You are on page 1of 5

PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG – LẦN 1

Môn: Ngữ văn 8


Năm học 2022 - 2023
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm)


Câu 1. Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
A. Hồi ký B. Bút ký C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết
Câu 2. Từ nào sau đây không phải từ tượng hình ?
A. nho nhỏ B. xao xác C. hối hả D. lất phất
Câu 3: Cái chết của lão Hạc có ý nghĩa gì?
A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử.
B. Tố cáo xã hội thực dân phong kiến.
C. Thể hiện tình phụ tử, tính tự trọng của người nông dân và gián tiếp tố cáo chế độ thực
dân phong kiến.
D. Thể hiện lòng tự trọng cao.
Câu 4. Thế nào là trường từ vựng?
A. Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm
B. Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại (danh từ, động từ...)
C. Là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
D. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc (thuần Việt, Hán - Việt ...)
Câu 5. Chủ đề của văn bản là gì?
A. Đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
B. Là câu chủ đề của một đoạn văn trong văn bản.
C. Sự việc tiêu biểu trong văn bản.
D. Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản.
Câu 6: Khi sử dụng tình thái từ, cần lưu ý điều gì?
A. Tính địa phương.
B. Không sử dụng biệt ngữ.
C. Phải kết hợp với các trợ từ.
D. Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Câu 7: Những từ “trao đổi, buôn bán, sản xuất” được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Hoạt động chính trị.
B. Hoạt động kinh tế.
C. Hoạt động văn hóa.
D. Hoạt động xã hội.
Câu 8: Điểm giống nhau giữa hai văn bản “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ” là gì?
A. Tác phẩm giàu chất hiện thực.
B. Đều viết về đề tài đi học.
C. Đều viết về nỗi đau của trẻ thơ.
D. Tác phẩm giàu chất thơ.
II. Phần tự luận (8,0 điểm)
Câu 9: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi
“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để
bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có
một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và
tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại:
- Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá, sắm
sửa cho và bế em bé chứ.
Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì
nữa...”
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó nằm trong tác phẩm nào? Tác giả
là ai? Kể theo ngôi thứ mấy?
b. Xác định nội dung đoạn trích trên bằng một câu văn ngắn gọn.
c. Tìm trong đoạn văn trên một trường từ vựng và gọi rõ tên trường từ vựng ấy.
d. Từ tình cảm của mẹ con bé Hồng trong đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10
câu để nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép, một thán từ
(gạch chân, chú thích rõ).
Câu 10. Hãy viết đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp làm sáng tỏ câu chủ đề “Lão Hạc là
người cha rất mực yêu thương con.”
------Hết ------
Họ và tên: …………………………………………….SBD: ……………
PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN HD CHẤM KHẢO SÁT – LẦN 1
NĂM HỌC: 2022 - 2023
MÔN: NGỮ VĂN 8

A. Hướng dẫn chung:


- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài
làm, tránh đếm ý cho điểm. Chỉ cho điểm tối đa mỗi phần khi bài viết đảm bảo cả yêu cầu về
kiến thức và kĩ năng.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong
việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng số
điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm thi.
- Điểm toàn bài là 10,0 điểm, chi tiết đến 0,25 điểm, không làm tròn.
B. Đáp án và thang điểm:
I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A B C C A D B D

II. Phần tự luận: (8,0 điểm)

Câu Ý Nội dung cần đạt Điểm


9 a - Đoạn văn trích từ văn bản “Trong lòng mẹ” 0,25
(4đ) (1đ) - Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” 0,25
- Tác giả là Nguyên Hồng 0,25
- Kể theo ngôi thứ nhất. 0,25
b Nội dung: cảm giác hạnh phúc của bé Hồng khi được nằm trong 0,5
(0,5đ) lòng mẹ.
c HS chỉ ra và gọi tên được một trường từ vựng 0,5
(0,5đ) - Trường chỉ hành động của tay: vuốt ve, gãi
- Trường chỉ bộ phận cơ thể người: bầu sữa, bàn tay, trán, cằm,
lưng
d * Yêu cầu về kĩ năng:
(2đ) - Viết đúng kiểu đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của 0,25
em về tình mẫu tử.
- Đoạn văn phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; 0,25
diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính
tả, từ ngữ, ngữ pháp; trong đoạn có sử dụng một câu ghép, một
thán từ (gạch chân, chú thích rõ).
* Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề ngắn gọn, súc tích
và đáp ứng đủ các nội dung:
- Tình mẫu tử là tên gọi của thứ tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ 0,25
nhất trong cuộc đời này, đó là tình yêu và sự gắn kết bền chặt
giữa mẹ và những người con. 0,5
- Biểu hiện của tình mẫu tử:
+ Mẹ không chỉ cho chúng ta sự sống mà còn là người thắp lên
ngọn lửa yêu thương, nuôi dưỡng chúng ta bằng tất cả tình yêu
thương chân thành.
+ Mẹ luôn hi sinh thầm lặng để mang đến cho chúng ta những
điều tốt đẹp nhất
+ Những người con yêu thương, trân trọng công lao của mẹ
dành cho mình.
- Ý nghĩa tình mẫu tử: 0,5
+ Là nơi nương tựa, giúp ta vượt qua mọi sóng gió
+ Là nơi tiếp cho ta thêm động lực, sức mạnh.
+ Tình mẫu tử làm cho đời sống tình cảm của con người trở nên
phong phú, ý nghĩa.
+…
- Bài học:
0,25
+ Cần biết yêu thương, trân trọng và có ý thức báo đáp những
tình cảm lớn lao của mẹ.
+ Chúng ta hãy cố gắng học tập để trở thành những người con
ngoan, trò giỏi khiến cho mẹ tự hào.
10 Hãy viết đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp làm sáng tỏ
(4đ) câu chủ đề “Lão Hạc là người cha rất mực yêu thương con.”
a Biết viết đoạn văn theo phương pháp diễn dịch hoặc quy nạp 0,25
b Đoạn văn làm sáng tỏ được câu chủ đề: “Lão Hạc là người cha 0,25
rất mực yêu thương con.”
c Triển khai, sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý. 0,25
- Thương con vì nhà nghèo mà hạnh phúc bị dang dở: Lão 0,25
thương con và hiểu nỗi đau của con nên không xẵng lời với con,
chỉ khuyên con nhẹ nhàng, có lí: “Lão tìm lời lẽ giảng giải cho
con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi
giắng lại ít lâu xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu:
chẳng lấy đám này thì lấy đám khác! Làng này đã chết hết con
gái đâu mà sợ”.
- Thấy con nghe lời nhưng rất buồn, lão càng thương con hơn, 0,25
càng xót xa vì chẳng biết xoay xở thế nào. Bởi vậy khi con trai
phẫn chí bỏ làng đi tha phương cầu thực, lão xót xa: “Tôi chỉ
còn biết khóc chứ còn biết làm sao được nữa? Thẻ của nó
người ta giữ. Hình của nó người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy
tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu còn là
con tôi”. Đó là tiếng than đứt ruột của người cha thương con hết
lòng mà phải chịu sống cô đơn và xa con...
- Con đi xa rồi, ngày đêm lão nhớ con khôn nguôi. Tội nghiệp
cho lão, nhớ mà chẳng biết nói cùng ai, lão chỉ có thể nói với 0,5
con Vàng: “Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng? Bố cậu
lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi
đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm...”.
- Cả đời lão sống tằn tiện, chăm chỉ làm việc để vun vén cho
con: “Cái vườn là của con ta...Lớp trước nó đòi bán, ta không 0,5
cho bán là ta chỉ có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để ta ăn
đâu!...Ta bòn vườn của nó cũng nên để ra cho nó...”. Và lão
làm đúng như thế.
- Đói kém, ốm đau sắp chết, lão vẫn quyết giữ cho con mảnh 0,75
vườn. Sau rồi lão tính phải bán con Vàng cũng là vì không có
tiền nuôi nó mà “Bây giờ tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của
cháu...”. Sống cô đơn, lão chỉ có con chó làm bạn, vậy mà đành
phải bán cậu Vàng đi chứng tỏ lão thương con lắm.
- Hoàn cảnh cùng cực, buộc lão phải đứng trước sự lựa chọn 0,75
nghiệt ngã: Nếu sống, lão sẽ lỗi đạo làm cha. Còn muốn trọn
đạo làm cha thi phải chết. Và lão đã quyên sinh không phải lão
không quý mạng sống, mà vì danh dự làm người, danh dự làm
cha. Sự hy sinh của lão quá âm thầm, lớn lao.
d Đúng chính tả, dùng từ, đặt câu; Sáng tạo 0,25
* Lưu ý: Khi chấm bài, giám khảo vừa bám sát đáp án và biểu điểm, vừa linh hoạt; trân
trọng những suy nghĩ riêng của thí sinh nếu thấy hợp lí, thuyết phục.

You might also like