You are on page 1of 6

ĐỀ LUYỆ SỐ 1

Phần I. Đọc - hiểu(3,0 điểm)


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
 “Muối ba năm muối đang còn mặn
  Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”
(Ca dao)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản?Nêu tác dụng
của biện pháp tu từ đó?
Câu 3. Nêu khái quát nội dung của văn bản?
Phần II: Làm văn (7điểm)
“Một mai, một cuốc, một cần câu,
……………………………………..
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
(Nhàn, Ngữ văn 10, tập 1, trang 129 – NXB GD)
Cảm nhận của anh/chị về cuộc sống “nhàn” và vẻ đẹp nhân cách của
Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ trên? Từ bài thơ, anh/ chị có suy nghĩ gì về việc
lựa chọn lối sống hiện nay?
GỢI Ý

Phần Câu Nội dung Điểm


1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5
– BPTT chính: Ẩn dụ

– Tác dụng: nhấn mạnh, làm nổi bật những trải nghiệm 0,5
2 cay đắng, mặn mà của tình người nhất là tình cảm vợ
Phầnđọc
chồng. 1,0
hiểu
Bài ca dao ca ngợi lối sống tình nghĩa, thủy chung của
3 người bình dân xưa 1,0

Phần – Yêu cầu kĩ năng:  


làm văn + Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận.  
+ Bài làm có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, hoàn chỉnh; kết  
cấu hợp lí
+ Hành văn mạch lạc, trôi chảy; diễn đạt trong sáng;
không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu.
– Yêu cầu kiến thức:
Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, nhưng
phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
*Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận: 1,0
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác  
phẩm Nhàn.  
–Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận.
* Vẻ đẹp cuộc sống “Nhàn”: 5,0
+ Nhàn hạ ở công việc:  
Công việc nhà nông: “Một mai, một cuốc, một cần 1,5
câu”: số từ “một” + danh từ “mai, cuốc, cần câu”  
->Câu thơ tái hiện chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện  
lên là một lão nông tri điền chất phác.  
+ Nhàn hạ ở tâm trí :  
Thảnh thơi, ung dung , mặc kệ những thú vui của  
người đời.  
+Lối sống: hoà hợp với thiên nhiên, thuận theo tự  
nhiên.  
Mùa nào thức nấy: thu ăn măng trúc, đông ăn giá,  
xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. 1,5
*Vẻ đẹp nhân cách:  
+ Tự nhận mình dại nhường khôn cho kẻ khác, quan  
niệm dại – khôn là cách nói ý vị, thâm trầm, tự tin, vẻ  
đẹp nhân cách trí tuệ thoát khỏi vòng lợi danh cuộc  
đời.  
- BPNT: đối lập  
->Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng có thời gian sống và  
làm quan trong triều đình, vì thế ông quá hiểu chốn  
quan trường đầy mưu mẹo, lừa lọc, vì vậy ông gán cho
nó là chốn “lao xao”, còn nơi “vắng vẻ” là nơi ông ở
ẩn, là Bạch Vân am nơi ông mở lớp dạy học, lấy đó
làm thú vui của đời mình.
+Quan niệm về danh lợi: Mượn điển tích Thuần Vu
Phần để nói về phú quý tựa giấc mộng, tựa chiêm bao,
tất cả đều hư vô.
*Đánh giá bài thơ:
+ Nhàn là một lối sống, một cách sống mà Nguyễn
Bỉnh Khiêm chủ động lựa chọn. Nhàn ở đây không
phải là quay lưng lại với xã hội chỉ lo cho cuộc sống
nhàn tản của bản thân mà là chọn cho mình niềm vui
riêng, một cách sống tìm về với tự nhiên để tìm thấy sự
thanh thản trong tâm hồn chứ không phải theo đuổi
công danh, của cải như số đông người khác. Đó là con
người đứng trên phú quý để nhìn và cười cợt về nó.
Vậy nhàn không chỉ là một cách sống, lối sống nữa
mà là quan niệm sống, triết lí sống.
+ Bản chất của chữ “Nhàn”: Sống hòa hợp với tự
nhiên, phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.
+ Vẻ đẹp chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm: Cuộc sống 2,0
đạm bạc mà thanh cao, nhân cách vượt lên trên danh  
lợi.  
+ Nghệ thuật: Bài thơ Nôm ngôn ngữ giản dị, tự nhiên.  
Cách nói ngụ ý, nói ngược thâm trầm mà sâu sắc. Chất  
trữ tình – triết lí.  
* Bài học liên hệ:
Lựa chọn lối sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ
phù hợp với thời đại ông đang sống với mục đích giữ
gìn nhân cách, đạo đức của một nhà Nho. Ta học được
ở tác giả việc giữ gìn môi trường tự nhiên đang sinh
sống qua cách lựa chọn lối sống phù hợp với thiên
nhiên, thuận theo tự nhiên. Tuy nhiên lối sống Nhàn
của Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn phù hợp với lối
sống hiện đại, thời đại chúng ta hiện nay cần những
con người thức thời, năng động, biết nắm bắt cơ hội để
phát triển bản thân.
1,0
 
ĐỀ LUYỆN SỐ 2
Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi! ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Câu1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: Xác định biện pháp tu từ chínhtrong văn bản?Nêu tác dụng của biện
pháp tu từ đó?
Câu 3: Nêu khái quát nội dung văn bản?
Phần II. Làm văn(7 điểm)
Rồi hóng mát thuở ngày trường
………………………………..
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
(Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, Tập 1,Trang 127- NXBGD)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài
thơ.Từ đó, anh/ chị có suy nghĩ gì về tình yêu cuộc sống của bản thân hiện nay?

GỢI Ý

I. PHẦN ĐỌC HIỂU


Câu 1. Phương thức biểu cảm.(1đ)
Câu 2. - Biện pháp tu từ ẩn dụ: hình ảnh con cò- hình ảnh người nông dân trong xã
hội cũ.(0,5đ)
- Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm.(0,5đ)
Câu 3.Mượn hình ảnh con cò để thể hiện quan điểm chết trong còn hơn sống đục.
(1đ)
II. PHẦN LÀM VĂN.
*Mở bài:
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài cảnh ngày hè.
(0,5đ)
* Thân bài.
1. Nguyễn Trãi – một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết.(2đ)
- Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè được Nguyễn Trãi vẽ lên rất sinh động
- Cảnh vật căng tràn sức sống, sự sinh sôi cuộn trào toát ra từ trong lòng cảnh vật:
Sử dụng các động từ mạnh “phun”, đùn đùn” để diễn tả những trạng thái, sức sống
tràn trề của cảnh vật.
 → Bứa tranh thiên nhiên cuối mùa hạ nhưng không tàn úa, héo nát mà ngược lại
vô cùng rực rỡ, sinh động, giàu sức sống.
- Tâm hồn Nguyễn Trãi:
     + Phải vô cùng yêu và say mê cảnh sắc thiên nhiên nên Nguyễn Trãi mới có
những phát hiện tinh tế, tuyệt vời đến thế.
     + Nguyễn Trãi có tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, nhạy cảm
2. Nguyễn Trãi – một tâm hồn luôn tha thiết với cuộc sống làng quê.(2,5đ)
- Bức tranh cuộc sống sôi động, phong phú
     + Hình ảnh cuộc sống quen thuộc: chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương
     + Âm thanh cuộc sống: Tiếng lao xao của chợ cá, tiếng ve kêu dắng dỏi. Đó là
những âm thanh của một cuộc sống nhộn nhịp, vui tươi, sôi nổi, tấp nập
     + Cách sử dụng từ láy tượng thanh “lao xao”, “dắng dỏi” kết hợp với phép đảo
trật tự cú pháp đã nhấn mạnh âm thanh sôi động của cuộc sống.
- Tâm hồn Nguyễn Trãi:
     + Nguyễn Trãi yêu cảnh sắc của làng quê, yêu cuộc sống nơi thôn quê
     + Ông quan tâm đến cuộc sống của người dân quê lam lũ thì mới có thể để
tâm, lắng nghe được những âm thanh đó.
3. Nguyễn Trãi – một tâm hồn nặng lòng với dân với nước (1đ)
- Hai câu cuối , Nguyễn Trãi thể hiện ước muốn người dân có được cuộc sống no
đủ, hạnh phúc khắp bốn phương.
→ Tâm hồn yêu dân, yêu nước.
4. Nghệ thuật(1đ)
- Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn.
- Sử dụng động từ mạnh.
- Sáng tạo trong ngắt nhịp.
-Sử dụng ngôn ngữ thơ nôm tài hoa, tinh tế.
…………………………………………………
* Kết bài (0,5đ)
- Kết thúc vấn đề.

You might also like