You are on page 1of 33

TỔNG HỢP ĐỀ 2021- LỚP VĂN CÔ ĐƯỜNG MAI

Đề 1:
Câu 10: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu phía dưới:
Trung thực thường là một trong những tiêu chí hàng đầu để các nhà tuyển dụng đánh giá,
lựa chọn ứng viên. Có một định nghĩa rất thú vị về trung thực do Tổ chức Giáo dục giá trị
sống toàn cầu giới thiệu "Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động".
Trong giao tiếp, suy nghĩ bên trong của chúng ta không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn
"xuất hiện" qua cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi,... Thông thường ngôn ngữ cơ thể
không biết nói dối! Vì thế, nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn
qua sát để "đọc" tính trung thực của lời nói qua thứ "ngôn ngữ không lời" mà bạn thể hiện.
(Trích Nói thật bằng lời và không lời, Theo Tuoitreonline, Bài tập Ngữ văn 11, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 122)
a) Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
b) Hãy chỉ ra những biểu hiện của "ngôn ngữ không lời" trong đoạn trích này.
c) Tại sao tác giả cho rằng: "Nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà
còn quan sát để "đọc" tình trung thực của lời nói qua thứ "ngôn ngữ không lời" mà bạn
thể hiện"?
d)  Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng ½ trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về
ý kiến: "Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động" 
I. Làm văn:
Câu 1: Viết đoạn văn Nghị luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về đức tính
trung thực
Câu 2: Phân tích bức tranh tứ bình được thể hiện trong đoạn thơ sau
Mình về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi Giang
Ve kêu rừng phách độ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

Đề 2:
I. Đọc hiểu:
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả thực hiện câu hỏi phia dưới:
(1) Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con
người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe
rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi
người… Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất
phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã
hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa
trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người
đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn … Những lúc đó, lời
cảm ơn còn có nghĩa là đội ơn.
(2) Còn một từ nữa cũng thông dụng không kém ở các xứ sở văn minh là "Xin lỗi". Ở những
nơi công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau. Nếu có ai đó vô ý khẽ chạm
vào người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được dùng cả
khi không có lỗi. Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin lỗi trước khi dừng ai đó lại hỏi
đường hay nhờ bấm hộ một kiểu ảnh. Tóm lại, khi biết mình có thể làm phiền đến người khác
dù rất nhỏ, người ta cũng đều xin lỗi. Hiển nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong những lúc
người nói cảm thấy mình thực sự có lỗi. Từ xin lỗi ở đây đi kèm với một tâm trạng hối lỗi,
mong được tha thứ hơn là một cử chỉ văn minh thông thường. Đôi khi, lời xin lỗi được nói ra
đúng nơi, đúng lúc còn có thể xóa bỏ biết bao mặc cảm, thù hận, đau khổ… Người có lỗi mà
không biết nhận lỗi là có lỗi lớn nhất. Xem ra sức mạnh của từ xin lỗi còn lớn hơn cảm ơn.
(3) Nếu toa thuốc cảm ơn có thể trị bệnh khiếm nhã, vô ơn, ích kỷ thì toa thuốc xin lỗi có
thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác. Vì thế, hãy để cảm ơn và xin lỗi trở
thành hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta.
(Bài viết tham khảo)
a) Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
b)  Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
c) Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự
đại, coi thường người khác”?
d) Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi theo quan điểm riêng của
mình. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

II. Làm văn


Câu 1: Viết đoạn văn Nghị luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lời cảm ơn
và lời xin lỗi
Câu 2:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Và:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2017, tr.155 –
156)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về sự vận động của khát vọng
tình yêu trong tâm hồn nhân vật trữ tình.
ĐỀ 3
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 
Trên đường đời bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan
nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ
đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống
không phải là một cuộc thi đỗ - trượt... Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp
khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần
lớn là người biết đứng dậy từ những sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại, vấp ngã
chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc
phạm sai lầm. Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của
họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố
gắng cải thiện tình hình, và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm
lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn. Winston Churchill đã nắm bắt
được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến
thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”.
(Cuộc sống không giới hạn, Nick Vujicic, chương VII, trang 236)
Câu 1. Trong văn bản, tác giả đưa ra quan niệm như thế nào về cuộc sống?
Câu 2. Anh/ chị hiểu nghĩa của từ “ vấp ngã”được nói đến trong văn bản là gì?
Câu 3.Tại sao: Chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực
sự thất bại?
Câu 4. Anh/ chị có đồng ý với quan điểm của Winston Churchill: Sự thành công là khả năng
đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên. Vì
sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối
với tuổi trẻ trong cuộc sống được gợi ở phần Đọc hiểu.
Câu 2: Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đang yêu trong đoạn thơ sau của
bài thơ Sóng- Xuân Quỳnh
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa


Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể


Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió


Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
ĐỀ 4
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Trong đời sống, sự tự tin không chỉ thể hiện bản thân mỗi người khi giao tiếp, nó còn
phản ánh cách chúng ta ứng xử trong cuộc sống, công việc, trong giao tiếp với người khác,
trong sức mạnh mà chúng ta theo đuổi mục tiêu và giấc mơ của mình.
Trong giao tiếp, dù ở ngôn ngữ nào, sự tự tin là nền tảng và chất xúc tác cho toàn bộ
quá trình chúng ta giao tiếp với người khác.
Sự tự tin không chỉ khiến bạn suy nghĩ lạc quan, tích cực và nhìn nhận được những
mặt tốt đẹp của một sự việc. Thái độ này còn tạo nên phong thái và khí chất của bạn. Trang
Huffington Post khẳng định: “Nếu tự tin, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công khi phỏng vấn
xin việc hay tìm kiếm việc làm mơ ước. Bên cạnh đó, người tự tin cũng được nhìn nhận là đẹp
hơn, cuốn hút hơn”.
Chính thái độ và phong thái toát ra từ sự tự tin làm lu mờ những khiếm khuyết bên
ngoài và biến họ (những người tự tin) trở nên đặc biệt trong mắt người khác- trang Bon Vita
(một trang viết về phong cách sống) cũng khẳng định.
Trang Psychologist phân tích, sự thiếu tự tin ấy không phải do bạn thiếu năng lực, mà
do bạn chưa nhìn nhận đúng về bản thân mình, chưa có niềm tin vào khả năng của mình.
(Khi tự tin, bạn quyền lực và hấp dẫn hơn, http://kenh14.vn, 13/3/2018)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Theo tác giả, thái độ và phong thái toát ra từ sự tự tin có giá trị gì?
Câu 2. Theo anh/chị, tự tin khác tự cao như thế nào?
Câu 3. Chỉ ra một số biểu hiện khác của tự tin trong cuộc sống?
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Nếu tự tin, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công”? Vì
sao?
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) về ý nghĩa của sự tự tin.
Câu 2: cảm nhận đoạn thơ sau:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc


Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương

ĐỀ 5
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc sống của mình sẽ tốt đẹp hơn sau khi việc học hành hoàn
tất hay có gia đình, có công việc ổn định. Nhưng khi đã có được những điều ấy rồi, chúng ta
lại bị chi phối bởi nhiều mối bận tâm và lo lắng khác nữa. Chúng ta thường không hài lòng
khi cuộc sống không như những gì mình mong muốn.
Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại
mà chúng ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch
cảnh. Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình.
Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tự tìm lấy niềm
hạnh phúc cho riêng mình.
Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn. Đừng đợi đến
khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều
tiền, thành đạt, có gia đình, hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh
phúc.
Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng
đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến
những chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt
nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này?
Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng từng khoảnh khắc quý giá
trên chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng,
thời gian không chờ đợi một ai! Nhưng chắc chắn không bao giờ là quá muộn – và thời gian
là người bạn tốt nhất của bạn, của tất cả mọi người.
(Theo: Hạt giống tâm hồn – NXB Tổng hợp TPHCM, 2008)

Câu 1. Trong đoạn trích, hạnh phúc được định nghĩa là gì?
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ
mang hạnh phúc đến cho bạn.”.
Câu 3. Việc sử dung câu hỏi tu từ Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất
chính là những giây phút hiện tại mà chúng ta đang sống? có tác dụng gì? .
Câu 4. Anh/ chị có cho rằng “Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận thực tế
và tin vào chính mình? Vì sao?
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (không quá 200 chữ) về quan niệm
của anh/chị về hạnh phúc
Câu 2: Cảm nhận đoạn thơ sau:
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế


Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra


Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
ĐỀ 6
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mới đây, các giáo sư tâm lý học ở trường Đại học York và Toronto (Canada) đã tìm ra
những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên
thông minh và tốt tính hơn.
Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn
học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại,
những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.
Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà
nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ em
được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở
thành đứa trẻ được yêu mến nhiều nhất trong nhóm bạn.
Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua
các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày
càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.
Theo các nhà tâm lý học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng
đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những
tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự
phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.
Câu 1. Nghiên cứu của giáo sư đã chỉ ra cho người đọc thấy đọc sách văn học có tác dụng gì?
Câu 2. Anh (chị) hiểu như thế nào về cách đọc “ mì ăn liền”?
Câu 3.  Vì sao có thể nói: Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc gây ảnh hưởng tới sự phát triển
trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.
Câu 4. Thông điệp sâu sắc nhất anh chị rút ra cho bản thân từ đoạn trích trên ?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đọc hiểu anh/chị viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
về ý nghĩa của việc đọc sách văn học trong đời sống.
Câu 2: Cảm nhận hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh

Đề 7:
I. ĐỌC - HIỂU (3,0
điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Sự quý giá của thời gian không phải là để giúp chúng ta có thể làm được những điều này,
điều nọ,… Có quá nhiều những điều này nọ như thế đủ để cho chúng ta quay cuồng trong
suốt một đời, nhưng cuối cùng rồi chúng ta sẽ không mang theo được gì cả! Vấn đề là chúng
ta phải biết sống như thế nào để xứng đáng với giá trị thời gian ấy. Chúng ta lao động như
một phương tiện để nuôi sống, nhưng bản thân sự lao động sáng tạo cũng chính là cuộc sống
của chúng ta. Ngược lại, những giá trị vật chất được tạo ra luôn có những giới hạn tạm bợ
của nó, và rõ ràng không thể là mục đích cuối cùng để chúng ta nhắm đến. Những giá trị vật
chất ấy có thể giúp cho ta có cuộc sống thoải mái hơn, nhưng nếu chúng ta chỉ hoàn toàn phụ
thuộc vào chúng, chúng ta sẽ phải trả giá đắt. Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá
trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.
a. Thời gian cần phải được trân trọng trong từng khoảnh khắc. Khi chúng ta ý thức
được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, chúng ta sẽ thấy tất cả
những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể. Đời sống của ta quý giá, và
đời sống của mọi người quanh ta cũng quý giá không thể lấy gì đánh đổi được.
II. Mỗi buổi sáng thức dậy, chúng ta nhìn lên bầu trời trong xanh có ánh nắng ban mai ửng
hổng, hoặc một chồi non vừa nhú còn ướt đẫm sương đêm… Mỗi một thực thể xinh đẹp ấy
đều nhắc nhở ta biết là đời sống của ta đang tồn tại, và ta tự nhủ với mình sẽ không bỏ phí
một phút giây nào được tồn tại trong cuộc sống nhiệm màu này. Ta sẽ sống như thế nào để
bản thân có được niềm vui hạnh phúc, và mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người
quanh mình?
(Nguyên Minh – Thời gian là vốn quý)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Anh chị hãy trả lời câu hỏi được đặt ra trong đoạn trích: “Ta sẽ sống như thế nào để
bản thân có được niềm vui hạnh phúc, và mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người
quanh mình?
Câu 3: Anh chị hiểu như thế nào về câu nói: Những giá trị vật chất ấy có thể giúp cho ta có
cuộc sống thoải mái hơn, nhưng nếu chúng ta chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào chúng, chúng ta
sẽ phải trả giá đắt?
Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị?

III. LÀM VĂN (7,0 điểm)


Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoàng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
giá trị của thời gian

Câu 2: Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã có những lần miêu tả
dòng Sông Đà:
Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời
Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên
mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người, cỏ gianh đồi núi đang ra những
nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp có gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như
một bờ tiềnsử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được
giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái
- Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ
trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng
nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một
tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi.
Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt
nước lênh bênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của ‘‘một người tình nhân chưa quen biết"
(Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên
thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người
xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò
đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.
(Nguyễn Tuân – Người lái đò Sông Đà, Ngữ văn 12, Tập 1).
Cảm nhận của anh, chị về vẻ đẹp của dòng Sông Đà trong đoạn văn trên, từ đó nhận xét về cái
tôi tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân?
ĐỀ 8:
I. Đọc hiểu: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.
… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan
trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn
tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại
An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam
chỉ còn là vấn đê thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng
đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam
chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đổng nghĩa với từ chối sự tự do của mình. […]
Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng
nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông
dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An
Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu? 
Vi sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà
lại không thể viết những tác phẩm tương tự?
Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyền tắc này: “Điều gì người ta
suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra”. […]
Chúng ta không thể tránh né châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ
phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu. Nhưng những kiến thức thu
thập được, họ không được giữ cho riêng mình. Đồng bào của họ cũng phải được thông phẩn
nữa. Tuy nhiên, sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo
chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngược lại, thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu
cho ngôn ngữ nước mình. […]
(Theo Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
a)  Thao tác lập luận chủ yếu nào được tác giả sử dụng trong đoạn: từ “Nhiều đồng bào
chúng ta” đến .. những từ để nói ra.” ở đoạn trích trên?
b)  Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
c) Dựa vào đoạn trích, hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “Chúng ta không thể tránh
né châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một
ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu
d)  Từ quan điểm, thái độ của người viết đối với “tiếng mẹ đẻ” trong đoạn trích trên, hãy rút
ra một bài học mà anh/ chị cho là có ý nghĩa đối với bản thân về việc sử dụng tiếng Việt
hoặc học tiếng nước ngoài. (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng).
II. Làm văn
Câu 1: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị “trách nhiệm
của lớp trẻ trẻ trong việc bảo vệ giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”
Câu 2: Phân tích hình tượng người lái đò sông đà của nguyễn tuân để nhìn thấy được “chất
vàng 10 đã qua thử lửa” của người lao động Tây Bắc
Đề 9:
I. Đọc hiểu
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu phía dưới
Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ.
[…] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn
nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, Cuộc sống đạo
đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao
đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề
nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy
hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng
nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn
quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận
động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không
quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.
(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)
a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
b) Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ
nữa”?
c) Theo anh/ chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?
d) Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích?
I. Làm văn:
Câu 1: Viết đoạn văn Nghị luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vai trò, ý
nghĩa của thói quen đọc sách
Câu 2: Trong tùy bút “Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân miêu tả người lái đò khi vượt
thác:”Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ... Đè sấn lên chặt đôi ra để
mở đường tiến”
Sau khi vượt thác: ”Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam... Chiến thắng
vừa qua nơi cửa ải đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”
Phân tích hình tượng người lái đò trong 2 lần miêu tả trên. Từ đó rút ra nhận xét về cách nhìn
nhận con người của Nguyễn Tuân.
Đề 10:
PHẦN I. ĐỌC HIỂU( 3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi để làm
chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời
hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được
chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được
một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất
nhiều phiền muộn rồi.Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con
người.Thế nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại
không chịu lắng nghe ai cả.

(….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng
trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi
chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ
càng những báo cáo hay những lời than thở về bệnh trạng.Khi ta quyết định lắng nghe một
người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không
phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc
chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải
hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?

( Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017,
tr.160-162)

Câu1.Đoạn văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 2.Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có thái độ như thế nào?
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: « khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta
đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ,»?

Câu 4.Theo anh/chị, chúng ta cần lưu ý điều gì khi lắng nghe ai đó?

PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm): NLXH

Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Anh/chị hãy viết một đoạn văn
( khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.
Câu 2: Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” –
Nguyễn Tuân

Đề 11

Trong bài diễn thuyết tại buổi lễ tốt nghiệp của Đại học Liberty (Mỹ) năm 2017, Tổng
thống Donald Trump đã nhắn gửi:

Đừng từ bỏ, đừng lùi bước, và đừng bao giờ ngừng làm những điều mà bạn cho là đúng
[...] Các bạn hãy nhớ không có cái gì đáng giá trên đời này lại đến với ta một cách dễ
dàng. Sống đúng theo các giá trị của mình có nghĩa là bạn phải sẵn sàng đối mặt với chỉ
trích từ những người không đủ dũng cảm để làm những gì đúng đắn. Họ biết rõ điều gì là
đúng, nhưng họ không đủ can đảm và nghị lực để làm điều đó. Đó gọi là con đường hẹp ít
người dám đi. Tôi biết các bạn sẽ làm điều đúng, chứ không phải điều dễ dàng, các bạn sẽ
sống đúng với bản thân, đất nước và niềm tin của mình,

(Theo tạp chí Time, http://time.com/4778240/donald-trump-liberty-university- speech-


transcript)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Anh/chị hiểu “con đường hẹp ít người dám đi" được nói đến trong đoạn trích là gì?

Câu 3: Theo Tổng thống Donald Trump, khi “sống đúng theo các giá trị của mình”, con
người cần phải làm gì ?

Câu 4: Anh/chị có cho rằng “sống đúng theo các giá trị của mình” là điều cần thiết không?
Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm). Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Các bạn hãy nhớ: không có cái gì
đáng giá trên đời này lại đến với ta một cách dễ dàng".

12
Chúc các em học tốt!
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

Câu 2: Phân tích hình tượng người lái đò trong đoạn trích sau:
Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ.Dòng thác hùm beo đang hồng
hộc tế mạnh trên sông đá.Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì
cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một
đường chéo về phía cửa đá ấy.Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bờ bên trái liền xô ra
định níu thuyền lôivào tập đoàn cửa tử.Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà
rảo bơi chèolên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến.Những luồng tử đã
bỏ hết lại sau thuyền.Chỉ còn vẳng tiếng reo hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không
ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt
xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúngvào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng
vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng
ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa
giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa
trongcùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động
lái được lượn được.
(Người lái đò sông Đà - Ngữ văn lớp 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Cảm nhận của anh /chị về vẻ đẹp hình tượng ông lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó nhận
xét quan niệm về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.

Đề 12

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)


Đọc đoạn trích dưới đây:
Stephen Hawking (1942 – 2018) là nhà vật lý thiên tài người Anh, người dành cả cuộc đời để giải
mã các bí ẩn của vũ trụ. Tờ Guardian gọi Stephen Hawking là “Ngôi sao sáng nhất trong ngành
vũ trụ học hiện đại”. Ông là tác giả của cuốn “A Brief History of Time” (Lược sử thời gian), một
trong những cuốn sách phổ thông về khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Đối lập với cơ thể tật nguyền là một sức mạnh trí tuệ tuyệt vời của Hawking, cơ thể ông là hệ quả
của căn bệnh thoái hóa thần kinh vận động (ALS) đã đày đọa nhà vật lý học thiên tài từ lúc ông
mới 21 tuổi. Và từ đó đến khi qua đời ở tuổi 76, gần như toàn bộ cuộc đời của Hawking gắn với
chiếc xe lăn. Khi được hỏi về căn bệnh

ALS có ảnh hưởng đến bản thân như thế nào, Hawking đã trả lời: “không nhiều lắm, tôi cố gắng
sống một cuộc sống bình thường nhất có thể, không nghĩ về tình trạng của mình, không hối hận
về những gì mình không thể làm, mà cũng không nhiều điều tệ lắm diễn ra”.
Hawking có niềm say mê với ngành khoa học vũ trụ, dù ông phải vật lộn với căn bệnh quái ác.
Bên trong thân thể gần như bất động là một bộ não sắc bén và tò mò trước bản chất của vũ trụ,
cách nó hình thành cũng như số phận mà nó đi đến.
Hawking có lẽ không phải là nhà vật lý vĩ đại nhất trong thời đại của ông, nhưng trong vũ trụ học
ông lại là một nhân vật khổng lồ của thế kỷ XX. Không có đại diện hoàn hảo cho giá trị khoa học,
13
Chúc các em học tốt!
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

nhưng Hawking đã giành được giải thưởng Albert Einstein, giải Wolf, huy chương Copley, giải
thưởng Vật lý…
(Theo Dân Trí)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Stephen Hawking đã nói như thế nào về bệnh tật của ông?
Câu 2. Qua câu trả lời về bệnh ALS, anh/chị nhận thấy được điều gì ở con người Stephen
Hawking?
Câu 3. Anh/Chị suy nghĩ gì về những giải thưởng mà Stephen Hawking nhận được?
Câu 4. Hãy cho biết thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ cuộc đời của Stephen Hawking.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý
nghĩa của nghị lực và niềm đam mê trong cuộc sống.
Câu 2:Viết về dòng sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, nhà văn Nguyễn Tuân
miêu tả:“có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số
một”. Nhưng cũng có khi:“Con sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một
cách. Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân”
(Nguyễn Tuân – Ngữ văn 12, tập 1, tr.187 và 191, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007)
Bằng hiểu biết của mình, anh/chị hãy phân tích những vẻ đẹp trên của dòng sông Đà.
Từ đó làm nổi bật nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Đề 13:

I.ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:

Từ xưa đến nay, Tết Nguyên đán thỏa mãn được nhiều nhu cầu nhất của người Việt, về vật chất,
về tâm linh, về nếp sống và với mọi lứa tuổi, so với mọi dịp lễ trong năm. Trước hết, đây là lễ
(tết) mở đầu một năm mới. Nguyên có nghĩa là đầu tiên; đán nghĩa là sớm. Tết Nguyên đán được
hiểu là buổi sớm ngày đầu năm. Và Tết Nguyên đán người ta cũng gọi là “tết cả” – tết lớn nhất,
kết thúc một vòng thời gian 4 mùa chu chuyển, chào đón một chu kỳ mới. Tết Nguyên đán với ý
nghĩa sâu xa và mang tính thiêng, trang trọng là tiễn đưa năm cũ, chào đón, chúc tụng năm mới
sức khỏe con người tốt hơn, sinh kế khá hơn, hạnh phúc cá nhân – gia đình bền vững hơn.

Cùng với sự phát triển của xã hội, Tết cổ truyền hiện nay cũng đã có nhiều sự thay đổi đáng kể.
Tuy nhiên, vẫn còn những giá trị tốt đẹp bất biến giữa vạn biến mà chúng ta có thể và cần nhận
ra. Tết Nguyên đán là sự chào mừng năm mới. Tết đến, người Việt chuẩn bị mọi điều kiện sống
đầy đủ, có đạo đức, có truyền thống tốt. Chẳng hạn: ăn phải ngon, bổ dưỡng, khác hẳn ngày
thường. Mặc phải đẹp, bất kể lứa tuổi nào, bất cứ giới nào: nam hay nữ, nông dân, thợ, kẻ sĩ hay
chức sắc, lão bà hay lão ông. Ai cũng thấy như phải gần gũi nhau hơn, nói những điều hay với

14
Chúc các em học tốt!
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

ngôn ngữ chọn lọc. Tết là phải chúc mừng nhau: sức khỏe, tuổi tác (trường thọ), chúc “làm ăn
bằng năm, bằng mười năm ngoái”… Có phần ngoa ngôn, song vẫn êm tai và thực lòng. Cho nên,
Tết đến, người ta vui vẻ, dịu hiền, là cơ hội để hòa giải những bất đồng, “giận đến chết đến Tết
cũng thôi” (…).

(Trích Tết cổ truyền của người Việt và những giá trị văn hóa truyền thống, theo
http://www.baomoi.vn, 17-02-2018)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?

Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về tên gọi Tết nguyên đán?

Câu 3. Nêu ý nghĩa của Tết nguyên đán với mỗi người dân Việt Nam được tác giả đưa ra trong
đoạn trích trên?

Câu 4. Cùng với sự phát triển của xã hội, Tết cổ truyền hiện nay cũng đã có nhiều sự thay đổi
đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn những giá trị tốt đẹp bất biến giữa vạn biến mà chúng ta có thể và
cần nhận ra. Anh/chị có đồng tình với quan điểm này của tác giả không? Vì sao?

II.LÀM VĂN

Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc Hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ
trình bày quan điểm của mình về trách nhiệm của lớp trẻ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc.

Câu 2: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

Đề 14:

(Thi thử lần 1, năm 2020, THPT Chuyên Quốc học Huế):
I, Đọc hiểu:
Đọc đoạn trích sau:
Một người bạn của tôi từng tham gia sát hạch để được sang lao động tại Nhật Bản kể lại
rằng: Các nhà tuyển dụng đến từ xứ sở hoa anh đào khi tuyển lao động phổ thông họ chưa cần
nhìn vào hồ sơ mà là sờ vào lòng bàn tay, những bàn tay trắng nõn, non mởn sẽ bị loại ngay
vòng gửi xe, ngược lại bàn tay chai sạn, sần sùi được chấp nhận như một bằng chứng cho sự cần
cù lao động của thân chủ…
Nhiều người băn khoăn thắc mắc vì sao lại có cách sát hạch lao động kỳ quái đến vậy,
nhưng với một dân tộc có truyền thống lao động miệt mài và hiệu quả như Nhật bản thì tất cả
đều có lý của họ.
Cách tuyển nhân sự của người Nhật phần nào cho thấy được sự thâm thúy và tinh tế khiến
chúng ta giật mình đặt câu hỏi vì sao người Nhật lại thấu hiểu con người Việt Nam hơn cả chúng
ta? Và thực tế phương pháp độc đáo ấy là cách tốt nhất để phát hiện một thực trạng của đa số
lớp trẻ ngày nay đó là lười lao động!
15
Chúc các em học tốt!
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

Không khó để nhận ra rằng người VIệt ngày càng lười hơn so với trước đây, không thiếu
những phong trào trong thanh niên nhưng sao mà hời hợt chứ không còn khí thế của “một ngày
làm việc bằng ba”, “sóng duyên hải”, “gió đại phong”… của lớp lớp cha anh đi trước.
Đầy rẫy khắp các hàng quán sáng cà phê chiều nhậu nhẹt chém gió, khoe mẽ hàng sành
điệu cách chơi nhưng hầu hết không quan tâm đến giá trị của sức lao động chân chính, một thế
hệ “gà công nghiệp” đã và đang hiện hữu. Một bộ phận không nhỏ lớp trẻ sống thụ động, phụ
thuộc và ỷ lại vào gia đình.
Họ có thể ngồi lại lai rai hàng trwof trong các quán xã nhưng khi dừng đèn đỏ mấy chục
giây ai ai cũng muốn lao lên phía trước như thể ta đây là người bận rộn công việc, thật khó để
diễn tả hết sự trái khoáy trong cách nghĩ, cách làm của không ít bạn trẻ thời nay.
Những câu chuyện xưa như trái đất rằng: Việt Nam thừa thầy thiếu thợ, đất nước thiếu
nhân tài, chảy máu chất xám, năng suất lao động thấp… cũng phần lớn bắt nguồn từ lười lao
động mà ra. Đâu phải chỉ có bằng cấp cao, du học nước ngoài mới được gọi là nhân tài! Nhân
tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động!
(Hoàng Giang, Diễn đàn doanh nghiệp điện từ, ngày 22/6/2017).
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phong cách ngôn ngữ gì?
Câu 3: Đoạn trích thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả như thế nào?
Câu 3: anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Việt Nam thừa thầy thiếu thợ, đất nước
thiếu nhân tài, chảy máu chất xám, năng suất lao động thấp… cũng phần lớn bắt nguồn từ lười
lao động mà ra”. vì sao?
Câu 4: Anh chị hiểu như thế nào về câu cuối đoạn: “Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra
từ lao động”.
II, Làm văn:
Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ
bàn về tác hại của căn bệnh “lười biếng” trong một số bộ phận lớp trẻ hiện nay
Câu 2: phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm cới trói cho A phủ
ĐỀ 15
Đọc Hiểu (3.0điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Những cô gái vàng Việt Nam quả cảm bảo vệ thành công ngôi vô địch

Quả cảm! chỉ có thể nói như vậy về các cầu thủ Đội tuyển nữ Việt Nam trong trận chung
kết bóng đá nữ SEA Games 30 đối thù biết bao duyên nợ - đội tuyển nữ Thái Lan diễn ra và 19h
tối 8/12 vừa qua.

16
Chúc các em học tốt!
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

Với ý định phục thủ, đổi màu huy chương, người Thái đã vào trận bằng tinh thần quyết tâm
cao độ, thể lực dồi dào và chủ động chơt rát. Nhưng rốt cuộc họ cũng phải nhường bước trước sắc
đỏ Việt Nam kiên cường.

Thắng Đội tuyển nữ Thái Lan ở những phút đầu tiên của hiệp phụ thứ nhất, đội tuyển nữ
Việt Nam đã bảo vệ thành công ngôi vô địch. Đây là lần thứ 6 các cô gái VÀNG Việt Nam bước
lên bục cao nhất tại SEA Games.Trận đấu để lại trong lòng hâm mộ Việt Nam sự xúc động dâng
trào khi chứng kiến những cô gái áo đỏ liên tục ngã trên sân rồi lại vùng lên chiến đấu quả cảm để
giành chiến thắng.

Chương Thị Kiều bước lên bục nhận huy chương vàng với cái chân trái rớm máu, quấn băng
chằng chịt. Cô đã chiến đấu cùng đông đội suốt 120 phút của trận chung kết với những vết
thương. Đội trưởng Huỳnh Như đi không vững, phải nhờ đồng đội dìu lên nhận giải rồi lại cõng
xuống. Tiền vệ Nguyễn Thị Tuyết Dung chưa ăn mừng xong đã phải nằm sân nhăn nhó vì chuột
rút…Những cô gái vàng của bóng đá Việt Nam đã cống hiến, chiến đấu quên mình bằng ý chí
kiên cường và quyết tấm sắt đá để giành lấy vinh quang về cho Tổ Quốc.Họ đã đốt đến những
giọt mồ hôi cuối cùng để có được bàn thắng quý như vàng của Phan Thị Hải Yến và giữ được
thành quả đến khi trọng tài thồi còi kết thúc trận đấu…

Cảm ơn những cô gái Vàng của bóng đá nữ Việt Nam, cảm ơn huấn luyện viên Mai Đức
Chung vì những hi sinh, những nhọc nhằn mà họ trải qua ở môn thể thao này để đem về cho đất
nước tấm huy chương quí giá. Đó là tấm huy chương vàng hoàn toàn xứng đáng, tấm huy chương
quí giá. Đó là tấm huy chương vàng hoàn toàn xứng đáng, tấm huy chương biểu dương tinh thần
quả cảm, ý chí kiên cường, một chiến thắng của tinh thần Việt Nam.

(Báo VietNamnet.vn ngày 8/12/2019)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

Câu 2: Theo tác giả điểu gì đã làm nên chiến thắng của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam trong
trận chung kết?

Câu 3: Theo anh/chị việc tác giả dẫn ra những ví dụ thể hiện tinh thần quả cảm của các cô gái đội
tuyển bóng đá nữ Việt Nam có tác dụng gì?

Câu 4: Từ tinh thần quả cảm của các cô gái đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam gợi cho anh chị suy
nghĩ gì về lòng yêu nước và tinh thần dân tộc?

II. LÀM VĂN

Câu 1: Anh chị hãy viết đoạn văn 200 để trả lời câu hỏi: “lớp trẻ hiện nay cần làm gì để thể hiện
lòng yêu nước”

Câu 2: (5,0 điểm)

Mở đầu đoạn trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài giới thiệu nhân vật Mị:
17
Chúc các em học tốt!
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi
gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải,
chẻ củi hay đi công nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.

Kết thúc đoạn trích, sau khi Mị cắt dây trói cứu A Phủ, nhà văn viết: Mị đứng

lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vật chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn bằng đi, Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn,
chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

- A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

- Ở đây thì chết mất.

A Phủ chợt hiểu.

Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.


A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi. (Theo Ngữ

văn 12,Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.4 và tr.14).

Phân tích hình ảnh Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi trong tâm
lý của nhân vật này.

----------- Hết ----------

ĐỀ 16
I.Đọc Hiểu (3 điểm):

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

Trên quan niệm giáo dục trọn đời, mỗi một công dân phải có ý thức được rằng, mỗi người
suốt đời cần học tập không ngừng. Không thể rạch ròi cỗ máy cuộc đời thành hai giai đoạn “đi
học” và “đi làm” được nữa. Giáo dục là cả một quá trình liên tục từ khi một con người sinh ra cho
đến khi chết đi, nó bao gồm: giáo dục trong nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường, giáo dục
chính qui và giáo dục phi chính qui, giáo dục để sinh tồn và giáo dục để giải trí. Về quyền lợi,
giáo dục trọn đời có nghĩa là trong suốt cuộc đời, giáo dục như một động lực mang tính vĩnh cửu,
mỗi người trong độ tuổi nhất định đều có quyền được hưởng quyền giáo dục thích hợp với
họ.Hơn thế, ở xã hội học tập, sự lựa chọn của mỗi người đối với giáo dục càng tự do, đa dạng và
cá tính hơn.

Từ góc độ của giáo dục trọn đời, mỗi người đều phải xây dựng cho mình một kế hoạch cụ
thể về sự nghiệp giáo dục của mình. Các bạn đang ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời, có vô số

18
Chúc các em học tốt!
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

những ước mơ cho tương lai, cần phải có trí lớn, đồng thời phải kết hợp với hứng thú, nguyện
vọng, khuynh hướng và khả năng thực tế của mình.

(Trích Học cách học, Chu Nam Chiểu, Tôn vân Hiểu, NXB Kim Đồng, tr.113-114)

Câu 1 (0.5điểm): Hãy xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

Câu 2 (0.5điểm) : Trên quan niệm giáo dục trọn đời, mỗi công dân đều phải ý thức được điều gì?

Câu 3 (1.0điểm) : Hãy lí giải tại sao không thể tách ra rạch ròi cuộc đời con người thành hai giai
đoạn “đi học” và “đi làm” trong xã hội hiện đại?

Câu 4 (1.0điểm) : Theo anh/chị, khi chọn nghề, ngoài căn cứ vào hứng thú, nguyện vọng, khuynh
hướng và khả năng thực tế của mình, còn phải dựa vào những yếu tố, điều kiện nào nữa?

II.Làm Văn (0,7 điểm) :

Câu 1 (2.0điểm):

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu
trong phần Đọc Hiểu: Từ góc độ của giáo dục trọn đời, mỗi người đều phải xây dựng cho mình
một kế hoạch cụ thể về sự nghiệp giáo dục của mình.

Câu 2: Phân tích sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ,
sau đó nhận xét về giá trị nhân đạo trong tác phẩm

ĐỀ 17

Phần Đọc Hiểu

Đọc đoạn trích:

“Các anh đứng như tượng đài quyết tử


Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra
Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt
Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa
Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma
Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn
Để một lần Tổ quốc được sinh ra.”    
(Trích Tổ quốc ở Trường Sa- Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ:  “Các anh đứng như
tượng đài quyết tử”
 Câu 3. Hai từ “bồn chồn”, “ thao thức” thể hiện tình cảm gì đối với Trường Sa?
 Câu 4. Câu thơ “Để một lần Tổ quốc được sinh ra” gợi cho anh/ chị những suy nghĩ gì?

19
Chúc các em học tốt!
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

II, Phần làm văn:

Câu 1: Anh chị hãy viết đoạn văn 200 chữ nêu trách nhiệm của lớp trẻ trong việc bảo vệ chủ
quyền biển đảo

Câu 2: Nêu cảm nhận của anh chị về nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ của nhà
văn Tô Hoài sau đó nhận xét về tính thống nhất trong tính cách của nhân vật này.

Đề 18

Phần Đọc Hiểu:

Đọc văn bản:

Con về thăm mẹ, đêm mưa


Mới hay nhà dột, gió lùa bốn bên
Mưa rơi sợi thẳng, sợi xiên
Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời
Con đi đánh giặc một đời
Mà không che được một nơi mẹ nằm!...

(Đêm Mưa-Tô Hoài)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?

Câu 2: Các hình ảnh: nhà dột, gió lùa bốn bên, những đêm trắng trời… diễn tả điều gì?

Câu 3: Hai câu thơ:

Con đi đánh giặc một đời


Mà không che được một nơi mẹ nằm!...

thể hiện nỗi niềm gì của người con?

Câu 4: Bài thơ đặt ra vấn đề gì trong cuộc sống hôm nay?

Câu 1: anh chị hãy viết một đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về tình mẫu tử

Câu 2: phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài

Đề 19

Phần I. Đọc Hiểu (3.0điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

20
Chúc các em học tốt!
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

Sự chia sẻ cũng làm giảm bớt đi những nỗi sợ hãi, nhàm chán trong cuộc sống của chúng ta
do nó thúc đẩy những mối giao tiếp xã hội và làm tăng cảm giác sống có mục đích, cảm giác an
toàn cho mỗi người.

Một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, những người xem nhiều tin tức trên truyền hình
thường lo sợ thái quá về mối hiểm nguy đối với cuộc sống bình yên, hạnh phúc của họ. Nguyên
do là vì phần lớn các chương trình truyền hình đều tập trung đưa thêm những bản tin, những hình
ảnh rùng rợn, bất an, làm nảy sinh tâm lý hoang mang, sợ hãi trong lòng khán giả.

Và đáng ngại hơn, cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén người”
tìm cách sống thu mình. Nói cách khác, những người này chỉ muốn tự nhốt mình trong tháp ngà
của những mối quan hệ với người thân mà tự đánh mất dần mối quan hệ với hàng xóm. Chính lối
sống ích kỷ này càng làm cho họ dễ bị kẻ xấu tấn công và dễ gặp những chuyện nguy hiểm hơn.

Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đầu một quá trình
tạo nên sự khác biệt. Cội nguồn của mọi hiểm nguy đều xuất phát từ hệ quả của những mặt trái
của xã hội, nhưng thường thì chúng ta không dám nhìn thẳng vào vấn đề này. Bản chất của sự
việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận nhữung sự việc đó.Chúng ta cần
có thái độ thích hợp để làm giảm thiểu những nguyên nhân gây ra mọi bất ổn trong cuộc sống của
mình.

(Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey Mckinno)

Câu 1: Theo tác giả, điều gì giúp giảm bớt nhàm chán và sợ hãi?

Câu 2: Vì sao những người hay xem tin tức trên truyền hình thường lo sợ thái quá về mối hiểm
nguy đối với cuộc sống của họ?

Câu 3: Phân tích hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong câu “cuộc sống hiện đại đang xuất
hiện ngày một nhiều “những cái kén người””.

Câu 4: Em có đồng tình với tác giả khi cho rằng: Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối
mặt với chúng không? Vì sao? (Hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu trình bày suy nghĩ của bản thân về
vấn đề trên.)

II. LÀM VĂN

Câu 1: hãy viết một đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến: Cách tốt nhất để
vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng

Câu 2: Câu 2 (5.0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhân vật Mị đã hai lần được nhà văn Tô Hoài miêu tả gắn
với căn buồng có chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, mờ mờ trăng trắng. Lần thứ
nhất:“Mị nghĩ rằng mình cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”

21
Chúc các em học tốt!
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

nhưng lần thứ hai:“Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng
trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết
ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi
chơi ngày tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu
có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa ”.

(Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2007, tr.6 và tr.7)

Phân tích sự đổi thay trong tâm lí, tính cách nhân vật Mị qua hai lần miêu tả trên. Từ đó rút ra
nhận xét về hướng vận động của tâm lí, tính cách nhân nhân vật trong văn học Việt Nam 1945
– 1975.
Đề 20:
I. ĐỌC HIỂU(3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ
dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn
nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.

Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?Sao ta không ngồi xuống đây trong
một ngày cuối năm và tìm kiếm câu trả lời từ đáy tim mình: Ta muốn làm gì? Ta muốn sống ra
sao? Ta muốn trở thành ai trong cuộc đời này? Ta muốn làm chi đời ta?

Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình
muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc
chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn.
Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý,
chứ không phải bạn.

Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ
cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi
chờ được đánh thức…

(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr. 43 – 44)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống
một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ,
nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về
chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng
không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ
không phải bạn.”

22
Chúc các em học tốt!
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn?”

Câu 4. “Ước mơ cháy bỏng nhất” của anh/chị là gì? Anh/chị sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành
hiện thực? ( Trả lời khoảng 5-7 dòng)

II.LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung ở đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của ước mơ trong đời sống con người.

Câu 2. (5,0 điểm)

Đề bài: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn tô Hoài đã miêu tả tâm lí của nhân vật Mị
sau khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì
mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà
này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không
nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước
mặt”. Và ở đêm tình mùa xuân: “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa
đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị
quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”.
Anh/chị hãy phân tích hình ảnh Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của
nhân vật này.
ĐỀ 21

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm).


Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:
Quốc gia nào cũng có những điểm mạnh điểm yếu riêng. Việt Nam là một nước nhỏ, thấp
và vị trí không thuận lợi. Ta không phải là dân tộc có nền văn minh kì vĩ, giàu có hay lâu đời như
Hi Lạp, La Mã, Ai Cập, Nhật Bản, Nga, Pháp,... Thậm chí một tôn giáo riêng, chữ viết riêng
chúng ta còn phải vay mượn. Xét về hiện đại thì chúng ta càng không phải là một quốc gia hùng
mạnh về kinh tế, công nghệ. Nếu xét về tính cạnh tranh thì Việt Nam còn yếu tố bất lợi thứ ba, đó
là đứng cạnh một quốc gia quá lớn mạnh so với ta về nhiều mặt. Điều này tương tự như một con
thuyền nhỏ sẽ rất khó lèo lái khi đi cạnh một hạm thuyền lớn.
Hội nhập WTO là một cơ hội tốt để được cộng hưởng, hội tụ từ lực bên trong tới thế giới bên
ngoài. Ở bên trong, kinh tế luôn tăng trưởng khá ngoạn mục. Việt Nam đã chứng tỏ mình là một
quốc gia thật sự an toàn, hòa bình và thân thiện, cởi mở. Thế cờ quốc tế cũng đang có nhiều
điểm lợi cho ta. Con thuyền Việt Nam đã nhập vào dòng chảy phát triển thì cho dù ta chưa đẩy
mạnh được thuyền thì cũng đã được dòng nước đưa đi. Ta chỉ cần không ngược mái chèo, không
lạc hướng, đừng phạm luật để bị loại ra và hãy cố chạy cho nhanh mà thôi.
Vấn đề là bây giờ Việt Nam cần làm gì để tận dụng thế cờ. Với bên ngoài, ta phải tránh căn
bệnh kiêu ngạo mà hãy luôn khiêm tốn. Ngược lại, ta cũng không thể tự ti. Kiêu ngạo và tự ti đều
đã từng làm nên những ổ khóa, xích xiềng giam giữ và trói buộc chúng ta sau cánh cửa lạc hậu
và ngột ngạt. Cũng đừng nên cảnh giác một cách cực đoan. Hãy mở rộng cửa cho tất cả những
người Việt nào có thể đem lại lợi ích cho dân tộc. Hãy khơi dậy, phát huy, vun trồng những giá
23
Chúc các em học tốt!
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

trị, tài năng và sức mạnh dân tộc, như Bác Hồ đã từng thu hút xung quanh mình những Nguyễn
Văn Tố, Huỳnh Thúc Kháng...
(Bài tập Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.54 - 55)
1. Câu 1. Anh (chị) hãy chỉ ra những điểm bất lợi của Việt Nam so với các nước khác trên thế
giới mà tác giả đề cập đến trong văn bản?
2. Câu 2. Hình ảnh “con thuyền Việt Nam đã nhập vào dòng chảy phát triển” có ý nghĩa gì?
3. Câu 3. Theo em, ra nhập WTO Việt Nam có những lợi thế gì?
4. Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm “đừng nên cảnh giác một cách cực đoan. Hãy
mở rộng cửa cho tất cả những người Việt nào có thể đem lại lợi ích cho dân tộc.” không? Vì sao?
II. Làm văn (7,0 điểm).
1. Câu 1 (2,0 điểm).
Từ văn bản phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì đất nước hội nhập.
Câu 2: phân tích nhân vật anh cu Tràng trong tác phẩm vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
Đề 22:

I.ĐỌC HIỂU (3,0điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Các bạn có biết hôm nay là ngày gì không ạ? Nhớ không ạ?

Hôm nay là một ngày vô cùng đặc biệt!

Tại vì nó không phải là ngày hôm qua, cũng không phải là ngày mai, và cũng không phải là một
ngày nào nữa. Mà hôm nay là ngày hôm nay! Cho nên ngày hôm nay là một ngày vô cùng đặc
biệt, ngày mà chúng ta không bao giờ có lại trong tương lai, một ngày mà các bạn sẽ không thể
sống lại. Và chúng ta vô cùng hạnh phúc vì có mặt trong ngày hôm nay!

Theo thống kê của Liên hiệp quốc, cứ mỗi 2 giây trên thế giới có một người chết. Nếu như sáng
nay bạn thức dậy khỏe mạnh, thì bạn đã hạnh phúc hơn 500 triệu người trên thế giới, vì họ sẽ
không thể sống sót qua tuần sau. Và nếu bạn không phải trải qua đau khổ của chiến tranh, tù
đày, hay đói khát, thì bạn đã hạnh phúc hơn 1 tỷ người trên thế giới này. Nếu như bạn có quần
áo để mặc, lương thực để ăn, ngôi nhà để sống, có những giây phút ngồi bình yên như vậy, thì
bạn đã giàu có hơn 75% người trên thế giới. Cho nên hôm nay chúng ta không có nằm mơ đâu,
chúng ta là những người vô cùng hạnh phúc.

Trong cuộc sống phức tạp, chúng ta không có nhận thức được, chúng ta truy đuổi chạy theo
những thứ của cuộc đời một cách điên cuồng, mà không biết rằng mình đang có mặt trong những
giây phút của ngày hôm nay, đó là những người sống ảo, vì họ không biết mình đang sống...”

[…] Ngày hôm nay, các bạn ngồi đây, các bạn có biết rằng các bạn đang làm gì không? Nãy giờ
có ai biết mình đang thở không? Có ai biết rằng có những người khác tồn tại xung quanh mình

24
Chúc các em học tốt!
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

không? Nếu như các bạn không ý thức được các bạn đang thở, đang có mặt trong giây phút này,
thì chúng ta được xem như là những người đã chết.

(Trích “Bài phát biểu lay động của đại đức Thích Tâm Nguyên: giàu có, bi kịch, tình yêu, lười
biếng và hạnh phúc”. Anlanh.net ngày 4/3/2018)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng: “Hôm nay là ngày vô cùng đặc biêt!” ?

Câu 3. Cho biết tác dụng của những số liệu được nêu trong đoạn trích?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Nếu như các bạn không ý thức được
các bạn đang thở, đang có mặt trong giây phút này, thì chúng ta được xem như là những người
đã chết.” không? Vì sao?

Từ đoạn trích trên, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân mình?

II.LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ những gợi ý ở phần Đọc Hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về chủ đề:
Được sống đã là hạnh phúc

Câu 2: phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
Đề 23:
ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
IV. Với chủ đề “Tài năng trẻ Việt Nam chung tay dựng xây đất nước”, sáng 13/12, 364 đại
biểu tài năng trẻ toàn quốc đã tham dự Đại hội Tài năng trẻ lần thứ 2 năm 2015. Tại Đại hội các
đại biểu tài năng trẻ đã cùng nhau truyền đi thông điệp thể hiện lòng quyết tâm, đoàn kết, chung
sức, đồng lòng dựng xây và bảo vệ đất nước trong thời kỳ Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất
nước, hội nhập quốc tế.
V. “Làm nghiên cứu khoa học vốn đã khó, đối với người phụ nữ lại càng khó khăn hơn
nhưng vì cái tâm và khát khao được đóng góp cho xã hội đã giúp tôi tiếp tục say mê nghiên cứu”.
Đó là những chia sẻ của Thạc sỹ Trương Hải Nhung, Khoa Sinh học và Công nghệ sinh học,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh – một nhà khoa học trẻ
có niềm đam mê nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học và tế bào gốc. Trong suốt thời
gian nghiên cứu về lĩnh vực tế bào gốc, Thạc sĩ Trương Hải Nhung đã có 12 báo cáo tại hội
nghị/hội thảo quốc tế; 8 bài đăng trên báo/tạp chí trong nước; 14 bài đăng trên tạp chí quốc tế;
9 Đề tài đã và đang làm chủ nhiệm… Thạc sĩ Trương Hải Nhung bày tỏ: “Tôi nghĩ là Bộ Khoa
học và Công nghệ cũng như lãnh đạo Đảng và Nhà nước nên suy nghĩ thêm để có thể triển khai
25
Chúc các em học tốt!
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

nhanh, mạnh hơn, quyết liệt hơn những chính sách, đề án, chương trình, nghị định thúc đẩy phát
triển khoa học công nghệ, hỗ trợ tài năng trẻ. Đối với một người trẻ như tôi thì chỉ mong mỏi một
điều đó là các cơ quan, ban ngành đặc biệt là các Bộ hãy mạnh dạn tin tưởng vào những người
trẻ, cứ tin thì lớp trẻ có thể cố gắng làm hết sức để xứng đáng với niềm tin ấy”.
VI. (3) Dù ở bất cứ thời đại nào thì hiền tài luôn là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí
mạnh thì nước mới mạnh. Tài năng trẻ nói chung, nhà khoa học trẻ, trí thức trẻ nói riêng là tài
nguyên quan trọng để phát triển đất nước. Các chính sách của nhà nước, sự quan tâm, tạo điều
kiện, tin tưởng của các cấp lãnh đạo chính là môi trường thuận lợi nhất để các tài năng trẻ phát
huy được năng lực, trí tuệ, thỏa mãn đam mê, khát vọng của mình để phục vụ đất nước./.
(Nguyễn Hiền – Tài năng trẻ mong muốn được quan tâm nghiên cứu khoa học – vov.vn
14/12/2015)
Câu 1: Đoạn văn (3) sử dụng thao tác lập luận chủ yếu nào?
Câu 2: Hãy nêu ít nhất hai biện pháp để rèn luyện và phát triển bản thân, góp phần phục vụ đất
nước.
Câu 3: Một người trẻ tuổi tài năng – Thạc sỹ Trương Hải Nhung cho rằng “Các cơ quan, ban
ngành đặc biệt là các Bộ hãy mạnh dạn tin tưởng vào những người trẻ, cứ tin thì lớp trẻ có thể cố
gắng làm hết sức để xứng đáng với niềm tin ấy”. Là một người trẻ, anh/chị có đồng tình với quan
niệm đó không? Vì sao?
Câu 4: anh chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Tài năng trẻ nói chung, nhà khoa học trẻ, trí thức trẻ
nói riêng là tài nguyên quan trọng để phát triển đất nước”
VII. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Vai trò của những tài năng trẻ đối với Tổ quốc gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về
vấn đề “chảy máu chất xám” của đất nước ta hiện nay. Hãy trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn
ngắn khoảng 200

Câu 2: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ qua hai lần miêu tả:

Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của bà cụ Tứ. Chiều
hôm trước, khi biết con trai mình dắt vợ: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng
người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số
kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên
làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…Trong kẽ mắt kèm
nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua
được cơn đói khát này không.”

Và sáng hôm sau, trong buổi cơm “Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con
dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này.”

(Kim Lân – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr28 và tr31)

26
Chúc các em học tốt!
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong hai lần miêu tả trên, từ đó là nổi bật thông điệp mà nhà
văn muốn gửi gắm qua nhân vật này.

ĐỀ 24
I.ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau
Thực tế cho thấy,người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75%
còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Khi bước vào nghề, một nhân
viên thiếu các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng
thuyết trình, kỹ năng lập kế hoạch… là một hạn chế khiến họ khó có thể hòa đồng và tồn tại lâu..
Hầu hết các nhà quản lý và nhà tuyển dụng đều than phiền nhân viên trẻ thiếu và rất yếu
về kỹ năng mềm, đa số không đáp ứng được yêu cầu công việc dù họ có bằng cấp rất tốt… Họ
cho rằng 80% sự thành công của một cá nhân là nhờ vào kỹ năng mềm chứ không phải kỹ năng
cứng (kiến thức chuyên môn). Song thực tế, việc đào tạo kỹ năng mềm trong nhà trường hiện nay
vẫn còn bỏ ngỏ, trong khi đó nhiều sinh viên cũng chưa ý thức được tầm quan trọng và sự cần
thiết của kỹ năng mềm.
Trước nhu cầu phát triển, hội nhập của Việt Nam với thế giới kinh tế tri thức, với kỷ
nguyên internet đã giới hạn địa lý, giới hạn dân tộc ngày càng thu hẹp. Trong thời đại làng toàn
cầu, công dân toàn cầu, những kĩ năng mềm (kỹ năng sống) như giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ
năng thuyết trình, chấp nhận sự khác biệt, ứng xử đa văn hoá,…càng trở thành hành trang không
thể thiếu với bất cứ một người nào, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên - nguồn tài nguyên quan
trọng nhất để phát triển đất nước.
(Khoá học kỹ năng mềm, nguồn: Cuocsongdungnghia.com)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1.Theo tác giả, kĩ năng cứng, kĩ năng mềm trong đoạn trích là gì ?
Câu 2. Vì sao trong đoạn trích, tác giả cho rằng: giới học sinh, sinh viên là nguồn tài nguyên
quan trọng nhất để phát triển đất nước?
Câu 3. Anh/chị hãy nêu tác dụng của kĩ năng mềm đối với mỗi người trong cuộc sống?
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với ý kiến “việc đào tạo kỹ năng mềm trong nhà trường hiện nay vẫn
còn bỏ ngỏ” không? Vì sao?
II.LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ về một kĩ năng mềm mà anh/chị cho là cần thiết nhất trong cuộc sống của mình.
: Nêu cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau khi lấy Thị làm
vợ trong đoạn trích:

“…Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như
người vừa ở trong giấc mơ đi ra.Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không
phải.

27
Chúc các em học tốt!
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

(….)

Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên
người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa
sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà…”.

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008)

ĐỀ 25
I.ĐỌC HIỂU(3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước.Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút
ra kinh nghiệm.Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học
hỏi và hoàn thiện bản thân.Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại
nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.
Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại
của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.
Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện,
J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của
bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể
thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần
đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm
chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó
như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.
Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ.Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để
ta vươn tới thành công.
(Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An
Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39, 40)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1.Chỉ ra mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu trong đoạn
trích.
Câu 2.Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh
Thành Long có tác dụng gì?
Câu 3.Theo anh/chị, “suy nghĩ tích cực về thất bại” được hiểu là gì?
Câu 4.Anh/chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại “là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn
tới thành công.” không?Vì sao?
II. LÀM VĂN(7,0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về bản
thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống?
Câu 2: : Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong đoạn trích Tràng đưa vợ về nhà của tác
phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân
Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong đoạn văn sau: 

28
Chúc các em học tốt!
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

“... Thấy mẹ, Tràng reo lên như một đứa trẻ, và gọi với vào trong nhà: - U đã về đấy! Hắn lật đật
chạy ra đón. - Hôm nay sao u về muộn thế? Làm tôi đợi nóng cả ruột. Bà cụ Tứ nhấp nháy hai
con mắt nhìn Tràng, chậm chạp hỏi: - Có việc gì thế vậy? - Thì u cứ hằng vào trong nhà đỡ nào.
Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng
ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng
ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà.
Ai thế nhỉ? Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoẻn ra thì
phải. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lần nữa, vẫn chả nhận ra người nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ
ý không hiểu. Tràng tươi cười: - Thì u hăng vào ngồi lên giường lên giấc chinh chiện cái đã nào.
Bà lão lập cập bước vào, Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa: -
U đã về ạ! hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. Tràng nhắc mẹ: - Kìa
nhà tôi nó chào U. Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp: - Nhà tôi nó mới về làm bạn
với tôi đấy u! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... chẳng qua nó cũng là cái số cả... Bà lão
cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự,
vừa oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. 
Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm ra, những mong sinh con
đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước
mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”m(Trích Vợ
nhặt của Kim Lân trong Truyện Ngắn Việt Nam 1945 - 1985 NXB Giáo dục, Hà Nội, 1985) 

ĐỀ 26
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Để trưởng thành, tất cả chúng ta đều phải trải qua hai cuộc đấu tranh: Một cuộc đấu
tranh bên ngoài và một cuộc đấu tranh ngay trong tâm trí mỗi người. Nhưng cuộc đấu tranh
quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất chính là cuộc đấu tranh diễn ra ngay trong tâm hồn mỗi
người. Đó là cuộc đấu tranh chống lại các thói quen không lành mạnh, những cơn nóng giận sắp
bùng phát, những lời gian dối chực trào, những phán xét thiếu cơ sở và cả những căn bệnh hiểm
nghèo… Những cuộc đấu tranh như thế diễn ra liên tục và thật sự rất gian khó, nhưng lại là điều
kiện giúp bạn nhận ra chính mình.
Hãy luôn cẩn trọng và can đảm. Hãy tiếp thu ý kiến của những người xung quanh nhưng đừng để
họ chi phối quá nhiều tới cuộc đời bạn. Hãy giải quyết những bất đồng trong khả năng của mình
nhưng đừng quên đấu tranh đến cùng để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Đừng để bóng đen của
nỗi lo sợ bao trùm lên cuộc sống của bạn. Bạn phải hiểu rằng, dù có thất bại thảm hại đến mấy
chăng nữa thì bạn cũng đã học hỏi được một điều gì đó bổ ích cho mình. Mặt trời luôn ló rạng
sau dông bão. Vì vậy, bạn hãy tin tưởng vào con đường mình đang đi và vững vàng trong cuộc
đấu tranh vì những mục tiêu cao cả. Hôm nay là kết quả của những gì thực hiện theo kế hoạch
của ngày hôm qua, và ngày mai sẽ bắt đầu từ hôm nay. Hãy sống hết mình cho hiện tại để không
phải hối tiếc vì những gì bạn đã trải qua hoặc lãng phí. Với sự hi sinh, kiên trì, quyết tâm nỗ lực
không mệt mỏi và tính tự chủ của mình, nhất định bạn sẽ thành công. Bạn chính là người làm chủ
số phận của mình. Không có gì là không thể!
( Đánh thức khát vọng – Trích Hạt giống tâm hồn – Nxb Hồng
Đức)

29
Chúc các em học tốt!
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

Thực hiện các yêu cầu sau:


Câu 1. Chỉ ra cuộc đấu tranh quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất giúp con người trưởng thành
được nêu lên trong đoạn trích?
Câu 2. Theo anh/chị, “mặt trời” và “dông bão” được nói đến trong đoạn trích là gì?
Câu 3. Theo anh/chị, tại sao “Bạn chính là người làm chủ số phận của mình”?
Câu 4. Anh/ chị có cho rằng “Với sự hi sinh, kiên trì, quyết tâm nỗi lực không mệt mỏi và tính tự
chủ của mình, nhất định bạn sẽ thành công” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
về thái độ “sống hết mình cho hiện tại” của bản thân?
Câu 2: Phân tích nhân vật Người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân sau đó
nhận xét về Gía trị nhân đạo của tác phẩm

Đề 27:

I.ĐỌC HIỂU

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi

Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Điều này đặt ra cho những công dân toàn cầu việc giữ
gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc không phải chỉ mang ý
nghĩa phân biệt giữa con người của quốc gia này với quốc gia khác, mà còn thể hiện bảo tồn
những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Khi giới thiệu về bản thân (chẳng hạn “Tôi là công dân Việt Nam”), chúng ta cần nhận thức rõ đó
không chỉ nói về quốc tịch, mà quan trọng hơn, là nói về sự trân trọng, tự hào về đất nước đã nuôi
dưỡng chúng ta, cho chúng ta một nền tảng tri thức, văn hóa và bản sắc để bước vào đời.Tương tự
như vậy, một người từng đặt chân đến nhiều nước, nói được nhiều thứ tiếng, có nhiều bạn bè
nước ngoài… không phải là ý nghĩa thật sự của một công dân toàn cầu. Khi một người tự hào nói
rằng “Tôi là công dân toàn cầu”, có nghĩa là những việc anh ta đã và đang làm góp phần tạo
nên một thế giới tốt đẹp hơn.

Những công dân toàn cầu tương lai sẽ không chỉ chèo lái con tàu đất nước mà còn tham gia vào
những công việc chung, ở phạm vi toàn cầu. Bởi lẽ họ hiểu rằng, có rất nhiều vấn đề nghiêm
trọng ảnh hưởng đến nhân loại, từ biến đổi khí hậu cho đến các đại dịch truyền nhiễm, hoàn toàn
không thể bị đặt trong một khuôn khổ hay không gian giới hạn nào. Những vấn đề đó chỉ có thể
được giải quyết bởi những người tin rằng bản thân thuộc về toàn nhân loại và sẵn sàng hành động
vì niềm tin đó để giải quyết những thách thức lớn nhất của thế giới.

Năm 2018, bà Diệp Ngọc Vương (người Mỹ gốc Việt), người đồng sáng lập kiêm chủ tịch tổ
chức Pacific Links, trao tặng giải thưởng “Công dân toàn cầu” vì những nỗ lực chống nạn buôn

30
Chúc các em học tốt!
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

người tại Việt Nam. Hay vô số thanh niên ở các nước phát triển giàu có, được đào tạo trong nền
giáo dục tiến bộ nhất thế giới, sau khi tốt nghiệp liền sang các nước đang phát triển để làm những
công việc từ thiện đầy vất vả và không mang lại lợi ích tài chính. Họ đều có chung một “trái tim
nóng” với lòng nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm với xã hội, không chỉ với nơi họ cư trú mà
còn với cả những cộng đồng, những con người ở chân trời xa lạ mà họ chưa từng quen biết.

Đặc trưng của chủ nghĩa toàn cầu hiện đại là sự đón nhận và trân trọng đóng góp của tất cả các
dân tộc trong bản hòa ca của nhân loại. Ở đó, người ta chia sẻ giá trị của mình vào cái chung, tạo
nên một bức tranh lớn đa sắc màu nhưng vẫn nhất quán và đầy tính nhân bản. Tuy nhiên, nhiều ý
kiến cho rằng khi thế giới phẳng, các nền văn hóa giao thoa với nhau sẽ dần hòa lẫn với nhau, chỉ
còn một nền văn hóa đại đồng, nơi mỗi người đều giống hệt nhau và mất đi văn hóa đặc trưng của
dân tộc mình.

(Nam Lê, Như Ý, Bản sắc dân tộc: Cái gốc của mọi công dân toàn cầu,

Giaoducthoidai.vn)

Câu 1. Từ văn bản trên, hãy cho biết “công dân toàn cầu” là gì?

Câu 2. Theo tác giả, vì sao một số người sẵn sàng đến các nước đang phát triển làm những công
việc từ thiện đầy vất vả?

Câu 3. Anh/chị hiẻu như thế nào về ý kiến: “Việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc không phải
chỉ mang ý nghĩa phân biệt giữa con người của quốc gia này với quốc gia khác, mà còn thể hiện
bảo tồn những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại.”

Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan điểm: khi thế giới phẳng, các nền văn hóa giao thoa với nhau
sẽ dần hòa lẫn với nhau, chỉ còn một nền văn hóa đại đồng, nơi mỗi người đều giống hệt nhau và
mất đi văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.?

II.LÀM VĂN

Câu 1. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc
cần phải làm để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hôi nhập hiện nay.

Câu 2: (5,0 điểm):

Trong phần đầu đoạn trích “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã miêu
tả hai trạng thái cảm xúc của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Khi nhìn thấy chiếc thuyền ở ngoài khơi
xa, Phùng “tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái
khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Nhưng khi chiếc thuyền lại gần bờ, Phùng đã chứng kiến
cảnh lão đàn ông hùng hổ đánh vợ, khiến anh “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ
đứng há mồm ra mà nhìn” và “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”.

(Nguyễn Minh Châu – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.70 và tr.72)

Phân tích hai trạng thái cảm xúc trên của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Từ đó làm rõ quan niệm
của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống
31
Chúc các em học tốt!
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

ĐỀ 28
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đại đã từng nói như vậy.
Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không
cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà
dùng lý trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải
biết ơn.
Luôn nghĩ về ngày xưa, để biết ơn người đã cho mình cơ hội. Nếu không có họ, thì mình hiện giờ
sẽ ra sao. Tự tưởng tượng và xóa bỏ những ý nghĩ không hay, nếu có. Văn minh đơn giản chỉ là
như vậy.
[...] Cám ơn là câu cửa miệng, nhưng với người mình thì ngày càng hiếm hoi. Chữ cám ơn xuất
phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ.
(Trích Lòng biết ơn, Tony Buổi sáng, 17/10/2017)
Câu 1. Theo tác giả, chúng ta nên biết ơn những ai?
Câu 2. Việc dẫn lời của một triết gia cổ đại có ý nghĩa gì?
Câu 3. Theo anh/ chị vì sao Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh?
Câu 4. Anh/ Chị có đồng ý với quan niệm: Chữ cám ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là
một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống.
: Cảm nhận hình tượng người đàn bà hàng chài trong đoạn trích sau rồi nêu nhận xét về cách nhìn
nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyên Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa.
“Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:  – Giá như tôi đẻ ít đi
hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ
trước kia vào các vụ bắc , ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn
ăn cây xương rồng luộc chấm muối… 
-Lão ta trước hồi bảy nhăm cỏ đi lính ngụy không?-Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề.
-Không chú à cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính
là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật. – Vậy sao không lên bờ mà ở – Đẩu
hỏi.  – Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách
mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!
– Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? – Tôi hỏi.  – Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão
xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn
đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…
32
Chúc các em học tốt!
“Học văn cùng cô Đường Mai” hoặc inbox trực tiếp facebook Đường Mai - 0345.777.868

– Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.  – Là
bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của
người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…  – Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, – bất
ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, – trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn
man rợ, tàn bạo?  – Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú? Lát lâu
sau mụ lại mới nói tiếp:  – Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở
thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng
đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con,
rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải
sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái
sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng
sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi
sống hòa thuận, vui vẻ.  – Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? -Đột nhiên tôi hỏi.  – Có
chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…”
( Trích Chiếc thuyền ngoãi xa- Nguyễn Minh Châu , Ngữ Văn 12 , Tập 2, NXB Giáo dục Việt
Nam , 2015, tr.75-76

33
Chúc các em học tốt!

You might also like