You are on page 1of 10

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU


(ngữ liệu cần ôn tập: các bài thơ: Sang thu, Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con)

Đề 1.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ


Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
(Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)
a. Hãy nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm. Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi
những từ loại nào? Việc kết hợp các từ loại ấy có tác dụng gì?
b. Những biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong đoạn thơ trên ? Nêu tác dụng của
các biện pháp tu từ đó.
c. Cũng trong bài thơ trên có câu:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng”
Trong câu thơ trên từ “lộc” được hiểu theo những nghĩa nào? Theo em, hình ảnh
“người cầm súng” được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng” có ý nghĩa như thế
nào?
d. Trong khổ thơ, những hình ảnh nào đã thể hiện ước nguyện của nhà thơ? Nêu cảm
nhận của em về ý nghĩa của những hình ảnh đó.

Đề 2.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
… “Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”…
(Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)
a.  Giải thích ý nghĩa của cụm từ “người đồng mình”.
b. Qua hai câu thơ của đoạn trích:
“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
  Sống trong thung không chê thung nghèo đói”.
Em hãy cho biết người đồng mình sống ở vùng nào và đặc điểm của hoàn cảnh
sống ở đó ra sao?
c.  Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ
sau:
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
d. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ điệp ngữ đã được tác giả sử dụng
trong đoạn thơ.
e.  Qua lời tâm tình của đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế
nào?

PHẦN II. LÀM VĂN


Đề 1. Trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Chúng ta có rất nhiều nơi để đi
nhưng chỉ có một chốn để trở về, đó là gia đình”.
Đề 2. Nữ nhà văn Mĩ Helen Keller đã từng chia sẻ: "Tôi đã khóc vì không có
giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”.
Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Đề 1.
a. - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 – 5 năm sau ngày
đất nước hoàn toàn giải phóng, khi ấy nhà thơ đang nằm trên giường bệnh và không
bao lâu sau đó ông qua đời.
- Nhan để “Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi từ loại: danh từ “mùa xuân” và tính
từ “nho nhỏ”.
- Việc kết hợp giữa các từ loại trên có tác dụng tạo nên nhan đề có cấu tạo là một cụm
danh từ. Nhan đề này mới lạ, độc đáo, gây được sự hấp dẫn, chú ý của bạn đọc và thể
hiện được tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, khát vọng hòa nhập, cống hiến những phần
đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất của cuộc đời mình để góp phần làm nên mùa xuân chung
cho đất nước.
b. - Biện pháp nghệ thuật:
+ Ẩn dụ: Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”
+ Hoán dụ: “tuồi hai mươi", “khi tóc bạc”
+ Điệp ngữ: “ta làm”
+ Điệp ngữ “dù là”
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”: chỉ con ngườỉ cá nhân với lối sống đẹp, sống với tất
cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường, là một mùa xuân nhỏ góp vào
mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.
+ Hình ảnh hoán dụ: “tuổi hai mươi” (tuổi trẻ mạnh mẽ đầy sức sống) và “khi tóc bạc”
(tuổi đã xế chiều) => khát vọng cống hiến, hiến dâng tất cả sức lực của mình cho cuộc
đời và đất nước.
+ Điệp ngữ: “ta làm”: khẳng định ước nguyện được cống hiến chân thành, tha thiết,
mãnh liệt. Đó lả ước nguyện và khát khao sống có ích, khiêm nhường => Lẽ sống
đẹp...
+ Điệp ngữ: “dù là”: nhấn mạnh khát vọng dâng hiến tha thiết, bất chấp tuổi tác, cống
hiến trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
c. Từ “lộc” trong câu thơ là từ có nhiều nghĩa:
- Nghĩa gốc: là nhưng mầm non nhú lên ở cây khi mùa xuân đến.
- Nghĩa chuyển: sức sống, sức phát triển cùa đất nước, với nhiệm vụ bảo vệ đất nước
trong những ngày đầu xuân.
- Hình ảnh "Người cầm súng lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng” có thể
hiểu là: Trên đường hành quân, trên lưng người lính có những cành lá để nguỵ trang,
trên đó có những lộc non, chồi biếc. Với nghĩa chuyển của từ “lộc”, ta cảm nhận anh
bộ đội như mang trên mình mùa xuân của đất nước. Anh cầm súng để bảo vệ mùa
xuân tươi đẹp đó. Cách diễn đạt sức sống của một đất nước vào mùa xuân với nhiệm
vụ lớn lao. Bảo vệ đất nước thật cụ thể và sinh động.
d. Trong khổ thơ tác giả đã sử dụng những hình ảnh: Cành hoa, con chim hót, nốt
trầm xao xuyến và mùa xuân nho nhỏ để thể hiện ước nguyện của mình.
Những hình ảnh đó khẳng định khát vọng được hòa nhập, được cống hiến phần tốt đẹp
dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.

Đề 2.
a. - Nghĩa của cụm từ “người đồng mình”: người vùng mình, người miền mình. Đây có
thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng
một dân tộc.
b. Qua hai câu thơ của đoạn trích, ta biết “người đồng mình” sống ở vùng núi và hoàn
cảnh sống ở đây rất khó khăn, gian khổ do điều kiện tự nhiên không thuận lợi để canh
tác, sinh sống.
c. So sánh: Sống như sông như suối
- Ý nghĩa: So sánh “như sông” “như suối”:
+ Biện pháp so sánh gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Dù sống trong
hoàn cảnh gian khó, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình
ảnh của đại ngàn sông núi. Tình cảm của họ vẫn trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con
sông và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống, tin yêu con người.
+ Biện pháp so sánh góp phần thể hiện niềm mong muốn của người cha con sẽ dũng
cảm tiếp nối truyền thống sống đẹp của quê hương.
d. - Biện pháp điệp ngữ:
+ Điệp từ “sống”
+ Điệp cấu trúc câu: “Sống....không chê-...”
- Tác dụng: Góp phần nhấn mạnh, khẳng định bản lĩnh, thái độ sống: Nghị lực phi
thường, ân nghĩa thuỷ chung, sự hồn nhiên phóng khoáng....
e. Người cha mong muốn con:
- Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
- Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh
ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ.
- Dù gặp trở ngại con phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không
được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với
người đồng mình. Lời nhắn ngủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người
cha dành cho con.
DÀN Ý KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

DÀN Ý CHUNG Đề bài: “Giữa một vùng sỏi đá khô cằn,


có những loài cây vẫn mọc lên và nở
những chùm hoa thật đẹp”.
Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng
trên.
MỞ BÀI - Dẫn dắt
- Nêu vấn đề:
+ Gọi tên vấn đề
+ Trích dẫn ý kiến
+ Giới thiệu được hình ảnh/ câu
chuyện
THÂN - Giải thích khái niệm - Giải thích hiện tượng qua câu văn:
BÀI - Giải thích từ/ vế/ mối quan hệ/ + “vùng sỏi đá khô cằn” nơi khó có sự
1. Giải hình thức; nêu thông điệp sống của cây cối, chỉ sự khắc nghiệt của
thích - Mô tả bức tranh/ hình ảnh: môi trường sống.
Tổng thể - chi tiết; nêu thông
+ “có những loài cây vẫn mọc lên và nở
điệp
những chùm hoa thật đẹp”chỉ sự thích
- Tóm tắt tác phẩm; nêu thông
điệp nghi, sức chịu đựng, sức sống, vẻ đẹp.
→ Vấn đề nghị luận => Đây là hiện tượng có thể bắt gặp trong
thiên nhiên, có ý nghĩa chỉ sức chịu đựng,
sức sống kì diệu, ý chí nghị lực, bản lĩnh
vươn lên trong cuộc sống của con người.
2.Bàn luận - Khẳng định vấn đề (Đúng/ - Bàn luận vấn đề:
Sai); Đánh giá ý nghĩa, tầm + Thực tế cuộc sống luôn tồn tại những
quan trọng/ hậu quả của vấn đề “vùng đất khô cằn” hay chính là hoàn
=> đặt các câu hỏi cảnh khó khăn, những gian nan vất vả,
- Phản biện, mở rộng
khắc nghiệt của cuộc sống.
Trong quá trình bàn luận, HS
+ Hoàn cảnh không thuận lợi cho con
lấy dẫn chứng chứng minh
cho lập luận của mình người sống, phát triển nhân cách, tài năng.
Môi trường để tôi luyện, giúp con người
vững vàng trong cuộc sống.
+ Trước hoàn cảnh ấy, có những con
người:
Với những cố gắng phi thường, sự vươn
lên không mệt mỏi đã tạo được thành công
dâng hiến cho đời những gì cao đẹp, ý
nghĩa (dẫn chứng).
Chán nản, bi quan buông xuôi bất lực dẫn
đến thất bại rong cuộc sống (dẫn chứng).
3. Liên hệ - Đặt bản thân vào vấn đề, kiểm Con người với vẻ đẹp của ý chí, nghị lực
bản thân điểm, tự đánh giá bản thân theo luôn vươn lên chiến thắng hoàn cảnh là
(Bài học vấn đề đang bàn niềm tự hào, ngưỡng mộ của chúng ta,
nhận thức - Nêu được nhận thức, cách hiểu động viên và thậm chí cảnh tỉnh những ai
và hành về vấn đề chưa biết chấp nhận khó khăn, thiếu ý chí
động) - Đưa ra các hành động, cách vươn lên trong cuộc sống.
rèn luyện
KẾT BÀI Đánh giá vấn đề - Ý
nghĩa của việc bàn luận.
DÀN Ý CHUNG Đề 1. Trình bày suy nghĩ của em về Đề 2. Nữ nhà văn Mĩ Helen Keller đã
câu nói: “Chúng ta có rất nhiều nơi để từng chia sẻ: "Tôi đã khóc vì không có
đi nhưng chỉ có một chốn để trở về, đó giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy
là gia đình”. một người không có chân để đi giày”.
Hãy viết một bài văn trình bày suy
nghĩ của em về câu nói trên.
MỞ BÀI - Dẫn dắt - Cuộc đời của mỗi con người là một - Chúng ta thường có suy nghĩ rằng cuộc
- Nêu vấn đề: cuộc hành trình, mỗi người luôn có sống của mình thật khó khăn, khổ sở mà
+ Gọi tên vấn đề những lựa chọn, những đích đến khác không biết rằng cuộc sống của bao người
+ Trích dẫn ý kiến nhau >< dù đi xa đến đâu, đạt được điều khác con khắc nghiệt hơn rất nhiều =>
+ Giới thiệu được hình ảnh/ câu chuyện gì, vẫn luôn có 1 nơi chờ mong, đón đợi trích dẫn câu nói
chúng ta trở về/ nơi chúng ta mong muốn
quay trở lại: đó là gia đình. => dẫn ý kiến
THÂN BÀI - Giải thích khái niệm Giải thích: Giải thích:
1.Giải thích - Giải thích từ/ vế/ mối quan hệ/ hình + Nơi để đi: + Khóc: cảm xúc buồn bã, không hài
thức; nêu thông điệp + Chốn để trở về: lòng
- Mô tả bức tranh/ hình ảnh: Tổng thể - + Giải thích khái niệm gia đình + Tôi đã khóc vì không có giày để đi:
chi tiết; nêu thông điệp + So sánh: rất nhiều nơi để đi>< chỉ có thái độ buồn bã, tiêu cực vì sự thiếu thốn,
- Tóm tắt tác phẩm; nêu thông điệp một chốn để trở về => khẳng định sự duy khó khăn về vật chất => không hài lòng
→ Vấn đề nghị luận nhất/ quan trọng của gia đình với hoàn cảnh, số phận của bản thân
 Vấn đề nghị luận: Tầm quan + Cho đến khi nhìn thấy một người
trọng, ý nghĩa của gia đình đối với không có chân để đi giày: chứng kiến sự
mỗi con người khó khăn, khắc nghiệt trong cuộc sống,
hoàn cảnh của người khác
 Vấn đề nghị luận: Cần nhận thấy
được sự may mắn, điều kiện sống
của bản thân còn tốt hơn so với
nhiều người để luôn có một thái
độ, tinh thần sống tích cực.
2.Bàn luận - Khẳng định vấn đề (Đúng/ Sai); Đánh - Khẳng định sự quan trọng của gia đình - Khẳng định ý nghĩa của việc nhận thấy
giá ý nghĩa, tầm quan trọng/ hậu quả của đối với mỗi con người. bản thân còn có may mắn, có cuộc sống
vấn đề => đặt các câu hỏi + Gia đình là nơi như thế nào? Trong gia tốt hơn bao người để luôn có thái độ sống
Trong quá trình bàn luận, HS lấy dẫn đình của mình, mỗi người được thụ tích cực.
chứng chứng minh cho lập luận của hưởng những điều tốt đẹp gì? Những giá - Vì sao?
mình trị nào? + Mỗi người có một cuộc sống riêng/
+ Ảnh hưởng của gia đình đến nhận thức, hoàn cảnh/ điều kiện riêng, không có
suy nghĩ, nhân cách của mỗi người ra cuộc sống của ai hoàn toàn dễ dàng,
sao? thuận lợi, cũng không có ai chỉ toàn gặp
+ Nếu chẳng may, sinh ra trong một gia phải khó khăn. Cần phải hiểu rõ cuộc
đình không trọn vẹn thì có phải là một sống của bản thân và có cái nhìn đúng
thiệt thòi hay không? Điều đó có ảnh đắn, khách quan về hoàn cảnh, cuộc sống
hưởng đến mỗi người trong gia đình đó của người khác…
hay không? + Nhìn nhận đúng về hoàn cảnh của bản
+ Trong gia đình, mỗi người có thể chia thân, có thái độ sống tích cực đem đến
sẻ những gì? Niềm vui? Nỗi buồn? thành cho chúng ta điều gì? (ý chí, nghị lực để
công? Thất bại?.... mà không sợ bị phán vượt qua mọi khó khăn/ tinh thần luôn nỗ
xét, chê bai, coi thường,… Đó là lí do để lực, lạc quan, biết quan tâm, chia sẻ với
- Phản biện, mở rộng gia đình là nơi duy nhất để chúng ta có mọi người xung quanh, trưởng thành
thể trở về …. trong suy nghĩ, hành động,…)
+ Nếu lúc nào cũng bi quan, chỉ nhìn
Trong quá trình bàn luận, HS lấy dẫn thấy khó khăn, vất vả trong cuộc sống
chứng chứng minh cho lập luận của của bản thân sẽ khiến cuộc sống của mỗi
mình người trở nên thế nào? (chán nản, thiếu
tinh thần, ý chí, dễ dàng bỏ cuộc, thường
- Phản biện, mở rộng: có tâm lí đổ lỗi khi thất bại…)
+ Chúng ta không chỉ thụ hưởng/ đón + Nhìn nhận đúng về cuộc sống của mình
nhận những giá trị từ gia đình mang lại và những người xung quanh đồng nghĩa
mà còn có trách nhiệm xây dựng, góp với việc biết quan sát, thấu hiểu, yêu
phần tạo nên những giá trị cho gia đình thương hơn với những người có số phận
của mình kém may mắn hơn mình….
Trong quá trình bàn luận, HS lấy dẫn
chứng chứng minh cho lập luận của
mình
- Phê phán những người sống bi quan,
chỉ biết chê bai, bất mãn với cuộc sống
của bản thân, không nỗ lực, cố gắng
vươn lên
3. Liên hệ - Đặt bản thân vào vấn đề, kiểm điểm, tự - Bạn cảm nhận, suy nghĩ như thế nào về - Bạn có phải là một người nhìn rõ được
bản thân đánh giá bản thân theo vấn đề đang bàn gia đình của chính mình? Bạn đã hiểu hết hoàn cảnh, sự may mắn trong điều kiện
(Bài học - Nêu được nhận thức, cách hiểu về vấn về những giá trị mà gia đình mang lại? sống của bản thân?
nhận thức đề Bạn đã biết trân trọng gia đình của mình? - Bạn đã có sự nỗ lực, vượt qua những
và hành - Đưa ra các hành động, cách rèn luyện Bạn cần làm gì để thể hiện được tình yêu, khó khăn mà mình gặp phải hay chỉ biết
động) trách nhiệm của mình đối với gia đình đổ lỗi cho hoàn cảnh?
nhỏ của mình? - Bạn đã biết quan sát, sẻ chia với sự khó
khăn, kém may mắn của người khác?
KẾT BÀI Đánh giá vấn đề - Ý nghĩa của việc bàn
luận.

You might also like