You are on page 1of 4

ĐỀ THI THỬ KÌ THI TN & TS ĐH MÔN VĂN NĂM HỌC 2021 - 2022

KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022


MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

ĐỀ SỐ 2
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu ở dưới
Có một câu nói là: con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay. Ý tưởng nhiều vô kể.
Nhiều người cũng có những ý tưởng rất tốt. Nhưng có rất ít người biến được ý tưởng thành hiện thực. Một
người bạn của tôi từng nói: “Khi ai đó tâm sự với tôi về ý tưởng này khác, tôi chỉ bảo: nghe tuyệt lắm, hãy
làm đi. Tôi không bảo khó, không bảo sẽ thất bại hay bàn lùi. Cứ để họ thực hiện. Hành động chứng minh
tất cả”.
Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn có câu: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành
đường thôi”. Nếu không thì đường ở đâu mà có.
Cho nên khẩu hiệu của Nike là “Just do it”. Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì. Vì tuổi trẻ chỉ có một
lần. Thời gian trôi qua là không quay lại. Thay vì chần chừ đắn đo, sợ hãi, tại sao không thử bước ra
ngoài, và làm điều có ích. Còn nói theo cha ông ta ngày trước: Học đi đôi với hành. Đi học, đọc sách, tiếp
thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên.
Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới. Mà để phát triển kĩ
năng hành động, không cần phải lớn lao…Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một. (Trích “Tuổi trẻ đáng giá
bao nhiêu?”-Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2016)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2: Tìm câu văn thể hiện chủ đề của đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói “con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay”? (1
điểm)
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với ý kiến “Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành
động, phải thực hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên” hay không? Vì sao? (1 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trình bày suy
nghĩ của mình về câu nói “Hành động chứng minh tất cả”.
Câu 2 (5 điểm): Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện những tháng ngày kháng chiến gian
khổ:
Mình đi có nhớ những ngày
                               Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
                                         Mình về có nhớ chiến khu
                                Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai
và tái hiện không khí ra trận của quân dân Việt Bắc:
   Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay
(“Việt Bắc”-Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, tập một, trang 110, 112)
Anh/chị hãy phân tích bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ trên, từ đó nhận xét sự vận
động của cảm xúc thơ Tố Hữu.

Hãy học khi người khác ngủ; lao động khi người khác lười nhác; chuẩn bị khi người khác chơi bời; và
có giấc mơ khi người khác chỉ ao ước.
---------Hết--------

GV: LÊ THẠCH THI, SĐT: 0965.838.938 HỘI DẠY VĂN-HỌC VĂN THPT
ĐỀ THI THỬ KÌ THI TN & TS ĐH MÔN VĂN NĂM HỌC 2021 - 2022

HƯỚNG DẪN CHẤM


Phần Câu/Ý Nội dung Điểm
I Đọc hiểu 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5
2 Câu văn thể hiện chủ đề: “Hãy làm đi” 0.5
Câu nói “con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay”: Từ 1.0
3 suy nghĩ, ý tưởng đến hành động, việc làm là một quá trình lâu dài và khó
khăn.
Đồng tình. 0.5
4 Vì thực hành sẽ giúp kiến thức được vận dụng vào đời sống, từ đó hình 0.5
thành, phát triển và hoàn thiện kĩ năng. (HS có thể không đồng tình, nhưng
phải nêu được lý do thuyết phục)
II Làm văn
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trình bày suy nghĩ của mình về câu nói 2.0
Hành động chứng minh tất cả.
a. Yêu cầu về kĩ năng 0.25
- Biết cách làm đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ. (Nếu HS viết từ 2 đoạn
1 trở lên thì không cho điểm cấu trúc) 0.25
b. Yêu cầu về kiến thức
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vai trò của hành động
- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải
hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau:
+ “Hành động” là việc chủ động thực hiện một công việc nào đó có ý thức,
mục đích. 1.0
+ Sống không chỉ chuyển động mà còn hành động bởi chỉ khi hành động
con người mới đạt được điều mình mong muốn.
+ Hành động của con người trong cuộ sống là việc thực hiện các dự định
nhằm đạt đến một kết quả tốt. 
+ Phê phán: Bên cạnh đó có một bộ phận nhỏ đang sống thụ động, phó
mặc cuộc đời cho số phận.
- Khái quát lại vấn đề
- Bài học nhận thức và hành động cho bản thân
c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ 0,25
về vấn đề nghị luận.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
(Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)
Phân tích bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ…, từ đó nhận xét sự vận 5,0
động của cảm xúc thơ Tố Hữu.
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25)
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài
triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích bức tranh Việt Bắc (0,25)
trong hai đoạn thơ …, từ đó nhận xét sự vận động của cảm xúc thơ Tố
Hữu.

GV: LÊ THẠCH THI, SĐT: 0965.838.938 HỘI DẠY VĂN-HỌC VĂN THPT
ĐỀ THI THỬ KÌ THI TN & TS ĐH MÔN VĂN NĂM HỌC 2021 - 2022
3. Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song đảm bảo các ý (4.00)
và bố cục sau đây:
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Tố Hữu và tác phẩm “Việt Bắc”, nêu vấn đề chính: bức
tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ … (Trích thơ).
- Nêu ý sự vận động của cảm xúc thơ Tố Hữu.
b. Thân bài
* Đoạn thơ thứ nhất:
- Qua lời của người ở lại, những kỉ niệm hiện lên như một thước phim
quay chậm in dấu đậm nét tất cả những gì đáng nhớ nhất. Ngay cả những
hình ảnh bình dị nhất trong cuộc sống đời thường giờ đây cũng được tái
hiện.
2 - Hai câu thơ đầu: Đặc trưng của thiên nhiên Việt Bắc vừa có nét hoang sơ
dữ dội vừa có vẻ gần gũi êm đềm thơ mộng. Thế nhưng, đằng sau vẻ
hoang sơ thơ mộng ấy là thời tiết khắc nghiệt “mưa nguồn suối lũ” lạnh
lẽo, “những mây cùng mù”. Những hình ảnh ấy là ẩn dụ nói lên những
tháng ngày vất vả cực khổ gian nan của cán bộ và nhân dân Việt Bắc mà
suốt đời người về xuôi sẽ chẳng thể nào quên.
- Hai câu thơ tiếp theo là câu hỏi tu từ: Nhắc đến Việt Bắc, là nhắc đến
chiến khu với sự thiếu thốn về vật chất “miếng cơm chấm muối”. Ngày ấy
dân ta nghèo, trang thiết bị cho bộ đội thô sơ, lương thực lại càng hạn chế
nhưng những con người ấy đã tạm thời quên đi những khó khăn, bởi họ
đang gánh vác trên vai một nhiệm vụ nặng nề, đó là mối thù với giặc Pháp.
Thế mới biết quyết tâm của Việt Bắc, của dân tộc ta trong cuộc kháng
chiến trường kì gian khổ. Họ sẵn sàng quên đi cái riêng, cái cá nhân để hòa
vào cái chung của cộng đồng.
* Đoạn thơ thứ hai:
- Đoạn thơ tái hiện khung cảnh Việt Bắc trong chiến đấu với không gian
núi rừng rộng lớn; những hình ảnh hào hùng mạnh mẽ, sôi động, rung
chuyển của thiên nhiên trước chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử-cả nước
cùng ra trận chiến cuối cùng này.
- Tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện hiện diện rất
đậm nét:
+ Những đoàn quân chủ lực hành quân nối tiếp vô tận ra mặt trận với khí
thế khẩn trương, đông đảo trùng trùng điệp điệp với ý chí quyết tâm cao độ
của những người lính. Lý tưởng sống cao đẹp như thăng hoa, bay bổng
giữa không gian rừng đêm Ánh sao đầu mũ bạn cùng mũ nan.
+ Những đoàn dân công tiếp lương tải đạn suốt ngày đêm, nối tiếp bước
chân của những đội quân chủ lực vào mặt trận với khí thế hừng hực, ý chí
quyết tâm mạnh mẽ, không gì lay chuyển được Bước chân nát đá, muôn
tàn lửa bay.
* Nghệ thuật của 2 đoạn thơ:
- Thể thơ lúc bát truyền thống;
- Bút pháp từ trữ tình sâu lắng đến sử thi hào hùng, giọng điệu từ bồi hồi
xúc động đến lạc quan tin tưởng;
- Sử dụng phép điệp cú pháp, phép đối lập, khoa trương…
* Nhận xét sự vận động của cảm xúc thơ Tố Hữu.:
- Qua hai đoạn thơ, cảm xúc thơ có sự vận động rõ nét: từ trữ tình sâu lắng
đến hân hoan hào hùng, từ cảm nhận sự gian khổ đến niềm vui chiến thắng
ngập tràn.
- Từ đó, độc giả hình dung được về sự vận động phát triển của cách mạng
Việt Nam, về các giai đoạn của cuộc kháng chiến, trân trọng sự đóng góp
hi sinh của đồng bào Việt Bắc cho kháng chiến
- Từ sự vận động cảm xúc thơ Tố Hữu, độc giả nhận ra đặc điểm thơ Tố
Hữu: lối thơ trữ tình – chính trị. Mọi cung bậc cảm xúc tâm trạng đều xuất
GV: LÊ THẠCH THI, SĐT: 0965.838.938 HỘI DẠY VĂN-HỌC VĂN THPT
ĐỀ THI THỬ KÌ THI TN & TS ĐH MÔN VĂN NĂM HỌC 2021 - 2022
phát từ những vấn đề chính trị, cách mạng của dân tộc của thời đại
c. Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của tác phẩm, đoạn trích.
- Nêu bài học liên hệ: ý thức phát huy truyền thống dân tộc; lối sống tình
nghĩa, thủy chung; tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước...
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ (0,25)
về vấn đề nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25)

GV: LÊ THẠCH THI, SĐT: 0965.838.938 HỘI DẠY VĂN-HỌC VĂN THPT

You might also like