You are on page 1of 58

B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8

CHUYÊN ĐỀ 7: THAM KHẢO MỘT SỐ ĐỀ- ĐÁP ÁN TRONG CÁC KÌ THI


HỌC SINH GIỎI
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1 ( 8,0 điểm):

Đây là bức ảnh gây sốt trong cộng đồng mạng trong thời gian vừa qua. Ảnh chụp hai cậu
bé tuổi còn rất nhỏ. Một em lành lặn còn em kia thì bị bỏng khắp người, da nhăn nheo,
biến dạng. Người bạn lành lặn ngồi dưới đất, vươn người đút sữa cho cậu bạn kém may
mắn hơn với ánh mắt đầy lo lắng.
( Nguồn Internet)
Bức ảnh trên gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu 2 ( 12,0 điểm):
Có ý kiến cho rằng: “ Nội dung chủ yếu trong văn học viết từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV
là tinh thần yêu nước thương dân, tinh thần quật khởi chống ngoại xâm”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của bản thân về các tác phẩm Văn
học Trung đại Việt Nam, hãy làm sáng tỏ.
ĐỀ SỐ 2 :
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm):

“Những người dễ thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực cũng chính là những người
biết chấp nhận cuộc sống của bản thân. Mỗi người chúng ta đều có những điểm mạnh,
điểm yếu riêng, bởi vậy khi so sánh bản thân với người khác, chúng ta không chỉ thấy
“khoảng cách” giữa mọi người mà còn thấy được “sự khác biệt” trong mỗi người.

Tự bản thân nghĩ như thế nào về mình được gọi là “tự đánh giá bản thân”. Khi
một người đánh giá thấp bản thân, anh ta sẽ tự giày vò bản thân bởi cảm giác tự ti, chán
ghét chính mình và chỉ nhìn mọi chuyện theo hướng tiêu cực. Cũng có nhiều trường hợp
so sánh điểm mạnh của người khác với điểm yếu của bản thân, sau đó tự giam mình
trong cảm giác tự ti, mặc cảm.

La Hoàng Thư - 0345876455 Page1


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Ngược lại, nếu một người biết đánh giá bản thân phù hợp, dù gặp thất bại thì người đó
vẫn tiếp tục hi vọng vào lần sau, tiếp thu lần thất bại này và học hỏi kinh nghiệm trong
đó.

Tôi có một người quen. Anh là một người rất giỏi, học đại học Tokyo. Thời đại
học, anh đi làm người mẫu. Nhìn bề ngoài, anh hoàn hảo đến mức mọi người phải ghen
tị, nhưng thực ra anh ấy lại tự đánh giá thấp bản thân. Ngay từ nhỏ, anh ấy thường bị bố
mẹ so sánh với người khác: “Con vẫn đang thua bạn đấy, cố gắng lên”. Anh ấy luôn
nghĩ, dù ở đâu, lĩnh vực gì, bản thân cũng chỉ là kẻ nửa vời mà thôi: “Dù vào được đại
học Tokyo thì vẫn có nhiều người giỏi hơn, trong giới người mẫu vẫn có rất nhiều người
hơn mình”. […]

Trong khi đó, anh Hirotada Ototake, tác giả của cuốn sách Không ai hoàn hảo,
dù sinh ra với cơ thể không lành lặn, khuyết thiếu cả hai chân hai tay, nhưng anh vẫn
hoạt động rất tích cực với vai trò nhà báo thể thao. Anh đã kết hôn và sống rất hạnh
phúc.[…]

Chính vì vậy, việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là điều rất quan trọng”

(Trích “Mình là cá, việc của mình là bơi”, Takeshi Purukawa, NXB Thế giới)

1. Theo tác giả, việc tự đánh giá thấp bản thân sẽ gây ra hậu quả gì? (1,0 điểm)

2. Em hiểu thế nào về câu nói “khi so sánh bản thân với người khác, chúng ta không chỉ
thấy “khoảng cách” giữa mọi người mà còn thấy được “sự khác biệt” trong mỗi người”?
(1,0 điểm)

3. Theo em thế nào là “biết đánh giá bản thân phù hợp”? (1,0 điểm)

4. Em có cho rằng việc chấp nhận những khuyết điểm của bản thân, coi nó là đặc trưng
cho con người mình sẽ khiến chúng trở nên tự mãn hay không? Vì sao? (2,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (15,0điểm):

Câu 1 (5,0 điểm):

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến “việc tự đánh giá bản thân ở
mức thích hợp là điều rất quan trọng”.

Câu 2 (10.0 điểm):


Nhà thơ nổi tiếng người Đức Bertold Brecht cho rằng: Cái đẹp của thơ không nên chỉ
làm nên ánh sáng kỳ bí của ma trơi hay ánh sáng nhân tạo rực rỡ của pháo hoa, của đèn
màu cầu kỳ nhuộm hàng trăm sắc. Ðẹp nhất là khi anh tạo nên được ánh sáng ban ngày,
thứ ánh sáng tưởng như không màu, không sắc nhưng đó chính là ánh sáng mạnh mẽ và
hữu ích nhất cho con người.

La Hoàng Thư - 0345876455 Page2


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy làm
sáng tỏ.
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1 8,0 điểm):
“ Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn, đó là mầm tai họa, còn bất cứ khiếm khuyết
nào trên cơ thể cũng không đáng sợ nếu ta dũng cảm đối diện và vượt qua để trở thành
người không khiếm khuyết (Nguyễn Ngọc Ký)
Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lời tâm sự trên.
Câu 2 ( 12,0 điểm ):
Nhà thơ Xuân Diệu viết: Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của bản thân về chùm thơ thu của
Nguyễn Khuyến, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
ĐỀ SỐ 4:

PHẦN I ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

[...] Giống như mỗi ngày đều có thể nhìn thấy mặt trời, vào những ngày trời
quang nắng đẹp, chúng ta cảm thấy ấm áp và dễ chịu, nó như một thứ đương nhiên nên
có, hưởng thụ sự tốt đẹp nó mang lại đã trở thành thói quen của chúng ta. Nhưng nếu
một ngày, có người nói với chúng ta mặt trời sẽ không mọc nữa, chúng ta cảm thấy thế
nào? Tôi nghĩ, phần lớn mọi người đều cảm thấy sợ hãi và luống cuống giống như tôi.

Bố mẹ chúng ta cũng giống như mặt trời, luôn lặng lẽ ở sau lưng chúng ta, cho
chúng ta chỗ dựa và ấm áp, nhưng nếu một ngày bố mẹ không còn ở đấy nữa, cảm giác
an toàn quen thuộc cũng lập tức biến mất, bấy giờ muốn tìm lại, sợ rằng đã quá muộn.

Vậy nên đừng tìm lí do..., dù bận rộn đến mấy, mệt mỏi thế nào, hãy dành cho bố
mẹ chúng ta một cái ôm, hỏi han vài câu, đấy chẳng phải chuyện khó khăn. Chỉ là chúng
ta có nghĩ đến điều này hay không mà thôi.

(Trích Có một ngày, bố mẹ sẽ già đi – Nhiều tác giả, Losedow dịch, NXB Thế
giới, 2022, tr.246, 247)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả mỗi ngày khi nhìn thấy ánh mặt trời, lúc đó mỗi chúng ta sẽ cảm
thấy thế nào?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Bố mẹ chúng ta
cũng giống như mặt trời ...”

Câu 4: Từ lời khuyên của tác giả: “Vậy nên đừng tìm lí do..., dù bận rộn đến mấy, mệt
mỏi thế nào, hãy dành cho bố mẹ chúng ta một cái ôm, hỏi han vài câu, đấy chẳng phải
chuyện khó khăn”, hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về
sự quan tâm và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ.
La Hoàng Thư - 0345876455 Page3
B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
II. LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)

Jamson Chia chia sẻ: Một khi bạn bắt đầu làm việc gì, hãy dồn hết nỗ lực để thực hiện
nó và tìm cách để nó trở nên thú vị.

(Jamson Chia, Những bài học không có nơi giảng đường, Nguyễn Ngọc Ưu dịch, NXB
Thanh niên, tr.34)

Từ ý kiến trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về
vai trò của sự nỗ lực thực hiện mục tiêu trong cuộc sống của mỗi người.

Câu 2 (10,0 điểm):

“ Văn chương bắc chiếc cầu kỳ diệu để những tâm hồn đồng điệu tìm đến sự cảm
thông, thấu hiểu, sẻ chia. Phải chăng, tiếng nói tri âm là khát vọng muôn đời của văn
chương xưa nay? “

Bằng trải nghiệm văn học, em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.

ĐỀ SỐ 5:
I. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm):

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

Nhớ nhé, chàng trai của papa,

Hôm nay là dòng sông, ngày mai là biển rộng

Nếu dám bước qua đám đông hỗn loạn

Sẽ thấy được chân trời

Không bao giờ được quên ơn ai

Nhưng phải quên ngay điều vừa làm vui người khác

Người thật sự giỏi phải lẫn vào đám đông

Chứ không nổi bần bật như con công sặc sỡ

Nếu đang còn nghèo thì cũng đừng nên sợ Vì nghèo ở đâu, là giàu ở đó…
Còn định quyết đi theo nghiệp chữ
Đừng bằng lòng làm người trung bình, buồn lắm nhé, con.
(Nói với con ngày tốt nghiệp - Trần Hữu Việt)

La Hoàng Thư - 0345876455 Page4


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và thể thơ của bài thơ trên?
Câu 2: Trong bài thơ, người cha nhắc con không bao giờ được quên điều gì và phải
quên ngay điều gì?
Câu 3: Em hiểu gì về lời của người cha nói với con trong những câu dưới đây:
Người thật sự giỏi phải lẫn vào đám đông

Chứ không nổi bần bật như con công sặc sỡ .

Câu 4: Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về hình ảnh người cha?
II. LÀM VĂN (14,0 điểm):

Câu 1 (4,0 điểm). Từ văn bản ở phần Đọc - hiểu, em hãy viết đoạn văn nghị luận ngắn
(khoảng 200 từ) để trình bày ý kiến của mình về ý thơ “Đừng bằng lòng làm người trung
bình, buồn lắm nhé, con”.

Câu 2 ( 10,0 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn
của các nhà thơ trong hai bài thơ sau:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Trong rừng thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

( “Bài ca Côn Sơn” - Nguyễn Trãi )

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

( “Rằm tháng giêng” - Hồ Chí Minh )

ĐỀ SỐ 6:

Câu 1 ( 8,0 điểm):

La Hoàng Thư - 0345876455 Page5


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Trong tác phẩm “Dám bi ghét”, có đoạn: Nếu thật sự tự tin sẽ không thấy cần phô
trương. Chính vì lòng tự ti quá lớn nên mới phô trương, cố ý khoe việc mình tài giỏi,
sợ rằng nếu không làm thế, sẽ không được những người xung quanh công nhận “cái
bản thân như thế này”.

( Kishimi Ichiro - Koga Fumitake (tác giả), Nguyễn Thanh Vân (dich giả), Nhà xuất
bản Lao động, 2018).
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Câu 2 ( 12,0 điểm):
Bàn về thơ, nhà nghiên cứu Trần Thanh Đạm cho rằng:

« Thơ là ý lớn, tình sâu trong lời hay, tiếng đẹp ».

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích bài thơ sau của Nguyễn Trãi để làm
sáng tỏ:

Thuật hứng
Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế ngợi khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Trì thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui có một lòng trung liễn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
( Thuật hứng- bài 24 – Nguyễn Trãi )
* CHÚ THÍCH:
- Hợp: đáng, nên.
- Yên hà: khói sông.
- Bui: duy, chỉ có.
- Chăng: chẳng, không.
ĐỀ SỐ 7:

Câu 1 (8,0 điểm):


Suy nghĩ của em về câu nói:
“ Đừng thở dài hãy vươn vai mà sống. Bùn dưới chân nhưng nắng ở trên đầu”.
(https://baophapluat.vn/ nhung-cau-danh-ngon-sau-sac-ve-cuoc-song)

La Hoàng Thư - 0345876455 Page6


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Câu 2 (12,0 điểm):
Nhà thơ nổi tiếng người Đức Bertold Brecht cho rằng: “ Cái đẹp của thơ không nên
chỉ làm nên ánh sáng kỳ bí của ma trơi hay ánh sáng nhân tạo rực rỡ của pháo hoa, của
đèn màu cầu kỳ nhuộm hàng trăm sắc. Ðẹp nhất là khi anh tạo nên được ánh sáng ban
ngày, thứ ánh sáng tưởng như không màu, không sắc nhưng đó chính là ánh sáng mạnh
mẽ và hữu ích nhất cho con người” .
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ cách hiểu đó qua bài thơ sau:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không.
( Thương vợ- Trần Tế Xương )

ĐỀ SỐ 8:

Câu 1 ( 8,0 điểm):

“ Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (V.
Huy-gô)

Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói
trên.
Câu 2 ( 12,0 điểm ):
“ Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm “.

(Trích Tiếng nói của văn nghệ – Nguyễn Đình Thi, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2018)

Hãy lắng nghe “ tiếng nói” tình cảm của tác giả Nguyễn Trung Ngạn trong bài thơ “
Quy hứng “ ( Hứng trở về ):

Phiên âm
Lão tang diệp lạc tàm phương tận,
Tảo đạo hoa hương giải chính phì.
Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo,
Giang Nam tuy lạc bất như quy.
Dịch nghĩa
Dâu già lá rụng tằm vừa chín,
Lúa sớm nở hoa thơm, cua đang lúc béo.

La Hoàng Thư - 0345876455 Page7


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Nghe nói ở nhà dẫu nghèo vẫn tốt,
Đất Giang Nam tuy vui, cũng chẳng bằng về nhà.
Dịch thơ
Dâu già lá rụng tằm vừa chín,
Lúa sớm bông thơm cua béo ghê.
Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt,
Dầu vui đất khách chẳng bằng về.
( Quy hứng – Nguyễn Trung Ngạn)
* Chú thích:
- Nguyễn Trung Ngạn (1289 –1370): là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà văn, nhà thơ có
tài, một vị quan thanh liêm, tận tuỵ với công việc, hết lòng phục vụ đất nước và nhân dân.
Tác phẩm của ông gồm có: Hoàng triều đại điền, Hình luật thư, Giới hiên thi tập, Thanh
chi Đà giang thực lục…
- Bài “ Quy hứng” được ông sáng tác năm 1311, khi tác giả cùng Phạm Mai vâng mệnh
vua Trần Minh Tông đi sứ Trung Quốc.
ĐỀ SỐ 9:

Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm): Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
- Mùa hè nắng ở nhà ta

Mùa đông nắng đi đâu mất?

……
Nắng thương chúng em giá rét

Nên nắng vào áo em dày

Nắng làm chúng em ấm tay

Mỗi lần chúng em nhúng nước

Thế mà nắng cũng sợ rét

Nắng chui vào chăn cùng em

Các bạn để ý mà xem

Trong chăn bao nhiêu là nắng

Mà nắng cũng hay làm nũng

Ở trong lòng mẹ rất nhiều

Mỗi lần ôm mẹ, mẹ yêu

Em thấy ấm ơi là ấm!

La Hoàng Thư - 0345876455 Page8


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
(Xuân Quỳnh, Mùa đông nắng ở đâu? in trong tập Lời ru trên mặt đất,

NXB Tác phẩm mới, 1978, trang 86)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2. (0,5 điểm) Từ nắng trong câu thơ Trong chăn bao nhiêu là nắng có thể hiểu theo

nghĩa như thế nào?

Câu 3. (1,0 điểm) Tìm và chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong
đoạn

thơ:
Nắng thương chúng em giá rét

Nên nắng vào áo em dày

Nắng làm chúng em ấm tay

Mỗi lần chúng em nhúng nước

Câu 4. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn trình bày ngắn gọn thông điệp mà tác giả gửi gắm
qua

khổ thơ cuối.

Phần II. Làm văn (16,0 điểm)

Câu 1. (6,0 điểm) Robert Collier, một danh nhân người Mỹ nổi tiếng với những tư
tưởng mới trong thế kỉ XX, đã nói: “Cơ hội thành công của bạn trong mọi chuyện
luôn có thể được đo bằng niềm tin của bạn vào chính bản thân mình”.

Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 2 (10,0 điểm):

Nhận xét về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, có ý kiến cho rằng: “Sáng tác của ông sống
dậy và hướng tới chúng ta như những bài ca yêu nước... ”.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của em về thơ văn NĐC, hãy
chứng minh ý kiến.

ĐỀ SỐ 10:

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)


Đọc đoạn văn bản:
(1) Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng.
Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt
giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu

La Hoàng Thư - 0345876455 Page9


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u
ám, tối tăm kéo dài.
(2) Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ
dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta,
không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.
(3) Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng
thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi
bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu
chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống
tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.
(Trích “Nuôi dưỡng tâm hồn” http://www.kynang.edu)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của những hình ảnh ẩn dụ được nói đến trong đoạn trích
(1).
Câu 2. Theo em, yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa “hạt giống tốt” và “cỏ dại xấu xa” được
nói đến trong đoạn trích là gì?
Câu 3. Em hiểu như thế nào về đoạn (2): Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý,
hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận
thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.
Câu 4. Việc “nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi
dưỡng thể xác” gợi cho em suy nghĩ gì?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)
Câu 1: (4.0 điểm)
Trong bài thơ “Lá xanh”, Nguyễn Sĩ Đại viết:
"Kẻ vá trời lấp bể
Người đắp lũy xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh"
Từ nội dung ý thơ trên, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc sống trọn vẹn với những gì mình có.
Câu 2( 10,0 điểm):
Bàn về thơ, Tố Hữu cho rằng “Đọc một câu thơ hay, người ta không chỉ thấy câu thơ,
mà còn thấy tình người trong đó”.

Hãy khám phá tình người qua bài thơ sau:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

La Hoàng Thư - 0345876455 Page10


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
ĐỀ SỐ 11:
I.PHẦN ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm. Vì
thế, hãy chấp nhận điều đó như một lẽ tự nhiên. Khi trẻ học nói, học đi hay bất cứ điều
gì, chúng đều phải nếm trải những va vấp. Chúng ta cũng vậy, có thể đằng sau những tư
tưởng vừa lĩnh hội, hoặc sau sự chín chắn rèn giũa được là một thất bại, hay một bước
lùi nào đó. Tuy nhiên, đừng đánh đồng những sai lầm ấy với việc ta không thể trưởng
thành. Hãy hiểu rằng, như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi
gần và hãy tin tưởng rằng mọi trải nghiệm đều đem lại cho ta những bài học quý giá nếu
ta biết trân trọng nó.
Chính vì vậy, đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự. Dĩ nhiên, để đạt được điều
mình mong muốn, ta phải không ngừng nỗ lực. Nhưng đừng yêu cầu cuộc đời phải viên
mãn thì ta mới hài lòng và cũng đừng đòi hỏi mọi mối quan hệ phải hoàn hảo thì ta mới
nâng niu trân trọng. Hoàn hảo là một điều không tưởng. Trên đời, chẳng có gì là hoàn
thiện, hoàn mĩ cả. [...]
Khi kiếm tìm sự hoàn hảo, người ta dễ trở nên hà khắc, hay phán xét bản thân và
mọi người. Bởi vậy, trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách
chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có.
(Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai - Tian Dayton, Ph. D, biên dịch: Thu
Trang - Minh Tươi, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr.68 - 69)
Câu 1 (0.5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản?.
Câu 2 (1.5 điểm). Theo tác giả, vì sao “đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự” ?
Câu 3 ( 2.0 điểm). Em hiểu như thế nào về ý kiến: “như một lẽ tự nhiên, sau một bước
tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần” ?
Câu 4 ( 2.0 điểm). Em có đồng tình với quan niệm: “trên con đường trưởng thành của
mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như
vốn có” ? Vì sao?
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (14.0 điểm)
Câu 1 (4.0 điểm):
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự trải nghiệm trong cuộc sống?
Câu 2 ( 10,0 điểm):
Có ý kiến cho rằng: "Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ"

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng những trải nghiệm của bản thân, hãy làm rõ
cách hiểu của mình qua một tác phẩm thơ Trung đại mà em tâm đắc.
ĐỀ SỐ 12:

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm):


Đọc đoạn trích:
Đêm trở gió, 20/1/2022

La Hoàng Thư - 0345876455 Page11


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Gửi danh cầm Đặng Thái Sơn với đôi bàn tay kỳ diệu!

Ông có bất ngờ khi nhận lá thư được tạo nên từ những tiếng xào xạc? Là cháu
đây, ngọn gió lành, gửi đến ông những lời khẩn thiết.

Cháu đang ở đây, ngay bên cửa sổ! Còn ông ngồi trầm tư bên phím đàn. Ông
vừa trở về từ lễ trao giải VinFuture. Ở sân khấu quốc tế với những tên tuổi lừng danh
ấy, âm nhạc của ông tạo nên mảnh ghép hoàn hảo cho hy vọng tương lai của nhân
loại.

Ông vẫn nói: "Bạn cứ nghe tôi chơi nhạc, bạn sẽ hiểu tôi muốn nói gì!". Cháu
cảm biết được tấm lòng của ông với cuộc đời. Nên, cháu hy vọng, ông và nghệ thuật
của ông - mang sức mạnh tạo nên thay đổi, cứu vãn thảm hoạ thiên nhiên và gió nhỏ
đã tận mắt chứng kiến.

Từ khi được sinh ra từ cơn cựa mình của Mẹ, cháu đã du hành khắp thế gian.
Những điều ấm áp cho cháu hạnh phúc và cũng có nhiều điều khiến cháu trăn trở.

Cháu băn khoăn: Một con mèo chết gục trước cửa ngôi nhà, mươi phút sau, nó
được hất gọn sang cửa nhà đối diện. Có một ranh giới con người giữ sạch sẽ riêng
mình.

Cháu lo lắng: Cũng con phố ấy, ngày hè oi ả, trong khi ai đó nằm điều hoà mát
lạnh, thì dưới gầm cầu, góc chợ tạm... còn bao người thở nghẹn trong lồng ngực. Có
một ranh giới con người giữ tiện nghi riêng mình.

Cháu hoang mang: Dòng sông phía thượng nguồn đắp đập làm thuỷ điện, tận
dụng triệt để sức nước, thì dưới hạ lưu, tập quán của một dân tộc bị tước đi, hoặc
cảnh quan của một vùng bị biến đổi. Có một ranh giới con người giữ lợi ích cho riêng
mình.

Nhưng hơn ai hết, ông - một nghệ sĩ chọn cho mình cuộc sống không biên giới,
hiểu rằng nhìn từ một phía nào đó, mọi ranh giới đều không tồn tại phải không?
(https://vnexpress.net/thu-gui-dang-thai-son-doat-giai-nhat-quoc-gia-viet-thu-upu-
4461247-p4.html)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phong cách phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản
trên.

Câu 2. Trong văn bản trên, nhân vật “cháu” trăn trở về những điều gì?

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ tương phản được sử dụng trong câu
văn: “Cũng con phố ấy, ngày hè oi ả, trong khi ai đó nằm điều hoà mát lạnh, thì dưới
gầm cầu, góc chợ tạm... còn bao người thở nghẹn trong lồng ngực.”

La Hoàng Thư - 0345876455 Page12


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Câu 4. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “âm nhạc của ông tạo nên mảnh
ghép hoàn hảo cho hy vọng tương lai của nhân loại.”

II. LÀM VĂN (16,0 điểm):

Câu 1 ( 4,0 điểm):


Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời
câu hỏi: Tại sao cần xoá bỏ ranh giới trong cuộc sống?
Câu 2 (12,0 điểm) :
“ Nghệ thuật chỉ làm ra những vần thơ khéo léo, còn trái tim mới làm nên tác phẩm thi
ca” (V.Huygô).

Em suy nghĩ như thế nào về vấn đề trên? Hãy phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ
nhà” của Bà Huyện Thanh Quạn để làm sáng tỏ ý kiến trên.

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,


Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
( Bà Huyện Thanh Quan)

ĐỀ SỐ 13:
Câu 1 (8,0 điểm):
Trong cuốn sách Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn có dẫn câu nói: Con
đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu nói trên.
Câu 2 (12,0 điểm):
Bàn về vai trò, chức năng của văn học, có nhận định cho rằng: Văn học không
chỉ tái hiện mà còn tái tạo cuộc sống.
Bằng những trải nghiệm văn học, em hãy bình luận nhận định trên.
ĐỀ SỐ 14:

Câu 1 (8,0 điểm):


CÁ CHÉP VÀ CON CUA
Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm,
vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi:
– Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?
Cua trả lời:

La Hoàng Thư - 0345876455 Page13


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
– Tớ đang lột xác bạn à.
– Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế?
– Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù
rất đau đớn cá chép con ạ.
– À, bây giờ thì tớ đã hiểu.
(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009)
Suy nghĩ của em bài học rút ra từ câu chuyện trên.
Câu 2 (12,0 điểm):
“Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”
(T.Sêkhốp)

Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng trải nghiệm văn học, em hãy làm rõ cách
hiểu đó qua một tác phẩm văn học mà em tâm đắc.
ĐỀ SỐ 15 :
Câu 1( 8,0 điểm):
Người chìa tay và xin con một đồng.
Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng.
Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng.
Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.
Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.

( Gửi con- Bùi Nguyễn Trường Kiên)
Suy nghĩ của em về vấn đề đặt ra trong mẩu chuyện trên?
Câu 2: (12,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “ Truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri là bức thông điệp
màu xanh về tình thương và sự sống con người”. Hãy phân tích để làm sáng tỏ ý kiến
trên.

ĐỀ SỐ 16:

Câu 1 (8,0 điểm):


Nhà giáo dục nổi tiếng của Mỹ, William Arthur Ward nói: “Cơ hội giống như bình
minh. Nếu bạn chờ quá lâu, bạn sẽ bỏ lỡ nó”.
Em suy nghĩ gì về ý kiến trên?

Câu 2 (12,0 điểm):


Có ý kiến cho rằng:
" Hình tượng là kết tinh của những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời, từng làm nhà văn
day dứt, trăn trở và thôi thúc họ phải nói to lên để chia sẻ với người khác"
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của mình, hãy làm sáng
tỏ sáng tỏ ý kiến đó.

La Hoàng Thư - 0345876455 Page14


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
ĐỀ SỐ 17:
Câu 1 (8,0 điểm): Đọc câu chuyện dưới đây:
NHỮNG BÀN TAY CÓNG
Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì
phát hiện ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ tay ấm
rồi, tôi hỏi con: “ Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong túi áo?”Con tôi trả lời:
“Con làm vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng tay. Nếu con
mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn không bị lạnh”.
(Theo Tuổi mới lớn, NXB trẻ, 2017)
Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa, bài học từ câu chuyện trên.
Câu 2(12,0 điểm):
“Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con
người.”

(Nguyên Ngọc, “Báo văn nghệ” số ra ngày 21/10/1987)

Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng trải nghiệm văn học, em hãy làm rõ cách
hiểu đó qua một tác phẩm văn học mà em tâm đắc.

ĐỀ SỐ 18:
Câu 1 (8,0 điểm):
Một viện bảo tàng được lát đá cẩm thạch rất tinh tế và ngay chính giữa sảnh ngự một
bức tượng cẩm thạch khổng lồ. Du khách từ khắp nơi trên thế giới đến đây đều trầm trồ
trước bức tượng cẩm thạch lộng lẫy này.
Đêm nọ, đá cẩm thạch nói với tượng cẩm thạch.
Đá: Này tượng, như thế là không công bằng đâu nhé. Thật là bất công! Tại sao mọi
người tới đây đều giẫm lên tôi trong khi họ ngước mắt ngưỡng mộ cậu?
Tượng: Đá thân mến, cậu có nhớ rằng chúng ta đều sinh ra từ một mỏ đá không?
Đá: Đúng vậy! Chính điều đó lại càng làm tớ thấy bất công hơn. Chúng ta sinh ra từ
một mỏ nhưng lại được đối xử khác nhau. Bất công làm sao!
Tượng: Rồi cậu có còn nhớ ngày mà nhà điêu khắc đẽo cậu nhưng cậu từ chối không
để các dụng cụ đó đẽo gọt lên mình không?
Đá: Đúng thế, tớ vẫn nhớ (…).
Tượng: Rồi thì ông ấy quyết định từ bỏ cậu và bắt đầu làm việc trên mình tớ. Tớ hiểu
ngay rằng mình sẽ khác biệt sau những nỗ lực của ông ấy. Tớ không từ chối các dụng cụ.
Thay vào đó, tớ chịu đựng đau đớn khi những dụng cụ đó gọt giũa vào thân mình.
Đá: Ừ…
Tượng: Cậu thân mến, đó là cái giá của mọi thứ trong cuộc sống. Vì cậu quyết định bỏ
cuộc giữa chừng, cậu không thể oán trách vì sao hôm nay người ta lại giẫm lên cậu.
(Bạn chỉ sống có một lần, Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2018, tr.90,91)
Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Câu 2 (12,0 điểm):

La Hoàng Thư - 0345876455 Page15


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Nhà văn Nga K. Pau-tốp-xki cho rằng: Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi
không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không
cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua một tác phẩm văn
xuôi mà em tâm đắc.

ĐỀ SỐ 19:
I. ĐỌC HIỂU (4,0điểm):
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Nếu thường xuyên đọc blog của tôi, bạn nhận ra ngay tôi rất thích khách sạn Jan
Schreder ở New York. Cách đây gần 10 năm, lần đầu tiên tôi ở đó khi giới thiệu cuốn
sách “The Monk Who Sold His Ferrari” (Tìm về sức mạnh vô biên). Trong cuốn sách
“The Greatnness Guide” (Điều vĩ đại giữa đời thường) tôi cũng nhắc đến khách sạn của
Schrager ở London, một trong những khách sạn được ưa thích nhất trên thế giới. Tại sao
tôi thích khách sạn của Schrager? Bởi vì khi lần đầu hoạt động, chúng không giống với
mọi khách sạn khác, (giờ đây đa số khách sạn đều có ý tưởng bắt chước Schrager).
Chúng rất thú vị đến nỗi bạn sẽ nhớ mãi. Chúng vừa là một chỗ nghỉ đêm vừa là một nơi
trưng bày nghệ thuật hiện đại. Chúng dẫn dắt hơn là chạy theo - giống như bao ngành
kinh doanh và con người từng thành công khác.
Tôi đang đọc cuốn sách rất hay của Harry Beckwith, “What Clients Love”
(Điều khách hàng ưa thích), khi ngồi uống cà phê sáng nay. Tôi hồi tưởng về công việc,
về cuộc đời. Trong sách này Breckwith trích dẫn câu nói của Schrager: “Cứ để hai mươi
bốn người khinh thường (khách sạn của tôi) vì tất cả những gì tôi đang chăm chút, chỉ
cần một trong hai mươi lăm người yêu mến chúng là được”. Ý tưởng lớn cho chúng ta:
những công ty nào cố gắng làm hài lòng tất cả mọi thứ cho mọi người cuối cùng sẽ
chẳng là gì với bất cứ ai. Bạn cần đại diện cho một điều nào đó. Bạn cần mạnh bạo.
Đam mê. Nhiệt tình. Để đạt tới đỉnh cao. Hoặc đừng cho gì cả.
(Hãy khác biệt, trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sarma, NXB Trẻ 2014, tr.143)
Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật “tôi” thích khách sạn của Schrager vì điều gì?
Câu 2: Việc trích dẫn ý kiến của Schrager trong đoạn trích có tác dụng như thế nào?
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng “những công ty nào cố gắng làm hài lòng tất cả mọi thứ
cho mọi người cuối cùng sẽ chẳng là gì với bất cứ ai”?
Câu 4: Bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra sau khi đọc đoạn trích trên? Vì sao?
II. LÀM VĂN (16,0 điểm) :
Câu 1 (6,0 điểm) :
Lựa chọn tìm kiếm sự an toàn khi “đi theo dấu chân của người khác” hay làm
“người mở đường” để tìm kiếm lối đi riêng?
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự lựa chọn của
mình.
Câu 2 (10,0 điểm): Đọc câu chuyện sau:
Miếng bánh mì cháy

La Hoàng Thư - 0345876455 Page16


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì
cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối
cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình
thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều
bất thường của chúng mà lên tiếng hay không.
Nhưng cha tôi chủ động ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như
những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó,
nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên
được những gì cha tôi nói với mẹ tôi:”Em à, anh thích bánh mì cháy mà”.
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì
cháy không. Cha khoác tay qua vai tôi và nói:
- Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể
làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không?
Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy.
Rồi ông nói tiếp:
- Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người
không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ
được ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua
những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ
những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ
lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với
những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm
thông với những người chưa làm được điều đó.
(Nguồn: Quà tặng cuộc sống)
Em hãy phân tích nhân vật người cha trong câu chuyện trên.

ĐỀ SỐ 20:
Câu 1 ( 8,0 điểm):
MẶT TRỜI VÀ HẠT SƯƠNG
Mặt trời quá vĩ đại
Hạt sương quá nhỏ nhoi
Mặt trời không mang nổi
Dù một hạt sương rơi
Nhưng trong hạt sương ấy
Có bao nhiêu mặt trời?
(Trích Hoa vừa đi vừa nở, Trần Mạnh Hảo, NXB Kim Đồng, 1981)
Suy nghĩ của em về thông điệp được gợi ra từ bài thơ trên.
Câu 2 (12,0 điểm):
Nhà văn Nguyễn Minh Châu quan niệm: Người cầm bút phải biết rất nhiều
nhưng không phải biết để biết hay cất đi mà để sáng tạo ra cái chưa bao giờ có, không
những trong văn học trước đó mà trong cuộc đời cũng chưa bao giờ có, hoặc chưa bao
giờ hoàn hảo đến thế.
La Hoàng Thư - 0345876455 Page17
B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
(Di cảo Nguyễn Minh Châu, NXB Hà Nội, 2009, tr.378)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên.
ĐỀ SỐ 21:
Câu 1 ( 8,0 điểm):

Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.

Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 2 (12,0 điểm):


Bàn về cội nguồn của thi ca, Ra-xun Gam-za-tốp cho rằng: “Giống như ngọn lửa bốc lên
từ những cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ của con người. Thơ
sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay từ những giọt nước mắt
đắng cay”.
Em hiểu ý kiến trên thế nào? Bằng trải nghiệm về thơ Tố Hữu, em hãy làm rõ cách
hiểu đó qua bài thơ sau:
Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

( Khi con tu hú, 1939, Tố Hữu )

ĐỀ SỐ 22:
Câu 1 (8,0 điểm):
Điều khiến sa mạc trở nên tuyệt đẹp, là đâu đó trong nó ẩn giấu một cái giếng.
(Hoàng tử bé, Antoine de Saint-Exupéry)
Suy nghĩ của em về câu nói trên.
Câu 2 ( 12,0 điểm):.

La Hoàng Thư - 0345876455 Page18


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Giáo sư Lê Đình Kỵ cho rằng: Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa: mang
được sự thật sâu xa của đời sống bên ngoài, đồng thời mang được sự thật tâm tình của
con người.
Em suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Bằng trải nghiệm văn học, em hãy làm rõ
cách hiểu đó qua một tác phẩm văn học mà em tâm đắc.

ĐỀ SỐ 23:
Câu 1( 8,0 điểm):
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nhà giáo Văn Như Cương khi tuổi 20 đã từng viết bài thơ:
Mây và nước
Trên trời mây bay
Dưới sông nước chảy
Hỡi mây bay về đâu ?
Về nơi gió không thổi
Hỡi nước chảy về đâu ?
Về nơi đại dương sóng gầm dữ dội
Ta không làm mây bay
Ta sẽ làm nước chảy.
Suy nghĩ của em về quan niệm sống được gợi ra từ bài thơ trên.
Câu 2(12.0 điểm):
"Mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của người nghệ sĩ gửi đến cho bạn đọc".
Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm rõ cách hiểu của em qua bài thơ sau:
Tôi chưa từng đi qua chiến tranh

Chưa thấy hết sự hy sinh của bao người ngã xuống

Thuở quê hương còn gồng gánh nỗi đau.

Tôi lớn lên từ rẫy mía, bờ ao

Thả cánh diều bay

Lội đồng hái bông súng trắng

Mẹ nuôi tôi dãi dầu mưa nắng

Lặn lội thân cò quãng vắng đồng xa.

Tôi lớn lên từ những khúc dân ca

Khoan nhặt tiếng đờn kìm

La Hoàng Thư - 0345876455 Page19


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Ngân nga sáo trúc

Đêm Trung thu say sưa nghe bà kể

Chú Cuội một mình ngồi gốc cây đa.

Thời gian qua

Xin cám ơn đất nước

Bom đạn mấy mươi năm vẫn lúa reo, sóng hát

Còn vọng vang với những câu Kiều

Trong từng ngần ấy những thương yêu

Tiếng mẹ ru hời

Điệu hò thánh thót

Mang hình bóng quê hương tôi lớn thành người

Đất nước của tôi ơi!

Vẫn sáng ngời như vầng trăng vành vạnh.

(“Cám ơn đất nước”, Huỳnh Thanh Hồng, https://www.thivien.net)

* CHÚ THÍCH:

Huỳnh Thanh Hồng sinh ngày 7/7/1964 tại xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh
Long. Anh là biên tập viên mảng văn nghệ của Đài phát thanh truyền hình tỉnh Vĩnh
Long, hội viên Hội Nhà báo, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long. Ông qua
đời ngày 11/4/2007.
ĐỀ SỐ 24:

Câu 1(8,0 điểm):


Hãy để hoa kết thành trái
Hai cha con đang đi dạo công viên thì thấy một khóm hoa rất đẹp, thế là người con tiện
tay hái một bông và nói:

La Hoàng Thư - 0345876455 Page20


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
- Cha ơi, tuổi trẻ chúng ta như những đóa hoa này, tràn đầy sức sống. Nhưng khi ta già
rồi thì sao hả cha?

Người cha nghe xong, liền đến bên quầy bán hàng bên đường và mua một bịch hạt
giống, đặt vào tay con. Vốn là người thông minh, người con hiểu ý của cha, nhưng anh
vẫn chưa phục:

- Nhưng tất cả số trái này đều đã từng là hoa kia mà! Người cha cười:

- Đúng thế, tất cả trái đều đã từng là hoa. Nhưng không phải tất cả hoa đều có thể trở
thành trái! Hoa tuy đẹp đẽ đầy sức sống nhưng sẽ mau chóng rũ cánh phai màu. Chỉ có
trái mới có thể giữ lại mầm xanh và tạo ra nhiều hoa đẹp cho đời sau. Vì vậy, thời gian
từ tuổi trẻ đi đến tuổi già là thời gian con cần phải trải qua và nỗ lực sao cho đóa hoa
tuổi trẻ của con không héo tàn vô ích mà có thể kết thành trái để gieo hạt cho đời sau.

(Nhiều tác giả, Hạt giống tâm hồn 12, Thiên Trí Liên tổng hợp, Ngọc Như
biên dịch, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2017)

Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Câu 2 ( 12,0 điểm):

Trần Đăng Khoa cho rằng: “ Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh”

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ cách hiểu của em qua đoạn thơ sau:

Cả cuộc đời cha đi bộ đội


Quà về cho mẹ là mái tóc pha sương
Và trên ngực những vết thương
Cứ trở gió lại đau nhức nhối
Chiếc ba lô gió sương đã gội
Gia tài cha tặng mẹ… chỉ thế thôi.
Mẹ đón cha lặng lẽ
Mắt rạng ngời lệ đẫm những cách xa
Hai mươi năm ngày cưới
Đến hôm nay đời chồng - vợ bắt đầu
Hai mươi năm lấy nhau
Mẹ đẻ con rồi nuôi con một mình
Tháng năm trôi…
Cả cuộc đời cha đi bộ đội
Đến cuối đời cha về
Những đứa con lớn khôn
lại ra đi,
ra đi.
La Hoàng Thư - 0345876455 Page21
B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Mẹ ơi những khi con hạnh phúc
Rồi khi con của mẹ va vấp
Chỉ một chỗ gục vào là mẹ
Mẹ ơi!
(Trích Mẹ, Đoàn Ngọc Thu, Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội, 2001,tr.37-38)
ĐỀ SỐ 25:

Câu 1 (8,0 điểm):


Trong cuốn sách Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn có dẫn câu nói: Con
đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu nói trên.

Câu 2 ( 12,0 điểm):

“Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về
cuộc đời” (Sê-khốp)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ cách hiểu ấy qua việc phân tích
nhân vật Tú Minh trong câu chuyện dưới đây:

Quả trứng vàng

"Có những chuyện thường ngày lại y như cổ tích. Một lúc nào đó khi chợt nhớ lại, chính
bản thân ta cũng phải ngạc nhiên về sự kỳ diệu của nó...".

Tú Minh loay hoay ghi lại dòng nhật ký vào cuốn sổ lưu niệm cho riêng bản thân cậu.
Cậu đã ở tuổi mười hai, có nghĩa là thời thơ ấu đang vùn vụt lao qua những "ga" cuối
cùng. Ðiều này không phải không có lúc làm cậu day dứt. Nhưng chả thể làm gì được.
Cậu chép miệng nuối tiếc và nhắm mắt lại, lẩm bẩm nói với chính mình:

"Thật ra tất cả bắt đầu từ những lời cầu mong tốt đẹp".

... Hôm nay Tú Minh từ trường về nhà. Lúc sắp vào cổng, cậu nhìn thấy vật gì trăng trắng
trong đám lá tre khô. Cậu lại gần thì nhận ra vật trăng trắng đó là quả trứng gà.

- Ồ, một quả trứng gà. Cậu thầm kêu lên. Tại sao nó bị rơi vãi ở đây nhỉ.

Tú Minh lượm quả trứng lên ngắm nghía. Chắc chị mái nâu nào đó trở dạ quá nhanh khi
qua đây. "Thật may là mình phát hiện ra, nếu không đêm nay nó sẽ vào bụng một con rắn
nào đó cũng nên".

Minh mân mê quả trứng và cảm thấy cơn đói cứ rõ dần. Món trứng ốp-lết cũng được lắm.
Chỉ cần một chút mỡ, một chút muối tiêu. Hoặc đơn giản hơn là thả béng vào nồi nước

La Hoàng Thư - 0345876455 Page22


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
sôi và chỉ dăm bảy phút sau là có thể ngồi khoanh chân nhấm nháp vị béo ngậy của trứng
luộc.

Nhưng Minh chợt nghĩ: "Mình ăn chỉ một miếng là hết, sẽ chẳng còn cơ hội nào cho
mình được ngắm quả trứng đẹp đến nhường kia. Chi bằng đem đặt vào chiếc hũ sành để
xuống cạnh bếp, biết đâu chả khối điều kỳ lạ xảy ra".

Minh lấy giấy bọc chặt rồi cẩn thận đặt vào chiếc hũ, không quên chèn trấu chung quanh.
Cậu bê chiếc hũ đặt cạnh bếp lò, nơi mỗi tối và mỗi sáng cậu đều giúp mẹ nhóm lửa.

Quả trứng trở thành người bạn im lặng của Tú Minh. Sáng nào cậu cũng thì thầm nói một
điều ước gì đó. Những điều ước của cậu đều tốt đẹp. Chẳng hạn có sáng cậu ước: "Giá
như mày có thể biến thành một quả trứng vàng để tao đem chia cho các bạn nghèo trong
lớp".

Ðiều ước này bám riết theo cậu hơn cả và có lúc nó làm cho cậu chán nản, thất vọng vì
biết chắc đó là điều không bao giờ có thật.

Một buổi sáng, giống như mọi hôm. Tú Minh xuống bếp cời lò và ao ước. Chợt cậu nghe
thấy tiếng cựa rất nhỏ, rất yếu ớt, như thể tiếng vươn mình của chồi cỏ sau cơn mưa.
Thoạt đầu cậu nghĩ đến con chuột gian manh nào đó xơi tái quả trứng, đánh một giấc no
nê đang trở mình. Nhưng tiếng cựa chỉ thoảng qua và hoàn toàn khác với tiếng sột soạt
của giấy. Cậu hồi hộp mở nắp hũ ra rồi cẩn thận gỡ từng lớp giấy. Quả trứng không hề
xây sát trừ một lỗ thủng nhỏ và chính cái lỗ thủng đó khiến tim cậu nhảy lên. Ðiều kỳ
diệu đã xảy ra: quả trứng biến thành chú gà con.

Quãng trưa thì chú gà vàng rực đã hiện hình ngay trước mắt cậu, có thể vuốt ve được. Tú
Minh cảm động muốn khóc khi chú gà nép mình trong bàn tay che chở của cậu. Ngày
ngày cậu kiếm mồi về cho gà và chả mấy chốc nó đã có thể lẽo đẽo theo cậu đi bắt châu
chấu.

Qua thu sang đông rồi hết xuân sang hè, chú gà nhép đã lớn vổng lên thành nàng mái nâu
óng ả. Vòng cườm ở cổ nó mới sáng làm sao. Hằng ngày nó tha thẩn kiếm mồi quanh
khu vườn và thỉnh thoảng ngơ ngẩn gióng lên những tiếng gọi rất lạ.

Và điều kỳ diệu nữa đã xảy ra: con gà mái của Tú Minh đẻ quả trứng đầu tiên. Tú Minh
hả hê ngắm nghía và không ngớt nghĩ đến những điều tốt đẹp. Sau khi đẻ nốt quả trứng
thứ mười hai, con mái nâu đòi ấp. Tú Minh lót cho nó một chiếc ổ đẹp tuyệt trần, có lưới
bảo vệ rất cẩn thận. Từ đây trở đi mọi việc xem ra suôn sẻ hơn. Ðến kỳ đến hạn, cả mười
hai chú gà con đều sinh nở an toàn. Lần này Tú Minh chỉ có một việc là dựng cho mẹ con
mái nâu một nếp nhà xinh xắn và chắc chắn.

Nhiều lúc đứng xem đàn gà chạy nhảy, Tú Minh lại hơi giật mình nhớ đến đoạn cậu nhìn
thấy quả trứng lẫn trong đám tre. Chỉ cần cậu thả vào nồi nước, đun lên là mọi phép lạ
La Hoàng Thư - 0345876455 Page23
B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
chấm dứt luôn. Sẽ chẳng bao giờ cậu có cái cảm giác sướng run người khi nhìn thấy lũ
gà, hiện thân của những điều ước. Sẽ chẳng có cả cái kết thúc mà dù cậu cam đoan không
hề bịa mảy may, lũ bạn cậu vẫn ngơ ngác nhìn nhau: "Chẳng lẽ thằng Minh đã thành nhà
văn". Bởi vì một câu chuyện như thế chỉ có thể được sáng tạo bởi chính cuộc sống.

Nào, để xem mình có bịa tí nào không nhỉ? Bắt đầu từ quả trứng và những điều ước... Rồi
sau đó cuộc sống đã kể tiếp câu chuyện bằng sự kỳ diệu do chính nó tạo nên, chẳng ai bịa
được hay đến vậy.

Cậu hoàn toàn an tâm với những dòng nhật ký.


( Tạ Duy Anh )
ĐỀ SỐ 26:
Câu 1 ( 8,0 điểm):
Suy nghĩ của em về quan niệm sau:
“Tuổi trẻ cần có một thói quen đẹp, đó là đọc sách. Có say mê đọc sách mới có thể trở
thành một nhân cách văn hóa trong tương lai”.
Câu 2 ( 12,0 điểm):
Bàn về truyện ngắn có ý kiến cho rằng: “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn
là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác
phẩm những chiều sâu chưa nói hết”
(Từ điển thuật ngữ văn học – NXB Giáo dục 1992)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ cách hiểu của mình qua một
truyện ngắn mà em tâm đắc.
ĐỀ SỐ 27:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Kỷ luật rất khó, bởi sự mê hoặc của lười nhác quả lớn, nằm dài trên sô pha xembộ
phim truyền hình thật thoải mái biết bao, ôm điện thoại lướt Weibo' mới dễ chịu làm sao.
Thế nhưng, niềm vui ngắn ngủi này thực chất lại là một loại trầm luân biến tưởng, chỉ có
thể mang đến sự chậm chạp trong tư duy, bệnh tật cho cơ thể và sự cằn cỗi cho tâm hồn.

Sống trong sự nhàn nhã lâu ngày, những người lười nhác sẽ ngày càng trở nên
tạm bợ, không có hoài bão, không có lý tưởng. Những người chần chữ sẽ quen với việc
tìm muôn vàn cớ khác nhau để tự an ủi mình. Những người ăn uống không điều độ,
không có thời gian làm việc và nghỉ ngơi nhất định, cuộc sống không có quy hoạch sẽ
gặp rất nhiều sai sót trong công việc và phiền não trong cuộc sống.

La Hoàng Thư - 0345876455 Page24


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
George Bernard Shaw từng nói: “Biết tự kiểm soát bản thân là bản năng của
người mạnh mẽ nhất”. Ngược lại, người không biết tự khống chế bản thân, cuối cùng sẽ
mất đi cả thế giới này.

(Trích Càng kỷ luật, càng tự do, Ca Tây (Tuyết Mai dịch), NXB Thế giới, 2022,
tr.15)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Xác định phép liên kết câu về mặt hình thức trong hai câu sau:

“Kỷ luật rất khó, bởi sự mê hoặc của lười nhác quả lớn, nằm dài trên sô pha xem
bộ phim truyền hình thật thoải mái biết bao, ôm điện thoại lướt Weibo mới dễ chịu làm
sao. Thế nhưng, niềm vui ngắn ngủi này thực chất lại là một loại trầm luân biến tướng,
chỉ có thể mang đến sự chậm chạp trong tư duy, bệnh tật cho cơ thể và sự cằn cỗi cho
tâm hồn”.

Câu 3. Theo đoạn trích, “sống trong sự nhàn nhã lâu ngày” sẽ gây ra những tác hại
nào?

Câu 4. Em hiểu như thế nào về câu nói của George Bernard Shaw trong đoạn trích trên:
“ Biết tự kiểm soát bản thân là bản năng của người mạnh mẽ nhất”

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về
sự cần thiết của tính kỷ luật trong cuộc sống mỗi con người.

Câu 2 ( 5,0 điểm):


Nhà văn đương đại của nước Ý, Claudio Magris quan niệm: “Văn học không
quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do
nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này luôn rộng mở hơn bất kì câu trả lời cặn kẽ nào.”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích, lí giải cách hiểu của mình qua bài
thơ sau:
HỎI
Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời

La Hoàng Thư - 0345876455 Page25


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:


- Người sống với người như thế nào?
( 1992, Hữu Thỉnh )
ĐỀ SỐ 28:
Câu 1 (8,0 điểm):
“Còn lại chi buồn bằng tuổi trẻ gân thì cứng, máu thì cuộn cuộn với trái tim và
tấm lòng mà sống theo khổ bằng phẳng. Tôi không muốn đến lúc nhắm mắt vẫn phải ân
hận không biết cuối cùng cánh đồng mênh mông còn những gì khác lạ và cuộc đời ở đấy
ra sao … ”
(Dế Mèn phiêu lưu ký – Tô Hoài, “Dế mèn phiêu lưu ký”, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2021)
Suy tư ấy của nhân vật Dế Mèn trong “Dế Mèn phiêu lưu ký” gợi cho em suy nghĩ
gì?
Câu 2 ( 12,0 điểm):
Nhận định về thơ có ý kiến cho rằng: “Thơ ca là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những
tâm hồn cao cả, đa cảm ” (Vôn – te)
Em suy nghĩ thế nào về ý kiến trên? Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, em hãy
làm rõ cách hiểu của mình qua bài thơ sau:
Bần thần hương huệ thơm đêm
khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào

Mẹ ta không có yếm đào


nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò... sung chát đào chua...


câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

La Hoàng Thư - 0345876455 Page26


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8

Bao giờ cho tới mùa thu


trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

Ngân hà chảy ngược lên cao


quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi

Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ... mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng

Nhìn về quê mẹ xa xăm


lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa
ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương...

( Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, 1986, Nguyễn Duy )


ĐỀ SỐ 29:

Câu 1 (8,0 điểm):


Trong cuốn sách “Yêu những điều không hoàn hảo”, tác giả Hae Min cho rằng:
Có thể bạn không tài nào hiểu được
Tại sao cha mẹ mình, anh chị em mình, bạn bè mình,…
Lại suy nghĩ và hành động như thế.
Nhưng cho dù bạn không thể hiểu họ
Và không vừa lòng với những điều họ làm
Bạn vẫn có thể yêu thương họ thật lòng.
Vì tình yêu thực sự
Vượt qua mọi hiểu biết của con người.
(…)
Chúng ta vẫn có thể yêu thương nhau trọn vẹn

La Hoàng Thư - 0345876455 Page27


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
mà không cần hiểu nhau một cách trọn vẹn.
(Theo Hae Min, “Yêu những điều không hoàn hảo”, NXB Thế giới, 2018)
Em có đồng ý với suy nghĩ “Chúng ta vẫn có thể yêu thương nhau trọn vẹn mà không
cần hiểu nhau một cách trọn vẹn” không? Hãy viết bài văn trình bày câu trả lời của
em.
Câu 2 ( 12,0 điểm):
Bàn về thơ, nhà phê bình văn học Nga Bêlinxki đã viết: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó
mới là nghệ thuật”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ cách hiểu của em qua lời
thơ của bài hát sau:
Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ
Nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu.
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội
Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió
Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ
Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua.
Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi
Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời.
Hà Nội mùa thu đi giữa mọi người
Lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai
Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi
Sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi.
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội
Nhớ đến một người...
Để nhớ mọi người.
(Trịnh Công Sơn, lời thơ của bài hát Nhớ mùa thu Hà Nội)

ĐỀ SỐ 30:

Câu 1( 8,0 điểm):

Vì mỗi khoảnh khắc đều là duy nhất …


Câu 2 (12,0 điểm):
Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “ Nhà văn phải là người đi tìm những hạt ngọc
ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích nhân vật “tôi” trong câu chuyện dưới
đây để thấy rõ điều tâm niệm đó.
Người ăn xin

Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.

La Hoàng Thư - 0345876455 Page28


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm
hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết
nhường nào!

Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.

Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc
khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười
và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản
đặc.

Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

(Theo Tuốc-ghê-nhép)

ĐỀ SỐ 31:
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
một con sông chảy qua thời gian
chảy qua lịch sử
chảy qua triệu triệu cuộc đời
chảy qua mỗi trái tim người
khi êm đềm khi hung dữ
một con sông rì rào sóng vỗ
trong muôn vàn trang thơ
làm nên xóm thôn, hoa trái, những ngôi nhà
tạo sắc áo, màu cây, và tiếng Việt
[…]
máu ta mang sắc đỏ sông Hồng
nỗi khổ và niềm vui bất tận
luôn luôn mới đến, luôn luôn ra đi
luôn già nhất và luôn trẻ nhất
sông để lại trước khi về với biển
không phải máu đen độc ác của quân thù
không phải gươm đao ngàn năm chiến trận
không phải nghẹn ngào tiếng nấc

La Hoàng Thư - 0345876455 Page29


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
sau sụp lở hưng vong say thù hận sóng trào
là bãi mới của sông xanh ngát
là đất đai lấn dần ra biển
là tâm hồn đằm thắm phù sa
dâng yêu thương đỏ rực đôi bờ

(Trích Sông Hồng, Lưu Quang Vũ, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, NXB Hội Nhà
văn, 2018, tr286-288)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2.Theo đoạn trích, sông Hồng đã để lại những gì trước khi về với biển?
Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về vai trò của sông Hồng đối với đời
sống con người Việt Nam?
một con sông rì rầm sóng vỗ
trong muôn vàn trang thơ
làm nên xóm thôn, hoa trái, những ngôi nhà
tạo sắc áo, màu cây, và tiếng Việt
Câu 4. Nội dung hai dòng thơ sau có ý nghĩa gì với anh/chị?
máu ta mang sắc đỏ sông Hồng
nỗi khổ và niềm vui bất tận

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)


Câu 1(2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc.

Câu 2 ( 5,0 điểm): Nhận định về thơ, Diệp Tiến cho rằng: “Thơ ca là tiếng lòng người
nghệ sĩ”. Em hãy cảm nhận về “ tiếng lòng” mà nhà thơ Nguyễn Đăng Tấn gửi gắm
trong bài thơ “ Không có gì tự đến đâu con”:

Không có gì tự đến đâu con.


Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
Mùa bội thu phải một nắng hai sương,
Không có gì tự đến dẫu bình thường.
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.

Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi,


Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.
Có roi vọt khi con hư và có lỗi

La Hoàng Thư - 0345876455 Page30


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!

Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu…


Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,
Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.
Nhớ Nghe Con!
( Nguyễn Đăng Tấn )
* CHÚ THÍCH: Bài thơ “Không có gì tự đến đâu con”, được nhà thơ Nguyễn Đăng
Tấn viết tặng con là Nguyễn Đăng Tiến vào khoảng năm 1995, khi Tiến đang học lớp 3.
Bài thơ được in trong tập thơ “Lời ru Vầng trăng”, xuất bản năm 2000.
ĐỀ SỐ 32:

Câu 1 (8,0 điểm):

Miền Trung ơi, thương lắm miền Trung


rơi nước mắt đi qua mùa bão lũ
ai khắc khoải đợi mùa lau nhú
vẫn ân tình mỗi bát cơm chia…

(Trích Miền Trung, tình người trên đỉnh lũ, Nguyễn Hữu Quý)
Suy nghĩ của em về vấn đề đặt ra từ đoạn thơ trên.
Câu 2 (12,0 điểm):
“Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật
đời sống được khám phá một cách nghệ thuật”.
(Dẫn theo Lí luận văn học, Hà Minh Đức chủ biên, Nxb Giáo dục, tr. 57)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ vấn đề qua những tác phẩm đã
được học và đọc thêm ở chương trình Ngữ văn THCS.
ĐỀ SỐ 33:

I. ĐỌC – HIỂU ( 4,0 điểm ):

Đọc đoạn trích:

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt


Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy Anh, giặc hốt hoảng xin hàng

La Hoàng Thư - 0345876455 Page31


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ:
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ôi anh Giải phóng quân!
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.
(Dáng đứng Việt Nam, Thơ Lê Anh Xuân, NXB Giáo Dục, 1981)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0.75 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.
Câu 2 (0.75 điểm): Tìm những hình ảnh diễn tả sự hi sinh của người lính.
Câu 3 (1.0 điểm): Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân
Câu 4 (1,5 điểm): Thông điệp có ý nghĩa nhất em rút ra từ bài thơ là gì?
II. LÀM VĂN
Câu 1 (6.0 điểm):
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ về vai trò của lòng dũng cảm trong cuộc sống.

Câu 2( 10,0 điểm):


“Truyện có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rộng lớn, đi sâu vào những mảnh đời
cụ thể và cả những diễn biến sâu xa trong tâm hồn con người”.

Em hiểu nhận định trên như thế nào? Làm rõ cách hiểu của em qua truyện ngắn
sau:

QUÊ MẸ
( Thanh Tịnh)
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
(Ca dao)
Cô Thảo ra lấy chồng đã ba năm. Anh Vận chồng cô hiện làm hương
thơ ở làng Mỹ Lý. Anh Vận trước kia có theo học chữ Quốc ngữ, nhưng đã
hai năm thi yếu lược không đậu nên anh ta lại thôi. Qua năm sau dân trong

La Hoàng Thư - 0345876455 Page32


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
xóm bầu anh ta lên làm hương thơ trong làng. Ngày nào anh ta cũng đi nhà
này qua nhà khác phát thư, rồi chiều đến lại phải ra tận đình để lấy hòm thư
đem lên huyện.
Công việc của anh tuy vất vả, nhưng lương tháng - hay nói cho đúng,
lương năm - của anh trông ít quá. Làng chỉ trích cho anh ta ba mẫu ruộng
và năm đồng bạc làm tiền lộ phí. Nhưng năm đồng ấy thì không bao giờ anh
nhận được. Vì các viên chức đã khéo léo trừ với món tiền phải đóng sưu này
thuế khác gần hết.
Nhưng ở vùng quê, được một chức nghiệp như thế, anh Vận cũng
cho là danh giá lắm. Và bà Lại, mẹ anh Vận, lúc nói chuyện với những
người quen, cũng không quên tự hào được một người con ra đảm đương
việc làng việc nước.
Cô Thảo ra lấy chồng vốn liếng không có nên không đi buôn bán gì
hết. Cả nhà chỉ trông vào một mẫu ruộng tranh và ba mẫu ruộng làng để
sống năm này tháng khác.
(Gần đến ngày giỗ ông, cô Thảo muốn xin chồng về làng, lại không muốn nói
thẳng.

Nhưng mãi đến chiều cũng không nghe chồng nói gì, nên cô phải mượn cây thanh
trà để nhắc xa xôi cho chồng nhớ. Anh Vận xin mẹ cho vợ về làng ăn giỗ. Mẹ
chồng bảo cô mang buồng chuối mật trong vườn về giỗ ông, lại cho cô một hào để
đi đò. Anh Vận cũng chạy quanh xóm mượn chỗ này, chỗ khác cho cô Thảo thêm
bốn hào nữa)

Tối hôm ấy cô Thảo không đi ngủ sớm. Cô đặt con ngủ yên bên chồng xong lại
lật đật xách dao ra sau vườn chuối. Loay hoay một lúc lâu cô mới đem được
buồng chuối mật vào nhà. Cô đem để vào một góc thật kín vì cô sợ nửa đêm
chuột đến khới. Xong rồi cô mới qua bên nhà cô Thị mượn đôi hoa tai vàng và
cái nón lá mới. Sắp đặt đâu đó xong xuôi cô mới lên giường nằm ngủ.
Trời tờ mờ sáng cô Thảo đã trở dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách xa
làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy nên mỗi năm cô chỉ được về làng chừng
hai ba lượt là nhiều. Xưa kia cô từng qua lại làng Mỹ Lý ngày một để bán gạo,
nhưng sau lúc cô ra lấy chồng thì quê nhà đối với cô đã là nơi xa lạ.
Qua những con đường mòn chạy nấp theo bờ ruộng, cô lại nhớ đến quãng
đời bán gạo của cô ngày trước. Trong trí cô hiện ra lần lần hình ảnh của cô
Thu, cô Nguyệt, cô Hương, những cô bạn mà trước kia cô cho là thân nhất.
Nhưng đời các cô ấy cũng như cô, nghĩa là cũng có chồng, có con và
quãng đời làm dâu cũng vất vả, cũng phẳng lặng như nhau hết.
Đi chưa được bốn cây số cô Thảo đã thấy mỏi. Cô tự nhận thấy sức cô yếu
hơn trước nhiều lắm. Cô muốn đi đò cho đỡ chân, nhưng sực nhớ đến những
món quà cần phải cho em, cô lại gắng gượng đi nhanh hơn trước.
[…]

La Hoàng Thư - 0345876455 Page33


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Về đến làng cô Thảo gặp ai cũng đón chào niềm nở. Lòng cô lúc ấy nhẹ
nhàng và vui sướng lắm. Còn họ gặp cô đi đằng xa đã kêu réo om sòm như
gặp được người sống lại. Họ hỏi thăm cô chuyện này chuyện khác, mục đích
là để xem cô ăn mặc độ này có khá hơn trước không. Cô Thảo thấy người
làng chào hỏi mình vồn vã nên đáp lại rất vui vẻ. Cô ta không quên lấy cái
nón xuống, giả vờ quạt vào mình để mấy người đứng chung quanh được thấy
đôi hoa tai vàng của cô.
Đến trưa hôm ấy thì cô về đến nhà. Mấy cậu em đua nhau ra níu áo chị. Cô
Thảo xoa đầu đứa này đỡ cằm đứa khác, nụ cười trên môi cô không khi nào tắt.
Trông thấy mẹ trong nhà đi ra cô mừng quá. Cô chạy lại đứng bên mẹ cảm
động quá đến rưng rưng nước mắt. Một lúc sau cô đưa thằng Lụn cho mẹ ẵm
rồi đi thẳng vào nhà để chào những người quen biết.
Bà Vạn cứ quấn quít bên cháu, bên con quên cả ngày giờ. Bà giới thiệu cô Thảo với
người này người khác, bà nhắc đến chuyện cô Thảo lúc cô còn năm sáu tuổi. Bà kể đến
đoạn nào bà cũng có ý khoe cô Thảo đức hạnh và khôn ngoan đủ thứ. Bà nói mãi mà
không biết chung quanh bà không ai nghe bà hết.
Sung sướng nhất là cô con gái có chồng về nhà mẹ. Cô Thảo tuy về giỗ ông
nhưng không làm gì hết. Cô vào phòng mẹ nằm ngủ cả buổi chiều, mãi đến lúc
gần cúng cô mới chịu đi ra ngoài.
Lúc cô đứng lễ thì ông Vạn, thân sinh cô, vuốt râu cười nói:
- Con phải lễ thế phần chồng con nữa. Nó làm gì bên ấy mà không đến
Cô Thảo sau khi thụt lùi ra khỏi chiếu, mới khẽ đáp:
- Dạ, nhà con mắc việc quan.
Cô Khuê, chị em chú bác với cô Thảo, đứng gần đấy trề môi nói tiếp:
- Thứ đồ làm hương thơ mỗi năm ăn ba mẫu ruộng mà cũng gọi là việc quan.
Ai nấy đều nghe thấy nhưng không ai cãi lại. Ông Vạn đứng cúi đầu xuống
hơi ngượng. Còn cô Thảo gương mặt đỏ bừng, quay đầu nhìn xuống bếp.
Nhưng ngay lúc ấy cô lại gặp cặp mắt của mẹ đang nhìn cô chòng chọc. Cô
đau lòng quá đến để hai dòng lệ chảy dài trên má.
Sáng hôm sau, cúng cơm sáng xong xuôi, cô Thảo lại sắm sửa đi qua làng
Mỹ Lý. Cô gọi mấy đứa em đến gần rồi cho mỗi đứa năm xu. Trong nhà ai cũng
khen cô rộng rãi và biết thương em, nên cô vui sướng lắm. Đang lúc cao hứng cô
còn hứa sẽ gửi cho mẹ hai cặp quần áo mới để mặc Tết nữa. Nhưng chính cô
cũng không biết sẽ lấy đâu ra hai cặp quần áo ấy. Chỉ trong nháy mắt cô Thảo
đã phân phát tất cả số tiền cô đã dành dụm trong một năm.
[…]
Về nhà chồng, cô Thảo lại làm việc từ mai đến chiều, tối tăm cả mày mặt.
Lúc nào cô cũng nhớ đến mẹ nghèo, đến em thơ, nhưng nhớ thì lòng cô lại bùi
ngùi, trí cô lại bận rộn. Rồi chiều chiều gặp những lúc nhàn rỗi, cô lại ra đứng
cửa sau vơ vẩn nhìn về làng Quận Lão. Nhưng làng Quận Lão ẩn sau đám tre
xanh đã kéo một gạch đen dài trên ven đồi xa thẳm.
(Theo Tổng tập văn học Việt Nam, tập 33, NXB Khoa học xã hội, 2000. Tr.819-
823)
ĐỀ SỐ 34:

La Hoàng Thư - 0345876455 Page34


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Câu 1 (8,0 điểm):
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người xảy ra cuộc tranh
luận, một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm
thấy bị xúc phạm, anh không nói gì chỉ viết lên cát: "Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi
đã làm khác đi điều tôi suy nghĩ."
Họ đi tiếp và tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bị
đuối sức và chìm dần xuống. Người kia tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy
một miếng kim loại khắc lên đá: "Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi."
Người kia hỏi: "Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh lại viết lên cát, còn giờ anh lại
khắc lên đá."
Anh ta trả lời: "Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian,
nhưng không ai có thể xóa những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá và lòng người."
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc
ghi những ân nghĩa lên đá.
(Hạt giống tâm hồn, tập 4, NXB Tổng hợp các tác phẩm Hồ Chí Minh, 2004)
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Câu 2 (12,0 điểm):
Trong cuốn Sổ tay viết văn, nhà văn Tô Hoài tâm sự: Tôi cho rằng ngay trong văn
xuôi, cần phải đượm hồn thơ, có như thế văn xuôi mới trong sáng cất cao.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, em hãy làm sáng tỏ
ý kiến qua một tác phẩm văn học mà mình tâm đắc.
ĐỀ SỐ 35:

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm).


Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
(1)“Thế giới cần nâng niu quá đỗi. Ta sống đời lại thô tháp làm sao. Ta làm tổn
thương những dòng sông. Ta làm tổn thương những mặt đầm. Ta làm tổn thương những
mảnh vườn. Ta làm tổn thương những mùa hoa trái. Ta làm tổn thương những bình minh
yên ả. Ta làm tổn thương những canh khuya trong vắng. Ta làm đau những niềm người
quá đỗi mong manh...
(2) Mặt đất ngàn đời quen tha thứ. Đại dương bao la quen độ lượng. Cánh rừng
mênh mông quen trầm mặc. Những dòng sông quen chảy xuôi. Những hồ đầm quen nín
lặng. Những nẻo đường quen nhẫn nhịn. Những góc vườn quen che giấu. Những thảm
rêu vốn không biết dỗi hờn. Những đoá hoa không bao giờ chì chiết. Những giấc mơ chỉ
một mực bao dung. Những yêu thương không bao giờ trả đũa… Và ta cứ yên chí đi qua
thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm,
để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu”.
(Chu Văn Sơn, Nên bị gai đâm)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Em hãy cho biết chủ đề của đoạn văn (1).
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong
đoạn văn (2).
La Hoàng Thư - 0345876455 Page35
B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Câu 4. Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng: “Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để
ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu.”?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm).
Câu 1 ( 4,0 điểm): Từ nội dung ở phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ, tương đương 20 – 25 dòng) nêu suy nghĩ của em về lòng vị tha.
Câu 2 ( 10,0 điểm): Em hãy viết bài văn nêu cảm nhận về bài thơ “ Lời ru của mẹ”
của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Lời ru ẩn nơi nào
Giữa mênh mang trời đất
Khi con vừa ra đời
Lời ru về mẹ hát

Lúc con nằm ấm áp


Lời ru là tấm chăn
Trong giấc ngủ êm đềm
Lời ru thành giấc mộng
Khi con vừa tỉnh giấc
Thì lời ru đi chơi
Lời ru xuống ruộng khoai
Ra bờ ao rau muống

Và khi con đến lớp


Lời ru ở cổng trường
Lời ru thành ngọn cỏ
Đón bước bàn chân con

Mai rồi con lớn khôn


Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát
Lúc con lên núi thẳm
Lời ru cũng gập ghềnh
Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông.
( Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997)

La Hoàng Thư - 0345876455 Page36


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
ĐỀ SỐ 36:
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm):
Đọc đoạn trích sau:
…Bạn có bao giờ để ý là khi bạn cảm thấy vui thì những người xung quanh bỗng
trở nên thật dễ thương không? Làm sao mà họ thay đổi như vậy, bạn không thấy buồn
cười sao?
Thế giới xung quanh là sự phản ánh của chính chúng ta. Khi chúng ta thấy căm
ghét bản thân thì chúng ta ghét cả người khác. Khi chúng ta thích bản thân mình thì thế
giới thật tuyệt vời.
Hình ảnh của chính chúng ta là dấu ấn quyết định cách chúng ta cư xử, đối tượng
chúng ta giao du và cái gì chúng ta sẽ làm và không làm. Tư tưởng và hành động của
chúng ta bắt nguồn từ cách chúng ta nhìn nhận bản thân mình.
Bức tranh về chính chúng ta sẽ được tô màu bởi kinh nghiệm, thành công và thất
bại của chúng ta, suy nghĩ của chúng ta về bản thân và phản ứng của người khác đối với
chúng ta.
Tin hình ảnh này là có thật, chúng ta chỉ sống trong phạm vi các bức tranh này. Vì
thế hình ảnh về bản thân chúng ta sẽ quyết định:
- Chúng ta thích mọi điều xung quanh và thích sống với điều đó đến mức độ nào.
- Mức độ thành công chúng ta đạt được trong cuộc sống.
Chúng ta là người mà chúng ta tin mình sẽ trở thành. Chính vì thế, tiến sĩ Maxwell
Maltz, tác giả cuốn sách bán chạy nhất tên là “Điều khiển học – Tâm lý” đã viết: “Mục
tiêu của tất cả các liệu pháp tâm lí là thay đổi hình ảnh của một cá nhân về chính bản
thân họ”.
(“Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”- Andrewmathews, NXB Trẻ, 2016)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm): Theo tác giả, hình ảnh về bản thân chúng ta sẽ quyết định điều gì?
Câu 2 (1,0 điểm): Em hiểu thế nào về quan niệm “Chúng ta là người mà chúng ta tin
mình sẽ trở thành”?
Câu 3 (1,5 điểm): Việc trích dẫn câu nói của tiến sĩ Maxwell Maltz vào cuối văn bản có
tác dụng gì?
Câu 4 (1,0 điểm): Bằng ngôn từ, hãy chia sẻ “bức tranh” của chính bản thân em. Chỉ ra
mặt tích cực, hạn chế của “bức tranh” ấy?
II. PHẦN LÀM VĂN (16,0 điểm)
Câu 1 (6,0 điểm):
Từ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận về ý nghĩa của thái độ sống tích
cực đối với mỗi người trong cuộc sống.
Câu 2 (10,0 điểm):
Xuân Diệu cho rằng: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, em hãy
làm sáng tỏ ý kiến trên qua một tác phẩm thơ mà em tâm đắc.

La Hoàng Thư - 0345876455 Page37


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
ĐỀ SỐ 37:

Câu 1 (8,0 điểm):


Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ.
(Theo: Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP HCM, 2008)
Những suy ngẫm của em về quan niệm trên.
Câu 2(12,0 điểm):
Bàn về thơ có ý kiến: “Bài thơ hay là bữa tiệc ngôn từ”. Trong khi đó lại có ý kiến
cho rằng: “Gốc của thơ là tình cảm”.

Em hiểu các ý kiến trên như thế nào? Hãy bình luận và làm sáng tỏ những nhận
định trên qua bài thơ một tác phẩm thơ mà em biết.

ĐỀ SỐ 38:

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm):


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Cha kể con nghe về những ngày xưa
Cổ tích rừng sâu hoàng tử cưỡi ngựa đi tìm công chúa
Cổ tích của cha... là khi cầm lấy bàn tay be bé
Nghe tiếng trống vỗ con con thúc lồng ngực mỉm cười
Chẳng cần con là vĩ nhân đâu... cha chỉ cần con là con thôi
Biết chập chững gọi cha, biết bi bô đòi mẹ
Biết khóc khi khổ đau biết cười giòn tan khi mạnh mẽ
Biết xúc cơm ăn biết lấy nước uống khi khát miệng thôi mà
[...]
Báu vật ơi! Thương con mong manh
Ngủ đi chiều nay giông bão về cha đã khoá chặt then cửa
Canh cho giấc mộng vẹn tròn... ừ! Cha sợ
Làm sao dai dẳng cùng con đến hết kiếp người
Chỉ cần con là người bình thường thôi
Xin đánh đổi tất cả những gì cha có.
(Trích Chỉ cần con là người bình thường thôi, con bê đê Nồng Nàn Phố,
http://thivien.net)
Câu 1 (0,5 điểm). Từ “Cổ tích” trong hai câu thơ Cổ tích của cha... là khi cầm lấy bàn
tay be bé/ Nghe tiếng trống vỗ con con thúc lồng ngực mỉm cười” được sử dụng theo
nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của từ này.
Câu 2 (0,5 điểm). Hãy nêu ít nhất hai biểu hiện cho thấy “con là con thôi” theo mong
muốn của cha.
Câu 3 (1,0 điểm). Hình ảnh “giông bão” trong câu thơ “Ngủ đi chiều nay giông bão về
cha đã khóa chặt then cửa” được sử dụng với ý nghĩa tu từ. Theo em, đó là phép tu từ
nào? Hình ảnh ấy chỉ điều gì?

La Hoàng Thư - 0345876455 Page38


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Câu 4 (2,0 điểm). Trong đoạn thơ, người cha “Chi cần con là người bình thường thôi,
riêng em”, em muốn mình trở thành người như thế nào? Vì sao?
II. LÀM VĂN (16,0 điểm)
Câu 1 (6,0 điểm):
Từ ý thơ “Báu vật ơi! Thương con mong mạnh/ Ngủ đi chiều nay giông bão về cha
đã khoá chặt then cửa” ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
vai trò của gia đình trước những giông bão có thể đến với con trong cuộc sống.
Câu 2 (10,0 điểm):
Ra-xum Ga-đa-tốp được mệnh danh là “nhà thơ của mọi thời đại” có dành cho báo
nước Nga văn học một cuộc trò chuyện trong đó bày tỏ sâu sắc suy nghĩ của mình về
văn học:
“ ... Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lý được khắc họa bằng tất cả tài nghệ
của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu của thời đại mình và phải miêu tả nó một cách
trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo.”
(Đọc hiểu văn bản, SGK Ngữ văn 9)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về hoàn cảnh lịch sử đất
nước con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hãy
làm sáng tỏ lời bàn ấy qua một số tác phẩm văn học mà em biết.
ĐỀ SỐ 39:

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Cách yêu bản thân,chấp nhận bản thân mà tôi tán thành không phải là yêu bản thân
theo cách tự phụ, chỉ biết đến mình mà thôi. Cách yêu bản thân mà tôi khuyến khích là
yêu không vị kỷ. Bạn cho nhiều hơn nhận. Bạn cho mà không cần phải được yêu cầu.
Bạn chia sẻ ngay cả khi bạn không có nhiều. Bạn tìm thấy hạnh phúc bằng cách làm
người khác mỉm cười. Bạn yêu bản thân bởi vì bạn không chỉ sống cho bản thân mình.
Bạn hạnh phúc và hài lòng với chính mình bởi vì bạn làm cho những người khác hạnh
phúc để đếm gần bên bạn.

(Trích Vẻ đẹp khó thấy, Sống cho điều ý nghĩa hơn, Nick Vujicic, NXB Tổng hợp TP Hồ
chí minh, 2013,tr 27)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Chỉ rõ biện pháp thu thừ có trong hai câu: Bạn cho nhiều hơn nhận. Bạn cho mà
không cần phải được yêu cầu.

Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu: Bạn tìm thấy hạnh phúc bằng cách làm người khác
mỉm cười.

Câu 4: Từ đoạn trích, Trình bày 5-7 dòng về: Cách yêu bản thân của em.
La Hoàng Thư - 0345876455 Page39
B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
II. LÀM VĂN (16,0 điểm)

Câu 1 (6,0 điểm):

Kết thúc năm học 2018 - 2019, thầy giáo Đỗ Đức Anh (giáo viên Ngữ văn trường THPT
Bù Thị Xuân, quận 1 - thành phố Hồ Chí Minh) đã giao cho các em học sinh “bài tập về
nhà”rất đặc biệt. Bài tập đó gồm 6 câu với câu số 6 là: Hãy luôn là một người tử tế và
hạnh phúc.

Từ bài tập trên của thầy, em hãy viết một bài văn ngắn với đề tài: Người tử tế.

Câu 2 (10 điểm):

“Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp!” (Sóng Hồng).

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy làm
sáng tỏ .

ĐỀ SỐ 40:

I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm):


Đọc đoạn trích:
... Ốc sên con luôn thấy bực bội với cái vỏ vừa nặng vừa vụng về của mình, nó bèn hỏi
mẹ: "Tại sao con lại phải vác cái vỏ này? Con sâu róm không có xương, bò cũng rất
chậm, sao nó không cần có vỏ?" Sên mẹ đáp: “Vì sâu róm có thể hóa thành bươm bướm,
nó có thể bay rất cao, bầu trời có thể bảo vệ cho nó." Sên nhỏ lại hỏi: "Thế còn giun thì
sao? Nó cũng không có xương, bỏ cũng không nhanh, lại không cần có vỏ." Sên mẹ trả
lời: “Vì giun có thể chui xuống đất, đất sẽ bảo vệ cho nó." Sên nhỏ nghe xong bỗng òa
lên khóc: "Số chúng ta thật khổ, bầu trời và mặt đất đều không bảo vệ cho ta. "Sên mẹ
cười nói: "Thế nên chúng ta mới có vỏ, chúng ta không dựa vào trời đất mà dựa vào
chính mình!"...
(Trích Từ hạt cát đến ngọc trai, Marcus Aurelius, NXB Thanh niên, 2017, tr.181)
Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
b. Theo đoạn trích, vì sao sâu róm và giun không cần có vỏ?
c. Hình ảnh cái vỏ trong cách nhìn của ốc sên con và ốc sên mẹ khác nhau như thế nào?
d. Nếu một thông điệp có ý nghĩa mà em nhận được từ đoạn trích.
II. LÀM VĂN ( 16,0 điểm)
Câu 1 ( 6,0 điểm):
Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định ...
Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc phát huy giá trị bản
thân.
Câu 2 (10.0 điểm):
Những khoảng lặng của thơ ca…

La Hoàng Thư - 0345876455 Page40


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Em hiểu vấn đề trên như thế nào? Bằng những trải nghiệm của bản thân, hãy làm
rõ những khoảng lặng trong bài thơ sau:

Đã có lần Con khóc giữa chiêm bao


Khi hình Mẹ hiện về năm khốn khó
Đồng sau lụt, bờ đê sụt lở
Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn.

Anh em con chịu đói suốt ngày tròn


Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa
Có gì nấu đâu mà nhóm lửa
Ngô hay khoai còn ở phía Mẹ về…

Chiêm bao tan nước mắt dầm dề


Con gọi Mẹ một mình trong đêm vắng
Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọng
Tới vuông đất Mẹ nằm lưng núi quê hương.

Con lang thang vất vưởng giữa đời thường


Đâu cũng sống không đâu thành quê được
Con quê Mẹ cuối chân trời tít tắp
Con ít về từ khi Mẹ ra đi.

Đêm tha phương Con tìm lại những gì


Với đời thực chẳng bao giờ gặp nữa
Mong hình Mẹ lại hiện về giấc ngủ
Dù thêm lần Con khóc giữa chiêm bao.
( Khóc giữa chiêm bao, 1988, Vương Trọng )
* Chú thích: Nhà thơ Vương Trọng sinh ngày 1.8.1943, tên thật là Vương Đình Trọng,
tốt nghiệp khoa Toán Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đí nhập ngũ, phục vụ ở Bộ
Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, rồi giáo viên Trường Văn hóa quân đội,
đồng thời sáng tác thơ. Vương Trọng có theo học Trường bồi dưỡng viết văn của Hội nhà
văn Việt Nam và từ 1964 đến nay, làm biên tập tạp chí Văn nghệ quân đội.
ĐỀ SỐ 41:
I.ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Ba bỗng giật mình khi con nói với ba
Con chẳng về đâu về quê chán lắm
Nắng, bụi, mưa phùn,đường làng thăm thẳm
Tiếng dế kêu và đom đóm lập loè

La Hoàng Thư - 0345876455 Page41


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Ba nghe: lòng buồn đến tái tê
Lỗi ở ba lỗi từ người lớn
Chuyện mưu sinh chẳng hề đơn giản
Nên mãi lo toan ba quên mất một điều

Tuổi thơ con không hề có cánh diều


Không có hộp diêm dế mèn đến lớp
Không hồi hộp đợi chờ chiều giông sấm chớp
Bắt con cá rô ron giữa trận mưa rào

Cò trắng bay lên từ những cánh đồng làng


Vướng cả câu ca dao ngọt ngào vọng lại
Ba mẹ ngày vui nhìn theo mê mải
Bên khói hương phần mộ ông bà

Con bây giờ thành phố phồn hoa


Lớp học cao tầng trò chơi điện tử
Ba cũng mừng thế vẫn còn chưa đủ
Con chẳng nên khôn khi chưa hiểu cội nguồn.
( Cội nguồn – Báo người cao tuổi)
1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản?
2. Người con đã nói điều gì khiến ba bỗng giật mình?
3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:
Tuổi thơ con không hề có cánh diều
Không có hộp diêm dế mèn đến lớp
Không hồi hộp đợi chờ chiều giống sấm chớp
Bắt con cá rô ron giữa trận mưa rào
4. Em có đồng tình với lời nhắn nhủ của tác giả: “ Con chẳng nên khôn khi chưa hiểu cội
nguồn” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN ( 16,0 điểm):
Câu 1 ( 6,0 điểm): Từ nội dung bài thơ trên hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ)bàn
về vai trò của nguồn cội con người?
Câu 2 (10.0 điểm):
“Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả
năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc” (Chingiz Ajmatov).
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, em hãy làm rõ
cách hiểu đó qua một tác phẩm văn học mà em tâm đắc.
ĐỀ SỐ 42:
Câu 1 ( 8,0 điểm):

La Hoàng Thư - 0345876455 Page42


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
“Những con người thông thái thực sự cũng tựa như những bông lúa: khi còn lép, chúng
vươn cao đầu lên đầy kiêu hãnh, nhưng khi hạt đã đầy và chắc, chúng bắt đầu khiêm
nhường cúi đầu xuống”

(Mongtetxkio, 365 danh ngôn cho cuộc sống hàng ngày, NXB Thanh niên, 2008)

Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 2 (12,0 điểm):


Nhà văn Thạch Lam cho rằng: “Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp chính ở
chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác bài học
trông nhìn và thưởng thức”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm rõ cách hiểu
của em về ý kiến đó qua một tác phẩm văn học mà em tâm đắc.
ĐỀ SỐ 43:
Câu 1 (8,0 điểm) :
Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết:

“ Ta đi trọn kiếp con người

Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”.

Câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử?

Câu 2 ( 12,0 điểm):


Đọc đoạn trích sau:
Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một
người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả
trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa,
mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.
Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà
khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi
một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ
trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người
nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác
Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh
sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những
người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả,
nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở
nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi,
cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê
lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất,
con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn.

La Hoàng Thư - 0345876455 Page43


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê
ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.
(Nhà mẹ Lê, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2015, trang 28-29)
Em hãy viết một bài văn cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật mẹ Lê trong đoạn trích trên.
ĐỀ SỐ 44:
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm):
Đọc đoạn trích:
Không ai trên đời có hai lần tuổi trẻ. Trong khi nhiều người trong tuổi trẻ lạc lối
mất phương hướng, lãng phi thời gian, thì họ không biết rằng những gì họ đang làm hay
không làm hôm nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong cả cuộc đời còn lại. Qua 30 hay 40
tuổi, công việc cuộc sống của hầu hết mọi người đã ổn định, khó học thêm làm thêm
được gì, và cuộc sống it cỏ những thay đổi to lớn.
Có thể bây giờ bạn không nhận ra, nhưng tuổi đôi mươi là tuổi tạo tiền đề. Đây là
khoảng thời gian mà bạn xây dựng, gieo trồng, chứ không phải là thời gian nghỉ ngơi thu
hưởng. Hãy tận dụng khoảng thời gian này để học hỏi, bước đi, làm thật nhiều thủ. Hãy
đọc nhiều hơn, lăn lộn nhiều hơn, thực hành nhiều hơn. Chuẩn bị kiến thức, kỹ năng,
mạng lưới hỗ trợ cho tương lai. Kỹ năng nếu không được học trong thời trẻ, thì sau này
môi trường ổn định it va chạm rất khó để học lại được.
Tuổi trẻ đã qua sẽ không bao giờ trở lại, hãy sống như thể ta chỉ còn lại một ngày
(Trích Tuổi trẻ đã qua không trở lại bao giờ, Rosie Nguyễn, Tuổi trẻ đáng giá bao
nhiêu?, NXB Hội Nhà văn, 2017, tr.136-137)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn dưới đây và cho biết, xét theo
cấu tạo ngữ pháp câu văn đó thuộc kiểu câu gì?
Tuổi đôi mươi là tuổi tạo tiền đề.
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc trong hai câu văn:
“Hãy tận dụng khoảng thời gian này để học hỏi, bước đi, làm thật nhiều thứ. Hãy đọc
nhiều hơn, lăn lộn nhiều hơn, thực hành nhiều hơn”
Câu 4 (2,0 điểm). Tác giả cho rằng: "Tuổi trẻ đã qua sẽ không bao giờ trở lại, hãy sống
như thể ta chỉ còn lại một ngày để sống". Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (16,0 điểm)
Câu 1 (6,0 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 200 chữ) với câu chủ đề: Niềm hi
vọng sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.
Câu 2 (10,0 điểm):

Nhà thơ Bằng Việt cho rằng: “Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc”.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Dựa vào đoạn thơ trích trong bài “Dạ khúc cho
vầng trăng” (Duy Thông) em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?

Trăng non ngoài cửa sổ

La Hoàng Thư - 0345876455 Page44


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Mảnh mai như lá lúa

Thổi nhẹ thôi là bay

Con ơi ngủ cho say

Để trăng thành chiếc lược

Chải nhẹ lên mái tóc

Để trăng thành lưỡi cày

Rạch bầu trời khuya nay

Trăng thấp thoáng cành cây

Tìm con ngoài của sổ

Cửa nhà mình bé quá

Trăng lặn trước mọi nhà

Vai mẹ thành võng đưa

Theo con vào giấc ngủ

Trăng thành con thuyền nhỏ

Đến bến bờ tình yêu…

( Trích “ Dạ khúc cho vầng trăng” - Duy Thông)

* Chú thích: Vũ Duy Thông (1944-2021), quê Phúc Yên, Vĩnh Phúc, tốt nghiệp khoa
Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi làm báo, từng là biên tập viên, phó phòng, uỷ viên
biên tập Bản tin trong nước của Thông tấn xã Việt Nam. Ông từng là Tổng biên tập tạp
chí Diễn đàn Văn nghệ dù chỉ trong một thời gian ngắn. Ông là nhà thơ, nhà báo sắc sảo,
một thi sỹ tài hoa và yêu thương tha thiết với cuộc đời. Tiếng thơ của ông cất lên từ cuộc
sống chiến đấu nóng bỏng của quân và dân ta ở tuyến lửa chống Mỹ. Ông được đánh giá
là nhà thơ nổi tiếng của thế hệ các nhà thơ thời kỳ chống Mỹ.

ĐỀ SỐ 45:
I. ĐỌC- HIỂU ( 5,0 điểm):

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um
tùm. Các loài cây đều thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngầm dồi dào mát lành và
thi nhau đâm cành trổ lá xum xuê. Riêng có cây sồi Tenere là vẫn chịu khó đâm xuyên
những chiếc rễ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất. Cho đến một ngày kia khi nguồn
nước ngỡ như vô tận bỗng cạn kiệt dần rồi biến mất hẳn, các loài cây đều không chịu nổi

La Hoàng Thư - 0345876455 Page45


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
hạn hán và chết dần, duy chỉ có cây sồi Tenere là vẫn còn tồn tại giữa sa mạc Sahara. Tên
tuổi của nó được cả thế giới biết đến khi một mình đứng giữa sa mạc, xung quanh bán
kính 400km không một bóng cây nào bầu bạn. Người ta kinh ngạc khi phát hiện ra rễ cây
đã đâm sâu xuống đất tận 36m để tìm nước.Bạn có thấy rằng trong cuộc sống cũng có
một dòng chảy luôn vận động không ngừng không? Đó chính là thời gian; nó quan trọng
như là nước đối với cây cối.

Sẽ có những người chỉ sử dụng thời gian để lớn lên, hưởng những thú vui đời thường và
rồi những thách thức cuộc đời sẽ đánh gục họ, khiến họ phải đau khổ, giống như những
cái cây chỉ biết “hút và tận hưởng”.

Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ
đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ
của mình.

Họ hiểu triết lý: Bộ rễ yếu ớt không thể nào giữ được cái thân to khoẻ. Bạn khó có thể
thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kỹ năng và kiến thức nền tảng.

(Phỏng theo Hạt giống tâm hồn – Câu chuyện về cây sồi, http:saostar.vn)

Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2 (0,5đ): Theo tác giả, thời gian quan trọng như thế nào?

Câu 3 (1,0đ): Chỉ ra tác hại của việc sử dụng thời gian không hiệu quả và không đúng
mục đích của mà tác giả nói đến thông qua hình ảnh “những cái cây chỉ biết “hút và tận
hưởng” trong văn bản.

Câu 4(1,0 đ): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong câu
văn: “Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả,
họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ
của mình”.

Câu 5 (1,0đ) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa biểu tượng của hai hình ảnh: Hình ảnh cây
sồi Tenere với bộ rễ đâm sâu xuống lòng đất để tìm kiếm nguồn nước và hình ảnh những
loài cây khác chỉ biết “hút và tận hưởng”?

Câu 6 (1,0đ): Văn bản trên gửi gắm đến bạn đọc những thông điệp nào? Thông điệp nào
có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao?

II. LÀM VĂN ( 15,0 điểm)

Câu 1(5,0đ):

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết một bài văn nghị luận trình
bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị
tốt về những kỹ năng và kiến thức nền tảng”.

La Hoàng Thư - 0345876455 Page46


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Câu 2 (10,0đ): Đọc đoạn trích:

Tôi sực nhớ đến số báo đầu thu sắp tới - Cha viết một bài chăng - Tôi bảo.

Ông không nói. Đang nhấp ngụm trà thơm phức mùi ngâu. Hoa ngâu năm ngoái.

Buổi chiều, có Ngân sang chơi. Cô hàng xóm vừa du học ở Ốttơlâya về. Cho một đĩa ổi
chín.

Cây chặt từ lâu rồi mà - Tôi ngạc nhiên hỏi:

Cây vườn bên ngày xưa, cứ thu về là hương ổi tỏa sang. Hương nhè nhẹ bâng khuâng.
Nhưng tuổi thơ tôi chẳng bao giờ được ăn ổi vườn bên. Tiếng con bé Ngân ríu rít trèo
hái quả. Tiếng mùa thu ríu rít. Nhưng cha tôi cấm, không cho sang. Hai nhà không giao
thiệp. Chỉ có hương ổi là bay sang.

Tôi cũng chẳng mấy khi gặp mẹ Ngân. Bà đẹp lắm. Đẹp lạ lùng. Nghe nói ngày trẻ, cha
tôi yêu bà. Tình yêu tuổi thơ ấu có mùi hương ổi. Nhưng mẹ cha không ưng thày ký nhật
trình nghèo, chẳng gả... Rồi một hôm thấy pháo cưới treo trên nhành ổi nổ tung tóe, quả
chín rơi lụp bụp. Cha bà nhận chàng trai đang là kỹ sư công chính về ở rể.

Bức tường ngăn được xây cao thêm và lên rêu năm tháng từ ấy. Nhưng hương ổi thu về
vẫn cứ bay sang.

Mẹ tôi và cha Ngân cùng mất một độ, cách đây mấy năm. Bà mẹ chặt cây ổi quý nhưng
đã cỗi. Tiếng dao chặt gỗ chan chát trong một buổi sớm đầu thu. Cha tôi ngồi bên cửa sổ
run run lục tìm những trang viết ố vàng, nhưng vẫn còn thoảng mùi hương ổi tình đầu…

Vậy sao hôm nay lại có những trái ổi đào?

Em ươm giống cũ trồng mới đấy. Năm nay ra trái bói - Ngân nói.

Tôi cắn trái ổi mùa đầu. Và mời cha một trái. Răng ông đã yếu. Nhưng trái của ông chín
mềm.

(Hương ổi, Phan Hách, Nhà sách Văn hóa Việt, 2006, tr.244-245)

Viết một bài văn nghị phân tích, đánh giá chủ đề và nhân vật tôi trong truyện
Hương ổi của nhà văn Phan Hách.

ĐỀ SỐ 46:

Câu 1 (8.0 điểm):


Tác giả và bậc thầy về phát triển kỹ năng sống Dale Camegie từng viết: “Tất cả chúng
ta thường mơ về những cánh đồng hoa hồng huyền diệu xa xăm ở cuối chân trời mà
không biết thưởng thức những đóa hoa đang nở rộ ngay bên ngoài cửa sổ hiên nhà.”
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2 ( 12,0 điểm):

La Hoàng Thư - 0345876455 Page47


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Xuân Diệu cho rằng: “ Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài". Em hiểu ý
kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến trên qua bài thơ sau:

NGỤ NGÔN MỖI NGÀY


Ngồi cùng trang giấy nhỏ
Tôi đi học mỗi ngày

Tôi học cây xương rồng


Trời xanh cùng nắng bão
Tôi học trong nụ hồng
Màu hoa chừng rỏ máu

Tôi học lời ngọn gió


Chẳng bao giờ vu vơ
Tôi học lời của biển
Đừng hạn hẹp bến bờ

Tôi học lời con trẻ


Về thế giới sạch trong
Tôi học lời già cả
Về cuộc sống vô cùng

Tôi học lời chim chóc


Đang nói về bình minh
Và trong bia mộ đá
Lời răn dạy đời mình.
( Đỗ Trung Quân)
ĐỀ SỐ 47:

Câu 1 (8,0 điểm):

Trong lời tựa cuốn tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Colleen
McCullough có viết:

Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót có một lần trong đời, nhưng hót hay nhất
thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa
đám cành gai góc, nó cất tiếng hót bài ca của mình và lao ngực

vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm
dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy
nhất, có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian
lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những
La Hoàng Thư - 0345876455 Page48
B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại… Ít ra là
truyền thuyết nói như vậy.

Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề được gợi ra từ đoạn văn
trên.

Câu 2 (12,0 điểm):

Nhận định về thơ, Diệp Tiếp cho rằng: “Thơ ca là tiếng lòng của người nghệ sĩ”.

Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ “Đưa con
đi học” của nhà thơ Tế Hanh.

ĐƯA CON ĐI HỌC

“Sáng nay mùa thu sang

Cha đưa con đi học

Sương đọng cỏ bên đường

Nắng lên ngời hạt ngọc

Lúa đang thì ngậm sữa

Xanh mướt cao ngập đầu

Con nhìn quanh bỡ ngỡ

Sao chẳng thấy trường đâu?

Hương lúa tỏa bao la

Như hương thơm đất nước

Con ơi đi với cha

Trường của con phía trước.”

ĐỀ SỐ 48:
Câu 1 ( 8,0 điểm):
PHÍA SAU LỜI NÓI DỐI…
Câu 2 ( 12,0 điểm):

La Hoàng Thư - 0345876455 Page49


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Thơ vẫn là sự sống, nhưng đây là sự sống đọng lại, biến thành cái đẹp.

Em hiểu ý kiến trên thế nào? Bằng trải nghiệm về thơ Đoàn Văn Cừ, em hãy làm rõ
cách hiểu đó qua bài thơ sau:
TẾT QUÊ BÀ
Bà tôi ở một túp nhà tre.
Có một hàng cau chạy trước hè,
Một mảnh vườn bên rào giậu nứa.
Xuân về hoa cải nở vàng hoe.

Gạo nếp ngày xuân gói bánh chưng,


Cả đêm cuối chạp nướng than hồng.
Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn,
Cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông.
1941
(Đoàn Văn Cừ toàn tập, NXB Hội nhà văn, 2013)

ĐỀ SỐ 49:
I. ĐỌC- HIỂU ( 4,0 điểm):
Đọc đoạn trích:
“… Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc
-Con ơi trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật
-Mẹ ơi chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
-Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm đao doạ giết
Cũng không nói ghét thành yêu…”
(htttp://www.thivien.net, Lời mẹ dặn, Phùng Quán)

Thực hiện các yêu cầu sau:

La Hoàng Thư - 0345876455 Page50


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Trong đoạn trích, người cha trước khi nhắm mắt đã dặn con điều gì?
Câu 3: Nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau:
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm đao doạ giết
Cũng không nói ghét thành yêu.
Câu 4: Em có đồng tình với quan điểm trong hai câu thơ: Yêu ai cứ bảo là yêu/ Ghét ai
cứ bảo là ghét không? Vì sao?
PHẦN II. LÀM VĂN

Câu 1 ( 6,0 điểm): Từ nội dung gợi ra ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn bàn về
lối sống chân thật .
Câu 2 ( 10,0 điểm):

Bàn về giá trị tích cực của văn học, nghệ thuật đối với cuộc sống, con người, Tố Hữu
đã nhận định:

“Nghệ thuật là những câu trả lời đầy thẩm mĩ cho con người; thay đổi, cải thiện thế
giới tinh thần của con người, nâng con người lên”.
Em hiểu ý kiến trên thế nào? Bằng trải nghiệm về văn học, em hãy làm rõ cách hiểu
đó qua một tác phẩm mà em tâm đắc.
ĐỀ SỐ 50:
Câu 1 (8,0 điểm):
“ Đừng tự đánh bóng tên tuổi của mình mà hãy tạo lập giá trị đích thực cho bản thân”.
Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2 ( 12,0 điểm):
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ sau:
Nắng trong mắt những ngày thơ bé
Cũng xanh mơn như thể lá trầu
Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau
Chở sớm chiều tóm tém
Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm
Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài
Bóng bà đổ xuống đất đai
Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt
Rủ rau má, rau sam
Vào bát canh ngọt mát
Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.

La Hoàng Thư - 0345876455 Page51


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8

(Thời nắng xanh, Trương Nam Hương, NXB Văn học, Năm 2015, tr 21)
ĐỀ SỐ 51:
Câu 1( 8,0 điểm):
Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
CON ẾCH NGHỄNH NGÃNG
Một đàn ếch đang di chuyển qua cánh rừng thì 2 con ếch không may bị rơi xuống hố
sâu. Những con ếch khác cùng xem cái hố sâu đến chừng nào và kết luận rằng, hố quá
sâu để có thể vượt ra ngoài. Chúng khuyên 2 con ếch kia rằng hãy giữ sức, vì chẳng có hy
vọng gì đâu.
Phớt lờ những lời nói đó, 2 con ếch bị rơi xuống hố vẫn nỗ lực tìm cách nhảy ra khỏi
hố. Những con ếch trên miệng hố, không những không động viên mà còn khuyên chúng
hãy từ bỏ đi.
Một trong 2 con ếch sau vài lần thử nhảy đã kiệt sức và chấp nhận buông xuôi. Trong khi
đó, con ếch còn lại càng nhảy càng hăng hơn và cuối cùng nó lấy hết sức nhảy vọt ra khỏi
cái hố.
Khi ra ngoài, những con ếch khác hỏi rằng: "Cậu không nghe thấy chúng tôi nói gì
sao?". Con ếch nhỏ đã giải thích rằng, vì nó bị điếc nên nó nghĩ rằng cả đàn ếch đã cổ vũ
nó cố gắng nhảy ra ngoài.
Câu 2( 12,0 điểm):
"Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người" (George Sand)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ cách hiểu của mình qua bài thơ sau:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường, họ đến


Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư


Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán

La Hoàng Thư - 0345876455 Page52


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8

Mình tạm gọi là no ấm


Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này...
( Dăn con, 1991, Trần Nhuận Minh )
* CHÚ THÍCH:
- Nhà thơ Trần Nhuận Minh, sinh ngày 20 tháng 08 năm 1944, lúc mới làm thơ lấy bút
danh là Trần Bình Minh, quê gốc tại thôn Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh
Hải Dương.
- Các tác phẩm tiêu biểu : Đấy là tình yêu (thơ – 1971), Âm điệu một vùng đất (thơ –
1980), Trước mùa mưa bão (truyện vừa – 1980), Thành phố bên này sông (thơ – 1982),
Nhà thơ áp tải (thơ – 1989), Hoa cỏ (thơ – 1992), Nhà thơ và hoa cỏ (thơ – 1993)……
- Những sáng tác của ông đã nằm trong sách giáo khoa mấy chục năm nay, hướng dẫn
cho nhiều thế hệ học sinh biết cái hay, cái đẹp, cái chân, cái thiện của văn chương và của
cuộc đời.
ĐỀ SỐ 52:
I. ĐỌC – HIỂU ( 4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

“Ông ấy cũng giống như chúng ta”. Đây là nhận xét của giới truyền thông phương Tây
trong những ngày vừa qua về Bill Gates, người giàu thứ 2 thế giới hiện nay với khối tài
sản ước tính lên đến 96 tỷ USD.

Tờ Sydney Morning Herald thuật lại rằng, nhà đồng sáng lập Microsoft khi đến cắt tóc tại
một cửa hàng ở Double Bay thuộc ngoại ô Sydney, trong một chuyến thăm thành phố này
đã xếp hàng như bao người khác.

Đây quả là một thông tin tin khiến không ít người cảm thấy hiếu kỳ, vì trong tưởng tượng
của hầu hết chúng ta một đại tỷ phú như Bill Gates hẳn phải có thợ cắt tóc riêng hoặc
phải có những “đặc quyền đặc lợi” khi đến bất cứ đâu, được ưu tiên, được cung phụng,vv
và vv...

Thế nhưng ông ấy vẫn xếp hàng như bao vị khách khác. Điều thú vị là khi vị tỷ phú 63
tuổi hỏi người thợ cắt tóc rằng liệu ông có thể ra khỏi hàng để lấy một tách cà phê hay
không thì được trả lời: Ông có thể tự do đi lấy cà phê miễn rằng ông không ngại xếp
hàng lại từ đầu.

Bill Gates khiêm nhường thì đã đành, mà quy định của cửa hiệu cắt tóc này rất rõ ràng.
Họ coi mọi khách hàng đều bình đẳng như nhau. Đây không phải hoàn toàn là điều dễ
gặp, khi mà đứng trước một nhân vật nổi tiếng, đầy quyền lực như Bill Gates đâu phải ai
cũng giữ được cách ứng xử điềm nhiên, sòng phẳng như người thợ cắt tóc kia!

La Hoàng Thư - 0345876455 Page53


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
(...) Có thể nhiều người có tiền mua burger hay cắt tóc, nhưng không phải ai cũng khiêm
nhường xếp hàng như Bill Gates. Ngược lại không phải ai cũng có thể kiếm tiền giỏi như
Bill Gates, song vẫn có thể học được rất nhiều điều về phong cách sống của ông, tôn
trọng người khác và ứng xử đầy lịch lãm, văn minh!

(Theo Bích Diệp, ngẫm về sự giản dị của tỷ phú - Báo Dân trí)

Câu 1 ( 1,0 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 2( 1,0 điểm): Câu văn in đậm ở văn bản trên, xét về cấu tạo thuộc loại câu gì? Vì
sao?
Câu 3 ( 1,0 điểm): Theo người viết, Bill Gates là tỷ phú có phong cách sống như thế nào?
Điều gì khiến ông ghi điểm trong lòng công chúng?
Câu 4 (1,0 điểm): Em rút ra bài học gì cho bản thân từ văn bản trên?
II. LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1 ( 4,0 điểm):

Từ ngữ liệu của phần Đọc- Hiểu, em hãy viết một đoạn văn bàn về ý nghĩa của lối
sống giản dị .

Câu 2 ( 12,0 điểm):


Nhà phê bình Hoài Thanh cho rằng: Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì
văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
Trong diễn từ Nobel, nhà văn Peter Handke gửi gắm quan niệm: Văn chương bảo vệ
tâm hồn.
Từ những phát biểu trên, em có suy nghĩ gì về sức mạnh của văn chương đối với con
người?

ĐỀ SỐ 53:
I. ĐỌC – HIỂU ( 4,0 điểm):
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi
Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một
bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán
giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên của người đó lên một củ khoai
tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những người mình không ưa hay
ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng,
đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ
kèm theo.
Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu
và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì
mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải đem theo.
Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc
nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi
những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy

La Hoàng Thư - 0345876455 Page54


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
cho quẳng hết số khoai ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.
Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán
giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và
không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng.
Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý
giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng
bản thân mình".
(Nguồn internet)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm một phép liên kết trong đoạn văn đầu tiên của văn bản .
Câu 3 (1,05điểm): Theo em cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị?
Câu 4 (1,5 điểm): Ở cuối văn bản, thầy giáo khuyên học sinh: “Càng oán ghét và không
tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị
tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta
trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân
mình". Em có đồng ý với ý kiến của thầy giáo không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (16,0 điểm):
Câu 1 (6,0 điểm): Từ lời khuyên của thầy giáo ở phần đọc hiểu em hãy viết một
đoạn văn nghị luận bàn về ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống.
Câu 2 (10,0 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của bài thơ sau:
Đời con thưa dần mùi khói
Mẹ già nua như những buổi chiều
lăng lắc tuổi xuân, lăng lắc niềm thôn dã
bếp lửa ngày đông…

Mơ được về bên mẹ
ao xưa, mảnh vườn nhỏ ngày xưa
bậc thềm giàn giụa trăng mỗi tối.

Bên những hoàng hôn loang lổ gò đồi


mùi lá bạch đàn xộc vào giấc ngủ
con về yêu mái rạ cuộc đời.

Một sớm vắng


ùa lên khói bếp
về đây củi lửa
ngày xưa…
(Củi lửa - Dương Kiều Minh, NXB Tác phẩm mới, 1989)

ĐỀ SỐ 54:
Câu 1 ( 8.0 điểm):
“ Chúng ta đứng thẳng bằng cách cúi xuống giúp đỡ người té ngã
La Hoàng Thư - 0345876455 Page55
B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Chúng ta vươn cao bằng cách nâng đỡ người khác đứng lên”

Em hãy viết một bài văn bàn về ý kiến trên.

Câu 2 ( 12.0 điểm):


Bàn về thơ, Ra – sun Gam – za – tốp cho rằng:
“ Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn
giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học của bản
thân, em hãy làm sáng tỏ nhận định của Ra – sun Gam – za – tốp bằng một tác
phẩm thơ mà mình tâm đắc.
ĐỀ SỐ 55:
Câu 1 ( 8,0 điểm):

Trong thư gửi thầy giáo của con mình, một người cha viết: “Xin hãy dạy cho cháu
rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được
để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình”.
(Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.135)
Suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2 ( 12,0 điểm):
Lamáctin- nhà thơ Pháp- tâm sự : “Thế nào là thơ? Đó không phải chỉ là một nghệ
thuật, đó là sự giải thoát của lòng tôi”.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích bài thơ sau để làm sáng tỏ cách hiểu
của em:

Tắc kè
Tắc kè... tôi giật mình
Nghe
Trên cành me
Góc đường Công Lý cũ
Cái âm thanh của rừng lạc về thành phố
Con tắc kè
Sao mày ở đây?

Sáng ra nhìn soi mói mỗi cành cây


Chả thấy con tắc kè đâu cả
Khi chùm đèn thủy ngân xanh lên trong vòm lá
Tắc kè kêu như tiếng vọng về

Chợt hiện về thăm thẳm núi non kia


Dưới lá là hầm, là tăng, là võng
Là cơn sốt rét rừng vàng bủng
Là muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn…

La Hoàng Thư - 0345876455 Page56


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8

Những đoàn quân đi xuyên Trường Sơn


Ngủ ôm súng suốt cả thời tuổi trẻ
Đêm trăn trở đố nhau: Bao giờ về thành phố?
Con tắc kè nghe, nhanh nhẩu nói: Sắp về!

Sắp về
Sắp về…
Người bạn tôi rung võng cười khoái trá
Ấy là lúc những cánh rừng trút lá
Mùa khô năm một ngàn chín trăm bảy tư

Ăn tết rừng xong


Từ giã chú tắc kè
Chúng tôi xuôi - ào ào cơn lũ đổ
Các binh đoàn tràn vào thành phố
Đang mùa thay lá những hàng me

Lá me vàng lăn tăn trải thảm phố hè


Chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy
Cơn gió thoảng chút hương rừng đâu đấy
Hạt mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay

Người bạn tôi không về tới nơi này


Anh gục ngã bên kia cầu xa lộ
Anh nằm lại trước cửa vào thành phố
Giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh

Đồng đội bao người không “về tới” như anh


Nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù và xa nữa…
Tất cả họ, suốt một thời máu lửa
Đều ước ao thật giản dị:
Sắp về!

Qua hai mùa thay lá những hàng me


Cái tết hòa bình thứ ba đã tới
Chao ôi nhớ tết rừng không hương khói
Đốt nhang lên
Chợt hiện tiếng tắc kè

Tôi giật mình


Nghe

La Hoàng Thư - 0345876455 Page57


B BI DNG HC SINH GII CHUYÊN SÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
Có ai nói ở cành me:
Sắp về!...
( 1918, Nghe tắc kè kêu trong thành phố - Nguyễn Duy)

NHÓM SÁCH CHUYÊN VĂN HUẾ TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ
GIÁO VÀ CÁC EM ĐÃ ỦNG HỘ BỒI DƯỠNG HSG MÔN NGỮ VĂN CHUYÊN
SÂU 8 CỦA NHÓM.

LH ZALO 0383902079 ĐỂ ĐƯỢC NHẬN TRỌN BỘ TÀI LIỆU 480 TRANG.

La Hoàng Thư - 0345876455 Page58

You might also like