You are on page 1of 9

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG ĐỀ ÔN TẬP

SÓC TRĂNG KIỂM TRA GIỮA HKI (2023-2024)


TRƯỜNG THPT HOÀNG DIỆU MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 90 phút

ĐỀ 1
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
Phút tĩnh lặng
…Đừng vì dáng vẻ bên ngoài, vì đó là lừa dối. Đừng vì của cải vật chất, vì có thể mất
đi. Hãy tìm người nào đó có thể làm bạn mỉm cười, bởi vì chỉ có nụ cười mới có thể làm ngày
âm u trở nên tươi sáng.
Có những giây phút trong đời khi bạn nhớ thương một người nào đó tha thiết đến nỗi
bạn muốn mang người đó ra khỏi giấc mơ để ôm họ trong vòng tay thực tại. Hãy mơ những
gì bạn ước mơ; đi nơi nào bạn muốn đi; làm những gì bạn khát khao; trở thành những ai mà
bạn mong muốn, bởi vì bạn chỉ có một cuộc đời và một cơ hội để làm tất cả những gì bạn mơ
ước.
Hãy tự đặt mình trong vị trí của người khác. Nếu trong hoàn cảnh ấy bạn cảm thấy bị
tổn thương thì người khác cũng sẽ cảm nhận như vậy.
Một người hạnh phúc nhất không nhất thiết phải là người có mọi thứ tốt nhất; mà là
người biết tận hưởng và chuyển biến những gì xảy đến với mình trong cuộc sống một cách tốt
nhất.
Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi nước mắt khi tổn thương, biết đau đớn khi mất
mát, biết khát khao và nuôi dưỡng những giấc mơ, biết cố gắng làm lại khi thất bại, bởi vì chỉ
có như vậy, mọi người mới biết trân trọng tình cảm những người và những gì đã và đang đến
trong cuộc đời mình.
Tình yêu bắt đầu bằng một nụ cười, đơm hoa kết trái bằng một nụ hôn và kết thúc bằng
những giọt nước mắt… Dù đó là giọt lệ buồn hay vui, thì tình yêu ấy đã đem đến cho bạn
những kỷ niệm thật ấn tượng và sâu sắc, là dấu ấn của tâm hồn và cho từng bước trưởng
thành của bạn.
Một tương lai tươi sáng luôn đứng lên trên một quá khứ đã lãng quên.
Bạn không thể nào thẳng tiến bước trên đường đời cho đến khi bạn biết cho qua đi và
học hỏi những thất bại và những sai lầm, đau buồn trong quá khứ.
(Nhiều tác giả, Hạt giống tâm hồn - Tuyển chọn những câu chuyện hay nhất, NXB
Tổng hợp TPHCM phối hợp ấn hành 2019, tr323)
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Vì sao văn bản khuyên bạn hãy mơ, hãy đi, hãy làm những gì bạn khát khao…?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn
sau:
Một người hạnh phúc nhất không nhất thiết phải là người có mọi thứ tốt nhất; mà là
người biết tận hưởng và chuyển biến những gì xảy đến với mình trong cuộc sống một cách tốt
nhất.
Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi nước mắt khi tổn thương, biết đau đớn khi
mất mát, biết khát khao và nuôi dưỡng những giấc mơ, biết cố gắng làm lại khi thất bại, bởi
vì chỉ có như vậy, mọi người mới biết trân trọng tình cảm những người và những gì đã và
đang đến trong cuộc đời mình.

Tr: 1
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: “Bạn không thể nào thẳng tiến bước
trên đường đời cho đến khi bạn biết cho qua đi và học hỏi những thất bại và những sai lầm,
đau buồn trong quá khứ” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về những kỉ niệm của cuộc kháng chiến oanh liệt trong đoạn
thơ sau. Từ đó, nhận xét khúc hùng ca và tình ca của đoạn thơ.
…Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan,
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay,
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa bình, Tây Bắc, Điện Biên vui vẻ
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”…
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12 tập một,
NXBGD Việt Nam 2018, tr 112)
---Hết---
ĐỀ 2
I. Đọc hiểu: ( 3,0 điểm )
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(1) “Có lẽ bạn muốn trở thành mặt trời nhưng bạn chỉ là một ngôi sao. Có lẽ bạn
muốn thành cây lớn nhưng bạn lại là một ngọn cỏ. Có lẽ bạn muốn trở thành một con sông
lớn nhưng bạn lại chỉ là một con suối nhỏ… Thế là bạn tự ti với những gì mình có. Thực ra
bạn chẳng giống như những người khác, bạn cũng là một phong cảnh đẹp, cũng có không
khí, cũng có bốn mùa xuân hạ thu đông, cũng là một phần đặc sắc của thế giới này. Bình
thường đâu phải là đáng xấu hổ. Chỉ cần có vai trong cuộc sống là đã có vị trí thuộc về mình
thực sự và bạn sáng lấp lánh từ vị trí ấy của mình....
(2) Mỗi chúng ta đều là một sự mới mẻ, độc nhất vô nhị. Nếu chúng ta muốn độc lập
tự do, muốn phát triển đặc điểm của mình thì chỉ có đưa vào chính bản thân mình. Nhưng
điều đó không có nghĩa chúng ta phải xây dựng những cái mới lạ đặc biệt, cũng không có
nghĩa là chúng ta ăn mặc quái dị, có những hành vi lạ lùng. Thực ra chỉ cần chúng ta tuân
thủ những quy định của tập thể với điều kiện là gìn giữ cái tôi của mình, không tát nước theo
mưa, không tranh thủ giậu đổ bìm leo thì bạn sẽ vẫn chính là bản thân mình...
(3) Việc gìn giữ bản sắc riêng cũng giống như lịch sử lâu đời của loài người, Angelo
Patrick người đã viết mười ba cuốn sách và nhiều bài báo liên quan đến việc dạy dỗ trẻ con,
nói "Điều tồi tệ nhất của con người chính là không thể trở thành chính mình và không giữ
được cái tôi trong thể xác và tinh thần của mình"...
(4) Mọi nghệ thuật đều là cách thể hiện cái tôi, vậy thì chúng ta phải hát về mình, vẽ
về mình, làm nên bản thân mình. Chỉ khi nào chúng ta chăm chút cho mảnh đất nhỏ bé là
cuộc sống của bản thân thì mới có thể thể hiện tốt vai trò của mình trong cuộc đời.
(Theo Giáo dục thành công kiểu Harvard,Thủy Trung Ngư - Vương Nghệ Lộ - Đặng
Chi, NXB Lao động, 2018, tr. 310-314)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.

Tr: 2
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã dùng những hình ảnh nào để biểu đạt khao khát
của con người muốn trở thành những cá nhân nổi bật, có vị trí quan trọng trong đời sống?
Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (1).
Câu 4. Anh chị có đồng tình với ý kiến: Mỗi chúng ta đều là một sự mới mẻ, độc nhất
vô nhị không? Vì sao?
II. Làm văn: ( 7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ. Từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật Tố Hữu:
“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa…”
(Trích “Việt Bắc”_Tố Hữu)
---Hết---
ĐỀ 3
I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 diểm )
Đọc đoạn trích:
Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý nghĩa. Ước
mơ là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí ta, và nếu bạn là người có quyết tâm thì
bạn sẽ tìm cách đạt được nó. Những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những
người biết mơ ước.
Ước mơ không bao giờ hình thành ở những người thờ ơ, lười biếng hay thiếu tham vọng.
Bạn hãy đặt ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch cụ thể để từng
bước hiện thực hóa chúng. Trong khi vạch ra kế hoạch cụ thể để đạt được thành công, cả
trong sự nghiệp lẫn cuộc sống thường ngày, bạn đừng bị lung lay hay nhụt chí bởi những
người xem bạn như là kẻ mơ mộng. Để đạt được thành công như mong muốn trong một thế
giới đang có nhiều thay đổi này, bạn phải học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối – những
người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển của văn minh nhân loại. Tinh thần ấy
là dòng huyết mạch của sự phát triển và là cơ hội để bạn giải phóng hết năng lực tiềm ẩn của
mình. Hãy biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua. Thay vào đó, cần biến
ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể, để một ngày không xa trong tương lai,
chúng sẽ trở thành hiện thực.
Ước mơ không phải là cái sẵn có, cũng chẳng phải là cái không thể có. Ước mơ chính
là con đường chưa được định hình, là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí bạn mà
nếu có đủ quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể hiện thực hóa chúng.
Nếu bạn tin tưởng vào những ước mơ của mình thì hãy cố gắng thực hiện bằng tất cả.
(Trích Không gì là không thể, George Matthew Adams)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Theo tác giả, để đạt được thành công như mong muốn chúng ta cần phải làm gì?
Câu 3. Tác giả cho rằng: “Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một
việc có ý nghĩa”. Anh/chị hiểu như thế nào là ước mơ phù hợp?

Tr: 3
Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?
II.LÀM VĂN ( 7.0 điểm )
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Trích:Tây Tiến- Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt
Nam.)
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét tính
chất bi tráng được thể hiện qua đoạn thơ.
---Hết---
ĐỀ 4
I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm )
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh
vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều
phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị
khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn điên cuồng lật
tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của
ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đánh đầu hàng và hỏi:
- Cây sồi kia! Làm sao người có thể đứng vững như thế?
Cây sồi từ tốn trả lời:
- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch làm lá
của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có
những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của
tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi
chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
( Trích hạt giống tâm hồn, NXB TP Hồ Chí Minh 2011)
Câu 1. Đặt nhan đề cho đoạn trích.
Câu 2. Theo văn bản, trước sự lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng của ngọn gió, cây sồi
già đã phản ứng như thế nào?
Câu 3. Hình ảnh “ngọn gió” và “cây sồi” tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống?
Câu 4: Qua ngữ liệu trên, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Tr: 4
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
( Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo Dục)
---Hết---
ĐỀ 5
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
(1)Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ
cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt
đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta
sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.
(2)Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại
lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không
phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.
(3)Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể
xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc
tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc
gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và
hạnh phúc hơn nhiều.
(http://www.kynang.edu.vn/ky-nang-mem/nuoi-duong-tam-hon-noi-chinh-ban.html)
1. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn (1)
2. Anh/ chị hiểu như thế nào về đoạn (2): Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý,
hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và
nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.
3. Việc nuôi dưỡng tâm hồn có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do chọn thông
điệp đó.
II. Làm văn (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy nêu cảm nhận của mình qua đoạn thơ sau:
“Những đường Việt Bắc của ta
Ngày đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miềm
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”
(trích Việt Bắc- Tố Hữu)
---Hết---
ĐỀ 6
I. Đọc hiểu ( 3,0 điểm )
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Tr: 5
“Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”-
Ramsey Clark.
Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo
đuổi những mục tiêu vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành
công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Bạn sẽ chẳng bao giờ cảm nhận trọn vẹn
những giá trị của bản thân khi chưa tìm thấy sự bình an trong tâm hồn mình. Viên đá đầu
tiên và cần thiết nhất của nền tảng đó là sự trung thực.
Vì sao tôi lại xem trọng tính trung thực đến thế? Đó là bởi vì tôi đã phải mất một
thời gian rất dài mới có thể nhận ra rằng sự trung thực chính là phần còn thiếu trong nỗ lực
tìm kiếm sự thành công và hoàn thiện bản thân tôi. Tôi không phải là một kẻ hay nói dối, một
kẻ tham lam, một tên trộm mà tôi chỉ thiếu tính trung thực mà thôi. Giống như nhiều người
khác, tôi cũng quan niệm “Ai cũng thế cả mà”, một chút không trung thực không có gì là xấu
cả. Tôi đã tự lừa dối mình. Dù muộn màng, nhưng rồi tôi cũng khám phá ra rằng không
trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường. Ngay sau đó, tôi quyết
định sẽ ngay thẳng, chính trực trong tất cả mọi việc. Đó là một lựa chọn quan trọng làm thay
đổi cuộc đời tôi.
(Theo Hal Urban, “Những bài học cuộc sống”)
Câu 1. Chỉ ra tác dụng của sự trung thực được đề cập đến trong đoạn trích trên? (1,0 điểm)
Câu 2. Vì sao tác giả lại cho rằng: “Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách
nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu ... mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn
chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực”? (0,5 điểm)
Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói “Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho
những mối quan hệ được bền vững”? (0,5 điểm)
Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của tác giả: “không trung thực là một điều rất
tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường” hay không? Vì sao? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Phân tích đoạn trích sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
(Ngữ Văn 12, Tập một, tr.109 – 111, NXB Giáo Dục – 2008)
---Hết---
ĐỀ 7
I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Đồng dao mùa xuân
Có một người lính Ba lô con cóc
Đi vào núi xanh Tấm áo màu xanh
Những năm máu lửa. Làn da sốt rét
Cái cười hiền lành
Một ngày hoà bình
Anh không về nữa. Anh ngồi lặng lẽ

Tr: 6
Dưới cội mai vàng
Có một người lính Dài bao thương nhớ
Chưa một lần yêu Mùa xuân nhân gian
Cà phê chưa uống
Còn mê thả diều Anh ngồi rực rỡ
Màu hoa đại ngàn
Một lần bom nổ Mắt như suối biếc
Khói đen rừng chiều Vai đầy núi non...
Anh thành ngọn lửa
Bạn bè mang theo Tuổi xuân đang độ
Mười, hai mươi năm Ngày xuân ngọt lành
Anh không về nữa Theo chân người lính
Anh vẫn một mình Về từ núi xanh...
Trường Sơn núi cũ
Tháng 12-1994
(Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Thế giới mới, số 120 xuân Ất Hợi 1995, trang 71)
Câu 1. Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào ?
Câu 2. Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong hai câu thơ sau:
Mắt như suối biếc
Vai đầy núi non…
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau?
Anh thành ngọn lửa
Bạn bè mang theo.
Câu 4. Từ văn bản trên, anh/chị hãy nêu trách nhiệm của mình đối với đất nước.
II.Làm văn (7.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Văn học 12 - tập một, NXB GD 2005)
---Hết---
ĐỀ 8
I. Đọc - hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích:
Chính mẹ đẻ anh hùng và truyền thuyết
Từ túp lều lợp lá lợp tranh
Cắt cuống nhau bằng lưỡi liềm
Bàn chân thô quanh năm bùn lấm
Chưa một lần ướm qua sử sách
Tập con bước bị vào ca dao tục ngữ
Dù uống nước đâu lòng vẫn nhớ nguồn
Thương từ cái kiến con ong
Tím ruột bầm gan thù bọn ác
Dân tộc tôi khi đứng dậy làm người

Tr: 7
Là đứng theo dáng mẹ
Đòn gánh tre chín dạn hai vai
Mùa hạ gió Lào quăng quật
Mùa đông sắp se gió bấc
Dân tộc tôi khi đứng dậy làm người
Mồ hôi vã một trời sao
Trên đất trời sao nặn hóa thành
Muôn mặt nước chảy âm thầm chảy dọc thời gian
(Trích Những người đi tới biển, Thanh Thảo, NXB
Quân đội Nhân dân, 2004, tr. 53-54)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích
Câu 2: Chỉ ra những từ diễn tả đời sống nghèo khó vất vả của người mẹ trong đoạn thơ
"Chính mẹ đẻ anh hùng và truyền thuyết
Từ túp lều lợp lá lợp tranh
Cắt cuống nhau bằng lưỡi liềm
Bàn chân thô quanh năm bùn lấm
Chưa một lần ướm qua sử sách".
Câu 3: Nêu nội dung của hai dòng thơ:
"Tập con bước vịn vào ca dao tục ngữ
Dù uống nước đâu lòng vẫn nhớ nguồn"
Câu 4: Nhận xét về hình ảnh dân tộc Việt Nam được thể hiện trong đoạn trích
II. Làm văn (7 điểm)
Trong Việt Bắc nhà thơ Tố Hữu viết:
“Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng gọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”…
(Văn học 12 - tập một, NXB GD 2005)
Anh chị hãy phân tích đoạn trích trên, từ đó nhận xét về lẽ sống ân tình được thể hiện trong
đoạn trích.
---Hết---
ĐỀ 9
I. Đọc hiểu: 3 điểm
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
TÔI MUỐN...!
Này cô gái, cô đang buồn gì đó
Lạnh thế này đứng đón gió vậy sao
Đưa tay đây tôi nắm thử coi nào
Trời! Lạnh quá, ôi ngốc sao là ngốc
Lại gần đây tôi vuốt giùm mái tóc
Gió thổi hoài rối tung hết rồi đây
Cô sờ xem má lạnh buốt đây này

Tr: 8
Tay tôi ấm, lại đây tôi cho mượn
Đừng bướng nửa, áo đây cô khoát tạm
Vòng tay này cô có muốn ôm không?
Đừng lặng yên, khiến tôi thấy đau lòng
Nói gì đi, cô nói đi, đừng khóc
Bờ vai gầy cô tựa vào một lúc
Hay tựa cả đời ... tôi cũng chẳng đòi đâu
Nào ngoan đi đừng mãi cứng đầu
Giọt nươc mắt để tôi lau giùm nhé
Tôi muốn nghe tiếng cô cười, cô bé!
Phapsu
1/ Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của văn bản? ( 0.5 đ)
2/ Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản (0.5 đ)
3/ Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng (1.0 đ)
“ Đừng bướng nửa, áo đây cô khoát tạm
Vòng tay này cô có muốn ôm không?
Đừng lặng yên, khiến tôi thấy đau lòng
Nói gì đi, cô nói đi, đừng khóc “
4/ Văn bản đề cập đến vấn đề gì ?1.0đ)
II. Làm văn: ( 7,0 điểm)
Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Ta về mình có nhớ ta,
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh, dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”
--Hết--

Tr: 9

You might also like