You are on page 1of 7

PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN ĐỀ GIAO LƯU HSG CỤM LỚP 7 LẦN 2

CỤM CHUYÊN MÔN SỐ 5 NĂM HỌC 2022-2023


MÔN: NGỮ VĂN 7
(Đề thi gồm có 02 trang) Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Ngày 21 / 02 /2023
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Quê hương là một tiếng ve,
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi,
Dòng sông con nước đầy vơi,
Quê hương là một góc trời tuổi thơ.
(…)
Quê hương là cánh đồng vàng,
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều.
Quê hương là dáng mẹ yêu,
Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về...
(Quê hương, Nguyễn Đình Huân)
Câu 1 (1.0 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?
Câu 2 (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 3 (2,0 điểm) Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?
Câu 4 (2,0 điểm) Đoạn thơ đã gửi đến cho em bức thông điệp gì? (trình bày bằng đoạn
văn từ 5 đến 7 câu).
II. VIẾT (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm): Từ đoạn thơ trong phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng
200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương trong cuộc đời của con
người.
Câu 2 (10,0 điểm): Phân tích nhân vật bé Em trong đoạn trích sau:
Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho:
- Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi.
Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó.
Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé
Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp một tới lớp năm, làm sao mà
không thân cho được. Hôm hai mươi sáu, học buổi cuối năm, hai đứa nôn Tết quá quá
trời nên tính trước, nếu mùng một con bé Em đi về ngoại thì mùng hai hai đứa đi tới
nhà cô giáo. Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho
nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn.
Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi sách cặn cho heo. Bé Em muốn khoe
liền nhưng bày đặt nói gièm:
- Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa?
- Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần Tết đồ nhiều, dồn đống,
chắc tới hai mươi tám mới lấy được.
- Vậy mầy được mấy bộ?
- Có một bộ hà.
Con bé Em trợn mắt:
- Ít quá vậy?
- Con Út Mót với con Út Hết được hai bộ. Tao lớn rồi, nhường cho tụi nó.
- Vậy à?
Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không.
Nhưng rõ ràng là con Bích không quên nó:
- Còn mầy?
- Bốn bộ. Má tao mua cho đủ mặc từ mùng một tới mùng bốn, bữa nào cũng mặc đồ
mới hết trơn. Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn.
- Mầy sướng rồi.
Con Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xịu xuống, buồn hẳn. Nhà nó nghèo, sao bì
được với nhà con bé Em. Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh Hai nó để lại.
Áo nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo
nhẹ cũng rách. Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chớ không so đo chuyện cũ
mới, má nó nói hoài, “Nhà mình nghèo quá hà, ráng vài năm nữa, khá giả rồi má sắm
cho”. Con bé Em nhìn con Bích lom lom rồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng:
- Bộ đồ mầy mai chắc đẹp lắm, bữa mùng hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hen?
Rồi tới mùng một, mùng hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi. Hai đứa mặc đồ hơi giống
nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in
hình mèo bự. Cô giáo tụi nó khen:
- Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng.
Hai đứa cười. Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng
mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao
coi là bạn thân. Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, có
mặc áo gì Bích vẫn quý bé Em. Thiệt đó.
(Áo Tết- Nguyễn Ngọc Tư)
- HẾT-
HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 7
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I Đọc hiểu 6,0
Thể thơ: lục bát 0,5
1 phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5

2 Nội dung chủ yếu của đoạn thơ: vai trò của quê hương đối với 1,0
cuộc đời mỗi con người và tình yêu quê hương của tác giả.
3 - Biện pháp tu từ: 1,0
+ So sánh, liệt kê: Quê hương là một tiếng ve, lời ru của mẹ, dòng
sông, con nước đầy vơi; Quê hương là một góc trời tuổi thơ; Quê
hương là cánh đồng vàng; Quê hương là dáng mẹ yêu.
+ Điệp ngữ: Quê hương là
- Phân tích tác dụng: 1,0
Nhấn mạnh và làm nổi bật ý:
+ Quê hương là những gì bình dị, thân thuộc, gần gũi, gắn bó máu
thịt với cuộc đời mỗi con người;
+ Quê hương là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn -
cội nguồn của đời ta; nơi đó có tuổi thơ dấu yêu, có người mẹ hiền
tần tảo sớm hôm nuôi ta nên người.
+ Đoạn thơ bồi dưỡng cho chúng ta tình yêu quê hương - cội nguồn
sinh dưỡng của mỗi người.
4 - HS có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải hướng 2,0
tới thông điệp giàu ý nghĩa mà đoạn thơ đem lại, đồng thời phải
phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Dưới đây là một số gợi ý:
+ Mỗi chúng ta cần phải biết coi trọng quê hương, gốc rễ, hướng
về cội nguồn của mình. Thiếu đi tình cảm này là một khiếm khuyết
trong cuộc sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được
làm người một cách trọn vẹn.
+ Biết yêu quê hương và có ý thức gìn giữ, phát huy những truyền
thống tốt đẹp của quê hương….
II Viết 14,0

1 a.Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Mở đoạn giới 0,5
(4đ) thiệu vấn đề nghị luận; phát triển đoạn làm rõ vấn đề nghị luận,
triển khai được vấn đề nghị luận; Kết đoạn khái quát được nội
dung nghị luận.

b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: vai trò của quê hương đối với
cuộc sống mỗi con người 0,5

c.HS triển khai vấn đề nghị luận cụ thể, rõ ràng. Có thể trình bày
theo định hướng sau:
* Giải thích khái niệm: “Quê hương”: quê hương là nơi ta sinh ra
và lớn lên, nơi mà ta có nhiều kỉ niệm gắn liền với kí ức và tâm 0,5
hồn của mỗi con người. Cùng với gia đình, quê hương là cái nôi
đầu tiên cho ta trưởng thành…
* Bàn luận về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi con
người:
- Quê hương nuôi dưỡng con người về cả tâm hồn và thể chất, từng
bát cơm dẻo thơm, ngụm nước mát trong ngọt ngào, tiếng sáo diều
vi vu trong gió chiều….mà chúng ta được tận hưởng mỗi ngày đều
từ quê hương ban tặng.
- Quê hương dõi theo từng bước ta đi trong cuộc đời, là chỗ dựa
tinh thần vững chắc để chúng ta vượt qua những khó khăn, thử
thách của cuộc sống; là bến đỗ bình yên cho ta tìm về sau những 2,0
chặng đường vất vả mưu sinh…Hình ảnh quê hương yêu dấu đã in
sâu vào trong tâm trí chúng ta để khi đi xa ta vẫn nhớ về.
- Cảm thấy tự hào về những vẻ đẹp của quê hương - cội nguồn sinh
dưỡng của mỗi con người (HS liệt kê một số biểu hiện tiêu biểu ca
ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước.)
- Phê phán những con người có lối sống lệch lạc, không coi trọng
gốc rễ, cội nguồn của mình…
* Bài học nhận thức và hành động: Quê hương có vai trò vô cùng
quan trọng trong cuộc đời của con người. Bởi vậy, chúng ta cũng
phải trân trọng, yêu quý và tri ân quê hương của mình; luôn có ý
thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, xây
dựng quê hương giàu đẹp….
* Lưu ý: HS có thể có cách trình bày suy nghĩ về vai trò của
quê hương theo cách khác. Tuy nhiên phải phù hợp với
chuẩn mực đạo đức.

d. chữ viết ,trình bày bài rõ ràng, đúng chính tả 0,5

Câu a. Đảm bảo cấu trúc bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác 0,5
2 phẩm văn học.
(10đ) b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,5
phân tích nhân vật bé Em trong đoạn truyện Áo tết.
c. Phân tích đặc điểm nhân vật
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu
cầu sau:
1. Hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ của bé Em và bé Bình
2
-Bé Em được sinh ra trong một gia đình khá giả, có điều kiện,
sống trong cuộc sống an nhàn, hạnh phúc.
Còn bé Bình không được may mắn như vậy, gia đình bé khó
khăn, đông anh chị em, không được giàu có và con bé khá vất
vả…
- Bé Em và bé Bình chơi thân với nhau từ nhỏ, ngồi cùng bàn
học từ lớp một đến hết lớp năm, lúc nào cũng tíu tít như đôi
chim sẻ, đi đâu cũng có nhau.
2. Tính cách, đặc điểm của nhân vật bé Em: tâm hồn trong
sáng, tinh tế, khiêm tốn, biết đồng cảm với bạn bè, có tình bạn 5,0
đẹp. (Hs lấy những dẫn chứng trong đoạn trích để làm rõ đặc điểm
nhân vật)
- Tâm hồn trong sáng: c huyện xảy ra khi gần tới này Tết, bé Em
được mẹ mua cho một chiếc áo đầm hồng nơ hoa rất xinh trong số
bốn bộ váy mới được mẹ sắm cho . Con bé thích và vui lắm khi có
nhiều áo đầm mới. Bé Em đi khoe và định sẽ mặc cái áo đầm hồng
nơ hoa đó đi chơi tết với bạn.
- Bé Em tinh tế, khiêm tốn: Dù rất thích chiếc váy mẹ tặng để
mặc tết nhưng đến ngày tết đi thăm cô, bé Em lại không dùng
đến mà mặc bộ đồ gần giống bé Bình vì nghĩ đến người bạn
thân của mình.
Trong lòng bé Em không muốn để cho Bình phải tủi thân, còn
bé Bình thì có thể nhận ra được tình cảm mà bé em dành cho
mình, dù bé Em có ăn mặc thế nào đi chăng nữa thì tình bạn
này vẫn mãi đẹp.
Từ đó có thể thấy được tính cách khiêm tốn, tinh tế của bé
Em. Khi em thấy bạn cùng lớp của mình không đủ điều kiện
để mua quần áo mới, em liền bỏ sự yêu thích của mình, không
khoe khoang mà chỉ mặc một bộ quần áo rất bình thường.
-Tình bạn đẹp giữa bé Bình và bé Em
Tuy còn nhỏ nhưng con người bên trong của bé thật sự trưởng
thành, biết suy nghĩ đến hoàn cảnh, cảm xúc của người khác.
Tình cảm đẹp mà bé Em dành cho bé Bình - một tình bạn
trong sáng, vô tư, tôn trọng lẫn nhau. Có người từng nói rằng:
" Tình bạn chân chính là viên ngọc quý" và đôi bạn thân bé
Em, bé Bình đã có được viên ngọc quý sáng nhất của riêng
bản thân mình .
3. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại đậm 1,0
chất

Nam Bộ
d. Chính tả, ngữ pháp 0,5
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, có cách nhìn mới mẻ, suy nghĩ sâu
sắc về nhân vật

You might also like