You are on page 1of 4

ĐỀ 1

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)


Đọc đoạn trích sau:
…Thầy giảng cho con về đất nước nhân dân
Ðể khi mặc lành không quên người áo vá
Ăn miếng cơm nhớ bàn tay trồng khoai, dỡ củ
Câu ca dao đau đáu một đời.

Con ngước lên, con gặp mắt thầy


Ðầm ấm quá, con thành trẻ nhỏ
Những vui buồn thầy lặng nghe con kể
Có lúc nào thầy không ở bên con?

Con nghe rất nhiều trong lặng im


Thầy thấu cả những điều con chưa nói
Phút giao cảm: thầy là tia nắng dọi
Con, cây xanh đang nảy lộc trong vườn.

Thầy tiễn con về. Phố lạnh hơi sương


Con để mãi bàn tay trong tay thầy ấm áp
Và con biết: đêm nay thầy lại thức...
Hà Nội, 1980
(Trích Thăm thầy giáo cũ, Nguyễn Bùi Vợi)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn
B. Thể thơ tám chữ
C. Thể thơ bảy chữ
D. Thể thơ tự do
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3. Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là ai?
A. Người học trò
B. Người thầy
C. Nhân vật tôi
D. Nhân vật em
Câu 4. Trong đoạn trích, người thầy đã giảng về bài học nào?
A. Bài học về sự anh dũng hi sinh của thế hệ đi trước.
B. Bài học về sự biết ơn với thế hệ cha anh.
C. Bài học về sự sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn.
D. Bài học về tình yêu thương con người.
Câu 5. Vì sao tác giả cho rằng khi gặp mắt thầy “con thành trẻ nhỏ”?
A. Vì thầy là người lớn tuổi.
B. Vì người học trò còn trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm sống.
C. Vì thầy là chỉ bảo, khuyên nhủ rất nhiều bài học quý giá.
D. Vì khi bên thầy người học trò được chỉ bảo, khuyên răn, động viên và an ủi.
Câu 6. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
A. Tâm sự của người học trò khi về thăm thầy giáo cũ.
B. Nỗi buồn của người học trò khi về thăm thầy giáo cũ.
C. Niềm vui của người học trò khi về thăm thầy giáo cũ.
D. Lưu luyến của người học trò khi về thăm thầy giáo cũ.
Câu 7. Dòng nào nêu đúng về nghệ thuật của đoạn trích?
A. Biện pháp nghệ thuật hoán dụ
B. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên nhưng sâu sắc
C. Bút pháp lãng mạn
D. Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ: “Phút giao
cảm: thầy là tia nắng dọi/ Con, cây xanh đang nảy lộc trong vườn.”
Câu 9. Tác giả đã dùng tính từ nào miêu tả ánh mắt của người thầy? Vì sao tác giả lại
sử dụng từ đó?
Câu 10. Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về câu
thơ: “Con nghe rất nhiều trong lặng im/ Thầy thấu cả những điều con chưa nói”
ĐỀ 2
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
Vàng bạc uy quyền không làm ra chân lí
Óc nghĩ suy không thể mượn vay
Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay
Tắm gội lòng ta chẳng bao giờ cạn.

Ta tin ở sức mình, vô hạn


Như ta tin ở tuổi 25
Của chúng ta là tuần trăng rằm
Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái.

Ta tin ở loài người thúc nhanh thời đại


Những sông Thương bên đục, bên trong
Chảy về xuôi, càng đẹp xanh dòng
Lịch sử vẫn một sông Hồng vĩ đại.
(Trích Tuổi 25, Tố Hữu, Tố Hữu Từ ấy và Việt Bắc, NXB văn học, tr.332)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là gì?
A. Tự sự C. Thuyết minh
B. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong câu “Ta tin ở sức mình, vô hạn - Như ta tin ở
tuổi 25”
A. So sánh C. Ẩn dụ
B. Nhân hóa D. Hoán dụ
Câu 3. Số lượng dòng sông được nhắc đến trong đoạn thơ?
A. 2 C. 3
B. 4 D. 5
Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được nhắc đến trong câu thơ: Của chúng ta là tuần
trăng rằm?

A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Cả ba phương án trên
Câu 5. Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ trên?
A. Hào sảng
B. Trầm buồn
C. Du dương
D. Ngậm ngủi
Câu 6. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
A. Niềm tin và khát vọng vào tương lai dân tộc
B. Niềm tin vào thế hệ trẻ
C. Niềm tin tưởng, tự hào vào thế hệ trẻ và tương lai dân tộc
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 7. Đáp án nào dưới đây không đúng khi nói về nghệ thuật của đoạn trích trên:
A. Sử dụng giọng điệu linh hoạt: khi thì hào sảng khi trầm buồn
B. Sử dụng hình ảnh kì vĩ tràn đầy sức sống
C. Sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ ẩn dụ
D. Sử dụng kết hợp hài hòa danh từ riêng và chung
Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 9. Nêu cảm nhận của em về nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Câu 10. Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu trình bày suy nghĩ của bạn về trách nhiệm
của thế hệ trẻ với đất nước.

You might also like