You are on page 1of 3

TRƯỜNG THPT YÊN THẾ ĐỀ THI RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI LẦN I

NĂM HỌC 2021-2022


Môn: Ngữ văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút - Không kể thời gian phát đề.

Phần I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Tôi đã đọc đời mình trên lá
người nâng niu lộc biếc mùa xuân
người hóng mát dưới trưa mùa hạ
người gom về đốt lửa sưởi mùa đông

(2)Tôi đã đọc đời mình trên lá


lúc non tơ óng ánh bình minh
lúc rách nát gió vò, bão quật
lúc cao xanh lúc về đất vô hình.

(3)Tôi đã đọc đời mình trên lá


có thể khổng lồ, có thể bé li ti
dẫu tồn tại một giây vẫn tươi niềm kiêu hãnh
đã sinh ra 
chẳng sợ thử thách gì. 
(Nguyễn Minh Khiêm, Đọc đời mình trên lá, dẫn theo vannghequandoi.com.vn,
19/06/2014)
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên?
Câu 2: Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong khổ thơ thứ 2?
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của từ “khổng lồ” và “bé li ti” trong hai câu thơ:
“Tôi đã  đọc đời mình trên lá/có thể khổng lồ, có thể bé li ti” 
Câu 4: Bài học sâu sắc nhất mà anh/chị “đọc” được từ văn bản trên?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung phần Đọc – hiểu, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị sự cần thiết phải vượt qua những thử thách trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm):Cảm nhận của anh/ chị về nỗi lòng của Trần Tế Xương qua bài thơ Thương
Vợ
THƯƠNG VỢ
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò sông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
(Thơ văn Trần Tế Xương, XNB Giáo dục, Hà Nội,1984)
……Hết....
TRƯỜNG THPT YÊN THẾ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI RÈN KĨ NĂNG
NĂM HỌC 2021- 2022 (LẦN 1)
Môn: NGỮ VĂN 11
 
Câu Ý Nội dung Điểm
  I. Đọc hiểu  
1 Thể thơ: Tự do 0,5

Nghệ thuật ẩn dụ: non tơ, rách nát, cao xanh, về đất. (0,25)
- Tác dụng:
+ Tăng sức biểu cảm cho câu thơ ( Sinh động, hấp dẫn) (0,25)
0,75
2 + Tác giả đã cho thấy hành trình cuộc đời của một con người: từ non  tơ
(khi ta còn bé, chưa va vấp), đến rách nát (khi bước vào đời, đối mặt với
bao khó khăn, thất bại), rồi đến  cao xanh (khi đạt được thành công) và cuối
cùng là trở về với đất mẹ. (0,5)

I
Hai từ “khổng lồ” và “bé ti tí” có thể hiểu là: 
- Nghĩa đen để nói về kích thước của những chiếc lá. Mỗi loài cây lại có 0,25
những kích thước lá khác nhau, cây  có lá “khổng lồ”, cây lại có lá “bé tí ti”
- Từ đó có thể hiểu hai từ này trong câu thơ để nói về cuộc đời mỗi con
3
người, có thể thành người “khổng lồ”:  đạt được nhiều thành tựu, thành 0,5
công rực rỡ, cũng có thể “bé ti tí” sống khiêm nhường, lặng lẽ. Dù là người 
khổng lồ, hay bé tí ti thì cũng phải sống cuộc đời kiêu hãnh, đầy ý nghĩa. 

HS rút ra bài học ý nghĩa nhất. Lí giải


( Bài học về thái độ trân trọng cuộc đời/ sống một cuộc đời ý nghĩa/ dám
4 1,0
vượt qua những thử thách…)

Phần II Làm văn


Câu 1 (2 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận xã hội ( khoảng 200 0,25
chữ)
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: sự cần thiết phải vượt qua những thử 025
thách trong cuộc sống.
c) Triển khai vấn đề cần nghị luận
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề 1,0
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải vượt qua
những thử thách trong cuộc sống của mỗi người. Có thể theo hướng: Vượt
qua những thử thách giúp con người thể hiện bản lĩnh, sự tự tin và lòng
dũng cảm của mình; đem đến những cơ hội mới; khẳng định năng lực và
phát suy sự sáng tạo của bản thân; đem đến những thành công trong cuộc
sống.
d )Chính tả :Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt 0,25
e ) Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn
đạt mới mẻ 0,25
Câu 2. (5 điểm). Nỗi lòng của Trần Tế xương qua bài thơ Thương vợ  5,0
a, Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận văn học: mở bài: Nêu được vấn đề; 0,25
thân bài: triển khai được vấn đề; kết bài- khái quát được vấn đề
b,Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nỗi lòng của Trần Tế Xương qua bài
thơ Thương vợ 0,25
c , Triển khai vấn đề cần nghị luận
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các
yêu cầu sau:

*. Khái quát chung về tác giả,tác phẩm 0,5


2. Phân tích nỗi lòng của Tú Xương trong bài thơ:
a) Nỗi lòng yêu thương, tri ân với vợ: Cảm nhận về sự vất vả , tần tả, lam 2,0
lũ và đức hi sinh vị tha của bà Tú. Nhận thấy mình là người chồng vô tích
sự chỉ ăn bám vợ
(Phân tích dẫn chứng qua 6 câu đầu)
b) Nỗi xót xa, cay đắng, mỉa mai trước thói đời bạc bẽo bản thân lại 0,5
không giúp gì được cho vợ: Chửi thói đời,tự trách mình khi tất cả gánh
nặng đều đè năng trên vai bà Tú
(Phân tích dẫn chứng qua 2 câu cuối)
=>Đó là nối lòng của một con người có nhân cách,có trách nhiệm và chan 0,5
chứa tình yêu thương, mang nỗi đau thời thế.
c) Đặc sắc nghệ thuật: Ngôn từ giản dị mà giàu cảm xúc, mang đậm yếu 0,5
tố dân gian( đề tài, hình ảnh, vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian ), chất
trào phúng- trữ tình….
d , Chính tả: Đảm bảo chính tả, chuẩn ngữ pháp Tiếng việt 0,25
e , Sáng tạo: Thể hiện những suy nghĩ mở mẻ, có cách cảm nhận độc đáo ( 0,25
Vận dụng lí luận trong quá trình cảm nhận; so sánh, mở rộng với tác phẩm
khác , liên hệ bản thân)
Lưu ý: Trên đây chỉ là một số gợi ý cơ bản có tính định hướng, giáo viên cần vận dụng HDC
một cách linh hoạt trên cơ sở thực tế bài làm của học sinh để đánh giá, khuyến khích những
bài làm sáng tạo, có chất văn của học sinh.

You might also like