cực khổ nhưng rất
đỗi yêu thương. Nhớ đến quê hương là nhớ đến những con người sống rất tình cảm và
chân thành. Nhà thơ Đỗ Trung Quân từng nói rằng: "Quê hương mỗi người chỉ một/Như
là chỉ một mẹ thôi/Quê hương nếu ai không nhớ/Sẽ không lớn nổi thành người." Quê
hương là như thế đó!
Đề 3
Đọc đoạn trích:
Hai cây tre giống nhau, một cây dùng làm sáo, một cây dùng làm giá phơi đồ.
Một hôm, cây dùng làm giá phơi đồ mới hỏi cây dùng làm sáo: "Tại sao chúng ta
sinh ra cùng một nơi, đều là tre trên núi. Nhưng tôi mỗi ngày đều phải dãi nắng dầm
mưa, còn bạn lại rất đáng tiền?"
Sáo trả lời: "Bởi vì bạn chỉ chịu một nhát dao khi bị chặt ra, còn tôi đã trải qua
hàng ngàn nhát dao, được người ta chế tạo cẩn thận." Giá phơi quần áo im lặng.
Đời người cũng như vậy, nếu có thể chịu được cực khổ, cô đơn, cọ xát vào thực tế,
dám đảm đương và đứng lên chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình, cuộc sống mới có giá
trị.
Khi nhìn thấy vinh quang của người khác, bạn không cần phải ghen tức, bởi vì
người khác trả giá nhiều hơn bạn.
( Nguồn https://lamnguoi.net/triet-ly-thanh-cong)
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 2. Trong đoạn trích, câu hỏi của cây tre dùng làm giá phơi đồ đã thắc mắc về điểm
giống nhau và khác nhau với cây tre dùng làm sáo như thế nào? 
Câu 3. Theo anh, chị, tại sao sau khi nghe cây Sáo trả lời, Giá phơi quần áo im lặng? 
Câu 4. Lời khuyên: Khi nhìn thấy vinh quang của người khác, bạn không cần phải ghen
tức có ý nghĩa gì với anh, chị?
Bài làm
Câu 1: Ptbđ: nghị luận
Câu 2: Giống nhau: sinh ra cùng một nơi, đều là tre trên núi
- Khác nhau: tre làm giá phơi đồ mỗi ngày đều phải dãi nắng dầm mưa, còn tre sáo
lại rất đáng tiền

Câu 3: Giá phơi quần áo im lặng vì nó nhận được câu trả lời hợp lý, giải thích đúng thắc
mắc của nó đồng thời câu trả lời ấy khiến nó nhận ra bài học : phải chịu được cực khổ, cô
đơn, cọ xát vào thực tế, dám đảm đương và đứng lên chịu trách nhiệm cho cuộc đời thì
bản thân mới có giá trị.
Câu 4: Khi nhìn thấy vinh quang của người khác, bạn không cần phải ghen tức, bởi vì
người khác trả giá nhiều hơn bạn.
Con người thường nhìn vào vinh quang của người khác mà không nghĩ đến quá trình
gian nan, những cái hi sinh mà họ phải bỏ ra để đạt được vinh quang. Không có cái gì là
tự dưng đến, tự dưng dành cho mình, mọi thành công, vinh quang đều đi với cái giá của
nó mà chúng ta phải bỏ ra. Những người luôn nỗ lực chịu được cực khổ, cô đơn, cọ xát
vào thực tế, dám đảm đương và đứng lên chịu trách nhiệm thì XỨNG ĐÁNG đạt được
vinh quang, vì vậy không cần phải ghen tức vì họ đáng được như vậy. Thay vào đó hãy
sống nỗ lực, cố gắng bởi tuổi trẻ là quãng thời gian của trải nghiệm, rèn luyện để trưởng
thành mà trưởng thành không phải là trải qua thất bại một lần, mà phải tích lũy nhiều lần,
cả về trí tuệ lẫn kinh nghiệm sống
Đề 4
Giả sử nếu một ngày đẹp trời nào đó, tinh thần trách nhiệm của loài người bị mất
đi, hãy hình dung một viễn cảnh của xã hội: Con người không biết mình sống để làm gì.
Sống lang thang, bơ vơ, vô định. Tất nhiên, lúc đó không còn là sống mà chỉ là tồn tại.
Con người sẽ vui chơi ăn uống vô độ, hủy hoại sức khỏe bản thân. Con người sẽ chây
lười, chẳng làm gì để giữ gìn bản thân và phát triển bản thân. Thiếu tính trách nhiệm,
con người đánh mất chính mình.
Lúc đó, cha mẹ chẳng cần nuôi con, sống chết mặc bay. Con cái cũng chẳng thèm
quan tâm cha mẹ, mặc kệ đấng sinh thành. Ông bà bị bỏ rơi cho đến chết. Anh chị em
thân ai nấy lo, mạnh ai nấy sống, chẳng phụ giúp gì nhau. Vợ với chồng không cần nghĩ
cho nhau, chẳng cần sống chi cho tròn chữ nghĩa. Thiếu tính trách nhiệm, gia đình hoàn
toàn đổ vỡ.
Ra đường cái gì của chung xem như không cần gìn giữ. Pháp luật sẽ là con số
không. Chẳng còn sự giúp đỡ, chẳng còn quyên góp vì đồng bào ruột thịt, chẳng
còn chiến dịch tình nguyện... Mất đi trách nhiệm, xã hội sẽ là một xã hội vô cảm. 
(Cần có trách nhiệm ?,Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Ba đoạn văn trong văn bản có chung hình thức lập luận gì?
Câu 2. Nhận xét cách sắp xếp các mức độ hậu quả của việc thiếu/ mất đi tính trách
nhiệm thể hiện trong văn bản.
Câu 3. Anh (chị) hiểu câu trich không còn là sống mà chỉ là tồn tại như thế nào?
Câu 4. Quan điểm Thiếu tính trách nhiệm, con người đánh mất chính mình có ý nghĩa gì
với anh (chị)?
Bài làm
Câu 1. Hình thức lập luận chung của ba đoạn văn: quy nạp
Câu 2: Nhận xét:
- sắp xếp mức độ từ thấp - cao, từ bản thân - gia đình - xã hội.
- Cách sắp xếp này rất logic và tạo được chiều sâu cho văn bản

Câu 3: Cách hiểu về câu trích:


- "tồn tại" nghĩa là tồn tại về mặt sinh học, con người vẫn hít thở, ăn uống, sinh hoạt
song không còn "sống" nữa.
- "Sống" ở đây được hiểu là tồn tại một cách có mục đích, có ý nghĩa.
- Như vậy, câu trên muốn nhấn mạnh việc con người chỉ tồn tại về mặt sinh học chứ
không hề có một cuộc sống ý nghĩa.

Câu 4: Khi thiếu trách nhiệm, con người sẽ không biết mình sống để làm gì, thiếu mục đích sống,
con người sống buông thả, không giữ gìn bản thân.
Đây là một quan niệm đúng đắn có giá trị thức tỉnh đối với bản thân em. Từ quan niệm
này, em hiểu rằng mỗi con người cần hải sống co trách nhiệm với bản thân, gia đình và
xã hội. Có như vậy, bản thân chúng ta mới là con người đáng được trân trọng, xã hội này
mới văn minh và phát triển.
ĐỀ THAM KHẢO LÀM VĂN
Đề 1: Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến). Từ đó làm nổi bật tình yêu
quê hương đất nước của tác giả.
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến)
Đề 2: Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát
(Cao Bá Quát). Từ đó liên hệ tới lí tưởng, khát vọng của thanh niên hiện nay.
Bãi cát dài lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời đã lặn, chưa dùng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
Bãi cát, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây?
Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đầu ít?
Hãy nghe ta hát khúc "đường cùng",
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi trên bãi cát?
(Bài ca ngắn đi trên bãi cát- Cao Bá Quát)

You might also like