You are on page 1of 6

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ Văn lớp 12


Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề
I. Phần đọc hiểu(3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản và trả lời câu hỏi:
Lòng nhân ái như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử tư tưởng Việt Nam, góp phần tạo nên
bản sắc Việt “Thương người như thể thương thân”,“Lá lành đùm lá rách”... Đã là người Việt,
không thể phai nhạt lòng nhân ái!
Nhìn rộng ra, khi cả thế giới bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thời của kết
nối vạn vật, của người máy..., con người đứng trước cơ hội được thụ hưởng những tiện ích
vượt trội, những văn minh mới mẻ, nhưng cũng phải đối mặt với những thử thách ghê gớm:
Nạn thất nghiệp, ô nhiễm môi sinh, dịch bệnh... Trước sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế ngày càng lớn, con người lại càng phải cần đến nhau hơn, để đoàn kết, tương trợ, giúp
đỡ, san sẻ và cùng vượt khó, cùng đi tới tương lai.
Tâm lý học hiện đại khẳng định nhân cách con người phần lớn được kiến tạo trước 5
tuổi. Tục ngữ Việt có những câu chí lý:“Tre non dễ uốn”, “Dạy con từ thuở còn thơ”... Đại
văn hào Nga L.Tolstoy thường hay kể lại những gì ông có được ở thời hiện tại chủ yếu là nhờ
sự giáo dục của gia đình thời ấu thơ. Ấn tượng mà L.Tolstoy nhớ mãi là cảnh bố ông-một quý
tộc-thường yêu cầu đứa con 5 tuổi đưa bằng cả hai tay những đồng bạc lẻ cho một người già
ăn xin.
Tất cả những yếu tố cơ sở trên đủ khẳng định phải coi việc giáo dục lòng nhân ái cho
học sinh là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản. Điều này không chỉ đúng với truyền thống người Việt,
đúng với tư tưởng của Bác Hồ:“Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, mà còn đúng với
bản chất khoa học giáo dục và cũng phù hợp với xu hướng giáo dục của hầu hết các quốc gia
trên thế giới hiện nay.
(Giáo dục lòng nhân ái cho học sinh- PGS, TS NGUYỄN THANH TÚ)
Câu 1(0.5 điểm): Phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Câu 2(0.75 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn bản?
Câu 3(0.75 điểm): Theo tác giả, khi cả thế giới bước vào cuộc cách mạng 4.0, thời của
kết nối vạn , của người máy, con người đứng trước những cơ hội và thử thách nào?
Câu 4(1.0 điểm): Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?
Phần làm văn(7 điểm)
Câu 1(2.0 điểm): Từ nội dung của văn bản đọc hiểu, Anh/Chị hãy viết một đoạn văn
150 chữ trình bày về sự cần thiết của giáo dục lòng nhân ái cho học sinh hiện nay.
Câu 2(5.0 điểm):
Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng,
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, hãy nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của người
dân Việt Bắc trong nỗi nhớ của nhà thơ.
Trường THPT Lê Lợi KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 -
2024
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, lớp 12
(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 05 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh không trả lời đúng phương thức “nghị luận”:
không cho điểm
2 Nội dung chính của văn bản: Giáo dục lòng nhân ái cho học 0,75
sinh ( là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản)
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 0,75 điểm.
- Nếu học sinh trả lời: lòng nhân ái là truyền thống của dân
tộc ta( hoặc diễn đạt tương đương): 0,5
3 Theo tác giả khi cả thế giới bước vào cuộc cách mạng 4.0, 0,75
thời của kết nối vạn , của người máy, con người đứng trước
những cơ hội và thử thách nào?
+ Cơ hội được thụ hưởng những tiện ích vượt trội, những
văn minh mới mẻ
+ Nhưng cũng phải đối mặt với những thử thách ghê gớm:
Nạn thất nghiệp, ô nhiễm môi sinh, dịch bệnh...
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 0,75 điểm.
Hướng dẫn chấm: .
- Học sinh trả lời được 2 ý: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.
4 Học sinh rút ra một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản 1,0
thân. Có thể theo gợi ý sau:
Vai trò của giáo dục lòng nhân ái/ Phải coi việc giáo dục
lòng nhân ái là nhiệm vụ trọng tâm….
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày thuyết phục: 1.0 điểm.
- Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,5 điểm.
II LÀM VĂN 7,0
1 Viết đoạn văn (150 chữ) trình bày về sự cần thiết của 2,0
giáo dục lòng nhân ái cho học sinh hiện nay.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch,
quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
Sự cần thiết phải của giáo dục lòng nhân ái cho học sinh
hiện nay.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để
triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm
rõ sự cần thiết phải giáo dục lòng nhân ái cho học sinh hiện
nay. Có thể theo hướng sau: Vì:
- LNA là phẩm chất cần có ở mỗi người cũng là thước đo
để đánh giá phẩm chất, đạo đức con người.
- Yêu thương con người còn là truyền thống đạo đức tốt
đẹp của dân tộc ta có từ ngàn đời nay.
- Dân tộc ta luôn gìn giữ và phát huy truyền thống đó. Mỗi
một cá nhân đều phải sống và có trách nhiệm với XH để
góp phần vào sự phát triển của loài người và cần lan tỏa
lòng nhân ái đến mọi người.
- Có thể khẳng định LNA là cội nguồn của đạo đức, văn
minh; là biểu hiện của một nhân cách và tâm hồn cao đẹp,
đức hạnh của mỗi người con người trong xã hội.
- Giúp đỡ người khác, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho
người khác cũng chính là đem lại niềm vui hạnh phúc cho
chính mình.
- Tôn trọng quí trọng người khác cũng chính là tôn trọng
chính bản thân mình.
- Thế nhưng, trong thời đại số hiện nay nhận thức của các
bạn HS về LNA đã có sự “lệch lạc”, “méo mó” đi. Cho nên
cần phải giúp cho các bạn hiểu đúng và đầy đủ về LNA.
-Rút ra bài học nhận thức và hành động của bản thân.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng
tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn
chứng (0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng
nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu
biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không
xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận,
không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25
điểm).
Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng
phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ
pháp.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn
đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và
trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo
lí; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn
có giọng điệu, hình ảnh.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, hãy nhận 5,0
xét vẻ đẹp tâm hồn của người dân Việt Bắc trong nỗi nhớ
của nhà thơ.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25


Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề,
Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về đoạn 0,25
thơ và nhận xét vẻ đẹp tâm hồn người dân Việt Bắc.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25
điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận
dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và
dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả (0,25 điểm), bài thơ và đoạn 0,5
thơ (0,25 điểm).
1.Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt 2,5
Bắc và đoạn trích
- Tố Hữu được đánh giá là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng
Việt Nam hiện đại. Thơ ca của Tố Hữu là thơ trữ tình chính
trị, mang đậm tính dân tộc, chất truyền thống.
- Hoàn thành vào tháng 10/1954, bài thơ đã được lấy làm
tên chung cho cả tập thơ Việt Bắc. Tác phẩm là đỉnh cao
của thơ Tố Hữu và cũng là một sáng tác xuất sắc của thơ ca
Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.
- Đoạn trích là bức tranh đẹp về thiên nhiên và con người
2. Cảm nhận đoạn thơ : Cảm nhận bức tranh tứ bình
- Hai câu đầu
+ Những câu thơ trong bức tranh tứ bình là lời của người ra
đi gửi đến người ở lại.
+ Hai câu thơ đầu của đoạn thơ là lời ướm hỏi của người ra
đi băn khoăn về tình cảm ở lại với mình để từ đó giãi bày
tâm tư, nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc.
- Bức tranh mùa đông
+ “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”: sử dụng bút pháp chấm
phá: nổi bật trên nền xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ
của hoa chuối (màu đỏ hoa chuối gợi liên tưởng đến hình
ảnh ngọn đuốc xua đi cái lạnh của của núi rừng mùa đông)
và màu vàng của những đốm nắng.
+ “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”: hình ảnh tia nắng
ánh lên từ con dao gài thắt lưng gợi dáng vẻ khỏe khoắn,
lớn lao của người lao động, với tâm thế làm chủ thiên
nhiên, cuộc sống.
- Bức tranh mùa xuân
+ “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”: màu trắng tinh khôi của
hoa mơ tràn ngập không gian núi rừng, thiên nhiên tràn đầy
nhựa sống khi xuân về.
+ Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và
cần mẫn: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”,
“chuốt từng sợi giang”: hành động chăm chút, tỉ mỉ với
từng thành quả lao động của mình.
- Bức tranh mùa hạ
+ “Ve kêu rừng phách đổ vàng”: toàn bộ khung cảnh thiên
nhiên như đột ngột chuyển sang sắc vàng qua động từ “đổ”
+ “Nhớ cô em gái hái măng một mình”: “cô em gái” - cách
gọi thể hiện sự trân trọng, yêu thương của tác giả với con
người Việt Bắc, hình ảnh cô gái hái măng một mình thể
hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của con người Việt
Bắc.
- Bức tranh mùa thu
+ “Rừng thu trăng rọi hòa bình”: ánh trăng nhẹ nhàng
chiếu sáng núi rừng Việt Bắc, đó là ánh sáng của “hòa
bình”, niềm vui và tự do.
+ Con người say sưa cất tiếng hát, mộc mạc, chân thành, có
tấm lòng thủy chung, nặng ân tình.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh cảm nhận về hình tượng sóng đầy đủ, sâu sắc: 2,5
điểm.
- Học sinh cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75
điểm - 2,25 điểm.
- Cảm nhận chung chung, chưa rõ các biểu hiện của hình
tượng sóng: 0,75 điểm - 1,25 điểm.
- Cảm nhận sơ lược, không rõ các biểu hiện của hình tượng
sóng: 0,25 điểm - 0,5 điểm.

* Đánh giá 0,5


+ Bức tranh tứ bình đẹp, mỗi mùa có màu sắc, cảnh vật
riêng.
+ Người dân Việt Bắc luôn trong tư thế làm chủ thiên
nhiên, cần cù lao động, góp sức mình vào cuộc kháng
chiến.
+ Sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người.
+ Nghệ thuật: Thể thơ, ngôn từ, hình ảnh và Giọng thơ tâm
tình, ngọt ngào, tha thiết, đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho
phong cách thơ Trữ tình – chính luận của Tố Hữu
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh đánh giá được 4 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh đánh giá được 1-2 ý: 0,25 điểm.
* Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn người dân Việt Bắc qua đoạn 0,5
thơ
- Khỏe khoắn, chịu thương chịu khó, cần cù, khéo léo, bình
dị, ân tình thủy chung với cách mạng, …
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ
pháp.
e. Sáng tạo 0,25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn
đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học
trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các
tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ Tố Hữu;
biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn
viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm.
Tổng điểm 10,0
..........................Hết............................

You might also like