You are on page 1of 74

ĐỀ 1:

I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
“ Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.

Con hến, con trai một đời nằm lệch


Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.

Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp


Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.”
(Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007, tr 18&19)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.
Câu 3. Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng gợi cho anh/chị suy
nghĩ gì?
Câu 4. Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với anh/chị khi đọc đoạn thơ trên là gì? Vì sao?

II. LÀM VĂN


Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa
của những điều giản dị đối với cuộc sống con người.
HƯỚNG DẪN CHẤM:

Phần Câu Nội dung Điểm

ĐỌC HIỂU 3.00

1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm/Phương thức biểu cảm 0.50

Các từ ngữ/hình ảnh: phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt thóc, củ
khoai, rơm, rạ… (Thí sinh chỉ ra được một đến ba từ ngữ/hình ảnh
2 cho 0.25 điểm, từ bốn từ ngữ/hình ảnh trở lên cho 0.50 điểm) 0.50

– Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan yêu đời


– Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ
3 yêu quý. Kí ức đẹp đẽ đó sẽ theo mãi cuộc sống con người. 1.00

Thí sinh có thể đưa ra những bài học khác nhau nhưng cần lí giải vấn
đề phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật (Một số bài
học: Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình; Gần gũi,
gắn bó với quê hương, coi đó là nguồn cội quan trọng đối với bản
I 4 thân mình…) 1.00

LÀM VĂN 7.00

Viết đoạn văn về ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống
con người 2.00

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày
đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, song hành… 0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của những điều giản dị
đối với cuộc sống con người 0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận 1.00
phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm
rõ ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người. Có
thể viết đoạn văn theo hướng sau:
– Điều giản dị trong cuộc sống con người chính là những gì gần gũi,
II 1 gắn bó thân thiết xung quanh mỗi người.
– Những điều giản dị có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc
sống con người. Những điều giản dị có thể trở thành điểm tựa, bồi
đắp cho con người giá trị tinh thần cao quí (tình làng nghĩa xóm, gia
đình sâu nặng…); góp phần thanh lọc tâm hồn, hoàn thiện nhân cách
để trở thành người tử tế.
– Mỗi người cần biết trân trọng những điều giản dị nhỏ bé, bởi đó có
thể là nơi vẫy gọi ta về, làm bừng sáng kí ức đẹp đẽ…

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa,
ngữ pháp 0.25

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận 0.25
ĐỀ 2:
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích dưới đây:
Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua
trong vô vọng.(…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối
của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và
thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ
vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những
việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để
thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ?
Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức
bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn
ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện
cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành
công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.
(Theo Báo mới.com; 26/ 03/ 2016)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Chỉ ra điều cần làm trước mắt được nêu trong đoạn trích.
Câu 2: Phân tích ngắn gọn tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần
có nền tảng về mọi mặt”?
Câu 4: Anh/chị có cho rằng “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi,
nước mắt và thậm chí là cuộc sống” không? Vì sao?

III. LÀM VĂN


Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa.
HƯỚNG DẪN CHẤM:

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 3,0

Điều cần làm trước mắt là:


– tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày
khởi nghiệp;
– tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân;
– nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm.
(Lưu ý: HS nêu đủ các điều cần làm mới cho điểm tối đa; chỉ nêu
1 được 2/3 điều thì cho 0,25 điểm) 0,5

– Câu hỏi tu từ: Bạn đã giành …..dấu tích gì không?


– Tác dụng: Hỏi thể hiện sự trăn trở về việc sử dụng quỹ thời gian,
cảnh báo việc để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa. Từ đó nhắc
nhở mỗi người trân quý thời gian và có ý thức sử dụng thời gian
hiệu quả, ý nghĩa.
2 ( Lưu ý : HS chỉ cần đưa ra 1 câu hoặc 3 câu cũng được ) 0,75

– Ý kiến Trường đời….mọi mặt có thể hiểu:


+ đời sống thực tiến là một môi trường lí tưởng, tuyệt vời để chúng
ta trau dồi kiến thức, rèn luyện kinh nghiệm, bồi dưỡng nhân
cách…;
+ song muốn thành công trước hết ta cần chuẩn bị hành trang, xây
dựng nền móng vững chắc từ nhiều môi trường giáo dục khác như
3 gia đình, nhà trường… 0,75

– Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình.


– Lí giải hợp lí, thuyết phục. 0,5
4 0,5

I LÀM VĂN 7,0

Trình bày suy nghĩ về: điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý
nghĩa 2,0

1 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25


Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận


Điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa 0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận


Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần Đọc hiểu, HS có
thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức
thuyết phục. Có thể theo hướng sau:
Tuổi trẻ là giai đoạn thanh xuân, là quãng đời đẹp đẽ, có ý nghĩa
nhất của đời người…Song thời gian là một dòng chảy thẳng, tuổi
trẻ sẽ dần qua đi…Mặt khác, ở độ tuổi này, chúng ta dễ đối mặt với
phải nhiều cám dỗ cuộc đời. Vây phải làm gì để tuổi trẻ có ý
nghĩa?
+ Trau dồi kiến thức, hiểu biết
+ Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách; sống có ước mơ, lí tưởng…
+ Tích cực tham gia hoạt động xã hội, hoạt động thiện nguyện…
+ Dành thời gian quan tâm đến gia đình, đến những người thân yêu
+ Biết hưởng thụ cuộc sống, quan tâm đến bản thân…
Từ đó phê phán những người sống uổng phí tuổi trẻ và rút ra bài
học cho bản thân 1,0

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25
ĐỀ 3:
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau:
Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ
bé biết bao. Trong cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thế cờ, đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch
thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại, thì con người phải nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình, những
cũng phải nghĩ đến mọi người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô
tình, tiếp xúc vô vtội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia.
Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc gia, nhưng quốc gia ấy và các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là
phòng chống, thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh.
Mỗi người hãy hòa mình vào dân tộc, nhân loại. Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên. Không phá
đi rồi xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối kháng. Con người
phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật. Một con voi, con hổ,
hay con sâu cái kiến, một loài côn trùng, một loại vi khuẩn, một chủng virus nào đó cũng có vị thế trong vũ
trụ của Tạo hóa. Con người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa tể của muôn loài không chế, thống
trị chúng sinh, mà không biết sống hòa nhập hòa bình trong sinh thái cân bằng.
Nhận thức lại về thiên nhiên và giống loài trên trái đất để ứng xử là một điều cần thiết. Hy vọng nhân
loại sẽ đi qua đại dịch Covid 19. Sau bão giông, trời lại sáng. Những cánh rừng lại xanh. Ngựa, dê, hổ báo
nô đùa với con người. Chim chóc đậu nơi cửa sổ nghiêng ngó đầu nhìn đôi vợ chồng trẻ sau một đêm nồng
nàn đang ngủ nướng. Nắng mới tràn mọi ngõ ngách! Cuộc sống thường nhật an lành sẽ lại về trong hạnh
phúc bình dị.
(https://vietnamnet.vn - “Loài người có bớt ngạo mạn?” (trích) - Sương Nguyệt Minh)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Theo tác giả “Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên” bằng những cách nào?
Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ
quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả
quốc gia?
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ
con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao? Vì sao?

II. LÀM VĂN


Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề: Hậu quả của
việc gây mất cân bằng hệ sinh thái của con người?

HƯỚNG DẪN CHẤM:

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 3,0

1 Phương thức biểu đạt: nghị luận 0,5

Theo tác giả “Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên” bằng
những cách sau:
- Không phá đi rồi xây.
- Không hủy diệt rồi nuôi trồng.
- Không đối đầu.
- Không đối nghịch.
- Không đối kháng.
- Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên
2 nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật 0,5

- Sự lây lan Covid 19 từ người sang người xảy ra liên tục. Nó


là chủng mới hoàn toàn chưa được xác định trước đó. Khi
xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra hội chứng viêm đường
hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong. Chủng
mới virus corona COVID-19 rất dễ lây truyền qua nhiều con
đường… Đặc biệt,
những người không có triệu chứng vẫn có thể lan truyền
virus COVID-19. Nó có thể lây nhiễm ngay khi các triệu
chứng vẫn còn nhẹ, thậm chí những người không có triệu
chứng (không có dấu hiệu bị bệnh). Có nghĩa là những người
này có thể truyền virus trước khi phát bệnh mà không phát
hiện được.
- Vì thế, chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người,
và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách
3 ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả 1,0
quốc gia.

Thí sinh tự do nêu quan điểm, lí giải hợp lí, thuyết phục, làm
rõ vấn đề, có thể nêu theo 3 hướng:
- Đồng tình và giải thích được vì sao đồng tình.
- Không đồng tình và giải thích được vì sao không đồng tình.
- Vừa đồng tình, vừa không đồng tình và giải thích được lí
do.
* đồng tình với quan điểm của tác giả: Giặc Covid đang áp
đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu
ớt,
mỏng manh, nhỏ bé biết bao.
- Vì: Trên thực tế…
+ “Giặc Covid” rất dễ lây truyền từ người sang người bằng
nhiều con đường. Virus này đang áp dụng luật chơi cho loài
người: Nó chỉ cần chọc thủng “phòng tuyến ở một người”,
mà người đó lại chủ quan, tiếp xúc với người khác, thì như
phản ứng “dây truyền”, nó nhanh chóng tràn lan cả cộng
đồng, hủy diệt con
người, tàn phá mọi thành tựu con người gây dựng nên.
+ Trên thế giới có hàng triệu người bị nhiễm virus corona,
hàng trăm nghìn người chết vì dịch bệnh này. Ngay ở các
cường quốc lớn trên thế giới có nền y học hiện đại, phát
triển, cũng bị giặc Covid 19 hành hoành, gây cảnh chết chóc,
đau thương, bị thiệt hại nặng nề trên mọi lĩnh vực…Thế giới
đã và đang điêu đứng vì
đại dịch này.
+ Cuộc chiến chống lại “giặc Covid ” vô cùng nan giải, đòi
hỏi con người phải đoàn kết lại, cùng chung tay đẩy lùi đại
4 dịch. 1,0

II LÀM VĂN 7,0

Trình bày suy nghĩ về: Hậu quả của việc gây mất cân
1 bằng hệ sinh thái của con người 2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy
nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành 0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận


Hậu quả của việc gây mất cân bằng hệ sinh thái của con
người 0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận


Bằng việc vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành
động…
* Giới thiệu, giải thích vấn đề:
- Mất cân bằng hệ sinh thái là trạng thái không ổn định tự
nhiên của hệ sinh thái, phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái,
làm gia tăng, giảm, thậm chí tuyệt chủng của các thành phần
trong hệ.
- Việc con người gây ra làm hệ sinh thái mất cân bằng dẫn
đến những hậu quả nghiêm trọng.
* Bàn luận: Hậu quả của việc gây mất cân bằng hệ sinh thái
của con người (phần thân đoạn ít nhất phải có một dẫn chứng
phù hợp)
- Trước hết cần thấy những nguyên nhân gây mất cân bằng
hệ sinh thái chính là do con người.
+ Do hoạt động công nghiệp xả thải các chất độc hại vào môi
trường đất, nước,
không khí. Hiện nay, hậu quả lớn nhất là gây biến đổi khí
hậu.
+ Rác thải, nước thải sinh hoạt của con người.
+ Hoạt đông khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên
nhiên như rừng, nguồn lợi sinh vật, khoáng sản, ….Chính
con người đã thay đổi và cải tạo quá mức các hệ sinh thái tự
nhiên. Con người đốt rẫy làm nương, đốn cây cổ thụ, phá
rừng làm cho không biết bao nhiêu đồi núi trọc lốc. Cải tạo 1,0
đầm lầy thành đất canh tác. Con người bạc đãi thiên nhiên,
coi thường vạn vật, săn bắt đủ mọi động vật hoang dã có lợi
cho đời sống con người.
- Hậu quả:
+ Mất đa dạng sinh thái nghiêm trọng. Những hoạt động của
con người đang phá hủy các vùng sinh thái phong phú như:
rừng nhiệt đới, vùng đất ngập nước, các rạn san hô, các cánh
đồng cỏ, và có nguy cơ biến hành tinh của chúng ta thành
một nơi cằn cỗi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đối với chính con người.
+ Đặc biệt, khi hệ sinh thái bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến an
ninh, lương thực làm cho con người phải đối mặt với nguy
cơ đói nghèo, suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí
hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên lũ lụt, hạn
hán, dịch bệnh đe dọa cuộc sống. (Có thể: liên hệ với dịch
bệnh Covid 19 lây lan bắt nguồn từ một nhóm người mắc
viêm phổi không rõ nguyên nhân, giới chức y tế địa phương
xác nhận trước đó nhóm người này đã có tiếp xúc, chủ yếu là
với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán
buôn hải sản Hoa Nam , nơi được cho là địa điểm bùng phát
dịch bệnh đầu tiên; con người phải đối phó với hàng loạt
dịch bệnh; liên hệ với sự thay đổi thất thường của thời
tiết, …).
* Rút ra bài học nhận thức vài hành động
- Con người là một sinh vật của hệ sinh thái. Chính con
người là thủ phạm gây mất cân bằng hệ sinh thái nghiệm
trọng, và cũng chính con người đang phải hứng chịu hậu quả
do mình gây ra.
- Vì vậy, mỗi người cần phải thấy tầm quan trọng của cân
bằng hệ sinh thái, cần phải có trách nhiệm đảm bảo đa dạng
sinh học, cần sống thân thiện, hòa hợp, thuận theo tự nhiên.
Và đặc biệt cần phải có các biện pháp hạn chế tác động tiêu
cực của con người lên hệ sinh thái từ việc trước mắt đến lâu
dài như không được
khai thác quá mức các loại tài nguyên, không săn bắt, ăn thịt
động vật hoang dã.
- Tìm cách khôi phục bảo vệ các hệ sinh thái, nguồn tài
nguyên rừng.

d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ
về vấn đề cần nghị luận. 0,25
ĐỀ 4:
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi để làm chủ hết bản
thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường
lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết
được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng
đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi. Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con
người. Thế nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng
nghe ai cả.
(….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong lòng, thì
việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn
quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ càng những báo cáo hay những lời than thở về
bệnh trạng. Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị
bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn,
chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại
mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?
(Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.160-162)
Câu1. Đoạn văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 2. Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có thái độ như thế nào?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là tức là ta đang đóng
vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ”?
Câu 4. Theo anh/chị, chúng ta cần lưu ý điều gì khi lắng nghe ai đó?

II. LÀM VĂN


Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.

ĐỀ 5:
I. Đọc hiểu
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo
léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong
cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải
trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.
(2) Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều
đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.
(3) Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác, nhưng
chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn
hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành,
chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.
(http://www.kynang.edu.vn/ky-nang-mem/nuoi-duong-tam-hon-noi-chinh-ban.html)
1. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn (1)
2. Anh/ chị hiểu như thế nào về đoạn (2): Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang
vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không
phụ thuộc vào bất kỳ ai khác?
3. Việc nuôi dưỡng tâm hồn có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do chọn thông điệp đó.

II. Làm văn


Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hậu quả của việc “bỏ mặc
tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được gợi ở phần Đọc
hiểu.
ĐỀ 6:
I. Đọc – hiểu
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới
Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các loài
cây đều thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngầm dồi dào mát lành và thi nhau đâm cành trổ lá xum xuê.
Riêng có cây sồi Tenere là vẫn chịu khó đâm xuyên những chiếc rễ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất.
Cho đến một ngày kia khi nguồn nước ngỡ như vô tận bỗng cạn kiệt dần rồi biến mất hẳn, các loài cây đều
không chịu nổi hạn hán và chết dần, duy chỉ có cây sồi Tenere là vẫn còn tồn tại giữa sa mạc Sahara. Tên
tuổi của nó được cả thế giới biết đến khi một mình đứng giữa sa mạc, xung quanh bán kính 400km không một
bóng cây nào bầu bạn. Người ta kinh ngạc khi phát hiện ra rễ cây đã đâm sâu xuống đất tận 36m để tìm nước.
Bạn có thấy rằng trong cuộc sống cũng có một dòng chảy luôn vận động không ngừng không? Đó
chính là thời gian; nó quan trọng như là nước đối với cây cối.
Sẽ có những người chỉ sử dụng thời gian để lớn lên, hưởng những thú vui đời thường và rồi những
thách thức cuộc đời sẽ đánh gục họ, khiến họ phải đau khổ, giống như những cái cây chỉ biết “hút và tận
hưởng”.
Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự
phát triển bản thân cũng giống như cầy sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình.
Họ hiểu triết lí: Bộ rễ yếu ớt không thể nào giữ được cái thân to khoẻ. Bạn khó có thể thành công nếu
không có sự chuẩn bị tốt về những kĩ năng và kiến thức nền tảng.
(Phỏng theo Hạt giống tâm hồn – Câu chuyện về cây sồi, https://saostar.vn)
Câu 1. Theo tác giả thời gian quan trọng như thế nào?
Câu 2. Theo anh (chị) câu văn sau có ý nghĩa gì: “Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử
dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát
triển bộ rễ của mình”.
Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về ý nghĩa biểu tượng của hai hình ảnh: Hình ảnh cây sồi Tenere với bộ rễ
đâm sâu xuống lòng đất để tìm kiếm nguồn nước và hình ảnh những loài cây khác chỉ biết “hút và tận hưởng”?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?

II. Làm văn


Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy
nghĩ của mình về ý kiến: “Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về kỹ năng và kiến thức
nền tảng”
ĐỀ 7:
I. ĐỌC – HIỂU
Celine Dion – một trong những nữ ca sĩ diva nổi tiếng nhất thế giới trong một cuộc phỏng vấn trên
truyền hình, khi được hỏi về nguồn gốc thành công trong việc ra đời lien tiếp những album có số phát hành
hàng triệu bản – đã rất tự tin trả lời rằng cô không hề bất ngờ vì từ khi mới lên năm tuổi, cô đã đam mê với
ca hát và đã tưởng tượng được sự thành công của mình. Cô đã nhìn thấy trước viễn cảnh, con đường đi đến
vinh quang cùng sự thành đạt đó. Celine Dion không hề tỏ ra kiêu kì khi phát biểu như vậy vì tất cả chúng ta
đều biết, để có được vinh quang đó, ngoài tài năng, cô đã phải nỗ lực không ngừng. Cô biết nắm bắt sức
mạnh của trí tưởng tượng, của ước mơ và hình dung thật sự những gì mà mình mong ước và quyết tâm theo
đuổi.
Một số vận động viên thể thao nổi tiếng trên thế giới cũng vận dụng sức mạnh của trí tưởng tượng để
hình dung ra chính xác những gì mà họ sẽ thể hiện khi thi đấu hay biểu diễn. Sức mạnh của trí tưởng tượng
không phải chỉ cần cho các ca sĩ, vận động viên hay diễn viên mà mọi chúng ta đều cần. Nhưng điều tạo nên
sự khác biệt chính là khả năng nắm bắt và vận dụng sức mạnh ấy.
Trí tưởng tượng là khả năng tạo ra những hình ảnh trong tinh thần hay nội tâm. Tâm trí của chúng ta
lưu giữ hình ảnh về mơ ước, những khát vọng, các mối quan hệ xã hội,hay cụ thể hơn, một bóng hình, một
ánh mắt đưa tâm hồn bạn về một tình yêu thật đẹp, một thành công trong công việc bạn từng ao ước, một
công việc mà bạn từng ước ao được làm, khoản thu nhập mà bạn muốn có… Những hình ảnh này được hình
thành và lưu giữ trong tâm trí ngay từ khi chúng ta vừa chớm nhận biết cuộc sống xung quanh. Tuổi niên
thiếu cho đến lúc trưởng thành thường là giai đoạn quan trọng nhất để hình thành nên tính cách, ước mơ.
Thuở thiếu thời, nếu chúng ta thường bị người lớn phê bình, chỉ trích hoặc nếu như ta tự ti, coi thường bản
thân mình, tự xem mình luôn là bản sao của người khác, tư tưởng chúng ta sẽ ghi nhận một cách vô thức
những hình ảnh cùng cảm nhận của ta về các sự kiện đó. Giai đoạn đó nếu ta luôn ước mơ và hướng theo
những cảm xúc, hoài bão tốt đẹp thì chắc chắn sau này bạn sẽ có sự thôi thúc thực hiện điều đó. Vì vậy, mọi
hành động của chúng ta trong tương lai được coi là đa phần ảnh hưởng bởi bản sao, dấu ấn của những tư
tưởng ban đầu.
(Thay thái độ đổi cuộc đời – Jeff Keller – NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh)
Câu 1: Văn bản trên tập trung bàn về vấn đề gì?
Câu 2: Dựa vào văn bản, anh/chị hãy chỉ ra các yếu tố tạo nên sự thành công của nữ ca sĩ.
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: “Mọi hành động của chúng ta trong tương lai được coi là đa phần ảnh hưởng
bởi bản sao, dấu ấn của những tư tưởng ban đầu” từ thuở thiếu thời? Điều đó có ý nghĩa như thế nào trong
việc lựa chọn cách sống của anh/chị?
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm mà tác giả đặt ra trong văn bản: “Sức mạnh của trí tưởng tượng
tuy cần thiết nhưng điều tạo nên sự khác biệt chính là khả năng năm bắt và vận dụng sức mạnh ấy”?

II. LÀM VĂN


Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ với chủ đề: sức mạnh
của trí tưởng tượng.
ĐỀ 8:
I. ĐỌC – HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả bóng mang tên
là: công việc, gia đình, sức khoẻ, bạn bè, và tinh thần. Bạn sẽ hiểu ngay rằng công việc là quả bóng cao su.
Vì khi bạn làm rơi nó xuống đất, nó sẽ nảy lên lại. Nhưng bốn quả bóng còn lại – gia đình, sức khoẻ, bạn bè
và tinh thần – đều là những quả bóng bằng thủy tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả, nó sẽ bị trầy xước, có
tì vết, bị nứt, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ nát mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại
như cũ. Bạn phải hiểu điều đó và cố gắng phấn đấu giữ cho được sự quân bình trong cuộc sống của bạn.
Bạn đừng tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác vì mỗi chúng ta là những
con người hoàn toàn khác nhau. […]
Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ
điều gì tốt nhất cho chính mình […]
Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai.
Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời
mình. […]
Bạn chớ quên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm thấy mình được đánh giá đúng. […]
Cuộc đời không phải là đường chạy. Nó là một lộ trình mà bạn phải thưởng thức từng chặng đường
mình đi qua.
(Trích bài phát biểu Sống trọn vẹn từng ngày của tổng giám đốc Tập đoàn Cocacola; Quà tặng cuộc sống)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính?
Câu 2. Nêu và chỉ ra hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản?
Câu 3. Vì sao khi so sánh mình với người khác lại là cách chúng ta hạ thấp mình?
Câu 4. Anh, chị hiểu thế nào về câu sau: Cuộc đời không phải là đường chạy. Nó là một lộ trình mà bạn phải
thưởng thức từng chặng đường mình đi qua? Hãy trả lời bằng một đoạn văn từ 7- 10 dòng.

II. LÀM VĂN


Hãy viết một đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong phần Đọc
hiểu: Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai.
ĐỀ 9:
I/ ĐỌC HIỂU
Nền văn hoá truyền thống Việt Nam thấm đẫm tinh thần nhân văn trước hết vì nó luôn đặt con người ở
vị trí trung tâm, luôn coi con người là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất của tạo hoá. Rất nhiều câu tục ngữ
của ông cha ta đã thể hiện tư tưởng này, như “người ta là hoa của đất”, “người sống đống vàng”, “một mặt
người bằng mười mặt của”…
Nhưng thật đáng lo vì nền tảng đạo đức xã hội hiện nay đang có những dấu hiệu suy thoái nghiêm
trọng, sự lệch lạc về lối sống trong vòng quay của những giá trị ảo đã biến một bộ phận không nhỏ những
người trẻ trở thành nô lệ của sự tung hô, chú ý trên mạng xã hội. Không ít trong số đó đã gục ngã trước uy
lực thần thánh của nút “like”.
Ngày 21.9, cộng đồng mạng xã hội vô cùng sửng sốt với clip một nam thanh niên tẩm xăng tự thiêu rồi
nhảy xuống dòng kênh Tân Hóa – TP.HCM khi đã “gom” đủ 40.000 cú click vào nút “like” trên Facebook. Ít
hôm sau dư luận lại nhận thêm cú sốc từ hành động châm lửa… đốt trường của một nữ sinh lớp 8 tại Khánh
Hòa cũng chỉ vì đã đủ “like” ủng hộ trên Facebook.
Cũng chỉ vì trào lưu “Việt Nam nói là làm” đã biến tướng thành những hành động quái đản, thật đáng
thương và cũng đáng trách những bạn trẻ cuồng quay với hai từ “nổi tiếng” đầy tai tiếng.
Nếu trách chủ nhân của những status câu “like” kia một thì đáng lên án sự vô tâm của hàng trăm
nghìn người dùng mạng xã hội với cái tâm lạnh hơn băng. Họ không biết hay cố tình không biết rằng một cú
click của mình là đóng góp thêm những tràng pháo tay cho lối sống bệnh hoạn, vô tình đưa khổ chủ đến dần
với bờ vực hiểm nguy.
(Trích nguồn http://thanhnien.vn/toi-viet/uy-luc-than-thanh-cua-nut-like-hay-loi-song-benh-hoan-
754983.html (Trương Khắc Trà 14-10-2016))
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói của tác giả: “con người là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất của tạo
hoá”?
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả viết: Cũng chỉ vì trào lưu “Việt Nam nói là làm” đã biến tướng thành
những hành động quái đản, thật đáng thương và cũng đáng trách những bạn trẻ cuồng quay với hai từ “nổi
tiếng” đầy tai tiếng?
Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN


Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng được đề cập
trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Ngày 21.9.2016, cộng đồng mạng xã hội vô cùng sửng sốt với clip một nam
thanh niên tẩm xăng tự thiêu rồi nhảy xuống dòng kênh Tân Hóa – TP.HCM khi đã “gom” đủ 40.000 cú click
vào nút “like” trên Facebook. Ít hôm sau dư luận lại nhận thêm cú sốc từ hành động châm lửa… đốt trường
của một nữ sinh lớp 8 tại Khánh Hòa cũng chỉ vì đã đủ “like” ủng hộ trên Facebook.
ĐỀ 10:
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau:
“Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Trong khi
người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không
làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ
thấp họ. Họ để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày.
Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người.
Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong
muốn. Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính
mình.
Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và bình đẳng. Bạn cần phải ý thức được rằng, bạn là duy
nhất và không bao giờ có người nào hoàn toàn giống bạn, cả về diện mạo lẫn tính cách. Vì thế, thay vì ganh
tị với thành công và may mắn của người khác, bạn hãy tập trung toàn bộ tâm trí vào những ước mơ, dự định,
đồng thời cố gắng hoàn thành chúng một cách triệt để. Hãy tự hào về sự khác biệt của bản thân bạn và vui
mừng trước sự may mắn, thành công của những người xung quanh. Niềm vui ấy sẽ chắp cánh cho hạnh phúc
của bạn và sớm muộn gì, bạn cũng sẽ đạt được thành công như họ”.
(Trích “Không gì là không thể” – George Matthew Adams – Thu Hằng dịch, Tr.117, NXB Tổng hợp Tp Hồ
Chí Minh, 2019)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo đoạn trích, kẻ đố kị phải gánh chịu những hậu quả như thế nào?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết thế nào là: “khác biệt và bình đẳng”?
Câu 4. Lời khuyên “Hãy tự hào về sự khác biệt của bản thân bạn và vui mừng trước sự may mắn, thành công
của những người xung quanh” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?

II. LÀM VĂN


Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về
việc dứt khoát phải từ bỏ thói đố kị.

ĐỀ 11:
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Trang điện tử của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Geneva (www.weforum.org) ngày
30/3/2020 đăng bài viết của nhà báo người Anh Sean Fleming nhan đề: “Viet Nam shows how you can
contain COVID-19 with limited resources”, tạm dịch: “Việt Nam cho thấy cách bạn có thể phòng chống
COVID-19 với nguồn lực hạn chế” đánh giá Việt Nam ứng phó hiệu quả với dịch viêm đường hô hấp cấp
COVID-19, trở thành “ngọn hải đăng” về cách làm với nguồn lực hạn chế.
(2) Bài báo viết: Việt Nam đã sớm nhận thức rõ ràng về nguy cơ bùng phát của dịch bệnh có thể tàn
phá một đất nước đang phát triển và Việt Nam đã hành động mau lẹ, đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp
thời.
(3) Theo đó, Việt Nam đã tập trung vào các biện pháp nằm trong tầm kiểm soát của mình và giành
được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã khởi động một loạt các sáng kiến để ngăn chặn virus
lây lan ngay từ ngày 1/2, đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc; đóng cửa các trường học
sau khi nghỉ Tết Nguyên đán.
(…)
(4) Tác giả bài viết đề cao hành động tập thể và có trách nhiệm trong chống dịch ở Việt Nam, như việc
toàn dân đeo khẩu trang. Lực lượng chức năng Việt Nam cũng luôn đồng hành cùng người dân. Khắp các
quận đều phát những hướng dẫn phòng ngừa qua loa phóng thanh. Toàn bộ người dân nhận được một tin
nhắn SMS gần như hằng ngày với các nội dung chỉ dẫn hoặc thông báo tìm kiếm những người có nguy cơ.
Theo tác giả, hành động tập thể và có trách nhiệm là giải pháp toàn diện cho dịch bệnh.
(5) Bài báo nhấn mạnh Việt Nam là một quốc gia không quá mạnh về kinh tế, với cơ sở hạ tầng chưa
hoàn toàn hiện đại song đã phòng chống đại dịch COVID-19 bằng cách quản lý rất tỉ mỉ và có tổ chức, có sự
chuẩn bị, thể hiện vai trò bảo vệ của Nhà nước đối với người dân. Tác giả bài viết cho rằng “chính quyền
Việt Nam đã ngăn chặn virus SARS-CoV-2 theo cách rất nhân văn và áp dụng từng bước một”.
(6) Trong khi đó, đài BBC dẫn nhận định của PGS. TS Jonathan London – một nhà nghiên cứu xã hội
học và chính trị người Mỹ – cho rằng “Việt Nam đã phản ứng một cách nghiêm túc” đối với đại dịch
COVID-19.
(7) “Việt Nam – hình mẫu về cách thức kiềm chế đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong
điều kiện hạn chế” là nội dung bài viết được đăng tải trên trang mạng zen.yandex.ru của Nga (zen.yandex.ru
là trang tìm kiếm lớn thứ 4 thế giới).
(Nguồn: https://moh.gov.vn)
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
Câu 2. Theo đoạn trích, tác giả bài báo đã đề cao vấn đề gì trong phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ba chữ “ngọn hải đăng” mà tác giả bài báo đã nhấn mạnh trong đoạn (1)
của văn bản.
Câu 4. Các đánh giá của PGS.TS Jonathan London và của trang Zen.yandex.ru (trang tìm kiếm lớn thứ 4 thế
giới) có ý nghĩa như thế nào đối với quốc gia Việt Nam nói chung và với anh/ chị nói riêng?

II. LÀM VĂN


Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về nội dung: Tự
hào Việt Nam
ĐỀ 12:
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau:
“Trong cuộc đời, mỗi chúng ta đều có ba kẻ thù cần phải tiêu diệt: do dự, nghi ngờ và sợ hãi. Ba kẻ
thù này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi cảm thấy nghi ngờ và sợ hãi, tất yếu bạn sẽ do dự trong việc
đưa ra quyết định và hành động.
Trái với do dự là tính quyết đoán, và đây chính là một trong những biểu hiện của lòng dũng cảm. Sự bất tử
của mỗi người nằm ở việc họ có dám đưa ra quyết định hay không. Để có được một quyết định rõ ràng, mỗi
người cần phải có lòng dũng cảm, và đôi khi phải cực kì can đảm. Bên cạnh đó, giá trị của các quyết định lại
phụ thuộc vào mức độ dũng cảm khi hành động (…). Con người ta sẽ chẳng làm nên trò trống gì nếu không
có một ý tưởng táo bạo, một tư duy đột phá và lòng can đảm để hiện thực hóa chúng. Chẳng thà bạn phạm
sai lầm khi hành động còn hơn là cứ ôm khư khư mối lo thất bại rồi chùn bước. Cuộc đời bạn sẽ ra sao nếu
bạn không bao giờ dám làm một điều gì lớn lao?
Lòng dũng cảm là tài sản vô giá mà tự nó đã tiềm ẩn sức mạnh vô hình để có thể giúp con người sống
một cuộc đời đích thực. Với lòng dũng cảm, bạn sẽ tự tạo ra cơ hội cho bản thân và đủ bản lĩnh để đối mặt
với những trở ngại của cuộc sống. Tất cả chúng ta sinh ra đều có lòng dũng cảm. Nhưng chỉ những ai biết tôi
rèn và vận dụng nó thường xuyên thì mới có thể sở hữu lòng dũng cảm thực sự”.
(Trích “Không gì là không thể” – George Matthew Adams – Thu Hằng dịch)
Thực hiện các yêu cầu:
1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích ?
2. Theo tác giả, ba kẻ thù mà trong cuộc đời mỗi con người cần phải tiêu diệt là gì?
3. Theo anh / chị, vì sao “Để có được một quyết định rõ ràng, mỗi người cần phải có lòng dũng cảm, và đôi
khi phải cực kì can đảm”?
4. Lời khuyên “Chẳng thà bạn phạm sai lầm khi hành động còn hơn là cứ ôm khư khư mối lo thất bại rồi
chùn bước” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh / chị?

II. LÀM VĂN


Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) để trả
lời cho câu hỏi: Làm thế nào để rèn luyện lòng dũng cảm?
ĐỀ 13

Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:

Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Biết khao khát những điều anh mơ ước

Biết xúc động qua nhiều nhận thức

Biết yêu anh và biết được anh yêu

Mùa thu nay sao bão mưa nhiều

Những cửa sổ con tàu chẳng đóng

Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm

Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh

(Trích Tự hát – Xuân Quỳnh)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Nêu ý nghĩa của câu thơ Biết khao khát những điều anh mơ ước.

Câu 3 (1,0 điểm). Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của
nhân vật “em”?

Câu 4 (1,0 điểm). Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả lời
trong khoảng từ 3 – 4 câu.

GỢI Ý

Câu 1. Biện pháp điệp từ và ẩn dụ. Nêu đúng 01 biện pháp: 0,25 điểm.

Câu 2. Ý nghĩa: xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng đối với người mình yêu, nhân vật “em” đồng cảm và
sống hết mình với ước mơ của người minh yêu.
Câu 3. Những từ: khao khát, xúc động, yêu. Học sinh chỉ cần nêu được hai từ.

Câu 4. Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn;…
ĐỀ 14

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

(Trích Mẹ và quả – Nguyễn Khoa Điềm)

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

(Trích Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)

Câu 1 (0,5 điểm). Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất.

Câu 2 (0,5 điểm). Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai.

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”?

Câu 4 (1,0 điểm). Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời
trong khoảng 6-8 dòng.

GỢI Ý

Câu 1. Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất: Miêu tả, biểu cảm.

Câu 2.. Thể thơ của đoạn thơ thứ hai: thơ sáu tiếng.
Câu 3. Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”: Nhân hóa “Thời
gian” qua từ “chạy”, cho thấy thời gian trôi qua nhanh làm cho mẹ già nua, bộc lộ nỗi xót xa, thương mẹ của
người con.

Câu 4. Hai đoạn thơ trên có điểm giống nhau về nội dung: Bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của con trước
những hi sinh thầm lặng của mẹ; về nghệ thuật: ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm, biện pháp tương phản, nhân hóa.
ĐỀ 15

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là
“năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.

Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai…, biết được
mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn.

Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn,
và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để
làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những
điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ
ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.

Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai
cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc
nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết
mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh
phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc.
Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”

(Trích Để chạm vào hạnh phúc – Giản Tư Trung,

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác đinh phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của văn bản .

Câu 3 (1,0 điểm). Trong văn bản có nhiều cụm từ in đậm được để trong ngoặc kép, hãy nêu công dụng của
việc sử dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp trên. Từ đó, hãy giải thích nghĩa hàm ý của 02 cụm từ
“nhỏ bé” và “con người lớn”

Câu 4 (1,0 điểm). Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm
những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao? (Nêu ít nhất 02 lý do trong
khoảng 5 – 7 dòng)
GỢI Ý

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên: Con người có năng lực tạo ra hạnh phúc, bao gồm: năng lực làm
người, làm việc, làm dân. Để chạm đến hạnh phúc con người phải trở thành “con người lớn” bằng hai cách:
làm việc lớn hoặc làm việc nhỏ với tình yêu lớn. Con người tự tạo ra hạnh phúc bằng những vệc làm đúng
đắn, phù hợp với yêu cầu của xã hội dù đó là việc lớn hay nhỏ.

Câu 3. Công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép: làm nổi bật, nhấn mạnh đến một ý nghĩa, một cách hiểu
khác có hàm ý… Nghĩa hàm ý của hai cụm từ “nhỏ bé”: tầm thường, thua kém, tẻ nhạt… và “con người lớn”:
tự do thể hiện mình, khẳng định giá trị bản thân, thực hiện những ước mơ, sống cao đẹp, có ích, có ý nghĩa…

Câu 4. Nêu ít nhất 02 lí do thuyết phục để khẳng định lối sống mình chọn theo quan điểm riêng của bản thân.
“Làm những việc lớn” gắn với ước mơ, lí tưởng hào hùng, lối sống năng động, nhiệt huyết, tràn đầy khát
vọng. Còn “tìm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn” lại chú trọng đến niềm đam mê, cội nguồn của sáng
tạo.
ĐỀ 16

Phần I. Đọc hiểu:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ở dưới:

Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết
bao. Trong cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thế cờ, đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành
công ở mỗi quốc gia, nhân loại, thì con người phải nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình, những cũng
phải nghĩ đến mọi người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình,
tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. Chỉ cần
Covid xâm nhập vào một quốc gia, những quốc gia ấy và các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là phòng
chống, thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh.

Mỗi người hãy hòa mình vào dân tộc, nhân loại. Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên. Không phá đi rồi
xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối kháng. Con người phải đặt
trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật. Một con voi, con hổ, hay con
sâu cái kiến, một loài côn trùng, một loại vi khuẩn, một chủng virus nào đó cũng có vị thế trong vũ trụ của
Tạo hóa. Con người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa tể của muôn loài không chế, thống trị chúng
sinh, mà không biết sống hòa nhập hòa bình trong sinh thái cân bằng.

Nhận thức lại về thiên nhiên và giống loài trên trái đất để ứng xử là một điều cần thiết. Hy vọng nhân loại sẽ
đi qua đại dịch Covid 19. Sau bão giông, trời lại sáng. Những cánh rừng lại xanh. Ngựa, dê, hổ báo nô đùa với
con người. Chim chóc đậu nơi cửa sổ nghiêng ngó đầu nhìn đôi vợ chồng trẻ sau một đêm nồng nàn đang ngủ
nướng. Nắng mới tràn mọi ngõ ngách! Cuộc sống thường nhật an lành sẽ lại về trong hạnh phúc bình dị.

(Loài người có bớt ngạo mạn? (trích) - Sương Nguyệt Minh)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Theo tác giả “Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên” bằng những cách nào?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó
chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả
quốc gia”?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ
con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao”? Vì sao?

Câu 5. Từ đoạn trích trên, anh chị hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của
công dân trong việc phòng chống đại dịch Covid-19.

Đáp án

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2. Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên bằng cách:

 Không phá đi rồi xây.


 Không hủy diệt rồi nuôi trồng.
 Không đối đầu. Không đối nghịch.
 Không đối kháng.
 Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật.

Câu 3.

 Virus Covid-19 có khả năng lây lan từ người sang người.


 Nếu một người chủ quan, bị mắc bệnh mà vẫn tiếp xúc với mọi người thì hậu quả sẽ là kéo theo cả
những người xung quanh bị nhiễm bệnh.
 Bởi vậy mà mỗi người hãy ý thức tự bảo vệ bản thân, để có thể bảo vệ cộng đồng trong cuộc chiến
chống lại đại dịch.

Câu 4.

- Đưa ra quan điểm cá nhân, giải thích lý do cho quan điểm đó.

- Gợi ý: Tán thành với quan điểm trên.

- Nguyên nhân: Virus Covid-19 có khả năng lây lan từ người sang người. Chúng giống như quân địch ở trong
bóng tối, nắm quyền chủ động. Chỉ cần một người lơ là, để bị “chọc thủng phòng tuyến” thì sẽ nhanh chóng
lây lan cho cả cộng đồng. Cụ thể là trên thế giới, hiện nay đã có hơn một trăm sáu mươi triệu ca mắc, hơn ba
triệu ca tử vong.

Câu 5.
- Dẫn dắt để giới thiệu về đại dịch Covid-19.

- Tình hình dịch Covid-19: diễn biến phức tạp với hơn một trăm triệu ca mắc.

- Hậu quả của dịch Covid-19: ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người; sự phát triển kinh tế của đất
nước…

- Trách nhiệm của công dân:

 Tuân thủ các biện pháp phòng dịch: đeo khẩu trang ở nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc…
 Thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y Tế.
 Ngăn chặn hành vi nhập cảnh trái phép, khai báo y tế trung thực…
 Khẳng định ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm công dân.
ĐỀ 17

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NƠI DỰA

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ? Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..

Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực
nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơii dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

Câu 1 (0,5 điểm. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên.

Câu 3 (1,0 điểm). Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.

Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp nào trong văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?

GỢI Ý

Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ văn chương.
Câu 2 (0,5 điểm). Nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản: Thông thường người yếu đuối tìm nơi dựa ở
người vững mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội
dạn dày chiến trận dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường.

Câu 3 (1,0 điểm).

– Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp từ (đứa bé, bà cụ, …), điệp ngữ (ai biết đâu, lại chính là nơi
dựa, …), điệp cấu trúc (câu mở đầu của 2 đoạn có cấu trúc giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp kết
cấu giữa hai đoạn.

– Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai đoạn thơ, góp phần khẳng định nơi dựa
của mỗi người trong cuộc sống chính là nơi ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc

Câu 4 (1,0 điểm). Mỗi người luôn cần một nơi dựa. Nơi dựa ấy là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy
niềm vui, ý nghĩa sống,…
ĐỀ 18

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù
nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm
sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp
rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật
khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh
phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi
sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ
ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.

(Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn,

NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên.

Câu 4 (1,0 điểm) Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên
ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? (Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng)

GỢI Ý

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức nghị luận/Nghị luận.

Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên: khẳng định cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên
ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm/bác bỏ một quan niệm sống sai lầm: sống bó hẹp trong
ngưỡng cửa nhà mình.

Câu 3.
– Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người (cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc sống biệt lập;cuộc sống lúc
sóng gió; …) với một mảnh vườn (mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng;
mảnh vườn có lớp rào bao quanh; mảnh vườn lúc dông tố nổi lên;…).

– Tác dụng: việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, truyền cảm, dễ hiểu, có sức thuyết
phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy.

Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà
mình theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu
trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
ĐỀ 19

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:

(1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”.
Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không
bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương
tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình
giàu có thay tủ sách bằng tủ … rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt
động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc
nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus… Hay hình ảnh những
công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v… càng khiến chúng
ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái
điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay…”

(Trích Suy nghĩ về đọc sách – Trần Hoàng Vy,

Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)

Câu 1 (0,5 điểm). Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 3 (1,0 điểm). Vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần
phôi pha”?

Câu 4 (1,0 điểm). Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách.

GỢI Ý

Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc
sống phẳng hiện nay.

Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận so sánh.
Câu 3. Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại
công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở
nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở
nên phôi pha.

Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
ĐỀ 20

Đọc đoạn văn sau (lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn) và trả lời các câu hỏi:

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội

Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao

Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng

Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông

Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la

Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa

Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông

Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung

Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Câu 1 (0,5 điểm). Chủ đề bài hát là gì?

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên?

Câu 3 (1,0 điểm). Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất?

Câu 4 (1,0 điểm) Lời bài hát đem đến cho anh/chị cảm xúc gì?

GỢI Ý
Câu 1. Chủ đề: Khát vọng ước mơ cao đẹp của con người.

Câu 2.

– Các biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát:

+ Điệp ngữ: Hãy sống như, và sao không là…

+ Câu hỏi tu từ

+ Liệt kê…

– Tác dụng: Các biện pháp tu từ trên nhấn mạnh vào khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lời ca
như giục giã nhắc nhớ con người về lẽ sống tốt đẹp…

Câu 3.

– Những câu nào trong lời bài hát để lại ấn tượng sâu sắc nhất: Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội/
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc/ Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.

– Lời bài hát đều rất xúc động bởi ý nghĩa sâu xa. Ba câu thơ trên cho ta bài học về đạo lí sống tốt đep uống
nước nhớ nguồn. Hơn thế, còn định hướng cho ta sống có ích như mặt trời đối với vạn vật trên trái đất.

Câu 4. Lời bài hát đem đến tôi cảm xúc phong phú, cảm phục tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà tác giả
gửi gắm. Đó là khát vọng hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời.
ĐỀ 21

Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu:

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh

(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)

Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên thuộc thể thơ nào?

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.

Câu 3 (1,0 điểm). Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.

Câu 4 (1,0 điểm). Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về trách nhiệm giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.

GỢI Ý

Câu 1. Thể thơ tự do.

Câu 2.

– Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh: – Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa/ Óng tre
ngà và mềm mại như tơ/ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát/ Như gió nước không thể nào nắm bắt.
– Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và
thanh.

Câu 3. Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của
tiếng Việt.

Câu 4. Thí sinh phải viết một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh khoảng 6 – 8 câu trình bày được suy nghĩ về trách
nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.( Ví dụ: ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong nói và
viết, phê phán các hành vi cố tình sử dụng sai tiếng Việt).
ĐỀ 22

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi rời Tokyo, thay vì đi taxi và tàu điện ra sân bay chúng tôi đã lựa chọn xe bus chạy tuyến nối trung tâm
thành phố ở trạm xe bus gần nhà ga trung tâm ở khu Ikebukuro với sân bay quốc tế Tokyo Hadena.

Xe bus chỉ có duy nhất một người phục vụ hành khách với rất nhiều vali hành lý. Anh vừa là lái xe vừa là
người bán vé vừa là người phục vụ. Khi xe tới anh xuống xe nhận từng vali hành lý của khách, xếp gọn gàng
vào hầm chứa đồ của xe một cách cực kỳ cẩn trọng nhưng cũng rất nhanh chóng. Thái độ làm việc đầy trách
nhiệm này chắc chắn là bắt nguồn từ tinh thần kỷ luật rất cao đối với cá nhân khi thực hiện công việc của
mình.

Sau khi nhận hành lý của hành khách, anh lên xe để thực hiện việc bán vé tuyến Ikebukuro – sân bay Hadena
cho từng khách với một thái độân cần và kính cẩn, luôn miệng cảm ơn từng người và cần mẫn trả tiền thừa
cho mọi người, nhất là khi có rất nhiều du khách dùng tiền xu còn sót lại của mình để thanh toán cho tiền vé
1200 yên cho hành trình này.

Khi xe tới sân bay anh lại một mình dỡ và gửi từng vali cho hành khách cũng nhẹ nhàng và cẩn trọng như
chính hành lý của mình vậy, và luôn miệng cảm ơn hành khách chúng tôi.
Tôi kính phục anh, kính phục tinh thần kỷ luật cá nhân của anh cũng như của người Nhật trong công việc.
Nếu không có tinh thần kỷ luật cá nhân, người Nhật không bao giờ có thể làm công việc của mình một cách
cần mẫn, chu đáo và chi tiết tới mức tỉ mỉđến vậy.

(Theo Fanpage Câu chuyện Nhật Bản)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định đề tài và phương thức biểu đạt chính.

Câu 2 (0,5 điểm). Thái độ và cách đối đãi của anh lái xe khi hành khách lên & xuống xe như thế nào?

Câu 3 (1,0 điểm). Vì sao anh lái xe được nhân vật tôi nể phục?

Câu 4 (1,0 điểm). Trong cuộc sống nếu thiếu kỷ luật, lúc đó thái độ của mọi người đối với anh/chị như thế
nào? Anh/chị học hỏi được điều gì từ anh lái xe?

GỢI Ý
Câu 1. Phương thức biểu đạt tự sự/ Tự sự. Giải thích lý do chọn: trình bày diễn biến sự việc, có cốt truyện,
nhân vật và các câu văn trần thuật.

Câu 2. Xe buýt rất đông khách nhưng cả lúc khách lên và xuống anh không hề gắt gỏng, vội vã, ngược lại,
anh đối đãi với khách với thái độ niềm nở, lịch sự và làm việc rất cẩn trọng, tỉ mỉ.

Câu 3. Nhân vật tôi kính phục anh lái xe người Nhật vì anh ta có tinh thần kỷ luật cao.

Câu 4. Học sinh có thể trả lời theo gợi ý sau:

– Khi quá dễ dãi, thiếu kỷ luật sẽ bị mọi người xem thường.

– Học hỏi được ở anh lái xe: Bài học quý giá về tinh thần chấp hành kỷ luật tự giác; Tính cần mẫn, chu toàn
trong công việc; Thái độ sống tích cực.

(Trích Hướng dẫn ôn tập nhanh kỳ thi THPT quốc gia năm học 2016 – 2017 – Thủ thuật giải nhanh đề thi
Ngữ văn, Chí Bằng, NXB Tổng hợp TpHCM, 2017)
ĐỀ 23

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường gặp người cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến
có sẵn. Những người không bao giờ chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ
nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối
bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn
còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình?

Thật ra, cuộc đời ai cũng có những lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ
cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản, cực kì ngắn gọn: “Trước hết, hãy tôn trọng người khác. Rồi sau đó, nghe
theo chính mình”. Hãy tôn trọng bởi cuộc đời là muôn mặt, và mỗi người có một cách sống riêng biệt. Chẳng
có cách sống nào là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John Mason có viết một cuốn sách với tựa đề “Bạn sinh
ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”. […] Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi người đều là một
nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng.

(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn…, NXB Văn học, 2015)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Anh/chị hiểu thế nào là “định kiến”?

Câu 3 (1,0 điểm). Vì sao tác giả cho rằng: “Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản
thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều.”?

Câu 4 (1,0 điểm). Anh/chị rút ra được bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? Liên hệ thực tế.

GỢI Ý

Câu 1 (0,5 điểm) Thao tác lập luận: bình luận. Giải thích lý do chọn: tác giả đưa ra nhận xét, đánh giá về
những người thường hay phán xét ở đoạn đầu và bàn luận mở rộng ở đoạn còn lại.

Câu 2 (0,5 điểm). “Định kiến” là ý nghĩa riêng đã có sẵn, thường là không hay và khó có thể thay đổi được.

Câu 3 (1,0 điểm).


– “Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ”. Rất tệ bởi vì, định
kiến khiến bản thân thường đánh giá, nhận xét một vấn đề theo một chiều, khó chấp nhận sự khác biệt dẫn
đến khó hòa nhập.

– “Nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều”. Vì nếu ta bị điều khiến bởi
định kiến của người khác thì khó lòng ta được là chính mình.
Câu 4 (1,0 điểm).

– Bài học rút ra: tôn trọng sự khác biệt. Vì mỗi người mỗi cách sống, cách nghĩ khác nhau.

– Học sinh có thể liên hệ thực tế về các vấn đề như: phân biệt sắc tộc, cách nhìn nhận đối với cộng đồng giới
tính thứ ba,…

(Trích Hướng dẫn ôn tập nhanh kỳ thi THPT quốc gia năm học 2016 – 2017 – Thủ thuật giải nhanh đề thi
Ngữ văn, Chí Bằng, NXB Tổng hợp TpHCM, 2017)
ĐỀ 24

Văn bản 1: Đọc đoạn văn sau (lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn) và trả lời các câu hỏi:

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội


Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao

Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông

Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la


Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông


Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Câu 1: Chủ đề bài hát là gì? Phương thức biểu đạt của bài hát trên?

Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên?

Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất?

Câu 4: Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?

Văn bản 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu
nước. Nước chiếm khoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 - 75%, đồng
thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.

Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được
các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính
xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có
tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và
tâm lý giảm sút…”

(Trích Vai trò của nước sạch với sự sống của con người - Nanomic.com.vn)
Câu 5: Nêu nội dung của đoạn trích.

Câu 6: Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

Câu 7: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên.
ĐỀ 25

Văn bản 1: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 - 4:

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói


Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt


Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”

( Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt )

1- Văn bản trên thuộc thể thơ nào?


2- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.
3- Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.
4- Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, trình bàysuy nghĩ của anh ( chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.

Văn bản 2: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 5 - 8:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi
khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó
lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

( Hồ Chí Minh)

5- Anh ( chị) hãy đặt tên cho đoạn trích.


6- Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trên.
7- Đoạn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Đặc trưng?
8-Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu : “ Nó kết thành một làn
sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước
và lũ cướp nước.”
Gợi ý:

1- Thể thơ tự do.


2- Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh:

- Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

- Óng tre ngà và mềm mại như tơ


- Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
- Như gió nước không thể nào nắm bắt

Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và
thanh.

3- Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của
tiếng Việt.
4- Thí sinh phải viết một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh khoảng 6 – 8 câu trình bày được suy nghĩ về trách
nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.( Ví dụ: ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong nói và
viết, phê phán các hành vi cố tình sử dụng sai tiếng Việt).
5- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
6- Phép thế với các đại từ “ đó”, “ ấy” , “ nó”.
Tác giả đã dùng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với “ một làn sóng” ;

+ Dùng phép điệp trong cấu trúc “ nó kết thành”,” nó lướt qua”, “ nó nhấn chìm”…

+ Điệp từ “ nó”

+ Phép liệt kê.

7- Viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận, với những đặc trưng:
- Tính công khai về quan điểm chính trị.
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
- Tính truyền cảm , thuyết phục.
ĐỀ 26

Văn bản 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:

NHỚ ĐỒNG

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ


Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi


Sao mà cách biệt, quá xa xôi

Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ


Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!

Đâu những hồn thân tự thuở xưa


Những hồn quen dãi gió dầm mưa
Những hồn chất phác hiền như đất
Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!

Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi


Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời

Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn


Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi


Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say hương đồng vui ca hát

Trên chín tầng cao bát ngát trời...


Cho tới chừ đây, tới chừ đây
Tôi mơ qua cửa khám bao ngày
Tôi thu tất cả trong thầm lặng

Như cánh chim buồn nhớ gió mây.

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh


Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

Tố Hữu, Tháng 7 /1939


Câu 1: Đọc kĩ đoạn thơ, các thông tin liên quan đến bài thơ và cho biết Tố Hữu sáng tác bài thơ “Nhớ đồng”
trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Đồng quê hiện lên qua nỗi nhớ của tác giả với những bóng dáng con người nào? Nêu cảm nhận
của anh/chị về tình cảm của tác giả dành cho những con người đó.

Câu 3: Nhận xét về hai câu thơ đầu đoạn và hai câu cuối đoạn.

Văn bản 2: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ 4 đến 7:

… Điền thương con lắm. Vút cái, Điền thấy Điền không thể nào đi được. Điền không thể sung
sướng khi con Điền còn khổ. Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng
trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại,
nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao
cực khổ và lầm than?... Không, không, Điền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn

luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Điền cái thứ văn chương

của bọn nhàn rỗi quá. Điền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Điền khổ, con Điền
khổ, cha mẹ Điền khổ. Chính Điền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Điền! Cái

khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ.
Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia,
thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền. Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền
chẳng cần trốn tránh, Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời …

Sáng hôm sau, Điền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài
đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà.

(Trích Giăng sáng – Nam Cao)

Câu 4: Nội dung chính của văn bản trên là gì?

Câu 5: Ngôn ngữ trong văn bản trên là của ai? Việc sử dụng ngôn ngữ đó có tác dụng gì?

Câu 6: Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật Điền trong văn bản trên? Viết câu trả lời trong
khoảng 10 dòng.
Câu 7: Điền quan niệm: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau
khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Anh/chị có đồng ý với quan niệm đó hay không? Vì sao?

Gợi ý:

Câu 1: Bài thơ Nhớ đồng sáng tác trong hoàn cảnh tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ
(Huế) tháng 7 năm 1939 vì “tội” tuyên truyền thanh niên, học sinh chống Pháp.

Câu 2: Đồng quê hiện lên trong nỗi nhớ của nhà thơ với hình ảnh con người bình dị, mộc mạc mà lam lũ,
vất vả của quê hương: “Mẹ già xa đơn chiếc”, “những hồn thân” “những hồn quen dãi gió dầm sương”
“những hồn chất phác hiền như đất”, nhớ qua một “tiêng hò”. Điệp từ nghi vấn “Đâu” đặt ở đầu câu
cùng với một loạt từ cảm thán đã diễn tả một cách tự nhiên và chân thực tình cảm gắn bó máu thịt của
nhà thơ đối với cuộc sống và con người quê hương. Dường như người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đang
chìm đắm trong nỗi nhớ nhung, trong dòng hồi ức miên man không dứt. Người đọc cảm nhận rất rõ tâm
trạng cô đơn, đau khổ của người tù lúc này.

Câu 3: Hai câu kết là sự lặp lại của hai câu thơ đầu, tạo nên kết cấu vòng tròn. Bài thơ khép lại nhưng
cảm xúc thơ vẫn tiếp tục mở rộng như nhiều vòng sóng đồng tâm, mỗi lúc một lan xa, tỏa rộng không
giới hạn.

Câu 4: Nội dung chính của văn bản: Tâm trạng đau khổ, đầy bi kịch và những trăn trở về nghệ thuật của
nhân vật Điền.
Câu 5: Ngôn ngữ trong văn bản là ngôn ngữ nửa trực tiếp, nhà văn hóa thân vào nhân vật
để cất lên tiếng nói nội tâm của nhân vật -> Ngôn ngữ đa thanh – một trong những đặc
trưng của văn xuôi Nam Cao. Nó làm tăng sự chân thực cho đoạn văn.

Câu 6: Cảm nhận về nhân vật Điền:

- Là 1 nhà văn có lí tưởng đẹp đẽ về văn chương nghệ thuật.


- Có cái nhìn chân thực, sâu sắc về cuộc đời, về mối quan hệ giữa văn chương nghệ
thuật và cuộc sống: nghệ thuật phải vị nhân sinh chứ k phải nghệ thuật vị nghệ thuật.

-> Nhà văn có tâm huyết, có tình thương và có hoài bão lớn.

Câu 7: Quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh:

- Bày tỏ thái độ đồng tình.


- Vì:

+ Con người là đối tượng phản ánh của văn học, hiện thực cuộc sống chính là nguồn
cảm hứng, là chất liệu tạo nên tác phẩm văn học. Con người cũng chính là đối tượng
hướng tới của văn học. Nếu xa rời hiện thực, văn chương sẽ trở nên xáo rỗng; không
có độc giả, văn chương sẽ “chết”.

+ Văn chương phải cất lên tiếng nói sẻ chia, đồng cảm với con người mới là văn chương
chân chính.
ĐỀ 27

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

"Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng
đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết
(kết tụ lại) cái u uất vào tận bên

trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực
dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm... Nó là
niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt
chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp
vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá
bỏ cành....Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn
đốn của chỉ tơ con phím"

(Trích từ Chùa đàn - Nguyễn Tuân)

Câu 1: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Dấu hiệu để nhận biết
phong cách ngôn ngữ ấy?

Câu 2: Đoạn văn này giúp anh/chị nhớ đến tiếng đàn của các nhân vật trong những tác
phẩm đã học nào ở chương trình Ngữ Văn THPT? Hãy trình bày nét tương đồng với
tiếng đàn trong các tác phẩm ấy.

Câu 3: Biện pháp tu từ chủ yếu nào đã được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng
đàn ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Câu 4: Thử đặt nhan đề cho đoạn trích.

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

TRĂNG NỞ NỤ CƯỜI

Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo,

Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam


Cao ???
Vẫn vườn chuối gió lao xao

Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn


thuyền...

Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên.

Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành


người!

Vườn xuông trăng nở nụ cười

Phút giây tan chảy vàng mười trong


nhau.

Giữa đời
vàng lẫn với
thau Lòng tin
còn chút về sau
để dành

Tình yêu nên vị cháo hành

Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi!

(Thơ của Lê Đình Cánh )

Câu 5: Xác định thể thơ? Cách gieo vần?

Câu 6: Bài thơ giúp anh/chị liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổ
thông?

Câu 7: Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” có ý nghĩa gì? Liên quan
các nhân vật nào trong tác phẩm vừa liên hệ ở câu 6.

Câu 8: Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật đặc
sắc trong tác phẩm nào của Nam Cao? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 câu bình
luận chi tiết nghệ thuật này?

ĐÁP ÁN:
Câu 1:

- Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Dựạ vào các đăc trưng nhận biết phong cách ngôn ngữ ấy: tính hình tượng [hình tượng
tiếng đàn], tính truyền cảm, tính cá thể.

Câu 2:

- Đoạn văn này gợi nhớ đến tiếng đàn của Thúy Kiều trong Truyện Kiều, Lor- ca trong
Đàn ghi ta của Lor- ca.
- Nét tương đồng với tiếng đàn trong các tác phẩm ấy : Tiếng đàn gắn với
nỗi đau thân phận. Câu 3:
- Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng đàn: So sánh,
nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc.
- Tác dụng: Giúp cho đoạn văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, sinh động, hấp dẫn hơn trong
việc đặc tả các cung bậc tiếng đàn.

Câu 4: Đặt nhan đề cho đoạn trích: Cung bậc tiếng đàn,
Tiếng đàn đáy... Câu 5: Thể thơ lục bát; gieo vần chân
và vần lưng.

Câu 6: Bài thơ giúp ta liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.

Câu 7: Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” thể hiện sức mạnh, sức
cảm hóa lớn lao mà tình yêu mang đến. Liên quan các nhân vật: Chí Phèo và Thị Nở
trong tác phẩm “Chí Phèo”.

Câu 8:

* Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc
trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao.
* Ý nghĩa:

- Về nội dung:

+ Thể hiện sự chăm sóc ân cần, tình thương vô tư, không vụ lợi của thị Nở khi Chí Phèo ốm
đau, trơ trọi.
+ Là biểu hiện của tình người hiếm hoi mà Chí Phèo được nhận, là hương vị của hạnh
phúc, tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng.

+ Là liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hồn Chí, gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến
nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. Nó khơi dậy niềm khao
khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương
thiện. Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo.

- Về nghệ thuật:

+ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính
cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.

+ Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của
tình người.
ĐỀ 28

1/ Văn bản 1:

“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản
thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ
hẹn. Bạn không là người giỏi thể

thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi
thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều
được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết
mình, phải nhận ra những giá trị đó.”

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)

Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.

Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.

Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời
trong khoảng từ 3 - 4 câu.

2/ Văn bản 2:

Em trở về đúng
nghĩa trái tim em Biết
khao khát những điều
anh mơ ước

Biết xúc động qua


nhiều nhận thức Biết
yêu anh và biết được
anh yêu
Mùa thu nay sao
bão mưa nhiều
Những cửa sổ con
tàu chẳng đóng Dải
đồng hoang và đại
ngàn tối sẫm Em lạc
loài giữa sâu thẳm
rừng anh

(Trích Tự hát - Xuân Quỳnh)

Câu 5. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 6. Nêu ý nghĩa của câu thơ: Biết khao khát những điều anh mơ ước.

Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc,
tình cảm của nhân vật “em”?

Câu 8. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất?
Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu.

ĐÁP ÁN:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Phương thức nghị
luận.

Câu 2. Câu khái quát chủ đề đoạn văn là: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều
được sinh ra với những giá trị có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết,
trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

Câu 3. Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự
không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính
chất thay thế của yếu tố thứ hai.

Câu 4. Câu này có đáp án mở, tùy thuộc vào mỗi người.

Câu 5. 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ : Biện pháp điệp từ
"biết" và ẩn dụ "mùa thu này sao bão mưa nhiều"
Câu 6. Ý nghĩa của câu thơ: Biết khao khát những điều anh mơ ước: xuất phát từ tình
yêu và sự tôn trọng đối với người mình yêu, nhân vật “em” đồng cảm và sống hết mình
với ước mơ của người mình yêu.

Câu 7. Những từ nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật “em”:
khao khát, xúc động, yêu.

Câu 8. Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn;...
ĐỀ 29

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

"Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi
chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng
theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên
mấy quả thuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê
thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man
mác trước cái giờ khắc của ngày tàn"

(Trích "Hai đứa trẻ" - Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11 tập 1, NXBGD năm 2014)

Câu hỏi:

a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

b. Nêu nội dung của đoạn văn?

c. Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn? Tác dụng?

d. Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn trên.

Đáp án

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Câu a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức miêu tả là chính.

Câu b. Nội dung của đoạn văn: bức tranh thiên nhiên phố huyện với vẻ đẹp trầm buồn, tĩnh
lặng, rất đỗi thơ mộng lúc chiều tà và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên.

Câu c. - Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn:

+ Hình ảnh so sánh độc đáo: Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây
ánh hồng như hòn than sắp tàn

+ Nghệ thuật tả cảnh: dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối, dùng động tả tĩnh -> sử
dụng nghệ thuật tương phản làm đòn bẩy.

+ Ngôn ngữ: tinh tế, giàu chất thơ

+ Âm điệu: trầm buồn.

- Tác dụng: làm nổi bật nội dung đoạn văn và ngòi bút tài hoa của tác giả.
Câu d. Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn: Ngôn ngữ trong văn Thạch Lam giàu
hình ảnh, giàu chất thơ, giọng văn nhẹ nhàng mà thấm thía, đậm chất trữ tình.

ĐỀ 30

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc
sống
nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được
chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân
của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt
nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh
vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một
hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi
sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá
nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. [0,25 điểm]

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên. [0,5 điểm]

Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên. [0,5 điểm]

Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở
bên
ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? [Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-
7
dòng] [0,25 điểm]

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NƠI DỰA

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?

Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..

Đứa bé đang lẫm bẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa
một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìm bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa
đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua
những thử thách.

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

Câu 5: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. [0,25 điểm]

Câu 6: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên. [0,25 điểm]

Câu 7: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời?
[0,5 điểm]

Câu 8: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của
chúng. [0,5 điểm]

Đáp án

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức nghị luận/ nghị luận.

Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên: khẳng định cuộc sống riêng không biết đến điều gì
xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm/bác bỏ một quan
niệm sống sai lầm: sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình.

Câu 3. Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người (cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc sống
biệt lập;cuộc sống lúc sóng gió; …) với một mảnh vườn (mảnh vườn được chăm sóc
cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh;
mảnh vườn lúc dông tố nổi lên;…)

Tác dụng: việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, truyền cảm,
dễ hiểu, có sức thuyết phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần
túy.

Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài
ngưỡng cửa nhà mình theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm
của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

Câu 5. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ văn chương.

Câu 6. Nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản: Thông thường người yếu đuối tìm nơi
dựa ở người vững mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới
biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận dựa vào cụ già bước từng bước
run rẩy trên đường.

Câu 7. Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời mà bài thơ đề cập đến là nơi dựa tinh thần,
nơi con người tìm thấy niềm vui, ý nghĩa sống, …
Câu 8. Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp từ (đứa bé, bà cụ, …), điệp ngữ (ai biết
đâu, lại chính là nơi dựa, …), điệp cấu trúc (câu mở đầu của 2 đoạn có cấu trúc
giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp kết cấu giữa hai đoạn.

Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai đoạn thơ, góp
phần khẳng định nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống chính là nơi ta tìm thấy niềm vui và
hạnh phúc.
ĐỀ 31

“Sông Đuống trôi đi


Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”

(Trích “Bên kia sông Đuống” – Hoàng Cầm)

Câu 1/ Chủ đề đoạn thơ trên là gì?

Câu 2/ Phân tích giá trị biện pháp tu từ trong đoạn thơ

Câu 3/ Theo anh/chị, thể thơ mà nhà thơ sử dụng có ý nghĩa như thế nào trong việc biểu đạt
nội dung tư tưởng của đoạn thơ trên?

Đáp án

Đọc đoạn thơ trong bài “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm và thực hiện các yêu cầu:

Yêu cầu chung:

- Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy
động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học thuộc thể thơ trữ tình để làm
bài.

- Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích, chỉ kiểm tra một số
khía cạnh. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú, nhưng cần nắm bắt được
tâm tình của tác giả, hiểu được giá trị biểu đạt của tiếng Việt, thấy được tác
dụng của biện pháp nghệ thuật được dùng trong đoạn trích.

Yêu cầu cụ thể:

Câu 1. Chủ đề đoạn thơ: Niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương và nỗi đau khi quê hương
yêu
dấu bị giày xéo

Câu 2. * Biện pháp tu từ:

- Biện pháp so sánh: “Sao xót xa như rụng bàn tay”: gợi nỗi đau máu thịt. Mỗi con người
là một phần của Tổ quốc, coi Tổ quốc là máu thịt của mình. Đất nước bị giàu xéo thì con
người cũng xót xa như chính bản thân mình phải chịu đau đớn.

- Câu hỏi tu từ: “sao nhớ tiếc”, “sao xót xa như”… thể hiện sự nuối tiếc, đau đớn đến tột
cùng.
* Cách sử dụng các từ láy: “lấp lánh”, “xanh xanh”, “biêng biếc”, “nghiêng nghiêng”
góp phần gợi vẻ đẹp trù phú, tươi đẹp của quê hương bên dòng sông Đuống duyên dáng,
thơ mộng.

Câu 3. Thể thơ tự do giúp tác giả thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình một cách chân thành,
xúc động mà không bị gò bó, cảnh đẹp quê hương cũng hiện lên tự nhiên, sống động.
ĐỀ 32

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn


Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cùng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền.

(Trường Sơn Đông, Trường SơnTây – Phạm Tiến Duật)

Đọc đoạn thơ trên và trả lời câu hỏi :

a/ Đoạn thơ trên được viết bằng thể loại nào?Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ.

b/ Trong đoạn thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc gì ?

c/ “Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”

Hãy tìm trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính một câu thơ có cách diễn đạt tương tự với
câu thơ trên của Phạm Tiến Duật. Cách diễn đạt của hai câu thơ này có gì đặc biệt?

ĐÁP ÁN

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Câu a. - Đoạn thơ trên được viết bằng thể loại thơ tự do, xen kẽ các câu 7 chữ và 8 chữ.

- Đoạn thơ có giọng điệu tự nhiên như lời chuyện trò, tâm tình thân mật của tác giả với người
yêu ở nơi xa. Đây là ngôn ngữ thơ ca bước ra đời sống, từ chiến trường.

Câu b. Trong đoạn thơ, tác giả đã thể hiện hai cảm xúc chủ đạo:

- Sự thích thú, yêu mến những vẻ đẹp của rừng Trường Sơn trên con đường ra trận.

- Nỗi nhớ thương sâu lắng hướng về “em”.

Câu c. - Câu thơ có cách diễn đạt tương tự là Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông.

- Hai câu thơ của Nguyễn Bính và của Phạm Tiến Duật đều nói về nỗi nhớ và đều sử
dụng các địa danh để thể hiện nỗi nhớ của mình.

- Cách diễn đạt này khắc họa rõ sự chia cách ở những miền không gian xa nhau, vừa thể hiện
nỗi nhớ thiết tha sâu nặng lan tỏa tâm tư tâm hồn của con người mà bao trùm cả không gian.
Câu thơ vì thế có sự biểu cảm và lay động sâu sắc đối với người đọc.
ĐỀ 33

Đọc văn bản:

Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa


Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
Quê hương ta tất cả vẫn còn đây
Dù người thân đã ngã xuống đất này
Ta gặp lại những mặt người ta yêu biết mấy
Ta nhìn, ta ngắm, ta say
Ta run run nắm những bàn tay
Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng
Đây rồi đoạn đường xưa
Nơi ta vẫn thường đi trong mộng
Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng đưa
Ầu ơ…thương nhớ lắm!
Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng
Như tấm lòng em trong trắng thủy chung
Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm
Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông

(“Trở về quê nội” – Lê Anh Xuân)

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Hai dòng thơ đầu có sử dụng những thành phần biệt lập nào? Dùng để diễn tả tâm trạng gì
của nhà thơ?

2. Điệp từ “ta” được điệp lại nhiều lần kết hợp với một loạt những động từ “gặp lại”, “yêu”,
“nhìn”, “say”, “ngắm”…có tác dụng gì?

3. Những hình ảnh nào trong đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng, mãnh
liệt của quê hương?

4. Âm thanh “kẽo kẹt…tiếng võng đưa”, “Ầu ơ…” đánh thức điều gì trong cái tôi trữ tình
của
tác giả?

5. Chữ “tím” trong câu thơ “Hoa lục bình tím cả bờ sông” có sự chuyển đổi từ loại như thế
nào? Tác dụng của sự chuyển đổi ấy trong việc biểu đạt nội dung?

ĐÁP ÁN

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Hai dòng thơ đầu có sử dụng các thành phần biệt lập:
- Thành phần cảm thán: “Ôi”

- Thành phần tình thái: “Có ngờ đâu”

=> Thể hiện tâm trạng xúc động rưng rưng của nhà thơ khi trở về quê cũ.

Câu 2. Điệp từ “ta” được điệp lại nhiều lần kết hợp với một loạt những động từ “gặp lại”,
“yêu”, “nhìn”, “say”, “ngắm”… nhằm thể hiện tình yêu quê hương tha thiết và nỗi xúc động,
bồi hồi của tác giả khi trở lại quê nhà sau bao năm năm xa cách.

Câu 3. Những hình ảnh trong đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng, mãnh
liệt của quê hương: xanh biếc bóng dừa, những mặt người ta yêu biết mấy, đoạn đường xưa.
tiếng võng đưa, những bông trang trắng những bông trang hồng, con sông nước chẳng đổi
dòng, hoa lục bình tím cả bờ sông.

Câu 4. Âm thanh “kẽo kẹt…tiếng võng đưa”, “Ầu ơ…” đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ
thật đẹp, thật yên bình gắn với hình ảnh của bà, của mẹ trong cái tôi trữ tình của tác
giả.

Câu 5.

- Trong câu thơ “Hoa lục bình tím cả bờ sông”, chữ “tím” ở đây có sự chuyển đổi từ loại từ
tính từ sang động từ [tím: nhuộm tím cả bờ sông]

- Tác dụng: gợi ra hình ảnh dòng sông quê đẹp, gần gũi và thanh bình, êm ả mà tràn đầy sức
sống với màu tím triền miên, trải dài như vô tận.
ĐỀ 34

Đọc kĩ văn bản sau đây và trả lời câu hỏi nêu dưới:

Chân quê

- Nguyễn Bính -
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều

a, Hãy viết 1- 3 câu giới thiệu về tác giả bài thơ?

b.Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?

c, Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở khổ thứ hai và ý nghĩa các biện pháp nghệ
thuật đó?

d, Chỉ ra sự đổi mới trong cách sử dụng thanh điệu so với thể lục bát truyền thống ở các câu
thơ sau đây và nêu ý nghĩa của sự đổi mới đó? “ Như hôm em đi lễ chùa/ Cứ ăn mặc thế cho
vừa lòng anh”;

“Hôm qua em đi tỉnh về/ Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”

e, Qua bài thơ, nhân vật trữ tình muốn nhắn nhủ điều gì với em?

ĐÁP ÁN

Đọc bài thơ và thực hiện yêu cầu:

Yêu cầu chung:

- Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy động
kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản trữ tình để làm bài
- Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của cả văn bản, chỉ kiếm tra một số khía cạnh.
Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú nhung cần có những nét hiểu cơ bản về tác giả, tâm
tình của tác phẩm, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích

Yêu cầu cụ thể

Câu a. Giới thiệu tác giả của bài thơ:

Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một trong “ba đỉnh cao” của
phong trào Thơ. Ông được coi là “nhà thơ quê mùa nhất” bởi những bài thơ mang sắc thái
dân dã, mộc mạc, mang đậm hồn quê.

Câu b. Chủ thể trữ tình trong bài thơ: chàng trai

Câu c. Các biện pháp tu từ:

- Khổ 2 của bài thơ sử dụng các biện pháp tu từ:

+ Liệt kê: “cái yếm lụa sồi”, “ cái dây lưng đũi”, “ cái áo tứ thân”, “ cái khăn mỏ quạ”, “cái
quần nái đen” nhằm nhấn mạnh những trang phục của thôn quê, trong sự đối lập trước sự
thay đổi của người yêu ở khổ 1; thể hiện sự nuối tiếc, muốn níu kéo những nét đẹp truyền
thống, sự thân thuộc, giản dị của người yêu dù không thể thay đổi được.

+ Câu hỏi tu từ cùng điệp ngữ. Khổ thơ có 4 câu là 4 câu hỏi tu từ qua cấu trúc câu hỏi “ Nào
đâu” lặp lại 2 lần khiến lời thơ bộc lộ rõ sự trách móc, nuối tiếc, xót xa, đau khổ của chàng
trai trước sự thay đổi của người yêu.

You might also like