You are on page 1of 4

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1- VĂN 11-2022-23

Phần Câu Nội dung Điể


m
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật / Thất ngôn bát cú 0,75

2 Các từ ngữ, hình ảnh thiên nhiên: 0,75


Hoa cỏ, gió đông, chúa xuân, mây, nắng sương, mưa, núi sông….
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời 3 từ ngữ, hình ảnh trùng đáp án: 0,75 điểm.
- Mỗi ý: 0,25 điểm.
- Học sinh trả lời trích cả câu thơ hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
3 Hiệu quả phép đối : 1,0
-Làm nổi bật sự ngóng và trông mờ mịt, vô vọng đến tuyệt vọng (ngóng trông tin
tức của Chúa xuân, của gió đông - Triều đình). Đó là nỗi lòng của đồng bào Lục tỉnh và
thảm cảnh của đất nước ta sau khi TDP xâm lược
- Tao sự đăng đối hài hoà, tăng sức gợi hình biểu cảm cho cân thơ
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1.0 điểm.
- Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt, chung chung: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm..
4 BP tư từ : 0,5
- Tâm trạng: đau đớn, xót xa, bất bình, căm giận, quyết không sống chung với giặc
(trước hiện thực đất nước bị chia cắt ) 0.25
-Suy nghĩ của bản thân: thấu cảm, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của tác giả; đánh thức
tình cảm, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với đất nước ( 0,25)
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0, 5 điểm.
- Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,25 điểm.
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt, chung chung: 0,25 điểm.
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm..
II LÀM VĂN 5,0
1 a. Đảm bảo cấu trúc Đoạn nghị luận Xh 150 chữ 0,25
Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn khái quát được
vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của lối sống chủ động. 0,25
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,2 5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 1,25
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận,
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
*Giới thiệu vần đề : 0,25đ : lối sống chủ động.
*Giải thích: 0,25đ
Sống chủ động là tự mình làm chủ mọi việc, tự lập kế hoạch, tự thực hiện, và chịu trách
nhiệm với mọi vấn đề trong cuộc sống mà không chịu sự chi phối bởi hoàn cảnh bên
ngoài.
* Bàn luận :0,5 đ: Ý nghĩa của lối sống chủ động:
-Giúp ta tự tin bản lĩnh trong việc bày tỏ tiếng nói, suy nghĩ, quan điểm bản thân;
-Giúp ta nhanh nhạy nhận ra cơ hội và nắm bắt nó để vươn tới mục tiêu
-Giúp ta linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn
-Giúp ta có thêmđộng lực để bước tới ngày mai, có thể tiến bước và bắt kịp với xã hội…
-Dẫn chứng: Trong đại dịch Covid 19 diễn biến phức tạp như hiện nay, nếu chúng ta chủ
động phòng chống, thực hiện những quy định của bộ y tế thì nhất định sẽ đẩy lùi được
dịch bệnh..
Hướng dẫn chấm:
-Giới thiệu 0,25đ
- Phân tích sâu được từ 2 ý nghĩa, có dẫn chứng, đúng kỹ năng 0.5 điểm.
- Phân tích được từ 3 ý nghĩa, không sâu, đúng kỹ năng, có dẫn chứng 0,5 điểm.
- Phân tích chưa đầy đủ (2 ý nghĩa) chưa sâu, không có dẫn chứng: 0,5 điểm.
- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm.
*Mở rộng, phản đề rút ra bài học: 0,25đ
-Phê phán lối sống thụ động, ỉ lại, trông chờ….
-Bài học nên…
d. Chính tả, ngữ pháp,có sáng tạo 0,25
-Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
-Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ
Hướng dẫn chấm: (có 1 trong những tiêu chí trên là được trọn điểm)
Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
2 Bài văn Cảm nhận đoạn thơ Thương vợ
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí
và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ
với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát, tổng hợp được vấn đề và thể
hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích 4 câu thơ đầu Thương vợ 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 3,75
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận,
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu vấn đề NL (0,5điểm)
Khái quát về tác giả TTX, tác phẩm Thương vợ và trích dẫn đoạn thơ.
Hướng dẫn chấm:
giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm, đoạn trích: 0,25 điểm
*Phân tích: (3,25điểm)
- Khái quát nội dung vị trí đoạn thơ 0,5 đ
- Phân tích cảm nhận cả 2 phương diện nội dung, nghệ thuật 2,0 đ
C1: Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, khó nhọc,của bà Tú
-CV buôn bán nhỏ phải bon chen khó nhọc, địa điểm mom sông chênh vênh tiềm ẩn hiểm
nguy, trong thời gian quanh năm liên tiếp kéo dài bất kể nắng mưa khuya sớm...
C2: Vai trò trụ cột gia đình, sự đảm đang tháo vát, chu toàn của bà Tú
-Cách đếm đặc biệt: 5,1; BP liệt kê, tg hạ mình ngang với con-đứa con đăc biệt.
(Xưa nay vai trò trụ cột gia đình là ở người chồng, người đàn ông người vợ chỉ… )
Giọng thơ hóm hỉnh thoáng chút tự trào, cách dùng số từ đo đếm gợi hình ảnh “cái
gánh gia đình” đang đè nặng lên đôi vai người vợ - làm nổi bật vai trò trụ cột của bà Tú.
- Cụm từ Nuôi đủ diễn tả sự chăm dưỡng, đủ là không thừa không thiếu, vẹn cả vật chất
tinh thần.
(Gia đình với nhiều miệng ăn, nuôi con đã khổ lại cả nuôi chông mà ông chồng nay nuôi
không phải đơn giản ngoài cái ăn, cái mặc, còn phải lo chi phí học hành, thi cử và cả sự
rộng rãi tiếp đãi bạn bè thế mà Bà Tú thân phận con gái nhà giòng lấy chồng kẻ chợ đã
lo đủ tất cả.)
Chữ nuôi đủ dùng chính xác làm đậm lên sự đảm đang, tháo vát, chu toàn với chồng
con của bà Tú
=> 2 câu giới thiệu cụ thể, sự vất vả trong công việc, vai trò trụ cột kinh tế gđ và sự đảm
đang tháo vát chu toàn của bà Tú. Ẩn sau câu thơ tác giả bày tỏ sự ghi công biết ơn của
mình đối với vợ.
C3,4: Hình ảnh Bà Tú trong cuộc mưu sinh và tấm lòng của nhà thơ
- Ẩn dụ Thân cò hình ảnh quen thuộc trong ca dao (liên hệ ) nhưng T.g vận dụng sáng
tạo (con cò -> thân cò ) thân phận côi cút nhỏ bé của bà Tú, mặt khác câu thơ mang âm
hưởng của câu ca dao và gợi thân phận người phụ nữ nhỏ bé trong XH cũ.
-Đảo ngữ 2 Từ láy:
+“Lặn lội”(tượng hình) vừa gợi sự lam lũ, nhọc nhằn; vừa côi cút lẻ loi tội nghiệp và vừa
gợi sự cố sức gắng sức của bà Tú.
+“Eo sèo (tượng thanh) âm thanh kì kèo, mặc cả, sự bon chen nhục nhằn, khó chịu.
- Biện pháp đối: (thân cò/quãng vắng; khi quãng vắng/ buổi đò đông Thời gian sáng
sớm / tối muộn; Không gian vắng vẻ heo hút/ đông đúc va chạm … (Liên hệ so sánh…)
tô đậm thêm sự côi cút nhỏ bé và hoàn cảnh mưu sinh tủi cực, bươn trải, gian truân.
 Bằng nhiều BPTT, cách sử dụng ngôn ngữ tài tình, tg đã tái hiện thấm thía, xúc động,
sự lam lũ nhọc nhằn và cả nỗi nhục nhằn bươn trải của bà Tú trong cuộc mưu sinh;
Sự cảm thông và thương xót của nhà thơ với vợ..
Hướng dẫn chấm:
-1câu 0,5 điểm.
*Đánh giá nội dung, nghệ thuật (0,5 điểm)
-Đoạn thơ tái hiện chân dung người vợ tào khang của tác giả dù vất vả mưu sinh nhưng
ngời sáng vẻ đẹp tiêu biểu người vợ, người mẹ, người phụ nữ VN chịu thương, đảm dang
ẩn sau câu chữ ta thấy tấm lòng yêu thương ghi công biết ơn vợ sâu sắc của ông Tú…
-Ngôn ngữ, hình ảnh, giọng thơ, và các BPTT sự dụng hiệu quả ….
Hướng dẫn chấm:
-Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
-Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp, Sáng tạo 0,25
-Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ; vận 0,25
dụng lí luận văn học; có biết so sánh mở rộng
(có1 trong những tiêu chí trên là được trọn điểm sáng tạo)
I + II 10

Hết.

You might also like