You are on page 1of 18

CHUYÊN ĐỀ 2:

KIẾN THỨC, KĨ NĂNG


LÀM ĐỌC HIỂU
***
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Giáo án miễn phí Ngữ Văn THCS - THPT Sách mới
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)
Bài tập 1: Đọc đoạn trích:

Miền Trung câu ví dặm nằm nghiêng


Trên nắng và dưới cát
Đến câu hát cũng hai lần sàng lại
Lúa con gái mà gầy còm túa đỏ
Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm.
Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ
Miền Trung
Không ai gieo mọc trắng mặt người.
Bao giờ em về thăm
Miền Trung
Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật
(Trích Miền Trung, Hoàng Trần Em gắng về
Cương, Thơ hay Việt Nam thế kỉ Đừng để mę già mong...
XX, NXB Văn hóa Thông tin,
2006, tr. 81-82)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích diễn tả
sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung.
Câu 3 (1,0 điểm): Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về
mảnh đất và con người miền Trung?
Miền Trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật
Câu 4 (1,0 điểm): Anh/Chị hãy nhận xét về tình cảm của tác
giả đối với miền Trung được thể hiện trong đoạn trích.
ĐÁP ÁN
Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn trích viết theo thể thơ tự do.

Câu 2: (0,5 điểm) Học sinh có thể lựa chọn hai trong các
hình ảnh sau:
Gợi ý: Những hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự khắc
nghiệt của thiên nhiên miền Trung: “mồng tơi không kịp
rớt”, “Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ”, “Chỉ gió bão là tốt
tươi như cỏ”,...
ĐÁP ÁN

Câu 4: (1,0 điểm)


Tình cảm của tác giả đối với miền Trung được thể hiện trong
đoạn trích:
• Thấu hiểu những khắc nghiệt của thiên nhiên và những
khó khăn, vất vả mà người dân miền Trung phải gánh chịu.
• Bộc lộ tình yêu, tình cảm gắn bó máu thịt và lòng trân
trọng của tác giả đối với con người nơi đây.
Bài tập 2: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Thế nào là anh hùng? Theo tôi, anh hùng là người can đảm cống hiến trong
mọi hoàn cảnh dù là khó khăn nhất; là một cá nhân hành động không vị kỉ và
luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người; là
người xem thường nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng
mà không hề sợ hãi. Anh hùng là người muốn cống hiến, sẵn sàng trở thành
hình mẫu và sống thật với niềm tin xác quyết của mình. Anh hùng luôn xây
dựng chiến lược để đảm bảo đạt được kết quả và theo đuổi đến khi thành quả
mong muốn trở thành hiện thực; họ sẵn sàng thay đổi phương pháp nếu cần
thiết và hiểu tầm quan trọng của những hành động nhỏ. Anh hùng không phải
là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo. Chúng ta đều mắc sai lầm,
nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong đời.
(Trích Ðánh thức con người phi thường trong bạn – Anthony Robbins, NXB
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 397 – 398)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được
sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm): Trong đoạn trích, tác giả cho rằng anh
hùng là người có thái độ như thế nào truớc khó khăn,
nghịch cảnh?
Câu 3 (1,0 điểm): Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: Anh
hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai
hoàn hảo?
Câu 4 (1,0 điểm): Anh/Chị có đồng tình với quan niệm:
Chúng ta đều mắc sai lầm nhưng điều đó không phủ nhận
những cống hiến của chúng ta trong đời? Vì sao?
Bài tập 2: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Thế nào là anh hùng? Theo tôi, anh hùng là người can đảm cống hiến trong
mọi hoàn cảnh dù là khó khăn nhất; là một cá nhân hành động không vị kỉ và
luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người; là
người xem thường nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng mà
không hề sợ hãi. Anh hùng là người muốn cống hiến, sẵn sàng trở thành hình
mẫu và sống thật với niềm tin xác quyết của mình. Anh hùng luôn xây dựng
chiến lược để đảm bảo đạt được kết quả và theo đuổi đến khi thành quả mong
muốn trở thành hiện thực; họ sẵn sàng thay đổi phương pháp nếu cần thiết và
hiểu tầm quan trọng của những hành động nhỏ. Anh hùng không phải là mẫu
người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo. Chúng ta đều mắc sai lầm, nhưng
điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong đời.
(Trích Ðánh thức con người phi thường trong bạn – Anthony Robbins, NXB
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 397 – 398)
ĐÁP ÁN

Câu 1: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính được sử


dụng trong đoạn trích là phương thức nghị luận.

Câu 2: (0,5 điểm) Trong đoạn trích, trước khó khăn,


nghịch cảnh, tác giả cho rằng anh hùng là người có thái
độ “can đảm cống hiến”, “hành động không vị kỉ và luôn
đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kì vọng
của mọi người”, “xem thường nghịch cảnh để kiên quyết
thực hiện điều mình tin tưởng mà không hề sợ hãi”.
ĐÁP ÁN

Câu 3: (1,0 điểm) Ý kiến của tác giả: Anh hùng


không phải là một mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng
có ai hoàn hảo có thể hiểu là con người vốn không
ai hoàn hảo, toàn vẹn và người anh hùng cũng vậy.
- Phủ nhận quan niệm thần thánh hóa; đồng thời
mang lại cái nhìn khách quan về người anh hùng,
họ cũng có khiếm khuyết, cũng mắc phải sai lầm
như những người khác.
ĐÁP ÁN
Câu 4: (1,0 điểm) Học sinh nêu rõ quan điểm, suy nghĩ cá nhân, đồng tình
hoặc không đồng tình. Cần kiến giải thuyết phục, hợp lí. Có thể tham khảo
cách kiến giải sau:
- Đồng tình với quan điểm của tác giả vì:
+ Sai lầm là điều không ai có thể tránh khỏi trong cuộc sống: từ người giàu
cho đến người nghèo, từ kẻ mạnh cho đến kẻ yếu, từ người lao động trí óc
cho đến người lao động chân tay…
+ Đôi khi, chính từ sai lầm, thất bại, con người có được những bài học, kinh
nghiệm để vươn lên và đi tới thành công, đóng góp những giá trị tích cực cho
cuộc sống. Sự cống hiến ấy đáng được mọi người ghi nhận, tôn trọng.
- Phê phán sự phủ nhận cống hiến của người khác chỉ vì một sai lầm. Đó là
một cái nhìn phiến diện, thiếu đi sự cảm thông, thấu hiểu và dễ gây ra sự
chán nản, bi quan về cuộc sống với những người có khát vọng cống hiến.
Bài tập 3: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
“Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc
đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự
thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một
sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail
Sheehy đã khẳng định:
“Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không
phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có
nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính
an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều
đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không
còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những
điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.”
Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay
đổi và không bao giờ phát triển.
(John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015,
tr.130)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối
sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm): Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói
đến trong đoạn trích là gì?
Câu 3 (1,0 điểm): Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail
Sheehy có tác dụng gì?
Câu 4 (1,0 điểm): Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an
toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh,
mạo hiểm không? Vì sao?
Bài tập 3: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
“Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc
đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay
đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật
hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã
khẳng định:
“Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải
là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là
phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn,
những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến
bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà
văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”.
Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.”
Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay
đổi và không bao giờ phát triển.
(John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015,
tr.130)
ĐÁP ÁN
Câu 1: (0,5 điểm)
Tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc
được nêu trong đoạn trích là: “nếu không thay đổi thì
không thể có sự phát triển”
Câu 2: (0,5 điểm)
“Điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là dậm
chân tại chỗ, tự đóng khung mình vào những khuôn mẫu
có sẵn, sống trì trệ, không thay đổi để phát triển.
ĐÁP ÁN
Câu 3: (1,0 điểm)
Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng:
Chỉ ra tác hại của việc “nếu không thay đổi” thì con người sẽ
không phát triển được. Cuộc sống sẽ trở nên vô vị nếu con
người chỉ sống trong “vòng an toàn” mà không có những thay
đổi, bứt phá. Điều đáng sợ nhất là chỉ đứng yên một chỗ,
không làm gì để tiến lên.
Khuyên chúng ta phải thay đổi tư duy, mạnh dạn hành động sẽ
làm được những điều chưa bao giờ đạt được. Điều quan trọng
là phải hành động để tìm kiếm điều mới mẻ, tốt đẹp.
Câu 4: (1,0 điểm)
- Học sinh nêu ra ý kiến của mình, có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm “từ
bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm”.
- Học sinh phải lí giải được quan điểm của mình:
+ Đồng ý: “từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh,
mạo hiểm” vì phải đối mặt với những thử thách, chưa bao giờ thử qua. Thậm chí ta
chưa biết được những điều mới mẻ mà mình bắt đầu tiếp thu có thực sự tốt hay không.
+ Không đồng ý:
Dám từ bỏ những điều quen thuộc, an toàn là dám chấp nhận thử thách, khiến con người
trở nên kiên cường hơn, chủ động hơn.
Dù là liều lĩnh, mạo hiểm nhưng nhưng vượt qua giới hạn an toàn của bản thân, ta sẽ
học được cách bảo vệ mình, tích lũy thêm những kiến thức, kĩ năng và trưởng thành
hơn. Không có con đường nào trải bước trên hoa hồng mà không phải vượt qua những
múi gai, những mạo hiểm ta phải đối mặt khi từ bỏ vùng an toàn là những điều hiển
nhiên.
Vì cho đến tận sau này, chúng ta sẽ hối hận vì những điều ta không làm chứ không phải
những điều ta đã làm.
CHUYÊN ĐỀ 2:
KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
LÀM ĐỌC HIỂU
***
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Giáo án miễn phí Ngữ Văn THCS - THPT Sách mới
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan

You might also like