You are on page 1of 5

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II, NĂM HỌC 2021 -2022

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11


(Thời gian làm bài:90 phút, không tính thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc văn bản.
Trời trong biếc không qua mây gợn trắng,
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa;
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng,
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.

Trong thôn vắng, tiếng gà xao xác gáy,


Các bà già đưa võng hát, thiu thiu...
Những đĩ con ngồi buồn lê bắt chấy
Bên đàn ruồi rạc nắng hết hơi kêu.

Ngoài đê thẳm, không người đi vắng vẻ,


Lũ chuồn chuồn giỡn nắng, đuổi nhau bay.
Nhưng thỉnh thoảng tiếng nhạc đồng buồn tẻ
Của vài người cỡi ngựa đến xua ngay.
(Trưa hè – Anh Thơ, Báo Ngày nay, Số 219, Ngày 3-8-1940)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra 03 hình ảnh miêu tả cảnh vật trong thôn.
Câu 3. Cảm nhận của anh/chị về buổi trưa hè của tác giả trong khổ thơ sau:
Trời trong biếc không qua mây gợn trắng,
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa;
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng,
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất với anh/chị qua văn bản.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm):
Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những biểu
hiện cụ thể của lòng yêu nước và tự hào dân tộc của mỗi cá nhân trong thời đại ngày nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,


Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
(“Tràng Giang”, Huy Cận, SGK Ngữ văn 11, tập 2,
trang 29, NXB Giáo dục, 2012)

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM


Năm học 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn, Lớp 11
(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 5 trang)

Phần Câu Nội dung Điể


m
I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Thể thơ: tám chữ 0,75
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm
- Học sinh trả lời không đúng thể thơ: 0 điểm
2 - HS chỉ ra 03 hình ảnh miêu tả cảnh vật trong thôn: tiếng gà xao xác gáy, 0,75
bà già đưa võng hát, những con đĩ ngồi buồn bắt chấy, đàn ruồi rạc nắng
hết hơi kêu.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được 03 từ trong đáp án: 0,75 điểm
- Học sinh trả lời được 02 từ trong đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời được 01 từ trong đáp án: 0,25 điểm.
3 Cảm nhận về buổi trưa hè của tác giả trong khổ thơ: 1,0
- Bức tranh trưa hè hiện lên thật đẹp, độc đáo, với những cảnh vật bình dị,
thân thuộc: trời trong, mây trắng, ánh nắng vàng, hoa lựu đỏ, vài ba chú
bướm bay lượn...
- Cái nhìn tinh tế đầy cảm xúc của nhà thơ, qua đó người đọc cảm nhận
được tình yêu quê hương sâu sắc
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án hoặc tương đương: 1,0 điểm
- Học sinh trả lời được 01 ý: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không trả lời được hoặc không đúng: 0 điểm
4 - Thông điệp ý nghĩa nhất: 0,5
+ Học sinh rút ra bài học ý nghĩa nhất với bản thân.
+Trình bày thuyết phục.
- Gợi ý:
+ Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương
+ Niềm tự hào, tình yêu nước sâu sắc, thiết tha của tác giả.
- Hướng dẫn chấm:
- Học sinh nêu được thông điệp: 0,25 điểm
- Học sinh trình bày, lí giải được thông điệp:
+ Trình bày thuyết phục: 0,25 điểm
+ Trình bày chung chung, không thuyết phục: không cho điểm.
II LÀM VĂN 7,0
1 Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) về những biểu 2,0
hiện cụ thể của lòng yêu nước và tự hào dân tộc của mỗi cá nhân trong
thời đại ngày nay.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng –
phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
Những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước và tự hào dân tộc của mỗi cá
nhân trong thời đại ngày nay
c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn
đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ, quan điểm của
bản thân về ý kiến được nêu. Có thể theo hướng sau:
* Giải thích:
- Lòng yêu nước: Là tình cảm công dân, tình cảm của cá nhân với cộng
đồng, dân tộc .
- Lòng tự hào dân tộc: là lòng tự tôn, trân trọng, ý thức bảo vệ những giá
trị cơ bản của dân tộc, đất nước. Là 1 biểu hiện của lòng yêu nước.
-> Yêu nước và tự hào dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc vì vậy
cần có những biểu hiện cụ thể, thiết thực.
* Những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước và tự hào dân tộc của mỗi cá
nhân trong thời đại ngày nay:
+ Trong suy nghĩ, tư tưởng: ý thức về chủ quyền đất nước; khát vọng
bảo toàn lãnh thổ, xây dựng đất nước tự cường; yêu mến và tự hào về
những giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc và đất nước.
+ Trong hành động: từ những hành động nhỏ nhất đến những hành động
lớn đóng góp cho sự phát triển của đất nước: học tập, tu dưỡng bản thân
để có đủ năng lực xây dựng đất nước; tích cực tham gia các hoạt động
thiện nguyện vì cộng đồng; xây dựng lối sống lành mạnh, tiếp thu có
chọn lọc văn hóa nước ngoài…
+ Dẫn chứng: HS lấy dẫn chứng phù hợp...
*Mở rộng:
Phê phán những người không có ý thức về nguồn gốc, cội nguồn, quốc
gia, dân tộc.
* Bài học nhận thức và hành động.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu
biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75
điểm).
- Học sinh lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng
không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm)
- Học sinh lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác
đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn
chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Lưu ý:Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù
hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính
tả, ngữ pháp
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân
khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn
đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức
thuyết phục.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
2 Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:... 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái
quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các
yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả (0,25 điểm), đoạn trích (0,25 điểm). 0,5
* Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:
b. Phân tích cụ thể 2,5
* Hình ảnh tạo vật thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình
- Hình ảnh tạo vật thiên nhiên:
+ Hình ảnh trung tâm là dòng Tràng giang - một tạo vật thiên nhiên
trường cửu, vô biên, rợn ngợp với nỗi buồn mênh mang, bất tận.
+ Không gian thơ mở ra với tất cả các chiều hướng bao la, bát ngát của
vũ trụ.
+ Thiên nhiên quạnh vắng, vạn vật cách rời, chia lìa: sự vật nhỏ bé thì
mong manh trôi dạt giữa mênh mông sóng nước; tạo vật to lớn thì trơ
trọi, lạc lõng; không gian chiều hôm thiếu vắng mọi âm thanh sự sống.
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình:
+ Cái tôi cô đơn thấu cảm được sự nhỏ bé, bơ vơ trong vũ trụ rộng lớn.
+ Cái tôi lạc lõng cảm thấy mình trôi dạt trong thời gian, lưu lạc trong
dòng đời.
+ Tâm trạng ẩn chứa nỗi sầu nhân thế, thời thế, vừa tiêu biểu cho cái tôi
thời đại Thơ mới vừa mang khí vị Đường thi.
- Nghệ thuật :
+ Thể thơ thất ngôn trang nghiêm, cổ kính; thi liệu vừa mới mẻ vừa cổ
điển.
+ Phép đối ngẫu trong kết cấu, phép tương phản trong mô tả sự vật được
sử dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt.
+ Ngôn từ có sự phối thanh nhịp nhàng; hệ thống từ láy hòa hợp với nhịp
thơ đăng đối tạo nên âm điệu trầm buồn, trôi chảy triền miên.
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích chi tiết, làm rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: 2,0
điểm - 2,5 điểm
- Phân tích được nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ nhưng chưa thật
chi tiết, đầy đủ: 1,0 điểm - 1,75 điểm.
- Phân tích nôm na, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm.
* Đánh giá
Đánh giá chung về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của đoạn trích. 0,5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm:Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình
phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật
nét đặc sắc của tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu; biết liên hệ vấn đề nghị
luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
Tổng điểm 10,0
..........................Hết............................

You might also like