You are on page 1of 3

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1

NĂM HỌC 2021 -2022 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9


----------------------- Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày 29/11/2021
Phần I: 6.5 điểm
Cho câu thơ:
... Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa...
Câu 1: Hãy chép 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ và nêu mạch cảm xúc của
bài thơ.
Câu 2: Trình bày rõ những nét nghĩa của từ “nhóm” có trong đoạn thơ vừa chép. Đặt
một câu văn có từ “nhóm " được dùng theo nghĩa chuyển.
Câu 3: Cuối đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một bạn học sinh viết: “Tóm lại, đoạn
thơ là những suy ngẫm sâu sắc và tình cảm chân thành của nhà thơ đối với người bà
kính yêu”.
Hãy triển khai ý chủ đề trên thành một đoạn văn qui nạp có độ dài khoảng 12 câu .
Trong đoạn có sử dụng một câu ghép và một thán từ bộc lộ cảm xúc. (gạch chân và chú
thích rõ)
Câu 4: Kể tên một văn bản thơ trong chương trình Ngữ văn THCS cũng được kết thúc
bằng một câu hỏi tu từ. Chép chính xác câu thơ đó và nêu rõ tên tác giả.
Phần II. ( 3.5đ)
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian
không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian
là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì
sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong
chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc
là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà
bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu
tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời
gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.. 
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.36,37)
Câu 1: Hãy chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng ở nhan đề của văn bản và nêu ý nghĩa
của nhan đề.
Câu 2: Xét về cấu tạo, câu “Thời gian là vàng” thuộc kiểu câu gì?
Câu 3: Từ nội dung của văn bản “Thời gian là vàng”, kết hợp với những hiểu biết thực
tế, em hãy trình bày suy nghĩ về giá trị của thời gian đối với thế hệ trẻ hiện nay trong
khoảng 2/3 trang giấy thi.
-----------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I
Câ Yêu cầu Điểm
u
- Chép đủ 8 dòng thơ ( sai 1,2 từ hoặc dấu câu trừ 0,25 đ, nếu sai, thiếu từ
1 0,5
3 từ trở lên trừ hết)
- Mạch cảm xúc: đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm.. 0,5
- Từ “nhóm” trong đoạn thơ có nghĩa:
+ Nghĩa gốc: hành động làm cho lửa bén vào chất đốt để cháy lên trong 0.25
2 bếp.
+ Nghĩa chuyển: khơi dậy, thắp lên. Bà đã truyền cho cháu tình yêu gia 0,25
đình, quê hương , tình làng nghĩa xóm, ước mơ và khát vọng tuổi thơ.
- Đặt câu đúng, đủ dấu câu. (thiếu dấu chấm câu - 0.25) 0,5
- Hình thức: (1,5 điểm )
+ Đúng đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận qui nạp, không mắc lỗi
chính tả, diễn đạt...(0,5 đ)
3 + Sử dụng đúng và hợp lí một thán từ bộc lộ cảm xúc, có gạch chân và chú 1,0
thích (0,25 đ)
+ Viết đúng câu ghép, có gạch chân chú thích. (0,25 đ)

- Nội dung: (2,5 điểm) : Học sinh có nhiều cách diễn đạt để hoàn thiện đoạn
văn nhưng cần triển khai lí lẽ và dẫn chứng hợp lí. Làm rõ hình ảnh người bà,
đảm bảo các ý sau:
- Người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà:
+ Sự tần tảo đức hy sinh của bà thể hiện qua thời gian (mấy chục năm), qua sự
gắn liền với bếp lửa.. (0.25)
Phân tích nghệ thuật: từ láy “lận đận”, ẩn dụ “nắng mưa” (0,25)
- Suy ngẫm về công việc nhóm lửa của bà:
+ Bà là người nhóm lửa “ấp iu, nồng đượm”, giữ lửa trong mỗi sớm mai suốt
2.5
mấy chục năm qua... (0.25)
+ Bà là người truyền lửa: truyền cho cháu tình yêu thương, tình làng xóm , tình
yêu quê hương đất nước. Bà là người khơi dậy những ước mơ và khát vọng cao
đẹp trong tâm hồn của cháu... (1.0)
Phân tích điệp ngữ “nhóm” (0,25)
-Từ suy ngẫm về bà, người cháu bày tỏ chân thành tình yêu thương, kính trọng,
biết ơn bà: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”, phân tích hiệu quả nghệ thuật
câu cảm thán với thán từ “ôi”, dấu gạch ngang. (0,5)
( HS cơ bản bám sát khổ 6 để phân tích, chú ý khai thác nghệ thuật của đoạn,)
- Liên hệ: Bài thơ “Ông đồ” - Vũ Đình Liên 0,5
4 - Câu thơ: Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ? 0.5
Phần II: 4 điểm
- Nhan đề: Sử dụng tu từ so sánh, 0.25
1
- chỉ rõ so sánh thời gian với vàng 0,25
- Ý nghĩa nhan đề:
+ Khẳng định sự quý giá của thời gian 0.25
+ Nhắc nhở con người phải biết quý trọng thời gian.  0,25

- Câu: “Thời gian là vàng” xét về cấu tạo thuộc kiểu câu: Câu đơn (hoặc
2 0,5
trần thuật đơn có từ “là”)
* Hình thức:
- Đúng phương thức nghị luận, lập luận rõ ràng
- Bài dài khoảng 2/3 trang giấy. Trình bày sạch, đẹp; mắc ít lỗi chính tả; không
3mắ lỗi diễn đạt. 0,5
- HS có thể có cách trình bày ý khác nhau, nhưng phải thể hiện rõ quan điểm
tích cực của mình, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, thể hiện được sự hiểu biết
thực tế
*Nội dung:
- Mở đoạn: Nêu ý kiến khái quát về giá trị của thời gian và cách sử dụng thời
gian của thế hệ trẻ hiện nay. 
- Thân đoạn:
+ Giải thích ý nghĩa của văn bản: các quan niệm về thời gian trong các trường
hợ hợp khác nhau và cách sử dụng (0.25)
+ Bàn luận:
- ý nghĩa, vai trò của thời gian đối với các bạn trẻ: đưa ra biểu hiện
quí trọng thời gian của đa số các bạn trẻ, ý nghĩa vai trò to lớn khi các bạn trẻ
sử dụng thời gian hợp lí trong việc học, sinh hoạt... (0.5)
- Bàn luận mở rộng: những suy nghĩ sai, hành động, hậu quả sai khi sử
1.5
dụng thời gian chưa hợp lí của các bạn trẻ...(0.25)
(Lưu ý: bàn luận kết hợp với dẫn chứng)
+ Bài học: 0.25
- Nhận thức: tầm quan trọng của thời gian.
- Hành động: Các bạn trẻ phải sử dụng thời gian như thế nào?
+ Liên hệ bản thân : 0.25
- Kết đoạn: Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề
( HS biết làm bài văn ngắn hoặc đoạn văn NLXH về vấn đề trên, có tư duy
lập luận, có dẫn chứng, phản biện...Tôn trọng lối viết sáng tạo nhưng đúng
vấn đề)

You might also like