You are on page 1of 8

TRƯỜNG THPT YÊN LÃNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TỔ : NGỮ VĂN MÔN : NGỮ VĂN – K11


Thời gian : 90 phút
Năm học : 2018 - 2019
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I : Đọc – hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“Người con trai đưa người cha già vào nhà hàng ăn tối. Người cha già nua yếu ớt khi ăn
cứ làm rơi vãi đồ ăn lên quần áo. Khách các bàn chung quanh ai cũng liếc nhìn ông ta không
giấu vẻ ghê tởm, nhưng chàng trai vẫn điềm tĩnh như bình thường.
Ăn xong, anh con trai không một chút lúng túng, lặng lẽ đưa cha mình vào phòng vệ sinh,
lau sạch các mẩu đồ ăn, các vết dơ, chải lại mái tóc bạc cho cha, sửa lại cặp kính lão cho ngay
ngắn trên sống mũi cha. Khi họ trở ra, cả nhà hàng im phăng phắc nhìn hai cha con họ. Không
hiểu sao lại có người có thể làm cho tất cả mọi người đều ngượng nghịu chung như thế.
Người con trai trả tiền bữa ăn xong , rồi dìu cha về.
Lúc ấy, một người đàn ông lớn tuổi trong số thực khách buột miệng gọi với theo người
con, ông ta hỏi: “ Anh bạn trẻ này, anh có nghĩ là anh quên cái gì đó ở đây không vậy?”.
Chàng trai liếc nhanh chỗ ngồi ban nãy rồi trả lời: “ Không, thưa ông, cháu đâu có để
quên gì ở đây ạ…”
Người đàn ông nhẹ nhàng bảo: “ Có, anh có quên, anh đã để quên lại nơi đây một bài
học cho tất cả những ai làm con và để quên lại niềm hi vọng cho tất cả những ai làm cha”.
Nhà hàng chìm vào yên lặng …”
(Nguồn: http//vietnamnet.vn/vn/vn/giao -duc)
Câu 1: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2 : Các từ ngữ : ghê tởm, ngượng nghịu, yên lặng thể hiện thái độ của ai trong văn bản? Vì
sao họ có thái độ đó?
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu văn: “Ăn xong, anh con
trai không một chút lúng túng , lặng lẽ đưa cha mình vào phòng vệ sinh , lau sạch các mẩu đồ
ăn , các vết dơ, chải lại mái tóc bạc cho cha, sửa lại cặp kính lão cho ngay ngắn trên sống mũi
cha.”
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn từ 12- 15dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về bài học cho tất cả
những ai làm con được người đàn ông nhắc đến trong câu truyện trên?
PHẦN II. Làm văn (6,0 điểm)
Trong bài thơ Vội Vàng nhà thơ Xuân Diệu viết :
“ Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si ;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa ;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
(Trích Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr 23)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên để thấy được những quan niện sống mới mẻ của
nhà thơ.

---------- Hết ---------


TRƯỜNG THPT YÊN LÃNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TỔ : NGỮ VĂN MÔN : NGỮ VĂN – K11
Thời gian : 90 phút
Năm học : 2018 - 2019
ĐỀ SỐ 2
PHẦN I : Đọc – hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
Mưu cầu cái ăn, cái mặc chỗ ở ổn định dựa vào hoạt động của khối óc và cơ thể là lẽ
thường tình ở con người.
(…) Tất nhiên, đối với con người việc tự lập kiếm kế sinh nhai rất quan trọng. Người
xưa thường dạy: “Hãy kiếm sống bằng chính mồ hôi của mình”. Thế nhưng theo tôi,cho dù
chúng ta có làm theo đúng lời dạy này thì cũng chưa phải là đã làm đúng trách nhiệm và
nghĩa vụ với tư cách là con người. Lời dạy này mới dừng lại ở chỗ răn người ta làm người thì
đừng để thua kém muông thú và cũng chỉ dạy có thế.
Các loài chim chóc, muông thú, tôm cá, côn trùng...tự chúng không kiếm mồi được
sao? Ví như loài kiến chẳng hạn. Loài kiến không những biết kiếm mồi mỗi ngày mà còn biết
làm hang, làm tổ, tích trữ mồi trong suốt mùa đông giá rét.
Vậy mà trên đời này, có không ít người hành vi của họ cũng chỉ ngang với đàn kiến thôi
mà cũng tự mãn.
(...) Giải quyết được cái ăn, cái mặc chỗ ở mà đã mãn nguyện, đã cảm thấy hài lòng rồi
thì hóa ra cuộc đời mỗi con người mỗi con người trên thế gian này chỉ đơn thuần là được sinh
ra rồi chết đi hay sao?Tình trạng lúc anh ta chết đi có khác gì lúc được sinh ra. Tức là quanh
quẩn vẫn chỉ có chuyện sao cho có nhà cửa, có cuộc sống ổn định và có của ăn của để nữa. Vẻn
vẹn chỉ có vậy, nếu đến thế hệ con cháu cũng chỉ lặp đi lặp lại y hệt cuộc sống của anh ta thì dù
có trải qua hàng trăm đời, hàng xóm thị trấn nơi anh ta sống xưa thế nào nay chắc cũng vậy,
không chút thay đổi.
Không một người nào nghĩ tới sự nghiệp công ích, công cộng chỉ quan tâm tới lợi ích cá
nhân và gia đình. Ngoài ra thì mặc kệ.
Không một người nào có suy nghĩ là phải làm gì, để lại cái gì cho quê hương khi đang
còn sống .
Người Châu Âu có câu: “Nếu mọi người ai cũng chỉ mong thỏa mãn và an nhàn cho riêng
cá nhân mình thì thế gian này cũng không khác gì khi mới có loài người.”
(Fukuzawa Yukichi, khuyến học hay những bài học về tinh thần độc lập tự cường của người
Nhật Bản, NXB Thế giới, Hà nội 2015. Tr135)
Câu 1: : Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2 : Đoạn văn bản in đậm tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Cho biết tác dụng?
Câu 3: Theo anh/chị vì sao tác giả cho rằng ngay cả khi làm đúng lời dạy: “Hãy kiếm sống bằng
chính mồ hôi của mình” thì chúng ta cũng chưa làm đúng trách nhiệm và nghĩa vụ với tư cách là
con người?
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn từ 12- 15dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu
trong đoạn trích ở phần Đọc –hiểu : “Nếu mọi người ai cũng chỉ mong thỏa mãn và an nhàn
cho cá nhân mình thì thế gian này cũng không khác gì khi mới có loài người”
PHẦN II. Làm văn (6,0 điểm)
Trong bài thơ Vội Vàng nhà thơ Xuân Diệu viết :
“…Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Trích Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr 23)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó bình luận về thái độ sống vội vàng
của nhà thơ Xuân Diệu.?

---------- Hết ---------


ĐÁP ÁN CHẤM ĐỀ THI HKII – MÔN NGỮ VĂN 11
ĐỀ SỐ 1
PHẦN Câu ĐÁP ÁN ĐIỂM

I. 1 Phương thức biểu đạt chính : Tự sự 0,5

Đọc - 2 -Các từ ngữ :ghê tởm,ngượng nghịu,yên lặng thể hiện thái độ của những 0,5
Hiểu người trong nhà hàng.
+Họ ghê tởm vì thấy sự bẩn thỉu của người cha già yếu khi ăn cúa làm rơi 0,25
vãi.
+Họ ngượng nghịu, yên lặng vì thấy thái độ điềm tĩnh và hành động 0,25
chăm sóc cha của người con trai,họ thấy hổ thẹn về thái độ của mình
3 -Biện pháp tu từ trong câu văn : “Ăn xong...sống mũi cha” là BP Liệt kê. 0,5
-Hiệu quả NT:Giúp cho người đọc thấy được sự cẩn thận, chu đáo của
0,5
người con khi chăm sóc cha. Qua đó thấu hiểu, cảm phục trước hành
động cũng như tấm lòng của chàng trai dành cho cha mình
4 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị
luận theo nhiều cách nhưng phải trình bày rõ quan điểm của bản thân về
ý kiến đặt ra trong văn bản.
+Bài học về đạo làm con
+Con cái phải hiếu thảo, luôn quan tâm chăm sóc chu đáo cho cha mẹ
+Cần rèn luyện tu dưỡng đạo đức, sống tốt, sống có ích để cha mẹ khỏi
phiền lòng.
d. Đảm bảo chuẩ n chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25

II. 1 Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận 0,5
Làm
2 Thân bài:
văn
- Khái quát đề: Nói Xuân Diệu độc đáo trong cách cảm cách nhìn bởi 1,0
trong thơ ông nói riêng và trong Vội vàng nói riêng luôn đem đến cho
người đọc cái nhìn mới mẻ xuất phát từ lối tuy dư thơ khác biệt, quan
niệm sống tích cực đề cao tuổi trẻ và tinh yêu và cách diễn đạt sôi nổi, lôi
cuốn, hấp dẫn mang phong vị rất riêng.
- ND :
* Nét độc đáo trong cảm nhận của nhà thơ :
- 4 câu đầu là ham muốn đầy táo bạo của nhà thơ:”Tắt nắng”và “buộc 0,5
gió”..chế ngự thien nhiên
- Xuân Diệu đã phát hiện ra thiên đường ngay trên mặt đất này. Hình ảnh 0,5
thiên nhiên và cuộc sống gợi lên vừa gần gũi thân quen, vừa tràn ngập
xuân sắc, quyến rũ.
-Nhà thơ cho thấy vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó tình yêu 0,5
rạo rực, đắm say, ngây ngất.
- Xuân Diệu đã nhìn thiên nhiên qua lăng kinh của tinh yêu, qua cặp mắt 0,5
“xanh non biếc rờn” của tuổi trẻ. Vì thế mà thiên nhiên cảnh vật đều tràn
ngập xuân tình, quấn quýt , gọi mời.
=> Đó là cái nhìn lấy con người làm chuẩn mực cho thiên nhiên, quy
chiếu thiên nhiên về vẻ đẹp của giai nhân.
* Nét độc đáo trong diễn tả của nhà thơ :
- Nhà thơ đã đón chào và chiêm ngưỡng cuộc sống bằng tất cả các giác 0,5
quan. Cái nhìn vừa ngỡ ngàng vừa xoa xuýt.
- Điệp từ “Này đây” cùng với phép liệt kê theo chiều tăng tiến, cách dùng
từ láy(phơ phất), từ ghép(xanh rì) và những cụm từ “tuần tháng mật”,
“khúc tinh si” hòa vào nhịp thơ gấp gáp, khẩn trương vừa diễn tả cảm xúc
ngất ngây vừa như hối thúc, giục giã khiến người đọc không thể làm
ngơ, không thể quay lưng. 0,5
- Câu thơ “ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” có ý nghĩa bao quát
cả đoạn và có lối diễn đạt táo bạo mới mẻ rất Xuân Diệu. Cái đẹp nằm ở
sự bắt đầu, tinh khôi , mới mẻ, hồng hào, mơn mởn.Xuân Diệu đã “vật
chất hóa” khai niệm thời gian và truyền cảm giác cho người đọc qua các
tính từ “ngon, gần”. Câu thơ không chỉ gợi hình thể mà còn gợi cả hương
thơm và vị ngọt khiến người đọc ngạc nhiên, thú vị.
0,5
* Đánh giá:
- Đoạn thơ đã thể hiện quan niệm mới mẻ của nhà thơ về cuộc sống, tuổi
trẻ và hạnh phúc. Mỗi năm đẹp nhất lúc mùa xuân, mùa xuân đẹp nhất
lúc tháng giêng. Đời người đẹp nhất lúc tuổi trẻ và tuổi trẻ hạnh phúc
nhất là được sống trong tình yêu. Tất cả đều được diễn tả qua đoạn thơ ấn
tượng, độc đáo trong cách diễn đạt và cảm xúc.
- NT: 0,5
+ Điệp từ
+So sánh
+Liệt kê, từ láy....
3 - Kết bài: Khẳng định sự thành công của tác giả 0,5

LƯU Ý:
- Học sinh có thể cảm nhận đoạn thơ theo cách tách riêng hai luận điểm như đáp án hoặc có thể
phân tích theo chiều dọc rồi đưa ra luận điểm nhận xét theo yêu cầu đề, miễn là tỏ ra hiểu và có
lập luận thích ứng.
- Chính tả, dùng từ, đặt câu.Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt
- Sáng tạo. Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.
- GV linh hoạt trong khâu cho điểm căn cúa trên bài làm của HS.
ĐÁP ÁN CHẤM ĐỀ THI HKII – MÔN NGỮ VĂN 11
ĐỀ SỐ 2
PHẦN Câu ĐÁP ÁN ĐIỂM

I. 1 Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận 0,5

Đọc - 2 -NT so sánh (tác giả so sánh con người với loài chim chóc, muông 0,5
Hiểu thú,tôm cá ,côn trùng...)
-Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa con người khác với các loài động vật 0,5
khác vì có ý thức và có văn hóa nên phải sống có ý nghĩa hơn,sống vì đất
nước vì cộng đồng chứ không chỉ biết lo cho bản thân
3 -Tác giả cho rằng ngay cả khi làm đúng lời dạy thì chúng ta cũng chưa 1,0
làm đúng trách nhiệm và nghĩa vụ với tư cách là con người
+vì lời dạy mới dừng lại ở chỗ răn người ta làm người thì đừng để thua
kém muông thú trong khi trách nhiệm của con người không chỉ là kiếm
sống để lo cho bản thân, gia đình mà còn phải góp sức xây dựng cộng
đồng, xây dựng quê hương, đát nước
4 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị
luận theo nhiều cách nhưng phải trình bày rõ quan điểm của bản thân về
ý kiến đặt ra trong văn bản.
+Câu nói chỉ ra rằng nếu con người chỉ nghĩ đến cá nhân không nghic
đến cộng đồng thì xh không phát triển. Từ đó khuyên con người sống có
trách nhiệm với non sông, quê hương,đát nước
+Sự quan tâm góp sức của cá nhân sẽ đẩy lùi những điều đen tối, nhân
lên điều tốt đẹp, cuộc sống văn minh, quốc gia phát triển
+Sự ích kỷ thơ ơ khiến cho sức mạnh cộng đồng suy yếu, đẩy lùi sự phát
triển của xã hội.
=>Bài học: Nhận thức đúng trách nhiệm của bản thân với cộng đồng, đất
nước từ đó ra sức phấn đấu vì hạnh phúc chung của mọi người.
d. Đảm bảo chuẩ n chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25

II. 1 Mở bài: Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận .Mở bài giới thiệu được vấn 0,5
Làm đề nghi luan
văn 2 Thân bài:
- Xác định đúng vấn đề nghị luận Cảm nhận đoạn thơ và bình luận về thái
độ sống vội vàng
* Cảm nhận đoạn thơ: Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng
cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Về nội dung: Đoạn trích thể hiện niềm khát khao tận hưởng cuộc sống 2,0
thiết tha, mãnh liệt của Xuân Diệu.
+ Giục giã, thôi thúc, tăng tốc độ sống, sống nhanh, sống vội vàng để tận
hưởng những vẻ đẹp cuộc sống khi mùa xuân chưa tàn phai.
+ Tăng cường độ sống: ôm, riết, say, thâu, cắn để tận hưởng tối đa tất cả
vẻ đẹp của cuộc sống khi nó còn đang ở thời điểm tươi đẹp, quyến rũ
nhất.
- Về nghệ thuật: Đoạn trích sử dụng hiệu quả thể thơ tự do; các biện 2,0
pháp nghệ thuật điệp từ, liệt kê, lặp cấu trúc; hình ảnh, từ ngữ sáng tạo,
giọng điệu sôi nổi, hối hả, cuống quýt,…
* Bình luận thái độ sống vội vàng: Thí sinh cần bình luận hợp lí, thuyết
1,0
phục. Có thể theo hướng sau đây:
- Sống vội vàng là sống nhanh, sống gấp, sống chạy đua với thời gian;
sống tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc đời của đời trần thế, sống hết mình
với từng giây phút ngắn ngủi của tuổi trẻ, mùa xuân và cuộc đời để sự
sống có giá trị hơn. Đây cũng là tư tưởng chủ đạo của bài thơ Vội vàng
- Thái độ sống đó thể hiện một quan niệm sống mới mẻ, tiến bộ, tích cực;
góp phần thức tỉnh và khơi gợi thế hệ tuổi trẻ ý thức biết trân trọng tuổi
trẻ, cuộc đời để biết sống có ý nghĩa hơn.
3 Kết bài: Khẳng định sự thành công của tác giả 0,5

LƯU Ý: .
- Chính tả, dùng từ, đặt câu.Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt
- Sáng tạo. Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.
- GV linh hoạt trong khâu cho điểm căn cúa trên bài làm của HS.

...........................................................................................

You might also like