You are on page 1of 312

Cuốn sách "VỀ ĐÍCH - ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG HCM" được biên soạn

bởi Trung tâm TAQ Education – Đơn vị dẫn đầu luyện thi Đánh Giá Năng Lực. Cuốn sách là
một nguồn tài liệu chính thức và đáng tin cậy, được soạn dựa trên các đề thi từ năm 2019 đến
2023 cùng các bộ đề minh họa của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Đánh Giá Năng Lực (ĐGNL) là một kỳ thi quan trọng, đóng vai trò quyết định trong hành
trình đại học của học sinh. Cuốn sách này được thiết kế nhằm giúp thí sinh nắm vững cấu trúc
và yêu cầu của DGNL, chuẩn bị một cách tốt nhất cho kỳ thi đầy thách thức này.

"VỀ ĐÍCH" cung cấp cho thí sinh 10 đề thi mẫu hoàn chỉnh, phủ sóng toàn bộ các môn thi
như Toán, Ngôn Ngữ, Khoa Học Tự Nhiên và Khoa Học Xã Hội. Mỗi đề thi được tạo ra với
độ khó và định dạng tương tự như các đề thi thực tế, giúp thí sinh làm quen với các loại câu
hỏi và rèn luyện kỹ năng giải đề một cách hiệu quả.

Trung tâm TAQ Education đã tận dụng các đề thi chính thức và nắm bắt tinh thần của ĐGNL
để cung cấp cho thí sinh những tài liệu ôn thi chất lượng. Sách không chỉ giúp thí sinh nắm
vững kiến thức mà còn giúp thí sinh phát triển kỹ năng làm bài, quản lý thời gian và tăng sự
tự tin trong kỳ thi.

Hãy bắt đầu hành trình ôn tập cùng TAQ Education. Với tài liệu này, thí sinh sẽ có một
phương pháp ôn thi chính xác và hiệu quả, mang lại sự chuẩn bị toàn diện cho kỳ thi ĐGNL.

TAQ Education hy vọng rằng cuốn sách "VỀ ĐÍCH - ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
ĐHQG HCM" sẽ trở thành nguồn tài liệu hữu ích.

Ngoài ra Trung tâm TAQ Education đã xuất bản chuỗi sách đề ôn luyện ĐGNL HCM là 3
cuốn sách: KHỞI ĐỘNG, VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT, TĂNG TỐC. Thí sinh có thể
tìm hiểu thông qua các kênh thông tin chính thống của Trung tâm TAQ Education.

Thông tin liên hệ:


Fanpage TAQ Education: facebook.com/taq.education
(Quét mã QR bên cạnh để truy cập)

1
MỤC LỤC SÁCH VỀ ĐÍCH
ĐỀ SỐ 01................................................................................................................................... 3
ĐỀ SỐ 02................................................................................................................................. 33
ĐỀ SỐ 03................................................................................................................................. 61
ĐỀ SỐ 04................................................................................................................................. 92
ĐỀ SỐ 05............................................................................................................................... 120
ĐỀ SỐ 06............................................................................................................................... 150
ĐỀ SỐ 07............................................................................................................................... 179
ĐỀ SỐ 08............................................................................................................................... 215
ĐỀ SỐ 09............................................................................................................................... 248
ĐỀ SỐ 10............................................................................................................................... 280

2
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

SÁCH VỀ ĐÍCH TAQ 2023

ĐỀ SỐ 01

PHẦN 1: NGÔN NGỮ


1.1 TIẾNG VIỆT
Câu 1: Truyện Cậu bé Tích Chu thuộc thể loại
A. Truyện cổ tích. B. Truyện ngụ ngôn. C. Truyện cười. D. Thần thoại.
Câu 2: Chọn từ đúng điền vào câu ca dao sau:
Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao _____ sánh với sao _____ chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao _____ chờ trăng giữa trời.
(Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục, 2017, trang 83).
A. Vượt/Mai/Hôm. B. Mai/ Hôm/ Vượt. C. Mai/ Vượt/ Hôm. D. Hôm/ Mai/ Vượt.
Câu 3: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay?

( Đây thôn Vĩ Dạ , Hàn Mặc Tử).

3
Câu thơ nào trong bài thơ trên gợi vẻ đẹp nên thơ, hài hòa giữa thiên nhiên và con người thôn
Vĩ?

A. "Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên". B. "Lá trúc che ngang mặt chữ điền".

C. "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?". D. "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc".

Câu 4: Qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi đã thể hiện rõ điều nào
dưới đây?

A. Sức sống tiềm tàng của những con người Tây Bắc

B. Vẻ đẹp của thiên nhiên Nam Bộ

C. Vẻ đẹp tâm hồn của người Nam Bộ

D. Lòng yêu nước của những con người làng Xô Man

Câu 5: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:


Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
(Tràng Giang, Huy Cận ).
Ấn tượng về một vòm trời mỗi lúc một thêm cao, sâu đến rợn ngợp trong dòng thơ "Nắng
xuống, trời lên sâu chót vót" không được trực tiếp tạo ra từ đâu?
A. Từ sắc vàng của "nắng", sắc xanh của "trời".
B. Từ cách dùng các động từ vận động (xuống, lên).
C. Từ cấu trúc đăng đối ("nắng xuống, trời lên").
D. Từ kết hợp từ độc đáo (sâu chót vót).
Câu 6: Sáng tác của Nguyễn Tuân được ra đời trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm
1945 thuộc trào lưu nào?
A. Trào lưu lãng mạn. B. Trào lưu tượng trưng.
C. Trào lưu siêu thực. D. Trào lưu hiện thực.
Câu 7: Bốn mùa trong bức tranh tứ bình về cảnh và người ở Việt Bắc trích Việt Bắc của Tố
Hữu được sắp xếp theo trình tự nào sau đây?
A. Thu - Đông - Xuân - Hạ. B. Đông - Xuân - Hạ - Thu.
C. Xuân - Hạ - Thu - Đông. D. Hạ - Thu - Đông – Xuân.
Câu 8: Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:

4
A. Chất phát. B. Trau chuốc. C. Bàng hoàng. D. Lãng mạng.
Câu 9: Trong các câu sau:
I. Trong ba ngày, lượng mưa kéo dài gây ra hiện tượng ngập úng ở nhiều khu vực.
II. Chí Phèo là hình tượng điển hình cho người nông dân bị tha hóa do nhà văn Nam Cao xây
dựng
trong tác phẩm cùng tên.
III. Ông lão nhìn con chó, đuôi vẫy lia lịa.
IV. Tối hôm ấy, theo đúng hẹn, tôi đến nhà anh ấy chơi.
Những câu nào mắc lỗi?
A. I và II. B. III và IV. C. I và III. D. II và IV.
Câu 10: Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Anh tôi là một
người______”
A. Chính trực, thẳn thắng. B. Trính trực, thẳn thắng.
C. Trính trực, thẳng thắn. D. Chính trực, thẳng thắn.
Câu 11:“Nhìn chung, Nguyễn Tuân là một người lắm tài mà cũng nhiều tật (1). Ngay những
độc giả hâm mộ anh cũng cứ thấy lắm lúc vướng mắc khó chịu (2). Nhưng để bù lại, Nguyễn
Tuân lại muốn dựa vào cái duyên khá mặn mà của mình chăng? (3). Cái duyên “tài tử” rất trẻ,
rất vui, với những cách ăn nói suy nghĩ vừa tài hoa vừa độc đáo, vừa hóm hỉnh nghịch ngợm
làm cho người đọc phải bật cười mà thể tất cho những cái “khó chịu” gai góc của phong cách
anh” (4).
(Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút kí chống Mĩ, Nguyễn Đăng Mạnh).
Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “tài tử” trong câu 4 có nghĩa là:
A. Một thể loại âm nhạc của nam bộ. B. Tư chất nghệ sĩ.
C. Sự không chuyên, thiếu cố gắng. D. Diễn viên điện ảnh nổi tiếng.
Câu 12: Câu nào sau đây không sử dụng từ thừa?
A. Nàng là con gái ái nữ yêu quý của lão địa chủ giàu có nhất làng.
B. Sau khi trở về nước cố quốc, người đàn ông ấy trở nên thân thiện, gần gũi hơn.
C. Chị là một người đàn bà làm nông lam lũ, suốt ngày vất vả cày cuốc trên ruộng đồng.
D. Anh trai tôi là một nhà giáo viên mẫu mực.
Câu 13: Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng
Nách tường bông liễu bay sang láng giềng.”
(Truyện Kiều, Nguyễn Du).
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?

5
A. Bông liễu. B. Nách tường. C. Láng giềng. D. Oanh vàng.
Câu 14: “Nhân dịp ông đi công tác ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên để chuẩn bị cho
việc xây dựng một số tuyến đường giao thông theo dự án.” Đây là câu:
A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ.
C. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ. D. Sai logic.
Câu 15: “Rõ ràng là bằng mắt phải anh vẫn thấy hiện lên một cánh chim én chao đi chao lại.
Mùa xuân đã đến rồi.”
(Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Nguyễn Trung Thành).
Nhận xét về phép liên kết của hai câu văn trên.
A. Hai câu trên sử dụng phép liên tưởng.
B. Hai câu trên không sử dụng phép liên kết.
C. Hai câu trên sử dụng phép liên kết đối.
D. Hai câu trên sử dụng phép liên kết lặp.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
“Bạn cũ ngồi than thở, nói ghét Sài Gòn lắm, chán Sài Gòn lắm, trời ơi, thèm ngồi giữa rơm
rạ quê nhà lắm, nhớ Bé Năm Bé Chín lắm. Lần nào gặp nhau thì cũng nói nội dung đó, có lúc
người nghe bực quá bèn hỏi vặt vẹo, nhớ sao không về. Bạn tròn mắt, về sao được, con cái
học hành ở đây, công việc ở đây, miếng ăn ở đây.
Nghĩ, thương thành phố, thấy thành phố sao giống cô vợ dại dột, sống với anh chồng thẳng
thừng tôi
không yêu cô, nhưng rồi đến bữa cơm, anh ta lại về nhà với vẻ mặt quạu đeo, đói meo, vợ vẫn
mỉm cười dọn lên những món ăn ngon nhất mà cô có. Vừa ăn chồng vừa nói tôi không yêu cô.
Ăn no anh chồng vẫn nói tôi không yêu cô. Cô nàng mù quáng chỉ thản nhiên mỉm cười, lo
toan nấu nướng cho bữa chiều, bữa tối.
Bằng cách đó, thành phố yêu anh. Phố cũng không cần anh đáp lại tình yêu, không cần tìm
cách xóa sạch đi quá khứ, bởi cũng chẳng cách nào người ta quên bỏ được thời thơ ấu, mối
tình đầu. Của rạ của rơm, của khói đốt đồng, vườn cau, rặng bần... bên mé rạch. Lũ cá rúc vào
những cái vũng nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối
chín cây. Ai đó cất tiếng gọi trẻ con về bữa cơm chiều, chén đũa khua trong cái mùi thơm
quặn của nồi kho quẹt. Xao động đến từng chi tiết nhỏ”.
(Trích Yêu người ngóng núi, Nguyễn Ngọc Tư).
Câu 16: Phong cách ngôn ngữ của văn bản là:
A. Sinh hoạt. B. Chính luận. C. Nghệ thuật. D. Báo chí.
Câu 17: Từ “quạu đeo” ở dòng thứ 2 trong đoạn văn thứ 2 có nghĩa là:
A. Bi lụy. B. Hạnh phúc. C. Cau có. D. Vô cảm.
Câu 18: Phương thức biểu đạt chủ yếu của những câu văn: “Lũ cá rúc vào những cái vũng
nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây…” là:
A. Tự sự. B. Thuyết minh. C. Nghị luận. D. Miêu tả.

6
Câu 19: Trong đoạn văn thứ 3, “mối tình đầu” của “anh” là:
A. Thành phố. B. Thị trấn trong sương.
C. Vùng rơm rạ thanh bình, hồn hậu. D. Làng chài ven biển.
Câu 20: Chủ đề chính của đoạn văn là:
A. Nỗi nhớ quê của kẻ tha hương.
B. Sự cưu mang của mảnh đất Sài Gòn.
C. Niềm chán ghét khi phải tha phương cầu thực của người xa quê.
D. Người chồng bạc bẽo.
1.2. TIẾNG ANH
Câu 21 – 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.

Câu 21: Lady Gaga is an American singer, songwriter and actress, ______?

A. Doesn’t. B. Is she. C. Isn’t Lady Gaga. D. Isn’t she.

Câu 22: His______of the generator is very famous.

A. Invent. B. Inventive. C. Invention. D. Inventor.

Câu 23: Peter is talking to Laura about her house.

Peter: “What a lovely house you have!”

Laura: “ ______ ”

A. No problem. B. Of course not, it’s not costly.

C. Thank you. Hope you will drop in. D. I think so.

Câu 24: _____, the football match had started for 15 minutes.

A. After John gets to the station. B. While John is getting to the station.

C. Before John had got to the station. D. When John got to the station.

Câu 25: _____ some soft skills training courses, John started to seek for a job in the capital.

A. Having attended. B. Having been attended.

C. Have been attended. D. Have attended.

Câu 26 – 30: Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.
Câu 26: Many languages used around the world they do not have a form of writing.

7
A. Used. B. Around.
C. They. D. A form of writing.
Câu 27: Although caffeine is a moderately habit-forming drug, coffee is not regarded
as harmfully to the average healthy adult.
A. Moderately. B. Habit-forming. C. Harmfully. D. Healthy.
Câu 28: Neither his parents nor his teacher are satisfied with his result when he was at
school.
A. Neither. B. Nor. C. Are. D. With.
Câu 29: For the first time in the history of the country, the person which was recommended by
the president to replace a retiring justice on the Supreme Court is a woman.
A. Which. B. Was recommended. C. To replace. D. Retiring.
Câu 30: Thanks for the liberation of women, women can now take part in social activities.
A. Thanks for. B. Liberation of. C. Can. D. Take part in.
Câu 31 – 35: Which of the following best restates each of the given sentences?
Câu 31: People believed that Jane retired because of her poor health.

A. Jane is believed to have retired because of her poor health.

B. Jane was believed to have retired because of her poor health.

C. It is believed that Jane retired because of her poor health.

D. Jane retired because of her poor health was believed.

Câu 32 : I wish you hadn't said that

A. I wish you not to say that.

B. If only you didn't say that.

C. I hope you will not say that.

D. It would be nice if you hadn’t said that

Câu 33 : In your country, schools are open to all. They accept children of any race, color or
creed.

A. In our country, schools are open to all children irrespective of race, color or creed.

B. In our country, schools are open to all children except for race, color or creed.

C. Apart from race, color or creed, schools are open to all children in your country.

8
D. Children of any race, color or creed can be admitted to our schools when they are
opened.

Câu 34 : It was an interesting novel. I, therefore, stayed up all night to finish it.

A. Though it was an interesting novel, I stayed up all night to finish it.

B. Unless it was an interesting novel, I would stay up all night to finish it.

C. So interesting was the novel that I stayed up all night to finish it.

D. I stayed up all night to finish the novel, therefore, it was interesting.

Câu 35 : Harry no longer smokes a lot.

A. Harry now smokes a lot. B. Harry used to smoke a lot.

C. Harry didn’t use to smoke a lot. D. Harry rarely smoked a lot.

Câu 36 – 40: Read the passage carefully.

CLEAN, CONVENIENT, AND CHEAP

Big cities like New York and London have a lot of great things. They have museums, parks,
shopping centres, and a huge variety of restaurants. However, there are a lot of annoying
things in big cities. The most common problems are air pollution and noise.

Traffic is the main cause of air pollution and noise. For example, drivers in New York are
famous for honking their horns and shouting. That noise drives many visitors crazy - it even
drives a lot of the locals crazy, too. Other big cities have similar problems with their traffic.

City governments have a lot of pressure to solve these problems. The most common solution
is public transportation. Public transportation is a form of travel provided by the government.
For example, New York's biggest form of public transportation is the subway.

Public transportation helps reduce these problems, but it is not enough. Another solution is
bicycle sharing. This is a system that provides cheap bicycles. In cities that have bicycle
sharing programmes, there are spots that have parked public bikes. People borrow the bikes
and use them. They can drop off the bike at the same spot where they borrowed it, or they can
drop it off at another spot.

Bicycle sharing programmes are different in each city. In some cities, the bikes are
completely free. They are not even locked. In other cities, you have to pay a small deposit.
You get the deposit back when you return the bike. In still other cities, you need to have a
membership with the bicycle sharing programme. Once you have a membership with the
bicycle sharing programme, you can use a bike at any time you want.

9
Bicycle sharing is hugely popular all over the world. People love this system because it is
cheap, clean, and easy to use. There are bicycle sharing systems in dozens of countries and
hundreds of cities. In total, there are more than 530 bicycle sharing systems around the world,
and that number is going up all the time.

Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question.

Câu 36: Which statement is true according to the passage?

A. You must drop off the bike only in the spot where you borrowed it.

B. In some cities, people can borrow bikes for free.

C. Bicycle sharing programmes are the same in every city.

D. The bikes in bicycle sharing programmes are usually very expensive.

Câu 37: What does the passage say about bicycle sharing?

A. It's getting more popular. B. It's getting less popular.

C. It's clean, but it's not convenient. D. It's only popular in New York.

Câu 38: All of the following are the advantages of bicycle sharing EXCEPT that _____.

A. It does not pollute the air at all. B. It's a cheap means of transport.

C. It can be found in any city. D. It is also convenient.

Câu 39: The phrase “drop off” in paragraph 4 is closest in meaning to _____.

A. Leave. B. Forget. C. Leave out. D. Stop.

Câu 40: What is the main idea of the passage?

A. Public transportation. B. Bicycle sharing.

C. Air pollution in big cities. D. Spots for public bikes.

PHẦN 2: TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU


Câu 41: Tìm điều kiện của m để đồ thị hàm số ( Cm ) : y = x 4 − mx 2 + m − 1 cắt trục hoành tại
4 điểm phân biệt.
m  1
A. m  1 . B.  . C. m  1 . D. m  2 .
m  2
Câu 42: Gọi z1 , z2 là hai nghiệm phức của phương trình z 2 + 6 z + 13 = 0 trong đó z1 là số
phức có phần ảo âm. Tìm số phức  = z1 + 2 z2 .

10
A.  = 9 + 2i . B.  = −9 + 2i . C.  = −9 − 2i . D.  = 9 − 2i .
Câu 43: Cho đa diện ABCDEF có AD, BE , CF đôi một song song, AD ⊥ ( ABC ) ,
AD + BE + CF = 5 và S ABC = 10 . Thể tích đa diện ABCDEF bằng:
15 50 15
A. 50 . B. . C. . D. .
2 3 4
Câu 44: Trong hệ tọa độ Oxyz , cho điểm I ( 2; −1; −1) và mặt phẳng ( P ) : x − 2 y − 2 z + 3 = 0 .
Viết phương trình mặt cầu ( S ) có tâm I và tiếp xúc với mặt phẳng ( P ) .
A. ( S ) : x 2 + y 2 + z 2 − 4 x + 2 y + 2 z − 3 = 0 . B. ( S ) : x 2 + y 2 + z 2 − 2 x + y + z − 3 = 0 .
C. ( S ) : x 2 + y 2 + z 2 − 4 x + 2 y + 2 z + 1 = 0 . D. ( S ) : x 2 + y 2 + z 2 − 2 x + y + z + 1 = 0 .
3
x
Câu 45: Cho tích phân I =  dx và t = x + 1 . Mệnh đề nào dưới đây là sai?
0 1+ x +1
2
 2t 3 2  2
A. I =  −t  . B. I =  ( 2 x 2 − 2 x ) dx .
 3 1 1
3 2
C. I =  ( 2t − 2t ) dt .
2
D. I =  ( 2t 2 − 2t ) dt .
0 1

Câu 46: Đội thanh niên tình nguyện của một trường THPT có 13 học sinh gồm 4 học sinh
khối 10, 4 học sinh khối 11, 5 học sinh khối 12. Chọn ngẫu nhiên 4 học sinh đi tình nguyện,
hãy tính xác suất để 4 học sinh đó chọn đủ 3 khối.
81 406 80 160
A. . B. . C. . D. .
143 715 143 143
Câu 47: Chị Hân hàng tháng gửi vào ngân hàng 1.500.000 đồng, với lãi suất 0,8%. Sau 1
năm một tháng chị Hân rút cả vốn lẫn lãi về mua vàng thì số chỉ vàng mua được ít nhất là bao
nhiêu? Biết giá vàng tại thời điểm mua là 3.648.000 đồng/chỉ.
A. 5 chỉ. B. 4 chỉ. C. 3 chỉ. D. 6 chỉ.
 5.2 x − 8 
Câu 48: Số nghiệm của phương trình log 2  x  = 3 − x là
 2 +2 
A. 3 . B. 1. C. 2 . D. 0 .
Câu 49: Trên bảng ghi một số số tự nhiên liên tiếp. Đúng 52% trong chúng là số chẵn. Hỏi
có bao nhiêu số lẻ được ghi trên bảng?
A. 12 số. B. 13 số. C. 14 số. D. 15 số.
Câu 50: Bác Mai mua 2 kg cam, 2 kg quýt và 1 kg táo hết 108.000 đồng. Cô Loan mua
3 kg cam, 1 kg quýt và 2 kg táo hết 121.000 đồng. Chị Hà mua 2 kg cam, 3 kg quýt và
1 kg táo hết 133.000 đồng. Hỏi chị Trang mua 1 kg cam, 4 kg quýt và 2 kg táo thì hết bao
nhiêu tiền, biết số tiền mỗi loại trái cây không đổi.
A. 141.000 đ. B. 137.000 đ. C. 121.000 đ. D. 156.000 đ.
Câu 51: Phát biểu mệnh đề P  Q bằng hai cách và xét tính đúng sai của nó.
P : “Tứ giác ABCD là hình thoi”
Q: “Tứ giác ABCD là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau”

11
A. Ta có mệnh đề P  Q đúng và được phát biểu bằng hai cách như sau:
“Tứ giác ABCD là hình thoi khi tứ giác ABCD là hình bình hành có hai đường chéo vuông
góc với nhau”
B. Ta có mệnh đề P  Q đúng và được phát biểu bằng hai cách như sau:
“Tứ giác ABCD là hình thoi khi và chỉ khi tứ giác ABCD là hình bình hành có hai đường
chéo vuông góc với nhau”
C. Ta có mệnh đề P  Q sai và được phát biểu bằng hai cách như sau:
“Tứ giác ABCD là hình thoi khi tứ giác ABCD là hình bình hành có hai đường chéo vuông
góc với nhau”
D. Ta có mệnh đề P  Q sai và được phát biểu bằng hai cách như sau:
"Tứ giác ABCD là hình thoi khi và chỉ khi tứ giác ABCD là hình bình hành có hai đường
chéo vuông góc với nhau".
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 52 đến 54:
Ba cô gái là Mùi, Tâm, Lan nói chuyện về tuổi họ như sau:
+ Tâm: Tôi 22 tuổi. Tôi ít hơn Lan 2 tuổi và nhiều hơn Mùi 1 tuổi.
+ Lan: Tôi không trẻ nhất. Tôi và Mùi chênh nhau 3 tuổi. Mùi 25 tuổi.
+ Mùi: Tôi trẻ hơn Tâm. Tâm 23 tuổi. Lan nhiều hơn Tâm 3 tuổi.
Thực ra mỗi cô gái chỉ nói đúng 2 ý, còn 1 ý sai.

Câu 52: Tâm bao nhiêu tuổi?


A. 21 . B. 22 . C. 23 . D. 24 .
Câu 53: Mùi bao nhiêu tuổi?
A. 21 . B. 22 . C. 23 . D. 24 .
Câu 54. Lan bao nhiêu tuổi?
A. 21 . B. 22 . C. 23 . D. 25 .
Câu 55: Gia đình Hoa có 5 người: ông nội, bố, mẹ, Hoa và em Kiên. Sáng chủ nhật cả nhà đi
xem xiếc nhưng chỉ mua được 2 vé. Mọi người trong gia đình đề xuất 5 ý kiến:
1. Hoa và Kiên đi.
2. Bố và mẹ đi.
3. Ông và bố đi.
4. Mẹ và Kiên đi.
5. Kiên và bố đi.

12
Cuối cùng mọi người đồng ý với ý kiến của Hoa vì theo đề nghị đó thì mỗi đề nghị của 4
người còn lại trong gia đình đều được thỏa mãn 1 phần. Bạn hãy cho biết ai đã được đi xem
xiếc.
A. Kiên và bố. B. Bố và mẹ. C. Mẹ và Kiên. D. Hoa và Kiên.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 56 đến 60:
Ba cặp vợ chồng trẻ tổ chức bữa cơm tối thân mật. Khi bữa tiệc đã trở nên vui nhộn, nói về
tuổi tác của nhau, họ có những nhận xét như sau:
(1) An: Người chồng nào cũng hơn vợ mình 5 tuổi.

( 2) Lan: Tôi xin tiết lộ điều bí mật: Tôi là cô vợ trẻ nhất ở đây đấy.

( 3) Tuấn: Tuổi tôi và Nguyệt cộng lại là 52.

( 4) Minh: Tuổi của cả 6 chúng tôi cộng lại là 151.

( 5) Nguyệt: Tuổi tôi và Minh cộng lại là 48.


Cô chủ nhà Thu Hương không tham gia câu chuyện vì còn bận với những món tiếp thêm. Tuy
vậy, chỉ qua những nhận xét trên ta cũng có thể xác định được tuổi của từng người, hơn nữa
còn biết ai là vợ, là chồng của ai.
Câu 56: Cặp vợ chồng nào không đúng trong các cặp vợ chồng sau:
A. Nguyệt - An. B. Lan - Minh. C. Lan – Tuấn. D. Hương – Tuấn.
Câu 57: Tổng số tuổi của ba người chồng là:
A. 83. B. 68. C. 81. D. 70.
Câu 58: Minh bao nhiêu tuổi?
A. 25. B. 27. C. 28. D. 26.
Câu 59: Tuổi của An là:
A. 25. B. 27. C. 28. D. 26.
Câu 60: Hương hơn Nguyệt bao nhiêu tuổi?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 61 đến 62:

13
Câu 61: So với cùng kì năm 2019, năm 2018 chỉ số sản xuất và phân phối điện chiếm bao
nhiêu phần trăm?
A. 102,5 0 0 . B. 110, 6 0 0 . C. 110, 2 0 0 . D. 107, 4 0 0 .
Câu 62: Dựa vào dữ liệu đã cho, hay cho biết ngành công nghiệp nào có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất trong 8 tháng đầu năm 2019?
A. Khai khoáng.
B. Chế biến, chế tạo.
C. Sản xuất và phân phối điện.
D. Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 63 đến 65:

Câu 63: Giả sử sản phẩm mặt hàng may mặc năm 2018 đạt 54 triệu USD chiếm 90 0 0 tổng
hàng dệt may. Tính trị giá tổng hàng dệt may của năm đó.
A. 58 triệu USD. B. 59 triệu USD.

14
C. 60 triệu USD. D. 60, 2 triệu USD.
Câu 64: Tỷ trọng sản phẩm nguyên phụ liệu dệt, may nhiều hơn tỷ trọng sản phẩm vải mành,
vải kỹ thuật khác trên KNXK là bao nhiêu phần trăm?
A. 1,7 0 0 . B. 1,5 0 0 . C. 2, 7 0 0 . D. 1,6 0 0 .
Câu 65: Sản phẩm xơ, sợi dệt các loại chiếm bao nhiêu phần trăm so với sản phẩm hàng may
mặc?
A. 11,12 0 0 . B. 13, 2 0 0 . C. 84, 22 0 0 . D. 12,5 0 0 .
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi từ 66 đến 67:
Cho biểu đồ: Lý do mua và sử dụng nhãn hàng riêng của người tiêu dùng

Câu 66: Đa số người tiêu dùng mua và sử dụng nhãn hàng riêng vì?
A. Giá rẻ hơn. B. Sản phẩm có chất lượng.
C. Nhân viên bán hàng giới thiệu. D. Muốn dùng thử.
Câu 67: Trong các lý do mua hàng, lý do nào chiếm tỉ lệ cao nhất?
A. Quảng cáo rộng rãi.
B. Nhân viên bán hàng giới thiệu.
C. Vị trí trưng bày hợp lý.
D. Nhiều người sử dụng nên sử dụng theo.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi từ 68 đến 70:

15
Câu 68: Nhu cầu tuyển dụng lao động theo trình độ trong 6 tháng đầu năm 2018 ở trình độ
nào cao nhất?
A. Đại học. B. Cao đẳng.
C. Trung cấp. D. Lao động phổ thông.
Câu 69: Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Đại học là bao nhiêu phần trăm:
A. 65, 61% . B. 5, 65% . C. 8,12% . D. 4,11% .
Câu 70: Nhu cầu tuyển dụng lao động Cao đẳng nhiều hơn so với nhu cầu tuyển dụng lao
động Đại học bao nhiêu phần trăm?
A. 97, 6% . B. 97, 7% . C. 97,5% . D. 97,8% .
PHẦN 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Câu 71: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, thường
A. Bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm.
B. Bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.
C. Bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng.
D. Bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm.
Câu 72: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng
trùng hợp
A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2 =CHCOOCH3.
C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2.
Câu 73: Một loại phân lân có thành phần chính Ca(H2PO4)2.2CaSO4 và 10% tạp chất không
chứa Photpho. Hàm lượng dinh dưỡng trong loại phân lân đó là
A. 28,40%. B. 36,42%. C. 31,00%. D. 25,26%.

16
Câu 74: Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo tự do với 300 ml dung
dịch KOH 1M (vừa đủ), thu được glixerol và hỗn hợp Y chứa các muối có công thức chung
C17HyCOOK. Đốt cháy 0,14 mol E, thu được 3,69 mol CO2. Mặt khác, m gam E tác dụng vừa
đủ với 0,25 mol Br2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A.86,71. B. 86,91. C. 86,41. D. 86,61.
Câu 75: Trong thí nghiệm giao thoa khe Young đối với ánh sáng đơn sắc 𝜆 = 0,4 𝜇𝑚,
khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,2m khoảng vân đo được là 1,2mm. Khoảng cách giữa
hai khe là:
A. 0,4 mm. B. 0,5 mm. C. 0,6 mm. D. 0,7 mm.
Câu 76: Âm phát ra từ hai nhạc cụ khác nhau có thể cùng:
A. Âm sắc và đồ thị dao động âm. B. Độ to và đồ thị dao động âm.
C. Độ cao và âm sắc. D. Độ cao và độ to.
Câu 77: Để sử dụng các thiết bị điện 110V trong mạch điện 220V người ta phải dùng máy
biến áp. Tỷ lệ số vòng dây của cuộn sơ cấp (𝑁1 ) trên số vòng dây của cuộn thứ cấp (𝑁2 ) ở các
máy biến áp loại này là:
A. 𝑁1 : 𝑁2 = 2: 1. B. 𝑁1 : 𝑁2 = 1: 1. C. 𝑁1 : 𝑁2 = 1: 2. D. 𝑁1 : 𝑁2 = 1: 4.
Câu 78: Một nguyên tử hidro từ trạng thái cơ bản có mức năng lượng bằng -13,6 eV, hấp thụ
một photo và chuyển lên trạng thái dừng có mức năng lượng -3,4 eV. Photo bị hấp thụ có
năng lượng là:
A. 10,2 eV. B. -10,2 eV. C. 17 eV. D. 4 eV.

Câu 79: Alen A ở vi khuẩn E. coli bị đột biến điểm thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?

A. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit
amin giống nhau.

B. Nếu đột biến mất 1 cặp nuclêôtit thì alen a và alen A có chiều dài bằng nhau.

C. Nếu đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí giữa gen thì có thể làm thay đổi toàn bộ
các bộ ba từ vị trí xảy ra đột biến cho đến cuối gen.

D. Alen a và alen A có số lượng nuclêôtit bằng nhau.

Câu 80: Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen ở P: 0,49 AA : 0,35 Aa : 0,16 aa. Theo lí
thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nếu quần thể chuyển sang tự phối, thì ở F1 tần số alen A không thay đổi.

B. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 82% số cá thể mang alen A.

17
C. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi
quần thể.

D. Nếu có tác động của di - nhập gen thì có thể làm tăng tần số alen A.

Câu 81: Có bao nhiêu mối quan hệ sinh thái sau đây không phải là quan hệ cạnh tranh cùng
loài?

I. Cây trong quần thể giành nhau ánh sáng, dinh dưỡng, có thể dẫn tới tự tỉa thưa.

II. Các cây mọc thành cụm chịu gió bão và sống tốt hơn cây sống riêng.

III. Khi thiếu thức ăn, nơi ở, các động vật dọa nạt nhau làm cho cá thể yếu hơn phải tách đàn.
IV. Ở một số loài, các cá thể cùng nhau xua đuổi các các thể loại khác ra khỏi lãnh thổ riêng
của mình.
V. Trong rừng, cây phong lan thường sống bám trên các cây gỗ lớn.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 82: Một loài thực vật, cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 4 loại
kiểu hình trong đó có 1% số cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng mỗi gen quy định 1 tính
trạng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có tối đa 9 loại kiểu gen.
II. F1 có 32% số cây đồng hợp tử về 1 cặp gen.
III. F1 có 25% số cây thân cao, hoa trắng.
AB
IV. Kiểu gen của P có thể là
ab
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 83: Với hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang của nước ta đã
A. Tạo điều kiện cho tính biển xâm nhập sâu vào đất liền
B. Tạo ra sự phân hóa rõ rệt về thiên nhiên từ Đông sang Tây
C. Làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo độ cao địa hình
D. Làm cho thiên nhiên từ Bắc vào Nam của nước ta khá đồng nhất
Câu 84: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết cặp trạm khí hậu nào sau đây
thể hiện sự phân hóa khí hậu theo độ cao địa hình ở nước ta?
A. Đồng Hới và Đà Nẵng. B. Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh.
C. Cà Mau và TP. Hồ Chí Minh. D. Hà Nội và Sa Pa.
Câu 85: Giải pháp chủ yếu để tạo thế mở cửa cho Duyên Hải Nam Trung Bộ là
A. Phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ.
B. Tăng cường hoạt động khai thác xa bờ.
C. Xây dựng, nâng cấp hệ thống cảng biển.

18
D. Đẩy mạnh thăm dò và khai thác dầu khí.
Câu 86: Ý nghĩa chủ yếu của việc nâng cấp tuyến đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc
Trung Bộ là
A. Tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển của vùng, nâng cao khả năng vận chuyển.
B. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị
mới.
C. Góp phần tạo thế liên hoàn theo chiều Bắc – Nam và Đông – Tây, đẩy mạnh sự giao
lưu.
D. Tạo thế mở cửa cho nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài và giao thương với các nước

Câu 87: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ở châu Âu
là ?

A. Tổ chức hiệp ước Vácsava. B. Sự tồn tại hai nhà nước Đức.

C. Kế hoạch Macsan. D. Khối quân sự NATO.

Câu 88: Câu 16: Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ la tinh được mệnh danh là "Đại
lục bùng cháy"?

A. Ở đây thường xuyên xãy ra cháy rừng .

B. Ở đây nhân dân đã đứng lên chống đế quốc Mĩ .

C. Ở đây có cuộc cách nổi tiếng nổ ra và thắng lợi ở Cuba .

D. Các nước đế quốc dùng Mĩ la tinh làm bàn đạp tấn công vào nước Mĩ .

Câu 89: Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đã sử dụng lực lượng quân đội
nào là chủ yếu?

A. Quân đội Sài Gòn. B. Quân Mĩ.

C. Quân viễn chinh Mĩ. D. Quân Mĩ và quân viễn chinh.

Câu 90: Trong các sự kiện chính trị sau đây, sự kiện nào có tính chất quyết định nhất, có tác
dụng đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược tiến lên và chứng tỏ tính đúng đắn
của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam ?

A. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc (5-1952).

B. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951).

C. Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào (3-1951).

19
D. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt (3-1951).

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Tinh thể ion có mạng lưới tạo thành từ những ion ngược dấu luân phiên nằm tại nút mạng và
liên kết với nhau bằng lực hút tĩnh điện (liên kết ion). Trong mạng ion, mỗi ion được bao bọc
bởi một nhóm các ion trái dấu, do đó không có từng đơn vị phân tử đích thực.
Nhiều loại hợp chất vô cơ rắn được xem là có cấu trúc mạng tinh thể ion, nhiều tính chất của
chúng có liên quan đến độ bền mạng lưới tinh thể. Độ bền của mạng lưới ion được đánh giá
bằng đại lượng năng lượng mạng tinh thể được thể hiện qua công thức giản lược:
q+ . q−
U mtt = − k
r+ + r−
Chú thích:
q+, q-: lần lượt là điện tích của cation và anion.
r+, r-: lần lượt là bán kính của cation và aninon.
k: hệ số tỉ lệ.
Dấu âm của năng lượng mạng tinh thể biểu hiện cho sự hình thành mạng tinh thể liên quan
đến việc hình thành các liên kết kết ion chính là quá trình tỏa nhiệt, giải phóng năng lượng.
Thí dụ về một mạng tinh thể ion:

Hình: Chất rắn A cầu thành từ 3 nguyên tố Sr, Ti, O.


Câu 91: Sắp xếp nhiệt độ nóng chảy theo chiều giảm dần của các chất rắn sau đây: AlCl3,
NaCl, BaCl2.
A. AlCl 3  NaCl  BaCl 2 . B. AlCl 3  NaCl  BaCl 2 .
C. AlCl 3  BaCl 2  NaCl . D. AlCl 3  BaCl 2  NaCl .
Câu 92: Dựa trên phạm vi một ô mạng lập phương hãy suy ra công thức phân tử của chất rắn
A ở thí dụ trên:
A. SrTiO 3 . B. Sr2TiO3 . C. Sr2Ti 2O3 . D. SrTiO
8 12 .

Câu 93: Chất rắn A có cấu trúc lập phương có cạnh dài a = 0,3905 nm. Nguyên tử khối của
MSr = 87,62; MTi = 47,86 và MO = 15,99 (g/mol). Khối lượng riêng của A là? (Biết rằng NA =
6,022.1023 nguyên tử/mol).
A. 3,08g/m3. B. 5,12 g/m3. C. 3,08 g/cm3. D. 5,12 g/cm3.

20
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96

Este là dẫn xuất của acid cacboxylic được tạo thành khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của
axit cacboxylic bằng nhóm OR từ ancol hay phenol. Este được ứng dụng trong mỹ phẩm,
thực phẩm… vì thường có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau.
Phương pháp thường dùng để điều chế este của ancol là tiến hành phản ứng este hóa, đun hồi
lưu ancol và axit hữu cơ, có H2SO4 đặc làm xúc tác.
H + ,t o
R COOH + R 'OH R COOR '+ H 2O

Hình: Este mùi của quả mâm xôi đỏ.


Câu 94: Acid cacboxylic và ancol nào phản ứng ra este tạo mùi của quả mâm xôi đỏ?
A. Axit formic + tert-butanol. B. Axit formic + isobutanol.
C. Axit formic + n-butanol. D. Axit formic + sec-butanol.
Câu 95: Câu nào sau đây là đúng với việc tăng hiệu suất phản ứng este hóa?
A. Giảm nồng độ axit hữu cơ và ancol; luôn tăng nhiệt độ trong suốt tiến trình phản ứng
của hệ; hệ phải được lắp kín bảo toàn sản phẩm.
B. Tăng nồng độ axit hữu cơ và ancol; luôn tăng nhiệt độ trong suốt tiến trình phản ứng
của hệ; hệ phải được lắp kín bảo toàn sản phẩm.
C. Tăng nồng độ axit hữu cơ và ancol; tăng nhiệt độ nhưng ở mức vừa phải cho hệ phản
ứng; thu sản phẩm liên tục và làm lạnh.
D. Giảm nồng độ axit hữu cơ và ancol; tăng nhiệt độ nhưng ở mức vừa phải cho hệ phản
ứng; thu sản phẩm liên tục và làm lạnh.
Câu 96: Phản ứng có tạo ra este nào sau đây không xảy ra?

A. CH3COOH + C2 H5OH → CH3COOC2 H5 + H2O .

B. CH 3COOH + C 6 H 5OH → CH 3COOC 6 H 5 + H 2O .

C. CH 3COOH + CH  CH → CH 3COOCH = CH 2 .

21
D. HCOOH + C 6 H 5CH 2OH → HCOOCH 2C 6 H 5 + H 2O .
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99.
Một con lắc đồng hồ xem như con lắc đơn có chu kì giao động đúng bằng 1 giây.
Câu 97: Trong thời gian một tiết học (45 phút), số chu kì giao động con lắc đồng hồ trên thực
hiện là:
A. 1420. B. 180. C. 2700. D. 45.
Câu 98: Do có ma sát với không khí cũng như ở trục quay nên cơ năng của con lắc bị tiêu
hao, cứ sau mỗi chu kì giảm 1%. Để con lắc hoạt động bình thường (chạy đúng giờ), cần
cung cấp cho con lắc công suất cơ học là 9,65.10−6 W. Năng lượng cần bổ sung cho con lắc
trong một tháng (30 ngày) xấp xỉ bằng:
A. 834 J. B. 25 J. C. 1042 J. D. 19 J.
Câu 99: Khi hệ thống cung cấp năng lượng bổ sung giảm công suất, biên độ con lắc giảm đi
một nửa nhưng tiêu hao cơ năng sau mỗi chu kì cũng là 1%. Công suất cơ học cung cấp cho
con lắc khi đó xấp xỉ bằng:
A. 19,3.10−6 𝑊. B. 38,6.10−6 𝑊. C. 2,4.10−6 𝑊. D. 4,8.10−6 𝑊.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102.
Các hạt nhân của các nguyên tử được cấu tạo từ các hạt sơ cấp gồm proton mang điện tích
dương và các notron không mang điện gọi chung là các nuclon. Trong tự nhiên, có nhiều hạt
nhân tự động phóng ra các tia gọi là tia phóng xạ và biến đổi thành một hạt nhân khác. Một
trong các loại tia phóng xạ đó là tia β- gồm các hạt electron. Các quá trình biến đổi hạt nhân
trên luôn tuân theo các định luật bảo toàn của đại lượng như: điện tích, số nuclon, năng lượng
và động lượng.
Câu 100: Nhận định nào sau đây đúng ?
A. Bên trong hạt nhân có chứa các hạt electron.
B. Các hạt electron có thể được phóng ra từ bên trong hạt nhân.
C. Bên trong hạt nhân, các hạt proton tự biến đổi thành electron.
D. Các hạt notron trong hạt nhân tự biến đổi thành electron.
Câu 101: Nhận định nào sau đây đúng ?
A. Bên trong hạt nhân không có lực đẩy giữa các hạt mang điện dương.
B. Tồn tại một lực hút đủ mạnh bên trong hạt nhân thắng lực đẩy Culong.
C. Có lực hút tỉnh điện bên trong hạt nhân.
D. Hạt nhân bền vững không nhờ vào một lực nào.
Câu 102: Giả thiết trong môt phóng xạ, động năng của eletron được phóng ra là E, nhiệt

22
lượng do phóng xạ này tỏa ra (gồm tổng các động năng của các tia phóng xạ và của hạt nhân
con) xấp xỉ bằng:
𝐸
A. E. B. 2E. C. 0. D. 2 .
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105

Hiện nay, nhiều bệnh di truyền đã được biết khá rõ về mặt cơ chế ở mức độ phân tử. Sau đây,
chúng ta sẽ xem xét chi tiết về bệnh phêninkêto niệu.

Đây là một trong những bệnh gây rối loạn chuyển hoá các chất trong cơ thể người đã được
biết rõ về cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử. Bệnh do đột biến ở gen mã hoá enzim xúc tác
cho phản ứng chuyển hoá axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể. Do gen đột biến
không tạo ra được enzim có chức năng nên phêninalanin không được chuyển hoá thành
tirôzin và axit amin này bị ứ đọng trong mẫu, chuyển lên não gãy đầu độc tế bảo thần kinh,
làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí. Bệnh có thể được chữa trị nếu phát hiện
được bệnh sớm ở trẻ em và bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn kiêng với thức ăn chứa
phêninalanin ở một lượng hợp lí. Vì phêninalanin là một loại axit amin không thay thể nên
chúng ta không thể loại hoàn toàn axit amin này ra khoi khẩu phần ăn.

Câu 103: Bệnh pheninketo niệu xảy ra do:

A. Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phêninalanin trong thức ăn thành tirôzin.

B. Thừa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển tirôzin trong thức ăn thành phêninalanin.

C. Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển tirôzin trong thức ăn thành phêninalanin.

D. Thừa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phêninalanin trong thức ăn thành tirôzin.

Câu 104: Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

I. Nguyên nhân gây bệnh do đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.

II. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì
người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn.

III. Bệnh có thể được chữa trị nếu phát hiện được bệnh sớm.

IV. Bệnh có thể được chữa trị nếu phát hiện được bệnh sớm ở trẻ em và tuân thủ chế độ ăn
kiêng với thức ăn chứa phêninalanin ở một lượng hợp lí.

V. Bệnh phêninkêto niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển
lên não gây đầu độc tế bào thần kinh.

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 105: Bệnh phêninkêtô niệu ở người là do 1 gen lặn nằm trên NST thường gây ra. Một
cặp vợ chồng bình thường có khả năng sinh con trai mắc bệnh với xác suất bao nhiêu phần

23
trăm? Biết rằng bố mẹ của họ đều bình thường nhưng người chồng có em trai mắc bệnh và
người vợ có em trai mắc bệnh này.

A. 1/9. B. 1/18. C. 1/27. D. 1/6.


Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày
người, cụ thể chúng sống chủ yếu là ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày – tá tràng.

Ở môi trường acid như dạ dày vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là
Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.

Nhiều người khi phát hiện bị nhiễm vi khuẩn HP thường lo lắng không biết vi khuẩn HP có
gây ung thư không. Thực tế, vi khuẩn HP có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển và là
nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu, có khoảng 1%
những người nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori có nguy cơ mắc ung thư.

Vi khuẩn HP có lây không?

Câu trả lời là loại khuẩn này hoàn toàn có khả năng lây lan từ người mang vi khuẩn sang
người lành. Thông thường chúng lây qua 3 con đường như sau:

Đường miệng - miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP, lây lan do tiếp xúc
nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành. Thông thường
trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao.

Đường phân - miệng: Vi khuẩn đào thải qua phân và là nguồn lây lan sang cộng đồng, do thói
quen sinh hoạt ăn đồ sống nên có thể bị nhiễm vi khuẩn HP.

24
Đường khác: Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai
mũi họng, dụng cụ nha khoa,... Nên việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị y tế sau mỗi lần sử
dụng cho các đối tượng khác nhau là cần thiết để tránh lây nhiễm HP.

Làm sao để biết mình nhiễm vi khuẩn HP?

Các triệu chứng ở người nhiễm vi khuẩn HP thường thầm lặng, không rõ ràng. Thông thường
nó gây ra những cơn đau bụng vùng thượng vi, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn phân,...

Các phương pháp trong y học được áp dụng để phát hiện vi khuẩn HP bao gồm:

Phương pháp xâm lấn: Bệnh nhân được tiến hành nội soi dạ dày tá tràng, đánh giá tình trạng
bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Đồng thời khi soi xong bác sĩ lấy một mẫu mô sinh thiết tiến
hành test urease nhanh, làm sinh thiết mô bệnh học hay nuôi cấy vi khuẩn.

Phương pháp không xâm lấn: Phương pháp này người bệnh có thể biết mình có nhiễm vi
khuẩn HP hay không mà không cần phải nội soi dạ dày tá tràng, với 3 cách sau:

Test hơi thở

Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong phân

Xét nghiệm tìm kháng thể kháng HP trong máu (ít được áp dụng).

Câu 106: Vi khuẩn HP sống được trong dạ dày nhờ có loại enzym nào?

A. Oxydase. B. Coagulase. C. Catalase. D. Urease.

Câu 107: Đọc các câu sau, câu nào đúng với vi khuẩn HP?

I. Vi khuẩn HP chắn chắn gây nên bệnh ung thư dạ dày.

II. Vi khuẩn HP lây truyền từ người sang người, từ động vật sang người.

III. Con đường lây truyền từ miệng – miệng là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP.

IV. Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP có các biểu hiện đau bụng, đầy bụng, khó tiêu,…

V. Test hơi thở là phương pháp không xâm lấn, có thể biết mình có nhiễm vi khuẩn HP hay
không mà không cần phải nội soi dạ dày tá tràng.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 108: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào đúng?

A. Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong
lớp niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày – tá tràng.

B. Nhìn chung vi khuẩn HP có dạng thân trụ, một đầu có chùm lông để giúp vi khuẩn di
chuyển.

25
C. Nhờ hoạt động của các lông mao và cấu trúc hình xoắn, vi khuẩn có thể dễ dàng xuyên
qua lớp chất nhầy bao bọc niêm mạc dạ dày.

D. Cả 3 đáp án đều đúng.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
Kế hoạch tạo siêu lục địa Âu - Phi ngăn thế chiến
Cảnh hỗn loạn hậu Thế chiến I khiến Hermann Sörgel - một kỹ sư người Đức tin rằng chỉ có
một cách ngăn chiến tranh là hợp nhất châu Âu và châu Phi.

Kế hoạch có tên Atlantropa này được Sorgel phát triển lần đầu tiên vào năm 1927 khi ông 42
tuổi, với tên gọi ban đầu là Panropa. Ông dự định xây một mạng lưới đập vắt ngang eo biển
Gibraltar và rút cạn những vùng biển trong khu vực này. Các con đập cũng sẽ được bố trí trên
eo biển Sicily, kết nối Italy với Tusisia. Những con đập khác trên eo biển Dardanelles của
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp nối liền Hy Lạp với lục địa châu Á. Kiến trúc sư Đức hy vọng với hơn
660.000 km2 đất mới và những con đập cung cấp đủ điện cho hơn 250 triệu người mỗi ngày,
châu Âu sẽ bước vào một thời kỳ hoàng kim mới nhờ nguồn năng lượng dồi dào, không gian
thừa thãi và nguồn lương thực bất tận từ đất canh tác mới. Ông còn đánh giá dự án tạo siêu
lục địa là cách duy nhất giúp ngăn chặn cuộc chiến tranh thế giới tiếp theo.
Atlantropa thu hút sự quan tâm của nhiều chính trị gia và nhà tài phiệt, nhưng sau khi Đức
quốc xã sụp đổ, sự xuất hiện của các lò phản ứng hạt nhân dường như là dấu hiệu cho hồi kết
của Atlantropa, khi chúng giúp châu Âu tiếp cận với những nguồn năng lượng dồi dào và
thiết thực hơn nhiều so với một mạng lưới đập khổng lồ. Năng lượng thủy điện trở nên lỗi
thời, giấc mộng của Sorgel không bao giờ thành hiện thực.

Câu 109: Vùng biển mà dự án Atlantropa định rút cạn là vùng biển nào?
A. Địa Trung Hải. B. Biển Caribe. C. Biển Đen. D. Biển Đỏ.
Câu 110: Những loại hình giao thông nào sẽ phát triển mạnh nếu như dự án được thực hiện?

26
A. Đường biển và đường bộ. B. Đường bộ và đường sắt.
C. Đường hàng không và đường ống. D. Đường sắt và đường hàng không.
Câu 111: Xét về mặt kinh tế - xã hội, đâu là nguyên nhân chính khiến cho dự án này không
được thông qua?
A. Nguy cơ tàn phá nền nông nghiệp châu Âu.
B. Sự phát triển giao thông đường thủy gần như bị triệt tiêu.
C. Nguy cơ sa mạc hóa do vị trí gần sa mạc Sahara.
D. Kìm hãm sự phát triển của công nghiệp và thương nghiệp.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:
Bảo đảm tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam hiện nay
[…] Lãnh thổ quốc gia không chỉ chứa đựng các cấu trúc vật lý, mà còn là một cấu phần của
nền văn hóa quốc gia - dân tộc, bởi quá trình hình thành lãnh thổ luôn in đậm dấu ấn lịch sử -
văn hóa của cả dân tộc, của cộng đồng cư dân, kết tinh thành quả lao động, chiến đấu của con
người, nhiều khi phải trả giá bằng cả xương máu của nhiều thế hệ.
Lãnh thổ quốc gia - dân tộc Việt Nam định hình với cấu trúc và hình thái như ngày nay là kết
quả của hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước. Từ những nhà nước đầu tiên gắn với các nền
văn hóa Đông Sơn ở đồng bằng sông Hồng, văn hóa Sa Huỳnh ở vùng ven biển miền Trung
và văn hóa Óc Eo ở miền Nam, cho đến Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày
nay là một tiến trình lịch sử - tự nhiên với nhiều thăng trầm để định hình nên không gian lãnh
thổ thống nhất, toàn vẹn, gắn với xương máu, trí tuệ, công sức từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Trong không gian lãnh thổ đó, cộng đồng 54 dân tộc, dù đến sớm hay muộn, đều coi nhau là
anh em của đại gia đình Việt Nam, có cùng chung một cội nguồn, đoàn kết, chung lưng đấu
cật để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được quản lý bởi một nhà nước thống nhất, thay mặt
nhân dân thực thi chủ quyền quốc gia. Bảo vệ sự thống nhất, toàn vẹn, chủ quyền lãnh thổ
quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong đường lối đối nội và đối ngoại, là lợi ích cơ bản của cộng
đồng 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam.
Lãnh thổ quốc gia có miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển và hải đảo gắn với tính đa dạng
của điều kiện địa lý, hệ sinh thái, hình thái cư trú, mô hình sinh kế. Trong xã hội truyền thống,
nhóm cư dân ở đồng bằng gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, phần nào khai thác và nuôi
trồng thủy sản; nhóm cư dân miền núi, trung du gắn với nền nông nghiệp nương rẫy, phần nào
khai thác, tận dụng tài nguyên rừng; nhóm cư dân miền biển gắn với đánh bắt và nuôi trồng hải
sản, khai thác các nguồn lợi từ biển. Ngay kể cả nhóm cư dân miền núi, nơi tập trung phần lớn
các dân tộc thiểu số, tính đa dạng vẫn thể hiện ở sự khác nhau giữa địa vực cư trú gắn với

27
phương thức canh tác của cư dân rẻo thấp, rẻo giữa và rẻo cao. Cư trú và sinh kế dựa vào điều
kiện tự nhiên đa dạng góp phần hình thành nên sắc thái văn hóa đa dạng từng tiểu vùng địa lý,
từng dân tộc, từng cộng đồng dân cư, thể hiện trong cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể
như ăn mặc, sinh hoạt, sản xuất, giao thông, liên lạc...
Trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam, khi bị ngoại bang xâm lược, nhìn
chung, lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa đều lấy địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa làm căn
cứ địa, dấy nghiệp khôi phục nền độc lập dân tộc và lãnh thổ quốc gia, quy tụ xung quanh
đồng bào các dân tộc, hợp thành lực lượng rộng lớn, đoàn kết vững chắc. Khi độc lập dân tộc
và chủ quyền quốc gia được khôi phục thì các dân tộc đều ý thức sâu sắc về tinh thần đoàn
kết, hợp lực, tạo nên sức mạnh tổng hợp ngăn ngừa, đẩy lùi các nguy cơ xâm lược từ bên
ngoài, sẵn sàng đánh bại mọi thế lực xâm lược để bảo vệ, củng cố nền độc lập, thống nhất của
Tổ quốc.
Tính đa dạng của tiểu vùng, địa vực cư trú, địa bàn sản xuất củng cố tính thống nhất của quốc
gia - dân tộc Việt Nam. Lợi thế của từng vùng, miền được bổ sung cho nhau tạo nên một
chỉnh thể tương hỗ. Ngược lại, tính thống nhất của lãnh thổ quốc gia - dân tộc bảo đảm cho
tính đa dạng của mỗi địa vực, địa bàn được khai thác, phát huy đầy đủ, nhất là các lợi thế so
sánh về tiềm năng, sức mạnh để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. […]
(Đinh Thị Hương Giang, Tạp chí Cộng sản số ngày 03/7/2021).

Câu 112: Trong bài đọc, ở đoạn 2 có nhắc đến ba nền văn hóa lớn trong lịch sử nước ta. Điều
nào sau đây là đúng?
A. Văn hóa Đông Sơn gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước.
B. Nghề đánh bắt, khai thác nguồn lợi từ biển có phát triển ở Văn hóa Sa Huỳnh.
C. Văn hóa Óc Eo gắn liền với nền văn minh sông Mekong.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 113: Yếu tố nào sau đây không thể hiện rõ tính đa dạng trong văn hóa Việt Nam?
A. Việt Nam giống như một Đông Nam Á thu nhỏ, với sự tồn tại đầy đủ các đại diện của
các nhóm ngôn ngữ - tộc người (ngữ hệ và ngữ tộc) lớn của Đông Nam Á.
B. Văn hóa Việt Nam mang những đặc trưng chung về ý thức hệ, về đạo đức, hệ thống
giáo dục, ngôn ngữ và chữ viết phổ thông.
C. Văn hóa Việt Nam thành 7 vùng văn hóa lớn, trong mỗi vùng lại có thể phân chia thành
các tiểu vùng văn hóa nhỏ hơn, khoảng 23 tiểu vùng.
D. Có 54 dân tộc sinh sống trên khắp lãnh thổ Việt Nam.

28
Câu 114: Điều nào sau đây là không đúng?
A. Tính đa dạng của tiểu vùng, địa vực cư trú, địa bàn sản xuất và tính thống nhất của lãnh
thổ quốc gia - dân tộc có mối liên hệ hữu cơ với nhau.
B. Trong lịch sử nước ta, khi bị ngoại bang xâm lược, nhìn chung, lãnh tụ của các cuộc
khởi nghĩa đều tận dụng những lợi thế về tự nhiên để làm căn cứ địa.
C. Ngày nay, nhóm cư dân ở đồng bằng gắn liền chủ yếu với nền nông nghiệp lúa nước,
phần nào khai thác và nuôi trồng thủy sản.
D. Bảo vệ sự thống nhất, toàn vẹn, chủ quyền lãnh thổ quốc gia là lợi ích cơ bản của cộng
đồng 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam.
Dựa vào đoạn sau trả lời câu hỏi từ câu 115 đến câu 117.
QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ CÓ SỰ PHÁT TRIỂN VƯỢT
BẬC
Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 14-16/4, chiều nay (15/4), Ngoại
trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã có buổi gặp gỡ trao đổi với báo chí.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken diễn ra trong bối cảnh hai nước
đang kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ (2013-2023).
Ngoại trưởng Antony Blinken đã thông tin về một số nội dung trong cuộc tiếp kiến với Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; cuộc trao đổi với
Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Việt Nam Bùi Thanh Sơn.
Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết, kể từ khi bình thường hóa quan hệ và thiết lập quan
hệ Đối tác toàn diện đến nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tạo dựng được mối quan hệ bền vững,
năng động và hiệu quả.
Trả lời câu hỏi của Báo Điện tử Chính phủ về việc đánh giá mối quan hệ hợp tác Việt Nam –
Hoa Kỳ đã phát triển như thế nào trong thời gian qua và điều này đã mang lại lợi ích gì cho
hai nước trên bình diện chính trị và kinh tế của hai nước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony
Blinken cho biết, mối quan hệ hai nước trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tuyệt
vời.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nhớ lại thời điểm khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận thương
mại Việt Nam vào năm 1994, lúc đó thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ gần như bằng 0.
"Sau 20 năm, vào năm 2015 khi tôi đến Việt Nam với tư cách là đại diện của Hoa Kỳ, lúc đó
thương mại giữa hai nước đạt 45 tỷ USD. Từ con số 0 cho đến 45 tỷ USD vào năm 2015 và
tính đến ngày hôm nay con số đó ngày càng tăng cho thấy nhìn từ góc độ này hai nước đã đạt
được sự tăng trưởng tuyệt vời", Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken chia sẻ.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho rằng, xét rộng hơn nữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã
hợp tác chặt chẽ với nhau trên hầu hết các lĩnh vực, hai nước xây dựng mối quan hệ hợp tác
mạnh mẽ về đầu tư, thương mại, kinh tế, chống biến đổi khí hậu...
"Chúng tôi đã làm việc chặt chẽ với nhau và cùng các tổ chức như ASEAN, APEC trên nhiều
lĩnh vực. Việt Nam và Hoa Kỳ là những đối tác thực sự để cùng thúc đẩy lợi ích chung giữa
hai nước và cùng vì lợi ích của người dân mỗi nước", Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken
cho biết.

29
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken chia sẻ, hôm nay ông đã dự Lễ khởi công khu phức
hợp mới của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Đó là minh chứng, là biểu tượng của mối
quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, cho thấy hợp tác ngoại giao giữa hai nước được mở rộng hơn
bao giờ hết.
"Với chúng tôi, Việt Nam luôn là một trong những mối quan hệ năng động nhất và quan
trọng trong nhiều thập kỷ vừa qua và chúng tôi tin tưởng rằng mối quan hệ này sẽ tiếp tục
phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong nhiều thập kỷ tới", Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken
nhấn mạnh.
(Diệp Anh – Báo Điện tử Chính phủ).
Câu 115: Chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 14 - 16/4 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ
Antony Blinken diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Việt Nam – Hoa Kỳ bắt đầu thiết lập mối quan hệ.
B. Việt Nam – Hoa Kỳ đang kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam
- Hoa Kỳ (2013-2023).
C. Việt Nam – Hoa Kỳ đang kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ lĩnh vực Kinh tế Việt Nam
- Hoa Kỳ (2013-2023).
D. Việt Nam – Hoa Kỳ ngừng thiết lập mối quan hệ.
Câu 116: Liên hệ kiến thức đã học nêu lý do Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận thương mại Việt Nam
vào năm 1994.
A. Khuyến khích các nỗ lực hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm tìm kiếm các tù nhân
chiến tranh người Mỹ (POW) và những người mất tích trong chiến tranh (MIA).
B. Quan hệ kinh doanh được cải thiện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ có lợi cho nền kinh tế
của cả hai nước.
C. Các doanh nghiệp Mỹ quan tâm tới việc mở rộng kinh doanh ở các nước châu Á như
Việt Nam hoan nghênh động thái dỡ bỏ cấm vận thương mại Việt Nam vào năm 1994.
D. Tất cả các lý do trên.
Câu 117: Với mối quan hệ hai nước trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tuyệt vời
gì?
A. Thương mại giữa hai nước đã đạt được sự tăng trưởng tuyệt vời từ con số 0 sau năm
1994.
B. Hợp tác chặt chẽ với nhau trên hầu hết các lĩnh vực nhỏ lẻ.
C. Thương mại giữa hai nước từ con số 0 cho đến 45 tỷ USD.
D. Tập trung chủ yếu về đầu tư và các doanh nghiệp nước ngoài.
Dựa vào đoạn sau trả lời câu hỏi từ câu 118 đến câu 120.
SỰ SỤP ĐỔ TRẬT TỰ HAI CỰC IANTA
Sau hơn 40 năm, trật tự hai cực Ianta đã bị xói mòn:

30
- Thắng lợi của CM Trung Quốc (1949) đã đập tan âm mưu của Mỹ khống chế Trung
Quốc và Liên Xô buôc phải bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.
- Sự lớn mạnh về kinh tế của các nước tư bản phương Tây, đặc biệt là sự ra đời của
khối thị trường chung châu Âu (EEC - 1957) làm suy giảm nghiêm trọng phạm vi ảnh
hưởng của Mỹ ở Tây Âu.
- Sự phát triển "thần kỳ" của kinh tế Nhật Bản đã dẫn đến sự hình thành 3 trung tâm
kinh tế - tài chính thế giới. Các nước Tây Âu, Nhật Bản trở thành đối thủ cạnh tranh
nguy hiểm của Mỹ.
- Sự phát triển và thắng lợi của phong trào GPDT ở Á, Phi, Mĩ latinh đã làm thay đổi
bộ mặt của khu vực này và làm mất phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và các nước Tây Âu.
Từ 1988 - 1991, sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô, "trật tự hai cực Ianta" bị
phá vỡ :
- Khối Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị phá vỡ, kéo theo sự chấm
dứt hoạt động của liên minh chính trị - quân sự (khối Hiệp ước Vácsava) và liên minh
kinh tế (khối SEV).
- Thế hai cực giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô bị phá vỡ: Liên Xô bị sụp đổ, tan vỡ
từ góc độ nhà nước; sức mạnh kinh tế, quân sự của Mỹ bị suy giảm so với Tây Âu và
Nhật Bản.
- Liên Xô và Mỹ rút dần sự "có mặt" của mình ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới
(phạm vi ảnh hưởng của liên Xô bị mất hết, còn phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị thu
hẹp khắp nơi).
- Sự vươn lên của Đức và Nhật Bản về kinh tế, chính trị đang là mối lo ngại cho các
nước thắng trận trước đây (Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp ...).
=> Tóm lại: Sau hơn 40 năm tồn tại, trật tự hai cực Ianta đã từng bước bị xói mòn và đã hoàn
toàn sụp đổ từ sau sự tan vỡ của khối Đông Âu và Liên Xô. Một trật tự thế giới mới – “đa
cực” đang dần dần hình thành.
(Lịch sử 12).
Câu 118: Hội nghị Ianta diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra ác liệt.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Câu 119: Vì sao trật tự “hai cực” Ianta sụp đổ?
A. Do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu.
B. Liên Xô và Mĩ quá tốn kém trong việc chạy đua vũ trang.
C. “Cực” Liên Xô đã tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không tồn tại.
D. Nền kinh tế Liên Xô ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
Câu 120: Tại sao gọi là “Trật tự 2 cực Ianta?
A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng.
B. Tại Hội nghị, các nước bàn biện pháp kết thúc sớm Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Tại Hội nghị Ianta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai

31
phe.
D. Thế giới đã xãy ra nhiều cuộc xung đột ở Ianta.

32
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

SÁCH VỀ ĐÍCH TAQ 2023

ĐỀ SỐ 02
PHẦN 1: NGÔN NGỮ
1.1 TIẾNG VIỆT
Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Anh dắt em qua cầu
Cởi áo đưa cho nhau
Nhớ về nhà dối mẹ
Gió bay rồi còn đâu.”
(Làng quan họ, Nguyễn Phan Hách).
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. Dân gian. B. Trung đại. C. Thơ mới. D. Thơ hiện đại.
Câu 2: Điền vào chỗ trống trong câu thơ:
“Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng… ở trong lòng.”
(Tống biệt hành, Thâm Tâm).
A. Khóc. B. Gió. C. Sóng. D. Hát.
Câu 3: Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã thể hiện rõ điều nào dưới đây?
A. Sức sống tiềm tàng của những con người Tây Bắc.
B. Vẻ đẹp của thiên nhiên Nam Bộ.
C. Vẻ đẹp tâm hồn của người Nam Bộ.
D. Lòng yêu nước của những con người làng Xô Man.
Câu 4: Cụm từ “quân xanh màu lá” trong câu “quân xanh màu lá dữ oai hùm” trích (Tây
Tiến, Quang Dũng) nhằm chỉ điều gì?
A. Người lính bị sốt rét gương mặt xanh xao như màu lá cây.
B. Hình ảnh đoàn quân với trang phục đặc trưng của người lính.
C. Hình ảnh màu xanh là ẩn dụ cho niềm tin và tinh thần chiến đấu của những người lính
Tây Tiến.
D. Thể hiện mối liên hệ giữa những người lính và rừng núi trong kháng chiến.

33
Câu 5: “Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà
không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác
Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.”

(Nhà mẹ Lê, Thạch Lam).

Chỉ ra biện pháp tu từ sử dụng trong câu trên

A. So sánh. B. Nhân hoá. C. Hoán dụ. D. Ẩn dụ.

Câu 6: Câu thơ “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” gợi nhớ đến truyện dân
gian nào?

A. Cây tre trăm đốt. B. Thánh Gióng.

C. Tấm Cám. D. Sự tích chàng Trương.

Câu 7: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, tác nhân nào đã đánh thức lòng yêu thương của
Mị, dẫn đến hành động cắt dây trói cứu A Phủ trong đêm tình mùa xuân?
A. Mùa xuân ở Hồng Ngài. B. Tiếng sáo gọi bạn tình.
C. Hơi rượu. D. Giọt nước mắt của A Phủ.
Câu 8: Chọn từ viết sai chính tả trong các từ sau:
A. Lãng mạn. B. Sáng lạng. C. Xuất sắc. D. Trau chuốt.
Câu 9: Từ nào bị sử dụng sai trong câu sau: “Mặc cho bom rơi đạn lạc, người chiến sĩ
vẫn ngang nhiên cầm súng xông ra chiến trường.”
A. Xông ra. B. Người chiến sĩ. C. Ngang nhiên. D. Đạn lạc.
Câu 10: Trong các từ Hán Việt sau, yếu tố phong nào có nghĩa là gió?
A. Phong phú. B. Tiên phong. C. Cuồng phong. D. Cao phong.
Câu 11: Xét theo mục đích nói, câu: “Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương”, thuộc kiểu
câu gì?
A. Câu trần thuật. B. Câu cảm thán. C. Câu nghi vấn. D. Câu cầu khiến.
Câu 12: Các từ nhỏ mọn, xe cộ, chợ búa, chùa chiền, muông thú là:
A. Từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa giống nhau.
B. Từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa khác nhau.
C. Từ láy toàn thể.
D. Từ láy bộ phận.
Câu 13: “Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành
Nguyễn Tường Lân), sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại… Thạch
Lam là một người đôn hậu và rất đỗi tinh tế. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến

34
bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Ông thường viết những truyện không có chuyện, chủ yếu
khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc
sống hàng ngày.”
(SGK Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, tr.94).
Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “tinh tế” có nghĩa là:
A. Nhạy cảm, tế nhị, có khả năng đi sâu vào những chi tiết rất nhỏ, rất sâu sắc.
B. Tư chất nghệ sĩ.
C. Sự không chuyên, thiếu cố gắng.
D. Thấu hiểu sự đời.
Câu 14: “Giữa hồ nơi có một tòa tháp cổ kính”, câu trên mắc lỗi gì?
A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ.
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. D. Sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành
phần câu.
Câu 15: Đoạn văn: “Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi
Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?”
(Bến quê, Nguyễn Minh Châu ).
Đoạn văn trên đã sử dụng phép liên kết nào?
A. Phép nối. B. Phép thế. C. Phép lặp. D. Phép liên tưởng.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
“Không ai muốn chết. Ngay cả những người muốn được lên thiên đường, cũng không muốn
phải chết để tới đó. Nhưng Cái Chết là đích đến mà tất cả chúng ta đều phải tới. Chưa ai từng
thoát khỏi nó. Và nên là như thế, bởi có lẽ Cái Chết là phát minh tuyệt vời nhất của Sự Sống.
Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ cái cũ để mở đường cho cái mới. Bây giờ cái
mới là bạn, nhưng một ngày nào đó không xa, bạn sẽ trở nên cũ kỹ và bị loại bỏ. Xin lỗi vì đã
nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của bạn có hạn nên đừng lãng phí thời gian sống cuộc đời của người khác. Đừng bị
mắc kẹt trong những giáo điều, đó là sống chung với kết quả của những suy nghĩ của người
khác. Đừng để những quan điểm của người khác gây nhiễu và lấn át tiếng nói từ bên trong
bạn. Điều quan trọng nhất là có can đảm để đi theo trái tim và trực giác của mình. Chúng biết
bạn thực sự muốn trở thành gì. Mọi thứ khác đều chỉ là thứ yếu…”
(Bài phát biểu tại Lễ Tốt nghiệp tại Stanford, Steve Job).
Câu 16: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Tự sự. B. Thuyết minh. C. Nghị luận. D. Miêu tả.
Câu 17: Phong cách ngôn ngữ của văn bản là:
A. Sinh hoạt. B. Chính luận. C. Nghệ thuật. D. Báo chí.
Câu 18: Theo tác giả, cái gì là đích đến mà chúng ta đều phải tới?
A. Cái chết. B. Sự sống. C.Thành công. D.Trưởng thành.

35
Câu 19: Từ “thứ yếu” trong câu văn “Mọi thứ khác đều chỉ là thứ yếu…” có nghĩa là:
A. Quan trọng. B. Cấp bách.
C. Cần thiết. D. Không quan trọng lắm.
Câu 20: Chủ đề chính của đoạn văn là:
A. Cuộc sống là không chờ đợi.
B.Cần sáng tạo không ngừng trong cuộc sống.
C.Mọi thành công cần trải qua nỗ lực.
D.Chấp nhận thủ tiêu những yếu tố lạc hậu, cũ kĩ để tự đổi mới, sáng tạo không ngừng. Đủ
niềm tin để làm việc mình muốn, sống là chính mình.
1.2. TIẾNG ANH
Câu 21 – 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.
Câu 21: The telephones ________________ by Alexander Graham Bell
A. Invented. B. Is inventing. C. Was invented. D. Is invented.
Câu 22: ________________ problems in sailing in tropical seas is the coral reefs.

A. One of the biggest. B. The biggest one.

C. Of the biggest one. D. There are the biggest.

Câu 23: “I _______ you at 9 tomorrow morning. Will that be OK?”

- “At 9? No, I _______ shopping with my mother.”

A. Phone-will go. B. Am phoning- have gone.

C. Will phone-will be going. D. Have phoned-am going.

Câu 24: The existence of such a centre is expected to help ASEAN members facilitate
assistance to any country ______________ by a disaster.
A. To hit. B. Hit. C. Hitting. D. Hits.
Câu 25 : Such approaches should be supported and mainstreamed in health interventions in
order to ________ positive behavior change.
A. Bring about. B. Hold up. C. Set off. D. Put off.
Câu 26 – 30: Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.
Câu 26: Chemical engineering is based in the principles of physics, chemistry,
and mathematics.

A. In. B. Principles. C. Chemistry. D. Mathematics.

Câu 27: Mr. Smith, along with he cousins from Canada, are planning to attend the firework
display in Da Nang, Vietnam.

36
A. With. B. He cousins. C. Are. D. To attend.

Câu 28: It is important that you turned off the heater every morning before you leave
for class.

A. Turned off. B. Before. C. Important. D. Leave for.

Câu 29: Not one in one hundred children are exposed to the disease are likely to
develop symptoms of it.

A. Not one. B. Are. C. Symptoms. D. It.

Câu 30: Instead of calling off the meeting, maybe we can just put it over until next month.

A. Calling off. B. Can. C. Put it over. D. Next month.

Câu 31 – 35: Which of the following best restates each of the given sentences?
Câu 31: "I will never forget our first dating," Anna said.
A. Ann said that she will never forget their first dating.
B. Ann said that she would never forget our first dating.
C. Ann said that she would never forget their first meeting.
D. Ann said that she will never forget our meeting.
Câu 32: The garage serviced my car last week.

A. I got my car serviced last week.

B. My car was to be serviced last week.

C. The garage’s service to my car was good.

D. Last week I went to the garage by car.

Câu 33: Start at once or you will be late.

A. Unless you start immediately, you won’t be late.

B. You would be late if you didn’t start at once.

C. If you don’t start immediately, you will be late.

D. If you started at once, you wouldn’t be late.

Câu 34: She doesn’t want to go to their party. We don't want to go either.

A. Neither she nor we don’t want to go to their party.

B. Neither we nor she wants to go to their party.

C. Either we or she doesn't want to go to their party.

37
D. Neither we nor she want to go to their party.

Câu 35: There are possibly a hundred people at the meeting.


A. There should be a hundred people at the meeting.
B. There may be a hundred people at the meeting.
C. There must be a hundred people at the meeting.
D. There ought to be a hundred people at the meeting.
Câu 36 – 40: Read the passage carefully.

In developing countries, where three fourths of the world's population live, sixty percent of
the people who can’t read and write are women. Being illiterate doesn’t mean they are not
intelligent. It does mean it is difficult for them to change their lives. They produce more than
half of the food. In Africa eighty percent of all agricultural work is done by women. There
are many programs to help poor countries develop their agriculture. However, for years,
these programs provided money and training for men.

In parts of Africa, this is a typical day for a village woman. At 4:45 a.m, she gets up, washes
and eats. It takes her a half hour to walk to the fields, and she works there until 3:00 p.m. She
collects firewood and gets home at 4:00. She spends the next hour and a half preparing food
to cook. Then she collects water for another hour. From 6:30 to 8:30 she cooks. After dinner,
she spends an hour washing the dishes and her children. She goes to bed at 9:30 p.m.

International organizations and programs run by developed nations are starting to help
women, as well as men, improve their agricultural production. Governments have already
passed some laws affecting women because of the UN Decade for Women. The UN report
will affect the changes now happening in the family and society.

Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question.

Câu 36: What does the word "run" in the last paragraph mean?

A. Move quickly. B. Push. C. Managed. D. Organized.

Câu 37: Why do people say women produce more than half of the food in Africa?

A. Because 60 percent of women are illiterate.

B. Because 80 percent of all agricultural work is done by women.

C. Most women are not intelligent.

D. All are correct.

Câu 38: Which of these statements is NOT TRUE?

A. Women’s roles in the family and society are changing nowadays.

38
B. It is difficult for women to change their lives because of their illiteracy.

C. In the past only men in poor countries got benefit from many international programs.

D. Because they are illiterate, women are not intelligent.

Câu 39: By whom (what) was the Decade for Women organized?

A. By the United Nations Organization. B. By developing countries

C. By the World Health Organization. D. By many African countries.

Câu 40: The passage would most likely be followed by details about _______.

A. Changes in life between men and women in the family and in the society.

B. Negative effects of the UNO law.

C. Positive effects of the roles of women.

D. Women and men's roles in their family.

PHẦN 2: TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU


x −3
Câu 41: Cho đường cong ( C ) : y = và đường thẳng d : y = x + 3m . Tìm tất cả các giá trị
x +1
của m để d và ( C ) cắt nhau tại hai điểm phân biệt A, B sao cho trung điểm I của đoạn
thẳng AB có hoành độ bằng 3 .
A. m = −1 . B. m = −2 . C. m = 0 . D. m = 1 .

Câu 42: Cho các số phức z thỏa mãn z = 2 . Biết rằng tập hợp các điểm biểu diễn số phức
w = 3 − 2i + ( 4 − 3i ) z là một đường tròn. Tính bán kính r của đường tròn đó

A. r = 5 . B. r = 2 5 . C. r = 10 . D. r = 20 .
Câu 43: Cho hình hộp ABCD. ABCD . Gọi M , N , P lần lượt là trung điểm của
AA, BC , CD . Mặt phẳng ( MNP ) chia khối hộp thành hai phần có thể tích là V1 ,V2 . Gọi V1
V1
là thể tích phần chứa điểm C . Tỉ số bằng
V2

119 3 113 119


A. . B. . C. . D. .
25 4 24 425

x = t  x = −8 + 2t
 
Câu 44: Trong các mặt cầu tiếp xúc với hai đường thẳng 1 :  y = 2 − t ,  2 :  y = 6 + t
 z = −4 + 2t  z = 10 − t
 
phương trình mặt cầu có bán kính nhỏ nhất là

39
A. ( x + 1) + ( y + 5 ) + ( z + 3) = 70 . B. ( x − 1) + ( y − 5 ) + ( z − 3) = 30 .
2 2 2 2 2 2

C. ( x − 1) + ( y − 5 ) + ( z − 3) = 35 . D. ( x + 1) + ( y + 5 ) + ( z − 3) = 35 .
2 2 2 2 2 2

x3 − 1
2
Câu 45: Biết rằng  2 dx = a + b ln 3 + c ln 2 với a, b, c là các số hữu tỉ. Tính
1
x +x
2a + 3b − 4c
A. −5 . B. −19 . C. 5 . D. 19 .
Câu 46: Đề kiểm tra 15 phút có 10 câu trắc nghiệm, mỗi câu có bốn phương án trả lời trong
đó có một phương án đúng, trả lời đúng mỗi câu được 1, 0 điểm. Mỗi thí sinh làm cả 10 câu,
mỗi câu chọn một phương án. Tính xác suất để thí sinh đạt từ 8, 0 điểm trở lên.

463 436 463 436


A. . B. . C. . D. .
410 10 4 104 410
Câu 47: Xếp ngẫu nhiên 5 bạn An, Bình, Cường, Dũng, Đông ngồi vào một dãy 5 ghế
thẳng hàng (mỗi bạn ngồi 1 ghế). Xác suất của biến cố “hai bạn An và Bình không ngồi cạnh
nhau” là
3 2 1 4
A. . B. . C. . D. .
5 5 5 5
axy + 1
Câu 48: Cho log7 12 = x , log12 24 = y và log54 168 = , trong đó a, b, c là các số
bxy + cx
nguyên. Tính giá trị của biểu thức S = a + 2b + 3c .
A. S = 4 . B. S = 19 . C. S = 10 . D. S = 15 .
Câu 49: Tam giác ABC vuông có tổng bình phương ba cạnh bằng 50 . Độ dài cạnh huyền
bằng
A. 3 . B. 4 . C. 5 . D. 6 .
1 1
Câu 50: Một bác nông dân mang cam đi bán. Lần thứ nhất bán số cam và quả. Lần thứ
2 2
1 1 1 3
hai bán số cam còn lại và quả. Lần thứ ba bán số cam còn lại và quả. Cuối cùng
3 3 4 4
còn lại 24 quả cam. Hỏi số cam bác nông dân đã mang đi bán là bao nhiêu quả?
A. 107 quả. B. 105 quả. C. 103 quả. D. 101 quả.
Câu 51: Cho ba mệnh đề sau, với n là số tự nhiên:
(1) n + 8 là số chính phương.
(2) Chữ số tận cùng của n là 4.
(3) n − 1 là số chính phương.
Biết rằng có hai mệnh đề đúng và một mệnh đề sai. Hãy xác định mệnh đề nào đúng, mệnh

40
đề nào sai?
A. Mệnh đề (2) và (3) là đúng, còn mệnh đề (1) là sai.
B. Mệnh đề (1) và (2) là đúng, còn mệnh đề (3) là sai.
C. Mệnh đề (1) là đúng, còn mệnh đề (2) và (3) là sai.
D. Mệnh đề (1) và (3) là đúng, còn mệnh đề (2) là sai.
Câu 52: Một gia đình có năm anh em trai là X , Y , P, Q, S . Biết rằng P là em của X và là anh
của Y ; Y là anh của Q . Để kết luận rằng S là anh của Y thì ta cần biết thêm thông tin nào sau
đây?
A. P là anh của S . B. X là anh của S .
C. P là em của S . D. S là anh của Q .

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56
Xuân, Thu, Nam và Bắc thi tài giành danh hiệu người câu cá giỏi nhất. Vì câu được mỗi loại
cá không dễ như nhau nên họ cho điểm từng loại như sau: bắt được con cá Măng được 5
điểm, con cá Diêu được 4 điểm, con cá Vược được 2 điểm, con cá Chích được 1 điểm.
Xuân bắt được con cá Măng duy nhất của cả nhóm, Cả nhóm bắt được 3 con cá Vược. Tổng
số điểm của cả nhóm là 18. Thu được ít điểm nhất mặc dù được nhiều cá nhất. Tổng số điểm
của Thu và Bắc bằng số điểm của Xuân và Nam cộng lại. Điểm của 4 người đều khác lẫn
nhau. Hỏi mỗi người câu được những con cá gì mà ai giành được danh hiệu người câu cá giỏi
nhất (đạt điểm cao nhất)?
Câu 53: Thu được bao nhiêu điểm?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 54: Nam được bao nhiêu điểm?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 55: Thứ tự điểm số của các bạn (từ thấp đến cao) là
A. Thu, Xuân, Bắc, Nam. B. Thu, Bắc, Xuân, Nam.
C. Thu, Nam, Xuân, Bắc. D. Thu, Xuân, Nam, Bắc.
Câu 56: Bắc bắt được mỗi loại bao nhiêu con cá?
A. 1 con cá Điêu, 2 con cá Chích. B. 3 con cá Vược
C. 1 con cá Măng, 1 con cá Chích. D. 1 con cá Vược, 1 con cá Điêu.
Câu 57: Bốn chàng trai là Văn, Phong, Cường, Tuấn đem số cá câu được của mỗi người ra so
sánh với nhau thì thấy rằng:
- Của Tuấn nhiều hơn của Cường.
- Của Văn và Phong cộng lại bằng của Cường và Tuấn cộng lại.
- Của Phong và Tuấn cộng lại ít hơn của Văn và Cường cộng lại.

41
Hãy xác định thứ tự các chành trai theo số cá câu được (từ ít đến nhiều).
A. Phong, Cường, Tuấn, Văn. B. Phong, Tuấn, Cường, Văn.
C. Cường, Tuấn, Phong, Văn. D. Tuấn, Phong, Cường, Văn.
Câu 58: Một đơn vị công an hàng ngày dùng thuyền máy đi từ A đến B rồi lại từ B về A .
Hôm ấy dòng nước chảy mạnh hơn, chiến sĩ Hiếu nói “Hôm nay nước chảy mạnh, thuyền
xuôi nhanh, ta sẽ về sớm hơn”.
Chiến sĩ Nghĩa không tán thành, nói “Đi nhanh bao nhiêu thì lại về chậm bấy nhiêu, như vậy
ta vẫn về như mọi khi”.
A. Hiếu nói đúng, Nghĩa nói sai. B. Hiếu nói sai, Nghĩa nói đúng.
C. Cả hai đều nói đúng. D. Cả hai đều nói sai.
Câu 59: Trước đây ở một nước Á Đông có một ngôi đền thiêng do ba vị thần ngự trị: thần Sự
Thật (luôn luôn nói thật), thần Lừa Dối (luôn luôn nói dối) và thần Mưu Mẹo (lúc nói thật,
lúc nói dối). Các thần ngự trên bệ thờ sẵn sàng trả lời khi có người thỉnh cầu. Nhưng vì hình
dạng của các thần hoàn toàn giống nhau nên người ta không biết thần nào trả lời để mà tin
hay không tin. Một triết gia từ xa đến, để xác định các thần, ông ta hỏi thần bên trái:
- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Sự Thật – thần bên trái trả lời.
Tiếp theo ông ta hỏi thần ngồi giữa:
- Ngài là thần gì?
- Ta là thần Mưu Mẹo.
Sau cùng, ông ta hỏi thần bên phải:
- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Lừa Dối – thần bên phải trả lời.
Người triết gia kêu lên:
- Tất cả đã rõ ràng, các thần đều đã được xác định.
Vậy nhà triết gia đó đã xác định các thần như thế nào?
Chọn đáp án đúng tương ứng với vị trí các thần Bên trái – Ở giữa – Bên phải.
A. Thần Mưu Mẹo – Thần Sự Thật – Thần Lừa Dối.
B. Thần Mưu Mẹo – Thần Lừa Dối – Thần Sự Thật.
C. Thần Lừa Dối – Thần Sự Thật – Thần Mưu Mẹo.
D. Thần Lừa Dối – Thần Mưu Mẹo – Thần Sự Thật.
Câu 60: Bốn bạn có nhận xét về một hình tứ giác như sau
Khanh: “Nó là một hình vuông”.

42
Bình: “Nó là một hình bình hành”.
Hồng: “Nó là một hình thang”.
Dương: “Nó là một hình diều”.
Ghi chú: Hình diều là tứ giác có hai cặp cạnh kề nhau có độ dài bằng nhau, ví dụ như hình
bên.

Nếu có ba nhận xét trên đây là chính xác và một nhận xét là sai thì tứ giác này là hình gì?
A. Hình thoi. B. Hình vuông.
C. Hình thang. D. Hình bình hành.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 63.
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2019 của trường đại học ngân hàng TP Hồ Chí
Minh xây dựng, có tổng cộng 15 497,5 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2018 và
theo 3 con đường : đường hàng không; đường bộ và đường biển. Số lượng khách quốc tế di
chuyển theo mỗi con đường được cho trong biểu đồ sau:

Câu 61: Số nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2018 theo đường biển chiếm số
phần trăm là:
A. 1,39% . B. 18,05% . C. 80,56% . D. 15,49% .
Câu 62: Số phần trăm nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường bộ ít hơn số phần
trăm nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường không là:

43
A. 16,66% . B. 62,51% . C. 80,56% . D. 79,17% .
Câu 63: Năm 2018, có khoảng số nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường bộ là:
A. 12 485 nghìn lượt khách. B. 2 797 nghìn lượt khách.
C. 215 nghìn lượt khách. D. 15 497,8 nghìn lượt khách.
Dựa vào các thông tin trong bảng sau để hoàn thành câu hỏi từ 64 đến 67.
Cho biểu đồ: Nguồn vốn huy động cho các đề án xã hội hóa y tế theo báo cáo đến năm
2016 như sau:

Câu 64: Nguồn vốn huy động cho các đề án xã hội hóa y tế theo báo cáo đến năm 2016 từ
cán bộ nhân viên bệnh viện chiếm bao nhiêu phần trăm?
A. 14,8% . B. 2, 4% . C. 82, 4% . D. 82,8% .

Câu 65: Nguồn vốn từ quỹ phát triển sự nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm?
A. 14,8% . B. 2, 4% . C. 82, 4% . D. 82,8% .

Câu 66: Nếu nguồn vốn từ các nhà đầu tư là 7.452.000.000 đồng thì nguồn vốn từ các cán
bộ, nhân viên bệnh viện là bao nhiêu tiền?
A. 2, 01 tỉ đồng. B. 1,345 tỉ đồng.

C. 1, 466 tỉ đồng. D. 1,332 tỉ đồng.

Câu 67: Nguồn vốn huy động cho các đề án xã hội hóa y tế từ các nhà đầu tư nhiều hơn từ
quỹ phát triển sự nghiệp bao nhiêu phần trăm?
A. 82,8% . B. 68% . C. 80, 4% . D. 19, 7% .

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 68 đến 70.
Dưới đây là 10 Vườn Di sản ASEAN của Việt Nam:

44
(Nguồn: Ban quản lý các vườn Quốc Gia; Bộ tài nguyên và môi trường).
Câu 68: Em hãy cho biết Vườn quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn được công nhận là Vườn di sản
năm bao nhiêu?
A. 2001 . B. 2002 . C. 2003 . D. 2004 .
Câu 69: Em hãy cho biết 4 Vườn quốc gia được công nhận là Vườn Di Sản năm 2019 của
nước ta thuộc 4 tỉnh nào?
A. Lâm Đồng, Ninh Bình, Kiên Giang, Kon Tum.
B. Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Gia Lai, Tây Ninh.
C. Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Tây Ninh, Kon Tum .

45
D. Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Tây Nguyên.
Câu 70: Tổng diện tích các Vườn quốc gia ASEAN ở phía Bắc nước ta là ... ha
A. 50560 . B. 54340 . C. 49780 . D. 52690 .
PHẦN 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Câu 71: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Mg2+. B. Na+. C. Cu2+. D. Fe3+.
Câu 72: Người hút thuốc là nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất
gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là
A. Becberin. B. Mocphin. C. Nicotin. D. Axit
nicotinie.
Câu 73: Cho một lượng tinh thể Cu(NO3)2.3H2O vào 400 ml dung dịch HCl 0,4M thu được
dung dịch X. Điện phân dung dịch X trong thời gian t giây với cường độ 5A không đổi đến
khi khối lượng dung dịch giảm 17,49 gam thì dừng lại. Nhúng thanh Fe vào dung dịch sau
điện phân, kết thúc phản ứng thoát ra 0,07 mol NO, đồng thời khối lượng thanh Fe giảm 5,88
gam. Giá trị gần nhất của t là
A. 9455. B. 9264. C. 9611. D. 9750.
Câu 74: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Mg(HCO3)2.
(2) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 (dư).
(3) Cho 2x mol Ba vào dung dịch chứa x mol Al2(SO4)3.
(4) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch chứa AlCl3 và CuCl2.
(5) Cho dung dịch chưa 4a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chưa 3a mol H3PO4 và đun nóng.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa gồm hai chất là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 75: Một nguồn ắc quy có suất điện động 11 V và điện trở nội 10 Ω. Nếu dùng ắc quy
cấp điện cho một tải có điện trở tương đương 100 Ω thì công suất tiêu thụ của tải là:
A. 100 W. B. 10 W. C. 1 W. D. 0.1 W.
Câu 76: Điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ có giá trị là R (Ω). Nếu tăng gấp đôi đường
kính của dây đồng thời giảm một nửa chiều dài dây thì giá trị điện trở mới của dây sẽ là:
𝑅 𝑅 𝑅
A. R. B. 2 . C. 4 . D. 8 .

Câu 77: Để sử dụng các thiết bị điện 55 V trong mạng điện 220 V người ta phải dùng máy
biến áp. Tỉ lệ số vòng dây của cuộn sơ cấp (N1) trên số vòng dây của cuộn thứ cấp (N2) ở các
máy biến áp loại này là:

46
𝑁 2 𝑁 4 𝑁 1 𝑁 1
A.𝑁1 = 1 . B. 𝑁1 = 1 . C. 𝑁1 = 2 . D.𝑁1 = 4 .
2 2 2 2

Câu 78: Một nguồn điện xoay chiều có điện áp tức thời 𝑢 = 120√2 cos 100𝜋𝑡, giá trị trung
bình của điện áp trong khoảng thời gian 100 ms là:
A. -120V B. 0V. C. 120V. D. 220V

Câu 79: Chiều cao thân ở một loài thực vật do 4 cặp gen nằm trên NST thường qui định và
chịu tác động cộng gộp theo kiểu sự có mặt một alen trội sẽ làm chiều cao cây tăng thêm
5cm. Người ta cho giao phấn cây cao nhất có chiều cao 210cm với cây thấp nhất, được F1 và
sau đó cho F1 tự thụ. Nhóm cây ở F2 có chiều cao 200cm chiếm tỉ lệ:

A. 35/128. B. 7/32. C. 7/64. D. 35/256.

Câu 80: Ở một loài sinh vật xét 1 locus gồm hai alen A và a, trong đó alen A là một đoạn
ADN dài 340 nm và có 2338 liên kết hidro, alen a là sản phẩm đột biến từ alen A. Một tế bào
soma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 2 lần số nucleotit cần thiết cho quá
trình tái bản của các alen là 3969 A và 2031 G. Alen A mang đột biến:

A. Mất 1 cặp G-X. B. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.

C. Thay thế một cặp A-T bằng 1 cặp G-X. D. Thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X.

Câu 81: Vì sao động vật sinh sản vô tính bị chết hàng loạt khi điều kiện sống thay đổi đột
ngột?
A. Do mật độ quần thể cao. B. Các cá thể giống hệt nhau về kiểu gen.
C. Do thời tiết khắc nghiệt. D. Các cá thể khác nhau về kiểu gen.

Câu 82: Hiện tượng nào sau đây chắc chắn không làm thay đổi tần số alen của quần thể khi
quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. Có sự giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể.

B. Có sự trao đổi các cá thể giữa quần thể đang xét với quần thể lân cận cùng loài.

C. Có sự tấn công của 1 loài vi sinh vật gây bệnh dẫn đến giảm kích thước quần thể.

D. Có sự đào thải những cá thể kém thích nghi trong quần thể.

Câu 83: Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho phần lớn sông ngòi ở nước ta nhỏ, ngắn và độ
dốc lớn là
A. Địa hình và sự phân bố thổ nhưỡng. B. Khí hậu và sự phân bố địa hình.
C. Hình dáng lãnh thổ và khí hậu. D. Hình dáng lãnh thổ và sự phân bố địa hình.
Câu 84: Cho câu thơ:

47
“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt, bên mưa quây”
(Trích: Sợi nhớ sợi thương - Phan Huỳnh Điểu).
Hãy cho biết lần lượt tên các loại gió ảnh hưởng tới thời tiết sườn Đông và sườn Tây dãy
Trường Sơn trong câu thơ trên?
A. Tín phong bán cầu Bắc và gió mùa Đông Nam.
B. Gió mùa Tây Nam và gió phơn Tây Nam.
C. Gió mùa Đông Nam và Tín phong bán cầu Bắc.
D. Gió phơn Tây Nam và gió mùa Tây Nam.
Câu 85: Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam
Bộ là
A. Tăng cường nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật, vốn.

B. Phát triển theo chiều sâu gắn với bảo vệ môi trường.

C. Quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất mới.

D. Phát huy thế mạnh công nghiệp khai thác dầu khí.

Câu 86: Ý nghĩa chủ yếu của việc nâng cấp các cửa khẩu của vùng Bắc Trung Bộ là

A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía tây, phân bố lại dân cư.

B. Đẩy mạnh sự giao thương, hợp tác với các nước, thúc đẩy phát triển kinh tế.

C. Phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới, giải quyết việc làm.

D. Thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng giao lưu quốc tế, thu hút khách du lịch.

Câu 87: Tên nước CHXHCN Việt Nam được thông qua tại sự kiện chính trị nào?

A. Cuộc Tổng tuyển cứ bầu Quốc hội chung (4-1976).

B. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975).

C. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng (9/1975).

D. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (7-1976).

Câu 88: Vì sao Mĩ lại chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) ?

A. Sau thất bại của phong trào “Đồng khởi”.

B. Sau thất bại của “chiến tranh đơn phương” .

48
C. Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

D. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân năm 1968.

Câu 89: Thắng lợi nào của dân tộc ta như một chiến công vĩ đại thế kỉ XX, là sự kiện có tầm
quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc ?

A. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.

B. Thắng lợi của cuộc đấu tranh chống phong kiến phương Bắc.

C. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

D. Thắng lợi của cuộc đấu tranh chống phát xít Nhật năm 1945.

Câu 90: Sau tháng 9/1940, để đối phó với tình hình mới khi Nhật vào Đông Dương, thực dân
Pháp đã thực hiện chính sách

A. Mớ cứa cho Nhật vào Đông Dương.

B. Thi hành chính sách “ Kinh tê chỉ huy”.

C. Tăng các loại thuế gấp 3 lần.

D. Thỏa hiệp với Nhật để đàn áp nhân dân ta.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Giấm là dung dịch loãng của axit axetic có công thức phân tử CH3COOH. Có thể dùng
phương pháp chuẩn độ để xác định nồng đồ % của axit axetic trong giấm ắn.
Chuẩn độ là quá trình thêm từng lượng nhỏ dung dịch có nồng độ biết trước vào thể tích xác
định của dung dịch có nồng độ chưa biết cho đến khi phản ứng xảy ra đạt điểm tương đương
(có thể hiểu axit đã được trung hòa hết). Có thể tính nồng độ chưa biết của dung dịch dựa vào
nồng độ và lượng dung dịch đã biết trước nồng độ. Đại lượng thường dùng trong chuẩn độ
chính là nồng độ đương lượng (N):
N = C M .n
Chú thích: CM là nồng độ mol, n là số H+ trao đổi.
CH3COOH là một axit khá yếu để đủ điền kiện chuẩn độ ta dùng NaOH là một bazơ mạnh để
phản ứng với nó. Dung dịch NaOH khi pha sẽ không đúng nồng độ như mong muốn (do rắn
NaOH pha dung dịch đã bị tác động bởi không khí nên không thể cân chính xác). Vì vậy ta
cần phải chuẩn độ lại NaOH bằng một chất axit ổn định khác như axit oxalic (COOH)2.

49
Thí nghiệm 1: Chuẩn độ lại dung dịch NaOH.
Chuẩn bị dung dịch NaOH đã pha có nồng độ ~ 0,1N và dung dịch axit oxalic 0,100N. Mỗi
lần lấy chính xác 10,00 ml dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch axit oxalic. Ta được các
thể tích dung dịch axit oxalic đã tiêu hao trong 3 lần chuẩn độ khác nhau: 9,950; 9,930; 9,970
(ml).
Thí nghiệm 2: Xác định nồng độ axit axetic.
Rút 10,00 ml dung dịch giấm trong bình mẫu giấm 500ml cho vào bình 50ml có nắp đậy, cho
nước vào để đủ 50ml, lắc đều và luôn luôn đậy nắp. Mỗi lần lấy chính xác 10,00 ml dung
dịch giấm đã pha tác dụng với dung dịch NaOH đã chuẩn bị ở trên. Ta được các thể tích dung
dịch NaOH đã tiêu hao trong 3 lần chuẩn độ khác nhau: 18,330; 18,335; 18,330 (ml).
Câu 91: Mục đích chính của việc luôn đậy nắp bình giấm đã pha lại?
A. Vì CH3COOH là một chất dễ bay hơi, mở nắp sẽ bị thất thoát làm thay đổi nồng độ
dung dịch đã pha khi đó việc xác định nồng độ CH3COOH sẽ bị sai lệch.
B. Vì để đánh dấu đây là dung dịch đã pha tránh bị nhằm lẫn với các dung dịch khác.
C. Vì CH3COOH có mùi thôi, đậy nắp để nó không bay ra gây khó chịu đến người thực
hành thí nghiệm.
D. Vì để không khí không đi vào trong dung dịch, gây tạp cho dung dịch làm cho việc
chuẩn độ không còn chính xác.
Câu 92: Nồng độ NaOH đã xác định lại ở thí nghiệm 1 là?
A. 0,100 M. B. 0,100 N. C. 0,0995 N. D. 0,0990 M.
Câu 93: Nồng độ % axit axetic có trong bình mẫu giấm, biết rằng khối lượng riêng của nước
là 1g/ml là?
A. 5,30%. B. 5,09%. C. 5,29%. D. 5,19%.

50
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96

SILIC ĐIOXIT SiO2:


Silic đioxit là hợp chất có công thức hóa học là SiO2, còn được biết đến với các tên gọi là
silica. Đây là một oxit của silic, có độ cứng cao, phân tử của nó không tồn tại ở dạng đơn lẻ
mà liên kết lại với nhau tạo thành phân tử rất lớn, tồn tại ở hai dạng là dạng tinh thể và vô
định hình. Phần lớn chúng tổng hợp nhân tạo đều được tạo ra ở dạng bột hoặc keo sẽ có cấu
trúc vô định hình, còn nếu được tạo ra ở áp suất cũng như nhiệt độ cao thì có cấu trúc tinh
thể.
AXIT SILIXIC H2SiO3:
– Dạng keo, không tan trong nước, khi đun nóng dễ bị mất nước:
H2SiO3 → H2O + SiO2 (t0)
– Khi sấy khô, H2SiO3 mất một phần nước tạo thành vật liệu xốp là silicagen được dùng làm
chất hút ẩm và hấp phụ nhiều chất.
MUỐI SILICAT SiO32-:
Là muối của axit silicic thường không màu, khó tan (trừ muối kim loại kiềm tan được).
– Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng được dùng để chế tạo keo dán
thủy tinh và sứ, bảo quản vải và gỗ khỏi bị cháy.
Câu 94: Dung dịch nào sao đây được gọi là thủy tinh lỏng?
A. Dung dịch H 2SiO 3 loãng.

B. Dung dịch Na2SiO3 được kiềm hóa.


C. Dung dịch H 2SiO 3 đã được đun nóng.

D. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3.


Câu 95: Thường muối ion có cation Na+ là muối tan mạnh trong nước nhưng đối với
Na2SiO3 lại khó tan trong nước?
A. Vì khi hòa tan muối silicat vào nước thì xảy ra cân bằng tạo ra axit silixic.
B. Vì SiO32- có kích thước ion rất lớn nên thường lắng xuống làm sệt dung dịch.
C. Vì SiO32- phân hủy thành SiO2 là chất rắn khó tan.
D. Vì lực liên kết ion giữa cation Na+ và anion SiO32- chặt chẽ nên khó cắt đứt liên kết
làm khó tan.
Câu 96: Với dung dịch Na2SiO3 có chất khó tan trên làm sao hóa tan hết các chất rắn đó để
dung dịch trở nên đồng nhất?
A. Cho thêm axit mạnh + đun nhẹ để trung hóa hết OH- mà cân bằng tạo ra làm chuyển

51
dịch theo chiều thủy phân càng nhiều SiO32- làm tăng độ tan.
B. Cho thêm bazơ mạnh + đun nhe để trung hòa axit silixic phân tử chuyển hết về dạng
anion tan trong nước.
C. Cho nhiều nước + khuấy đều để hòa tan phân tán thì dung dịch sẽ đồng nhất.
D. Không thể nào làm tan được vì bản chất các chất rắn đó khó tan.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 102
Chuyển động của con lắc đồng hồ với góc lệch nhỏ là một ví dụ về dao động điều hòa. Vì là
chuyển động tuần hoàn nên con lắc được đặc trưng bởi một thời gian riêng, gọi là chu kì dao
động. Đây là khoảng thời gian ngắn nhất mà trạng thái dao động được lặp lại như cũ (trở lại
vị trí và có vận tốc lặp lại) và được tính là một dao động.
Con lắc đồng hồ gồm một thanh thẳng nhẹ, đầu dưới có gắn một vật nặng, đầu trên có thể
quay tự do quanh một trục cố định nằm ngang. Chu kì của con lắc phụ thuộc vào cấu tạo của
I
nó và trọng trường nơi đặt đồng hồ theo biểu thức: T = 2π√Mgd trong đó I là moment quán

tính của con lắc với trục quay, M khối lượng của con lắc, d là khoảng cách từ khối tâm của
con lắc đến trục quay và g là gia tốc trọng trường, có giá trị 9,8 m / s2. Đối với các đồng hồ
quả lắc thông thường, các thông số này được điều chỉnh (khi chế tạo đồng hồ) để chu kì dao
động của con lắc đúng bằng 2 giây.
Câu 97: Trong thời gian một tiết học (45 phút), số dao động mà con lắc đồng hồ thực hiện
được là:
A. 720. B. 90. C. 1350. D. 2.
Câu 98: Đơn vị trong hệ thống đo lường chuẩn quốc tế (SI) của đại lượng momen quán tính I
là:
A. kg.m2 . B. kg.m . C. kg / s . D. kg / s2.
Câu 99: Con lắc được chế tạo có thông số kỹ thuật là tích Md bằng 0,02 kg.m và có chu kì là
2 s. Momen quán tính của con lắc đối với trục quay tính theo đơn vị trong hệ thống đo lường
chuẩn quốc tế (SI) xấp xỉ là:
A. 2.00. B. 1,50. C. 0,15. D. 0,02.
Câu 100: Gia tốc rơi tự do ở Mặt trăng nhỏ hơn ở Trái đất 6 lần. Nếu đưa con lắc đồng hồ có
chu kì 2 s lên Mặt trăng thì chu kì dao động của nó sẽ có giá trị xấp xỉ bằng:
A. 4,9 s. B. 9,8 s. C. 3,2. D. 2,3.
Câu 101: Do có ma sát với không khí cũng như ở trục quay nên khi ở chế độ hoạt động bình
thường (chạy đúng giờ), cơ năng của con lắc bị tiêu hao 0,695.10−3 J trong mỗi chu kì dao
động. Năng lượng cần bổ sung cho con lắc trong một tháng (30 ngày) xấp xỉ bằng:

52
A. 144 J. B. 1.250 J. C. 3.891 J. D. 415 J.
Câu 102: Cách bổ sung năng lượng để duy trì dao động của con lắc đồng hồ là sử dụng pin
(loại nhỏ, thường là pin tiểu AA). Một pin AA có điện áp 1,5 V cung cấp một điện lượng vào
khoảng 1.000 mA.h (mili-ampe giờ). Năng lượng do pin cung cấp được tính bằng tích số của
hai thông số này. Giả sử ngày lắp pin loại nêu trên là ngày 1 tháng 1. Pin này sẽ cạn năng
lượng (và do đó cần phải thay pin mới để đồng hồ hoạt động bình thường) vào khoảng:
A. Tháng 3. B. Tháng 5. C. Tháng 7. D. Tháng 9.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105

Operon lac ở E. coli: Điều hoà tổng hợp các enzyme cảm ứng. E. coli sử dụng ba enzyme để
tiếp thu và chuyển hoá lactose. Các gene mã hoá cho ba enzyme này tập trung thành nhóm
trong operon lac. Một gene trong số đó, gene lacZ, mã hoá cho B-galactosidase là enzyme
xúc tác phản ứng thuỷ phân lactose thành glucose và galactose.

Gene thứ hai, lacY, mã hoá cho permease là protein màng sinh chất có chức năng vận chuyển
lactose vào trong tế bào. Gene thứ ba, lacA, mã hoá cho một enzyme có tên là acetylase có
chức năng trong chuyển hoá lactose nhưng còn chưa biết rõ. Gene mã hoá cho protein ức chế
operon lac, gọi là gene điều hòa, ở gần gene operon lac.

53
Câu 103: Tính hiệu điều hòa hoạt động gen của operon Lac ở vi khuẩn E. coli là:
A. Protein ức chế. B. Lactose C. RNA polymerase. D. Glucose.

Câu 104: Ở vi khuẩn E.Coli, giả sử có 5 chủng đột biến

Chủng 1. Đột biến ở vùng khởi động làm gen điều hòa R không phiên mã.

Chủng 2. Gen điều hòa R đột biến làm prôtêin do gen này tông hợp mất chức năng.

Chủng 3. Đột biến ở vùng khởi động của opreron Lac làm mất chức năng vùng này.

Chủng 4. Gen cấu trúc Z đột biến làm prôtêin do gen này quy định mất chức năng.

Các chủng đột biến có operon Lac luôn hoạt động trong môi trường có hoặc không có lactôzơ

A. 2,3. B. 1,2. C. 3,4. D. 1,2.

Câu 105: Gen lacY mã hóa cho

54
A. Gen lacY mã hoá cho một enzyme có tên là acetylase có chức năng trong chuyển hoá
lactose.

B. Gen lacY mã hoá cho B-galactosidase là enzyme xúc tác phản ứng thuỷ phân lactose
thành glucose và galactose.

C. Gen lacY mã hoá cho B-galactosidase là protein màng sinh chất có chức năng chuyển
hóa lactose.

D. Gen lacY mã hoá cho permease là protein màng sinh chất có chức năng vận chuyển
lactose vào trong tế bào.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108

Vi khuẩn Bacillus thuringiensis có thể sản xuất protein độc tố Bt, giết côn trùng. Độc tố Bt
chỉ tấn công đặc hiệu một loại côn trùng, có thể phân hủy nhanh trong tự nhiên, không độc
cho người và động vật khác. Do đó protein độc tố Bt được sản xuất như thuốc trừ sâu sinh
học thân thiện môi trường.

Năm 1987, Mark Vaeck và cộng sự đã tạo thành công cây thuốc lá mang gen Bt và biểu hiện
được protein Bt. Vaeck dùng enzym cắt giới hạn để cắt gen Bt thành nhiều đoạn có kích
thước khác nhau. Mỗi đoạn gen Bt được nối với gen neo+ tạo thành những đoạn gen khảm.
Gen neo+ có thể tạo sản phẩm kháng lại kháng sinh Kanamycin. Kháng sinh Kanamycin
thường giết chết tế bào thực vật. Các gen khảm được gắn vào một thể truyền biển hiện tạo
ADN tái tổ hợp. Biến nạp ADN tái tổ hợp vào vi khuẩn Agrobacterium, tại đây trình tự gen
khảm sẽ chuyển sang Ti-plasmit nhờ quá trình trao đổi chéo.

Nuôi vi khuẩn Agrobacterium có Ti-plasmit mang gen khảm chung với mô lá thực vật. Vi
khuẩn truyền Ti-plasmit vào tế bào thực vật, cho mô lá tái sinh thành cây trong môi trường
chứa kanamycin. Cây con thu được có lá chứa protein Bt. Kiểm tra độc tính của protein Bt
bằng cách cho ấu trùng sâu bướm ăn lá rồi xác định tỉ lệ chết của sâu theo thời gian. Kết quả
cho thấy những cây mang một đoạn gen Bt (tương đương 20 gen) có thể kháng sâu tốt hơn
cây mang toàn bộ gen Bt.

Câu 106: Khi nói về thuốc trừ sâu sinh học, cho các nhận định sau:

I) Duy trì lâu trong môi trường, bảo vệ mùa màng thời gian dài.

II) Không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

III) Giết chết tất cả loài côn trùng trên đồng ruộng.

IV) Dể dàng bị phân hủy trong môi trường tự nhiên.


Số nhận định đúng:
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 107: Gen khảm trong ADN tái tổ hợp có thể thực hiện được quá trình nào sau đây?

55
A. Phiên mã và dịch mã tạo sản phẩm protein trong tế bào thực vật.
B. Phiên mã tạo thành tARN trong 1 tế bào thực vật.
C. Tái tổ hợp của plasmit bất kỳ trong vi khuẩn Agrobacterium.
D. Nhân lên thành nhiều bản sao trong 1 tế bào thực vật.
Câu 108: Trong thí nghiệm của Mark Vaeck, nếu gắn trực tiếp gen Bt vào vector biểu hiện
và không sử dụng gen neo+ thì kết quả như thế nào?

A. Gen Bt không thể chuyển từ ADN tái tổ hợp vào Ti plasmit.

B. Gen Bt không thể cài vào bộ gen của thực vật.

C. Mô lá không tái sinh thành cây trong môi trường có kanamycin.

D. Protein độc tố Bt không gây hại cho ấu trùng bướm.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
Trên thực tế, các nhà khoa học nghiên cứu về Trái Đất đã vạch ra những khu vực khó tiếp cận
trên thế giới. Trong số đó có một điểm cô độc nằm ngay giữa lòng đại dương, là điểm cực bất
khả xâm phạm của biển sâu.

Được các nhà khoa học đặt tên là Điểm Nemo, địa điểm này nằm rất xa ngoài khơi nam Thái
Bình Dương, có toạ độ chính xác là 48°52,6′ Nam 123°23,6′ Tây và đồng thời cũng là địa
điểm xa đất liền nhất trong toàn bộ đại dương. Điểm Nemo được đặt tên theo nhân vật trong
cuốn tiểu thuyết "Hai vạn dặm dưới đáy biển" của nhà văn Jules Verne.
Vùng đất gần điểm Nemo nhất bao gồm đảo Ducie ở phía Bắc, đảo Phục Sinh ở phía Đông
và Nam Cực ở phía Nam. Trong đó, vùng đất có người sinh sống gần nhất cách điểm này
1670 dặm (tương đương 2688km) - là đảo Pitcairn (thuộc lãnh thổ nước Anh).
Một trong những đặc điểm thú vị nhất của Điểm Nemo là dù cách đất liền xa như vậy, nhưng
khoảng cách từ tọa độ này đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) chỉ có khoảng 258 dặm (tương
đương 415km). Điều này đã khiến các phi hành gia trở thành những người có thể tiếp cận gần
nhất với điểm cực này.
(Theo Soha.vn).

56
Câu 109: Dựa vào bài đọc và khả năng phân tích của bạn, hãy cho biết trong tiếng Latin,
“Nemo” có nghĩa là gì?
A. Vùng đất mới. B. Cột mốc mới đã được chinh phục.
C. Nơi hội tụ của các nền văn minh. D. Không có ai ở đây.
Câu 110: Điều nào sau đây là đúng khi nói về điểm Nemo?
A. Đây là nơi có mức độ đa dạng sinh học cao.
B. Đây là nơi có tiềm năng phát triển du lịch rất kém, khi lặn là hình thức du lịch duy nhất.
C. Các nhà khoa học thường đến đây bằng đường biển và đường hàng không.
D. Sự sống dưới biển ở Điểm Nemo là khu vực đại dương ít đa dạng sinh học nhất thế
giới.
Câu 111: Hiện nay, ý nghĩa lớn nhất của Điểm Nemo là gì?
A. Là địa điểm quan trọng trong việc tìm kiếm những vùng đất mới.
B. Là nơi nghiên cứu thủy sinh quan trọng bởi mức độ đa dạng sinh học cao.
C. Là nơi diễn ra những cuộc tập trận quân sự của một số cường quốc thế giới.
D. Là nơi “an nghỉ” của các tàu vũ trụ đã hết nhiệm vụ.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:
Đề xuất 2 phương án phân vùng giai đoạn 2021 – 2030
Theo hai phương án phân vùng giai đoạn 2021 – 2030 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính
phủ, cả nước sẽ chia thành bảy vùng kinh tế - xã hội căn cứ trên những yếu tố địa lý, tự nhiên,
kinh tế - xã hội, văn hóa, dân tộc… nhằm phát huy tiềm năng lợi thế, tạo động lực phát triển
nhiều mặt, đặc biệt về kinh tế và xã hội.
Cụ thể, Phương án 1 sẽ giữ nguyên hai vùng: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long; tách Vùng trung du và miền núi phía bắc hiện tại thành Vùng Đông Bắc và Tây Bắc;
tách Vùng duyên hải miền trung hiện tại thành Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ (tỉnh Thừa
Thiên Huế đưa vào vùng Nam Trung Bộ), điều chỉnh một tỉnh (Bình Thuận) sang Vùng Đông
Nam Bộ và gộp bốn tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông) vào Vùng
Nam Trung Bộ. Vùng Đông Nam Bộ mới được hình thành trên cơ sở vùng Đông Nam Bộ hiện
nay và bổ sung thêm hai tỉnh là Lâm Đồng và Bình Thuận.
Trong khi đó, Phương án 2 được đa số các Bộ, ngành địa phương đồng thuận, đó là tách Vùng
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung thành hai vùng: Vùng Bắc Trung Bộ và Vùng Nam
Trung Bộ (tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc Vùng Bắc Trung Bộ); mở rộng Vùng đồng bằng sông
Hồng thêm các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang để trở thành Vùng đồng
bằng và trung du Bắc Bộ.
Nếu phân vùng theo Phương án 2, Vùng miền núi phía bắc gồm 10 tỉnh; Vùng đồng bằng và
trung du Bắc Bộ gồm 15 tỉnh (mở rộng thêm bốn tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và
Bắc Giang); Vùng Bắc Trung Bộ gồm năm tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế; Vùng
Nam Trung Bộ gồm tám tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận; các Vùng: Tây Nguyên (năm
tỉnh), Đông Nam Bộ (sáu tỉnh, thành phố) và Vùng đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành
phố) vẫn giữ nguyên như hiện nay.

57
(Nguyên Minh, báo Nhân Dân số ngày 04/6/2020).
Câu 112: Vùng kinh tế nào hiện nay sẽ không còn nếu như các vùng được phân chia theo
phương án 1?
A. Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 113: Theo phương án 2, để trở thành Vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các tỉnh Phú
Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Quảng Ninh sẽ được tách khỏi vào vùng kinh tế nào hiện nay?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 114: Tại sao phương án phân vùng 1 lại ít nhận được sự đồng ý hơn phương án phân
vùng 2?
A. Các tỉnh/thành được phân thành các vùng kinh tế hiện tại dựa trên nhiều đặc điểm
chung về tự nhiên và tiềm năng phát triển, các tỉnh/thành trong các vùng kinh tế mới ở
phương án 1 còn nhiều điểm khác biệt, không thể đồng bộ trong thời gian ngắn.
B. Phương án 1 gây thay đổi quá nhiều so với cách phân chia vùng hiện tại, gây nhiều khó
khăn, rườm rà cho các nghiệp vụ hành chính.
C. Các vùng kinh tế được chia theo phương án 1 có sự chênh lệch quá lớn về trình độ kinh
tế, gây khó khăn trong việc phát triển đồng bộ, có thể làm gia tăng sự chênh lệch giàu nghèo
trong nền kinh tế.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:
Bước sang giai đoạn hậu kì trung đại, giai cấp tư sản mới ra đời, tuy có thế lực về kinh tế,
song lại chưa có địa vị xã hội tương ứng. Cùng với việc con người bước đầu nhận thức được
bản chất của thế giới, giai cấp tư sản đã đứng lên đấu tranh, chống lại giáo lí Kitô mang nặng
những quan điểm lỗi thời của xã hối phong kiến. Cuộc đấu tranh trước hết thể hiện qua phong
trào Văn hoá Phục hưng.
Giai cấp tư sản, một mặt muốn khôi phục lại tinh hoa vẫn hoá xán lạn của các quốc gia cổ đại
Hi Lạp và Rô-ma, mặt khác cũng góp phần xây dựng một nển văn hoá mới, để cao giá trị con
người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học kī thuật. Trào lưu văn hóa này được gọi là
phong trào Văn hoá Phục hưng.
Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là I-ta-li-a. Từ đây, phong trào Văn hoá Phục
hưng đã lan nhanh sang các nước Tây Âu và trở thành một trào lưu rộng lớn.
Thời đại Văn hoá Phục hưng chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - kī thuật, sự phát
triễn phong phú về văn học và sự nở rộ các tài năng.
Những con người "khổng lồ" đã xuất hiện, toả ánh hào quang trong lịch sử : Ra-bơ-lo vừa là
nhà văn, vừa là nhà y học; Đê-các-tơ vừa là nhà toán học xuất sắc, vừa là nhà triết học lớn ;
Lê-ô-na đơ Vanh-xi vửa hoa sĩ thiên tài, vừa là kĩ sư nổi tiếng : Sếch-xpia là nhà soạn kịch vĩ
đại v.v...

58
Văn hoá thời Phục hưng đã lên án nghiêm khắc. Giáo hội Kitô, tấn công vào trật tự xã hội
phong kiến, đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dưng thế giới quan tiến bộ. Đây là
cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống
lại giai cấp phong kiến lỗi thời. Nó đã cổ vũ và mở đường cho văn hóa châu Âu phát triển
hơn.
Câu 115: Mục đích của phong trào văn hoá Phục Hưng là
A. Khôi phục các giá trị văn hoá Hi Lạp, Rô-ma thời cổ đại.
B. Lấy lại các giá trị văn hoá đã bị Giáo hội Ki-tô và chế độ phong kiến vùi lấp.
C. Chống lại giáo hội Ki-tô.
D. Xây dựng nền văn hoá phù hợp giai cấp tư sản.
Câu 116: Phong trào văn hoá Phục Hưng bùng nổ do
A. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ phong kiến.
B. Giai cấp tư sản muốn lật đổ chế độ phong kiến.
C. Mâu thuẫn giữa chế độ tư sản chủ nghĩa với chế độ phong kiến.
D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giáo hội Ki-tô.
Câu 117: Vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất đối với giai cấp tư sản trong phong trào văn hoá
Phục Hưng là
A. Tấn công trật tự xã hội phong kiến.
B. Khôi phục tinh hoa văn hoá của Hi Lạp và Rô-ma thời cổ đại.
C. Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân.
D. Lên án nghiêm khắc giáo hội Ki-tô.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120:
Ngày 25/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và Uỷ ban dân tộc giải
phóng Việt Nam từ Tân Trào về đến Hà Nội.
Ngày 28/8/1945, Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong những ngày này, Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên
ngôn độc lập, chuẩn bị mọi việc để Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tỉnh lớn của hàng chục
vạn nhân dân thủ đô và các vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời
đọc Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới. Nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Tuyên ngôn độc lập với nội dung cơ bản: “Nước
Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập".
Bản Tuyên ngôn nêu rõ: “Pháp chạy, Nhật đầu hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ
các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập, Dân ta lại

59
đánh đồ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa". Cuối bản
Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh khẳng định ý chí sắt đá của nhân dân Việt Nam là quyết giữ vững
nền tự do, độc lập vừa giành được: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và
lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Ngày 2/9/1945 mãi mãi đi vào lịch sử Việt Nam là một trong những ngày hội lớn nhất, vẻ
vang nhất của dân tộc.
(Nguồn: Lịch sử 12, NXB Giáo Dục Việt Nam).
Câu 118: Ai là người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa?
A. Trần Phú. B. Võ Nguyên Giáp.
C. Hồ Chí Minh D. Trường Chinh.
Câu 119: Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập dựa trên cơ sở
nào?
A. Quyết định của Đại hội quốc dân Tân Trào.
B. Quy định của Tuyên ngôn độc lập.
C. Cải tổ Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam.
D. Nghị quyết của hội nghị Trung ương Đảng.
Câu 120: Tuyên ngôn độc lập có ý nghĩa gì?
A. Vừa có ý nghĩa với dân tộc Việt Nam, vừa có ý nghĩa kết thúc chiến tranh.
B. Khẳng định nguyên tắc độc lập được gắn với Chủ nghĩa xã hội.
C. Là kết quả của tinh thần yêu nước và tinh thần cách mạng.
D. Khẳng định chân lý: “Không gì quý hơn độp lập tự do”.

60
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

SÁCH VỀ ĐÍCH TAQ 2023

ĐỀ SỐ 03
PHẦN 1: NGÔN NGỮ
1.1 TIẾNG VIỆT
Câu 1: Truyện Tam đại con gà thuộc thể loại
A. Truyện cười trào phúng. B. Truyện ngụ ngôn.
C. Truyện cổ tích về loài vật. D. Truyện cười khôi hài.
Câu 2: Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Đâu những... thân tự thuở xưa/ Những hồn quen
dãi gió dầm mưa”
(Nhớ đồng,Tố Hữu).
A. Người. B. Hồn. C. Tình. D. Nhà.
Câu 3: Chi tiết “lá ngón” xuất hiện lần thứ hai trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” mang ý
nghĩa gì?
A. Thể hiện khát vọng tự do của nhân vật Mị
B. Thể hiện sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị
C. Thể hiện sự tê liệt về mặt tinh thần của nhân vật Mị
D. Thể hiện sự phản kháng của nhân vật Mị
Câu 4: “Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật” (Tục ngữ). Từ “mống” trong
câu trên có nghĩa là gì?
A. Đoạn mây phía chân trời. B. Đường chân trời.
C. Đoạn cầu vồng phía chân trời. D. Đám mây to.
Câu 5: Tiếng đàn “Ngu cầm” trong bài thơ Cảnh ngày hè thể hiện ước mong gì của Nguyễn
Trãi?
A. Ước mong về sự an nhàn
B. Ước mong về sức mạnh của con người
C. Ước mong về xã hội thanh bình, nhân dân hạnh phúc, ấm no
D. Ước mong về việc mở rộng lãnh thổ
Câu 6: “Nửa năm hương lửa đương nồng/ Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”. Hai
câu thơ trên được trích từ tác phẩm nào?
A. Chí khí anh hùng. B. Nỗi thương mình. C. Thề nguyền. D. Trao duyên.

61
Câu 7: Qua tác phẩm Việt Bắc, Tố Hữu thể hiện rõ điều gì?
A. Đất nước là sự kết tinh, hội tụ bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là
người làm ra đất nước.
B. Cảm hứng lãng mạn và bi tráng về người lính ở Việt Bắc.
C. Khúc hùng ca, khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người trong
cuộc kháng chiến.
D. Vận động đồng bào miền xuôi đi xây dựng vùng kinh tế mới ở vùng núi Tây Bắc.
Câu 8: Trong các từ sau đây, từ nào viết sai chính tả?
A. Chỉn chu. B. Trau dồi. C. Tháo giỡ. D. Thẳng thắn.
Câu 9: Trong các câu sau:
I. Con sông hiền hòa mang một vẻ đẹp vô cùng lãng mạng.
II. Cô gái im lặng rồi sau đó trả lời bằng một cái giọng ráo hoảnh.
III. Bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.
IV. Có vẻ như một tương lai sáng lạng đang đón chờ thằng bé ở phía trước con đường.
Những câu nào mắc lỗi:
A. I và IV. B. II và III. C. I và II. D. I và III.
Câu 10: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống: “Anh ấy phải viết một bản … để trình bày
ưu điểm và khuyết điểm của mình sau một năm tham gia công tác ở cơ quan này”.
A. Kiểm soát. B. Kiểm điểm. C. Kiểm kê. D. Kiểm dịch.
Câu 11: “Ngại ngùng dợn gió e sương,/ Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày”. Từ
“ngừng” trong câu thơ được hiểu là gì?
A. Ngượng ngập. B. Nhìn. C. Buồn. D. Xót xa.
Câu 12: Các từ “quần bò, áo len, sách toán” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ ghép đẳng lập. B. Từ ghép chính phụ.
C. Từ láy bộ phận. D. Từ láy phụ âm đầu.
Câu 13: Câu sau vi phạm phương châm hội thoại nào: “Trâu là một loại gia súc nuôi ở nhà”
A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.
C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm cách thức.
Câu 14: “Truyện cổ tích được nhiều trẻ em yêu thích mà nhiều người lớn cũng thích đọc
truyện cổ tích”. Đây là câu:
A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ. C. Thiếu quan hệ từ. D. Sai logic.
Câu 15: “Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm
sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự

62
nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức tính của người mẹ, đã hình thành dần dần bản
tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt
chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ.
Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình”
Nhận xét về cách thức trình bày đoạn văn:
A. Đoạn văn diễn dịch. B. Đoạn văn tổng phân hợp.
C. Đoạn văn quy nạp. D. Đoạn văn song hành.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
(Trích – Nguyễn Đình Thi, NXB Giáo Dục Việt Nam).
Câu 16: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.
A. Biểu cảm. B. Tự sự. C. Nghị luận. D. Miêu tả.
Câu 17: Đoạn thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả?
A. Sự xót xa về những nỗi đau của đất nước.
B. Lòng căm phẫn của tác giả đối với giặc ngoại xâm.
C. Tình cảm yêu mến, tự hào, biết ơn của tác giả đối với đất nước.
D. Tình yêu gia đình của tác giả.
Câu 18: Tìm những biện pháp tu từ mà tác giả đã sử dụng trong những câu thơ sau: Trời
xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta

63
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
A. Hoán dụ, liệt kê, nhân hóa. B. Điệp ngữ, liệt kê.
C. Nói quá, câu hỏi tu từ. D. So sánh, chơi chữ, liệt kê.
Câu 19: Tác phẩm được viết theo thể thơ gì?
A. 5 chữ. B. 7 chữ. C. 8 chữ. D. Tự do.
Câu 20: Biện pháp điệp ngữ trong khổ thơ đầu thể hiện điều gì?
A. Tạo nhịp điệp cho lời thơ.
B. Nhấn mạnh niềm tự hào của tác giả về đất nước ta.
C. Nhấn mạnh quan điểm của tác giả về chủ quyền dân tộc.
D. Tất cả các phương án trên.
1.2. TIẾNG ANH
Câu 21 – 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.
Câu 21: ___________it was late, we decided to take a taxi home.

A. Because. B. Since. C. Because of. D. Although.

Câu 22: The newcomer has few friends, ______?

A. Doesn’t she. B. Does she. C. Hasn’t she. D. Has she.

Câu 23: He kept ________ the same thing again and again.

A. Repeat. B. To repeat. C. Repeat to. D. Repeating.

Câu 24: _______, she will buy her parents a new TV.
A. When she receives her salary. B. Once she received her salary.
C. Until she received her salary. D. After she had received her salary.

Câu 25 : Finally, very few people agree________the construction of a local library for
children.
A. On. B. At. C. With. D. To.

Câu 26 – 30: Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.

Câu 26: The Great Pyramid of Giza is said to have built over a 20-year period.

A. Of. B. Said. C. Have built. D. A.

Câu 27: To everyone's surprise, it wasn't in Bristol which he made his fortune, although
that’s where he was born.

64
A. To. B. Surprise. C. Which. D. Made.

Câu 28: The most sensitive way to resolve a family problem is by open discussion.

A. The. B. Sensitive. C. By. D. Open.

Câu 29: When she heard the news, she got so a shock that she dropped her glass.

A. Heard. B. News. C. So. D. That.

Câu 30: My mother doesn’t care how much does the washing machine cost because she
is going to buy it anyway.

A. Doesn’t care B. Does the washing machine cost

C. Because D. Going to buy

Câu 31 – 35: Which of the following best restates each of the given sentences?

Câu 31: The last time I saw her was three years ago.
A. I have not seen her for three years.
B. About three years ago, I used to meet her.
C. I have often seen her for the last three years.
D. I saw her three years ago and will never meet her
Câu 32: It is unnecessary for you to finish the report until tomorrow afternoon
A. You needn’t finish the report until tomorrow afternoon.
B. You have to finish the report unitl tomorrow afternoon.
C. You may finish the report after tomorrow afternoon.
D. You should finish the report until tomorrow afternoon
Câu 33: Nancy isn’t used to walking so far

A. Nancy used to walk farther.

B. Nancy doesn’t like to walk so far.

C. Nancy isn’t accustomed to walking very far.

D. Nancy needed help to walk so far.

Câu 34: Tam is not good at English and neither am I

A. Neither Tam nor I am good at English.


B. Either Tam or I am good at English.

65
C. I’m not as good at English as Tam is.
D. Tam isn’t good at English but I am
Câu 35: Although his legs were broken, he managed to get out of the car before it exploded.

A. Despite his legs to be broken, he managed to get out of the car before it exploded.
B. Despite his broken legs, he was able to get out of the car before exploding.
C. Despite his legs were broken, he managed to get out of the car before it exploded.
D. Despite his broken legs, he was able to get out of the car before it exploded.
Câu 36 – 40: Read the passage carefully.

Body postures and movements are frequently indicators of self-confidence, energy, fatigue,
or status. Cognitively, gestures operate to clarify, contradict, or replace verbal messages.
Gestures also serve an important function with regard to regulating the flow of conversation.
For example, if a student is talking about something in front of the class, single nods of the
head from the teacher will likely cause that student to continue and perhaps more elaborate.
Postures as well as gestures are used to indicate attitudes, status, affective moods, approval,
deception, warmth, arid other variables related to conversation interaction.

The saying “A picture is worth a thousand words” well describes the meaning of facial
expressions. Facial appearance – including wrinkles, muscle tone, skin coloration, and eye
color-offers enduring cues that reveal information about age, sex, race, ethnic origin, and
status.

A less permanent second set of facial cues-including length of hair, hairstyle, cleanliness,
and facialhair-relate to an individual’s idea of beauty. A third group of facial markers are
momentary expressions that signal that cause changes in the forehead, eyebrows, eyelids,
cheeks, nose, lips, and chin, such as raising the eyebrows, wrinkling the brow, curling the lip.
Some facial expressions are readily visible, while others are fleeting. Both types can
positively or negatively reinforce the spoken words and convey cues concerning emotions
and attitudes.

Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question.

Câu 36: Facial expressions __________.

A. Cannot convey emotions. B. Cannot reinforce spoken words.

C. Can only express negative attitudes. D. Can be either visible or fleeting.

Câu 37: Gestures __________.

A. Can do nothing with a conversation.

B. Can clarify the meaning of verbal messages.

C. May interrupt the flow of a conversation usual.

D. Can end a conversation more quickly than.

66
Câu 38: According to the writer, “A picture is worth a thousand words” means __________.

A. A picture of a face is more valuable than a thousand words.

B. A picture is more important than a thousand words.

C. Facial gestures can convey a lot of meanings.

D. He has just bought a picture with a thousand words on it.

Câu 39: How many categories of facial expressions are mentioned?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 40: A nod of the head from the teacher will likely ask his student to __________ what
he is saying.

A. Go on. B. Give up. C. Put off. D. Throwaway.

PHẦN 2: TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU


Câu 41: Gọi m là số thực dương sao cho đường thẳng y = m + 1 cắt đồ thị hàm số
y = x 4 − 3x 2 − 2 tại hai điểm A, B thỏa mãn tam giác OAB là tam giác vuông tại O ( O là
gốc tọa độ). Kết luận nào sau đây là đúng?
9 9 1 3 3 5 5 7
A. m   ;  . B. m   ;  . C. m   ;  . D. m   ;  .
7 4 2 4 4 4 4 4
Câu 42: Tập hợp các điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn (1 + i ) z − 5 + i = 2 là một đường
tròn tâm I và bán kính R lần lượt là
A. I ( 2; −3) , R = 2 . B. I ( 2; −3) , R = 2 .
C. I ( −2;3) , R = 2 . D. I ( −2;3) , R = 2 .
Câu 43: Cho tứ diện ABCD có AB = CD = 5 , khoảng cách giữa AB và CD bằng 12, góc
giữa hai đường thẳng AB và CD bằng 30 . Tính thể tích của khối tứ diện ABCD .
A. 60 . B. 30 . C. 25 . D. 15 3 .
Câu 44: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho hai điểm A ( −1; − 1;0 ) , B ( 3;1; − 1) . Điểm
M thuộc trục Oy và cách đều hai điểm A , B có tọa độ là
 9   9   9   9 
A. M  0; − ;0  . B. M  0; ;0  . C. M  0; − ;0  . D. M  0; ;0  .
 2   2   4   4 
y = f ( x) f ( x) 0; 2 và f ( 2 ) = 16
2
Câu 45: Cho hàm số có liên tục trên ,  f ( x ) dx = 4
0
1
.Tính I =  xf ' ( 2 x ) dx .
0

A. I 7 . B. I 20 . C. I 12 . D. I 13 .
Câu 46: Đề thi kiểm tra 15 phút có 10 câu trắc nghiệm, mỗi câu có bốn phương án trả lời,
trong đó có một phương án đúng, trả lời đúng mỗi câu được 1,0 điểm. Mỗi thí sinh làm cả 10

67
câu, mỗi câu chọn một phương án. Tính xác suất để thí sinh đó đạt từ 8,0 điểm trở lên.
463 436 463 436
A. 10 . B. 4
. C. 4 . D. 10 .
4 10 10 4
Câu 47: Chị Hân hàng tháng gửi vào ngân hàng 1.500.000 đồng, với lãi suất 0,8% một
tháng. Sau 1 năm chị Hân rút cả vốn lẫn lãi về mua vàng thì số chỉ vàng mua được ít nhất là
bao nhiêu? Biết giá vàng tại thời điểm mua là 3.648.000 đồng/chỉ.
A. 5 chỉ. B. 4 chỉ. C. 3 chỉ. D. 6 chỉ.
Câu 48: Tìm tất cả các giá trị của tham số m để phương trình

( ) ( )
x2 x2
−1
7−3 5 +m 7+3 5 = 2x
2
có đúng bốn nghiệm phân biệt.
1 1 1 1 1
A. 0  m  . B. 0  m  . C. −  m  0 . D. −  m  .
16 16 2 2 16
Câu 49: Hai người A và B làm xong công việc trong 72 giờ; còn người A và C làm xong
công việc đó trong 63 ; người B và C làm xong công việc đó trong 56 . Hỏi nếu cả ba người
cùng làm công việc đó thì sau bao lâu xong công việc.
A. 45 giờ. B. 42 giờ. C. 40 giờ. D. 48 giờ.
1 1
Câu 50: Một bác nông dân mang cam đi bán. Lần thứ nhất bán số cam và quả. Lần thứ
2 2
1 1 1 3
hai bán số cam còn lại và quả. Lần thứ ba bán số cam còn lại và quả. Cuối cùng
3 3 4 4
còn lại 24 quả cam. Hỏi số cam bác nông dân đã mang đi bán là bao nhiêu quả.
A. 107 . B. 105 . C. 103 . D. 101.
Câu 51: Cho ba mệnh đề sau, với n là số tự nhiên
(1) n + 8 là số chính phương.
(2) Chữ số tận cùng của n là 4 .
(3) n − 1 là số chính phương.
Biết rằng có hai mệnh đề đúng và một mệnh đề sai. Hãy xác định mệnh đề nào đúng, mệnh
đề nào sai?
A. Mệnh đề (2) và (3) là đúng, còn mệnh đề (1) là sai.
B. Mệnh đề (1) và (2) là đúng, còn mệnh đề (3) là sai.
C. Mệnh đề (1) là đúng, còn mệnh đề (2) và (3) là sai.
D. Mệnh đề (1) và (3) là đúng, còn mệnh đề (2) là sai.
Câu 52: Thầy Lương vừa đưa 4 học sinh An, Bình, Cương và Dung đi thi học sinh giỏi về,
mọi người đến thăm hỏi. Thầy trả lời: “Cả 4 em đều đạt giải!” và đề nghị mọi người đoán
xem.
- Hòa nhanh nhẩu nói luôn: “Theo em thì An, Bình đạt giải Nhì, còn Cương, Dung đạt giải
Khuyến khích”.
- Kiên lắc đầu, nói: “Không phải! An, Cương, Dung đều đạt giải Nhất, chỉ có Bình đạt giải
Ba”.
- Linh thì cho là: “Chỉ có Bình đạt giải Nhất, còn ba bạn An, Cương, Dung đều đạt giải Ba”.

68
- Minh lại cho rằng: “Chỉ có Cương, Dung đạt giải Nhì, còn An, Bình đều đạt giải Khuyến
khích, không ai đạt giải Đặc biệt cả”.
Nghe các bạn đoán xong, thầy mỉm cười và nói: “Các em đoán sai cả rồi! Tất cả các ý đều
sai!”.
Số bạn đạt giải Đặc biệt là:
A. 1. B. 2 . C. 3 . D. 4 .
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 54:
Có 3 học sinh A, B, C thuộc ba khối 7, 8, 9 đều ghi tên tham gia thi 3 môn: đánh cầu, nhảy xa
và chạy. Biết rằng mỗi khối học sinh thi một môn và:
(1) A không thuộc khối 9.
(2) Bạn thuộc khối 9 không đăng kí đánh cầu.
(3) Bạn thuộc khối 8 tham gia nhảy xa.
(4) B không thuộc khối 8, cũng không ghi tên chạy.
Câu 53: B thuộc khối gì và ghi tên môn gì?
A. Khối 7, nhảy xa. B. Khối 8, nhảy xa. C. Khối 7, đánh cầu. D. Khối 9, nhảy xa.
Câu 54: C thuộc khối gì và ghi tên môn gì?
A. Khối 7, chạy. B. Khối 8, nhảy xa. C. Khối 9, nhảy xa. D. Khối 9, chạy.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi 55 và 56:
Bốn bạn học sinh dự đoán thành tích thi của họ như sau:
D: Xem ra tôi đứng thứ nhất, A đứng thứ hai.
C: Không thể như vậy, D chỉ đứng thứ hai, tôi thứ ba.
B: Tôi thứ hai, C cuối cùng.
A: Thế thì chờ xem!
Kết quả thi cho thấy: B, C, D chỉ đoán đúng một nửa.
Câu 55: Thành tích của C đứng thứ mấy?
A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Thứ tư.
Câu 56: Thành tích của A đứng thứ mấy?
A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Thứ tư.
Câu 57: Có 4 chàng trai khiêm tốn là: Hùng, Huy, Hoàng và Hải. Họ tuyên bố như sau:
Hùng: “Huy là người khiêm tốn nhất”.
Huy: “Hoàng là người khiêm tốn nhất”
Hoàng: “Tôi không phải là người khiêm tốn nhất”
Hải: “Tôi không phải là người khiêm tốn nhất”
Hóa ra chỉ có một tuyến bố của 4 chàng trai khiêm tốn trên là đúng. Vậy ai là người khiêm
tốn nhất.

69
A. Hùng. B. Huy. C. Hoàng. D. Hải.
Câu 58: Một trong các bạn A, B, C, D làm vỡ kính cửa sổ. Khi được hỏi, họ trả lời như sau:
A: “C làm vỡ ”.
B: “Không phải tôi ”.
C: “D làm vỡ ”.
D: “C đã nói dối ”.
Nếu có đúng một người nói thật thì ai đã làm vỡ cửa sổ.
A. A. B. B. C. C. D. D.
Câu 59: Hà và Trang mỗi bạn nghĩ về một số nguyên dương và thì thầm số đó vào tai của
Thu. Thu nói rằng hiệu của hai số đó là 2013.
- Hà nói rằng dựa vào dữ kiện đó, tôi không thể nói số của Trang là số nào.
- Tiếp theo, Trang cũng nói tương tự.
- Sau đó, Thu nói rằng bây giờ cậu có thể đoán được số của Trang, nhưng nếu cả hai đã nghĩ
về một số lớn hơn số ban đầu 1 đơn vị thì cậu không thể đoán được số của Trang là bao
nhiêu.
Hỏi hai số mà hai bạn Trang và Hà đã nghĩ về là số bao nhiêu?
A. 2012 và 4025. B. 4026 và 6039.
C. 4020 và 2007. D. 4027 và 6040.
Câu 60: Bốn bạn có nhận xét về một hình tứ giác như sau:
A: “Nó là một hình vuông ”. B: “Nó là một hình bình hành ”.
C: “Nó là một hình thang ”. D: “Nó là một hình diều ”.

Ghi chú: Hình diều là hình tứ giác có hai cặp cạnh kề nhau có độ dài bằng nhau, ví dụ như
hình bên.
Nếu có ba nhận xét trên đây là chính xác và một nhận xét là sai thì tứ giác này là hình gì?
A. Hình thoi. B. Hình vuông.
C. Hình thang. D. Hình bình hành.

70
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 61 đến 63:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CHÈ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2017

Năm 2010 2014 2015 2017


Diện tích (nghìn ha) 129,9 132,6 133,6 129,3
Sản lượng (nghìn 834,6 981,9 1012,9 1040,8
tấn)
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2017, NXB Thống kê, 2018).
Câu 61: Diện tích trồng chè trung bình của nước ta giai đoạn 2010-2017 là ……….. nghìn
ha.
A. 132 nghìn ha. B. 131,5 nghìn ha. C. 131,35 nghìn ha. D. 131 nghìn ha.
Câu 62: Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính sản lượng chè trung bình của nước ta giai đoạn
2010-2017.
A. 967,55 nghìn tấn. B. 967,57 nghìn tấn.
C. 977,56 nghìn tấn. D. 976,54 nghìn tấn.
Câu 63: Sản lượng chè năm 2017 so với năm 2015 nhiều hơn bao nhiêu phần trăm?
A. 2,58% B. 2, 65% C. 2,85% D. 2, 75%
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 64 đến 66.
Biểu đồ bên dưới thể hiện tỉ lệ phần trăm chi phí trong một năm của một công ty.

Câu 64: Trị giá kim ngạch xuất khẩu trung bình mỗi tháng (làm tròn đến chữ số thập phân
thứ hai) của năm 2018 là:
A. 2, 25 triệu USD. B. 2 , 7 triệu USD. C. 2,54 triệu USD. D. 2, 42 triệu USD.
Câu 65: Tỉ lệ phần trăm trị giá xuất khẩu tháng 8 năm 2018 so với năm 2017 là bao nhiêu
phần trăm? (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
A. 112% . B. 118, 2% . C. 115% . D. 116,7% .

71
Câu 66: Cho bảng số liệu sau:

Theo ước tính năm 2018 số giày, dép có đế hoặc mũ bằng da là bao nhiêu đôi?
A. 553.315 . B. 283.298 . C. 241.069 . D. 524.367 .
Câu 67: Cho bảng số liệu sau
Số liệu thống kê tình hình việc làm của sinh viên ngành Toán sau khi tốt nghiệp cảu các
khóa tốt nghiệp 2015 và 2016 được trình bay trong bảng sau
Khu vực việc làm Khóa tốt nghiệp 2015 Khóa tốt nghiệp 2016
STT
Nữ Nam Nữ Nam
1 Giảng dạy 25 45 25 65
2 Ngân hàng 23 186 20 32
3 Lập trình 25 120 12 58
4 Bỏa hiểm 12 100 3 5
Trong số nữ sinh có việc làm ở Khóa tốt nghiệp 2016, tỷ lệ phần trăm của nữ làm trong lĩnh
vực lập trình là bao nhiêu?
A. 30% . B. 15% . C. 20% . D. 27% .
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 68 đến 70:

72
Lao động làm Lao động làm
việc việc

khu vực nông, Khu vực nghiệp



lâm thủy sản
xây dựng 13,6
21,6 triệu người
triệu người

Lao động làm việc

Khu vực dịch vụ

18,2 triệu người


Biểu đồ phân bổ lao động ở nước ta năm 2017

Câu 68: Dựa vào biểu đồ trên hãy cho biết lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và
xây dựng ít hơn lao động làm việc trong khu vực dịch vụ năm 2017 là bao nhiêu người
A. 4,6 triệu người. B. 8 triệu người.
C. 13,6 triệu người. D. 3,4 triệu người.
Câu 69: Lao động làm việc trong khu vực dịch vụ chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng số
lao động?
A. 30, 7% . B. 31,8% . C. 34,1% . D. 35, 2% .
Câu 70: Lao động khu vực trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nhiều hơn lao động
làm việc trong khu vực công nghiệp là bao nhiêu người
A. 6 triệu người. B. 9 triệu người. C. 7 triệu người. D. 8 triệu người.
PHẦN 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Câu 71: Kim loại có các tính chất vật lý chung là:
A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
B. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.
C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.
D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.

73
Câu 72: Chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH, trùng hợp tạo polime, nhưng
không tác dụng được với Na. Công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
A. CH2=C(CH3)COOH. B. CH2=CHCOOH.
C. HCOOC2H5. D. CH3COOCH=CH2.
Câu 73: Chất nào sau đây không phải axit béo?
A. Axit adipic. B. Axit oleic. C. Axit panmitic. D. Axit stearic.
Câu 74: Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch chứa Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn
trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol)

Tỉ lệ a : b là
A. 2 : 1. B. 5 : 2. C. 8 : 5. D. 3 : 1.
Câu 75: Trưa ngày 27 tháng 9 năm 2014 núi lữa Ontake, nằm giữa hai tỉnh Nagano và Gifu,
cách Tokyo 200 km về phía tây, “thức giấc” sau một tiếng nổ lớn. Một người chứng kiến sự
việc từ xa diễn tả lại: “Đầu tiên tôi thấy mặt đất rung chuyển mạnh sau đó 50s thì nghe thấy
một tiếng nổ lớn”. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s trong mặt đất là 2300m/s.
Khoảng cách từ người đó đến núi lửa khoảng.
A. 17000 m. B. 19949 m. C. 115000 m. D. 98000 m.
Câu 76: Cho đoạn mạch AB gồm hai đoạn AN và NB mắc nối tiếp, đoạn AN gồm biến trở R
2
và cuộn cảm thuần có độ tự cảm 𝐿 = 𝜋 𝐻 ,đoạn NB chỉ có tụ điện với điện dung C không đổi.

Đặt vào hai đầu A, B một điện áp xoay chiều có biểu thức 𝑢𝐴𝐵 = 2√𝑐𝑜𝑠(100𝜋𝑡) (V). Vôn
kế có điện trở rất lớn mắc vào hai đầu đoạn AN. Để số chỉ của vôn kế không đổi với mọi giá
trị của biến trở R thì điện dung.
10−4 10−4 10−4 10−4
A. F. B. F. C. F. D. F.
2𝜋 4𝜋 𝜋 3𝜋

Câu 77: Phát biểu nào sau đây là đúng ? Khi một chất điểm thực hiện dao động điều hòa thì.
A. Đồ thị biểu diễn gia tốc theo li độ là một đường thằng không đi qua gốc tọa độ.
B. Đồ thị biểu diễn vận tốc theo gia tốc là một đường elip.

74
C. Đồ thị biểu diễn vận tốc theo gia tốc là một đường hình sin.
D. Đồ thị biểu diễn gia tốc theo li độ là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Câu 78: Một sóng hình sin truyền theo phương Ox từ nguồn O với tần số 20Hz, có tốc độ
truyền sóng nằm trong khoảng từ 0,7 m/s đến 1 m/s. Gọi A và B là hai điểm nằm trên Ox, ở
cùng một phía so với O và cách nhau 10cm. Hai phần tử môi trường tại A và B luôn dao động
ngược pha với nhau. Tốc độ truyền sóng là:
A. 90 cm/s. B. 100 cm/s. C. 80 cm/s. D. 85 cm/s.

Câu 79: Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện
đại, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di
chuyển xa.

B. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở thực vật.

C. Hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của
ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật.

D. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua
nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

Câu 80: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
Câu 81: Ở một loài thực vật lưỡng bội có bộ NST 2n = 12. Xét 3 thể đột biến NST là thể đột
biến mất đoạn, lệch bội thể ba và thể một. Số lượng NST có trong mỗi tế bào của mỗi thể đột
biến khi các tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân theo thứ tự là

A. 12, 13, 20. B. 12, 13, 25. C. 24, 13, 25. D. 12, 13, 24.

Câu 82: Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn
toàn. Tiến hành phép lai: AaBBDd × AaBbdd, thu được F1. Biết rằng không xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F1 có tối đa 12 loại kiểu gen.

II. F1 có tối đa 5 loại kiểu hình.

III. Ở F1, loại kiểu gen có 2 cặp gen dị hợp chiếm tỉ lệ 1/8.

75
IV. Ở F1, loại kiểu hình có 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 3/8.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 83: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết lát cắt A-B từ sơn nguyên
Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có 6 thang bậc địa hình, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
B. Có các thung lũng sông đan xen khu vực đồi núi thấp và trung bình, sơn nguyên Đồng
Văn ở độ cao trên 1500m.
C. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, địa hình có tính phân bậc
D. Chủ yếu là khu vực núi cao hiểm trở, cao nhất là núi Phia Booc, chiều dài thực tế của lát
cắt là 600m.
Câu 84: Vào nửa sau mùa hạ ở nước ta, gió mùa Tây Nam gặp dãy Trường Sơn không gây
hiện tượng phơn khô nóng cho Trung Bộ do gió này có
A. Quãng đường đi dài. B. Tầng ẩm rất dày.
C. Sự đổi hướng liên tục. D. Tốc độ rất lớn.
Câu 85: Đông Nam Bộ thu hút được nguồn đầu tư trong và ngoài nhất nước ta chủ yếu là do
A. Cơ cấu kinh tế tương đối hoàn chỉnh, dịch vụ phát triển mạnh.
B. Có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển, công nghiệp hiện đại.
C. Chính sách phát triển phù hợp, hội tụ đầy đủ điều kiện phát triển.
D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, dân số đông, lao động dồi dào.
Câu 86: Tài nguyên rừng ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay bị suy thoái chủ yếu
là do
A. Độ dốc của địa hình lớn gây hại đến môi trường rừng.
B. Có lượng mưa trong vùng ngày càng bị giảm sút nhiều.
C. Khai thác khoáng sản để phục vụ cho phát triển kinh tế.
D. Tình trạng nạn du canh du cư của đồng bào còn diễn ra.
Câu 87: Trong thời kì 1954-1975, sự kiện nào đánh dấu cách mạng Việt Nam hoàn thành
“đánh cho Mĩ cút”?
A. Đại thắng mùa Xuân 1975.
B. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết (1973).
C. Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi Việt Nam (1973).
D. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (1972).
Câu 88: Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong
điều kiện lịch sử nào?

76
A. Quân Mĩ và quân đội Sài Gòn bắt đầu suy yếu.
B. Chính quyền và quân đội Sài Gòn khủng hoảng, suy yếu.
C. So sánh lực lượng ở miền Bắc thay đổi mau lẹ, có lợi cho cách mạng.
D. So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ, có lợi cho cách mạng.
Câu 89: Công cuộc cải cách ở Trung Quốc bắt đầu vào năm nào?
A. Năm 1968. B. Năm 1987. C. Năm 1988. D. Năm 1978.
Câu 90: Nhân tố nào thúc đẩy sự xói mòn của trật tự thế giới hai cực Ianta trong quá trình
tồn tại (1947 - 1991) ?
A. Cuộc chạy đua vũ trang.
B. Phong trào đấu tranh giành độc lập và sự vươn lên của các quốc gia trong thế giới thứ
ba.
C. Sự phục hồi và vươn lên mạnh mẽ của các nước Tây Âu, Nhật Bản.
D. Tất cả các ý trên.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Hiện nay, có rất nhiều loại đường hóa học được cấp phép sử dụng như maltitol, xylitol,
isomalt... và đều phải được sử dụng dưới mức giới hạn. Hiện nay thì có ba loại đường khá
phổ biến trên thị trường, bao gồm aspartame, sucralose và saccharin.
Có 3 loại đường hóa học phổ biến là Aspartame, Saccharin và Sucralose đã được Bộ Y tế
Việt Nam cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm với giới hạn tối đa và có qui định rõ
ràng.

Aspartame
Đường Aspartame có vị ngọt lớn hơn đường kính khoảng 180 - 200 lần và được cấu tạo
từ acid aspartic, phenylalanin và metanol. Các chất có sẵn trong tự nhiên này trải qua quá
trình điều chế và tổng hợp sẽ được đường Aspartame.
Chỉ cần một lượng nhỏ đường Aspartame là đủ để tạo độ ngọt cần thiết. Ngoài ra, nó còn tạo

77
cảm giác ngọt lâu hơn các loại đường thông thường.
Đường hóa học Aspartame được sử dụng rộng rãi trong nhiều thực phẩm khác nhau, và cả
trong ngành dược phẩm.
Saccharin
Saccharin là loại đường hóa học có vị ngọt gấp 300 - 400 lần lần so với đường kính và
thường dùng dưới dạng muối natri hay canxi.
Saccharin được tổng hợp nhân tạo từ toluen bằng Chlorosulfonic acid và amoniac.

Loại đường này có đặc tính không gây ảnh hưởng đến hàm lượng insulin trong máu và không
cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Vì thế nên đường Saccharin được sử dụng như một chất phụ gia thay thế đường trong thực
phẩm, thích hợp cho người ăn kiêng và người mắc bệnh tiểu đường.
Sucralose
Đường Sucralose còn có tên thương mại là Splenda. Đây là loại đường có vị ngọt gấp 600 lần
và tinh khiết tương tự như đường tự nhiên.
Sucralose được sản xuất qua một quá trình tổng hợp nhiều bước, trong đó ba của nhóm
hydroxyl của sucrose được thay thế bằng 3 nguyên tử clo.
Loại đường này không có năng lượng và không làm dao động hàm lượng insulin trong máu
nên rất thích hợp với người béo phì, người bệnh tim mạch và người cao tuổi và người bệnh
tiểu đường.
Câu 91: Đây là công thức cấu tạo của loại đường hóa học nào?

A. Aspartame.
B. Saccharin.
C. Sucralose.
D. Dẫn xuất thế nhóm methoxy của Sucralose.
Câu 92: Các công thức cấu tạo dưới đây, đâu là công thức cấu tạo của Sucralose và
Saccharin

78
(I)

(II)

(III)

(IV)

A. (III), (IV). B. (II), (III). C. (III), (I). D. (IV), (I).


Câu 93: Câu nào sao đây không đúng?
A. Đường hóa học khi sử dụng quá liều sẽ không tốt cho thận và gan.
B. Loại đường có nguồn gốc từ trái cây sẽ không có hóa chất độc hại như đường hóa học
lẫn vào nên ăn nhiều loại đường này để cải thiện tình trạng béo phì, bệnh tiểu đường.
C. Bản chất của đường hóa học chỉ là chất tạo ngọt nên sẽ không cung cấp chất dinh
dưỡng cho cơ thể.
D. Vị ngọt của đường hóa học ngọt hơn gấp trăm lần so với vị ngọt của đường tự nhiên.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Ô nhiễm kim loại nặng trong nước
Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3, có số nguyên tử cao và
thường thể hiện tính kim loại ở nhiệt độ phòng. Kim loại nặng được chia làm 3 loại: các kim
loại thuộc nhóm d, những kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag,…), các kim loại phóng xạ (U, Th,
Ra, Am,…). Ở dạng nguyên tố thì kim loại nặng không có hại, nhưng khi tồn tại ở dạng ion
thì kim loại nặng lại rất độc hại cho sức khỏe chúng ta.

79
Nước bị nhiễm kim loại xuất phát từ hai nguyên nhân chính:
Do nước thải từ các hoạt động sản xuất của con người, chưa được xử lý, hoặc xử lý chưa đạt
yêu cầu đã thải thẳng ra ngoài môi trường. Khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm sẽ khiến các chất
ô nhiễm thấm dần vào mạch nước ngầm, khiến nguồn nước bị nhiễm kim loại
Do các yếu tố tự nhiên, điều kiện thổ nhưỡng, chứa các kim loại trong lòng đất.

Hoạt động xả thải công nghiệp là nguyên nhân chính khiến nước bị nhiễm kim loại nặng
Tác hại của việc ô nhiễm kim loại nặng trong nước
Sử dụng nước nhiễm kim loại nặng trong một thời gian dài gây ra các tác động tiêu cực đến
sức khỏe như:
Cơ thể tích lũy hàm lượng lớn kim loại nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, gây tổn
thương não, co rút các bó cơ, kim loại nặng tiếp xúc với màng tế bào ảnh hưởng đến quá trình
phần chia DNA, dẫn đến thai chết, dị dạng, quái thai của các thế hệ sau.
Một số kim loại nặng còn có thể ra các căn bệnh ung thư như: ung thư da, ung thư vòm họng,
ung thư dạ dày. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) và Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu
về Ung thư (IARC) coi kim loại nặng là tác nhân gây ung thư lớn ở người.
Nước nhiễm kim loại gây cản trở quá trình trao đổi chất trong cơ thể, việc hấp thụ chất dinh
dưỡng và quá trình bài tiết cũng trở nên khó khăn hơn. Kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển.
Làm rối loạn tiêu hóa, rối loạn tim mạch, rối loạn chức năng hệ thống thần kinh…
Phương pháp xử lý nước nhiễm kim loại nặng
Có nhiều phương pháp xỷ lý như phương pháp kết tủa hóa học, phương pháp hấp phụ,
phương pháp sinh học,…
- Phương pháp xử lý đối với các hộ gia đình: Đối với các hộ gia đình, để xử lý nước giếng
khoan nhiễm kim loại nặng, bạn nên sử dụng các hệ thống lọc có khả năng loại bỏ các kim
loại khỏi nước. Thường dùng chính là máy lọc nước RO.
Máy lọc nước RO với công nghệ lọc thẩm thấu ngược, không chỉ có khả năng loại bỏ các kim

80
loại trong nước mà còn có thể lọc sạch 99% các vi khuẩn, tạp chất độc hại khác. Nước sau là
nước tinh khiết, có thể uống trực tiếp. Tuy nhiên các loại máy này công suất lọc thấp, thường
chỉ đủ đáp ứng nguồn nước cho nhu cầu uống, không thể đáp ứng đủ nước cho mục đích sinh
hoạt hằng ngày.

Màng lọc RO giúp loại bỏ 99% các chất độc hại có trong nước.
Câu 94: Kim loại nào sau đây được xếp vào kim loại nặng?
A. Al. B. Ba. C. Ru. D. Si.
Câu 95: Câu nào sau đây là đúng?
A. Nước sau khi lọc qua máy lọc RO chính là nước cất.
B. Nước cất là nước rất tinh khiết.
C. Nước khoáng chứa nhiều khoáng chất, các ion thiết yếu và cũng là một loại nước tinh
khiết.
D. Tất cả các câu đều sai.
Câu 96: Đề xuất nào sau đây là đúng bản chất để giảm thiểu ô nhiễm kim loại nặng trong
nước?
A. Dùng than hoạt tính tiền xử lý nước thải để than hoạt tính hấp thụ bớt ion kim loại
nặng.
B. Dùng bazơ mạnh và dư để làm kết tủa hết ion kim loại nặng sau đó lọc và trung hòa lại
nước.
C. Dùng các máy lọc có màng lọc có kích thước siêu nhỏ để chặn các ion kim loại.
D. Dùng cách lắng đọng kim loại nặng có trong nước khi để nước ở một thời gian thật lâu.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99.
Solar Juanilama là công viên năng lượng Mặt Trời lớn nhất ở Cost Rica, được xây dựng từ

81
những tấm pin mặt trời công nghệ cao. Đây là dự án đầu tiên được thực hiện ở khu vực Mỹ
Latinh thông qua cơ chế tín dụng giữa Nhật Bản và Costa Rica, nhằm thúc đẩy cuộc chiến
chống Biến đổi khí hậu nhờ áp dụng các công nghệ sạch để giảm khí thải gây hiệu ứng Nhà
kính.
Câu 97: Hoạt động của pin mặt trời dựa vào hiện tượng.
A. Quang điện trong. B. Quang điện ngoài.
C. Cộng hưởng. D. Tán sắc ánh sáng.
Câu 98: Công suất khi trời nắng của pin mặt trời là 325 W/tấm. Biết rằng phần năng lượng
bức xạ mặt trời truyền tới bề mặt Trái Đất trong những ngày trời nắng vào khoảng 1000
W/m2. Hiệu suất chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng của pin mặt trời là 10%.
Tính diện tích mỗi tấm pin mặt trời.
A. 1,25 m2. B. 2,25 m2. C. 3,25 m2. D. 4,25 m2.
Câu 99: Biết công suất của mặt trời là 3,9.1026 W. Hỏi mỗi năm mặt trời “gầy” đi bao nhiêu?
A. 1,367.1017 kg. B. 1,367.1019 kg. C. 1,367.1020 kg. D. 1,367.1021 kg.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102.
Lò phản ứng hạt nhân là một thiết bị để khởi động, kiểm soát, và duy trì một chuỗi phản
ứng phân hạch hạt nhân. Lò phản ứng hạt nhân thường được sử dụng để tạo ra điện và cung
cấp năng lượng cho một số tàu ngầm, tàu sân bay ... mà hiện nay quân đội Hoa Kì phát triển
rất mạnh. Nhiên liệu trong các lò này thường là 235
U hoặc 239
Pu. Sự phân hạch của một hạt
nhân 235
U có kèm theo giải phóng 2,5 notron (tính trung bình), đối với 239
Pu con số đó là 3.
Các notron này có thể kích thích các hạt nhân khác phân hạch để tạo nên một phản ứng dây
chuyện nếu không được điều khiển. Các lò phản ứng hạt nhận được điều khiển để đảm bảo
năng lượng tỏa ra từ lò phản ứng là không đổi theo thời gian, trong trường hợp này ta thường
dùng những thanh điều khiển ngập sâu vào trong lò để hấp thụ số notron thừa.
Câu 100: Thanh điều khiển có chứa.
A. Bạch kim.
B. Vàng hoặc những kim loại có nguyên tử lượng lớn.
C. Bo hoặc Cadimi.
D. Nước.
Câu 101: Thanh điều khiển ngập sâu vào trong lò để hấp thụ số notron thừa và đảm bảo số
notron giải phóng sau mỗi phân hạch là.
A. 1 notron. B. Nhiều hơn 1 notron.
C. 0 notron. D. Tùy thuộc kích thước các thanh điều khiển.

82
Câu 102: Trong phản ứng phân hạch Urani U235 năng lượng trung bình tỏa ra khi một hạt
nhân bị phân hạch là 200 MeV. Một nhà máy điện nguyên tử dụng nguyên liệu Urani, có
công suất 5000000 KW, hiệu suất là 20%. Lượng tiêu thụ hằng năm nhiên liệu Urani là bao
nhiêu? (1 năm có 365 ngày).
A. 961 kg. B. 1121 kg. C. 1352.5 kg. D. 1421 kg.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105

Ung thư là một loại bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của một
số loại tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. Khối
u được gọi là ác tính khi các tế bào của nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu, di chuyển
vào máu và đến các nơi khác trong cơ thể tạo nên nhiều khối u khác nhau.
Tế bào khối u có thể là lành tính nếu nó không có khả năng di chuyển vào máu và đi đến
các nơi khác nhau trong cơ thể. Những tế bào bị đột biến nhiều lần có thể trở thành ác tính
nếu đột biến gen làm cho nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu và di chuyển vào máu,

mạch bạch huyết, tái lập các khối u ở nhiều nơi khác nhau gây nên cái chết cho bệnh nhân.

Trong tế bào của cơ thể người bình thường còn có các gen ức chế khối u làm cho các
khối u không thể hình thành được. Tuy nhiên, nếu bị đột biến làm cho gen mất khả
năng kiểm soát khối u thì các tế bào ung thư xuất hiện tạo nên khối u. Loại đột biến
này thường là đột biến lặn. Người ta đã biết 1 số gen gây bệnh ung thư vú ở người
thuộc loại này.
Câu 103: Sự khác nhau giữa khối u lành và u ác là
A. Tế bào khối u lành có khả năng di chuyển vào máu.
B. Khối u ác được hình thành do sự phân chia không giới hạn của các tế bào.
C. Khối u lành không ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân.
D.Tế bào khối u ác có thể di chuyển trong mạch bạch huyết.
Câu 104: Trong các câu sau, câu nào không đúng?

83
A. 1 số gen gây bệnh ung thư vú ở người thuộc loại đột biến lặn.

B. Ung thư làm hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.

C. Trong tế bào của cơ thể người bình thường còn có các gen ức chế khối u.

D. Khối u lành tính có khả năng di chuyển vào máu và đi đến các nơi khác nhau trong cơ
thể.

Câu 105: Chị H có mẹ bị ung thư vú, bố bình thường, chị cho rằng chắc chắn mình
cũng sẽ bị ung thư vú. Suy nghĩ này là đúng hay sai?
A. Đúng, vì chị đã nhận tế bào ung thư của mẹ.
B. Đúng, vì gen gây ung thư đã truyền từ mẹ sang con.
C. Sai, vì ung thư vú xảy ra ở tế bào sinh dưỡng nên không di truyền.
D. Sai, vì bố của chị H không bị ung thư vú nên chị không bị.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái của môi trường mà
trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

- Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài
sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
- Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của
sinh vật.
- Trong giới hạn sinh thái có điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min), khoảng cực
thuận (khoảng thuận lợi) và các khoảng chống chịu. Vượt ra ngoài các điểm giới hạn, sinh vật
sẽ chết.

84
Câu 106: Giới hạn sinh thái là:
A. Khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó
sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.
B. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó
sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.
C. Là khoảng không gian sinh thái ở đó chứa đựng tất cả các nhân tố sinh thái cùng tác
động qua lại với nhau giúp cho sinh vật có thể tồn tại và phát triển qua thời gian.
D. Là giá trị cực đại của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển
qua thời gian.
Câu 107: Quan sát sơ đồ tổng quát mô tả giới hạn sinh thái của sinh vật, nhận định nào sai?
A. Điểm gây chết dưới có nhiệt độ là 5,6°C.

B. Điểm gây chết trên có nhiệt độ là 42°C.

C. Giới hạn chịu đựng ở khoảng nhiệt độ từ điểm gây chết dưới đến điểm gây chết trên (từ
5°C đến 42°C).

D. Khoảng cực thuận của sinh vật là từ 20°C đến 35°C.

Câu 108: Cho các phát biểu nói về giới hạn sinh thái là:
1. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại
lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.
2. Cơ thể còn non và cơ thể trưởng thành nhưng có trạng thái sinh lý thay đổi đều có giới
hạn sinh thái hẹp.
3. Khoảng chống chịu là khoảng giá trị thuộc giới hạn sinh thái, tuy nhiên các nhân tố sinh
thái gây ức chế hoạt động sinh lý của sinh vật.
4. Loài phân bố càng rộng thì giới hạn sinh thái càng hẹp.
5. Xác định nhân tố sinh thái nhằm tạo điều kiện cho việc di nhập giống vật nuôi cây trồng
từ vùng này sang vùng khác.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
Nơi biển biến mất

85
Biển Aral từng là biển kín lớn thứ tư trên thế giới với diện tích khoảng 68.000 km2, trải dài từ
Kazakhstan ở phía bắc tới Uzbekistan ở phía nam. Trong những năm 1960, nước ở đây bắt
đầu rút do chính quyền Nga quyết định chuyển hướng Amu Darya và Syr Darya - hai con
sông cung cấp nước cho biển Aral sang nơi khác để trồng bông.
Trong 50 năm tiếp theo, biển Aral dần bị thu nhỏ lại, chỉ còn 1/10 so với diện tích ban đầu.
Khi ấy, các ngư dân Moynaq vẫn tin rằng mọi thứ sẽ sớm trở lại bình thường, biển sẽ đầy
nước. Nhưng năm tháng qua đi nơi đây dần biến thành hoang mạc với lòng cát trơ trọi. Điều
này dẫn theo sự ra đi của hơn 100.000 cư dân. Hiện, dân số của Moynaq vào khoảng 18.000
người.

Ngành công nghiệp chế biến bông ở khu vực này khiến người dân đang phải đối mặt với vấn
đề sức khỏe. Các loại thuốc trừ sâu độc hại và phân bón được sử dụng để trồng bông đã gây ô
nhiễm nặng nề, dẫn đến các bệnh như ung thư, dị tật bẩm sinh, bệnh về hô hấp, rối loạn miễn
dịch. Tỷ lệ người dân mắc bệnh ung thư thực quản ở khu vực này cao hơn mức trung bình
của thế giới 25 lần.
Năm 2003, Kazakhstan cùng với sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới bắt tay cho dự án phục
hồi biển Aral, với mục tiêu khôi phục lại mực nước cho khu vực phía bắc của hồ. Ngày nay
du khách đến đây có thể câu cá trên một diện tích nhỏ. Cuộc sống của người dân có dấu hiệu
cải thiện. Họ hy vọng rằng, trong một tương lai tươi sáng, biển Aral lại trở về dồi dào nước
như trước đây.

Câu 109: Theo bài đọc, nguồn cung cấp nước chính cho
biển Aral là dòng Amu Darya và Syr Darya, vậy biển Aral
thoát nước bằng cách nào là chủ yếu?
A. Cũng từ hai dòng sông trên, với hướng dòng chảy
ngược lại, thay đổi theo mùa.
Vị trí của biển Caspi so với biển Aral

86
B. Thông qua hệ thống kênh đào dẫn nước ra biển Caspi.
C. Bốc hơi lên không trung.
D. Ngấm vào mạch nước ngầm.
Câu 110: Nguyên nhân chính khiến cho biển Aral dần bị cạn khô?
A. Chính quyền Liên Xô quyết định chuyển hướng hai con sông chuyên đổ nước vào sang
nơi khác để trồng bông.
B. Biến đổi khí hậu làm tốc độ bay hơi của biển nhanh hơn.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
D. Cả hai ý trên đều sai.
Câu 111: Đâu sẽ là giải pháp khả dĩ để “hồi sinh” biển Aral?
A. Xây dựng kênh đào nối liền biển Aral và biển Caspi – được xem là hồ có diện tích và
thể tích lớn nhất thế giới.
B. Xây dựng các con đập trữ nước trên Amu Darya và Syr Darya – hai con sông lớn ở gần
đó.
C. Tiến hành trồng rừng với một quy mô lớn xung quanh khu vực hồ.
D. Tiến hành thay đổi dòng chảy của hai dòng sông Amu Darya và Syr Darya lại như ban
đầu.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:
Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế trong Văn kiện Đại hội XIII của
Đảng
Vấn đề đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế là nội dung lớn, chính thức được
đề ra từ Đại hội XI. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 xác định nội
dung của đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, như sau: "Chuyển đổi mô hình
tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và
chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững.
Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp
với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng
nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả
nền kinh tế; phát triển kinh tế tri thức. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát
triển kinh tế xanh". Đại hội XII tiếp tục đề ra nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới
mô hình tăng trưởng, cụ thể: "Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại đồng bộ, tổng thể nền
kinh tế và các ngành, các lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung vào các
lĩnh vực quan trọng: cơ cấu lại đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài

87
chính với trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, từng bước cơ
cấu lại ngân sách nhà nước; cơ cấu lại và giải quyết có kết quả vấn đề nợ xấu, bảo đảm an
toàn nợ công; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty
nhà nước; cơ cấu lại nông nghiệp...".
Như vậy, có thể thấy vấn đề đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế là vấn đề
lớn, quan trọng và nhất quán trong chủ trương, đường lối của Đảng từ Đại hội XI đến nay,
đồng thời còn có sự gắn kết giữa các quá trình và phạm vi cơ cấu lại đã mở rộng từ chủ yếu
tập trung vào ba lĩnh vực đã mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế.
(Những điểm mới về kinh tế trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Báo Điện tử Đảng Cộng
sản Việt Nam, ngày 30/11/2021).
Câu 112: Hai điểm chính trong nội dung của việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại
nền kinh tế nước ta, giai đoạn 2011 – 2020 là:
A. Cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi thành mô hình tăng trưởng phát triển bền vững.
B. Mở rộng và tái cơ cấu quy mô của nền kinh tế
C. Tái cơ cấu lại nền kinh tế, ứng phó với sự tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 và
chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa
chiều rộng và chiều sâu.
D. Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 113: Đâu không phải là một ví dụ cho “phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý
giữa chiều rộng và chiều sâu”?
A. Xây dựng bộ 17 mục tiêu phát triển bền vững, dựa trên các mục tiêu được công bố bởi
Liên hợp quốc với phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”.
B. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
C. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành
đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. Thu hút đầu tư nước ngoài đem lại nguồn lợi nhuận cao, chủ yếu là dựa trên sự kết hợp
giữa vốn bên ngoài và giá nhân công giá rẻ.
Câu 114: Trong bối cảnh hiện nay và tương lai, việc cơ cấu lại nền kinh tế chịu ảnh hưởng
lớn nhất bởi yếu tố nào?
A. Tác động của đại dịch COVID-19.
B. Sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ.
C. Biến đổi khí hậu và các tác động của môi trường.
D. Tình hình chiến sự Nga – Ukraine.

88
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117:
Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hoà bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh
cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị không ổn
định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.
Trong bối cảnh đó, tháng 3 – 1921, Đảng Bìnsevich Nga quyết định thực hiện Chính sách
kinh tế mới (NEP) do V.I. Lê-nin đề xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp,
công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ. Trong nông nghiệp, Nhà nước thay thế chế độ trung
thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi
nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân toàn quyền sử dụng số lương thực
dư thừa và được tự do bán ra thị trường. Trong công nghiệp, Nhà nước tập trung khôi phục
công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới
20 công nhân có sự kiểm soát của Nhà nước; khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh
doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải,
ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp.
Phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương
nhằm nâng cao năng suất lao động. Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ, tư nhân được tự
do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và
nông thôn. Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ.
Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền
về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà
nước. Với chính sách này, nhân dân Xô viết đã vượt qua được những khó khăn to lớn, phấn
khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. Cho đến nay, Chính sách kinh tế
mới còn để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số
nước trên thế giới.
(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 53 – 54).115. Chính sách kinh tế mới bao gồm các chính sách
chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ).
Câu 115: Chính sách kinh tế mới bao gồm các chính sách chủ yếu về
A. Nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.
B. Nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.
C. Nông nghiệp, công nghiệp, tiền tệ và giao thông vận tải.
D. Nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải.
Câu 116: Nhận định nào dưới đây đúng với thực chất của “Chính sách kinh tế mới” (NEP)?
A. Cho phép kinh tế tự đo phát triển, không cần sự quản lí của nhà nước.

89
B. Phát triển kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
C. Phát triển kinh tế do tư nhân quản lí.
D. Nhà nước nắm độc quyền về các ngành kinh tế chủ chốt của đất nước.
Câu 117: Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô viết để lại bài học gì cho công cuộc
đổi mới đất nước của ta hiện nay?
A. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng.
B. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ty lớn.
C. Chỉ tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn.
D. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu 120:
Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở
mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Thực tế đó trái với nguyện vọng,
tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Bắc - Nam là sớm được sum họp trong một đại
gia đình, mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung
cho nhân dân cả nước.
Đáp lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời cũng phù hợp với thực tế
lịch sử dân tộc – “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một - Hội nghị lần thứ 24 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (9 – 1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về
mặt nhà nước.
Từ ngày 15 đến ngày 21 – 11 – 1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước
được tổ chức tại Sài Gòn. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền tham dự. Hội nghị nhất trí
hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Ngày 25 - 4 - 1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.
Hơn 23 triệu cử tri (chiếm 98,8% tổng số cử tri) đi bỏ phiếu và bầu ra 492 đại biểu.
Từ ngày 24 – 6 đến ngày 3 – 7 – 1976, Quốc hội khoá VI nước Việt Nam thống nhất kì họp
đầu tiên tại HàNội.
Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam thống nhất,
quyết định tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2 – 7 – 1976), quyết
định Quốc huy mang dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc kì là lá cờ đỏ sao
vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi
tên là .
Quốc hội bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.

90
Với kết quả của kì họp thứ nhất Quốc hội khoá VI, công việc thống nhất đất nước về mặt nhà
nước đã hoàn thành. Từ đây, việc tiếp tục hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực chính
trị, tư tưởng, kinh tế,văn hoá, xã hội sẽ gắn liền với việc thực hiện những nhiệm vụ của cách
mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước.
Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản
để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên
chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước
trên thế giới.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa thành lập đã có 94 nước chính thức công
nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Ngày 20 – 9 – 1977, nước ta trở thành thành viên thứ 149 của
Liên hợp quốc.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 201 – 203).
Câu 118: Cho các dữ liệu sau:
1. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.
2. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tổ chức tại Sài Gòn.
3. Hội nghị lần thứ 24 của Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà
nước.
Hãy sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự thời gian thể hiện quá trình thống nhất đất nước về mặt
nhà nước.
A. 3,1,2. B. 2,1,3. C. 2,3,1 D. 3,2,1.
Câu 119: Quốc hội khoá VI nước Việt Nam thống nhất kì họp đầu tiên tại Hà Nội (từ ngày
24 – 6 đến ngày 3 – 7– 1976) đã
A. Thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước việt nam thống nhất.
B. Nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về
mặt nhà nước.
C. Hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực.
D. Hoàn thành thống nhất về chính trị, kinh tế.
Câu 120: Việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước sau năm 1975 có ý nghĩa
A. Đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân.
B. Tạo điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khác.
C. Tạo những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và những khả năng to
lớn để bảo vệ tổ quốc.
D. Là nguyện vọng của đảng, bác hồ, nhân dân.

91
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

SÁCH VỀ ĐÍCH TAQ 2023

ĐỀ SỐ 04
PHẦN 1: NGÔN NGỮ
1.1 TIẾNG VIỆT
Câu 1: “Anh không xứng là biển xanh/ Nhưng anh mong em là bờ cát trắng/ Bờ cát dài
phẳng lặng/ Soi ánh nắng pha lê…” (Biển, Xuân Diệu). Đoạn trên thuộc dòng thơ:
A. Dân gian. B. Trung đại. C. Thơ mới. D. Hiện đại.
Câu 2: Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Nhà em có một giàn giầu, / Nhà anh có một …
liên phòng”
(Tương tư, Nguyễn Bính).
A. Hàng tre. B. Hàng chuối. C. Hàng mơ. D. Hàng cau.
Câu 3: Trong nền văn học trung đại Việt Nam, văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến
đỉnh cao ở giai đoạn nào?
A. Thế kỉ XV – thế kỉ XVI. B. Thế kỉ XVIII – thế kỉ XIX.
C. Thế kỉ XIII – thế kỉ XIV. D. Thế kỉ XVI – thế kỉ XVII.
Câu 4: Hai câu thơ: “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí/ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” (Thu
điếu, Nguyễn Khuyến) sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào?
A. Lấy động tả tĩnh. B. Lấy tĩnh tả động. C. Lấy ít tả nhiều. D. Lấy nhiều tả ít.
Câu 5: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
Nêu biện pháp tu từ trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”.
A. So sánh. B. Ẩn dụ. C. Nhân hóa. D. Ẩn dụ và nhân hóa.
Câu 6: Đâu không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ “Sóng”?
A. Bài thơ mang âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, gợi nhịp độ của con sóng liên tiếp.
B. Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, các câu thơ ngắn, đều
đặn gợi sự nhịp nhàng.
C. Thành công trong việc xây dựng hình tượng sóng.
D. Cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
Câu 7: Tại cuộc họp nóng chiều 31/1, trước cơn sốt khẩu trang y tế tăng giá gấp nhiều lần,
khan hiếm hàng, Bộ Y tế cho biết: Hiện dịch chưa lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng thì khi
đến những chỗ nguy cơ cao như đi phương tiện công cộng, đến bệnh viện có thể dùng khẩu
trang y tế thông thường, thậm chí có thể dùng khẩu trang vải.
Trong đoạn văn trên, từ “cơn sốt” được dùng với ý nghĩa gì?
A. Quá trình tăng mạnh một cách đột biến, nhất thời về giá cả hoặc nhu cầu nào đó trong

92
xã hội.
B. Tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh.
C. Cách nói ẩn dụ chỉ những người tính cách đột nhiên khác biệt so với ngày thường.
D. Tên một căn bệnh nguy hiểm mà con người thường mắc phải.
Câu 8: Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. Cọ sát. B. Lỗ nực. C. Sắc sảo. D. Sáng lạng.
Câu 9: Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau?
A. Xán lạn. B. Trao chuốt. C. Triều mến. D. Suất sắc.
Câu 10: Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Đứng trên cầu,
nhìn dòng sông Hồng đỏ rực nước cuồn cuộn chảy với sức mạnh không gì ngăn nổi, nhấn
chìm bao màu xanh thân thương, bao làng mạc… đôi bờ, tôi cảm thấy chiếc cầu như chiếc
võng đung đưa, nhưng vẫn….., vững chắc”
(Theo Thúy Lan).
A. Chù phú, dẻo dai. B. Trù phú, dẻo dai. C. Trù phú, rẻo rai. D. Chù phú, dẻo rai.
Câu 11: Từ “bảo” trong “bảo tàng” có nghĩa là gì?
A. Giữ gìn, trông nom. B. Cổ kính. C. Quốc gia. D. Quý giá.
Câu 12: Các từ: “Bồ hóng, xà phòng, ti vi” là:
A. Từ láy. B. Từ ghép dựa trên hai từ tố có nghĩa khác nhau.
C. Từ đơn đa âm. D. Từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa giống nhau.
Câu 13: Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi
“Cũng nhà hành viện xưa nay,
Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người”.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du).
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển và được chuyển nghĩa theo phương
thức nào?
A. “nhà”, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
B. “nhà”, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
C. “tay”, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
D. “tay” Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
Câu 14: Câu văn nào sau đây mắc lỗi dùng từ?
A. Mùa xuân đã đến thật rồi! B. Anh ấy là người có tính khí rất nhỏ nhoi.
C. Em bé trông dễ thương quá! D. Bình minh trên biển thật đẹp.
Câu 15: “Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có
chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho
xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như
con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho
tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa
may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ
dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn
ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn
cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay
đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại”
Nhận xét về kết cấu của đoạn văn trên.

93
A. Quy nạp. B. Tổng phân hợp. C. Diễn dịch. D. Song hành.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
“Chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu, tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình.
Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng,
thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn,
thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng
như cái chén, cái đĩa cạn…”
(Trích "Cần kiệm liêm chính", Hồ Chí Minh, tháng 6-1949).
Câu 16: Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
A. Phong cách sinh hoạt. B. Phong cách nghệ thuật.
C. Phong cách chính luận. D. Phong cách khoa học.
Câu 17: Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng những thao tác lập luận nào?
A. Giải thích, bác bỏ, phân tích, so sánh. B. Chứng minh, bình luận, bác bỏ, giải
thích.
C. Phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận. D. Bình luận, giải thích, chứng minh,
phân tích.
Câu 18: Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu
tác dụng.
A. Nhân hóa – làm hình tượng trở nên sinh động.
B. Câu hỏi tu từ - bộc lộ cảm xúc của tác giả.
C. Điệp từ - nhấn mạnh thái độ của tác giả trong đoạn trích.
D. Nói quá – làm hình tượng trở nên sinh động hơn.
Câu 19: Giải thích ý kiến “Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ”.
A. Tự kiêu, tự đại là làm suy thoái giống nòi.
B. Tự kiêu, tự đại là làm suy thoái bản thân.
C. Tự kiêu, tự đại làm ảnh hưởng đến tương lai đất nước.
D. Tự kiêu, tự đại làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Câu 20: Đoạn trích trên khiến ta liên tưởng tới văn bản ngụ ngôn nào đã học?
A. Đeo nhạc cho mèo. B. Thầy bói xem voi.
C. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. D. Ếch ngồi đáy giếng.
1.2 TIẾNG ANH
Questions 21-25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each
blank.
Câu 21: The wealthy man________by three masked men has been safely rescued.
A. Be kidnapped. B. Kidnapping. C. Kidnapped. D. Was kidnapped.
Câu 22: I lost the match because I was playing very badly. It was even________than the last
game.
A. More badly. B. Badly. C. Worst. D. Worse.
Câu 23: _______, she will buy her parents a new TV.
A. When she receives her salary. B. Once she received her salary.
C. Until she received her salary. D. After she had received her salary.
Câu 24: Finally, very few people agree________the construction of a local library for

94
children.
A. On. B. At. C. With. D. To.
Câu 25: She has recently bought a new car, _______?
A. Hasn’t she. B. Didn’t she. C. Did she. D. Has she.
Questions 26-30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.
Câu 26: She has disappeared three days ago, and they are still looking for her now.

A. Has disappeared. B. And. C. Are still. D. For her.

Câu 27: Ozone has his origin in a number of sources, a prime one being the automobile
engine.

A. His. B. Prime. C. Being. D. The.

Câu 28: It is said that these good life skills will make young people become more
confidential.

A. Is said. B. These. C. Become. D. Confidential.

Câu 29: It is unclear which agency will be responsible for cleaning the canal if it will
become polluted again in the near future.
A. Which agency. B. Responsible. C. Will become. D. Polluted.
Câu 30: Parents’ choices for her children’s names are based on names of their relatives or
ancestors.
A. Choices. B. Her. C. Are Based. D. Relatives.
Questions 31-35: Which of the following best restates each of the given sentences?
Câu 31: It is unnecessary for you to finish the report until tomorrow afternoon
A. You needn’t finish the report until tomorrow afternoon.
B. You have to finish the report unitl tomorrow afternoon.
C. You may finish the report after tomorrow afternoon.
D. You should finish the report until tomorrow afternoon
Câu 32: The last time I saw her was three years ago.
A. I have not seen her for three years.
B. About three years ago, I used to meet her.
C. I have often seen her for the last three years.
D. I saw her three years ago and will never meet her
Câu 33: Tom said: “Why do you keep staring at me, Janet?”
A. Tom asked Janet why did she keep staring at him.
B. Tom asked Janet why she keeps staring at him.
C. Tom asked Janet why she had kept staring at him.
D. Tom asked Janet why she kept staring at him.
Câu 34: He is short-sighted. Therefore, he has to wear the glasses.

95
A. If he isn’t short-sighted, he won’t have to wear the glasses.
B. If he hadn’t been short-sighted, he wouldn’t have had to wear the glasses,
C. If he weren’t short-sighted, he wouldn’t have to wear the glasses.
D. Should he not be short-sighted, he won’t have to wear the glasses.
Câu 35: Mike became a father. He felt a strong sense of responsibility towards his parents.
A. Were Mike to become a father himself, he would feel a strong sense of responsibility
towards his parents.
B. Only after Mike had become a father himself did he feel a strong sense of responsibility
towards his parents.
C. Had Mike become a father himself, he would have felt a strong sense of responsibility
towards his parents.
D. Not until he felt a strong sense of responsibility towards his parents did Mike become a
father himself.
Questions 36-40: Read the passage carefully.
Volunteering offers many of the same social benefits, with the added bonus of helping
others and developing useful skills to put on your CV. Plus, students are in a unique position
to help, suggests Tom Fox. "They can take their enthusiasm and excitement for
opportunities and share their passions, subject knowledge and experience with people." The
idea of giving up time for nothing might seem impractical at first, especially once the
pressures of study and coursework or exams begin to mount up. However, Michelle Wright,
CEO of charity support organization Cause4, suggests seeing volunteering as a two-way
street. "I think it is fine for undergraduates to approach volunteering as a symbiotic
relationship where doing good is just one part of the motivation for reaching personal and
professional goals."
Katerina Rudiger, head of skills and policy campaigns at the Chartered Institute of
Personnel and Development (CIPD), says: "Volunteering can be a valuable way of gaining
that experience, as well as building confidence, broadening your horizons, becoming a
better team player and developing those all- important 'employability skills' such as
communication and decision making." Amanda Haig, graduate HR manager, agrees that
volunteering can help your employment prospects. "Volunteering can demonstrate positive
personality traits and skill sets, such as proactivity, and teamwork," she says.
A positive side-effect of volunteering is improving your time at university by getting
involved in the local community. Leaving the student bubble can make your time as an
undergraduate much more varied. At Bath Spa University, more than 1,000 students
volunteered over the past year, doing everything from working on local environmental
projects to helping in schools or assisting the elderly. ”Quite often there can be a divide
between students and permanent residents," says students' union president Amy Dawson,
"but if students invest a little time now, they will be giving something back to the local
community and will reap the benefits in the future."
“You might also find that volunteering helps your studies if you choose the right program.
At Lancaster, volunteering is linked into academic modules in some cases", explains Fox.
"This has multiple wins. Students get to apply their learning in the classroom and share
their interests with children in local schools or community organizations, while schools gain

96
skilled students with a passion for a subject that enthuses their pupils."
Câu 36: What is the most suitable title for this reading?
A. Volunteering at university.
B. Volunteering helps employment prospects.
C. Students should take part in extracurricular activities to put it on CV.
D. The virtues of volunteering.
Câu 37: Which of the following information is NOT mentioned in paragraph 1?
A. Many social benefits are provided by volunteering.
B. Students are likely to be enthusiastic for chances and share their interests with people.
C. Volunteering might increase the pressures of study and coursework or exam.
D. Michelle Wright recommends seeing volunteering as a two-way street.
Câu 38: The word “gaining” in paragraph 2 can be replaced by____________.
A. Getting. B. Making. C. Lacking. D. Taking.
Câu 39: Personality traits and skill sets include____________.
A. Communication and decision – making. B. Proactivity and collaboration.
C. Proactivity and confidence. D. Passions, subject knowledge and
experience.
Câu 40: Which of the following most accurately reflects Fox’s explanation in the last
paragraph?
A. Students at universities must join at least one activity in volunteer campaign at local
schools.
B. Students at universities should join as many activities in volunteer campaign at local
schools as possible.
C. Students at universities who join volunteer work will gain a lot of purposes for the
community only.
D. Students at universities who join volunteer work will gain a lot of purposes for not only
themselves but also the community.
PHẦN 2: TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Câu 41: Phương trình x3 − 3x2 + m = 0 có ba nghiệm phân biệt khi và chỉ khi m thuộc khoảng:
A. ( −4;0 ) . B. ( 0; 4 ) . C. ( − ;0 ) . D. ( 0; +  ) .
Câu 42: Trong mặt phẳng phức, tập hợp các điểm biểu diễn các số phức z thỏa mãn z.z = 1
là:
A. Một đường thẳng. B. Một đường tròn. C. Một elip. D. Một điểm.
Câu 43: Cho khối lăng trụ ABC.A' B 'C '. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AA', CC '. Mặt
phẳng (BEF) chia khối lăng trụ thành hai phần. Tỉ số thể tích của hai phần đó là:
A. 1:3. B. 1:1. C. 1:2. D. 2:3.
Câu 44: Phương trình mặt cầu có tâm I (1; − 2;3) và tiếp xúc với trục Oy là
A. x 2 + y 2 + z 2 − 2 x + 4 y − 6 z + 9 = 0 . B. x 2 + y 2 + z 2 + 2 x − 4 y + 6 z + 9 = 0 .
C. x 2 + y 2 + z 2 − 2 x + 4 y − 6 z + 4 = 0 . D. x 2 + y 2 + z 2 + 2 x − 4 y + 6 z + 4 = 0 .
1
Câu 45: Cho tích phân I =  3 1 − x dx . Với đặt t = 3 1 − x ta được
0

97
1 1 1 1
A. 3 t 3 dt . B. 3 t 2 dt . C.  t 3 dt . D. 3 tdt .
0 0 0 0

Câu 46: Cho hai đường thẳng d1 và d 2 song song nhau. Trên d1 có 10 điểm phân biệt, trên
d2 có 8 điểm phân biệt. Số tam giác có ba đỉnh được lấy từ 18 điểm đã cho là
A. 640 tam giác. B. 280 tam giác. C. 360 tam giác. D. 153 tam giác.
Câu 47: Hai xạ thủ cùng bắn vào bia. Xác suất người thứ nhất bắn trúng là 80%. Xác suất
người thứ hai bắn trúng là 70%. Xác suất để cả hai cùng bắn trúng là:
A. 50%. B. 32%. C. 60%. D. 56%.
a
Câu 48: Nếu a  0, b  0 thoả mãn log 4 a = log6 b = log9 (a + b) thì bằng.
b
5 −1 5 +1 3 −1 3 +1
A. . B. . C. . D. .
2 2 2 2
Câu 49: Bốn học sinh cùng góp tổng cộng 60 quyển tập để tặng cho các bạn học sinh trong
một lớp học tình thương. Học sinh thứ hai, ba, tư góp số tập lần lượt bằng 1/2; 1/3; 1/4 tổng số
tập của ba học sinh còn lại. Khi đó số tập mà học sinh thứ nhất góp là:
A. 10 quyển. B. 12 quyển. C. 13 quyển. D. 15 quyển.
Câu 50: Bạn A mua 2 quyển tập, 2 bút bi và 3 bút chì với giá 68.000đ; bạn B mua 3 quyển
tập, 2 bút bi và 4 bút chì cùng loại với giá 74.000đ; bạn C mua 3 quyển tập, 4 bút bi và 5 bút
chì cùng loại. Số tiền bạn C phải trả là:
A. 118.000đ. B. 100.000đ. C. 122.000đ. D. 130.000đ.
Câu 51: Biết rằng phát biểu “Nếu hôm nay trời mưa thì tôi ở nhà” là phát biểu sai. Thế thì
phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng?
A. Nếu hôm nay trời không mưa thì tôi không ở nhà.
B. Nếu hôm nay tôi không ở nhà thì trời không mưa.
C. Hôm nay trời mưa nhưng tôi không ở nhà.
D. Hôm nay tôi ở nhà nhưng trời không mưa.
Câu 52: Một gia đình có năm anh em trai là X , Y , P, Q, S . Biết rằng P là em của X và là anh
của Y ; Y là anh của Q . Để kết luận rằng S là anh của Y thì ta cần biết thêm thông tin nào sau
đây?
A. P là anh của S . B. X là anh của S .
C. P là em của S . D. S là anh của Q .
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56
Trong lễ hội mừng xuân của trường, năm giải thưởng trong một trò chơi (từ giải nhất đến giải
năm) đã được trao cho năm bạn M, N, P, Q, R. Dưới đây là các thông tin ghi nhận được:
- N hoặc Q được giải tư;
- R được giải cao hơn M;
- P không được giải ba.
Câu 53: Danh sách nào dưới đây có thể là thứ tự các bạn đoạt giải, từ giải nhất đến giải năm?
A. M, P, N, Q, R. B. N, P, R, Q, M.
C. P, R, N, M, Q. D. R, Q, P, N, M.
Câu 54: Nếu Q được giải năm thì M sẽ được giải nào?
A. Giải nhất. B. Giải nhì. C. Giải ba. D. Giải tư.

98
Câu 55: Nếu M được giải nhì thì câu nào sau đây là sai?
A. N không được giải ba. B. P không được giải tư.
C. Q không được giải nhất. D. R không được giải ba.
Câu 56: Nếu P có giải cao hơn N đúng 2 vị trí thì danh sách nào dưới đây nêu đầy đủ và
chính xác các bạn có thể nhận được giải nhì?
A. P. B. M, R. C. P, R. D. M, P, R.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 57 đến 60
Một nhóm năm học sinh M, N, P, Q, R xếp thành một hàng dọc trước một quầy nước giải
khát. Dưới đây là các thông tin ghi nhận được từ các học sinh trên:
- M, P, R là nam; N, Q là nữ;
- M đứng trước Q;
- N đứng ở vị trí thứ nhất hoặc thứ hai;
- Học sinh đứng sau cùng là nam.
Câu 57: Thứ tự (từ đầu đến cuối) xếp hàng của các học sinh phù hợp với các thông tin được
ghi nhận là:
A. M, N, Q, R, P. B. N, M, Q, P, R.
C. R, M, Q, N, P. D. R, N, P, M, Q.
Câu 58: Nếu P đứng ở vị trí thứ hai thì khẳng định nào sau đây là sai?
A. P đứng ngay trước M. B. N đứng ngay trước R.
C. Q đứng trước R. D. N đứng trước Q.
Câu 59: Hai vị trí nào sau đây phải là hai học sinh khác giới tính (nam - nữ):
A. Thứ hai và ba. B. Thứ hai và năm.
C. Thứ ba và tư. D. Thứ ba và năm.
Câu 60: Nếu học sinh đứng thứ tư là nam thì câu nào sau đây sai?
A. R không đứng đầu. B. N không đứng thứ hai.
C. M không đứng thứ ba. D. P không đứng thứ tư.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 63

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2018- 2019, dự kiến toàn thành phố có
101.460 học sinh xét tốt nghiệp THCS, giảm khoảng 4.000 học sinh so với năm học 2017-
2018. Kỳ tuyển sinh vào THPT công lập năm 2019-2020 sẽ giảm 3.000 chỉ tiêu so với năm
2018-2019. Số lượng học sinh kết thúc chương trình THCS năm học 2018-2019 sẽ được phân
luồng trong năm học 2019-2020 như biểu đồ hình bên:

99
[Nguồn: www.vietnamplus.vn].
Câu 61: Theo dự kiến trong năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tuyển khoảng bao
nhiêu học sinh vào trường THPT công lập?
A. 62.900 học sinh. B. 65.380 học sinh.
C. 60.420 học sinh. D. 61.040 học sinh.
Câu 62: Chỉ tiêu vào THPT công lập nhiều hơn chỉ tiêu vào THPT ngoài công lập bao nhiêu
phần trăm?
A. 24%. B. 42%. C. 63%. D. 210%.
Câu 63: Trong năm 2018-2019 Hà Nội đã dành bao nhiêu phần trăm chỉ tiêu vào THPT công
lập?
A. 62,0%. B. 60,7%. C. 61,5%. D. 63,1%.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 64 đến 66

Theo báo cáo thường niên năm 2017 của ĐHQG-HCM, trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm
2016, ĐHQG-HCM có 5.708 công bố khoa học, gồm 2.629 công trình được công bố trên tạp
chí quốc tế và 3.079 công trình được công bố trên tạp chí trong nước. Bảng số liệu chi tiết
được mô tả ở hình dưới đây.

900

797
800
722 732

700
619
566 579
600 566

500
415 412

400

300
300

200

100
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tạp chí Quốc tế Tạp chí Trong nước

Câu 64: Trong giai đoạn 2012-2016, trung bình mỗi năm ĐHQG-HCM có bao nhiêu công
trình được công bố trên tạp chí quốc tế?
A. 526. B. 616. C. 571. D. 582.
Câu 65: Năm nào số công trình được công bố trên tạp chí quốc tế chiếm tỷ lệ cao nhất trong
số các công bố khoa học của năm?

100
A. Năm 2013. B. Năm 2014. C. Năm 2015. D. Năm 2016.
Câu 66: Trong năm 2015, số công trình công bố trên tạp chí quốc tế ít hơn số công trình công
bố trên tạp chí trong nước bao nhiêu phần trăm?
A. 7,7%. B. 16,6%. C. 116,6%. D. 14,3%.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 70
Số liệu thống kê tình hình việc làm của sinh viên ngành Toán sau khi tốt nghiệp của các khóa
tốt nghiệp 2018 và 2019 được trình bày trong bảng sau:
Khóa tốt nghiệp 2018 Khóa tốt nghiệp 2019
STT Lĩnh vực việc làm Nữ Nam Nữ Nam
1 Giảng dạy 25 45 25 65
2 Tài chính 23 186 20 32
3 Lập trình 25 120 12 58
4 Bảo hiểm 12 100 3 5

Câu 67: Trong số nữ sinh có việc làm ở Khóa tốt nghiệp 2018, tỷ lệ phần trăm của nữ làm
trong lĩnh vực Giảng dạy là bao nhiêu?
A. 11,2%. B. 12,2%. C. 15,0%. D. 29,4%.
Câu 68: Tính cả hai khóa tốt nghiệp 2018 và 2019, số sinh viên làm trong lĩnh vực Tài chính
nhiều hơn số sinh viên làm trong lĩnh vực Giảng dạy là bao nhiêu phần trăm?
A. 67,2%. B. 63,1%. C. 62,0%. D. 68,5%.
Câu 69: Tính cả hai khóa tốt nghiệp 2018 và 2019 , lính vực nào có tỷ lệ phần trăm nữ cao
hơn các lĩnh vực còn lại?
A. Giảng dạy. B. Tài chính. C. Lập trình. D. Bảo hiểm.
Câu 70: Tính cả hai khóa tốt nghiệp 2018 và 2019 , ở các lĩnh vực trong bảng số liệu, số sinh
viên nam có việc làm nhiều hơn số sinh viên nữ có việc làm là bao nhiêu phần trăm?
A. 521, 4% . B. 421, 4% . C. 321, 4% . D. 221, 4% .
PHẦN 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Câu 71: Thủy phân hoàn toàn m gam tristearin bằng dung dịch NaOH, đun nóng, thu được
2,76 gam glixerol và a gam muối. Giá trị của a là
A. 26,7. B. 27,54. C. 18,36. D. 27,36.
Câu 72: Phát biêu nào sau đây đúng?
A. Tripanmitin làm mất màu dung dịch Br2.
B. Chất béo không tan trong nước, nặng hơn nước.
C. Hidro hóa hoàn toàn chất béo lỏng thu được chất béo rắn.
D. 1 mol triolein tác dụng tôi đa 6 mol Br2 trong dung dịch.
Câu 73: Màu của CrO3 là
A. Xanh lục. B. Vàng. C. Da cam. D. Đỏ thẫm.
Câu 74: Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số
ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong
bảng sau:

101
Dung dịch (1) (2) (4) (5)
(1) khí thoát ra có kết tủa
(2) khí thoát ra có kết tủa có kết tủa
(4) có kết tủa có kết tủa
(5) có kết tủa
Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là
A. H2SO4, NaOH, MgCl2. B. Na2CO3, NaOH, BaCl2.
C. H2SO4, MgCl2, BaCl2. D. Na2CO3, BaCl2, NaOH.
Câu 75: Chất điểm có khối lượng m1 = 50 g dao động điều hòa quanh quanh vị trí cân bằng
𝜋
của nó với phương trình dao động 𝑥1 = 2 𝑠𝑖𝑛 𝑠𝑖𝑛 (5𝜋𝑡 + 6 ) (cm). Chất điểm có khối lượng
m2 = 100 g dao động điều hòa dao động điều hòa quanh quanh vị trí cân bằng của nó với
𝜋
phương trình dao động 𝑥2 = 5 𝑠𝑖𝑛 𝑠𝑖𝑛 (𝜋𝑡 + 6 ) (cm). Tỉ số cơ năng trong quá trình dao
động điều hòa của chất điểm m1 so với chất điểm m2 bằng:
1 1
A. 2 . B. 2. C. 1. D. 5 .

Câu 76: Sóng cơ có tần số 80 Hz lan truyền trong một môi trường với vận tốc 4 m/s. Dao
động của các phần tử vật chất tại hai điểm trên một phương truyền sóng cách nguồn sóng
những đoạn lần lượt 31 cm và 33,5 cm, lệch pha nhau góc:
𝜋 𝜋
A. 2 𝑟𝑎𝑑. . B. 𝜋 𝑟𝑎𝑑. . C. 𝜋 𝑟𝑎𝑑. D. 23 𝑟𝑎𝑑.

Câu 77: Một đoạn mạch gồm tụ điện có điện dung C, điện trở thuần R, cuộn dây có điện trở
trong r và hệ số tự cảm L mắc nối tiếp. Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế 𝑢 =
𝑈√2 𝑠𝑖𝑛 𝑠𝑖𝑛 𝜔𝑡 (V) thì dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng là I. Biết cảm kháng và
dung kháng trong mạch là khác nhau. Công suất tiêu thụ trong đoạn mạch này là:
𝑈2
A. 𝑅+𝑟 . B. 𝐼 2 (𝑅 + 𝑟). . C. 𝐼 2 𝑅. D. 𝑈𝐼.

Câu 78: Biết hằng số Plăng ℎ = 6,625. 10−34 J.s và độ lớn của điện tích nguyên tố là 1,6.10-
19
C . Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng -1,514 eV sang trạng thái
dừng có năng lượng -3,407 eV thì nguyên tử phát ra bức xạ có tần số:
A. 2,751.1013 Hz. B. 4,564.1014 Hz. C. 3,879.1014 Hz. D. 6,542.1012 Hz.
Câu 79: Bằng kĩ thuật chia cắt phôi động vật, từ một phôi bò ban đầu được chia cắt thành
nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con bò mẹ khác nhau để phôi phát triển
bình thường, sinh ra các bò con. Các bò con này
A. Có kiểu gen giống nhau.
B. Có kiểu hình giống hệt nhau cho dù được nuôi trong các môi trường khác nhau.
C. Khi lớn lên có thể giao phối với nhau sinh ra đời con.
D. Không thể sinh sản hữu tính.
Câu 80: Cho các ví dụ sau:

102
(1) Vây ngực của cá voi và cánh dơi.
(2) Mang cá và mang tôi.
(3) Gai cây hoàng liên, gai cây hoa hồng
(4) Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan.
(5) Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhỉ, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.
(6) Chi trước của thú và tay người.
Trong các ví dụ trên có bao nhiêu ví dụ về cơ quan tương đồng?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 81: ADN dài 5100Å với A = 30%. Nhân đôi liên tiếp 3 lần, số liên kết hiđrô bị phá vỡ là
bao nhiêu?
A. 27300. B. 25000. C. 25200. D. 23500.

Câu 82: Bệnh bạch tạng ở người do alen lặn a nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó
đông do alen lặn m nằm ở vùng không tương đồng trên NST X quy định. Một cặp vợ chồng
có kiểu hình bình thường, phía người chồng có bố bị bạch tạng, phía người vợ có một người
em trai bị máu khó đông và một người em gái bị bệnh bạch tạng, còn những người khác đều
bình thường. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con chỉ mắc bệnh bạch tạng là 7/48.
B. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con bình thường nhưng mang alen bệnh là 35/48.
C. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng bị cả 2 bệnh này là 1/48.
D. Có thể biết được chính xác kiểu gen của bố chồng và mẹ vợ của cặp vợ chồng này.
Câu 83: So với một số nước trong khu vực và trên thế giới, tài nguyên khoáng sản nước ta
A. Phong phú về thể loại, nhưng hạn chế về trữ lượng, khó khăn quản lí
B. Phong phú về thể loại, đa dạng loại hình, rất khó khăn trong khai thác
C. Phong phú về thể loại, phức tạp về cấu trúc và khả năng sử dụng hạn chế về tiềm năng.
D. Phong phú về thể loại, có nhiều mỏ có trữ lượng và chất lượng tốt
Câu 84: Hàng năm, tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có những ngày có hiện tượng tuyết và đóng
băng. Vì sao xứ sở nhiệt đới lại có hiện tượng này?
A. Mẫu Sơn nằm ở vĩ độ cao và ở vị trí trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc cùng xu hướng
biến đổi khí hậu.
B. Mẫu Sơn nằm cao so với mực nước biển và ở vĩ độ cao cùng xu hướng biến đổi khí
hậu.
C. Mẫu Sơn nằm cao so với mực nước biển và ở vị trí trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc
cùng xu hướng biến đổi khí hậu.

103
D. Do biến đổi khí hậu và sự hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc
Câu 85: Ý nghĩa chủ yếu của việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Trung du và miền núi
Bắc Bộ là
A. Cung cấp nguồn năng lượng lớn, đẩy mạnh công nghiệp hóa.
B. Tạo mặt nước rộng cho nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch.
C. Định canh định cư cho đồng bào dân tộc, giải quyết việc làm.
D. Điều tiết dòng chảy sông ngòi, giảm thiểu lũ lụt vùng hạ lưu.
Câu 86: Hạn chế lớn nhất trong đánh bắt thủy sản ở Bắc Trung Bộ là
A. Phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính.
B. Thường xuyên ảnh hưởng của thiên tai, ngư cụ còn nghèo nàn lạc hậu.
C. Các cơ sở chế biến thủy sản chưa phát triển, thị trường còn hạn chế.
D. Không có các bãi tôm, bãi cá lớn ven bờ và ngư dân ít kinh nghiệm.

Câu 87: Năm 1955, sự kiện nào sau đây đánh dấu miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng?

A. Quân ta tiến vào tiếp quản thủ đô Hà Nội.

B. Trung ương Đảng và Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô.

C. Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng).

D. Thực dân Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam.

Câu 88: Chiến thắng Bình Giã (2-12-1964) là thắng lợi của quân dân miền Nam trong chiến
đấu chống chiến lược chiến tranh nào của Mĩ ?
A. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. B. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
C. Chiến lược “chiến tranh cục bộ”. D. Chiến lược “chiến tranh đơn phương”.
Câu 89: Tổ chức nào sau đây vừa ra đời đã được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt
quan hệ ngoại giao?
A. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
B. Chính phủ nước Cộng Hòa xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam.
C. Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
D. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Câu 90: Thắng lợi nào của quân ta buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm
lược Việt Nam?
A. Cuộc tiến công chiến lược 1972.
B. Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968.

104
C. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D. Chiến thắng trong cuộc phản công chiến lược 1966 - 1967.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Etilen là gì?
Etilen hay còn gọi là Ethylene là một chất khí, một trong các loại hidrocacbon và là một
anken (alkene) đơn giản nhất có công thức hóa học là C2H4 hay CH2=CH2.
Etilen chính là một trong những chất khí sinh học đầu tiên mà con người biết đến, là loại khí
Olefin đơn giản nhất. Vì thế Etilen rất gần gũi với đời sống chúng ta, thậm chí ngay chính
trong gia đình mình.
Tính chất vật lí của khí Etilen:
Là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước, dễ bắt cháy và có
mùi ngọt nhẹ của xạ hương.
Tính chất hóa học của khí Etilen:
Tổng quát thì C2H4 tác dụng được với rất nhiều chất ở nhiều dạng khác nhau như: khí oxy,
dung dịch brom, phản ứng trùng hợp của etilen C2H4, vân vân… C2H4 là một chất khí hoàn
toàn không thể trơ về mặt hóa học. Có thể tham gia phản ứng ở nhiều dạng khác nhau.
Ứng dụng của Etilen trong thực tế
Nhắc đến công dụng mà Ethylenen mang lại cho con người thì vô số kể với nhiều lĩnh vực
khác nhau, điển hình như:

Hình: Ứng dụng của etilen.


Sự nguy hiểm của Etilen như thế nào?
- Trước tiên thì khí ethene hoàn toàn không độc nếu con người hít vào. Tuy nhiên, trong môi

105
trường quá nhiều khí C2H4 sẽ gây ngạt thở do thiếu oxy.
- Theo tính chất vật lí – một chất không màu không mùi, vì thế rất khó phân biệt việc khí
C2H4 đang tích tụ trong phòng kín hay không.
- Hít quá nhiều khí C2H4 sẽ bị mất nhận thức, gây mê, và thậm chí tử vong vì ngạt thở. Ngoài
ra khi các bạn vô tình tiếp xúc C2H4 ở dạng lỏng mà không có đồ bảo hộ sẽ gây tê và các mô
phơi nhiễm sẽ bị đông cứng.
- Vì Etilen rất dễ bắt cháy, nên tuyệt đối không để khí C2H4 lọt ra ngoài nơi đang có lửa hay
sử dụng đồ gây nổ, cháy trong môi trường có C2H4.
- Các bình chứa C2H4 đều chứa áp lực cao, tránh trường hợp bình bị rò rỉ. Khi sử dụng bình
có chứa Etilen phải thường xuyên kiểm tra.
Câu 91: Phản ứng điều chế etilen sau đây là sai?
H 2 SO4 dd ,t o
A. C2 H 2 + H 2 ⎯⎯⎯ ⎯→.
o
t , xt , Pd
B. C2 H 5OH .
t o ,C2 H5OH
C. C2 H 4 (COONa)2 + NaOH ⎯⎯⎯→ . CaO ,t o
D. C2 H5Cl + NaOH ⎯⎯⎯⎯→ .
Câu 92: Câu nào sau đây biểu thị sai về thí nghiệm của etilen dưới đây?

A. Dung dịch KMnO4 sau khi phản ứng có xuất hiện kết tủa màu nâu đen.
B. Ở thí nghiệm này, đá bọt không quan trọng không thêm vào hệ cũng được.
C. Bông tẩm NaOH đặc dùng để ngăn cản khí CO2 và SO2 chỉ cho etilen đi qua dung dịch
KMnO4.
D. Dung dịch màu tím bị nhạt dần là do tạo ra etylen glycol không màu, MnO4- bị mất
dần.
Câu 93: Polime trùng hợp từ etilen có kí hiệu là gì?
A. PET. B. PP. C. PE. D. PVC.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Sử dụng hình vẽ thí nghiệm mô tả sau đây. Ban đầu hệ điều chế ra khí A sau đó khí được dẫn
vào hỗn hợp dung dịch H2SO4 và KMnO4, dung dịch tím sau đó bị nhạt dần và xuất hiện kết
tủa vàng. Lần lượt trả lời câu hỏi liên quan thí nghiệm sau:

106
Câu 94: Khí A là có công thức phân tử là gì, sản phẩm của phản ứng nào?
A. SO2, 2 FeS + 10H 2 SO4 → Fe2 ( SO4 )3 + 9SO2 + 10H 2O .
B. SO2, FeS + H 2 SO4 → FeSO4 + SO2 + 2H 2O .
C. H2S, FeS + H 2 SO4 → Fe2 ( SO4 )3 + H 2 S .
D. H2S, FeS + H 2 SO4 → FeSO4 + H 2 S .
Câu 95: Câu nào sau đây là sai?
A. Kết tủa vàng chính là S – lưu huỳnh.
B. H2S oxi hóa tác chất khác để tạo ra S dạng khác có số oxi hóa cao hơn.
C. H2SO4 chỉ là chất tạo môi trường không phải chất khử/oxi hóa.
D. Màu tím nhạt dần là do MnO4- dần chuyển thành Mn2+.
Câu 96: Hệ số của H2S, S, H2O sau khi cân bằng phản ứng khí A dẫn vào hỗn hợp dung dịch
H2SO4 và KMnO4.
A. 5, 5, 8. B. 3, 5, 8. C. 4, 5, 5. D. 5, 4, 6.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Máy cắt lớp điện toán phát xạ đơn photon (Single photon emission computed tomography –
SPECT) là thiết bị chẩn đoán hình ảnh hạt nhân tiên tiến dùng để theo dõi phân bố thuốc
phóng xạ (ví dụ: 131I, 99mTc …) trong cơ thể để chẩn đoán chức năng hoạt động của các cơ
quan khác nhau (ví dụ: khảo sát phân bố 131I để chẩn đoán bệnh tuyến giáp, khảo sát phân bố
99m
Tc chẩn đoán ung thư xương…).

107
Câu 97: 131I có thời gian bán rã là 8,0197 ngày. Nếu tiêm cho bệnh nhân một liều 131I với độ
phóng xạ 3 mCi thì sau 12 giờ, độ phóng xạ còn lại trong bệnh nhân là bao nhiêu?
A. 1,24 mCi. B.4,24 mCi. C. 5,03 mCi. D. 2,87 mCi.
Câu 98: Thuốc phóng xạ có hại cho bệnh nhân không?
A. Có hại, không nên dùng.
B. Có hại nhưng sử dụng trong giới hạn an toàn phóng xạ qui định.
C. Không có hại vì đã chế biến thành thuốc.
D. Không có hại vì thấp hơn đồng phóng xạ môi trường.
Câu 99: Photon phát ra từ các đồng vị phóng xạ trên là:
A. Tia gamma.
B. Bức xạ điện từ năng lượng cao.
C. A và B đều đúng.
D. A và B không đúng vì bản chất nó là tia X.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Dơi là động vật có vú duy nhất có thể bay được. Khoảng 70% số loài dơi ăn sâu bọ, số còn lại
chủ yếu ăn hoa quả và chỉ có vài loài ăn thịt. Hầu hết các đợt bùng phát dịch virus tồi tệ nhất
trong những năm gần đây như SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng), MERS (Hội chứng
Trung Đông), virus Ebola và Marburg, cũng như chủng coronavirus 2019-nCoV mới ở Trung
Quốc đều xuất phát từ dơi.
Câu 100: Các con dơi bay và tìm mồi bằng cách phát và sau đó thu nhận các sóng phản xạ từ
con mồi. Dơi săn mồi nhờ phát và cảm nhận loại sóng nào sau đây?
A. Siêu âm. B.Hạ âm. C. Âm nghe được. D. Sóng điện từ.
Câu 101: Giả sử một con dơi và một con muỗi bay thẳng đến gần nhau với tốc độ so với Trái
đất của con dơi là 19 m/s, của muỗi là 1 m/s. Ban đầu, từ miệng con dơi phát ra sóng âm,
1
ngay khi gặp con muỗi sóng phản xạ trở lại, con dơi thu nhận được sóng này sau 6 𝑠 kể từ khi
phát. Tốc độ truyền sóng âm trong không khí là 340 m/s. Khoảng thời gian để con dơi gặp
con muỗi (kể từ khi phát sóng) gần với giá trị nào nhất.
A. 1,81 s. B. 3,12 s. C. 1,49 s. D. 3,65 s.
Câu 102: Biết khi dơi chuyển động lại gần vách đá, tần số dơi thu được tính theo công thức:
𝑉+𝑣
𝑓 = 𝑉−𝑣 𝑓0 , với V là vận tốc âm thanh trong không khí, v là vận tốc chuyển động của dơi, f0
là tần số dơi phát ra.. Một con dơi bay lại gần một vách đá và phát ra một sóng âm có tần số f
= 45k Hz. Con dơi nghe được âm thanh có tần số là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm trong
không khí là V = 340 m/s và vận tốc của dơi là v = 6 m/s.

108
A. 46,6.104 Hz. B. 43,4.104 Hz. C. 46,63 Hz. D. 43,4.103 Hz.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 6. Xét 3 cặp
gen A, a; B, b; D, d nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các
alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng đột biến
NST tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể và các thể đột biến này đều có sức sống và khả
năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác.
Câu 103: Ở loài này có tối đa bao nhiêu kiểu gen?

A. 42. B. 30. C. 47. D. 50.

Câu 104: Nếu alen A, b, D là gen đột biến thì đâu không phải là kiểu gen của thể đột biến
A. AaBbDd. B. aabbDd. C. Aabbdd. D. aaBBdd.
Câu 105: Ở loài này, các thể ba có tối đa bao nhiêu kiểu gen?

A. 40. B. 30. C. 43. D. 33.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Đặc điểm phân bố của các cá thể trong không gian

Đồng đều Ngẫu nhiên Theo nhóm


Điều kiện sống Điều kiện sống phân bố Điều kiện sống
phân bố đồng đồng đều. phân bố không
đều. đồng đều.
Đặc Giữa các cá thể Giữa các cá thể trong Các cá thể sống
điểm trong quần thể có quần thể không có sự cạnh thành bầy đàn
sự cạnh tranh tranh gay gắt, không có tập trung ở nơi
gay gắt, tính lãnh tính lãnh thổ cao mà cũng có điều kiện
thổ cao. không thích sống tụ họp. sống tốt nhất.
Giảm cạnh tranh. Khai thác và sử dụng Hỗ trợ nhau.
Ý nghĩa
nguồn sống có hiệu quả.
Chim cánh cụt, Cây gỗ trong rừng mưa Hươu, trâu rừng
cỏ trên thảo nhiệt đới, sò sống ở phù sống thành bầy
Ví dụ nguyên, chim hải sa, … đàn, giun sống ở
âu, … nơi có độ ẩm
cao, cỏ lào…

109
Câu 106: Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi:
A. Các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.

B. Điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt
giữa các cá thể trong quần thể.

C. Điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
trong quần thể.

D. Điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
trong quần thể.

Câu 107: Trong các nhận định sau, nhận định nào sai?

A. Phân bố ngẫu nhiên có đặc điểm các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay
gắt, không có tính lãnh thổ cao.

B. Các cá thể sống thành bầy đàn tập trung ở nơi có điều kiện sống tốt nhất là đặc điểm
của phân bố theo nhóm trong quần thể.

C. Ý nghĩa của kiểu phân bố đồng đều trong quần thể là các cá thể đều hỗ trợ nhau.

D. Điều kiện sống phân bố không đồng đều là đặc điểm của phân bố theo nhóm trong quần
thể.

Câu 108: Nhìn hình 1.15 diễn tả kiểu phân bố của cá thể trong quần thể. Một số nhận xét
được đưa ra:

I. Hình 2 là kiểu phân bố giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi
trường.

II. Hình 3 là kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng
đều trong môi trường.

III. Cây thông trong rừng thông hay chim hải âu làm tổ là một số ví dụ của kiểu phân bố được
nói đến ở hình 1.

110
IV. Nhóm cây bụi mọc hoang dại và đàn trâu rừng là một số ví dụ của kiểu phân bố được nói
đến ở hình 2.

V. Cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới, sò sống ở phù sa là một số ví dụ của hình 2.

Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
Atacama – sa mạc khô cằn nhất thế giới
Được mệnh danh là “sa mạc khô cằn nhất thế giới” vì gần như không có mưa trong hàng thế
kỉ qua, Atacama từ lâu đã được xem là "Sao Hỏa trên Trái Đất" và trở thành điểm đến nổi
tiếng của đất nước Chile. Nằm ở phía bắc Chile và một phần nhỏ ở phía nam Peru, sa mạc
Atacama nằm giữa Thái Bình Dương và dãy núi Andes, cách chí tuyến Nam 960 km. Những
địa hình ở nơi đây hoàn toàn tương phản với nhau: những ngọn đồi toàn đá, đá núi lửa và
những cồn cát trải dài; khu vực này có diện tích rộng lớn, và rất ít khi có mưa.

Atacama được công nhận là sa mạc khô cằn nhất thế giới, bằng chứng cho thấy từ năm 1570
đến 1971, sa mạc Atacama không có lượng mưa đáng kể nào. Sở dĩ như vậy do có 2 nguyên
nhân chính như sau:
- Dãy núi Andes làm bức chắn địa hình ngăn gió mang hơi nước từ Thái Bình Dương thổi
vào, làm tăng nhiệt độ và giảm độ ẩm không khí thổi vào các khu vực bên trong.
- Dòng hải lưu Humboldt vận chuyển nước lạnh lên các bờ biển Chile và Peru, làm cho gió
biển hạ nhiệt, giảm sự bốc hơi và do đó ít hình thành các đám mây mưa.
Bất chấp điều kiện thời tiết khắc nghiệt, kể từ khi bắt đầu thuộc địa của Mỹ, con người đã sử
dụng nó theo một cách nào đó. 12.000 năm trước, một thuộc địa đã làm việc trong một mỏ oxit
sắt ở Taltal, thuộc Vùng Antofagasta. Nhiều năm sau, khoảng 5000 năm trước Công nguyên,
các Chinchorro bắt đầu ướp xác người chết. Ngoài ra nền văn minh Inca cũng phát triển ở đây.

111
Ngày nay, đây là địa điểm lý tưởng để nhân loại tìm hiểu thêm về thiên văn học và thưởng thức
môn thể thao địa hình.
Câu 109: Dãy núi Andes làm bức chắn địa hình ngăn gió mang hơi nước từ Thái Bình
Dương thổi vào đã gây nên hiệu ứng gì?
A. Hiệu ứng nhà kính. B. Hiệu ứng Foehn. C. Hiệu ứng lá sen. D. Hiệu ứng Fisher.
Câu 110: Dòng hải lưu Humboldt dẫn nước lạnh từ đâu lên các bờ biển Chile và Peru, làm
cho gió biển hạ nhiệt, giảm sự bốc hơi?
A. Nam Băng Dương. B. Nam Đại Tây Dương.
C. Bắc Băng Dương. D. Bắc Thái Bình Dương.
Câu 111: Đài quan sát Atacama Large Millimeter/submillimeter Array (ALMA) là đài thiên
văn lớn nhất thế giới tọa lạc tại hoang mạc Atacama. Người ta đã lợi dụng tính chất nào của
hoang mạc này để chọn lắp đặt đài thiên văn?
A. Nhiệt độ cao vào ban ngày và nhiệt độ lạnh vào ban đêm.
B. Địa hình đồi núi cao xen lẫn đồi núi thấp, rất đa dạng để chọn điểm đặt quan sát.
C. Lượng hơi ẩm rất thấp hạn chế khả năng hình thành mây.
D. Vị trí gần xích đạo, góc quan sát rộng hơn so với nhiều nơi khác trên thế giới.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:
Những điều cần biết về du lịch MICE & thực trạng ở Việt Nam
MICE là từ viết tắt của các tổ hợp từ tiếng Anh là: Meeting (gặp gỡ, hội họp) + Incentive
(khen thưởng) + Conference (hội nghị, hội thảo) + Event (sự kiện, triển lãm). Như vậy, du
lịch MICE tức là hoạt động du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị, khen thưởng, sự kiện.
So với các hình thức du lịch cá nhân hoặc du lịch nhóm thì đoàn khách của du lịch MICE rất
đông, có khi lên tới vài trăm khách, mức chi tiêu cũng cao hơn so với khách đi tour thông
thường. Đối tượng tham gia du lịch MICE thường là khách VIP với địa vị quan trọng, có tầm
ảnh hưởng, thu nhập cao, khả năng chi trả tốt. Bên cạnh đó, các hội nghị, hội thảo,... nằm
trong du lịch MICE đều được tổ chức ở các khách sạn, resort cao cấp, sử dụng những dịch vụ
chất lượng.

112
Du lịch MICE mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời như:
- Các thành viên tham gia có cơ hội, thời gian du lịch, nghỉ dưỡng, thư giãn và làm điều mình
thích;
- Sự kết hợp hài hòa giữa công việc và nghỉ ngơi sẽ giúp các thành viên tham gia thư giãn
hơn, đảm bảo năng suất làm việc cao hơn;
- Đẩy mạnh tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa nhân viên với doanh nghiệp;
- Là dịp để các doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể gặp gỡ khách hàng và đối tác, mở rộng thị
trường kinh doanh, tìm kiếm cơ hội hợp tác;
- Tác động tích cực tới nhiều ngành kinh tế khác, hỗ trợ quảng bá du lịch cho điểm đến
Du lịch MICE hiện đang rất phổ biến trên thế giới. Ở Đông Nam Á, Singapore chính là quốc
gia đi đầu về loại hình du lịch này. Còn ở Việt Nam, dù còn khá mới mẻ nhưng du lịch MICE
rất được chú trọng, có nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Nhiều công ty du lịch,
resort/khách sạn,... đã khai thác loại hình này và đạt được nhiều kết quả khả quan. Thời gian
tới, tiếp tục khai thác MICE chính là 1 trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam.
Câu 112: Du lịch MICE thường được đối tượng nào sử dụng?
A. Các doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể. B. Các câu lạc bộ, đội nhóm sinh
viên.
C. Cá nhân và gia đình. D. Các tổ chức cộng đồng, từ thiện.
Câu 113: Tại sao loại hình du lịch này đang được nhiều quốc gia đẩy mạnh?
A. Vì nó mang lại giá trị cao hơn so với du lịch cá nhân hoặc du lịch hội nhóm.
B. Mức chi tiêu của khách hàng cho loại hình du lịch này nhìn chung là lớn, làm gia tăng
đáng kể cho nguồn thu từ du lịch.
C. Sức lan tỏa của loại hình du lịch này là rất lớn.
D. Đối tượng tham gia đa phần là người có địa vị, có tiếng nói trong một ngành nghề hoặc
lĩnh vực nào đó.

113
Câu 114: Đặc điểm nào sau đây là tác nhân chính để loại hình du lịch MICE có thể phát triển
mạnh mẽ tại Việt Nam?
A. Việt Nam sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh và những giá trị văn hóa, lịch sử truyền
thống.
B. Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực Nhà hàng - Khách sạn, các dịch vụ vận chuyển,...
C. Mức sống của người dân ngày càng cao, hoàn toàn có khả năng chi trả cho những dịch
vụ cao cấp.
D. Môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng đang được cải thiện, thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117:
QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - CUBA NGÀY CÀNG BỀN CHẶT
Quan hệ đoàn kết, anh em giữa Việt Nam và Cuba do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch
Fidel Castro đặt nền móng trong hơn 60 năm qua được thúc đẩy ngày càng phát triển lớn
mạnh không ngừng. "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu mình", câu nói bất hủ
của Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã in sâu vào trái tim các thế hệ người Việt Nam, thể hiện sâu
sắc tình anh em, tình đồng chí keo sơn giữa Việt Nam - Cuba trong những năm tháng chiến
tranh ác liệt và trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước hiện nay.
Ngay sau ngày cách mạng Cuba thành công (1/1/1959), Cộng hòa Cuba là quốc gia Mỹ Latin
đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam (2/12/1960), đồng thời công nhận
Phái đoàn đại diện thường trú của Mặt trận (7/1962) và thành lập Ủy ban toàn quốc đoàn kết
với miền Nam Việt Nam (25/9/1963); công nhận về mặt ngoại giao Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1965) và cũng là nước đầu tiên cử Đại sứ bên cạnh Ủy
ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng (3/1969). Những năm thập niên 1970 của thế
kỷ trước, trong thời kỳ gian khổ nhất cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam, dù
cuộc sống còn khó khăn, song Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba luôn đồng hành, chắt chiu
dành cho Việt Nam sự ủng hộ lớn nhất cả về vật chất lẫn tinh thần; đã bán hàng vạn tấn
đường lấy ngoại tệ gửi cho Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam đánh Mỹ; gửi nhiều kỹ
sư, công nhân, bác sĩ và nhân viên y tế cùng thuốc men, dụng cụ y tế giúp chữa trị cho người
dân Việt Nam.
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 9/1973, bất chấp tình hình
nguy hiểm, Chủ tịch Fidel Castro đã đến tận khu giải phóng Quảng Trị. Thay mặt nhân dân
Cuba, Chủ tịch Fidel Castro tặng Việt Nam 5 công trình kinh tế-xã hội với tổng giá trị khoảng
80 triệu USD, gồm: Khách sạn Thắng Lợi, Trại bò giống Ba Vì, tuyến đường Sơn Tây-Xuân

114
Mai (Hà Nội), Bệnh viện Việt Nam-Cuba (Đồng Hới, Quảng Bình), Xí nghiệp gà Lương Mỹ.
Cũng trong chuyến thăm này, Chính phủ Cuba cũng quyết định chi hơn 6 triệu USD để mua
thiết bị hiện đại và cử một số chuyên gia về cầu đường sang Việt Nam tham gia cùng bộ đội
Trường Sơn mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh… Cuba cũng là nước có vai trò rất quan trọng
trong việc vận động các nước Mỹ Latinh ủng hộ Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc tại Khóa
họp 32 Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1977. Trong suốt thập niên 1980-1990, dù phải đối
mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là chống lại chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ, Cuba
tiếp tục viện trợ thuốc men, vacxin, lương thực cho Việt Nam.
Đáp lại tình cảm to lớn của nhân dân Cuba đã dành cho Việt Nam, khi Liên Xô và các nước
xã hội chủ nghĩa Ðông Âu sụp đổ, Mỹ siết chặt cấm vận, Cuba đã phải đương đầu với muôn
vàn khó khăn, trong hoàn cảnh đó, Việt Nam đã dành cho đất nước anh em Cuba sự ủng hộ
hết lòng, đã gửi gạo, quần áo, đồ dùng học tập và nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sang
giúp nhân dân Cuba. Từ đó đến nay, Việt Nam tiếp tục viện trợ lương thực, thực phẩm, máy
móc và trang thiết bị giúp nước bạn, đồng thời tích cực vận động các quốc gia trên thế giới
kêu gọi Mỹ bỏ bao vây cấm vận Cuba.
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, khi Cuba phải đương đầu với “thời kỳ đặc biệt” với
nhiều thách thức, khó khăn về kinh tế - xã hội và khi Cuba tiến hành đường lối “cập nhật hóa
mô hình phát triển kinh tế-xã hội”, Việt Nam đã chân thành chia sẻ với Cuba về kinh nghiệm
Đổi mới. Thông qua Ủy ban Liên Chính phủ hai nước, Việt Nam duy trì cung cấp gạo ổn
định cho Cuba, triển khai một số dự án hỗ trợ Cuba phát triển sản xuất lương thực và thủy sản
tại chỗ, cùng một số chương trình hỗ trợ và hợp tác thiết thực khác.
Nhân dân Việt Nam, với đạo lý uống nước nhớ nguồn và tình cảm xuất phát từ trái tim dành
cho Cuba, đã nhiều lần bày tỏ tình đoàn kết, ủng hộ nhiệt tình đối với nhân dân Cuba anh em,
thể hiện qua các phong trào đoàn kết, ủng hộ Cuba và các đợt quyên góp do các tổ chức chính
trị - xã hội Việt Nam phát động. Hai nước luôn phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế.
Việt Nam luôn bày tỏ lập trường nhất quán ủng hộ Cuba, yêu cầu Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận
kinh tế và tài chính chống Cuba; tích cực tham gia hoặc đăng cai tổ chức các Hội nghị khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương đoàn kết với Cuba. Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020,
Việt Nam đã cùng với các nước thành viên ASEAN ủng hộ Cuba tham gia, ký kết Hiệp ước
Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) ngày 10/11/2020.
Cuba tiếp tục là đối tác quan trọng và tin cậy của Việt Nam. Hai bên đã xây dựng mối quan
hệ hữu nghị mật thiết và hợp tác sâu rộng giữa hai Đảng, Chính phủ, Quốc hội và ở tất cả các
cấp độ từ trung ương đến địa phương, giữa các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội.

115
Hai nước thường xuyên trao đổi đoàn, bao gồm các đoàn Cấp cao, các đoàn Đảng, Chính
phủ, Quốc hội, Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội; duy trì trao đổi, hợp
tác thực chất thông qua các cơ chế hiện có gồm Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Cuba về
hợp tác kinh tế và khoa học - kỹ thuật (UBLCP), Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, Tham khảo
chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, Đối thoại Chính sách Quốc phòng. Trong suốt 38 kỳ họp
UBLCP, Việt Nam luôn tham gia tích cực, phối hợp thúc đẩy hiệu quả nhiều chương trình,
dự án hợp tác song phương Việt Nam – Cuba về kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp,
khoa học - công nghệ, văn hóa… Quan hệ đầu tư song phương còn rất nhiều tiềm năng, hiện
đã có 03 dự án đầu tư của Việt Nam ở Cuba đi vào hoạt động.
(Mạnh Hùng – Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam).
Câu 115: Câu nói “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình!” lần đầu tiên
được cố lãnh tụ Fidel nói trong cuộc meeting tại quảng trường cách mạng Jose Marti ở La
Habana ngày bao nhiêu.
A. 01/01/1966. B. 02/01/1966. C. 16/9/1973. D. 2/12/1960.
Câu 116: Những năm thập niên 1970 của thế kỷ trước, trong thời kỳ gian khổ nhất cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam, dù cuộc sống còn khó khăn, song Đảng, Nhà nước và
nhân dân Cuba luôn đồng hành với nhân dân Việt Nam trong vấn đề gì.
A. Cả về vật chất lẫn tinh thần; đã bán đường lấy ngoại tệ gửi cho miền Nam Việt Nam
đánh Mỹ; gửi kỹ sư, công nhân, bác sĩ và nhân viên y tế cùng thuốc men, dụng cụ y tế giúp
chữa trị cho người dân Việt Nam.
B. Cộng hòa Cuba là quốc gia Mỹ Latin đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với
Việt Nam (2/12/1960).
C. Công nhận Phái đoàn đại diện thường trú của Mặt trận (7/1962) và thành lập Ủy ban
toàn quốc đoàn kết với miền Nam Việt Nam (25/9/1963).
D. Công nhận về mặt ngoại giao Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
(20/12/1965) và cũng là nước đầu tiên cử Đại sứ bên cạnh Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân
tộc Giải phóng (3/1969).
Câu 117: Khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Ðông Âu sụp đổ, Mỹ siết chặt cấm vận,
Cuba đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, trong hoàn cảnh đó, Việt Nam đã hỗ trợ
Cuba những gì?
A. Việt Nam duy trì cung cấp gạo ổn định cho Cuba, triển khai một số dự án hỗ trợ Cuba
phát triển sản xuất lương thực và thủy sản tại chỗ, cùng một số chương trình hỗ trợ và hợp tác
thiết thực khác.

116
B. Việt Nam đã chân thành chia sẻ với Cuba về kinh nghiệm Đổi mới.
C. Viện trợ lương thực, thực phẩm, máy móc và trang thiết bị giúp nước bạn, đồng thời
tích cực vận động các quốc gia trên thế giới kêu gọi Mỹ bỏ bao vây cấm vận Cuba.
D. Ủng hộ Cuba và các đợt quyên góp do các tổ chức chính trị - xã hội Việt Nam phát
động.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu 120:
TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945
Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tồng khởi nghĩa được ban bố
Đầu tháng 8-1945, quân Đồng minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí của quân đội Nhật Bản
ở châu Á - Thái Bình Dương. Để uy hiếp quân Nhật, ngày 6 và 9-8-1945, Mĩ đã ném hai quả
bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima và Nagaxaki của Nhật Bản, hủy diệt hai thành phố
này và giết hại hàng vạn dân thường.
Ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản. Ngày 9-8, quân đội Xô viết mở màn
chiến dịch tổng công kích đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc.
Trước tình thế đó, Hội đồng tối cao chiến tranh và Nội các Nhật Bản họp, với sự tham gia của
Nhật hoàng, thông qua quyết định đầu hàng. Đúng giữa trưa 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố
đầu hàng Đồng minh không điều kiện trên sóng phát thanh của Nhật Bản.
Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang. Điều
kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến.
Ngay từ ngày 13-8-1945, khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng,
Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Đến 23
giờ cùng ngày, Ủy bn Khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh
Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Sơn Dương-
Tuyên Quang), thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những
vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.
Tiếp đó, từ ngày 16 đến ngày 17-8-1946, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào, Đại
hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh,
cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
Diễn biến của cuộc khởi nghĩa
Đến giữa tháng 8-1945, khí thế cách mạng sục sôi trong cả nước. Từ ngày 14-8, một số cấp
bộ Đảng và tổ chức Việt Minh, tuy chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa do thông tin liên
lạc khó khăn, nhưng căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương và vận dụng chỉ thị “Nhật-

117
Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã phát động nhân dân khởi nghĩa. Khởi nghĩa đã
nổ ra ở nhiều xã, huyện thuộc các tỉnh đồng bằng châu thổ song Hồng, Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Khánh Hòa….
Chiều 16-8-1945, theo lệnh của Ủy ban Khởi nghĩa, một đơn vị giải phóng quân do Võ
Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính
quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước.
Ở Hà Nội, chiều 17-8, quần chúng nội, ngoại thành phố tổ chức mít tinh tại Nhà hát Lớn, sau
đó xếp thành đội ngũ, đi từ Nhà hát Lớn qua các phố trung tâm và hô vang các khẩu hiệu
“Ủng hộ Việt Minh!, “Đả đảo bù nhìn!”, “Việt Nam độc lập!”.
Ủy ban khởi nghĩa Hà Nội quyết định khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày 19-8-1945.
Ngày 18-8, cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên các đường phố chính của Hà Nội.
Ngày 19-8, hàng vạn nhân dân nội, ngoại thành xuống đường biểu dương lực lượng. Quần
chúng cách mạng, có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu, lần lượt chiếm Phủ Khâm sai Bắc
Bộ, Sở cảnh sát Trung ương, Sở Bưu điện, Trại Bảo an binh v.v…Tối 19-8, cuộc khởi nghĩa
giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi.
Ở Huế, ngày 20-8, Ủy ban khởi nghĩa tỉnh được thành lập. Ủy ban quyết định giành chính
quyền vào ngày 23-8. Hàng vạn nhân dân nội, ngoại thành kéo về biểu tình thị uy, chiếm các
công sở, giành chính quyền về tay nhân dân.
Ở Sài Gòn, xứ ủy Nam Kì quyết định khởi nghĩa ở Sài Gòn và các tỉnh vào ngày 25-8.
Sáng 25-8, các đơn vị “Xung phong công đoàn”, “Thanh niên tiền phong”, công nhân, nông
dân các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Mĩ Tho kéo về thành phố. Quần chúng
chiếm Sở mật thám, Sở cảnh sát, nhà ga, bưu điện, nhà máy điện v.v., giành chính quyền ở
Sài Gòn.
Khởi nghĩa thắng lợi ở ba thành phố lớn (Hà Nội, Huế, Sài Gòn) đã tác động mạnh đến các
địa phương trong cả nước. Nhiều nơi, từ rừng núi, nông thôn đến thành thị nối tiếp nhau khởi
nghĩa. Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là những địa phương giành chính quyền muộn nhất, vào
ngày 28-8.
Như vậy, trừ một số thị xã do lực lượng Trung Hoa Dân quốc và tay sai chiếm đóng từ trước
(Móng Cái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Vĩnh Yên), cuộc Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi
trên cả nước trong vòng nửa tháng, từ ngày 14 đến ngày 28-8-1945.
Chiều 30-8, trong cuộc mít tinh lớn có hàng vạn quần chúng tham gia, vua Bảo Đại tuyên bố
thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.

118
Câu 118: Tình hình thế giới dẫn đến Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
B. Ở châu Âu, Đức đầu hàng đồng minh không điều kiện (5/1945).
C. Ở châu Á, Nhật đầu hàng động minh không điều kiện (8/1945).
D. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Ở châu Âu, Đức đầu hàng
đồng minh không điều kiện (5/1945). Ở châu Á, Nhật đầu hàng động minh không điều kiện
(8/1945).
Câu 119: Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện trên sóng phát thanh
của Nhật Bản ngày bao nhiêu?
A. 08/08/1945. B. 15/08/1945. C. 17/08/1945. D. 18/08/1945.
Câu 120: Nguyên nhân quan trọng khiến chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.
A. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước sâu sắc, khi có Đảng Cộng sản Đông
Dương. Có khối liên minh công - nông vững chắc
B. Có Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì
mọi người hăng hái hưởng ứng..
C. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước sâu sắc, khi có Đảng Cộng sản Đông
Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì mọi người hăng hái hưởng ứng.
Có khối liên minh công - nông vững chắc.
D. Có Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì
mọi người hăng hái hưởng ứng. Có khối liên minh công - nông vững chắc

119
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

SÁCH VỀ ĐÍCH TAQ 2023

ĐỀ SỐ 05
PHẦN 1: NGÔN NGỮ
1.1 TIẾNG VIỆT
Câu 1: Đẻ đất đẻ nước là sử thi của dân tộc nào?
A. Tày. B. Mường. C. Ê-đê. D. Mnông.
Câu 2: Điền vào chỗ trống trong đoạn thơ:
“Gà eo óc gáy sương _____ trống,
Hòe phất phơ rủ bóng _____ bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền _____ xa.”
(Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn).
A. Bốn/ ba/ núi. B. Năm/ ba/ núi. C. Năm/ bốn/ biển. D. Ba/ năm/ biển.
Câu 3: Sự đối lập giữa "đi ngược về xuôi"và "ngồi bếp sờ đuôi con mèo" trong bài ca dao
"Chồng người đi ngược về xuôi/ Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo" là gì?
A. Đối lập giữa cái xấu và cái đẹp.
B. Đối lập giữa cái hư và cái thực.
C. Đối lập giữa cái lớn lao và cái nhỏ nhặt, tầm thường.
D. Đối lập giữa động và tĩnh.
Câu 4: Kết thúc tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, trong óc Tràng hiện lên hình ảnh nào?
A. Hình ảnh nồi cháo cám. B. Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ.
C. Hình ảnh tiếng trống thúc thuế. D. Hình ảnh những người chết đói.

Câu 5: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

“tiếng ghi-ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy


tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy”
( Đàn ghi-ta của Lorca, Thanh Thảo) .

120
Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa, so sánh, nói quá. B. Điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa.
C. Hoán dụ, ẩn dụ, lặp cấu trúc. D. So sánh, liệt kê, điệp ngữ.

Câu 6: Tình huống nhặt vợ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân có ý nghĩa:

A. Thể hiện phong tục cưới hỏi của những người ở xóm ngụ cư.
B. Anh Tràng bỏ quên vợ giữa đường rồi đi nhặt về.
C. Khắc họa phận người rẻ rúng trong cảnh nghèo đói cùng kiệt.

D. Thời kỳ 1930-1945, thanh niên muốn lấy vợ chỉ cần ra đường nhặt về.

Câu 7: Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Việt Bắc của Tố Hữu có nhiều điểm gặp
gỡ tương đồng. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về điều đó?
A. Cùng sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện.
B. Cùng thể hiện hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến.
C. Cùng sử dụng bút pháp lãng mạn đan xen hiện thực.
D. Cùng cảm hứng yêu thương và ca ngợi quê hương.
Câu 8: Trong các từ sau, chừng nào viết sai chính tả?
A. Gióng giã. B. Dông gió. C. Gian díu. D. Giận dữ.

Câu 9: “Đọc giả mong muống được đọc những quyển sách có khả năng lôi cuống, lay động
lòng người”. Dòng nào dưới đây chứa toàn những từ viết sai chính tả trong câu trên?

A. Đọc giả, lôi cuống, lay động. B. Đọc giả, mong muống, lay động.

C. Đọc giả, mong muống, lôi cuống D. Mong muống, lôi cuống, lay động.

Câu 10: Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt?

A. Mùi hương. B. Thạch lựu. C. Hồng liên. D. Tịch dương.

Câu 11: Chọn từ thích hợp điền vào ô trống: “Tác phẩm của nhà văn Lê Văn Thảo luôn có
một giọng văn giản dị và __”.

A. Đon đả. B. Đôn hậu. C. Đôn đốc. D. Đôn đáo.


Câu 12: Các từ “tươi tốt, chùa chiền, hoàng hôn” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ ghép. B. Hai từ đơn.
C. Không xác định được. D. Từ láy phụ âm đầu.
Câu 13: Câu “ông nói gà bà nói vịt” đề cập đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.

121
C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm cách thức.

Câu 14: “Bằng giọng thơ giàu nhạc điệu do đó nhà thơ đã tạo được cảm xúc mạnh ở người
đọc”. Câu này sai ở chỗ nào?

A. Thừa từ “giàu”. B. Thừa từ “do đó”. C. Sai logic. D. Sai hệ quy chiếu.

Câu 15: Phép liên kết trong đoạn sau: “Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả
mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống.”
(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng).
A. Phép thế, phép nối. B. Phép nối, phép lặp.
C. Phép lặp, phép thế. D. Phép liên tưởng, phép nối.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để tr ả lời các câu từ 16 đến 20
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên
(Trích Thơ tình người lính biển, Trần Đăng Khoa).
Câu 16: Nêu ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ?
A. Nghị luận và biểu cảm. B. Miêu tả và biểu cảm.
C. Nghị luận và miêu tả. D. Biểu cảm và tự sự.
Câu 17: Tìm những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ?
A. Liệt kê, hoán dụ, nhân hóa. B. Hoán dụ, ẩn dụ, nói quá.
C. Điệp từ, nhân hóa, ẩn dụ. D. Điệp từ, hoán dụ, liệt kê.
Câu 18: Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
A. Tình yêu của người lính biển.
B. Những gian lao của người lính.
C. Tình cảm gia đình của người lính biển.
D. Những vất vả, gian lao, anh hùng của người lính biển và những tình cảm đẹp trong trái
tim của họ.
Câu 19: Anh chị hiểu thế nào về câu thơ “Biển một bên và em một bên
A. Người lính đang đứng giữa cô gái và biển.
B. Tình cảm đôi lứa hòa quyện với tình cảm đất nước của người lính biển.
C. Người lính đang băn khoăn không biết chọn biển hay chọn “em”
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

122
Câu 20: Từ “vành tang trắng” trong câu thơ thứ hai ẩn dụ cho điều gì?
A. Những mất mát, đau thương của đất nước khi trải qua những cuộc xâm lăng.
B. Nỗi đau của những gia đình mất người thân trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa.
C. Những mất mát của nhân dân trước sự ra đi của đồng bào.
D. Tất cả các đáp án trên.

1.2 TIẾNG ANH

Questions 21-25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each


blank.

Câu 21: If we don't take steps to protect the world's wildlife, many species of animals are
likely to _____ completely.

A. Die from. B. Die away. C. Die down. D. Die out.

Câu 22: _____ some soft skills training courses, john started to seek for a job in the capital.

A. Having attended. B. Having been attended.

C. Have been attended. D. Have attended.

Câu 23: John phoned to inform me about the result when i _____ an english lecture.

A. Am having. B. Have had. C. Was having. D. Have.

Câu 24: Two of the _____ in this company were sacked last week because they were always
going to work late.

A. Employees. B. Employers. C. Applications. D. Applicants.

Câu 25: The road to our village _____ last year.

A. Widens. B. Was widening. C. Was widened. D. Has widened.

Questions 26-30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.

Câu 26: Developing new technologies are time-consuming and expensive.


A. Developing. B. Technologies.
C. Are. D. Time-consuming.
Câu 27: The assumption that smoking has bad effects on our health have been proved.
A. That. B. Effects.
C. On. D. Have been proved.

123
Câu 28: A novel is a story long enough to fill a complete book, in that the characters and
events are usually imaginary.
A. Long enough. B. Complete. C. That. D. Imaginary.
Câu 29: The leader demanded from his members a serious attitude towards work, good team
spirit, and that they work hard.
A. Leader. B. His members.
C. Attitude. D. That they work hard.
Câu 30: The earth is the only planet with a large number of oxygen in its atmosphere.
A. The. B. Number. C. Oxygen. D. Its.

Questions 31-35: Which of the following best restates each of the given sentences?

Câu 31: It has been a long time since they met.


A. They haven’t met since a long time. B. They haven’t met for a long time.
C. They didn’t meet for a long time. D. They didn’t meet a long time ago.
Câu 32: “I will pay back the money, Gloria.” Said Ivan.
A. Ivan apologized to Gloria for borrowing her money.
B. Ivan offered to pay Gloria the money back.
C. Ivan promised to pay back Gloria’s money.
D. Ivan suggested paying back the money to Gloria.
Câu 33: My children are possibly in the living room.
A. My children will be playing in the living room.
B. My children cannot be in the kitchen.
C. I do not know whether my children are in the living room.
D. My children might be in the living room.
Câu 34: I regret not booking the seats in advance.
A. I wish I book the seats in advance. C. If only I booked the seats in advance.
B. I wish I have booked the seats in advance. D. If only I had booked the seats in advance.
Câu 35: We arrived at the cinema. Then we realized our tickets were still at home.
A. No sooner had we realized that our tickets were still at home than we arrived at the
cinema.
B. Not until we arrived at the cinema that we realized that our tickets were still at home
C. Only after we arrived at the cinema did we realize that our tickets were at home.
D. Hardly had we arrived at the cinema than we realized that our tickets were still at home.

124
Questions 36-40: Read the passage carefully.

In 2007, at a heavily hyped press event in San Francisco, Apple co-founder Steve Jobs stood
on stage and unveiled a revolutionary product that not only broke the mould but also set an
entirely new paradigm for computer-based phones. The look, interface and core functionality
of nearly every smartphone to come along since is, in some form or another, derived from the
original iPhone’s innovative touchscreen-centric design.

Among some of the ground-breaking features was an expansive and responsive display from
which to check email, stream video, play audio, and browse the internet with a mobile
browser that loaded full websites, much like what is experienced on personal computers.
Apple’s unique iOS operating system allowed for a wide range of intuitive gesture-based
commands and eventually, a rapidly growing warehouse of downloadable third-party
applications.

Most importantly, the iPhone reoriented people’s relationship with smartphones. Up to then,
they were generally geared toward businesspeople and enthusiasts who saw them as an
invaluable tool for staying organized, corresponding over email, and boosting their
productivity. Apple’s version took it to a whole other level as a full-blown multimedia
powerhouse, enabling users to play games, watch movies, chat, share content, and stay
connected to all the possibilities that we are all still constantly rediscovering.

(Adapted from https://www.thoughtco.com/).

Câu 36: Which best serves as the title for the passage?

A. Apple co-founder Steve Jobs. B. Press event in San Francisco.

C. Apple’s unique iOS operating system. D. Apple’s iPhone.

Câu 37: The word “paradigm” in paragraph 1 is closest in meaning to ______.

A. Media. B. Pattern. C. Role. D. Area.

Câu 38: Which is not mentioned in paragraph 1 as a characteristic of the new iphone?

A. New look B. Interface.

C. Excellent sound. D. Core functionality.

Câu 39: The word “that” in paragraph 1 refers to ______.

A. Mobile browser. B. Internet. C. Email. D. Audio.

125
Câu 40: The iphone reoriented people’s relationship with smartphones and geared toward
______.

A. Businesspeople. B. Organizers. C. Producers. D. Gamers.

PHẦN 2: TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU


Câu 41: Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số m để đồ thị hàm số
y = x 3 + ( m + 2 ) x 2 + ( m 2 − m − 3) x − m 2 cắt trục hoành tại 3 điểm phân biệt?

A. 4 . B. 3 . C. 2 . D. 5 .
z+2
Câu 42: Xét số phức z thỏa mãn là số thuần ảo. Biết rằng tập hợp các điểm biểu diễn
z − 2i
của số phức z luôn thuộc một đường tròn cố định. Bán kính của đường tròn đó bằng:
A. 1. B. 2. C. 2 2 . D. 2 .

Câu 43Cho hình chóp S. ABCD có đáy là hình thoi cạnh a , BAD = 600 , SA = a và SA

vuông góc với mặt phẳng đáy. Khoảng cách từ B đến mặt phẳng ( SCD ) bằng:

a 21 a 15 a 21 a 15
A. . B. . C. . D. .
7 7 3 3
Câu 44: Cho 4 điểm A ( 3; −2; −2 ) , B ( 3; 2;0 ) , C ( 0; 2;1) , D ( −1;1; 2 ) . Mặt cầu tâm A và tiếp

xúc với mặt phẳng ( BCD ) có phương trình là:

A. ( x − 3) + ( y + 2 ) + ( z + 2 ) = 14 . B. ( x − 3) + ( y + 2 ) + ( z + 2 ) = 14 .
2 2 2 2 2 2

C. ( x + 3) + ( y − 2 ) + ( z − 2 ) = 14 . D. ( x + 3) + ( y − 2 ) + ( z − 2 ) = 14 .
2 2 2 2 2 2

1
Câu 45: Cho hàm số f ( x ) , f ( − x ) liên tục trên và thỏa mãn 2 f ( x ) + 3 f ( − x ) = .
4 + x2
2
Tinh I =  f ( x ) dx .
−2

   
A. I = . B. I = . C. I = − . D. I = − .
20 10 20 10
Câu 46: Trước kỳ thi học kỳ 2 của lớp 11 tại trường FIVE, giáo viên Toán lớp FIVA giao
cho học sinh đề cương ôn tập gồm 2n bài toán, n là số nguyên dương lớn hơn 1 . Để thi học
kỳ của lớp FIVA sẽ gồm 3 bài toán được chọn ngẫu nhiên trong số 2n bài toán đó. Một học
sinh muốn không phải thi lại, sẽ phải làm được ít nhất 2 trong số 3 bài toán đó. Học sinh
TWO chỉ giải chính xác được đúng 1 nửa số bài trong đề cương trước khi đi thi, nửa còn lại
học sinh đó không thể giải được. Tính xác suất để TWO không phải thi lại?

126
2 1 3 1
A. . B. . C. . D. .
3 2 4 3
Câu 47: Thầy Quang thanh toán tiền mua xe bằng các kỳ khoản năm: 5.000.000 đồng,
6.000.000 đồng, 10.000.000 đồng và 20.000.000 đồng. Kỳ khoản thanh toán 1 năm sau ngày
mua. Với lãi suất áp dụng là 8% . Hỏi giá trị của chiếc xe thầy Quang mua là bao nhiêu?
A. 32.412.582 đồng. B. 35.412.582 đồng.
C. 33.412.582 đồng. D. 34.412.582 đồng.
 5.2 x − 8 
Câu 48: Số nghiệm của phương trình log 2  x  = 3 − x là
 2 +2 
A. 3 . B. 1. C. 2 . D. 0 .
Câu 49: Người ta dự định dùng hai loại nguyên liệu để chiết xuất ít nhất 140 kg chất A và
9 kg chất B . Từ mỗi tấn nguyên liệu loại I giá 4 triệu đồng, có thể chiết xuất được 20 kg
chất A và 0, 6 kg chất B . Từ mỗi tấn nguyên liệu loại II giá 3 triệu đồng, có thể chiết xuất
được 10 kg chất A và 1,5 kg chất B . Biết rằng cơ sở cung cấp nguyên liệu chỉ có thể cung
cấp không quá 10 tấn nguyên liệu loại I và không quá 9 tấn nguyên liệu loại II. Gọi x là số
tấn nguyên liệu loại I, y là số tấn nguyên liệu loại II cần dùng. Khi đó hệ điều kiện của x, y
để tính số nguyên liệu mỗi loại cần dùng là:
0  x  10 0  x  10
0  y  10 0  y  9
 
A.  . B.  .
2 x + 4 y  15 2 x + 4 y  15
2 x + 5 y  30 2 x + 5 y  30

0  x  10 0  x  10
0  y  9 0  y  10
 
C.  . D.  .
2 x + y  14 2 x + 4 y  14
2 x + 5 y  30 2 x + 5 y  30

Câu 50: Một lớp có 45 học sinh bao gồm 3 loại: giỏi, khá và trung bình. Số học sinh trung
7 5
bình chiếm số học sinh cả lớp. Số học sinh khá bằng số học sinh còn lại. Tính số học
15 8
sinh giỏi của lớp.
A. 11 học sinh. B. 10 học sinh. C. 9 học sinh. D. 12 học sinh.
Câu 51: Phát biểu mệnh đề P  Q và phát biểu mệnh đề đảo, xét tính đúng sai của nó.
P: '' 2  9 '' và Q: '' 4  3''.
A. Mệnh đề P  Q là " Nếu 2  9 thì 4  3 ", mệnh đề này đúng vì mệnh đề P sai.

127
Mệnh đề đảo là Q  P: " Nếu 4  3 thì 2  9 ", mệnh đề này đúng vì mệnh đề Q đúng.
B. Mệnh đề P  Q là " Nếu 2  9 thì 4  3 ", mệnh đề này sai vì mệnh đề P sai.
Mệnh đề đảo là Q  P: " Nếu 4  3 thì 2  9 ", mệnh đề này đúng vì mệnh đề Q sai.
C. Mệnh đề P  Q là " Nếu 2  9 thì 4  3 ", mệnh đề này sai vì mệnh đề P sai.
Mệnh đề đảo là Q  P: " Nếu 4  3 thì 2  9 ", mệnh đề này sai vì mệnh đề Q sai.
D. Mệnh đề P  Q là " Nếu 2  9 thì 4  3 ", mệnh đề này đúng vì mệnh đề P sai.
Mệnh đề đảo là Q  P: " Nếu 4  3 thì 2  9 ", mệnh đề này đúng vì mệnh đề Q sai.
Câu 52: Ở thành phố T có một cặp sinh đôi khá đặc biệt. Tên hai cô là Nhất và Nhị. Những
điều ly kì về hai cô lan truyền đi khắp nơi. Cô Nhất không có khả năng nói đúng vào những
ngày thứ hai, thứ ba và thứ tư, còn những ngày khác nói đúng. Cô Nhị nói sai vào những
ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy, còn những ngày khác nói đúng. Một lần tôi gặp hai cô và
hỏi một trong hai người:
- Cô hãy cho biết, trong hai người cô là ai?
- Tôi là Nhất.
- Cô hãy nói thêm, hôm nay là thứ mấy?
- Hôm qua là Chủ Nhật.
Cô kia bỗng xen vào:
- Ngày mai là thứ sáu.
Tôi sững sờ ngạc nhiên: - Sao lại thế được? Và quay sang hỏi cô đó.
- Cô cam đoan là cô nói thật chứ?
- Ngày thứ tư tôi luôn luôn nói thật. Cô đó trả lời.
Hai cô bạn làm tôi lúng túng thực sự, nhưng sau một hồi suy nghĩ tôi đã xác định được cô nào
là cô Nhất, cô nào là cô Nhị, thậm chí còn xác định được ngày hôm đó là thứ mấy. Hỏi ngày
hôm đó là thứ mấy?
A. Thứ hai. B. Thứ ba. C. Thứ sáu. D. Thứ năm
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 54:
Có 5 người sống trong một căn hộ: Ông Smith, vợ ông, con trai họ, chị gái ông Smith và cha
của ông ấy.
Mỗi người đều có một công việc. Một người là nhân viên bán hàng, một người khác là luật
sư, một người làm việc tại bưu điện, một người là kỹ sư và một người là giáo viên. Luật sư và
giáo viên không có quan hệ huyết thống. Nhân viên bán hàng thì lớn tuổi hơn chị chồng và
người giáo viên. Người kĩ sư lớn tuổi hơn người làm việc trong bưu điện. Biết rằng luật sư
và giáo viên đều là nữ.

128
Câu 53: Cha ông Smith làm nghề gì?
A. Nhân viên bán hàng. B. Luật sư. C. Kĩ sư. D. Giáo viên.
Câu 54: Ai làm nghề giáo viên?
A. Ông Smith. B. Vợ ông Smith.
C. Chị gái ông Smith. D. Con trai ông Smith.
Câu 55: Tiến hành một trò chơi, các em thiếu nhi chia là hai đội: quân xanh và quân đỏ. Đội
quân đỏ bao giờ cũng nói đúng còn đội quân xanh bao giờ cũng nói sai.
Có ba thiếu niên đi tới là An, Dũng và Cường. Người phụ trách hỏi An: “Em là quân gì”. An
trả lời không rõ, người phụ trách lại hỏi Dũng và Cường: “An đã trả lời thế nào?”. Dũng nói:
“An trả lời bạn ấy là quân đỏ”, còn Cường nói: “An là trả lời bạn ấy là quân xanh. Hỏi Dũng
và Cường thuộc quân nào?”
A. Dũng thuộc quân xanh, Cường thuộc quân đỏ.
B. Dũng thuộc quân đỏ, Cường thuộc quân đỏ
C. Dũng thuộc quân đỏ, Cường thuộc quân xanh.
D. Dũng thuộc quân xanh, Cường thuộc quân xanh
Câu 56: Năm bạn A, B, C, D, E cùng chơi một trò chơi trong đó mỗi bạn sẽ là thỏ hoặc rùa.
Thỏ luôn nói dối còn rùa luôn nói thật:
1. A nói rằng: B là một con rùa.
2. C nói rằng: D là một con thỏ.
3. E nói rằng: A không phải là thỏ.
4. B nói rằng: C không phải là rùa.
5. D lại nói: E và A là hai con thú khác nhau.
Hỏi ai là con rùa?
A. E. B. A, C. C. B. D. C.
Câu 57. Người ta hỏi Trung: “Bức ảnh trên tường là chân dung ai?”. Trung trả lời: “Bố
người đó là người con trai duy nhất của ông bố người đang trả lời các bạn”.Hỏi
người trong ảnh là ai?
A. Trung. B. Con của Trung.
C. Bố của Trung. D. Không kết luận được.
Câu 58: Trong ba ngăn kéo, mỗi ngăn đều có 2 bóng bàn. Một ngăn chứa hai bóng trắng, một
ngăn chứa hai bóng đỏ và ngăn còn lại chứa 1 bóng trắng, 1 bóng đỏ.
Có 3 nhãn hiệu: Trắng – Trắng, Đỏ - Đỏ và Trắng – Đỏ, đem dán bên ngoài mỗi ngăn một
nhãn nhưng đều sai với bóng trong ngăn.

129
Hỏi phải rút ra từ ngăn có nhãn hiệu nào để chỉ một lần rút bóng (và không được nhìn vào
trong ngăn) có thể xác định được tất cả các bóng trong mỗi ngăn.
A. Trắng – Đỏ. B. Trắng – Trắng.
C. Đỏ – Đỏ. D. Không xác định được.
Câu 59: Trước đây ở một nước Á Đông có một ngôi đền thiêng do ba thần ngự trị: thần Sự
Thật (luôn luôn nói thật), thần Lừa Dối (luôn luôn nói dối) và thần Mưu Mẹo (lúc nói thật,
lúc nói dối). Các thần ngự trên bệ thờ sẵn sàng trả lời khi có người thỉnh cầu. Nhưng vì hình
dạng các thần hoàn toàn giống nhau nên người ta không biết thần nào trả lời để mà tin hay
không tin. Một triết gia từ xa đến, để xác định các thần, ông ta hỏi thần bên trái:
- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Sự Thật – thần bên trái trả lời. Tiếp theo ông ta hỏi thần ngồi giữa:
- Ngài là thần gì?
- Ta là thần Mưu Mẹo.
Sau cùng, ông ta hỏi thần bên phải:
- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Lừa Dối - thần bên phải trả lời.
Người triết gia kêu lên:
- Tất cả đã rõ ràng, các thần đều đã được xác định.
Vậy nhà triết gia đó đã xác định các thần như thế nào?
Chọn đáp án đúng tương ứng với vị trí các vị thần Bên trái - Ở giữa – Bên phải.
A. Thần Mưu Mẹo – Thần Sự Thật – Thần Lừa Dối
B. Thần Mưu Mẹo – Thần Lừa Dối – Thần Sự Thật
C. Thần Lừa Dối – Thần Sự Thật – Thần Mưu Mẹo
D. Thần Lừa Dối – Thần Mưu Mẹo – Thần Sự Thật
Câu 60: Hai học sinh thỏa thuận với nhau về một quy ước chơi bài như sau:
- Chơi 10 ván không kể những ván hòa.
- Sau mỗi ván, người thắng được 1 điểm, nhưng nếu số quân ăn được nhiều hơn thì được 2
điểm.
- Người thắng cuộc là người được nhiều điểm hơn.
Sau cuộc chơi kết quả B thắng. Hai người được cả thảy 13 điểm, nhưng số ván thắng của B
ít hơn của A . Hỏi mỗi người thắng mấy ván?
A. A thắng 7 ván, B thắng 3 ván. B. A thắng 8 ván, B thắng 2 ván.
C. A thắng 6 ván, B thắng 4 ván. D. A thắng 9 ván, B thắng 1 ván.

130
------------------------------------------
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 61 đến 63:

Câu 61: Tính đến ngày 30 / 01/ 2020 trên toàn thế giới đã có bao nhiêu ca nhiễm:
A. 9356 . B. 9480 . C. 213 . D. 62 .
Câu 62: Tổng số ca nhiễm Virut Corona (nCoV) của các nước khác tại châu Á, Châu Âu và
Châu Mỹ tính đến ngày 30/1/2020 là
A. 90 ca. B. 80 ca. C. 83 ca. D. 93 ca.
Câu 63: Tỉ lệ phần trăm tử vong ( làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) do nhiễm nCoV
trên toàn thế giới tính đến ngày 30/1/2020 là:
A. 2,1% . B. 2, 7% . C. 2, 29% . D. 2, 25% .
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi từ 64 đến 66
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ

( C)
O
17 17 20 24 27 28 29 28 27 25 21 18

Bảng số liệu về nhiệt độ trung bình tháng ở Hà Nội.


Nguồn: Tính toán từ thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan.
Câu 64: Em hãy cho biết Hà Nội có mấy tháng nhiệt độ trung bình dưới 20O C . Đó là những
tháng nào?
A. 2 tháng là: tháng 1 và tháng 2.
B. 1 tháng là: tháng 2.
C. 4 tháng là: tháng 11, tháng 12, tháng 1, tháng 2.
D. 3 tháng là: tháng 1, tháng 2, tháng 12.

131
Câu 65: Dựa vào bảng số liệu trên, hãy tính nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội.
A. 24C . B. 23, 4C . C. 25C . D. 22,8C .
Câu 66: Kể tên 3 tháng có nhiệt độ cao nhất của Hà Nội.
A. Tháng 5, tháng 6, tháng 7. B. Tháng 10, tháng 11, tháng 12.
C. Tháng 8, tháng 9, tháng 10. D. Tháng 6, tháng 7, tháng 8.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 67 đến 70:
Dưới đây là kết quả điều tra kinh tế của các hộ gia đình trong một xã được thể hiện qua biểu
đồ.

Câu 67: Biết số hộ nghèo là 75 hộ. Tổng số hộ dân trong xã đó là?.


A. 400 hộ. B. 350 hộ. C. 300 hộ. D. 500 hộ.
Câu 68: Số hộ khá giả nhiều hơn so với số hộ nghèo là bao nhiêu phần trăm?
A. 80% . B. 70% . C. 60% . D. 65% .
Câu 69: Tổng số hộ giàu và nghèo của xã đó là
A. 250 hộ. B. 200 hộ. C. 210 hộ. D. 165 hộ.
Câu 70: Số hộ giàu ít hơn số hộ khá giả là......... hộ
A. 45 hộ. B. 15 hộ. C. 40 hộ. D. 35 hộ.
PHẦN 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Câu 71: Quặng boxit là nguyên liệu dùng để điều chế nhôm trong công nghiệp bằng phương
pháp điện phân nóng chảy. Công thức quặng boxit là
A. Al2O3. B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. Al2O3.2H2O. D. Al(OH)3.
Câu 72: Theo TCVN 5502: 2003, dựa vào độ cứng của nước (được xác định bằng tổng hàm
lượng Ca2+ và Mg2+ quy đổi về khối lượng CaCO3, có trong 1 lít nước), người ta có thể phân
nước thành 4 loại:
Phân loại nước Mềm Hơi cứng Cứng Rất cứng
Độ cứng (mg CaCO3/lít) 0 - dưới 50 50 - dưới 150 150 - 300 > 300
Từ một mẫu nước có chứa các ion (Mg2+, Ca2+, SO42- 0,0004M, HCO3- 0,00042M, Cl-
0,0003M), người ta có thể tính được giá trị độ cứng của mẫu nước. Hãy chọn nhận định đúng

132
trong các nhận định sau
A. Độ cứng của nước là 76 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước hơi cứng.
B. Độ cứng của nước là 152 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước cứng.
C. Độ cứng của nước là 40 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước mềm.
D. Độ cứng của nước là 400 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước rất cứng.
Câu 73: Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.
(b) Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với lưu huỳnh thu được cao su buna-S.
(c) Giấm ăn có thể khử được mùi tanh của cá do các amin gây ra.
(d) Đun nóng tristearin với dung dịch NaOH sẽ xảy ra phản ứng thủy phân.
(e) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch phenol (C6H5OH) xuất hiện kết tủa trắng.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 74: Chất X có công thức phân tử C4H6O2. dịch NaOH sinh ra chất Khi X tác dụng với
dung Y có công thức phân tử C3H3O2Na. Chất X có tên gọi là
A. Metyl acrylat. B. Metyl metacrylat.
C. Metyl axetat. D. Etyl acrylat.
Câu 75: Một khung dây phẳng có diện tích 25 cm2, gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường
đều, mặt phẳng vòng dây vuông góc với các đường sức từ. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự
phụ thuộc của cảm ứng từ B vào thời gian t. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện

trong khung từ thời điểm t1 = 0 đền thời điểm t2 = 0 đến thời điểm t2 = 0,5s là:
A. 0,01 V. B. 10-4 V. C. 10 V. D. 2.10-4 V.
Câu 76: Cho phản ứng tổng hợp hạt nhân 212 𝐷 → 𝐴𝑍𝑋 + 10𝑛. Biết độ hụt khối của hạt nhân 21𝐷
là 0,0024u, của hạt nhân X là 0,0083u. Lấy 1u = 931 MeV/c2. Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp
hết 1g 21𝐷 là.
A. 3,26 MeV. B. 6,25 MeV.
C. 9,813.1023 MeV. D. 4,906.1023 MeV.

133
Câu 77: Đặt điện áp 𝑢 = 𝑈2√𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑡) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AN
và NB mắc nối tiếp. Đoạn AN gồm biến trở R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm
2
L, đoạn NB chỉ có tụ điện với điện dung C. Đặt 𝜔1 = . Để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu
√𝐿𝐶

đoạn mạch AN không phụ thuộc vào R thì tần số góc 𝜔 bằng:
𝜔1 𝜔1
A. . B. 𝜔1 √2. C. 2√2 . D. 2𝜔1 .
√2

Câu 78: Một vật nặng gắn vào một lò xo nhẹ có độ cứng k = 20N/m thực hiện dao động điều
hòa với biên độ A = 5 cm. Động năng của vật khi cách vị trí biên 4 cm.
A. 0,009 J. B. 0,0016 J. C. 0,04 J. D. 0,024 J.
Câu 79: Khi nói về cơ chế quang hợp ở thực vật, nhận định nào sau đây sai?
A. Pha sáng diễn ra tại tilacôit, pha tối diễn ra tại chất nền Strôma.
B. Pha tối của tất cả các nhóm thực vật đều có chu trình Canvin.
C. Pha sáng là pha ôxi hóa H2O, pha tối là pha khử CO2.
D. Pha tối hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh sáng.

Câu 80: Có hai loài cây, loài 1 có kiểu gen là AaBb, loài 2 có kiểu gen là DdEe. Cho các
nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?

I. Chỉ có phương pháp nuôi cấy mô tế bào có thể tạo ra đời con có kiểu gen giống hệt kiểu
gen của mỗi loài ban đầu.

II. Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra đời con có kiểu gen AABBDDEE.

III. Nuôi cấy hạt phấn của loài 1 và loài 2 có thể thu được tối đa là 16 dòng thuần chủng về
tất cả các cặp gen.

IV. Tất cả các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật liên quan hai loài này
đều cần đến kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào.

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 81: Một hợp tử của một loài trải qua 12 lần nguyên phân. Sau số đợt nguyên nhân đầu
tiên có một tế bào bị đột biến tứ bội. Sau đó, có tế bào thứ hai lại bị đột biến tứ bội. Các tế
bào con đều nguyên phân tiếp tục đến lần cuối cùng đã sinh ra 4028 tế bào con. Đợt nguyên
phân xảy ra đột biến lần thứ nhất và lần thứ hai lần:

A. 6 và 4. B. 7 và 5. C. 5 và 8. D. 5 và 6.

Câu 82: Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen nằm trên nhiễm sắc
thể thường, alen A quy định quả dài trội hoàn toàn so với alen a quy định quả tròn. Quần thể
ban đầu (P) có kiểu hình quả tròn chiếm tỉ lệ 0,5. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác

134
động của các nhân tố tiến hoá, kiểu hình quả dài ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 64%. Biết không xảy
ra hiện tượng đột biến. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?

I. Trong số quả dài F1, quả dị hợp chiếm tỉ lệ là 3/4.

II. Giả sử F1 có 300 quả dài thuần chủng thì sẽ có 675 quả tròn.

III. Trong số quả dài P, quả dị hợp chiếm tỉ lệ là 0,4.

IV. Ở thế hệ (P) quả thuần chủng chiếm tỉ lệ 60%.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 83: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết nhóm đất nào ở nước ta
chiếm diện tích lớn nhất?
A. Nhóm đất feralit trên đá badan. B. Nhóm đất feralit trên các loại đá khác.
C. Nhóm đất feralit trên đá vôi. D. Nhóm đất phù sa sông.
Câu 84: Điểm giống nhau cơ bản của địa hình vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc là:
A. Nghiêng theo hướng tây bắc-đông nam. B. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.
C. Có nhiều khối núi cao, đồ sộ. D. Đồi núi thấp chiếm ưu thế.
Câu 85: Vai trò chủ yếu của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Cung cấp nguồn lâm sản có nhiều giá trị kinh tế.
B. Đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai.
C. Giúp phát triển mô hình kinh tế nông, lâm kết hợp.
D. Tạo thêm diện tích, môi trường nuôi trồng thủy sản.
Câu 86: Ý nghĩa chính của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi
Bắc Bộ là
A. Cho phép phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao.
B. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản.
C. Tạo ra tập quán sản xuất mới cho người lao động ở địa phương.
D. Giải quyết việc làm cho người lao động thuộc các dân tộc ít người.
Câu 87: Một trong những yếu tố thúc đẩy sự ra đời của hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN) trong những năm 1967 là
A. Chung mục tiêu lên chủ nghĩa xã hội. B. Cần đoàn kết lật đổ quân phiệt Nhật Bản.
C. Cần liên minh để chống phát xít. D. Chu cầu hợp tác để cùng phát triển.
Câu 88: Trong hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945) đã quyết định vấn đề nào sau đây?

135
A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức. B. Thàng lập ngân hàng thế giới (WB).
C. Thành lập Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). D. Thành lập Liên minh Châu âu (EU).
Câu 89: Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây tiếp tục
thực hiện tham vọng biến khu vực Mĩ la-tinh thành “sân sau” của mình?
A. Ai Cập. B. Mỹ. C. Malaysia. D. Tuynidi.
Câu 90: Sự kiện nào dưới đây lảm phả sản kế hoạch “Chiến tranh chớp nhoáng” của Đức
trong Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Trận Mát-xcơ-va (12 - 1941). B. Trận Xta-lin-grat (11 - 1942).
C. Trận En A-la-men (10 - 1942). D. Trận Cuốc-xcơ (8 - 1943).
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Vì sao gạo nếp lại dẻo hơn gạo tẻ?

Giữa gạo nếp và gạo tẻ luôn có một điểm chung, đó là đều chứa tinh bột. Kết cấu tinh bột
được chia thành 2 loại: tinh bột chuỗi nhánh và tinh bột chuỗi thẳng. Khi gạo có nhiều tinh
bột chuỗi nhánh, tính kết dính với nhau sau khi nấu sẽ rất nhiều. Còn nếu gạo có nhiều tinh
bột chuỗi thẳng thì độ kết dính sẽ ít hơn.

Trong 80% gạo nếp tinh bột tồn tại dưới dạng chuỗi nhánh, còn với gạo tẻ chủ yếu chứa tinh
bột chuỗi thẳng, vì thế, gạo nếp sẽ có độ dẻo hơn nhiều so với gạo tẻ.

Một nguyên nhân khác khiến cho gạo nếp có độ kết dính hơn gạo tẻ là do 2 thành phần chính
của tinh bột: Amilozo và amilopectin. Hai chất này luôn đi chung với nhau, trong hạt tinh
bột, amilopectin là vỏ bọc thì nhân chính là amilozo. Amilozo là hợp chất tan được trong
nước, còn amilopectin hầu như không tan. Vì thế, khi gặp nước nóng, amilopectin nở ra tạo
thành hồ, tạo nên độ dẻo cho tinh bột.

Gọi là nếp khi lượng amilose nhỏ hơn 6%. Gạo ST25, ST25 có thành phần Amilose chiếm
đến 17%. Điều này lý giải vì sao gạo nếp luôn dẻo và dính hơn gạo tẻ. Vì thế, gạo nếp khi ăn
thường có cảm giác no nhanh hơn so với gạo tẻ.

Đặc biệt ở gạo tẻ, lúa thơm khi mới thu hoạch đa số đều mềm do có loại bột amilosepectin
cao và nhiệt độ trở hồ thấp nên dễ nhão. Vì vậy cần đong đo lượng nước chính xác để cho
chất lượng cơm ngon nhất.

Câu 91: Loại tinh bột nào có phân nhánh và loại tinh bột nào chuỗi thẳng?
A. Amilozo thể hiện cả 2 tính chất tùy theo loại cây.
B. Amilôzo là tinh bột phân nhánh, amilopectin là tinh bột mạch thẳng.
C. Amilopectin thể hiện cả 2 tính chất tùy theo loại cây.

136
D. Amilopectin là tinh bột phân nhánh, amilozo là tinh bột mạch thẳng.
Câu 92: Câu nào sau đây là đúng?
A. Gạo tẻ có chứa nhiều amylopectin hơn gạo nếp.
B. Amiloza tạo độ dẻo nhiều cho gạo nếp.
C. Amilopectin tan trong nước cũng như trong các dung môi khác.
D. Amilopectin thường chiếm tie lệ cao hơn.
Câu 93: Mỗi đoạn mạch của amilopectin thì liên kết với nhau bằng liên kết gì?
A.  − 1, 4 − glicozit . B.  − 1, 6 − glicozit .
C.  − 1, 4 − gli cos e . D.  − 1, 6 − gli cos e .
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Hợp chất CuSO4.aX được phân tích nhiệt. Ta thu được đồ thị biểu hiện mối quan hệ giữa
nhiệt độ và độ mất khối lượng.

Câu 94: Biết rằng với 36% độ mất khối lượng thì khối lượng của hợp chất phân hủy mất là
90g/mol. Tìm a và X?
A. 2, NO3. B. 5, H2O. C. 4, NO. D. 6, OH.
Câu 95: Tại nhiệt độ khoảng 250oC thành phần gần nhất của chất rắn là?
A. CuSO4.X. B. CuSO4.3X. C. CuSO4.2X. D. CuSO4.4X.
Câu 96: Tại nhiệt độ khoảng 950oC thành phần gần nhất của chất rắn là?
A. CuO. B. CuSO4.X. C. Cu. D. CuSO4.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99.
Vệ tinh VINASAT-2 của Việt Nam được phóng vào lúc 5h30’ (giờ Hà Nội) ngày
16/05/2012 tại bãi phóng Kourou ở Guyana bằng tên lửa Ariane5 ECA. Vùng phủ sóng cơ

137
bản bao gồm: Việt Nam, khu vực Đông Nam Á, một số quốc gia lân cận. Với khả năng
truyền dẫn: tương đương 13000 kênh thoại/internet/truyền số liệu hoặc khoảng 150 kênh
truyền hình.
Câu 97: Việc kết nối thông tin giữa mặt đất và vệ tinh VINASAT-2 được thông qua bằng
loại sóng điện từ nào:
A. Sóng dài. B. Sóng ngắn. C. Sóng trung. D. Sóng cực ngắn.
Câu 98: Vệ tinh địa tĩnh là vệ tinh quay trên quỹ đạo với vận tốc bằng vận tốc góc của sự tự
quay của Trái Đất. Khoảng cách từ một anten đến một vệ tinh địa tĩnh là 36000km. Lấy tốc
độ lan truyền sóng điện từ là 3.108 m/s. Thời gian truyền một tín hiệu sóng vô tuyến từ vệ
tinh đến anten bằng.
A. 1,08 s. B. 12 ms. C. 0,12 s. D. 10,8 ms.
Câu 99: Quỹ đạo địa tĩnh là quỹ đạo tròn bao quanh Trái Đất ngay phía trên đường xích đạo.
Vệ tinh địa tĩnh là vệ tinh quay trên quỹ đạo với vận tốc góc bằng vận tốc góc của sự tự quay
của Trái Đất. Biết vận tốc dài của vệ tinh trên quỹ đạo là 3,07 km/s. Bán kính Trái Đất bằng
6378 km. Chu kì sự tự quay của Trái Đất là 24 giờ. Sóng điện từ truyền thẳng từ vệ tinh đến
điểm xa nhất trên Trái Đất mất thời gian:
A. 0,12s. B. 0,16s. C. 0,28s. D.0,14s.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102.
Mạng điện dân dụng ở Việt Nam có điện áp hiệu dụng là 220V, ở Nhật là 110V … Điện áp
hiệu dụng quá cao, có thể gây nhiều nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu điện áp hiệu dụng
thấp, chẳng hạn 30V – 50V sẽ ít gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Câu 100: Nguyên nhân không sử dụng mạng điện có điện áp hiệu dụng thấp:
A. Không thể sản xuất linh kiện điện sử dụng. B. Công suất hao phí sẽ quá lớn.
C. Công suất nơi truyền tải sẽ quá nhỏ. D. Công suất nơi tiêu thụ sẽ quá lớn.
Câu 101: Điện năng truyền tải đi xa thường bị tiêu hao đáng kể, chủ yếu do tỏa nhiệt trên
đường dây. Để giảm hao phí trong quá trình truyền tải ta có hai cách sau:
Cách 1: Giảm điện trở R của đường dây. Đây là cách tốn kém vì phải tăng tiết diện của dây,
do đó tốn nhiều kim loại làm dây và phải tăng sức chịu đựng của các cột điện.
Cách 2: Tăng điện áp U ở nơi phát điện và giảm điện áp ở nơi tiêu thụ điện tới giá trị cần
thiết. Cách này có thể thực hiện đơn giản bằng:
A. Máy phát điện xoay chiều một pha. B. Máy phát điện xoay chiều 3 pha.
C. Máy biến áp. D. Động cơ không đồng bộ ba pha.
Câu 102: Bằng đường dây truyền tải một pha, điện năng từ một nhà máy phát điện được đưa

138
đến trường Đại học Quốc gia TPHCM gồm các phòng học sử dụng điện. Các kỹ sư của Điện
lực TPHCM tính toán được rằng: nếu tăng điện áp truyền đi từ U lên 2U thì số phòng học
được nhà máy cung cấp đủ điện năng tăng từ 36 lên 144. Biết rằng chỉ có hao phí trên đường
dây là đáng kể; các phòng học tiêu thụ điện năng như nhau. Khi điện áp truyền đi là 4U, nhà
máy này cung cấp đủ điện năng cho:
A. 164 phòng. B. 171 phòng. C.180 phòng. D. 255 phòng.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105

Hoocmon thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động
sống của cây.
a. Auxin (Axit Indol Axetic – AIA)
Nguồn gốc: Sinh ra ở đỉnh thân và cành. Auxin có nhiều trong các cơ quan đang sinh trưởng
mạnh như hạt đang nẩy mầm, lá đang sinh trưởng, …
Tác động:
+ Ở mức tế bào: AIA kích thích sinh trưởng, nguyên phân của tế bào.
+ Ở mức cơ thể: AIA tham gia vào các hoạt động như: ứng động, hướng động, nảy mầm, nẩy
chồi, ra rễ phụ, thể hiện tính ưu thế đỉnh.
- Auxin tự nhiên và các auxin nhân tạo được sử dụng làm chất kích thích trong nông nghiệp.
- Auxin nhân tạo không có enzim phân giải nó nên được tích lũy trong nông phẩm gây độc
hại cho người và động vật. Do đó không nên dùng nó đối với nông phẩm được sử dụng trực
tiếp làm thức ăn

b. Giberelin – GA

139
Nguồn gốc: Sinh ra chủ yếu ở lá và rễ. GA có nhiều trong lá, hạt, củ, chồi đang nẩy mầm,
trong hạt, quả đang hình thành, trong các lóng thân, cành đang sinh trưởng.
Tác động:
+ Ở mức tế bào: GA kích thích tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng của tế bào.
+ Ở mức cơ thể: GA kích thích sự nẩy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều
cao, tạo quả không hạt, tăng tốc độ phân giải tinh bột.
Câu 103: Gibêrelin có vai trò:
A. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân.
B. Làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
C. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân.
D. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
Câu 104: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào sai:
A. Hoocmon thực vật có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
B. AIA tham gia vào ứng động, hướng động, nảy mầm, nẩy chồi, ra lá.
C. GA kích thích tăng sinh trưởng của tế bào.
D. GA sinh ra chủ yếu ở lá.
Câu 105: Người ta sử dụng Auxin tự nhiên (AIA) và Auxin nhân tạo (ANA, AIB) để:
A. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi
cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
B. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy
mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
C. Hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy
mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
D. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có hạt, nuôi cấy mô
và tế bào thực vật, diệt cỏ.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108

ĐA BỘI

- Đa bội là một dạng đột biến số lượng NST, trong đó, tế bào đột biến chứa nhiều hơn hai lần
số đơn bội NST (3n hoặc 4n, 5n...). Những cơ thể mang các tế bào có 3n, 4n,…NST gọi là
thể đa bội.

140
- Phân loại đa bội:
+ Có hai loại đa bội là tự đa bội (đa bội cùng nguồn) và dị đa bội (đa bội khác nguồn, đây là
các dạng đa bội do lai).
a. Tự đa bội là sự tăng một số nguyên lần số NST đơn bội của cùng một loài và lớn hơn
2n, trong đó 3n, 5n, 7n... gọi là đa bội lẻ; còn 4n, 6n... là đa bội chẵn.
b. Dị đa bội là hiện tượng khi cả hai bộ NST của hai loài khác nhau cùng tồn tại trong
một tế bào. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hoá.

- Hậu quả và vai trò:

+ Ở thực vật, đa bội thường gặp ở hầu hết các nhóm cây. Thể đa bội lẻ (3n, 5n...) hầu như
không có khả năng sinh giao tử bình thường. Các giống cây ăn quả không hạt như dưa hấu,
nho… thường là đa bội lẻ. Tế bào của thể đa bội có hàm lượng ADN tăng lên gấp bội, do vậy
quá trình tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ.

+ Tế bào của thể đa bội có kích thước lớn hơn tế bào bình thường dẫn đến cơ quan sinh
dưỡng có kích thước lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt.

+ Các thể đa bội chẵn (4n) hoặc thể dị đa bội có thể tạo thành giống mới, có ý nghĩa trong
tiến hoá và chọn giống.

+ Thể đa bội ở động vật thường ít gặp. Ở một số loài, thể đa bội có thể thấy trong tự nhiên và
có thể được tạo ra bằng thực nghiệm. Ngày nay, người ta đã tạo được thể tứ bội (4n) ở tằm
dâu. Ở các loài lưỡng tính như giun đũa, giun đất có thể gặp các dạng đa bội khác nhau.

Câu 106: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thể đột biến đa bội:

141
A. Không có khả năng sinh giao tử bình thường.

B. Cơ quan sinh dưỡng lớn, chống chịu tốt, phát triển khỏe.

C. Các thể đa bội lẻ (4n) hoặc thể dị đa bội có thể tạo thành giống mới.

D. Qúa trình tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ.
Câu 107: Nhìn vào hình 7.2 chọn phát biểu sai:

A. Cây lai F1 có 18 NST (9R + 9B) bất thụ.

B. Cây lai F1 được đa bội hóa tạo thể dị đa bội hữu thụ có 36 NST (18R + 18B).

C. Cây lai F1 được đa bội hóa tạo thể dị đa bội có 72 NST (36R + 36B).

D. Cây lai F1 được đa bội hóa tạo thể tự đa bội có 36 NST (18R + 18B).

Câu 108: Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Giả sử có 8 thể đột biến được
kí hiệu từ I đến V mà số NST ở trạng thái chưa nhân đôi có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của
mỗi thể đột biến là:

I. 24 NST. II. 32 NST. III. 13 NST. IV. 56 NST.

V. 40 NST. VI. 45 NST. VII. 18 NST. VIII. 48 NST.

Có bao nhiêu trường hợp là đa bội lẻ?

A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
Vùng đất Tân Cương
Khu tự trị Tân Cương là một trong năm khu tự trị dân tộc thiểu số của Trung Quốc. Tân
Cương có diện tích 1,66 triệu km vuông, là khu vực hành chính cấp tỉnh có diện tích đất lớn
nhất Trung Quốc, chiếm 1/6 tổng diện tích đất của Trung Quốc. Dân số thường trú trong đợt
tổng điều tra dân số quốc gia lần thứ bảy năm 2020 là 25.852.300 người.

142
Tân Cương nằm ở vùng nội địa của lục địa Á-Âu, với đường biên giới trên bộ dài hơn 5.600
km, giáp với Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Pakistan, Mông Cổ, Ấn Độ và Cộng
hòa Hồi giáo Afghanistan. Đây là một phần quan trọng của Con đường tơ lụa cổ xưa trong
lịch sử. Con kênh hiện là nơi duy nhất đi qua "Cầu đất Á-Âu" và có vị trí chiến lược rất quan
trọng. Có 56 dân tộc ở Tân Cương, chủ yếu là người Hán, Duy Ngô Nhĩ, Kazakh, Hui, Mông
Cổ, Kirgiz, Xibe, Tajik, Uzbek, Mãn Châu, Daur, Tatar, Nga và các nhóm dân tộc khác.
Một trong những điều thú vị tại đây đó là sự… khổ sở của người dân do múi giờ. Tại một số
nơi, người dân thức dậy lúc 10h sáng, ăn trưa lúc 2h chiều, thậm chí là 4h nếu không quá vội.
Giờ giấc oái oăm tại Urumqi (Tân Cương, Trung Quốc) làm sinh hoạt chệch với tự nhiên, còn
trẻ em thì chán nản vì không thể về nhà kịp xem tập phim hoạt hình ưa thích sau khi đi học
về.
Câu 109: Được khánh thành vào ngày 16/6/2022, tuyến đường sắt Hotan–Ruoqiang dài 825
km kết nối thành phố Hotan, ở Tây Nam khu tự trị Tân Cương với thị trấn Ruoqiang, ở phía
Đông Nam khu tự trị Tân Cương, trở thành tuyến đường sắt đầu tiên bao quanh dạng địa hình
nào?
A. Đồi núi. B. Sa mạc. C. Đồng cỏ. D. Băng hà.
Câu 110: Nguyên nhân nào gây nên sự chênh lệch múi giờ lớn như vậy ở Tân Cương?
A. Do Tân Cương quá rộng lớn, trải dài trên nhiều kinh độ.
B. Do Trung Quốc chỉ sử dụng duy nhất múi giờ GMT+8.
C. Do lãnh thổ Tân Cương nằm trong vòng cực Bắc, Mặt trời mọc muộn vào những ngày
ngày ngắn hơn đêm
D. Cả 3 phương án trên đều sai.

143
Câu 111: Được mệnh danh là "viên ngọc" về địa chính trị, năng lượng, khoáng sản, nhưng
Tân Cương luôn là điểm nóng của sự bất ổn tại Trung Quốc. Tại sao lại như vậy?
A. Có vị trí cách xa so với các vùng phên giậu khác của Trung Quốc.
B. Tân Cương là vùng đệm chiến lược của Trung Quốc, kết nối nước này với lục địa Á -
Âu.
C. Đây là vùng tập trung nhiều dân tộc thiểu số có nền văn hóa và tư tưởng khác nhau.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:
Bảo tồn di sản phi vật thể trước nguy cơ mai một
Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là những giá trị
văn hóa gắn liền với con người và môi trường sống
của họ mà ở đó, trí tuệ, kinh nghiệm của cộng đồng
được đúc kết thành những giá trị lâu đời và được
tiếp nối liên tục. Ba phương diện kinh tế, xã hội và
môi trường của Phát triển bền vững, cùng với vấn đề
Các mối quan hệ về giới trong cộng đồng luôn
hòa bình và an ninh chẳng những không tách rời
được thỏa hiệp, vì vậy luôn mở ra các cơ hội để
vượt qua sự kỳ thị trên cơ sở giới và tiến tới đạt nhau mà còn phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau. Việc đạt
được bình đẳng giới nhiều hơn thông qua thực
hành di sản văn hóa phi vật thể. được những mục tiêu này đòi hỏi phải có sự tiếp
cận toàn diện về chính sách, trong đó có sự chủ động phối kết hợp ở tất cả các lĩnh vực. Di sản
văn hóa phi vật thể có thể đóng góp một cách hiệu quả vào phát triển bền vững theo từng vấn
đề, và các biện pháp bảo vệ là cần thiết nếu các cộng đồng hình dung ra tương lai cho tất cả
mọi người.
Thực tế, bên cạnh điều kiện về kinh tế - xã hội..., cộng đồng nào biết trân trọng những giá trị
truyền thống của cha ông, cộng đồng đó sẽ bảo tồn tốt di sản. Ngược lại, có những cộng đồng
không ý thức được về quyền và giá trị của di sản mình nắm giữ, sẽ khiến di sản đứng trước
nguy cơ mai một hoặc biến mất hoàn toàn.
Trong quá trình gìn giữ, bảo tồn di sản, không thể không nhắc tới vai trò của nghệ nhân -
những người trực tiếp nắm giữ tri thức thực hành di sản. Nhờ họ, nhiều di sản đã được “cứu”
thành công trước nguy cơ mai một. Di sản văn hóa phi vật thể nếu nhận được sự quan tâm
trước hết từ cộng đồng thì sẽ được bảo vệ trong môi trường văn hóa - xã hội của cộng đồng
ấy. Tuy nhiên, để di sản phát huy được giá trị thì không thể thiếu vai trò của cơ quan quản lý
và các nhà nghiên cứu. Đó là mối quan hệ tương hỗ không thể tách rời để di sản văn hóa phi
vật thể còn lại mãi như một mạch ngầm kết nối quá khứ - hiện tại và tương lai.

144
Câu 112: Hãy cho biết trong các phương án dưới đây, đâu là Di sản văn hóa phi vật thể?
A. Cố đô Huế. B. Hát chầu văn. C. Vịnh Hạ Long. D. Phố cổ Hội An.
Câu 113: Việc bảo tồn di sản trước nguy cơ mai một là trách nhiệm của ai?
A. Các cơ quan, đoàn thể, ban ngành có thẩm quyền.
B. Nghệ nhân - những người trực tiếp nắm giữ tri thức thực hành di sản.
C. Khách du lịch tham quan.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 114: Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Di sản văn hóa phi vật thể đem lại những ví dụ sống động về nội dung và phương pháp
giáo dục.
(2) Di sản văn hóa phi vật thể có vai trò thứ yếu trong việc tăng cường sự gắn kết và hòa
nhập xã hội
(3) Di sản văn hóa phi vật thể không liên quan đến việc góp phần bảo vệ môi trường bền
vững.
(4) Di sản văn hóa phi vật thể có thể tạo ra thu nhập và công việc bền vững cho nhiều cá
nhân và cộng đồng, bao gồm người nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương.
(5) Nhiều thực hành di sản văn hóa phi vật thể thúc đẩy hòa bình từ những giá trị cốt lõi
của nó
(6) Di sản văn hóa phi vật thể có tính quyết định trong việc sáng tạo và chuyển giao vai trò
giới và bản dạng giới, do đó giữ vai trò quan trọng trong bình đẳng giới.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:
THỜI KỲ 1976-1985: NỀN KINH TẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG, BAO CẤP
Thực hiện hai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980)
và Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985), nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu
quan trọng: Khắc phục từng bước những hậu quả nặng nề của chiến tranh; Khôi phục phần
lớn những cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở miền Bắc và xây dựng lại các vùng
nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn phá.
Thời kỳ này, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ
thống chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở
các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao.
Tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1977-1985 tăng 4,65%, trong

145
đó: nông, lâm nghiệp tăng 4,49%/năm; công nghiệp tăng 5,54%/năm và xây dựng tăng
2,18%/năm. Theo loại hình sở hữu, sở hữu quốc doanh tăng 4,29%; sở hữu tập thể tăng
10,26% và sở hữu tư nhân, cá thể tăng 0,71%. Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ
này thấp và kém hiệu quả. Nông, lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng (chiếm 38,92%
GDP trong giai đoạn này), nhưng chủ yếu dựa vào độc canh trồng lúa nước. Công nghiệp
được dồn lực đầu tư nên có mức tăng khá hơn nông nghiệp, nhưng tỷ trọng trong toàn nền
kinh tế còn thấp (chiếm 39,74% GDP), chưa là động lực để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
Thương nghiệp quốc doanh phát triển nhanh chóng, hợp tác xã tuy ở thời kỳ đầu xây dựng,
nhưng đã có những bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường, nhờ đó hạn chế được nạn đầu cơ,
tích trữ và tình trạng hỗn loạn về giá cả. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội bình quân thời kỳ
này tăng 61,6%/năm.
Kinh tế tăng trưởng chậm làm mất cân đối cung – cầu (thiếu hụt nguồn cung), đồng thời do bị
tác động bởi việc cải cách tiền lương vào năm 1985, là những nguyên nhân dẫn đến chỉ số giá
bán lẻ tăng rất cao, bình quân giai đoạn 1976-1985 chỉ số giá bán lẻ tăng 39,53%/năm.
Chính phủ chủ trương nhanh chóng xóa nạn mù chữ và đẩy mạnh bổ túc văn hóa, xem đó là
nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Đầu năm 1978, tất cả các tỉnh và thành phố miền Nam đã căn bản
xoá nạn mù chữ. Trong tổng số 1.405,9 nghìn người được xác định không biết chữ, có
1.323,7 nghìn người thoát nạn mù chữ. Công tác dạy nghề phát triển cũng mạnh mẽ. Năm
1977, trên cả nước chỉ có 260 trường trung học chuyên nghiệp, hơn 117 nghìn sinh viên và
7,8 nghìn giáo viên. Đến năm 1985, số trường trung học chuyên nghiệp là 314 trường, với
quy mô 128,5 nghìn sinh viên và 11,4 nghìn giáo viên (tăng 9% về số sinh viên và 44,9% về
số giáo viên so với năm 1977).
Hệ thống y tế được mở rộng, xây mới và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Số giường bệnh
thuộc các cơ sở y tế tăng từ 89,4 nghìn giường năm 1976 lên 114,7 nghìn giường năm 1985.
Số nhân viên y tế tăng từ 110,9 nghìn người năm 1976 lên 160,2 nghìn người năm 1985,
trong đó số bác sĩ tăng từ 9.104 người lên 19.029 người.
Ở miền Bắc, mặc dù thu nhập bình quân đầu người một tháng của gia đình công nhân viên
chức tăng từ 27,9 đồng năm 1976 lên đến 270 đồng năm 1984; thu nhập bình quân đầu người
một tháng của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp tăng từ 18,7 đồng lên đến 505,7 đồng,
nhưng do lạm phát cao, nên đời sống nhân dân hết sức khó khăn, thiếu thốn.
(Tổng cục Thống kê, TS. Nguyễn Thị Hương).
Câu 115: Thời kỳ 1976-1985: nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp Nhà nước quản lý
nền kinh tế chủ yếu bằng gì?

146
A. Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng các hướng dẫn văn bản kết hợp hỗ trợ tài
chính.
B. Bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống
dưới.
C. Nhà nước hạn chế quản lý nền kinh tế để tự do phát triển.
D. Nhà nước tập trung khôi phục phần lớn những cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông,..
Câu 116: Thứ gì có sức mạnh như đồng tiền bây giờ thời kinh tế bao cấp dùng để quy đổi ra
quần áo, lương thực, thuốc men, …
A. Sổ gạo. B. Giấy xác nhận công dân.
C. Tem, phiếu. D. Hàng hóa đổi hàng hóa ngang giá trị.
Câu 117: Kinh tế bao cấp có nhiều hạn chế nhưng tại sao Việt Nam vẫn chọn áp dụng mô
hình này ?
A. Mô hình này vẫn phát huy tác dụng tốt có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của
người dân.
B. Nhà nước muốn tiếp tục sử dụng mô hình kinh tế bao cấp là vì nó đã từng phát huy tác
dụng tốt trong giai đoạn chiến tranh trước đó và giai đoạn này cũng có thể phát huy tốt..
C. Sau năm 1975, hoàn cảnh của Việt Nam rất khó khăn, phải chi tiêu rất nhiều cho quốc
phòng; trong khi đó sự giúp đỡ của các nước đồng minh cũng không còn như trước.
D. Nhà nước chưa tìm ra mô hình kinh tế phù hợp trong giai đoạn này.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120:

Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp thực hiện kế
hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta.

Để thực hiện ý đồ trên, thực dân Pháp điều đình với chính phủ Trung Hoa Dân quốc và ký
liên ước Hoa - Pháp (28/02/1946). Theo đó, Trung Hoa Dân quốc được Pháp trả lại các tô
giới, nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc và được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải
Phòng vào Vân Nam không phải đóng thuế. Đổi lại, Pháp được đưa quân ra Bắc thay thế
quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.

Hiệp ước Hoa - Pháp đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường hoặc cầm
súng chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc; hoặc hòa hoãn,
nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù.

Ngày 03/3/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh chú trị, đã chọn

147
giải pháp “hòa để tiến”. Chiều ngày 06/3/1946, tại Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt
Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ký với G. Xanh-to-ni - đại diện Chính phủ Pháp bản
Hiệp định Sơ bộ.

Nội dung của bản Hiệp định là:

• Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) là một
quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và
là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp .

• Chính phủ VNDCCH thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân
Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Số quân này sẽ đóng tại
những địa điểm quy định và rút dần trong thời hạn 5 năm.

• Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam và giữ nguyên quân đội của mình tại vị
trí cũ, tạo không khí thuận lợi đi đến cuộc đàm phán chính thức bàn các vấn đề về
ngoại giao của Việt Nam, chế độ tương lai của Đông Dương, quyền lợi kinh tế và văn
hóa của người Pháp ở Việt Nam.

Ký Hiệp định Sơ bộ hòa hoãn với Pháp, ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống
nhiều kẻ thủ cùng một lúc, đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai ra
khỏi nước ta, có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực
lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau.

(Nguồn: Lịch sử 12).

Câu 118: Thực dân Pháp điều dình với chính phủ Trung Hoa Dân quốc và ký Hiệp ước Hoa
– Pháp nhằm mục dích gì?

A. Nhằm phá chính sách hòa với Trung Hoa Dân quốc chống Pháp của Đảng Cộng sản
Đông Dương.

B. Nhằm cấu kết với chính phủ Trung Hoa Dân quốc để cùng chiếm đóng miền Bắc Việt
Nam.

C. Thực hiện kế hoạch độc chiếm Việt Nam.

D. Nhằm chia sẻ quyền lợi cho chính phủ Trung Hoa Dân Quốc.

Câu 119: Hiệp ước Hoa - Pháp được chấp nhận kỳ là vì chính phủ Trung Hoa Dân quốc

A. Cấu kết với Pháp để tiêu diệt lực lượng cách mạng Trung Quốc.

148
B. Được Pháp chia sẻ nhiều quyền lợi.

C. Cần rút quân về nước để đối phó với lực lượng cách mạng Trung Quốc.

D. Gặp nhiều khó khăn bởi cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân miền Bắc.

Câu 120: Sau ngày Pháp và chính phủ Trung Hoa Dân quốc kỳ Hiệp ước Hoa - Pháp, Đảng
Cộng sản Đông Dương đã chủ trương.

A. Chống cả quân đội Trung Hoa Dân quốc và Pháp.

B. Kháng chiến chống Thực dân Pháp.

C. Thương lượng và hòa hoãn với Pháp.

D. Nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc.

149
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

SÁCH VỀ ĐÍCH TAQ 2023

ĐỀ SỐ 06
PHẦN 1: NGÔN NGỮ
1.1 TIẾNG VIỆT
Câu 1: “Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi/ Mau với chứ! thời gian không đứng đợi/ Tình
thổi gió, màu yêu lên phấp phới/ Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa”
(Giục giã, Xuân Diệu).
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. Dân gian. B. Trung đại. C. Thơ mới. D. Hiện đại.

Câu 2: Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi

“Bảy nong cơm, ba nong cà

Uống một ngụm nước cạn đà khúc sông”.


Câu trên để cập đến nhân vật nào?
A. Chàng Gióng. B. Sơn Tinh. C. Lang Liêu. D. Chử Đồng Tử.
Câu 3: Qua tác phẩm Tây Tiến, Quang Dũng thể hiện rõ điều gì?
A. Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng
chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.
B. Bài thơ là một bản quyết tâm tư, là lời thề hành động của người chiến sĩ trẻ, đồng thời
thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.
C. Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường
đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
D. Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính trên cái nền cảnh thiên nhiên núi
rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ.
Câu 4: Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm bài học gì?
A. Sức sống tiềm tàng của những con người vùng biển.
B. Cần nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản
chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
C. Nhẫn nại, cam chịu như người đàn bà làng chài để giữ hạnh phúc gia đình.
D. Bài học về đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

150
Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn sau: “Điều quan trọng là
cam kết với việc mình làm, Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam
kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã
rời.”

A.So sánh. B.Ẩn dụ. C.Điệp cấu trúc. D.Hoán dụ.

Câu 6: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Cái đẹp vừa là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái
huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Qui mô chuộng sự vừa
khéo vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức,
món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch,
duyên dáng có qui mô vừa phải”.
(Nhìn về văn hóa dân tộc - Trần Đình Hượu).

Đoạn trích gửi đi thông điệp gì?

A. Cần lựa chọn cái đẹp đích thực để phù hợp với văn hóa.

B. Cái tráng lệ, huy hoàng là kẻ thù của cái đẹp.

C. Cần có thói quen tốt khi giao tiếp.

D. Cầu kì là kẻ thù của cái đẹp.

Câu 7: “Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô
gái nào Di-gan phóng khoáng và man dại”.

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông).


Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Ẩn dụ và so sánh. B. Ẩn dụ và nhân hóa.
C. Hoán dụ và nhân hóa. D. Nhân hóa và so sánh.

Câu 8: Chọn từ đúng chính tả:

A. Mằm mống. B. Mằm móng. C. Mầm móng. D. Mầm mống.


Câu 9: Trong các câu sau, câu nào sai:
I. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

II. Vùng đất này không chỉ tốt cho lúa.

III. Vì mùa đông đến nên cây cối đâm chồi, nảy lộc.

IV. Dây đàn bầu có thể gợi dậy trong lòng ta: yêu, ghét, buồn, vui, giận, hờn, hi vọng.

151
A. I và III. B. II và IV. C. III và IV. D. III và II.
Câu 10: Từ nào sau đây không chứa các yếu tố đồng nghĩa với các từ còn lại?
A. Thu thuế. B. Thu mua. C. Mùa thu. D. Thu chi.
Câu 11: “Nhờ sự kiên trì và khổ luyện, cuối cùng anh T cũng trở thành một cầu thủ chuyên
nghiệp. Tháng 9 năm nay, anh có tên trong danh sách chính thức dự Seagames 30. Trong
suốt giải đấu, anh luôn cố gắng phấn đấu vì màu cờ sắc áo. Giải đấu kết thúc, anh T chính là
người đạt được danh hiệu vua phá lưới môn bóng đá nam Seagames 30.”
Trong đoạn văn trên, từ “vua” được dùng với ý nghĩa gì?
A. Người đứng đầu nhà nước, thường lên cầm quyền bằng con đường kế vị.
B. Nhà tư bản độc quyền trong một ngành nghề nào đó.
C. Người ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải bóng đá.
D. Tên một quân cờ trên bàn cờ vua.
Câu 12: Dựa vào đoạn dưới đây trả lời câu hỏi.

"Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay".

Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Điệp cấu trúc. B. Phóng đại.


C. Nói giảm, nói tránh. D. Nhân hóa.
Câu 13: “Một tay gây dựng cơ đồ,/ Bấy lâu bể Sở, sông Ngô tung
hoành.”
(Hoàng Trung Thông).
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?

A. Tay. B. Cơ Đồ. C. Bể. D. Sông.


Câu 14: “Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm với cha ông ta ngày xưa, lấy
đạo đức, tài năng làm trọng” .Đây là câu:
A. Dùng sai quan hệ từ. B. Thiếu vị ngữ. C. Dùng sai dấu câu. D. Sai logic.
Câu 15: “…Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá, bạc như vôi”.
(Mời trầu, Hồ Xuân Hương).
Từ “lại” trong câu thơ trên có nghĩa là:
A.Sự lặp lại một vị trí, hành động, sự kiện, thuộc tính
B.Sự di chuyển, đi lại, tăng khoảng cách.
C. Sự phù hợp về mục đích, kết quả hay về tính chất của hai hiện tượng, hai hành động.

152
D. Sự hướng tâm, thu hẹp khoảng cách về thể tích, không gian.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 16 đến 20:
Tôi tên là Nick Vujicic. Khi bắt tay vào viết quyển sách này, tôi hai mươi bảy tuổi. Khác biệt
với hầu hết mọi người, tôi không tay, không chân ngay từ lúc mới lọt lòng. Hoàn cảnh nghiệt
ngã tưởng đã có lúc nhấn chìm tôi nhưng rồi khát vọng sống mãnh liệt đã giúp tôi chiến thắng
số phận (…)
Nếu tôi thất bại, tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại nữa. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố làm lại
chứ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều tệ hơn là chúng ta tưởng. Điều
quan trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ ?
Bạn sẽ gặp khó khăn, bạn có thể khụy ngã và cảm thấy như thể mình không còn sức mạnh để
đứng dậy được nữa. Tôi biết cảm giác đó. Tất cả chúng ta đều biết cảm giác đó. Cuộc sống
không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống,
chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta có được. Điều
thực sự quan trọng chính là những thông điệp sống bạn chia sẻ với tất cả mọi người trong
hành trình cao đẹp và cái cách bạn kết thúc hành trình ấy.
Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của chính mình. Hãy đến với nhau, những
món quà dành cho chúng ta là rất đáng ngạc nhiên.
(Trích “Cuộc sống không giới hạn” của Nick Vujicic).
Câu 16: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích.
A. Biểu cảm và tự sự. B. Nghị luận và biểu cảm.
C. Miêu tả và tự sự. D. Miêu tả và nghị luận.
Câu 17: Theo quan điểm của tác giả, khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống thì
phần thưởng chúng ta nhận được là gì?
A. Tiền bạc. B. Bạn bè. C. Sức khỏe. D. Sự mạnh mẽ.
Câu 18: Tìm biện pháp tu từ trong đoạn (4).
A. Nhân hóa. B. Hoán dụ. C. So sánh. D. Điệp từ.
Câu 19: Tác giả gửi đến thông điệp nào qua văn bản trên ?
A.Mạnh mẽ để đương đầu với những nghịch cảnh trong cuộc đời.
B.Kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình.
C.Biết nắm bắt cơ hội mà chúng ta có được.
D.Tất cả các đáp án trên
Câu 20: Cụm từ dốc ghềnh của cuộc sống trong đoạn (3) chỉ điều gì ?
A. Nơi đồi núi hiểm trở. B. Nơi bằng phẳng.
C. Những khó khăn trong cuộc đời. D. Nơi có những điều tuyệt vời.

153
1.2. TIẾNG ANH
Question 21 – 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each
blank.

Câu 21: The conference _______ by non-governmental organizations was about


globalization.

A. Plans. B. Planning. C. Planned. D. Is planning.

Câu 22: Air pollution is getting more and more serious in _______ big cities such as Hanoi
and Beijing.

A. The. B. A. C. An. D. X.

Câu 22: He arrived _______ than anyone else, so he had to wait more than an hour.

A. Earlier. B. More early. C. Early. D. Earliest.

Câu 24: Police said the thieves were obviously well acquainted _______ the alarm system at
the department store.

A. With. B. To. C. Of. D. In.

Câu 25: His parents don't approve of what he does, _______?

A. Do they. B. Don’t they. C. Did they. D. Didn’t they.

Question 26-30: Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.

Câu 26: It will require a collectable effort from the government, providers, and the media to
meet our goals.

A. Collectable. B. Effort. C. Government. D. Media.

Câu 27: Her last book is published in many languages 5 years ago.

A. Last. B. Is. C. Published. D. Years.

Câu 28: ASEAN aims at promoting economic growth, regional peace as well as providing
opportunities for their members.

A. Economic growth. B. Their. C. Providing. D. Aims at.

Câu 29: Optimists believe that in future we will be living in a cleaner environment, breathing
fresher air and eat healthier food.
A. Optimists believe. B. In future.
C. Living in a cleaner. D. Eat healthier food.
Câu 30: The man for who the police are looking robbed the bank yesterday.

154
A. Who. B. Are. C. Robbed. D. The bank.
Questions 31 - 35: Which of the following best restates each of the given sentences?
Câu 31: It isn’t necessary for us to discuss this matter in great detail.
A. We should discuss this matter in great detail.
B. We might discuss this matter in great detail.
C. We needn’t discuss this matter in great detail.
D. We mustn’t discuss this matter in great detail.
Câu 32: The last time I talked to Rose was three years ago.
A. I didn't talk to Rose three years ago. B. I have talked to Rose for three years.
C. I haven't talked to Rose for three years. D. I hadn't talked to Rose for three years.
Câu 33: “Why didn’t you send me the brochure?” Mr. William asked the agent.
A. Mr. William asked the agent why she didn’t send him the brochure.
B. Mr. William asked the agent to send him the brochure.
C. Mr. William asked the agent not to send him the brochure.
D. Mr. William asked the agent why she had not sent him the brochure.
Câu 34: He was tired this morning. He stayed up late to watch a football match last night.
A. He wouldn't be tired this morning if he had stayed up late to watch a football match last
night.
B. He wouldn't have been tired this morning if he had not stayed up late to watch a
football match last night.
C. If he didn't stay up late to watch a football match last night, he wouldn't be tired this
morning
D. He would have been tired this morning if he had stayed up late to watch a football
match last night.
Câu 35: James started working. He then realized that his decision had not been a good one.
A. No sooner had James begun his new job than he knew his decision was wrong.
B. Had James not begun his new job, he would have gone looking for a better one.
C. Since James did not like his new job, he began looking for a better one.
D. Just before James took up his new post, he realized that he was not suited for it.
Question 36 – 40: Read the passage carefully.

The green building movement, started in the 1970s as a way to reduce environmental
destruction, is changing the way buildings are constructed. In the early years, green builders
were a small minority, and their goals of reducing the environmental impact of buildings
were considered unrealistic. Now, however, the movement is growing, as builders have been
able to take advantage of new technology.

Green builders try to make use of recycled materials, which means less waste in dumps. Also,
they reduce environmental impact by reducing the energy requirements of a building. One
way is to provide an alternative, non-polluting source of energy. First, with solar panels, it is
possible to produce electricity from the rays of the sun. Once installed, they provide energy at
no they cost and with no pollution.

155
Another solution is to reduce the amount of energy required in a building. It is possible to cut
electricity use noticeably by improving natural lighting and installing low-energy light bulbs.
To reduce the amount of fuel needed for heating or cooling, builders also add insulation to
the walls so that the building stays warmer in winter and cooler in summer.

One example of this advanced design is the Genzyme Center of Cambridge, the most
environmentally responsible office building in America. Every aspect of the design and
building had to consider two things: the need for a safe and pleasant workplace for employees
and the need to lessen the negative environmental impact. 75 percent of the building
materials were recycled materials, and the energy use has been reduced by 43 percent and
water use by 32 percent, compared with other buildings of the same size.

In other parts of the world, several large-scale projects have recently been developed
according to green building principles. One of these is in Vauban, Germany, in an area that
was once the site of army housing. The site has been completely rebuilt with houses requiring
30 percent less energy than conventional ones. These houses, heated by special non-polluting
systems, are also equipped with solar panels.

A larger project is under way in China. The first phase of this project will include houses for
400 families built with solar power, non-polluting bricks, and recycled wall insulation. In a
second phase, entire neighborhoods in six cities will be built. If all goes well, the Chinese
government plans to copy these ideas in new neighborhoods across China.

Green building ideas, on a small or large scale, are spreading. Individuals, companies, and
governments are beginning to see their benefits. Not only are they environmentally friendly,
green buildings improve living and working conditions and also save money in the long run.

(Adapted from "Advanced Reading Power" by Beatrice S. Mikulecky and Linda Jeffries).

Câu 36: Which of the following does the passage mainly discuss?

A. Successful green building projects all over the world.

B. An environmentally friendly approach to constructing buildings.

C. New technologies applied to constructing office buildings.

D. Economic benefits of environmentally responsible buildings.

Câu 37: The word "insulation" in paragraph 3 mostly means _______.

A. Devices that monitor changes in temperature.

B. Systems that protect buildings from the sun's rays.

C. Materials that prevent heat loss and absorption.

156
D. Panels that convert solar energy into electricity.

Câu 38: Which of the following is NOT mentioned in paragraph 7 as a merit of green
buildings?

A. Improving living conditions. B. Proving more economical eventually.

C. Being friendly to the environment. D. Increasing work productivity.

Câu 39: According to the passage, which of the following statements about green buildings
is TRUE?

A. They are environmentally responsible constructions with gardens.

B. They have only been built in technologically developed countries.

C. They are gaining in popularity in different parts of the world.

D. They are more economical and produce no pollution.

Câu 40: The word "they" in paragraph 2 refers to _______.

A. Green builders. B. Recycled materials. C. Rays of the sun. D. Solar panels.

PHẦN 2: TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU


Câu 41: Cho hàm số y = x3 + 3x2 + m có đồ thị ( C ) . Để đồ thị ( C ) cắt trục hoành tại 3 điểm

A, B , C sao cho C là trung điểm AB thì giá trị của tham số m là


A. m = −2 . B. m = 0 . C. m = −4 . D. −4  m  0 .

Câu 42: Tìm tập hợp các điểm biểu diễn số phức z biết rằng số phức z 2 có điểm biểu diễn
nằm trên truc hoành.
A. Trục tung.
B. Trục hoành.
C. Đường phân giác góc phần tư thứ (I) và thứ (III).
D. Trục hoành hoặc trục tung.

Câu 43: Cho khối lập phương ABCD. ABCD có độ dài một cạnh là a. Gọi M là điểm thuộc
cạnh BB sao cho BM = 2MB , K là trung điểm DD . Mặt phẳng ( CMK ) chia khối lập

phương thành hai khối đa diện, tính theo a thể tích V1 của khối đa diện chứa đỉnh C  .

157
7a3 95a 3 25a3 181a3
A. V1 = . B. V1 = . C. V1 = . D. V1 = .
12 216 72 432

8
Câu 44: Đổi biến x = 4sin t của tích phân I = 0
16 − x 2 dx ta được

 
4 4
A. I = −16  cos tdt .
2
B. I = 8 (1 + cos 2t ) dt .
0 0

 
4 4
C. I = 16  sin 2 tdt . D. I = 8 (1 − cos 2t ) dt .
0 0

Câu 45: Đặt a = log3 4, b = log5 4. Hãy biểu diễn log12 80 theo a và b .

2a 2 − 2ab a + 2ab
A. log12 80 = . B. log12 80 = .
ab + b ab
2ab + a 2a 2 − 2ab
C. log12 80 = . D. log12 80 = .
ab + b ab

Câu 46: Nếu tất cả các đường chéo của đa giác đều là 12 cạnh được vẽ thì số đường chéo là:
A. 121. B. 66. C. 132. D. 54.

Câu 47: Hai xạ thủ bắn mỗi người một viên đạn vào bia, biết xác suất bắn trúng vòng 10 của
xạ thủ thứ nhất là 0, 75 và của xạ thủ thứ hai là 0,85 . Tính xác suất để có ít nhất một viên đạn

trúng vòng 10 .
A. 0,9625. . B. 0,8625. . C. 0, 0375 . D. 0,375 .

Câu 48: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho mặt cầu ( S ) có phương trình

( x − 1)2 + ( y + 2)2 + ( z − 3)2 = 50 . Trong số các đường thẳng sau, mặt cầu ( S ) tiếp xúc với
đường thẳng nào?

158
x +1 y − 2 z + 3
A. = = . B. Trục Ox . C. Trục Oy . D. Trục Oz .
2 1 −1

Câu 49: Trên một cánh đồng cấy 60 ha lúa giống mới và 40 ha lúa giống cũ, thu hoạch được
tất cả 460 tấn thóc. Hỏi năng suất lúa mới trên 1 ha là bao nhiêu, biết rằng 3 ha trồng lúa mới
thu hoạch được ít hơn 4 ha trồng lúa cũ là 1 tấn.
A. 5 tấn. B. 4 tấn. C. 6 tấn. D. 3 tấn.

Câu 50: Cho hai vòi nước cùng lúc chảy vào một bể cạn. Nếu chảy riêng từng vòi thì vòi thứ
nhất chảy đầy bể nhanh hơn vòi thứ hai 4 giờ. Khi nước đầy bể, người ta khóa cả vòi thứ nhất
và vòi thứ hai lại, đồng thời mở vòi thứ ba cho nước chảy ra thì sau 6 giờ bể cạn nước. Khi
nước trong bể đã cạn mở cả ba vòi thì sau 24 giờ bể lại đầy nước. Hỏi nếu chỉ dùng vòi thứ
nhất thì sau bao lâu đầy bể nước?
A. 9 giờ. B. 7 giờ. C. 10 giờ. D. 8 giờ.

Câu 51: Trên một tấm bìa cac-tông có ghi 4 mệnh đề sau:

I. Trên tấm bìa này có đúng một mệnh đề sai.

II. Trên tấm bìa này có đúng hai mệnh đề sai.

III. Trên tấm bìa này có đúng ba mệnh đề sai.

IV. Trên tấm bìa này có đúng bốn mệnh đề sai.

Hỏi trên tấm bìa trên có bao nhiêu mệnh đề sai?


A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 52: Giả sử rằng trong một trường học nào đó, các mệnh đề sau là đúng:

+) Có một số học sinh không ngoan.

+) Mọi đoàn viên đều ngoan.

Khẳng định nào sau đây đúng?


A. Có một số học sinh là đoàn viên.
B. Có một số đoàn viên không phải là học sinh.
C. Có một số học sinh không phải là đoàn viên.

D. Không có học sinh là đoàn viên.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56.

Trong một thành phố, hệ thống giao thông bao gồm một tuyến xe điện ngầm và một tuyến xe
buýt.

159
+) Tuyến xe điện ngầm đi từ T đến R đến S đến G đến H đến I, dừng lại ở mỗi bến, sau đó
quay lại, cũng dừng ở các bến đó theo thứ tự ngược lại.
+) Tuyến xe buýt đi từ R đến W đến L đến G đến F, dừng lại ở mỗi bến, sau đó quay lại, cũng
dừng ở các bến đó theo thứ tự ngược lại.
+) Trên mỗi tuyến, có những xe buýt và xe điện thường, loại này dừng ở mỗi bến. Trong giờ
cao điểm, có một chiếc xe buýt express mà chỉ dừng ở các bến R, L và F, quay trở lại, cũng
chỉ dừng ở ba bến nói trên theo thứ tự ngược lại.
+) Một hành khách có thể chuyển từ tuyến xe điện hay xe buýt sang tuyến kia khi xe buýt và
xe điện dừng lại ở bến có cùng tên.
+) Không thể chuyển từ xe buýt express sang xe buýt thường.

+) Trong thành phố không còn loại phương tiện giao thông công cộng nào khác.
Câu 53: Để đi bằng phương tiện giao thông công cộng từ I đến W trong giờ cao điểm, một
hành khách phải làm gì sau đây?
A. Đổi sang xe buýt ở G. B. Chỉ dùng xe điện ngầm.
C. Lên một chiếc xe buýt thường. D. Lên xe buýt đi qua L.
Câu 54: Nếu một vụ cháy làm đóng cửa đoạn đường điện ngầm ở R, nhưng xe điện ngầm
vẫn chạy được từ I đến S và xe buýt vẫn dừng ở R một hành khách bất kỳ không thể đi bằng
phương tiện giao thông công cộng đến
A. F . B. L . C. R . D. T .

Câu 55: Chỉ sử dụng xe buýt, hành khách KHÔNG thể đi bằng phương tiện giao thông công
cộng từ
A. F đến W. B. G đến R. C. L đến H. D. L đến R.

Câu 56: Để di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng từ S đến I, hành khách phải đi
qua các bến nào sau đây?
A. Chỉ G và H. B. Chỉ F, G và H.
C. Chỉ H, L và W. D. Chỉ F, H, L và W.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 57 đến 60
Hai nam ca sĩ là: P và S; hai nữ ca sĩ là: R và V; hai danh hài nam là: T và W; và hai danh hài
nữ là: Q và U, là tám nghệ sĩ sẽ biểu diễn tại Nhà hát vào một buổi tối. Mỗi một nghệ sĩ biểu
diễn một mình và đúng một lần trong buổi tối đó. Các nghệ sĩ có thể biểu diễn theo một thứ
tự bất kỳ, thoả mãn các yêu cầu sau:
+) Các ca sĩ và các danh hài phải diễn xen kẽ nhau trong suốt buổi biểu diễn.

160
+) Người diễn đầu tiên phải là một nữ nghệ sĩ và người thứ hai là một nam nghệ sĩ.
+) Người diễn cuối cùng phải là một nam ca sĩ.

Câu 57: Nghệ sĩ nào sau đây có thể là người biểu diễn cuối cùng?
A. R. B. S. C. T. D. V.

Câu 58: Nếu P biểu diễn ở vị trí thứ tám, ai dưới đây phải biểu diễn ở vị trí thứ hai?
A. R . B. S . C. T . D. V .

Câu 59: Nếu R biểu diễn ở vị trí thứ tư, nghệ sĩ nào sau đây phải biểu diễn ở vị trí thứ sáu?
A. P B. S C. U D. V.

Câu 60: Nếu T biểu diễn ở vị trí thứ ba thì W phải biểu diễn ở vị trí thứ mấy?
A. Thứ nhất hoặc thứ năm. B. Thứ hai hoặc thứ năm.
C. Thứ tư hoặc thứ bảy. D. Thứ năm hoặc thứ bảy.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 63

Theo thống kê của một trường phổ thông về những khoảng dự trù phân bổ kinh phí năm 2019
được mô tả bởi biểu đồ trên, tổng số tiền trường này dự trù phải chi là 2 tỉ đồng, tăng khoảng
200 triệu so với năm 2018. Do đó, tổng số tiền chi cho mua sách năm 2019 sẽ tăng 38 triệu so
với năm 2018.

Câu 61: Trong năm 2019, trường phổ thông đó phải chi bao nhiêu tiền cho lương cán bộ quản
lí?
A. 900 triệu đồng. B. 300 triệu đồng.
C. 400 triệu đồng. D. 200 triệu đồng.

Câu 62: Lương chi cho cán bộ quản lí ít hơn lương chi cho giáo viên bao nhiêu phần trăm?
A. 15%. B. 30%. C. 10%. D. 50%.

Câu 63: Trong năm 2018, nhà trường đã dành khoảng bao nhiêu phần trăm tổng lượng chi

161
vào mua sách?
A. 10%. B. 15%. C. 9%. D. 12%.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 64 đến 66

Biểu đồ trên cho biết thông tin về số lượng film được sản xuất ở 4 quốc gia, thống kê theo
từng năm. Trục tung biểu thị số lượng film; trục hoành biểu thị thông tin của mỗi năm.

Câu 64: Trong giai đoạn 1998-2001, trung bình mỗi năm Thái Lan sản xuất được khoảng
bao nhiêu film?
A. 85. B. 63. C. 15,75. D. 17,5.

Câu 65: Năm nào số film Mỹ sản xuất chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số film 4 quốc gia đã
sản xuất?
A. Năm 1998. B. Năm 1999. C. Năm 2000. D. Năm 2001.

Câu 66: Trong năm 2001, số film Việt Nam sản xuất nhiều hơn số film Thái Lan sản xuất
bao nhiêu phần trăm?
A. 32.4% B. 47,8% C. 6% D. 3,7%
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 70
Số giờ làm việc trung bình đối với Số giờ làm việc trung bình đối với
Đất nước người lao động toàn thời gian người lao động bán thời gian
Nữ Nam Nữ Nam
Hy Lạp 39,9 42,5 29,3 30

162
Hà Lan 38 38 29,2 28,3
Anh 37 37,5 28 29
Nga 39,2 40,4 34 32
Câu 67: Đối với người lao động nữ làm việc toàn thời gian, số giờ làm việc trung bình ở Hà
Lan chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số giờ làm việc trung bình của nữ làm việc toàn thời
gian ở cả 4 quốc gia?
A. 25,9% . B. 31% . C. 24, 7% . D. 27,9% .
Câu 68: Số giờ làm việc trung bình của người lao động (toàn thời gian và bán thời gian) ở
Hy Lạp nhiều hơn số giờ làm việc trung bình của người lao động (toàn thời gian và bán thời
gian) ở Anh là bao nhiêu phần trăm?
A. 4% . B. 7, 2% . C. 6,1% . D. 3% .
Câu 69: Ở quốc gia nào, số giờ làm việc trung bình của người lao động nữ cao hơn những
quốc gia còn lại?

A. Hy Lạp. B. Hà Lan. C. Anh. D. Nga.


Câu 70: Số giờ làm việc trung bình của người lao động nam (toàn thời gian và bán thời gian)
nhiều hơn số giờ làm việc trung bình của người lao động nữ (toàn thời gian và bán thời gian)
là bao nhiêu phần trăm?
A. 4%. B. 2,1%. C. 1,1%. D. 3%.

PHẦN 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


Câu 71: Chất nào sau đây không có liên kết ba trong phân tử?
A. Axetilen. B. Propin. C. Vinyl axetylen. D. Etilen.
Câu 72: Este nào sau đây có mùi chuối chín?
A. Genaryl axetat. B. Isoamyl axetat.
C. Benzyl axetat. D. Etyl propionat.
Câu 73: Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí X được thực hiện như hình vẽ sau:

163
Cho các phát biểu sau về thí nghiệm trên:
(a) Đá bọt được sử dụng là CaCO3 tinh khiết
(b) Đá bọt có tác dụng làm tăng đối lưu trong hỗn hợp phản ứng.
(c) Bông tẩm dung dịch NaOH có tác dụng hấp thụ khí SO2 và CO2.
(d) Dung dịch Br2 bị nhạt màu dần.
(e) Khí X đi vào dung dịch Br2 là C2H4.
(f) Thay dung dịch Br2 thành dung dịch KMnO4 thì sẽ có kết tủa.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 74: Cho 13 gam bột Zn vào 150 ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi phản ứng xong thu
được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 12,85. B. 9,6. C. 12,8. D. 6,4.
Câu 75: Cho hai điện tích điểm đặt trong chân không. Khi khoảng cách giữa hai điện tích là r
thì lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn là F. Khi khoảng cách giữa hai điện tích là 3r thì
lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn là.
𝐹 𝐹
A. 9F. B. 3. C. 3F. D. 9 .

Câu 76: Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A
và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Trên đoạn thẳng AB, khoảng cách giữa hai
cực tiểu giao thoa liên tiếp là 0,5 cm. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng là.
A. 1,0 cm. B. 4,0 cm. C. 2,0 cm. D. 0,25 cm.
Câu 77: Các mức năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử hidro được xác định
13,6
bằng biểu thức 𝐸𝑛 = − (n = 1, 2,3,...). Nếu nguyên tử hidro hấp thụ một photon có năng
𝑛2

lượng 2,55eV thì bước sóng nhỏ nhất của bức xạ mà nguyên tử hidro có thể phát ra là:
A. 9,74.10-8 m. B. 1,46.10-8 m. C. 1,22.10-8 m. D. 4,87.10-8 m.

164
Câu 78: Hạt nhân 73𝐿𝑖 có khối lượng 7,0144u. Cho khối lượng của proton và notron lần lượt
là 1,0073u và 1,0087u. Độ hụt khối của hạt nhân 73𝐿𝑖 là:
A. 0,0401 u. B. 0,0457 u. C. 0,0359 u. D. 0,0423 u.
Câu 79: Nguyên nhân bazơ nitơ dạng hiếm gây đột biến gen là do:
A. Bazơ nitơ hiếm dễ liên kết không đúng với phân tử đường trong cấu trúc nuclêôtit.
B. Bazơ nitơ hiếm dễ dễ bị đứt khỏi phân tử đường trong cấu trúc nuclêôtit.
C. Vị trí liên kết hiđrô bị thay đổi dẫn đến kết cặp không đúng khi gen nhân đôi.
D. Vị trí liên kết bazơ nitơ trong cấu trúc nuclêôtit bị thay đổi dẫn đến kết cặp không đúng
trong nhân.

Câu 80: Tể bào sinh dưỡng từ hai loài có thể dung hợp và tạo ra tế bào lai mang hai bộ
nhiễm sắc thể lưỡng bội. Tế bào loài I có kiều gen AaBbdd và tế bào loài II có kiểu gen
EeGgHh. Nuôi các tế bào lai trong môi trường dinh dưỡng và cho phát triển thành cây lai.
Các cây lai này tự thụ phấn thu đời con F1, theo lí thuyết có thể tạo ra tối đa bao nhiêu dòng
thuần ở tất cả các gen ở đời con F1?

A. 4. B. 64. C. 8. D. 32.
Câu 81: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
A. Tiêu hóa nội bào.
B. Tiêu hoá ngọai bào.
C. Tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.
D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 82: Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen ở P: 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Theo lí
thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nếu quần thể chuyển sang tự phối, thì ở F1 tần số alen A bằng 0,6.

B. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 80% số cá thể mang alen A.

C. Alen A có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể nếu có tác động của các yếu tố ngẫu
nhiên.

D. Nếu có tác động của di - nhập gen thì có thể làm tăng tần số alen A.

Câu 83: Sự hiện diện của dãy Trường Sơn Bắc đã làm cho thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ
A. Có đồng bằng bị thu hẹp và đất đai màu mỡ.
B. Có mùa mưa chậm dần sang thu đông và gió tây khô nóng.
C. Không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc

165
D. Chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn các vùng khác
Câu 84: Cho đoạn thơ:
“Anh ở trong này chưa thấy mùa đông
Muốn gửi ra em một chút nắng vàng”
(Trích: Gửi nắng cho em - Bùi Văn Dung)
Đoạn thơ trên thể hiện sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo
A. Mùa. B. Độ cao. C. Bắc - Nam. D. Đông - Tây.
Câu 85: Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
A. Nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông và triều cường.
B. Sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn, rừng tràm trên quy mô lớn.
C. Sự gia tăng thiên tai, biến đổi thất thường của thời tiết và khí hậu.
D. Ô nhiễm môi trường, cháy rừng, khai thác quá mức tài nguyên.
Câu 86: Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa chủ yếu
nào sau đây?
A. Thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. Khai thác tốt thế mạnh, đa dạng hóa hoạt động sản xuất
C. Thúc đẩy phân hóa lãnh thổ, khai thác hợp lí tự nhiên.
D. Nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ.
Câu 87: Mục tiêu cốt lõi của Trung Quốc khi tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa (từ năm
1978)?
A. Lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng.
B. Biến Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
C. Xây dựng chính quyền dân chủ, nhân dân mang đặc sắc Trung Quốc.
D. Đưa Trung Quốc thành nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.
Câu 88: Trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, đế
quốc Mỹ giữ vai trò là?
A. Cố vấn chỉ huy. B. Yểm trợ về không quân, hỏa lực.
C. Hỗ trợ chiến đấu. D. Lực lượng chiến đấu chủ yếu.
Câu 89: Điểm mới của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương tháng 5 -
1941 so với Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương là chủ
trương
A. Thành lập chính quyền nhà nước của toàn dân tộc
B. Thành lập ở mỗi nước đông dương một đảng riêng.

166
C. Hoàn thành triệt để nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
D. Thành lập hình thức chính quyền công nông binh.
Câu 90: Hãy xác định nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri?
A. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu về nước.
B. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
C. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ của Việt Nam.
D. Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông
qua tổng
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
- Các định nghĩa về axit cacboxylic:
+ Axit cacboxylic là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm - COOH liên kết với gốc
hiđrocacbon, với H hoặc với nhau.
+ Axit cacboxylic là sản phẩm thu được khi thay nguyên tử H trong hiđrocacbon hoặc
H2 bằng nhóm - COOH.
+ Nếu phân tử có hai hay nhiều nhóm -COOH, chúng được gọi là axit đa chức.
- Tripeptit là gì?
+ Hợp chất có nguồn gốc từ phân tử peptit được cấu tạo từ 3 alpha âm amino axit liên kết với
nhau bằng kiểu liên kết peptit theo một trật tự nhất định và số liên kết thực tế của tripeptit là
02 liên kết peptit.
+Có rất nhiều biểu hiện khác nhau và theo đó là nhiều công việc và chức năng khác nhau, tất
cả các phân tử tripeptit đều chịu trách nhiệm thúc đẩy sự ổn định và cải thiện thông tin liên
lạc của tế bào trong môi trường của chúng.
+ Người ta thường biểu diễn cấu tạo các tripeptit bằng cách ghép từ bằng tên viết tắt của các
gốc theo trật tự của chúng.
Thí nghiệm: Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C7H13N3O4), trong đó X là muối
của axit đa chức, Y là tripeptit. Cho 27,2 gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư,
đun nóng thu được 0,1mol hỗn hợp 2 khí. Mặt khác 27,2 gam E phản ứng hoàn toàn với dung
dịch HCl dư, sau phản ứng thu được m gam chất hữu cơ.
Câu 91: Hãy chó biết X là chất nào dưới đây?
A. NH4OOC-CH2-COONH4. B. NH4CH3OOC-COONH4.
C. NH3OOCCH2-NH2OOCH. D. CH3NH3OOC-COONH4.
Câu 92: Phát biểu nào sau đây là đúng?

167
A. Tripeptit Y chính là Gly-Val-Gly. B. Tripeptit Y có tính axit.
C. Tripeptit Y có tính bazo. D. Tripeptit Y có tính trung tính.
Câu 93: Giá trị của m (g) là
A. 34,850. B. 44,525. C. 39,350. D. 42,725.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro và trong oxit cao nhất
tương ứng là a% và b%, với a:b = 15:8. Biết rằng do có tạo hợp chất khí với Hidro nên R là
nguyên tố thuộc nhóm nA với 4  n  7 .

Hình: Tinh thể của nguyên tố R.


Câu 94: Hãy xác định nguyên tố R?
A. Ge (M=73). B. Si (M=28). C. Pb (M=207). D. As (M=75).
Câu 95: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. R2On tan trong dung dịch H2SO4.
B. R2On tan trong muối kim loại kiềm cacbonat nóng chảy.
C. Dạng axit của R2On có tính axit mạnh hơn axit sunfurơ.
D. R2On tan trong dung dịch HCl.
Câu 96: Hỗn hợp A gồm SiO2 và Mg được đun nóng đến nhiệt độ cao, sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được hỗn hợp X gồm 3 chất rắn. Xử lý X cần vừa đủ 365 gam dung dịch
HCl 20% và cho kết quả:

- Thu được một khí Y bốc cháy ngay trong không khí và 401,4 gam dung dịch muối có nồng
độ 23,67%.

168
- Còn lại chất rắn Z không tan trong axit, nhưng tan dễ dàng trong dung dịch kiềm, tạo ra một
khí cháy được.

Tính thể tích khí Y và khối lượng của Z.

A. 22,4 lít; 8,4g. B. 33,6 lít; 7,4g. C. 22,4 lít; 6,4g. D. 33,6 lít; 9,4g.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để tr ả lời các câu từ 97 đến 99:
LASER là thuật ngữ viết tắt tiếng Anh ( Ligh Amplification Stimulated Emission of
Radiation), có nghĩa là khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích, được gọi là laze. Từ khi
phát minh năm 1960, laze đã có rất nhiều ứng dụng trong y học như phẫu thuật, vật lý trị liệu
cho đến điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống... Hiện nay, với tiến bộ của khoa học, laze đang có
thêm nhiều ứng dụng mới đầy triển vọng trong y học chữa bệnh cứu người.
Câu 97: Trong laze rubi có sự biến đổi năng lượng từ dạng nào sang quang năng ?
A. Quang năng. B. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
C. Nhiệt năng. D. Điện năng.
Câu 98: Cho nguồn laze phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,45 m với công suất 1,2W.
Trong mỗi giây, số photon do chùm sáng phát ra là:
A. 4,42.1012 photon/s. B. 4,42.1018 photon/s.
C. 2,72.1012 photon/s. D. 2,72.1018 photon/s.
Câu 99: Người ta dùng một laze CO2 có công suất 8 W để làm dao mổ. Tia laze chiếu vào
chỗ nào sẽ làm cho nước của phần mô ở chỗ đó bốc hơi và mô bị cắt. Biết nhiệt dung riêng,
khối lượng riêng và nhiệt hóa hơi của nước là: c = 4,18 kJ/kg.K;  =103 kg/m3 ; L = 2260
kJ/kg , nhiệt độ ban đầu của nước là 37oC. Thể tích nước mà tia laze làm bốc hơi trong 1s là:
A. 2,3 mm3. B. 3,9 mm3. C. 3,1 mm3. D. 1,6 mm3.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để tr ả lời các câu từ 100 đến 102.
Âm thanh là các dao động cơ học (biến đổi vị trí qua lại) của các phân tử, nguyên tử hay
các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các sóng. Âm thanh, giống như
nhiều sóng, được đặc trưng bởi tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độ và vận tốc lan truyền (tốc
độ âm thanh). Đối với thính giác của người, âm thanh thường là sự dao động, của các phân tử
không khí, và lan truyền trong không khí, va đập vào màng nhĩ, làm rung màng nhĩ và kích
thích bộ não.
Mức cường độ âm là đại lượng dùng so sánh độ to của một âm với độ to âm chuẩn. Do đặc
điểm sinh lí của tai, để âm thanh gây được cảm giác âm, mức cường độ âm phải lớn hơn một
giá trị cực tiểu gọi là ngưỡng nghe. Khi mức cường độ âm lên tới giá trị cực đại nào đó, sóng
âm gây cho tai cảm giác nhức nhối, đau đớn, gọi là ngưỡng đau.

169
Câu 100: Tai người có thể nghe được âm thanh có tần số trong khoảng:
A. 10 Hz – 10000 Hz. B. 16 Hz – 20000 Hz.
C. 20 Hz – 16000 Hz. D. 10 Hz – 16000 Hz.
Câu 101: Cảm giác về âm phụ thuộc những yếu tố nào sau đây ?
A. Nguồn âm và môi trường truyền âm. B. Nguồn âm và tai người nghe.
C. Môi trường truyền âm và tai người nghe. D. Tai người nghe và thần kinh thích giác.
Câu 102: Tại vòng loại giải Vô địch bóng đá U-23 châu Á 2020, đội tuyển Việt Nam gặp đội
tuyển Thái Lan trên Sân vận động Quốc gia Mĩ Đình, kích thước sân dài 105 m và rộng 68 m.
Trong một lần thổi phạt, thủ môn Tiến Dũng của đội tuyển Việt Nam bị phạt đứng chính giữa
hai cọc gôn, trọng tài đứng phía tay phải thủ môn, cách thủ môn 32,3 m và cách góc sân gần
nhất 10,5 m. Trọng tài thổi còi và âm đi đẳng hướng thì Tiến Dũng nghe rõ âm thanh là 40
dB. Khi đó huấn luyện viên Park Hang Seo đang đứng phía trái Tiến Dũng và trên đường
ngang giữa sân, phía ngoài sân, cách biên dọc 5 m sẽ nghe được âm thanh có mức cường độ
âm lớn xấp xỉ là.
A. 14,58 dB. B. 32,06 dB. C. 38,52 dB. D. 27,31 dB.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Alen gây chết thường là do những đột biến gen lặn gây ra. Những gen có chức năng quan
trọng cho sinh vật, khi bị đột biến thường gây chết cho thể đột biến. Các nhà khoa học dùng
kĩ thuật gen, tạo thể đồng hợp về alen đột biến gây chết và quan sát thời điểm biểu hiện kiểu
hình của gen. Từ đó có thể xác định thời điểm biểu hiện và vị trí mô biểu hiện của gen trong
quá trình phát triển của sinh vật.

Ví dụ về alen gây chết liên quan đến màu lông chuột. Chuột hoang dại có lông màu đen,
chuột mang alen đột biến có lông màu vàng. Khi lai chuột lông vàng với chuột hoang dại
thuần chủng luôn thu được tỉ lệ kiểu hình 1 chuột lông vàng: 1 chuột hoang dại. Khi cho
những con chuột lông vàng lai với nhau, đời con luôn thu được tỉ lệ 2 chuột lông vàng : 1
chuột lông đen. Nếu vậy tỷ lệ 2:1 là tỷ lệ đặc trưng của alen gây chết trong trường hợp alen
biểu hiện không phụ thuộc vào môi trường. Một số trường hợp khác alen gây chết chỉ tác
động trong một điều kiện môi trường nhất định, do đó tỷ lệ đặc trưng 2:1 có thể bị biến thiên.

Nghiên cứu đột biến gây chết có nhiều ý nghĩa to lớn. Các phòng thí nghiệm luôn giữ những
đột biến bằng cách nuôi cá thể dị hợp từ lưỡng bội. Tuy nhiên, đối với sinh vật đơn bội, để có
thể giữ được alen đột biến gây chết người ta sử dụng những đột biến gen gây chất nhạy cảm
nhiệt độ. Những alen này chỉ ảnh hưởng gây chết ở một nhiệt độ nhất định.

Câu 103: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

A. Alen gây chết thường là do những đột biến gen trội gây ra.

B. Dùng kĩ thuật gen tạo thể dị hợp về alen đột biến gây chết.

170
C. Những đột biến được giữ bằng cách nuôi cá thể dị hợp từ lưỡng bội.

D. Tỷ lệ 1:1 là tỷ lệ đặc trưng của alen gây chết trong trường hợp alen biểu hiện không
phụ thuộc vào môi trường khi lai chuột lông vàng với nhau.

Câu 104: Dựa vào 2 phép lai trên về màu lông chuột, có bao nhiêu nội dung sau đây không
đúng?

1 – alen đột biến lông vàng là alen trội so với dạng hoang dại.

2 – chuột lông vàng luôn có kiểu gen đồng hợp tử.

3 – tỷ lệ 2:1 là tỷ lệ đặc trưng của alen gây chết.

4 – chuột có kiểu gen đồng hợp alen đột biến bị chết trong giai đoạn phôi

5 – Có hiện tượng gen gây chết nằm trên NST thường hoặc NST giới tính.

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 105: Ở người, một đột biến gen lặn gây chết cho phôi từ giai đoạn sớm (aa gây chết),
gen trội A có sức sống bình thường. Một cặp vợ chồng được chuẩn đoán đều mang gen lặn
thể dị hợp tử (Aa). Cặp vợ chồng này sinh được một người con. Xác suất để người con này
mang alen bệnh (a) là bao nhiêu?
A. 2/4. B. 3/4. C. 2/3. D. 1/3.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Đặc điểm các nhóm tuổi khác nhau trong quần thể
- Các cá thể trong quần thể được phân chia thành các nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản,
nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản.
- Ngoài ra, người ta còn phân chia cấu trúc tuổi thành tuổi thọ sinh lí, tuổi thọ sinh thái và
tuổi quần thể.
a. Nhân tố ảnh hưởng đến các nhóm tuổi
- Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, nhưng cấu trúc đó cũng luôn thay đổi phụ thuộc vào
điều kiện sống của môi trường.
- Khi nguồn sống từ môi trường suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hoặc có dịch bệnh… các
cá thể non và già bị chết nhiều hơn cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.
- Trong điều kiện thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú, các con non lớn lên nhanh chóng, sinh
sản tăng, từ đó kích thước quần thể tăng lên.
b. Đặc điểm tháp tuổi của quần thể
Tháp tuổi chỉ ra 3 trạng thái phát triển số lượng của quần thể: quần thể đang phát triển (quần
thể trẻ), quần thể ổn định và quần thể suy thoái (quần thể già).

171
Câu 106: Khi nói về tuổi và cấu trúc tuổi, cho các phát biểu sau:

(1) Dù môi trường có biến động thì tỉ lệ các nhóm tuổi cũng hầu như không thay đổi.

(2) Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn
nhóm tuổi sau sinh sản.

(3) Cấu trúc tuổi trong quần thể phản ánh tỉ lệ đực : cái trong quần thể.

(4) Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi
trước sinh sản thì quần thể đang phát triển.

(5) Ở quần thể già, nhóm tuổi đang sinh sản ít hơn nhóm tuổi trước sinh sản và nhiều
hơn hoặc bằng nhóm tuổi sau sinh sản.

(6) Ở quần thể trẻ, nhóm tuổi trước sinh sản bằng hoặc lớn hơn nhóm tuổi đang sinh sản
và lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản.

Số phát biểu sai :

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 107: Một quần thể có nguy cơ bị diệt vong nếu giảm mạnh số cá thể trong nhóm tuổi:
A. Nhóm tuổi sinh sản. B. Nhóm tuổi trước sinh sản.
C. Nhóm tuổi sau sinh sản và sinh sản. D. Nhóm tuổi sau sinh sản.
Câu 108: Trong 3 hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của mỗi
nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:

Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản

172
Số 1 148 147 115

Số 2 80 120 180

Số 3 275 78 23

Hãy chọn kết luận đúng.

A. Quần thể số 2 đang có sự tăng trưởng số lượng cá.

B. Quần thể số 2 được khai thác ở mức độ phù hợp.

C. Quần thể số 3 có kích thước đang tăng lên.

D. Quần thể số 1 có kích thước bé nhất.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
Río de la Plata (có nghĩa là "Dòng sông Bạc"
trong tiếng Tây Ban Nha) là một dòng sông lớn
ở Nam Mỹ.
Ngay ở chỗ hợp lưu, bề ngang sông La Plata đã
rộng 48 km. Từ đó sông chảy theo hướng đông-
nam, tỏa rộng dần đến khi đổ ra biển thì bề
ngang là 220 km và được coi là cửa sông rộng
nhất thế giới. Sông La Plata là biên giới giữa hai nước Argentina và Uruguay. Hai cảng chính
trên sông là Buenos Aires ở hữu ngạn và Montevideo bên tả ngạn.
Río de la Plata còn là trung tâm của vùng La Pampa, vùng đồng cỏ bằng phẳng với khí hậu
ôn hoà, thích hợp cho nông nghiệp và cư trú, với dân số lên đến 43 triệu người. Đây là nơi
văn hoá Tango phát triển và ngôn ngữ địa phương tiếng Tây Ban Nha của dân cư quanh vùng
được gọi là Rioplatense theo tên của dòng sông.
Câu 109: Río de la Plata là một dòng sông, một cửa sông hay một vịnh biển?
A. Dòng sông.
B. Cửa sông.
C. Vịnh biển.
D. Cả ba phương án trên đều đúng, tùy theo cách nhìn.
Câu 110: Với vị trí nằm cạnh hai đô thị lớn với tốc độ phát triển nhanh, Rio de la Plata hiện
đang phải đối mặt với vấn đề nào là chủ yếu?

173
A. Các công trình xây dựng lấn sông, ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng.
B. Vấn đề khai thác cát trái phép làm sạt lở hai bên bờ sông.
C. Khai thác, đánh bắt tràn lan làm cạn kiệt nguồn lợi thủy hải sản
D. Ô nhiễm môi trường nước với tác nhân chính là rác thải sinh hoạt, chất thải công
nghiệp.
Câu 111: Ở Nam Mỹ, ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu là tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ
Đào Nha, vậy nên tên gọi của đại đa số các địa danh nơi đây cũng đều xuất phát từ hai thứ
tiếng này nhưng được Latin hóa. Ví dụ như “Río de la Plata” có nghĩa là “Dòng sông Bạc”
(địa danh "La Plata" tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "bạc"). Tương tự như vậy, hãy cho biết ý
nghĩa của tên gọi “Rio de Janeiro” là gì?
A. Dòng sông hoa hướng dương. B. Dòng sông xứ Phù Tang.
C. Dòng sông tháng Giêng. D. Dòng sông Samba.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:
Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam để phát triển đất nước nhanh và bền vững
Hiện nay, dân số toàn thế giới được thống kê chính thức là 7,834 tỷ dân vào năm 2020, dự đoán
là 7.9 tỷ vào năm 2021. Chúng ta gần đây đã chứng kiến những thay đổi lớn về tỷ lệ sinh và
tuổi thọ. Vào đầu những năm 1970, trung bình mỗi phụ nữ có 4,5 con; đến năm 2015, tổng mức
sinh trên thế giới giảm xuống dưới 2,5 con/phụ nữ. Trong khi đó, tuổi thọ trung bình toàn cầu
đã tăng, từ 64,6 tuổi vào đầu những năm 1990 lên 72,6 tuổi vào năm 2019. Ngoài ra, thế giới
đang chứng kiến mức độ đô thị hóa cao và tốc độ di cư tăng nhanh. Năm 2007 là năm đầu tiên
nhiều người sống ở thành thị hơn ở nông thôn và đến năm 2050, khoảng 66% dân số thế giới sẽ
sống ở thành phố.
Vấn đề dân số hiện nay được xác định tác động đến một loạt các nội dung lớn, bao gồm: lợi ích
của kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới, nghèo đói, sức khỏe bà mẹ, quyền con người,.... Dân
số hiện tại của Việt Nam là 99.270.682 người vào ngày 03/12/2022, theo số liệu mới nhất từ
Liên Hợp Quốc và chiếm 1,24% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong
bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.
Điển hình của những thành tựu đạt được đó là: tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng lên
đáng kể, từ năm 1989 đến năm 2021, tuổi thọ trung bình của Việt Nam liên tục tăng từ 65,2
tuổi lên 73,7, chất lượng dân số được cải thiện. Tầm vóc thể lực của người Việt Nam có bước
cải thiện, từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam tăng thêm 6,6
cm, đạt 168,1 cm ở nam (2020) và 156,2 cm ở nữ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ suất tử vong trẻ

174
em đã giảm 2/3; tỷ số tử vong mẹ giảm 3/4 so với năm 1990. Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu
dân số vàng, với khoảng 66 triệu người trong độ tuổi lao động. Đây là nền tảng và cơ hội vàng
cho Việt Nam có thể thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
(Đỗ Hồng Thanh, Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam để phát triển đất nước nhanh và bền
vững, Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang).
Câu 112: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về “Cơ cấu dân số vàng”?
A. Lực lượng trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn trong có cấu dân số.
B. Là giai đoạn chuyển tiếp từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già.
C. Xuất hiện chủ yếu ở các nền kinh tế lớn, các quốc gia phát triển.
D. Đặt ra nhiều cơ hội và thách thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Câu 113: Điều nào sau đây là đúng?
A. Tỉ lệ thành thị gia tăng là xu hướng chung trên toàn thế giới, tuy nhiên số dân thành thị
vẫn còn ít hơn so với số dân nông thôn.
B. Tỉ lệ thành thị gia tăng chỉ xuất hiện ở một số quốc gia phát triển và đang phát triển, tuy
nhiên số dân thành thị đã chiếm ưu thế so với số dân nông thôn.
C. Nhìn chung, chất lượng dân số của nước ta đang từng bước được cải thiện, là một trong
những quốc gia có thể lực và trí lực dân cư hàng đầu thế giới.
D. Các tiến bộ về khoa học – kỹ thuật và y tế đã giúp cho chất lượng dân cư Việt Nam nói
riêng và thế giới nói chung được nâng cao một cách rõ rệt.
Câu 114: Giả sử dân số của nước ta gia tăng với tỉ lệ không đổi là 1,14% so với năm trước
đó. Vậy vào lúc nào thì dân số của nước ta sẽ vượt mốc 150 triệu người?
A. 03/12/2046. B. 03/12/2047. C. 03/12/2048. D. 03/12/2049.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:
Thái độ của tầng lớp sĩ phu phong kiến Việt Nam trước những tri thức khoa học – kỹ
thuật phương Tây từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX
Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XIX, các vua triều Nguyễn đã nhiều lần cử các
sứ đoàn xuất ngoại tới một số quốc gia và vùng hải đảo ở khu vực châu Á như Tân Gia Ba
(tức Singapore), Giang Lưu Ba (tức Batavia, nay là Jakarta, Indonesia), Tiểu Tây Dương (tức
khu vực bán đảo Ấn Độ)… Đó đều là những nơi mà người phương Tây đang cai trị hoặc có
ảnh hưởng lớn. Bên cạnh hoạt động thương mại, các sứ đoàn còn có nhiệm vụ tìm hiểu về
một thế giới mới bên ngoài Việt Nam và Trung Hoa, đó chính là phương Tây.

175
Các ghi chép đều cho thấy các sĩ phu Việt Nam đều kinh ngạc và ngưỡng mộ hoa học kỹ
thuật. Phan Huy Chú đã dành cho nền kỹ nghệ Tây phương sự ngợi khen và thán phục: “Kẻ
đầu tiên làm ra máy này là thuộc bậc Thánh trí vậy”[Hải trình chí lược, tr.845]. Ông tỏ ra rất
kính phục những máy móc, đồ dùng của nền công nghiệp Hà Lan và phương Tây: “Bánh xe
nhỏ nên dễ di chuyển, khi xe vòng lượn khó bị lật đổ. Hai con ngựa kéo phía trước chạy như
bay… Đồ dùng của Hoà Lang đại khái đều tinh xảo, ví như đồng hồ và tàu chạy bằng hơi
nước đều gần như đoạt cái khéo léo của tạo hoá. Máy móc bên trong tinh vi, bí mật khó hình
dung được”.

Tuy nhiên, dù có cái nhìn khá cởi mở với tri thức khoa học kỹ thuật phương Tây, các sĩ phu
Việt Nam hồi nửa đầu thế kỷ XIX vẫn không thoát khỏi vấn đề “thế giới quan”. Thế giới
quan của Nho giáo đã trở thành cái khung cứng nhắc được duy trì từ đời này qua đời khác mà
các sĩ phu vẫn dùng nó để đánh giá hiện thực.

Phan Huy Chú trong Hải Trình Chí Lược đã nhận xét: “Tập quán phương Tây, lễ tục giản dị,
không chuộng đẳng cấp, quyền uy… Người dưới yết kiến người trên không có lễ sụp lạy
khấu đầu. Nghe nói vua nước ấy cũng rất giản dị, mỗi khi đi xe ra ngoài, mà thấy có người
chắp tay kính cẩn, liền dừng xe để đáp lại. Bản thân là bậc quân trưởng mà đi cùng với kẻ
thất phu, chứ không biết đến lễ giáo điển chương của Chu Khổng, nên tuy họ tài khéo trăm
thứ, cuối cùng vẫn bị liệt vào hàng Man Di vậy”

Đến tận thời Tự Đức vẫn còn đánh giá: “Theo cách lập thuyết của họ (phương Tây) thì không
có âm dương, ngũ hành, tương sinh tương khắc…như thế cái học của họ đã trái lý và không
hợp với cổ nhân rồi, còn lấy gì mà suy tôn họ nữa” (Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, Hà
Nội, NXB Khoa học Xã hội; 1997).
Với nhận thức của phần đông giới sĩ phu nước nhà lúc bấy giờ, sự du nhập của những tri thức
khoa học kỹ thuật phương Tây sẽ đưa đến sự băng hoại đối với nền văn hóa truyền thống của
dân tộc. Theo tư duy của họ, chỉ có thời Nghiêu Thuấn là phát triển, là văn minh, coi xưa hơn
nay, chỉ cho mình là chính đạo, văn minh. Họ coi Khổng Tử là thầy tiêu biểu của muôn đời,
các giáo lý của đạo Nho và các phát minh từ thời thượng cổ là chân lý cuối cùng, còn khoa
học kỹ thuật của phương Tây chỉ là trò “dâm xảo” mà thôi.
(Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn).
Câu 115: Dù có cái nhìn khá cởi mở với tri thức khoa học kỹ thuật phương Tây, các sĩ phu

176
Việt Nam hồi nửa đầu thế kỷ XIX vẫn không thoát khỏi vấn đề gì?
A. Thế giới quan của Nho giáo. B. Thế giới quan của Công giáo.
C. Các quy định của nhà nước. D. Làn sóng không ủng hộ từ nhân dân.
Câu 116: Nho giáo bắt đầu từ đâu, do ai sáng lập?
A. Nho giáo ra đời vào khoảng thế kỉ VI TCN ở Trung Quốc, Người sáng lập là Chu Công
Đán.
B. Nho giáo ra đời vào khoảng thế kỉ VI TCN ở Trung Quốc, Người sáng lập là Khổng
Tử.
C. Nho giáo ra đời vào khoảng thế kỉ V TCN ở Trung Quốc, Người sáng lập là Phục Hy.

D. Nho giáo ra đời vào khoảng thế kỉ VI TCN ở Trung Quốc, Người sáng lập vua Linh
Vương.
Câu 117: Những tư tưởng tác hại chính yếu của Nho giáo đối với phát triển tri thức khoa học
– kỹ thuật thời điểm đó.
A. Khinh miệt và chủ trương xóa bỏ những phong tục tập quán bản địa để bắt chước
Trung Hoa, xem những tộc người chưa bị Hán hóa là “man di mọi rợ”, và tiến hành “giáo
hóa” mà thực tế là đồng hóa họ cho giống Hán.
B. Nền giáo dục chỉ dành cho nam giới, nữ giới chức trách phục vụ đàn ông, không được
tham gia vào vấn đề khác.
C. Một số nghề nghiệp trong xã hội Việt Nam đã bị coi khinh, mặc dù cần thiết, có ích cho
cuộc sống của con người như nghề xướng ca, nghề thương mại...
D. Vẫn còn bám vào những tư tưởng “siêu việt” của Nho giáo để dè bỉu bọn “Tây di”, từ
chối các yêu cầu cải cách, duy tân.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120:
NƯỚC ĐỨC TRONG NHỮNG NĂM 1929 - 1939
Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế - chính
trị - xã hội, Đức khủng hoảng trầm trọng. Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm
quyền quyết định đưa Hit-le thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức lên nắm chính quyền.
Đứng đầu Đảng Quốc xã là Hít le: Công khai tuyên truyền tư tưởng phục thù cho nước Đức.
Chống cộng sản đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và phân biệt chủng tộc. Phát xít
hoá bộ máy nhà nước. Thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hit-le làm thủ lĩnh tối cao và
tuyệt đối. Đảng Cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh song không ngăn cản được quá trình ấy.
Ngày 30/1/1933, Hit-le lên làm Thủ tướng. Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức.
Nước Đức trong thời kỳ Hit-le cầm quyền (1933 - 1939): Trong thời kỳ cầm quyền (1933 -
1939) Hit-le đã thực hiện các chính sách tối phản động về chính trị, xã hội, đối ngoại.

177
Chính trị: Công khai khủng bố của Đảng phái dân chủ tiến bộ, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài
vòng pháp luật. Thủ tiêu nền cộng hòa Viama, thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hit-le
làm thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối. Tháng 2/1933, chính quyền phát xít Đức dựng lên “vụ đốt
cháy nhà Quốc hội” để lấy cớ khủng bố, tàn sát những người cộng sản. Năm 1934 Tổng
thống Hin-đen-bua qua đời. Hit-le tuyên bố hủy bỏ hoàn toàn nền cộng hòa Vaima, thay vào
đó là nền “Chuyên chế độc tài khủng bố công khai” mà Hit-le là thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối.
Năm 1934 Hit lexưng là quốc trưởng suốt đời.
Kinh tế: Tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.
Thành lập Hội đồng kinh tế (7-1933), phục hồi công nghiệp, nhất là công nghiệp quân sự,
giao thông vận tải, giải quyết thất nghiệp… Đối ngoại: chuẩn bị chiến tranh Nước Đức tuyên
bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động. Ra lệnh tổng động viên quân dịch
(1935), xây dựng nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ. Ký với Nhật Bản “Hiệp ước
chống Quốc tế Cộng sản” hình thành khối phát xít Đức - Italia - Nhật Bản. Mục tiêu: Nhằm
tiến tới phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Lịch sử 11
Câu 118: Để thực hiện nền chuyên chính độc tài, ở trong nước Chính phủ Hítle đã thực hiện
chính sách
A. Bài Do Thái.
B. Hạn chế các quyền tự do dân chủ tối thiểu của người dân.
C. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân phản đối chế độ độc tài.
D. Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ (trước tiên là Đảng Cộng sản).
Câu 119: Đường lối đối ngoại chủ yếu của Chính phủ Hitler là
A. Bắt tay với các nước phát xít
B. Thực hiện chính sách đối ngoại nước lớn
C. Tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh
D. Mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước tư bản châu Âu
Câu 120: Nguyên nhân dẫn đến Đảng Quốc xã lên cầm quyền ở Đức là:
A. Giai cấp tư sản cầm quyền ở Đức bất lực đối với cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1923.
B. Giai cấp tư sản ủng hộ Hitler.
C. Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội dân chủ thiếu kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít.
D. Đảng Quốc xã có lực lượng mạnh, đứng đầu là Hitler.

178
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

SÁCH VỀ ĐÍCH TAQ 2023

ĐỀ SỐ 07
PHẦN 1: NGÔN NGỮ
1.1 TIẾNG VIỆT
Câu 1: “Sóc phong xung hải khí lăng lăng/ Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng/
Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc/ Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng”
(Bạch Đằng hải khẩu, Nguyễn Trãi).
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

A. Dân gian. B. Trung đại. C. Thơ mới. D. Hiện đại.


Câu 2: Chọn từ đúng điền vào câu sau:
"Đêm khuya vắng vắng trống canh ......
Trơ cái hồng nhan với nước non"
(Tự tình, Hồ Xuân Hương).
A. Đồn. B. Dồn. C. Chảy. D. Tán.
Câu 3: Nơi vắng vẻ trong bài thơ Nhàn được hiểu là một nơi như thế nào?
A. Nơi náo nhiệt.
B. Nơi người cầu cạnh ta và ta cũng cầu cạnh người.
C. Nơi tĩnh tại của thiên nhiên và cũng là nơi thảnh thơi của tâm hồn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Qua tác phẩm Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân muốn thể hiện điều gì?
A. Tài năng, khí phách và thiên lương trong sáng của một con người tài hoa.
B. Cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc.
C. Truyền thống yêu nước trong một gia đình nông dân Nam Bộ.
D. Vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng Tây Nguyên.

Câu 5: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

179
Phải chăng ta lớn lên là để học cách tự yêu lấy bản thân mình khi ta biết ngoài kia người
ta sống với nhau không hẳn là không có điều kiện. Yêu lấy bản thân mình để không để ai
làm tổn thương nó, yêu lấy bản thân mình để trân trọng những cơ hội, những thách thức...

Phải chăng lớn lên là để biết được cuộc sống đa chiều và không ai có thể là người hoàn
hảo. Nếu như có ai làm điều không tốt với ta cũng không nên sân si oán giận. Lớn rồi
phải biết cách tha thứ và cảm thông. Không ai hoàn hảo nên ai cũng có thể mắc sai lầm
nhưng quan trọng hơn cả là họ biết sửa chữa những lỗi lầm của mình. Lớn rồi nên trái tim
cũng lớn thêm ra, đủ bao dung và ấm áp cho tất cả mọi người.

Phải chăng lớn lên là để biết đôi khi con người ta nên học cách chấp nhận những thất bại,
có những cố gắng hết mình nhưng chẳng đi đến đâu hoặc là kết quả không như ý muốn.
Đừng buồn vì cuộc sống thử thách quá khắc nghiệt với mình, mọi sự trên đời xảy đến đều
có lý do. Khi bản thân đầy đủ những vết tích của cuộc sống, tâm hồn bạn trở nên rắn rỏi
và bình yên. Ngoảnh nhìn lại rồi bạn sẽ thấy khó khăn hôm qua nhào nặn nên con người
bạn hôm nay: trưởng thành - mạnh mẽ - và bình yên trước bão táp cuộc đời.

(Trích Đánh thức con người phi thường trong bạn- Anthony Robbins).

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản?

A. So sánh. B. Nhân hoá. C. Liệt kê. D. Điệp cấu trúc.

Câu 6: Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn độc lập của tác giả Hồ Chí Minh là gì?
A. Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của
Pháp (1791).
B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Mỹ (1776) và Tuyên ngôn Độc lập của
Pháp (1791).
C. Tuyên ngôn Độc lập của Pháp (1776).
D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Mỹ (1791).
Câu 7: Nội dung nào không được phản ánh trong tác phẩm Đọc Tiểu Thanh kí của
Nguyễn Du?
A. Cảm thương cho số phận nàng Tiểu Thanh.
B. Cảm thương cho những kiếp người “tài hoa bạc mệnh”.
C. Thể hiện cảm xúc, suy tư của tác giả.

180
D. Lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã bần cùng hóa con người.
Câu 8: Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. Vô vàng. B. Xem sét. C. Trao chuốt. D. Sở dĩ.
Câu 9: Trong các câu sau:
I. Từ những chị dân quân ngày đêm canh giữ đồng quê và bầu trời Tổ quốc, đến những bà
mẹ chèo đò anh dũng trên các dòng sông đầy bom đạn, tất cả đều thể hiện tinh thần chiến
đấu bất khuất.
II.Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ cao cả để chúng ta vận dụng trong
thực tế.
III. Để phát huy tinh thần sáng tạo và năng động, thế hệ trẻ nên tiếp cận với khoa học tiên
tiến.
IV. Giữa cái ồn ã, xô bồ của thành phố và cái yên tĩnh, hiền hòa của vùng quê Nam Bộ.
Những câu nào mắc lỗi:
A. III và IV. B. III và II. C. II và I. D. II và IV.
Câu 10: Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Chỉ cần chuyện
này.........., tương lai của bé Long sẽ vô cùng..............”
A. Suôn sẻ, xán lạn. B. Suôn sẻ, sáng lạng.
C. Suông sẻ, sáng lạng. D. Xuôn xẻ, xán lạn.

Câu 11: Các từ “líu lo, nhí nhảnh, róc rách” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ ghép tổng hợp. B. Từ ghép chính phụ.
C. Từ láy bộ phận. D. Từ láy phụ toàn bộ.
Câu 12: “Mặt trời (1) của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời (2) của mẹ em nằm trên lưng.”
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm).
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. Mặt trời (1). B. Mặt trời (2). C. Bắp. D. Lưng.
Câu 13:Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ “tay” được dùng với nghĩa
chuyển?
(1) Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.
Một tay thì cắp hỏa mai,
Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền.
Thùng thùng trống đánh ngũ liên,

181
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.
(Ca dao).
(2) Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.
(Truyện Kiều).
(3) Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
(Ca dao).
(4) “Cũng nhà hành viện xưa nay,
Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người”
(Truyện Kiều, Nguyễn Du).
A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (3) và (1). D. (2) và (4).
Câu 14: “Vừa về đến nhà, con chó đã chạy ra mừng quýnh.” Đây là câu:
A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ.
C. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ. D. Sai logic.
Câu 15: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.
Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh
gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp
vào đời sống chung quanh.”
(Nguyễn Đình Thi).
A. Phép lặp, phép liên tưởng. B. Phép nối, phép thế.
C. Phép lặp, phép nối, phép thế. D. Phép lặp, phép liên tưởng, phép
nối, phép thế.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
“Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa
Chúng nó chẳng còn mong được nữa
Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng
Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn
Đã bước dưới mặt trời cách mạng.
Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng
Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu
Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu
Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!

182
Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,
Rắn như thép, vững như đồng.
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!”
(Trích “Ta đi tới”, Tố Hữu).
Câu 16: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.
A. Tự sự. B. Nghị luận. C. Miêu tả. D. Biểu cảm.
Câu 17: Nêu ý nghĩa nội dung của đoạn thơ trên.
A.Tuổi thơ lớn lên từ trong bom đạn.
B.Thiên nhiên Việt Nam tươi đẹp và hùng vĩ.
C.Ý chí kiên cường của nhân dân.
D.Tất cả các đáp án trên.
Câu 18: “Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,
Rắn như thép, vững như đồng.
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!”
Trong 5 câu thơ trên của đoạn thơ, tác giả sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ gì?
A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Nói giảm nói tránh.
Câu 19: Biện pháp tu từ trong khổ thơ trên có tác dụng gì?
A. Đề cao sự hùng vĩ của thiên nhiên.
B. Tạo nhịp điệu cho câu thơ.
C. Nhấn mạnh sức mạnh của nhân dân ta.
D. Làm cho sự vật, sự việc giống như con người.
Câu 20: Ý nghĩa của hai câu thơ:
“Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn
Đã bước dưới mặt trời cách mạng.”
A. Đất nước ta trù phú, tươi đẹp. B. Đất nước ta văn minh, phát triển.
C. Đất nước ta đã tìm thấy chân lí cho mình. D. Tất cả các đáp án trên.
1.2. TIẾNG ANH

Questions 21-25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each


blank.

183
Câu 21: The local clubs are making every _______ to interest more young people.
A. Volunteer. B. Effort. C. Donation. D. Fund.
Câu 22: The firefighters arrived at the scene just in time to _______ the fire.
A. Call back. B. Stand up. C. Count on. D. Put out.
Câu 23: I’m sure you’ll have no difficulty_________ the exam.
A. Pass. B. To pass. C. Passed. D. Passing.
Câu 24: He just ran round like a headless _______ when he tried to work on too many
projects but ended up not achieving anything.
A. Snake. B. Horse. C. Chicken. D. Duck.
Câu 25: laura _______ her bedroom when she found her missing diary.
A. Cleans. B. Has cleaned. C. Was cleaning. D. Is cleaning.

Questions 26-30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.

Câu 26: Thanks to the municipal authority’s endeavours to combat crime, the city’s incident
of juvenile delinquency has been falling.
A. Municipal. B. Endeavours. C. Juvenile. D. Delinquency.
Câu 27: Tiana forgets to bring her notebook to the biology class yesterday morning.
A. Forgets. B. To. C. Biology. D. Morning.
Câu 28: Her laptop crashed ten minutes ago and she still hasn’t been able to turn them on.
A. Crashed. B. Still. C. Been. D. Them.
Câu 29: Unlike the old one, this new copier can perform their functions in half the time.
A. Unlike. B. Can perform.
C. Their functions. D. In half the time.
Câu 30: She only had a twenty-dollars bill with her when she landed at Healthrow airport.
A. Had. B. Twenty-dollars bill.
C. When. D. At.

Questions 31-35: Which of the following best restates each of the given sentences?

Câu 31: Passengers are not permitted to use their mobile phones during the flight.

A. Passengers needn’t use their mobile phones during the flight.

B. Passengers mustn’t use their mobile phones during the flight.

C. Passengers shouldn’t use their mobile phones during the flight.

184
D. Passengers wouldn’t use their mobile phones during the flight.

Câu 32: Tony started working as a volunteer in 2010.

A. Tony hasn’t been working as a volunteer since 2010.

B. Tony didn’t get used to working as a volunteer in 2010.

C. Tony used to work as a volunteer in 2010.

D. Tony has worked as a volunteer since 2010.

Câu 33: He said: “What time will you get up tomorrow morning, Melda?”

A. He asked Melda what time would she get up tomorrow morning?

B. He asked Melda what time she will get up tomorrow morning.

C. He asked Melda what time she would get up tomorrow morning.

D. He asks Melda what time she would get up tomorrow morning.

Câu 34: She wasn’t wearing a seat-belt. She was injured.

A. If she hadn’t been wearing a seat-belt, she wouldn’t have been injured.

B. If she had been wearing a seat-belt, she would have been injured.

C. If she had been wearing a seat-belt, she wouldn’t be injured.

D. If she had been wearing a seat-belt, she wouldn’t have been injured.

Câu 35: Harry had packed his luggage. After that, he loaded it into the car and set off for the
airport.

A. Packing his luggage, Harry loaded it into the car and set off for the airport.

B. Only after Harry had packed his luggage, did he load it into the car and set off for the
airport.

C. No sooner had Harry packed his luggage when he loaded it into the car and set off for
the airport.

D. Not until had Harry packed his luggage did he load it into the car and set off for the
airport.

Questions 36-40: Read the passage carefully

185
Have you ever felt that there aren’t enough hours in the day? These days we have to do our
jobs, look after our homes, save energy to help the environment, and do exercise to stay
healthy! Like many of us, Alex Gadsden never had enough time. He ran a business and a
home and needed to lose weight. So he decided to do something about it. He invented the
cycle washer. The 29-year-old now starts each day with a 45-minute cycle ride. He not only
feels healthier but he saves on his energy bills and does the washing too.

He said, “It gives the user a good workout. I’ve only used it for two weeks but I’ve already
noticed a difference.” “I tend to get up at around six-thirty now and get straight on the cycle
washer. I keep it in the garden, so it’s nice to get out in the fresh air. Afterwards, I feel full of
energy. Then I generally have breakfast and a shower and I really feel ready to start the day.”
The green washing machine uses 25 litres of water a wash, and takes enough clothes to fill a
carrier bag. He normally cycles for 25 minutes to wash the clothes, and then for another 20
minutes to dry them. And it doesn’t use any electricity, of course.

Mr Gadsden, the boss of a cleaning company, believes his machine could become very
popular. With an invention which cleans your clothes, keeps you fit and reduces your
electricity bill, he may well be right.

(Adapted from English Unlimited by Alex Tilbury et al).

Câu 36: What is the passage mainly about?

A. The importance of daily exercise. B. Ways to do the washing properly.

C. Cycling makes you healthier. D. A fascinating invention.

Câu 37: The word ran in paragraph 1 is closest in meaning to _______.

A. Moved. B. Allowed. C. Managed. D. Changed.

Câu 38: According to paragraph 1, what does Alex Gadsden achieve with the invention of
the cycle washer?

A. His electricity bills are reduced.

B. He puts on weight.

C. He helps his wife with the washing-up.

D. He becomes more involved in recycling.

Câu 39: The word it in paragraph 2 refers to _______.

A. Difference. B. The cycle washer. C. The fresh air. D. Workout.

Câu 40: Which of the following is NOT true, according to the passage?

186
A. Alex Gadsden is positive about the success of the cycle washer.

B. The cycle washer can help you to remain strong and healthy.

C. It doesn’t require any electricity to run the cycle washer.

D. Alex’s machine isn’t effective in terms of cleaning the clothes.

PHẦN 2: TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU


Câu 41: Một đoàn xe vận tải dự định điều một số xe cùng loại đi vận chuyển 60 tấn hàng.
Lúc sắp khởi hành, đoàn xe được giao chở thêm 25 tấn nữa, do đó phải điều thêm 1 xe cùng
loại và mỗi xe phải chở thêm 2 tấn. Tính số xe phải điều theo dự định. Biết mỗi xe chở số
hàng như nhau và số xe nhỏ hơn 10 .
A. 3 xe. B. 4 xe. C. 5 xe. D. 6 xe.
Câu 42: Cho một đa giác đều có 18 đỉnh nội tiếp trong một đường tròn tâm O. Gọi X là tập
hợp các tam giác có các đỉnh là các đỉnh của đa giác trên. Tính xác suất để chọn được một
tam giác từ tập X là tam giác cân nhưng không phải là tam giác đều.
7 14 121 3
A.816. B. 136. C. 136. D. 17.

Câu 43: Phương trình 3x 2 + 6 x + 3 = 2 x + 1 có tập nghiệm là :


A. 1 − 3;1 + 3 .  
B. 1 − 3 .  
C. 1 + 3  D.  .

Phương trình 3 − 4cos 2 x = 0 tương đương với phương trình nào sau đây?
1 1 1 1
A. cos 2 x = . B. cos 2 x = − . C. sin 2 x = . D. sin 2 x = − .
2 2 2 2

Câu 45: Tìm số nghiệm của phương trình log3 ( 2 x − 1) = 2.

A. 1. B. 5 . C. 2 . D. 0 .
Câu 46: Một người gửi X triệu đồng vào một ngân hàng với lại suất 0, 4% /tháng. Biết rằng
nếu không rút tiền khỏi ngân hàng thì cứ sau mỗi tháng, số tiền lãi sẽ được nhập vào vốn ban
đầu để tính lãi cho tháng tiếp theo. Sau đúng 6 tháng, người đó được lĩnh số tiền (cả vốn ban
đầu và lãi) là 102.424.000đồng, trong khoảng thời gian này người đó không rút tiền ra và lãi
suất không thay đổi. Hỏi người đó đã gửi bao nhiêu tiền?
A. 100 000 000 đồng. B. 102 000 000 đồng.
C. 101 000 000 đồng. D. 103 000 000 đồng
Câu 47: Một tổ học sinh có 6 nam và 3 nữ được yêu cầu xếp thành một hàng ngang. Số cách
sắp xếp sao cho không có 2 bạn nữa nào đứng cạnh nhau là:

187
A. 9!. B. 25200. C. 151200. D. 86400.
Câu 48: Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh 2a , mặt bên SAB là
tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy. Tính khoảng cách h từ
điểm A đến mặt phẳng ( SCD ) .

2a 21 a 3 2a 3
A. h = . B. h = 2a . C. h = . D. h = .
7 2 7
Câu 49: Cho hai số phức z1 = 5 − 7i và z2 = 2 + 3i . Tìm số phức z = z1 + z2 .

A. z = 7 − 4i . B. z = 2 + 5i . C. z = −2 + 5i . D. z = 3 − 10i .

Câu 50: Cho hình phẳng giới hạn bởi các đường y = tan x, y = 0, x = 0, x = quay xung
3
quanh trục Ox. Thể tích của khối tròn xoay tạo thành bằng:
   
A. V =   3 −  . B. V =   3 − 
 3  3

   
C. V =   3 −  . D. V =   3 −  .
 3  3
Câu 51: Trong một cuộc chạy điền kinh, bảy vận động viên M,N,P,Q,R,S và T đứng thành
một hàng ngang ở vạch xuất phát và nhìn về đích. M đứng kế phải T; T đứng ở vị trí thứ 4
bên phải P; Q đứng giữa N và S; P đứng ở vị trí thứ 3 bên trái N; nếu có 3 vận động viên bên
phải N thì đó là những vận động viên nào?
A. S, M và T. B. M,T và Q. C. R,M và T. D. Q,S và P.
Câu 52: Có năm con ngựa M,N,P,Q,R đi vào chuồng theo tuần tự từng con; M vào trước N;
P vào trước N nhưng sau Q; R vào trước M nhưng sau P. Phát biểu nào sao đây đúng.
A. N vào trước R. B. M vào sau Q. C. R vào trước Q. D. P vào sau R.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56:
Một kí túc xá có 3 loại phòng là phòng 2, phòng 3, phòng 4. Có 9 bạn sinh viên là A, B, C, D,
E, F, G, H, I vào thuê 3 phòng thuộc 3 loại phòng đó.
Cho các thông tin sau:
1. E và F không ở loại phòng 2 người.
2. B và C không ở loại phòng 3 người.
3. A và D luôn ở chung với nhau.
4. H và I luôn ở chung với nhau, cả hai không ở loại phòng 3 người.
Câu 53: Với các dữ kiện ở đề bài, cách chia phòng nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Phòng 2: H, I; Phòng 3: E, F, G; Phòng 4: B, C, A, D.

188
B. Phòng 2: H, I; Phòng 3: E, F, B; Phòng 4: G, C, A, D.
C. Phòng 2: A, D; Phòng 3: C, H, I; Phòng 4: B, G, E, F.
D. Phòng 2: E, F; Phòng 3: I, H, G; Phòng 4: B, C, A, D.
Câu 54: Nếu H ở loại phòng 4 và A không ở loại phòng 3 thì có bao nhiêu khẳng định luôn
đúng trong các khẳng định dưới đây?
I. E và G luôn ở chung phòng.
II. I, H, B ở chung phòng.
III. B và C luôn ở chung phòng.
IV. Phòng 3 chỉ có thể là E, F, G ở chung với nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 55: Nếu E ở phòng 3, B ở phòng 4 thì khẳng định nào sai trong các khẳng định dưới
đây?
A. B ở cùng phòng với C.
B. F có thể ở chung phòng với B
C. E không thể ở chung phòng với I.
D. G có thể ở chung phòng với C.
Câu 56: Nếu B ở phòng 2, F ở phòng 4 thì có tối đa bao nhiêu cách xếp phòng phù hợp?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 57 đến 60:
Trong một phiên họp thuơng lượng trong một hiệp ước, có 6 đại diện thương mại là K, L, M,
N, O, P ngồi xung quanh bàn tròn có 6 chỗ ngồi, mỗi ghế một người. Thứ tự ngồi thõa mãn
điều sau: P ngồi cạnh N; L ngồi cạnh M hoặcN hoặc cả M và N; K không ngồi cạnh M; nếu
O ngồi cạnh P thì O không ngồi cạnh M.
Câu 57: Sắp xếp vị trị nào sau đây phù hợp với các kiểu dữ liệu đã nêu, theo vị trí ngô của K
?
A. K, P, M, N, O, L. B. K, L, M, P, N, O.
C. K, O, P, N, L, M. D. K, L, M, O, P, N.
Câu 58: Nếu L ngồi cạnh P thì 2 đại diện nào ngồi cạnh nhau ?
A. M và N. B. L và N. C. K và O. D. L và O.
Câu 59: Nếu K ngồi cạnh L và P thì M ngồi cạnh 2 đại diện nào?
A. L và N. B. N và O. C. O và P. D. L và O.
Câu 60: Nếu N ngồi cạnh M ,thì K ngồi cạnh 2 đại diện nào?
A. L và M. B. P và O. C. L và P. D. N và O.

189
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 64:

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam).


Câu 61: Sản lượng thủy sản so với cùng kì năm ngoái đã tăng bao nhiêu tấn?
A. 148,94. B. 184,49 nghìn. C. 148,94 nghìn. D. 184,49 nghìn.
Câu 62: Diện tích trồng rừng mới tập trung năm 2019 là?
A. 260,5 nghìn ha. B. 269,1 nghìn ha.

190
C. 250,6 nghìn ha. D. 296,1 nghìn ha.
Câu 63: Sản lượng thủy sản từ việc nuôi trồng chiếm bao nhiêu phần trăm tổng sản lượng
thủy sản năm 2020?
A. 54,13%. B. 53,14%. C. 53,41%. D. 51,43%.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 64 đến 67:
Nhằm chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia, một trường THPT đã tổ chức 2 đợt th cho toàn
bộ học sinh lớp 12 của trường .Mỗi học sinh phải chọn 1 tổ hợp môn thi theo khối cho cả 2
đợt thi trong bốn khối A,B,C,D . Kết quả 2 đợt thi được thể hiện trong bảng dưới đây,trong
đó học sinh có điểm thi dưới 5 của môn nào xem như không đạt môn đó .

KẾT QUẢ Số học sinh


Khối A Khối B Khối C Khối D
Học sinh không thi cả hai đợt thi 28 23 17 27
Học sinh không đạt ở đợt 1 nhưng đạt ở 14 12 8 13
đợt 2
Học sinh đạt ở đợt 1 nhưng không đạt ở 6 17 9 15
đợt 2
Học sinh đạt ở hai đợt thi 64 55 46 76
Câu 64: Nếu số học sinh đạt ở một đợt thi thì được xem là tiêu chí để so sánh độ khó của 2
đợt thi thì phát biểu nào sau đây là đúng trong tình huống này?
A. Không đủ dữ liệu để so sánh độ khó của hai đợt thi.
B. Đợt một khó hơn đợt hai.
C. Đợt hai khó hơn đợt một.
D. Cả hai đợt có độ khó như nhau.
Câu 65: Trường THPT trên có bao nhiêu học sinh lớp 12?
A. 430. B.189. C.336. D.335.
Câu 66: Một khối thi được xem là dễ nếu có tỉ lệ học sinh đạt ở một trong hai đợt thì là
cao.Với tiêu chí đó thì khối nào được xem là dễ nhất?
A. Khối C. B. Khối D. C. Khối A. D. Khối B.
Câu 67: Trong đợt thi thứ hai,khối thi nào có tỷ lệ học sinh đạt là thấp nhất?
A. Khối D. B. Khối B C. Khối C. D. Khối A.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 68 đến 70

191
(Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam).

Câu 68: Giá trị xuất xuất khẩu hàng hóa chiếm bao nhiêu phầm trăm tổng kim ngách năm
2020?
A. 57,16%. B. 56,17%. C. 51,76%. D. 51,67%.

192
Câu 69: Đâu không là mặt hàng mát nước ta nhập khẩu năm 2020?
A. Điện tử, máy móc thiết bị.
B. Dệt, may.
C. Máy tính, điện thoài và các linh kiện.
D. Dụng cụ phụ tùng.
Câu 70: Nếu tổng kim ngạch của nước ta chiếm 12% tổng kim ngạch của ASEAN thì tổng
kim ngạch của Trung Quốc là bao nhiêu tỷ USD?
A. 11,23875 nghìn tỷ USD. B. 1123,875 tỷ USD.
C. 46250 tỷ USD. D.4,625 nghìn tỷ USD.
PHẦN 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Câu 71: Khi nhiệt phân hoàn toàn muối X thu sản phẩm gồm kim loại, NO2 và O2. Muối X là
A. NaNO3. B. Mg(NO2)2. C. Zn(NO3)2. D. AgNO3.
Câu 72: Cho các phát biểu sau:
(a) Axetilen được dùng trong đèn xì oxi-axtilen để hàn cắt kim loại.
(b) Ăn đồ chua như hành muối, dưa muối... giúp tiêu hóa chất béo dễ hơn.
(c) Glucozơ là hợp chất hữu cơ đa chức và thuộc loại monosaccarit.
(d) Các aminoaxit thiên nhiên là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của sự
sống.
(e) Các loại tơ poliamit khá bền trong môi trường axit hoặc bazơ.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 73: Có các phát biểu sau:
(1) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
(2) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(3) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.
(4) Ở điều kiện thường, CH5N và C2H7N là những chất khí có mùi khai.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 74: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua
của nó?
A. Al. B. Ca. C. Cu. D. Fe.
Câu 75: “Long lanh đáy nước in trời…”. Câu thơ của Nguyễn Du gợi cho bạn về hình ảnh
của trời thu dưới làn nước xanh. Hình ảnh bầu trời quan sát được dưới mặt nước đó liên quan

193
đến hiện tượng vật lí nào sau đây?
A. Tán sác ánh sáng. B. Khúc xạ ánh sáng.
C. Giao thoa ánh sáng. D. Phản xạ ánh sáng.
Câu 76: Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất nhỏ nhất?
A. Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2.
B. Điện trở thuần R nối tiếp cuộn cảm L.
C. Điện trở thuần R nối tiếp tụ điện C.
D. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C.
Câu 77: Người ta dùng một thấu kính hội tụ có tiêu cự 5 cm để làm kính lúp. Độ bội giác của
kính này là.
A. 1,5X. B. 3X. C.2,5X. D. 5X.
Câu 78: Bộ phận giảm xóc của xe là ứng dụng của.
A. Dao động riêng. B. Dao động cưỡng bức.
C. Dao động duy trì. D. Dao động tắt dần.
Câu 79: Một gen có 1200 cặp nucleotit và số nu loại G chiếm 30% tổng số nucleotit của gen.
Mạch 1 của gen có 310 nucleotit loại T và số nucleotit loại X chiếm 20%. Có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?

(1) Mạch 1 của gen có G/X = 1/2.

(2) Mạch 1 của gen có (A+X)/(T+G) = 40/79.

(3) Mạch 2 của gen có A/X = 1/2.

(4) Tổng số liên kết hidro giữa các nucleotit có trong gen là 3120.

(5) Nếu gen nhân đôi liên tiếp 4 đợt, số nucleotit loại A cần cung cấp là 7200.

A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 80: Một giống táo có alen A quy định thân cao, a quy định thân thấp; B quy định quả
tròn, b quy định quả bầu dục, các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ kiểu
gen 1: 2: 1?

Ab Ab AB Ab AB Ab Ab Ab
A.  . B.  . C.  . D.  .
aB ab ab aB ab ab aB aB

Câu 81: Xét một gen có 2 alen A và alen a. Một quần thể khỉ gồm 200 cá thể trưởng thành
sống ở một vườn thực vật có tần số alen A là 0,9. Một quần thể khỉ khác sống ở khu rừng bên
cạnh có tần số alen này là 0,5. Do thời tiết mùa đông khắc nghiệt đột ngột, 50 con khỉ trưởng

194
thành từ quần thể rừng di cư sang quần thể vườn thực vật để tìm thức ăn và hòa nhập vào
quần thể khỉ trong vườn thực vật. Tính tần số alen A và alen a của quần thể khỉ sau sự di cư
được mong đợi là bao nhiêu?

A. A = 0,82; a = 0,18. B. A = 0,6; a =0,4.

C. A = 0,25; a = 0,75. D. A = 0,32; a = 0,68.

Câu 82: Hai loài sinh vật có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau trong đó có một loài rộng
thực và một loài hẹp thực cùng sống chung trong một quần xã. Nguyên nhân phổ biến giúp
chúng có thể cùng sinh sống trong một sinh cảnh là:
A. Chúng phân hóa về không gian sống để kiếm ăn trong phạm vi cư trú của mình.
B. Loài hẹp thực bị cạnh tranh loại trừ và bị đào thải khỏi quần xã.
C. Loài hẹp thực di cư sang một quần xã khác để giảm bớt sự cạnh tranh đối với loài rộng
thực. .
D. Chúng hỗ trợ nhau tìm kiếm con mồi và chia sẻ con mồi kiếm được.
Câu 83: Những khối núi cao trên 2000m đã
A. Tạo nguồn thủy năng lớn cho nước ta
B. Góp phần đa dạng cảnh quan thiên nhiên Việt Nam
C. Tạo ra các vùng khí hậu tốt, thích hợp cho việc nghỉ dưỡng
D. Gây nhiều trở ngại cho giao lưu giữa đồng bằng – miền núi
Câu 84: Quan sát sơ đồ sau:

Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam


Đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoa HD-981 tại vị trí cách đảo Lý Sơn (nằm
trên đường cơ sở của nước ta) 119 hải lí. Vậy giàn khoan HD-981 của Trung Quốc được hạ
đặt trái phép nằm trong bộ phận nào của vùng biển nước ta?
A. Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa B. Lãnh hải
C. Nội thủy D. Vùng tiếp giáp lãnh hải
Câu 85: Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung
Bộ là

195
A. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng.
B. Giải quyết việc làm cho người lao động, hạn chế du canh du cư
C. Hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác hiệu quả tiềm năng.
D. Khai thác hết các tiềm năng của vùng ở thềm lục địa, đồng bằng.
Câu 86: Mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long mang lại những lợi ích chủ yếu là
A. Du lịch sinh thái, thủy sản, nguồn nước để sản xuất.
B. Phù sa, nguồn nước để sinh hoạt cho dân cư, du lịch.
C. Mang lại nước tưới cho cây trồng, du lịch miệt vườn.
D. Thủy sản, phù sa, nước ngọt để rửa phèn mặn cho đất.
Câu 87: Tổ chức nào sau đây không thuộc Liên hợp quốc?
A. UNICEF. B. WTO. C. NATO. D. UNESCO.
Câu 88: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Không đưa quân đi tham chiến ở nước ngoài.
B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ
C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.
D. Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp
mọi nơi, đặc biệt là Đông Nam Á.
Câu 89: Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu
nước dân chủ công khai (1919-1926) là
A. Chuông rè, An Nam trẻ, Nhành lúa. B. Chuông rè, Tin tức, Nhành lúa.
C. Tin tức, Thời mới, Tiếng dân. D. Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà
quê.
Câu 90: Hội nghị nào đã nhất trí về các chủ trương biện pháp nhằm thống nhất đất nước về
mặt nhà nước?
A. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)
B. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975)
C. Hội nghị lần thứ 25 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)
D. Hội nghị lần thứ 26 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Khái quát về rượu Etylic

Rượu Etylic hay còn gọi với các tên khác như: Etanol, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn, là
một chất lỏng, không màu, mùi thơm dễ chịu và đặc trưng, vị cay.

196
Công thức hóa học: C2H6O hay C2H5OH.

Khối lượng riêng: 0,7936 g/ml ở 15 độ C, nhẹ hơn nước.

Nhiệt độ sôi: 78,39 độ C

Etylic tan trong nước vô hạn, tan trong ete và clorofom.

Etylic rất dễ cháy, khi cháy không có khói và ngọn lửa có màu xanh da trời.

Độ rượu là gì?
Vì rượu nguyên chất có nồng độ rất nặng, nên vì vậy trước khi sử dụng, người ta thường pha
loãng rượu hoặc điều chế rượu bằng những công thức khác nhau phù hợp với độ ngon của nó.

Để biết được rằng có bao nhiêu phần trăm rượu Etylic trong một hỗn hợp dung dịch chứa
rượu, người ta tìm ra công thức tính độ rượu. Vậy độ rượu là gì?

Độ rượu có thể hiểu một cách đơn giản là đơn vị để đo nồng độ của rượu, tính bằng số ml
rượu có trong 100 ml dung dịch. Độ rượu càng cao, tức là trong dung dịch rượu có chứa
nhiều chất cồn.

Câu 91: Dựa vào định nghĩa hãy cho biết công thức tính độ rượu sau đây là đúng, biết Dr là

độ rượu, Vr là thể tích rượu nguyên chất, Vhh là thể tích dung dịch?

Vr Vr Vr Vr
A. Dr = .100 . B. Dr = . C. Dr = . D. Dr = .
Vhh 100 100.Vhh Vhh

Câu 92: Nếu muốn giảm độ rượu của 16 lít rượu ở 40 độ để tạo thành rượu có nồng độ 32%
thì cần pha loãng thêm bao nhiều lít nước và độ rượu sau cùng là bao nhiêu?

A. 5 lít; 30o. B. 4 lít; 32o. C. 3 lít; 34o. D. 2 lít; 36o.

197
Câu 93: CrO3 thường được ứng dụng vào máy đo nồng độ cồn xem xét kết quả dựa trên sự
thay đổi màu sắc của nó khi thổi hơi thở vào máy nếu có cồn thì sẽ có phản ứng oxi hóa/khử
xảy ra. Dựa vào sự biến đổi màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát biết
được mức độ uống rượu của tài xế. Đây là biện pháp nhằm phát hiện các tài xế đã uống rượu
khi tham gia giao để ngăn chặn những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Phát biểu nào sau đây là
đúng?

A. Khi thổi hơi thở chứa cồn vào máy đo (chất CrO3) thì màu sắc sẽ thay đổi từ xanh sang
đỏ biểu hiện nồng độ cồn càng cao.

B. CrO3 có tính oxi hóa mạnh sẽ oxi hóa rượu (C2H5OH) và chuyển thành Cr2O3.

C. Khi rượu đi vào máy thì số oxi hóa của Cr cũng giảm biểu hiện ở việc màu sắc của nó
ngày càng đỏ dần.

D. Tất cả các đáp án đều đúng.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96

1. Ăn mòn điện hóa là gì?

Ăn mòn điện hóa được định nghĩa là quá trình oxi hóa khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do
tác dụng của dung dịch chất điện ly và tạo nên dòng eclectron chuyển dịch từ cực âm sang
cực dương. Ăn mòn điện hóa thường xảy ra khi kim loại để ngoài không khí ẩm hoặc nhúng
vào dung dịch axit sau một thời gian xảy ra hiện tượng ăn mòn.

2. Ăn mòn hóa học là gì?

Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa – khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển
trực tiếp đến các chất trong môi trường. Phản ứng xảy ra khi kim loại tác dụng với hơi nước
hoặc chất khí ở nền nhiệt độ cao.

Lưu ý: Một số lưu ý về quá trình ăn mòn kim loại:

Những kim loại nguyên chất ở trong tự nhiên rất khó bị ăn mòn điện hóa.

Quá trình ăn mòn kim loại trong thực tế diễn ra rất phức tạp bao gồm cả quá trình ăn mòn hoá
học và ăn mòn điện hoá tuy nhiên ăn mòn điện hoá đóng vai trò chủ yếu.

198
3. Điều kiện ăn mòn điện hóa

Ăn mòn điện hoá học chỉ xảy ra khi thoả mãn đồng thời cả ba điều kiện sau

• Các điện cực phải khác nhau về bản chất, có thể hai cặp kim loại khác nhau (Zn-
Cu), kim loại-phi kim hoặc kim loại-hợp chất hoá học.

• Các điện cực này phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau thông qua dây
dẫn.

• Điều kiện cần để xảy ra ăn mòn điện hóa là các điện cực sẽ cùng tiếp xúc với
dung dịch chất điện ly.

4. Sự khác nhau giữa ăn mòn điện hoá và ăn mòn hoá học

Hai quá trình này rất dễ bị nhầm lẫn với nhau, những thông tin sau đây có thể giúp bạn nắm
bắt được sự phân biệt chúng một cách nhanh nhất và dễ dàng nhất.

Giống nhau

+ Cả hai quá trình đều là quá trình oxy hoá-khử.

+ Đều có tác động đến quá trình ăn mòn kim loại.

Khác nhau
Đặc điểm Ăn mòn hoá học Ăn mòn điện hóa học
Điều kiện Thường xảy ra ở nhiệt độ cao (những – Các điện cực phải khác nhau có thể là
xảy ra thiết bị lò đốt) hoặc những thiết bị hai kim loại khác nhau hoặc cặp kim

199
thường xuyên phải tiếp xú với hơi loại-phi kim hoặc cặp kim loại-phi kim,
nước và khí oxi kim loại-hợp chất hoá học (như Fe3C).
Trong đó kim loại nào có thế điện cực
chuẩn nhỏ hơn là cực âm
– Các điện cực sẽ xúc trực tiếp hoặc có
thể tiếp xúc gián tiếp với nhau qua dây
dẫn
– Hai điện cực sẽ cùng nhau tiếp xúc
với dung dịch chất điện ly
Hạt electron của kim loại sẽ được di
Hạt electron của kim loại sẽ được
Cơ chế chuyển trực tiếp đến các chất môi
chuyển từ cực âm sang cực dương
trường
Phát sinh dòng điện do có sự chuyển
Kết quả Không phát sinh ra dòng điện
dịch e từ cực âm sang cực dương
Các tác động gây hỏng hóc máy móc
Gây ra những hậu quả nặng nề nhất
Hậu quả tuy nhiên không nghiêm trọng bằng
trong tự nhiên.
ăn mòn điện hoá

5. Các biện pháp khắc phục ăn mòn điện hóa

Sự ăn mòn kim loại gây tổn thất rất lớn về kinh tế và đời sống con người. theo các báo
cáo cho thấy hằng năm ước tính trên thế giới tổn thất 1/4 khối lượng kim loại sản xuất.

Có nhiều phương pháp bản vệ kim loại khỏi bị ăn mòn trong đó phổ biến nhất là phương
pháp bản vệ bề mặt và bảo vệ điện hoá.

Câu 94: Trường hợp nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. Sợi bạc nhúng vào dung dịch HNO3.
B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.
C. Thanh thép nhúng vào trong dung dịch H2SO4 loãng.
D. Thanh kẽm nhúng vào trong dung dịch Al2(SO4)3.
Câu 95: Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra

A. Sự oxi hóa ở cực dương (catot).


B. Sự oxi hóa ở cực dương (catot) và sự khử ở cực âm (anot)

200
C. Sự khử ở cực âm (catot).
D. Sự oxi hóa ở cực âm (anot) và sự khử ở cực dương (catot).
Câu 96: Cho các thí nghiệm sau:

(1) Thanh Fe nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng


(2) Thanh Fe có quấn dây Cu vào dung dịch H2SO4 loãng
(3) Thanh Cu mạ Ag nhúng vào dung dịch HCl

(4) Thanh Fe tráng thiếc bị xước sâu vào tới Fe nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng
(5) Miếng gang để trong không khí ẩm

Hãy cho biết có bao nhiêu quá trình xảy ra ăn mòn điện hóa:

A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Trước năm 1911, nguyên tử được cho là có cấu trúc tuân theo mô hình mứt mận của J. J.
Thomson, gồm các hạt tích điện dương đan xen với các electron, tạo thành một hỗn hợp
tương tự như thành phần của mứt mận (Plum pudding model).
Năm 1909, theo sự chỉ đạo của Rutherford, Hans Geiger và Ernest Marsden tiến hành thí
nghiệm, mà sau này gọi là thí nghiệm Rutherford, tại Đại học Manchester. Họ chiếu dòng hạt
alpha vào các lá vàng mỏng và đo số hạt alpha bị phản xạ, truyền qua và tán xạ. Họ khám
phá ra một phần nhỏ các hạt alpha đã phản hồi lại.
Nếu cấu trúc nguyên tử có dạng như mô hình "mứt mận" thì sự phản hồi xảy ra rất yếu, do
nguyên tử là môi trường trộn lẫn giữa điện tích âm (của điện tử) và điện tích dương (của
proton), trung hòa điện tích và gần như không có lực tĩnh điện giữa nguyên tử và các hạt
alpha.
Năm 1911, Rutherford giải thích kết quả thí nghiệm, với giả thiết rằng nguyên tử chứa một
hạt nhân mang điện tích dương nhỏ bé trong lõi, với những điện tử mang điện tích âm khác
chuyển động xung quanh nó trên những quỹ đạo khác nhau, ở giữa là những khoảng không.
Khi đó, hạt alpha khi nằm bên ngoài nguyên tử không chịu lực Coulomb, nhưng khi đến gần
hạt nhân mang điện dương trong lõi thì bị đẩy do hạt nhân và hạt alpha đều tích điện dương.
Do lực Coulomb tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách nên hạt nhân cần có kích thước
nhỏ để đạt lực đẩy lớn tại các khoảng cách nhỏ giữa hạt alpha và hạt nhân.
Tuy nhiên, mô hình Rutherford có cách nhìn cổ điển về các hạt electron bay trên quỹ đạo như
các hành tinh bay quanh Mặt Trời; không thể giải thích được cấu trúc quỹ đạo của electron
liên quan đến các quá trình hóa học; đặc biệt không giải thích được tại sao nguyên tử tồn tại

201
cân bằng bền và electron không bị rơi vào trong hạt nhân. Mô hình này sau đó được thay
thế bằng mô hình bán cổ điển của Niels Bohr vào năm 1913 và mô hình lượng tử về
nguyên tử.
Câu 97: Mẫu nguyên tử Bohr khác mẫu nguyên tử Rutherford ở điểm nào dưới đây?
A. Hình dạng quỹ đạo của các electron.
B. Lực tương tác giữa electron và hạt nhân nguyên tử.
C. Trạng thái dừng là trạng thái có năng lượng ổn định.
D. Mô hình nguyên tử có hạt nhận.
Câu 98: Vận dụng các mẫu nguyên tử Rutherford cho nguyên tử Hidro. Cho hằng số điện k =
9.109 Nm2/C2. Hằng số điện tích của nguyên tố e = 1,6.10-19 C, và khối lượng của = electron
me = 9,1.10-31 kg. Khi electron chuyển động trên quỹ đạo tròn bán kính r = 2,12 Å thì tốc độ
chuyển động của electron xấp xỉ bằng?
A. 1,1.106 m/s. B. 1,4.106 m/s. C. 2,2.105 m/s. D. 3,3.106 m/s
13,6
Câu 99: Electron nguyên tử Hydro có năng lượng xác định bằng 𝐸𝑛 = − (eV). Từ trạng
𝑛2

thái cơ bản, nguyên tử Hydro hấp thụ photon có năng lượng 13,056 eV. Sau đó, trong quá
trong trình trở về trạng thái cơ bản nguyên tử này có thể phát ra mấy bức xạ trong vùng hồng
ngoại, bước sóng ngắn nhất thuộc vùng hồng ngoại là.
A. 2 bức xạ; 1284 nm. B. 3 bức xạ; 1879 nm.
C. 3 bức xạ; 1284 nm. D. 10 bức xạ; 95 nm.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Năm 1909, nhà bác học Ernest Rutherford đã có một phát minh nổi tiếng, đó là tạo ra được sự
biến đổi hạt nhân. Ông cho chùm hạt α, phóng ra từ nguồn phóng Poloni ( 210 Po ), bắn phá
Nito có trong không khí. Kết quả là, Nito bị phân rã và biến đổi thành Oxi và Hidro. Quá
trình dẫn đến sự biến đổi hạt nhân như vậy, gọi là phản ứng hạt nhân.
Phản ứng hạt nhân thường được chia làm hai loại:
- Phản ứng tự phân rã của một hạt nhân không bền vững thành các hạt khác. Ví dụ: sự phóng
xạ.
- Phản ứng trong đó các hạt nhân tương tác với nhau, dẫn đến sự biến đổi chúng thành các hạt
khác.
Câu 100: Trong dãy phân rã phóng xạ 235
92𝑋 →
207
82𝑌 có bao nhiêu hạt α và β được phát ra?
A. 3α và 7β. B. 4α và 7β. C. 4α và 8β. D. 7α và 4β.
Câu 101: Dùng hạt proton có động năng 1,6 MeV bắn vào hạt nhân Liti ( 73𝐿𝑖) đứng yên. Giả
sử sau phản ứng thu được hai hạt giống nhau cùng động năng và không kèm theo tia ϒ. Biết

202
năng lượng tỏa ra của phản ứng là 17,4 MeV. Động năng của mỗi hạt sinh ra là.
A. 19,0 MeV. B. 15,8 MeV. C. 9,5 MeV. D. 7,9 MeV.
Câu 102: Dùng một proton có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân 49𝐵𝑒 đang đứng yên.
Phản ứng tạo ra hạt nhân X và hạt α. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phường tới cảu
proton và có động năng 4 MeV. Khi tính động năng của các hạt, lất khối lượng các hạt tính
theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng
này bằng.
A. 3,125 MeV. B. 4,225 MeV. C. 1,145 MeV. D. 2,125 MeV.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 106:

Tạo ADN tái tổ hợp

Trong công nghệ gen, để đưa một gen từ tế bào này sang tế bào khác cần phải sử dụng một
phân tử ADN đặc biệt được gọi là thể truyền. Kĩ thuật gắn gen cần chuyển vào thể truyền
được gọi là kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp. ADN tái tổ hợp là một phân tử ADN nhỏ, được lắp
ráp từ các đoạn ADN lấy từ các nguồn khác nhau (gồm thể truyền và gen cần chuyển).

Sinh học phân tử đã phát hiện và hiểu rõ cơ chế tác động của hàng loạt enzim. Nhờ đó, các
nhà khoa học đã sử dụng chúng thành những công cụ hữu hiệu trong việc cắt (dùng
restrictaza), nối (dùng ligaza) để tạo ADN tái tổ hợp.

Các enzim giới hạn còn gọi là các enzim cắt giới hạn. Mỗi loại enzim cắt giới hạn sẽ cắt hai
mạch đơn của phân tử ADN ở những vị trí nucleotit xác định. Các vị trí này gọi là trình tự
nhận biết. Kết quả là tạo ra các đầu dính. Trên hình 25.1 là sơ đồ chuyển gen bằng plasmit.
Việc cắt ADN của tế bào cho và ADN của plasmit do cùng một loại enzim cắt giới hạn. Kết
quả tạo ra các đầu dính có trình tự giống nhau. Khi trộn đoạn ADN của tế bào cho với ADN
plasmit đã cắt hở, các đầu dính bắt cặp bổ sung với nhau. Enzim nối (ligaza) có chức năng
tạo liên kết photphodieste làm liền mạch ADN. Plasmit mang gen là gọi là ADN tái tổ hợp.

203
Câu 103: Trong kĩ thuật chuyển gen bằng plasmit làm thể truyền, phân tử ADN tái tổ hợp
được tạo ra theo quy trình nào?

A. Chuyển ADN ra khỏi tế bào cho → tách plasmit ra khỏi tế bào nhận vi khuẩn → cắt
ADN vừa tách những đoạn (gen) cần thiết và cắt plasmit.
B. Cắt ADN từ tế bào thể cho thành những đoạn (gen) cần thiết → tách gen vừa cắt và
plasmit ra khỏi tế bào cho và tế bào vi khuẩn → nối gen vừa tách vào plasmit.
C. Tách gen cần chuyển của tế bào thể cho và tách plasmit khỏi tế bào chất của vi khuẩn
→ cắt mở vòng plasmit và ADN thể cho ở những đoạn (gen) cần thiết → nối gen vừa cắt vào
ADN của plasmit đã mở vòng.

204
D. Cắt ADN từ tế bào thể cho thành những đoạn (gen) cần thiết và cắt mở vòng plasmit
→ chuyển gen và plasmit vừa cắt vào tế bào nhận →trong tế bào nhận, gen vừa cắt được nối
vào plasmit mở vòng nhờ enzim nối.
Câu 104: Restrictaza và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây của quy trình chuyển
gen?

A. Cắt, nối ADN của tế bào cho và plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ
hợp.

B. Tạo điều kiện cho gen được phép biểu hiện.

C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

D. Tách ADN của NST tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn.

Câu 105: Trong các phát biểu về kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp sau đây, có bao nhiêu phát
biểu đúng?

(1) ADN tái tổ hợp được lắp ráp từ các đoạn ADN lấy từ các nguồn gồm thể truyền và gen
cần chuyển.
(2) Để tạo ADN tái tổ hợp, cần phải tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi vi khuẩn.

(3) Có hàng trăm loại enzym ADN-restrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt phân
tử ADN ở những vị trí đặc hiệu, các enzym này chỉ được phân lập từ động vật bậc cao.
(4) Trong công nghệ gen, các enzim được sử dụng trong bước tạo ADN tái tổ hợp là:
restrictaza (enzyme cắt giới hạn) và ligaza (enzyme nối).

(5) Mỗi loại enzim cắt giới hạn sẽ cắt hai mạch đôi của phân tử ADN ở những vị trí nucleotit
xác định.

(6) Mỗi loại enzim cắt giới hạn sẽ cắt hai mạch đơn của phân tử ADN ở những vị trí
nucleotit xác định.

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108:

Xét ba chủng vi khuẩn khuyết dưỡng khác nhau B, D, E; mỗi chủng mang 1 đột biến gen mã
hóa enzim xúc tác 1 phản ứng sinh hóa trong con đường tổng hợp axit amin tryptophan. Con
đường sinh tổng hợp axit amin tryptophan gồm nhiều phản ứng liên tiếp nhau, trong đó sản
phẩm của phản ứng phía trước là cơ chất cho phản ứng liền kề sau đó và sản phẩm cuối cùng
là tryptophan. Các chủng vi khuẩn khuyết dưỡng sinh sản và hình thành khuẩn lạc trên môi
trường dinh dưỡng đầy đủ.

205
Khuẩn lạc là một nhóm (quần thể) tế bào vi khuẩn được sản sinh từ 1 tế bào ban đầu và
thường có hình dạng, màu sắc riêng đối với từng chủng. Ba chủng vi khuẩn khuyết dưỡng B,
D, E không thể hình thành khuẩn lạc khi nuôi riêng trên môi trường dinh dưỡng không chứa
axit amin tryptophan.

Tiến hành các thí nghiệm nuôi riêng từng chủng vi khuẩn B, D, E phối hợp nuôi chung các
chủng vi khuẩn với nhau trên cùng môi trường dinh dưỡng không chứa axit amin tryptophan.
Theo dõi sự hình thành khuẩn lạc sau 2 ngày ở các thí nghiệm, kết quả thu được nêu trong
bảng sau, giả sử rằng không có sự hình thành đột biến mới.

Các thí Chủng vi khuẩn Kết quả


nghiệm

Thí nghiệm 1 Chủng B Không hình thành khuẩn lạc

Thí nghiệm 2 Chủng D Không hình thành khuẩn lạc

Thí nghiệm 3 Chủng E Không hình thành khuẩn lạc

Thí nghiệm 4 Chủng D + Chủng E Chủng E hình thành khuẩn lạc, chủng D không hình
thành khuẩn lạc

Thí nghiệm 5 Chủng B + Chủng E Chủng E hình thành khuẩn lạc, chủng B không hình
thành khuẩn lạc

Thí nghiệm 6 Chủng B + Chủng D Chủng D hình thành khuẩn lạc, chủng B không hình
thành khuẩn lạc

Câu 106: Từ kết quả của thí nghiệm 5 có thể kết luận:

A. Chủng E sử dụng trực tiếp enzim cuả chủng B để sinh trưởng.

B. Chủng E sử dụng sản phẩm chuyển hóa của chủng B để tổng hợp tryptophan.

C. Chủng B sử dụng sản phẩm chuyển hóa của chủng E để tổng hợp tryptophan.

D. Đột biến gen ở chủng B và chủng E xảy ra trên cùng 1 gen.

Câu 107: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

206
A. Chủng E mang 1 đột biến gen mã hóa enzim xúc tác 1 phản ứng sinh hóa trong con
đường tổng hợp axit amin tryptophan.

B. Khuẩn lạc là quần thể tế bào vi khuẩn thường có hình dạng, màu sắc riêng đối với từng
chủng.

C. Con đường sinh tổng hợp axit amin tryptophan có sản phẩm của phản ứng phía trước là
cơ chất cho phản ứng liền kề là tryptophan.

D. Chủng D không thể hình thành khuẩn lạc khi nuôi riêng trên môi trường dinh dưỡng
không chứa axit amin tryptophan.

Câu 108: Từ kết quả của thí nghiệm 4 và thí nghiệm 5 có thể kết luận:

A. Chủng E mang đột biến gen xúc tác phản ứng cuối cùng trong con đường sinh tổng hợp
axit amin tryptophan.

B. Chủng B có enzim xúc tác phản ứng chuyển các sản phẩm tạo ra từ chủng B và E thành
axit amin tryptophan.

C. Chủng D có enzim xúc tác phản ứng chuyển các sản phẩm tạo ra từ chủng E và D thành
axit amin tryptophan.

D. Chủng E có enzim xúc tác phản ứng chuyển các sản phẩm tạo ra từ chủng B và D thành
axit amin tryptophan.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
Châu Thành là một từ được sử dụng khá
nhiều làm địa danh ở miền Nam Việt
Nam. Trong lịch sử, danh xưng là một tên
chung để gọi “lị sở” hay là “thủ phủ” của
tỉnh. Sau biến thành tên riêng của cả loạt
“lị sở” hay là “thủ phủ” của nhiều tỉnh ở
Nam Kỳ. Ngày nay, địa danh này vẫn còn
được sử dụng khá nhiều ở miền Nam Việt
Nam, với 11 huyện và 4 thị trấn.
Ban đầu "châu thành" chỉ các trung tâm
hành chính, nơi có chợ búa, các cơ quan
của hạt tham biện trú đóng. Sau khi thành lập các thị xã với chức năng "tỉnh lỵ", nó chiếm
một phần diện tích của "châu thành", phần diện tích còn lại vẫn giữ tên cũ là quận Châu

207
Thành và sau này là huyện Châu Thành.
Hiện, Châu Thành được sử dụng để đặt tên cho 11 huyện ở các tỉnh An Giang, Bến Tre,
Đồng Tháp, Hậu Giang (có huyện Châu Thành và Châu Thành A), Kiên Giang, Long An,
Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Tây Ninh. Trong đó, huyện Châu Thành duy nhất có
đường biên giới là thuộc tỉnh Tây Ninh. Huyện này gồm thị trấn Châu Thành và 14 xã.

Câu 109: “Châu Thành” ban đầu vốn không phải tên riêng mà thực chất nó là một từ Hán –
Việt, vậy từ nguyên “châu thành” thường được hiểu với ý nghĩa là gì?
A. Nơi phố xá đông đúc, văn minh. B. Đô thị sung túc, giàu có.
C. Nơi có nhiều vàng bạc, châu báu. D. Vùng đất của vua chúa.
Câu 110: Ngày nay, cái tên “Châu Thành” được đặt tên cho ít nhất một huyện của bao nhiêu
tỉnh/thành thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long?
A. 9. B. 10. C. 11. D. 12
Câu 111: Năm 2000, huyện Châu Thành (tỉnh Cần Thơ) được tách ra để thành lập mới huyện
Châu Thành A. Năm 2003, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu
Giang. Sau đó, Chính phủ quyết định huyện Châu Thành A thuộc về tỉnh Hậu Giang, ngoài
một phần đất của huyện này được nhập vào quận Cái Răng và huyện Phong Điền của thành
phố Cần Thơ. Biết rằng không có sự thay đổi nào về hành chính của các tỉnh khác trong khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn từ năm 2000 - 2003. Hỏi trong giai đoạn này,
cái tên “Châu Thành” được đặt tên cho ít nhất một huyện của bao nhiêu tỉnh/thành thuộc khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long?
A. 9. B. 10. C. 11. D. 12

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:
4 ngành công nghiệp trọng điểm TP.HCM tăng gần 20% trong năm 2022
Theo báo cáo của Sở Công Thương TPHCM, nhóm ngành hóa dược - cao su - nhựa, chỉ số IIP
(chỉ số sản xuất công nghiệp - Index of Industrial Production) năm 2022 ước tăng 26,5%. Sản
lượng công nghiệp ngành hóa dược tăng khá do nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân sau
dịch và chăm sóc xã hội tăng lên. Bên cạnh đó, ngành sản xuất và chế biến nhựa có triển vọng
thuận lợi hơn từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) với những cơ hội mở ra
cho cả xuất khẩu, nhập khẩu và thu hút đầu tư. Nhờ đó, các sản phẩm nhựa của Việt Nam đang
có mặt tại gần 160 thị trường trên thế giới, theo thống kê, trong xuất khẩu ngành hóa dược - cao
su - nhựa trong 10 tháng năm 2022 ước đạt 463,2 triệu USD, tăng 30,6% so cùng kỳ.

208
Đối với nhóm ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, chỉ số IIP năm 2022 ước tăng
28,2% nhờ các hoạt động xã hội đã mở cửa trở lại từ đầu năm, thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ
của ngành sản xuất đồ uống và thực phẩm chế biến.
Nhóm ngành cơ khí có chỉ số IIP năm 2022 ước tăng 11,3%. Hiện nay, Thành phố đang tập
trung phát triển các chuyên ngành cơ khí công nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn, giảm thiểu
sản phẩm cơ khí gia công đơn thuần. Ưu tiên phát triển các nhóm ngành: cơ khí khuôn mẫu;
máy móc thiết bị điện; máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản
và công nghiệp chế biến.
Các nhóm ngành cơ khí được khuyến khích phát triển gồm: sản xuất dụng cụ gia đình; sản xuất
máy công cụ; sản xuất máy động lực; sản xuất dụng cụ y tế, quang học, đồng hồ. Bên cạnh đó,
Thành phố đã phát triển một số sản phẩm cơ khí tiêu biểu, có khả năng tham gia vào chuỗi
cung ứng trong và ngoài nước, bao gồm: Cơ khí khuôn mẫu; Cơ khí công nghệ cao; Máy móc
thiết bị và phụ tùng,…
Trong khi đó, nhóm ngành sản xuất hàng điện tử chịu nhiều tác động từ giá nguyên liệu tăng,
chuỗi cung ứng sản xuất linh kiện bị có thời điểm gián đoạn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp
trong ngành đã nổ lực duy trì chuỗi cung ứng, chỉ số IIP năm 2022 ước tăng 5,8% (cùng kỳ
giảm 17,8%).
Nhìn chung, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2022 ước tăng 17,3% so cùng kỳ; trong đó
04 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm ước tăng 19,92% so cùng kỳ, cao hơn 2,6 điểm % so
với mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp.
(Minh Hà, Tạp chí điện tử VnEconomy, 11/3/2023).
Câu 112: Nhóm ngành nào có chỉ số IIP tăng trưởng cao nhất trong năm 2022?
A. Hóa dược – cao su – nhựa. B. Chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống.
C. Cơ khí. D. Sản xuất hàng điện tử.
Câu 113: Điều nào sau đây là đúng?
A. Tập trung phát triển các chuyên ngành cơ khí công nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn,
hàng gia công là một trong những mục tiêu phát triển của thành phố.
B. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có nhiều tác động tiêu cực cho
xuất khẩu, nhập khẩu và thu hút đầu tư của nước ta.
C. Tất cả ngành công nghiệp trọng điểm đều có tốc độ tăng chỉ số IIP nhanh hơn trung
bình toàn ngành công nghiệp.
D. Hoạt động du lịch phát triển trở lại thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ của ngành sản xuất đồ
uống và thực phẩm chế biến.

209
Câu 114: Đâu là nguyên nhân chính tạo nên sự hồi phục của ngành công nghiệp năm 2022?
A. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân sau dịch và chăm sóc xã hội tăng lên.
B. Chuỗi cung ứng trong và ngoài nước được phục hồi.
C. Các hoạt động xã hội như giải trí ngoài trời, nhà hàng, du lịch khách sạn đã mở cửa trở
lại
D. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) mở ra cơ hội cho cả xuất khẩu,
nhập khẩu và thu hút đầu tư.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:
QUAN HỆ VIỆT - LÀO PHÁT TRIỂN MẠNH TRÊN CÁC LĨNH VỰC
Trong những năm qua, quan hệ Việt - Lào vẫn giữ được đà và phát triển quan hệ trên các lĩnh
vực. Quan hệ chính trị tiếp tục phát triển tốt đẹp. Trong năm 2022, hai bên phối hợp tổ chức
thành công kỳ họp lần thứ 44 Ủy ban liên Chính phủ VN - Lào, lễ phát động Năm Ðoàn kết
hữu nghị VN - Lào 2022, lễ khởi động dự án Công viên hữu nghị Lào - VN tại thủ đô
Vientiane.

Hai nước thường xuyên tổ chức các chuyến thăm, tiếp xúc của lãnh đạo cấp cao và các cấp từ
T.Ư đến địa phương. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm chính
thức nước Lào từ 11 - 12.1 theo lời mời của tân Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. Trong
năm 2022, hai bên đã phối hợp tổ chức thành công Năm Ðoàn kết hữu nghị VN - Lào, Lào -
VN với điểm nhấn là lễ kỷ niệm trọng thể chào mừng 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại
giao và 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác VN - Lào (1977 - 2022), cùng nhiều
hoạt động có ý nghĩa khác tại thủ đô và các tỉnh, thành của mỗi nước.

Trong hơn hai năm dịch Covid-19 bùng phát, Ðảng, Nhà nước và nhân dân VN đã hỗ trợ
Ðảng, Nhà nước và nhân dân Lào ứng phó dịch.

Về hợp tác kinh tế giữa hai bên vẫn được duy trì tốt. VN hiện có 219 dự án đầu tư còn hiệu
lực tại Lào, tổng vốn đăng ký khoảng 4,7 tỉ USD, đứng vị trí thứ ba (sau Trung Quốc, Thái
Lan). Năm 2022, đầu tư VN tại Lào tăng thêm 5 dự án mới và 4 dự án điều chỉnh tăng vốn
với tổng giá trị 70 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ 2021; kim ngạch thương mại hai
chiều giữa hai nước đạt gần 1,7 tỉ USD (tăng hơn 25%). Trong năm 2022, hai bên đã tổ chức
khởi công và khánh thành, bàn giao một số dự án sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ VN
dành cho Chính phủ Lào; doanh nghiệp hai bên tích cực giao lưu, ký bản ghi nhớ hợp tác.

210
Hợp tác giáo dục đào tạo và văn hóa giữa hai nước VN - Lào tiếp tục được quan tâm. Bộ GD-
ÐT hai nước đã ban hành Ðề án hợp tác giáo dục VN - Lào giai đoạn 2021 - 2030; ký kết
Nghị định thư về hợp tác đào tạo VN - Lào giai đoạn 2022 - 2027; tổ chức Triển lãm giáo dục
VN và Diễn đàn nâng cao chất lượng đào tạo trong hợp tác giáo dục VN - Lào tại Vientiane.
Hai bên tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác văn hóa - nghệ thuật và du lịch giai
đoạn 2021 - 2025; tổ chức khởi động dự án Công viên Hữu nghị Lào - VN tại Vientiane; tổ
chức thành công Tuần văn hóa VN tại Lào, Tuần văn hóa Lào tại VN và Ngày hội giao lưu
văn hóa thể thao du lịch vùng biên giới VN - Lào lần thứ 3.

Về hợp tác quốc phòng, an ninh, Bộ Quốc phòng 2 nước đã ký ý định thư về hợp tác cứu hộ,
cứu nạn; bàn giao Trường Lý luận chính trị Quân đội nhân dân Lào, diễn tập cứu hộ cứu nạn
3 nước Campuchia - Lào - VN; phối hợp tìm kiếm, quy tập và hồi hương hài cốt liệt sĩ quân
tình nguyện và chuyên gia VN hy sinh tại Lào trong thời kỳ chiến tranh. Bộ Công an 2 nước
cũng ký kết Kế hoạch hợp tác năm 2022, tích cực phối hợp triển khai toàn diện; tăng cường
kiểm soát biên giới, ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép; tăng cường phối hợp giải quyết các
vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự xã hội, buôn bán người, tội phạm xuyên quốc gia đặc
biệt là vấn đề buôn bán, vận chuyển ma túy.

Ở địa phương, nhất là các địa phương có chung biên giới giữa VN - Lào, việc hợp tác tiếp tục
được tăng cường, đặc biệt trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm sóc y tế, đào tạo phát
triển nguồn nhân lực, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn tại các khu vực biên giới hai nước.
Trên các diễn đàn khu vực, quốc tế, VN - Lào phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn
đàn hợp tác khu vực và quốc tế, nhất là trong khuôn khổ ASEAN, LHQ và các cơ chế tiểu
vùng.
(Lê Hiệp – Báo Thanh Niên).
Câu 115: Việt Nam – Lào thiết lập quan hệ ngoại giao và ký Hiệp ước Hữu nghị - hợp tác
VN – Lào tính đến năm nay 2023 là kỷ niệm bao nhiêu năm,
A. 46 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 61 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp
tác Việt Nam – Lào
B. 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 60 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp
tác Việt Nam - Lào
C. 61 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 46 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp

211
tác Việt Nam - Lào
D. 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp
tác Việt Nam – Lào.
Câu 116: Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào được hình thành từ cơ duyên nào?
A. Từ xa xưa của hai quốc gia - dân tộc không xác định được thời điểm.
B. Từ trong lịch sử sinh tồn của hai quốc gia - dân tộc.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương - tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
D. Từ trong lịch sử sinh tồn của hai quốc gia - dân tộc và được nâng lên tầm cao mới khi
Đảng Cộng sản Đông Dương - tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Câu 117: Đảng, Nhà nước VN đã hợp tác Ðảng, Nhà nước Lào trên những phương diện nào.
A. Phương diện kinh tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, quốc phòng, an ninh.
B. Phương diện kinh tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, y tế, quốc phòng, an ninh.
C. Phương diện kinh tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, y tế, quốc phòng.
D. Phương diện kinh tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, du lịch, y tế, quốc phòng, an ninh.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120:
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1925 - 1941)
Chính sách kinh tế mới: Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá
nghiêm trọng. Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng
chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi. Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền
kinh tế, khiến nhân dân bất bình. Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng. Tháng 3/1921
Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện Chính sách Kinh tế mới (NEP) do Lê-nin đề xướng.
Nội dung Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực,
(ban hành thuế nông nghiệp). Công nghiệp: Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng. Tư nhân
xây dựng những xí nghiệp nhỏ, dưới 20 công nhân. Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào
nước Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt. Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà
nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát, khôi
phục lại nền kinh tế hàng hóa... Tác dụng - ý nghĩa: Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến
rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế. Là bài học
đối với công cuộc xây dựng của một số nước xã hội chủ nghĩa. Nên Đảng Bôn-sê Vích thực
hiện chính sách kinh tế mới 3-1921.
Liên bang Xô viết thành lập (Lược đồ Liên Xô năm 1940) Tháng 12/1922 Đại hội Xô viết
toàn Nga đã tuyên bố thành lập Liên Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô).
Gồm 4 nước cộng hòa, 4 quốc gia đầu tiên là Nga, Ukraina, Bêlôruxia và Zakapkazơ

212
(Azecbaijan, Acmênia, Gruzia), đến năm 1940 có thêm 11 nước.
Những kế hoạch 5 năm đầu tiên và thành tựu
Công nghiệp: thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa Sau công cuộc khôi phục kinh tế
Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Kinh tế bị bao vây, kỹ thuật, thiết bị lệ thuộc
nước ngoài. Đảng Cộng sản đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Mục đích: đưa
Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt. Biện pháp:
Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn, kế hoạch
năm năm lần thứ nhất 1928 - 1932) và kế hoạch năm năm lần thứ hai (1933 - 1937). Kết quả:
Năm 1937 sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.
Công nghiệp: ưu tiên tập thể hóa nông nghiệp, đưa 93% số nông hộ với 90% diện tích đất
canh tác vào nền nông nghiệp tập thể hóa, có qui mô sản xuất lớn và cơ giới hoá.
Văn hóa - giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, phát triển mạng lưới giáo dục phổ thông, phổ cập
tiểu học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở thành phố.
Xã hội: cơ cấu giai cấp thay đổi xã hội chỉ còn 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và
trí thức xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1937 Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần ba, sang tháng 6/1941 Đức tấn
công Liên Xô, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bị gián đoạn. Mặc dù còn có những hạn
chế song công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 1925 - 1941 vẫn đạt được những
thành tựu to lớn, tạo nên những biến đổi nhiều mặt, có lợi cho nhân dân, xây dựng lại lực
lượng vũ trang hùng mạnh để bảo vệ tổ quốc, giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.
Quan hệ ngoại giao của Liên Xô
Liên Xô đã từng bước xác lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng châu Á, châu
Âu. Từng bước phá vỡ chính sách bao vây cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế
quốc. Bằng những biện pháp đấu tranh kiên quyết và mềm dẻo, chỉ trong vòng 4 năm (1922 -
1925) Liên Xô đã được các cường quốc tư bản: Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật, lần lượt công
nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao Thiết lập ngoại giao với 20 nước. Năm 1933, Mĩ công
nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đó là thắng lợi lớn của nền ngoại giao Xô-
viết, khẳng định uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế.
Lịch sử 11.
Câu 118: Điểm nổi bật trong chính sách Chính sách kinh tế mới về nông nghiệp là
A. Tiếp tục chế độ trưng thu lương thực thừa.
B. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.
C. Thực hiện đồng thời chế độ trưng thu lương thực và thu thuế lương thực.

213
D. Thu thuế lương thực bằng tiền.
Câu 119: Nội dung nào sau đây thể hiện điểm sáng tạo của Lê - nin khi vận dụng những đặc
điểm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong quá trình khôi phục kinh tế ở Liên Xô (1921-
1925)?
A. Khôi phục kinh tế bắt đầu từ nông nghiệp.
B. Xây dựng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
C. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
D. Chuyển từ bao cấp sang chế độ hạch toán kinh tế.
Câu 120: Văn hóa - giáo dục của Liên Xô thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội có gì thay đổi?
A. Xóa nạn mù chữ, chưa xây dựng được hệ thống giáo dục thống nhất.
B. Xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học cả nước và phổ cập giáo dục trung học cơ
sở ở thành phố.
C. Xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học ở cả nông thôn và thành phố.
D. Xóa nạn mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước tới bậc trung học cơ sở.

214
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

SÁCH VỀ ĐÍCH TAQ 2023

ĐỀ SỐ 08

PHẦN 1: NGÔN NGỮ


1.1. TIẾNG VIỆT
Câu 1: Tác phẩm nào không có chi tiết sinh nở thần kỳ?
A. Sọ Dừa. B. Sơn Tinh, Thủy Tinh.
C. Thánh Gióng. D. Con Rồng, cháu Tiên.
Câu 2: Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Mưa tháng ba ... đất/ Mưa tháng tư hư
đất”
A. Hoa. B. Tốt. C. Màu. D. Tơi.
Câu 3: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
(Sóng, Xuân Quỳnh).
Khổ thơ nói lên được nét riêng nào trong tình yêu của người phụ nữ (ít thấy ở thơ tình của nam
giới).
A. Đôn hậu. B. Say đắm. C. Thuỷ chung. D. Nhớ nhung.
Câu 4: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.
“Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
(Chiều tối, Hồ Chí Minh).
Hai câu thơ đầu trong bài Chiều tối của Hồ Chí Minh gợi lên trong lòng người đọc cảm giác gì rõ
nhất?
A. Sự bâng khuâng, buồn bã. B. Sự cô đơn, trống vắng.
C. Sự mệt mỏi, cô quạnh. D. Sự buồn chán, hiu hắt.

215
Câu 5: “Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây
trời Tây Bắc, bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương
xuân”

(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019,
tr.190 - 191).

Đoạn văn trên đã sử dụng biện pháp tu từ nào?


A. Điệp cấu trúc, so sánh. B. Nhân hoá, ẩn dụ.
C. Điệp từ, nhân hoá. D. Liệt kê, nhân hoá.
Câu 6: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền, từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục này
là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Chữ
ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Có
được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời. Viên quản ngục khổ tâm nhất là có một
ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ.
Không can đảm giáp lại mặt một người cách xa y nhiều quá, y chỉ lo mai mốt đây, ông Huấn bị
hành hình mà không kịp xin được mấy chữ, thì ân hận suốt đời mất.

(Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr.29).

Tính cách của Huấn Cao được miêu tả bằng chữ “khoảnh”. “Khoảnh” nghĩa là gì?

A. Cao ngạo, phách lối, khó chịu. B. Kiêu căng, ngạo mạn, khó tính.

C. Kiêu ngạo, khó tính hay làm bộ làm tịch. D. Khó tính, kiêu kì trong giao tiếp.

Câu 7: Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, ở tòa án huyện, khi gặp
chánh án Đẩu, người đàn bà hàng chài đã van xin điều gì?

A. Xin quý tòa không bắt phải bỏ chồng.

B. Xin tòa xét xử cho lão chồng vũ phu đi tù.

C. Xin tòa giúp đỡ về kinh tế.

D. Xin li dị chồng.
Câu 8: Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. Nòng lọc. B. Máy nọc nước. C. Lăn lóc. D. Lứt lẻ.

216
Câu 9: Trong các câu sau:
I. Những sinh viên được trường khen thưởng cuối năm về thành tích học tập.
II.Mặc dù trong những năm qua công ty xuất nhập khẩu của tỉnh đã có rất nhiều giải pháp cứu
vãn tình thế.
III. Vì trời nắng nên đường lầy lội.
IV. Nếu về quê vào mùa hạ, tôi sẽ được nội cho thưởng thức đủ loại cây trái trong vườn. Những
câu nào mắc lỗi:
A. I, II và III. B. I, II và IV. C. II, III và IV. D. III và IV.
Câu 10: Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Vua bất ngờ tới.........
chùa khiến ai nấy đều.......... lo sợ.”
A. Vãn cảnh, nơm nớp. B. Vãng cảnh, nơm nớp.
C. Vãn cảnh, lơm lớp. D. Vãng cảnh, nơm lớp.
Câu 11: Để cứu mẹ, Thúy Anh quyết định vay nóng tiền. Chỉ cần cứu được mẹ, dẫu phải trả giá
bao nhiêu cô ấy cũng sẵn lòng.”
Trong đoạn câu trên, từ “nóng” được dùng với ý nghĩa gì?
A. Nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ cơ thể người, hoặc cao hơn mức được coi là trung bình.
B. Dễ nổi cơn tức giận, gió kìm giữ được những phản ứng thiếu suy nghĩ.
C. Số điện thoại có thể trực tiếp, có thể liên lạc ngay để phản ánh một vấn đề nào đó.
D. Cần gấp, cần có ngay chỉ trong thời gian ngắn.
Câu 12: "Hùng dũng" là:
A. Từ ghép đẳng lập. B. Từ đơn.
C. Từ ghép chính phụ. D. Từ láy.
Câu 13: Các từ “xe đạp, bánh rán, quả táo” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ ghép đẳng lập. B. Từ ghép chính phụ.
C. Từ láy bộ phận. D. Từ láy toàn bộ.
Câu 14: “Từ xưa cho đến nay, từ bên trong lẫn bên ngoài.” Đây là câu:
A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ.
C. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ. D. Sai logic.
Câu 15: Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng
nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương”
(Vũ Tú Nam).
Nhận xét về phép liên kết của đoạn văn trên:
A. Các câu trên sử dụng phép liên kết lặp.

217
B. Các câu trên không sử dụng phép liên kết.
C. Các câu trên sử dụng phép liên tưởng.
D. Các câu trên sử dụng phép liên kết thế.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn.

Nhà mình sát đường, họ đến


Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào.

Con chó nhà mình rất hư


Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán.

Mình tạm gọi là no ấm


Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này...
(Trần Nhuận Minh, Dặn con).
Câu 16: Đoạn thơ trên thuộc thể thơ gì?
A. Tự do. B. Ngũ ngôn. C. Thất ngôn Bát cú. D. Tứ tuyệt.
Câu 17: Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên ?
A. Biểu cảm, tự sự. B. Tự sự, miêu tả.
C. Miêu tả, biểu cảm. D. Thuyết minh, tự sự.
Câu 18: Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh. B. Điệp cấu trúc. C. Nhân hoá. D. Ẩn dụ.
Câu 19: Ý nghĩa lời dặn con của người cha qua hai câu thơ:

“Con không bao giờ được hỏi

218
Quê hương họ ở nơi nào?”

A. Người cha muốn con đồng cảm nhưng không quan tâm những người tha hương cầu thực.
B. Người cha muốn con nhắc đến nỗi nhớ, nhắc đến niềm đau của những người tha hương cầu
thực.
C. Người cha muốn con không quan tâm, khinh thường những người tha hương cầu thực.
D. Người cha muốn con hiểu được, đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống, quan tâm giúp đỡ
những người tha hương cầu thực.
Câu 20: Cách dùng từ “hành khất” mà không phải là “người ăn mày” trong câu đầu thể hiện thái
độ gì của người cha ?
A. Nhân ái, thương người. B. Tôn trọng, đồng cảm.
C. Dè bỉu, khinh thường. D. Lịch sử, kĩ tính.
1.2. TIẾNG ANH

Questions 21-25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each


blank.

Câu 21: It's silly of him to spend a lot of money buying .


A. A thick wooden old table. B. A thick old wooden table.
C. An old wooden thick table. D. A wooden thick old table.
Câu 22: when he came, i_______ in the kitchen.
A. Cooked. B. Am cooking. C. Has cooked. D. Was cooking.
Câu 23: ________ he was the most prominent candidate, he was not chosen.
A. Though. B. Because. C. As. D. Since.
Câu 24: ________ the destination, he will have been walking for about three hours.
A. When john will get. B. By the time john gets.
C. After john has got. D. Until john is getting.
Câu 25: on ________ he had won, he jumped for joy.
A. He was told. B. Having told. C. Being told. D.get fined.

Questions 26-30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.

Câu 26: What I told her a few days ago is not the solution to most of her problems.
A. What I told her. B. Is. C. To. D. Most of.
Câu 27: tom’s jokes are inappropriate but we have to put up with it just because he’s the
boss.

219
A. Inappropriate. B. It. C. Because. D. The.
Câu 28: modern office buildings have false floors under which computer and phone wires
can be lain.
A. Office buildings. B. False floors. C. Which. D. Can be lain..
Câu 29: Neither his parents nor his teacher are satisfied with his result when he was at
school.
A. Neither. B. Nor. C. Are. D. With.
Câu 30: Because blood from diffirent individuals may different in the type of antigen on the
surface of the red cells and the type of antibody in the plasma, a dangerous reaction can
occur between the donor and recipient in a blood transfusion.

A. Because. B. Diffirent. C. Can occur. D. And.

Questions 31-35: Which of the following best restates each of the given sentences?

Câu 31: The last time I saw her was three years ago.

A. I have not seen her for three years.

B. About three years ago, I used to meet her.

C. I have often seen her for the last three years.

D. I saw her three years ago and will never meet her

Câu 32: She said, "John, I'll show you round my city when you're here."

A. She made a trip round her city with John.

B. She planned to show John round her city.

C. She promised to show John round her city.

D. She organized a trip round her city for John.

Câu 33: It is unnecessary for you to finish the report until tomorrow afternoon

A. You needn’t finish the report until tomorrow afternoon.

B. You have to finish the report unitl tomorrow afternoon.

C. You may finish the report after tomorrow afternoon.

D. You should finish the report until tomorrow afternoon

Câu 34: Susan didn’t apply for the summer job in the cafe. She now regrets it.

220
A. Susan wishes that she applied for the summer job in the cafe.

B. Susan feels regret because she didn’t apply for the summer job in the cafe.

C. If only Susan didn’t apply for the summer job in the cafe.

D. Susan wishes that she had applied for the summer job in the cafe.

Câu 35: She had only just put the telephone down when the boss rang.

A. She put the telephone down and the boss rang.

B. Hardly had she put the telephone down when the boss rang.

C. The boss rang back, but she put the telephone down.

D. She had put the telephone down, so she let it ring when the boss rang.

Questions 36-40: Read the passage carefully


Stars have been significant features in the design of many United States coins and their
number has varied from one to forty-eight stars. Most of the coins issued from about 1799 to
the early years of the twentieth century bore thirteen stars representing the thirteen original
colonies.
Curiously enough, the first American silver coins, issued in 1794, had fifteen stars because
by that time Vermont and Kentucky have joined the Union. At that time it was apparently the
intention of mint officials to add a star for each new state. Following the admission of
Tennessee in 1796, for example, some varieties of half dimes, dimes, and half dollars were
produced with sixteen stars.
As more states were admitted to the Union, however, it quickly became apparent that this
scheme would not prove practical and the coins from 1798 were issued with only thirteen
Stars - one for each of the original colonies. Due to an error at the mint, one variety of the
1828 half-cent was issued with only twelve stars. There is also a variety of the large cent with
only 12 stars, but this is the result of a die break and is not a true error.
Câu 36: What is the main topic of the passage?
A. Stars on American coins.
B. The teaching of astronomy in state universities.
C. Colonial stamps and coins.
D. The star as national symbol of the United States.
Câu 37: The expression "Curiously enough" is used because the author finds it strange that

221
_____.
A. Tennessee was the first state to use half dimes.
B. Vermont and Kentucky joined the Union in 1794.
C. Silver coins with fifteen stars appeared before coins with thirteen.
D. No silver coins were issued until 1794.
Câu 38: Why was a coin produced in 1828 with only twelve stars?
A. Tennessee had left the Union. B. The mint made a mistake.
C. There were twelve states at the time. D. There is a change in design policy.
Câu 39: Which of the following is NOT mentioned as the denomination of an American
coin?
A. Half nickel. B. Half-dollar. C. Hall cent. D. Half dime.
Câu 40: The word "their" in line 1 refers to _________.
A. Features. B. Coins. C. Stars. D. Colonies.
PHẦN 2: TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Câu 41: Đường thẳng đi qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm số y = x3 – 6x2 + 9x có hệ số
góc bằng

A. -1. B. 2. C. -2. D. 1.

Câu 42: Một khối lập phương có độ dài cạnh là 2 cm được chia thành 8 khối lập
phương cạnh 1 cm. Hỏi có bao nhiêu tam giác được tạo thành từ các đỉnh của các
khối lập phương cạnh 1 cm ?

A. 2898. B. 2915. C. 2876. D. 2012.

̂=
Câu 43: Cho hình chóp S.ABC có dáy ABC là tam giác vuông tại B., biết BC=a, 𝐴𝐶𝐵
60°, SA ⊥ (ABC) và M là điểm nằm trên AC sao cho MC= 2MA, mặt phẳng (SBC) tạo với
mặt dáy một góc 30 °. Khoảng cách từ điểm M đến mặt phẳng (SBC) là

𝑎√3 𝑎√3 2𝑎 3𝑎
𝐴. . B. . C. . D. .
3 6 9 2

1
2ax
Câu 44: Tích phân I =  dx = ln 2 . Giá trị của a là:
0
x +1

ln 2 ln 2 ln 2 ln 2
A. a = . B. a = . C. a = . D. a =
1 − ln 2 2 − 2 ln 2 1 + ln 2 2 + 2 ln 2
.
Câu 45: Cho a, b là các số thực dương khác 1 và thỏa mãn ab  1. Rút gọn biểu thức

222
P = ( log a b + logb a + 2 )( log a b − log ab b ) logb a − 1 .

A. P = logb a. B. P = 1. C. P = 0. D. P = log a b.

Câu 46: Sự tăng trưởng dân số Thế giới được tính bởi công thức . Nr S Ae = , trong đó A là
số dân của năm lấy làm mốc, S là số dân sau N năm, r là tỉ lệ tăng dân số. Biết rằng năm 2001
dân số Việt Nam là 80,74 triệu người (nguồn Ngân hàng Thế giới) và dự kiến đến năm 2020
là 97,73 triệu người. Giả sử rằng tỉ lệ tăng dân số hằng năm của Việt Nam không đổi. Hỏi
năm 2030 dân số của Việt Nam là bao nhiêu?

A. 109,155 triệu người. B. 132,189 triệu người.

C. 107,903 triệu người. D. 108,064 triệu người.

Câu 47: Đề thi trắc nghiệm môn Toán gồm 50 câu hỏi, mỗi câu có 4 phương án trả lời trong
đó chỉ có một phương án trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 0, 2 điểm. Một học sinh
không học bài nên mỗi câu trả lời đều chọn ngẫu nhiên một phương án. Xác suất để học sinh
đó được đúng 5 điểm là
25 25 25
25  3  1 3
.  C 2550   . 
4 4 4 4 .
A. . B.
450 450
25 25 25 25
1 3 1 3
C.   .   . D. C 2550   .   .
4 4 4 4
4
Câu 48: Cho hình phẳng (H) giới hạn bởi các đường y= 𝑥, y=0, x=1, x=4. Thể tích vật thể

tròn xoay có được khi quay (H) quanh trục Ox bằng

A. 8𝜋. B. 2 𝜋. C. 6 𝜋. D. 12 𝜋.

Câu 49: Uyên là một nhà thực vật học nghiên cứu việc nhân giống hai loại cây cam.Cô nhận
thấy rằng cây cam loại A năng xuất cao hơn 20% so với cây cam loại B. Dựa vào sự quan sát
của Uyên nếu cây cam loại A thu hoạch được 144kg thì lượng cam thu hoạch được từ cây
loại B là

A. 124kg. B. 120kg. C. 115kg. D. 173kg.

Câu 50: Tại một cửa hàng thực phẩm, người thứ nhất mua 4kg gạo, 3kg và 2 kg đường với
tổng số tiền là 161.000đ; người thứ hai mua 5kg gạo, 2kg muối và 1kg đương với tổng số

223
tiền là 148.000đ; người thứ ba mua 5kg gạo, 9kg muối và 7kg đường. Số tiền người thứ ba
phảo trả là:

A. 361.000đ. B. 381.000đ. C. 365.000đ. D. 375.000đ


Câu 51: Có một nhóm 5 người K, L, M, N, R, trong đó: K, L, M là những người hiền lành;
M, N, R là những người trung thực; L, M, N là những người thông minh; K, M, R là những
người siêng năng. Trong số này, những người không siêng cũng không hiền lành là

A. L và R. B. K và M. C. L và N. D. Chỉ N.
Câu 52: Thầy giáo môn Toán tò mò, muốn biết kết quả xếp hạng cuối kỳ I của 5 học sinh
A, B, C, D, E.
Các bạn không trả lời mà chỉ đưa ra các thông tin sau:

- Hạng của B thấp hơn hạng của A và C.

- Hạng của D cao hơn hạng của B và E.

- Hạng của A chỉ cao hơn hạng của hai bạn.

- Hạng của C cao hơn hạng của D.

Hỏi bạn nào xếp hạng 2?

A. A. B. D. C. C. D. E.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56.

Một chiếc xe buýt có đúng 6 bến đỗ trên đường đi của mình. Xe buýt trước
tiên đỗ ở bến thứ nhất, sau đó đỗ ở bến thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ
sáu tương ứng. Sau khi xe buýt rời bên thứ sáu, nó đi về lại bến số 1 và cứ
như vậy. Các bến đỗ đặt tại 6 toà nhà, ký hiệu theo thứ tự là L, M, N, O, P,
và Q.
- P là bến thứ ba.

- M là bến thứ sáu.

- Bến O là bến ở ngay trước bên Q.

- Bến N là bến ở ngay trước bến L.

Câu 53: Trong trường hợp O là bến đầu tiên thì khi hành khách lên xe ở
bến Q, đi ngang qua một bến rồi xuống xe ở bến tiếp theo. Bến đó là bến
nào?
A. P. B. N. C. L. D. M.

224
Câu 54: Trong trường hợp bến N là bến thứ tư, bến nào sau đây là bến ngay trước
bến P?

A. O. B. Q. C. N. D. L.
Câu 55: Trong trường hợp bến L là bến thứ 2, bến nào sau đây là bến ngay trước bến
M?

A. N. B. P. C. O. D. Q.
Câu 56: Trong trường hợp một hành khách lên xe ở bến O, đi ngang qua
một bến rồi xuông xe ở bến P, điều nào sau đây phải đúng?
A. O là bến thứ nhất. B. Q là bến thứ ba.
C. P là bến thứ tư. D. N là bến thứ năm.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 57 đến 60.
Có 6 người sống ở các tầng khác nhau trong toà nhà 6 tầng. H và U ở căn hộ có 1 phòng ngủ;
J, S và Y ở căn hộ có 2 phòng ngủ; M ở căn hộ có 3 phòng ngủ; căn hộ ở tầng 2 có 2 phòng
ngủ; M sống ở tầng thấp hơn S; J sống ở tầng thấp hơn U; căn hộ ở tầng 5 hơn căn hộ ở tầng
3 một phòng ngủ.
Câu 57: Câu nào dưới đây không thể đúng?
A. S ở tầng 3. B. Y ở tầng 2. C. M ở tầng 5. D. J ở tầng 1.
Câu 58: H không thể sống ở tầng nào dưới đây?
A. Tầng 3. B. Tầng 4. C. Tầng 5. D. Tầng 6.
Câu 59: Nếu Y sống ở tầng 1 thì hai người nào dưới đây không thể sống ở hai tầng kề nhau?
A. J và U. B. J và M. C. H và M. D. M và S.
Câu 60: Nếu S ở tầng 4 thì câu nào dưới đây không đúng?
A. Y ở tầng 2 và H ở tầng 3. B. Y ở tầng 2 và U ở tầng 3.
C. J ở tầng 2 và H ở tầng 3. D. J ở tầng 2 và U ở tầng 3.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 64.

Biểu đồ dưới đây biểu thị thu nhập bình quân tháng của người lao động
theo khu vực kinh tế quý III, giai đoạn 2019- 2022

225
7.66 7.79
7.08 6.9
6.63 6.49
6.16
5.81

3.92
3.41 3.43 3.37

Qúy III năm 2019 Qúy III năm 2020 Qúy III năm 2021 Qúy III năm 2022

Nông, lâm nghiệp và thủy sản


Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Thu nhập bình quân tháng của người lao động theo khu vực kinh tế quý III,
giai đoạn 2019-2022

Đơn vị tính: Triệu đồng


Câu 61: Quý III năm 2019, thu nhập bình quân của người lao động theo khu vực kinh
tế dịch vụ cao hơn bao nhiêu so với thu nhập bình quân của người lao động theo khu
vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản (đơn vị tính triệu đồng)?
A. 3,67. B. 0,45. C. 3,22. D. 3,47.

Câu 62: Mức thu nhập trung bình tháng theo quý III tính trong 4 năm 2019 đến 2022
của người lao động ở khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng là bao nhiêu (làm
tròn đến một chữ số thập phân sau dấu phẩy, đơn vị tính triệu đồng)?
A. 6,7. B. 6,6. C. 5,8. D. 7,7.
Câu 63: Mức thu nhập của người lao động tính trong quý III năm 2022 tăng bao
nhiêu so với cùng kì năm trước (đơn vị tính triệu đồng)?
A. 1,85. B. 1,26. C. 0,68. D. 3,74.
Câu 64: Mức thu nhập của người lao động ở khu vực dịch vụ tăng bao nhiêu phần
trăm từ quý III năm 2021 đến quý III năm 2022?
A. 30%. B. 27%. C. 26%. D. 40%.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 65 đến 67.

226
Biểu đồ dưới đây cho thông tin về tỷ lệ:

Casio Các hãng khác


20% 20%
Longines
5%
Tissot

Seiko
Citizen 20%
25%

Câu 65: Trong các nhãn hiệu Casio, Citizen, Seiko, Tissot, nhãn hiệu Casio chiếm tỉ lệ bao
nhiêu phần trăm?
A. 25,50%. B. 33,33%. C. 26,67%. D. 20,00%.
Câu 66: Nếu có tổng cộng 600.000 đồng hồ được bán ra và số lượng đồng hồ Rolex được
bán chiếm 20% số lượng đồng hồ được bán ra của các hãng khác (chưa được liệt kê), thì số
lượng đồng hồ Rolex được bán ra là:
A.120.000. B.48.000. C.24.000. D.12.000.
Câu 67: Nếu số lượng đồng hồ được bán ra tăng 50% và số lượng đồng hồ được bán ra của
các hãng Casio, Seiko, Tissot đều tăng 90% thì số lượng đồng hồ được bán ra của hãng
Citizen thay đổi bao nhiêu phần trăm (số lượng đồng hồ được bán ra của hãng Longines và
các hãng khác không đổi).
A. 50%. B. 20%. C. 60%. D. 30%.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 70
Biểu đồ dưới đây thể hiện mối liên hệ giữa các chi phí sản xuất và số lượng sản phẩm được
bán ra trong ngày của một công ty, với giá bán của mỗi sản phẩm là 35USD.

227
10000
9000
9500
8000 9000
7000 8000
CHI PHÍ SẢN XUẤT

6000 7000
5000 6000
4000 5000
3000
2000 3000
1000 2000
0
0 50 100 150 200 250 300 350 400
SỐ LƯỢNG SẢN PHẨM

Câu 68: Nếu trong 1 ngày công ty bán ra 200 sản phẩm thì lợi nhuận thu được:
A. 500USD. B. 1500USD. C. 7000USD. D. 1000USD.
Câu 69: Nếu công ty bán ra 200 sản phẩm trong ngày thứ nhất và 300 sản phẩm trong ngày
thứ hai thì lợi nhuận thu được trong ngày thứ hai tăng bao nhiêu phần trăm so với lợi nhuận
ngày thứ nhất?
A. 250%. B. 200%. C. 150%. D. 100%.
Câu 70: Công ty phải bán ra bao nhiêu sản phẩm để tỷ lệ giữa lợi nhuận và chi phí sản xuất
1
bằng ?
4

A. 250. B. 350. C. 300. D. 400.


PHẦN 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Câu 71: Kim loại nhôm tác dụng với dung dịch nào sau đây không sinh ra khí hidro?
A. HNO3 loãng. B. HCl đặc. C. H2SO4 loãng. D. KHSO4.
Câu 72: Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch CuSO4 dư tạo thành 2 chất kết tủa?
A. Fe. B. Zn. C. Na. D. Ba.
Câu 73: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong môi trường bazơ, fructozơ chuyển hóa thành glucozơ.
B. Có thể dùng phản ứng tráng bạc để phân biệt glucozơ và fructozơ.
C. Saccarozơ có tính chất của ancol đa chức và andehit đơn chức.
D. Xenlulozơ và tỉnh bột là đồng phân của nhau.
Câu 74: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nicotin có trong cây thuốc lá là chất gây nghiện.

228
B. Dimetylamin là amin no, đơn chức, mạch hở.
C. Ở điều kiện thường, etylamin là chất khi, dễ tan trong nước, có mùi đặc trưng
D. Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn.
Câu 75: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một cuộn cảm thuần có độ tự
cảm thay đổi được từ 0,5µH đến 2µH và tụ điện có điện dung thay đổi được từ 20pF đến
80pF. Biết tốc độ truyền sóng điện từ c = 3.108 m / s, lấy 2 = 10. Máy này có thể thu được
các sóng vô tuyến có bước sóng nằm trong khoảng:
A. Từ 6m đến 40m. B. Từ 6m đến 24m. C.Từ 4m đến 24m. D. Từ 4m đến 40m.
Câu 76: Mắc lần lượt từng phần tử điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện có điện
dung C vào mạng điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng UAB không đổi thì cường độ
hiệu dụng của dòng điện tương ứng là 0,25A; 0,50A; 0,2A. Nếu mắc nối tiếp cả ba phần tử
vào mạng điện xoay chiều nói trên thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch là:
A. 0,95A. B. 0,20A. C. 5,00A. D. 0,39 A.
Câu 77: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k, treo thẳng đứng ở nơi có
gia tốc trọng trường g, con lắc dao động với phương thẳng đứng với biên độ A và tần số góc
ω. Lực đàn hồi tác dụng lên vật có độ lớn cực đại là:
𝑔 𝑔 2𝑔
A. k.𝜔2. B. k.A. C. k.(𝐴 + 𝜔2 ) . D. k.(𝐴 + 𝜔2 ).

Câu 78: Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của mức cường độ âm L theo cường độ

âm chuẩn. Cường độ âm chuẩn gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 0,31 a. B. 0,35 a. C. 0,37 a. D. 0,39 a.
Câu 79: Giả sử có hai cây khác loài có kiểu gen AaBB và DDEe. Người ta sử dụng công
nghệ tế bào để tạo ra các cây con từ hai cây này. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau về
các cây con, có bao nhiêu phát biểu sai?
(1) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của từng cây có kiểu gen AaBb
hoặc DDEe.
(2) Nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 4 dòng thuần
chủng có kiểu gen khác nhau.
(3) Cây con được tạo ra do lai tế bào sinh dưỡng (dung hợp tế bào trần) của hai cây với

229
nhau có kiểu genAaBbDdEe.
(4) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội sẽ thu được dòng thuần
chủng.
(5) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa có
kiểu gen AABB,aaBB hoặc DDEE, DDee.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 80: Ở người, bệnh mù màu đỏ - xanh lục do một alen lặn nằm ở vùng không tương đồng
trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội tương ứng quy định nhìn màu bình thường.
Một người phụ nữ nhìn màu bình thường có chồng bị bệnh này, họ sinh ra một người con trai
bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Theo lý thuyết, người con trai này nhận alen gây bệnh từ ai?

A. Bố. B. Bà nội. C. Mẹ. D. Ông nội.

Câu 81: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa có hai trạng thái là hoa hồng và hoa trắng (hồng
trội hoàn toàn so với trắng). Trong phép lai giữa hai cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được
F1 toàn cây hoa hồng. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9
cây hoa hồng :7 cây hoa trắng. Dự đoán nào sau đây về kiểu gen của F2 là đúng?

A. Các cây hoa trắng có 6 loại kiểu gen.

B. Các cây hoa hồng thuần chủng có 2 loại kiểu gen.

C. Các cây hoa trắng thuần chủng có 3 loại kiểu gen.

D. Các cây hoa hồng có 4 loại kiểu gen.

Câu 82: Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp ở người, hãy cho biết trong các
trường hợp sau đây, có bao nhiêu trường hợp làm tăng huyết áp?

I. Thường xuyên ăn thức ăn giàu cholesterol.

II. Rối loạn lipid máu.

III. Bị tiêu chảy.

IV. Bị căng thẳng, lo âu.

V. Do tuổi tác.

A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 83: Dựa vào Atlat địa Lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực nào ở nước ta chịu tác
động của bão với tần suất lớn nhất
A. Ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình. B. Ven biển Nam Trung Bộ.

230
C. Ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh. D. Ven biển Thanh Hóa, Nghệ An.
Câu 84: Vào mùa đông, miền Bắc nước ta vẫn còn có những ngày trời nắng, thời tiết ổn định
nhiệt độ cao do hoạt động của loại gió nào sau đây?
A. Gió mùa Đông Bắc. B. Gió mùa Tây Nam.
C. Tín phong bán cầu Bắc. D. Tín phong bán cầu Nam.
Câu 85: Để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Hồng, vấn đề trọng tâm
nhất hiện nay là
A. Cải tạo đất, phòng chống thiên tai, mùa vụ hợp lí.
B. Sử dụng giống mới, tăng cường hệ thống thủy lợi.
C. Lao động có trình độ, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
D. Phát triển công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường.
Câu 86: Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây nguyên có ý
nghĩa xã hội chủ yếu nào sau đây?
A. Giải quyết việc làm, tạo ra tập quán sản xuất mới.
B. Thúc đẩy hình thành nông trường quốc doanh.
C. Cung cấp sản phẩm cho nhu cầu ở trong nước.
D. Tạo ra khối lượng nông sản lớn cho xuất khẩu.
Câu 87: Nguyên thủ những nước nào sau đây tham dự Hội nghị Ianta (2/1945)?
A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Anh, Mĩ, Liên Xô.
C. Anh, Pháp, Đức. D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc.
Câu 88: Nguyên nhân dẫn đến sự đối đầu giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ là
A. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược.
B. Sự đối lập về chế độ chính trị.
C. Sự đối lập về khuynh hướng phát triển.
D. Sự đối lập về chính sách đối nội, đối ngoại.
Câu 89: Ở Việt Nam, cuối năm 1928, các thành viên của tổ chức nào sau đây thực hiện chủ
trương “vô sản hóa”?
A. Đảng Lập hiến. B. Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. Việt Nam nghĩa đoàn.
Câu 90: Cách thức cai trị của người Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) có điểm gì khác
so với người Pháp trước đây?
A. Người Mĩ trực tiếp cai trị.
B. Cai trị gián tiếp thông qua chính quyền tay sai bản xứ.

231
C. Đứng đầu đất nước là người Mĩ, các cấp phía dưới là người Việt Nam.
D. Đứng đầu đất nước là các tướng lĩnh cấp cao của cả Mĩ và Việt Nam.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Rượu etanol hỗ trợ điều trị ngộ độc rượu metanol
1. Tổng quan về ngộ độc methanol:

Tỷ lệ tử vong do ngộ độc metanol còn rất cao (từ 41,2% - 57,1%) và những bệnh nhân sống
sót thường mang những di chứng nặng nề, đặc biệt là di chứng mắt. Ngộ độc nặng và tử vong
do metanol liên quan đến toan chuyển hóa nặng, tổn thương hệ thần kinh trung ương, nhiễm
độc thần kinh thị giác, suy hô hấp và suy tuần hoàn. Các axit hữu cơ, chủ yếu là axit fomic và
các gốc tự do được sinh ra từ quá trình chuyển hóa metanol gây rối loạn chức năng và chết tế
bào.

Điều trị ngộ độc cấp metanol cần phải được tiến hành sớm, đúng phương pháp mới có thể
cứu sống bệnh nhân và hạn chế biến chứng. Vấn đề then chốt trong điều trị ngộ độc cấp
metanol là lọc máu và dùng thuốc giải độc đặc hiệu. Lọc máu để loại bỏ metanol, các chất
chuyển hóa và điều chỉnh tình trạng toan hóa máu. Chất giải độc đặc hiệu (antidote) chủ yếu
được sử dụng gồm etanol và fomepizole, là các chất ngăn ngừa quá trình chuyển hóa metanol
thành axit fomic.

2. Hỗ trợ điều trị của etanol:

Etanol có công thức hóa học C2H5OH, là chất lỏng, không màu, tan nhanh trong nước, gắn rất
kém với protein, có thể tích phân bố 0,6 l/kg, trọng lượng phân tử 46, trọng lượng riêng
0,7939 g/ml, đào thải qua lọc máu.

Etanol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, chủ yếu là ở tá tràng. Sự có mặt của thức ăn
làm giảm và làm chậm sự hấp thu etanol. Etanol được phân bố ở tất cả những mô có nước với
thể tích phân bố xấp xỉ 0,6 – 0,7 l/kg. Etanol phân bố nhanh chóng qua rau thai và hàng rào
máu não.

Trong cơ thể, etanol được chuyển hóa tại gan tương tự metanol nhờ enzym ADH. Tuy nhiên,
etanol có ái lực với enzym ADH lớn gấp khoảng 7 - 10 lần so với metanol.

232
Hình: Cơ chế chuyển hóa của methanol và ethanol trong cơ thể.
Câu 91: Dựa vào cơ chế trên hình, hãy suy luận chất (1) và chất (2) lần lượt là các chất nào
sau đây?
A. Andehit fomic và axit axetic. B. Andehit fomic và methyl fomat.
C. Metanal và methyl fomat. D. Metanal và axit axetic.
Câu 92: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Metanol sẽ được ADH chuyển hóa trước etanol.
B. Etanol sẽ gây cản trở cho quá trình metanol chuyển hóa thành andehit fomic.
C. Etanol có ứng dụng phá hủy metanol để không còn gây độc.
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
Câu 93: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sản phẩm cuối cùng chuyển hóa từ metanol gây độc cho cơ thể chính là thành phần
chính của nọc độc ong/kiến. Khi bị chích/cắn dùng vôi để bôi vào vết thương để giảm sưng
tấy.
B. Chất (1) trên hình cơ chế có tác dụng diệt khuẩn, diệt trùng nên ứng dụng trong việc
ướp xác.
C. Chất (2) trên hình cơ chế không thể tác dụng với NaOH và có cho phản ứng tráng
gương.
D. Etilen bị oxi hóa bởi khí O2 kèm theo xúc tác PbCl2, CuCl2 cho ra andehit axetic.

233
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96

Hợp kim là một chất được cấu tạo từ ít nhất 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố kim loại
chính và một hoặc nhiều nguyên tố kim loại hay phi kim khác. Chính sự kết hợp này giúp
hợp kim mang những tính chất của các kim loại, phi kim trong thành phần.
Vốn dĩ mục đích ban đầu tạo ra hợp kim là làm gia tăng chất lượng mà chỉ một kim loại đơn
giản không thể thực hiện. Bởi lẽ đó, hợp kim ở dạng rắn không thể tách rời các nguyên tố ra
bằng phương pháp thông thường.

Hình: Ví dụ về hợp kim của đồng.


Đặc điểm của hợp kim
Hợp kim sở hữu đặc điểm của những đơn chất chính hình thành nên nó nhưng tính chất tăng
hay giảm phụ thuộc vào các đơn chất kết hợp với nhau. Một số đặc điểm nổi bật của hợp kim
như:
• Có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhưng so với kim loại thì có phần giảm hơn;
• Độ cứng cao hơn so với đơn chất vì chúng có cấu tạo mạng tinh thể bền chắc hơn;
• Mang nhiều ưu điểm của kim loại đơn chất như chịu ma sát, tính dẻo, chống gỉ;
• Một số hợp kim còn có tính trơ với bazo, axit hay các chất xúc tác khác.
Hợp kim sắt
Hợp kim sắt được ứng dụng cực kỳ rộng rãi trong công nghiệp lẫn cuộc sống. Hợp kim sắt có
thành phần chính là sắt cùng các nguyên tố hóa học khác. Mục đích tạo ra loại hợp kim này
nhằm tạo ra vật liệu vừa mang đặc tính của sắt, vừa hạn chế tối đa nhược điểm của nó.
Hợp kim nhôm
Hợp kim nhôm được tạo thành từ sự kết hợp giữa nhôm và các nguyên tố khác nhau silic,
đồng, mangan, magie... tạo nên những chất liệu có đặc tính phù hợp với từng nhu cầu sử dụng
khác nhau.
Hợp kim đồng

234
Hợp kim đồng được tạo ra từ hai nguyên tố chính là đồng và kẽm, các nguyên tố còn lại gồm
Ni, Pb, Sn... Tùy vào sự kết hợp của những nguyên tố tham gia, chúng ta sẽ thu được nhiều
loại hợp kim đồng, phục vụ cho các mục đích sản xuất khác nhau.

Câu 94: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi
kim khác.
B. Không có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo và ánh kim.
C. Hay bị gỉ, mềm, chịu nhiệt tốt, chịu ma sát tốt.
D. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa hai kim loại cơ bản.
Câu 95: Tên gọi nào sau đây không là hợp kim?
A. Thép. B. Đuyra. C. Đồng thau. D. Tecmit.
Câu 96: Có các phát biểu sau:
(1) Hợp kim thép (Fe-C) ít bị ăn mòn hơn sắt.

(2) Hợp kim Al-Cu-Mn-Mg nhẹ và cứng, dùng trong chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ.

(3) Hợp kim vàng tây (Au-Ag-Cu) cứng hơn vàng nguyên chất.

(4) Hợp kim Bi-Pb-Sn có nhiệt độ nóng chảy rất cao.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để tr ả lời các câu từ 97 đến 99
Nhu cầu sử dụng năng lượng của con người là không giới hạn, trong khi đó nguồn nguyên
liệu để tạo ra năng lượng trên Trái Đất ngày càng cạn kiệt. Do đó, việc tìm kiếm nguồn năng
lượng sạch là vấn đề cấp thiết của mọi quốc gia.
Các nhà máy hạt nhân hiện nay dùng phản ứng phân hạch – tức phân rã hạt nhân của các
nguyên tố nặng như urani, thori và plutoni thành các hạt nhân con nhẹ hơn. Trong phản ứng
này các hạt nhân nặng bị neutron bắn phá, đập vỡ ra thành những hạt nhân nhẹ hơn và giải
phóng năng lượng. Nhược điểm của quá trình này là sinh ra chất thải phóng xạ tồn tại lâu dài
khó xử lí và có thể xảy ra những tai nạn hạt nhân vô cùng khủng khiếp.
Thực tế trong tự nhiên có một nguồn năng lượng gần như vô tận: năng lượng từ Mặt Trời.
Năng lượng của ngôi sao này đến từ "lò" phản ứng nhiệt hạch bên trong lõi của nó. Nếu có

235
thể khai thác được phản ứng này ngay trên Trái đất thì chúng ta sẽ có một nguồn năng lượng
sạch vô tận với nguyên liệu chính là nước biển. Nguồn năng lượng này không phát ra khí thải
nhà kính, không tạo ra các cặn bã phóng xạ.
Trên Trái Đất, con người đã thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới dạng không kiểm
soát được. Đó là sự nổ của bom nhiệt hạch hay bom H (còn gọi là bom hidro hay bom khinh
khí). Một vấn đề quan trọng đặt ra là: làm thế nào thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới
dạng kiểm soát được, để đảm bảo cung cấp năng lượng lâu dài cho nhân loại.
Câu 97: Phản ứng nhiệt hạch là:
A. Nguồn gốc năng lượng của Mặt Trời.
B. Sự tách hạt nhân nặng thành các hạt nhân nhẹ nhờ nhiệt độ cao.
C. Phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
D. Phản ứng kết hợp hai hạt nhân có khối lượng trung bình thành một hạt nhân nặng.
Câu 98: Phát biểu không đúng về phản ứng nhiệt hạch là:
A. Bom H là ứng dụng của phản ứng nhiệt hạch nhưng dưới dạng phản ứng nhiệt hạch
không kiểm soát được.
B. Được thực hiện trong các lò phản ứng hạt nhân.
C. Sạch hơn phản ứng phân hạch do không tạo ra các cặn bả phóng xạ.
D. Có nguồn nguyên liệu dồi dào.
Câu 99: Bom nhiệt hạch dùng phản ứng: 21𝐷 + 31𝑇 ⟶ 42𝐻𝑒 + 𝑛
Biết khối lượng của các hạt nhân D, T, He lần lượt là mD = 2,0136u; mT = 3,0160u; mHe =
4,0015u; khối lượng của hạt n là mn = 1,0087u. Cho biết năng suất tỏa nhiệt của TNT là 4,1kJ
𝑀𝑒𝑉
/ kg và 1𝑢 = 931,4 .
𝑐2

Năng lượng tỏa ra nếu có 1 kmol He được tạo thành do vụ nổ và năng lượng đó tương đương
với lượng thuốc nổ TNT là:
A. 1,74.1028 J; 4,245.1024 kg. B. 1,09.1012 kJ; 2,6611 kg.
C. 1,09.1028 J; 2,6624 kg. D. 1,74.1012 kJ; 4,245.1011 kg.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102.
Một người dùng bộ sạc điện USB Power Adapter A1385 lấy điện từ mạng điện sinh hoạt
để sạc điện cho Smartphone Iphone 7 Plus. Thông số kỹ thuật của A1385 và pin của Iphone 7
Plus được mô tả bằng bảng sau:

1. USB Power Adapter A1385


Input: 100V − 240V ; 50 / 60Hz;0,15A.

236
Ouput: 5V ;1A.
2. Pin của Smartphone Iphone 7 Plus.
Dung lượng Pin: 2900 mAh.
Loại Pin: Pin chuẩn Li-Ion.
Câu 100: Hiệu điện thế đặt vào hai đầu pin của iPhone này là:
A. 100 V. B. 220 V. C. 240 V. D. 5 V.
Câu 101: Khi sạc pin cho Iphone 7 Plus, người này tắt nguồn để không mất mát dung lượng
do máy phải chạy các chương trình. Xem dung lượng được nạp đều và bỏ qua thời gian nhồi
pin. Thời gian sạc pin từ 0% đến 100% khoảng:
A. 2 giờ 54 phút. B. 3 giờ 26 phút. C. 3 giờ 53 phút. D. 2 giờ 11 phút.
Câu 102: Nếu người này không tắt nguồn thì khi sạc pin cho Iphone 7 Plus từ 0% đến 100%
tổng dung lượng hao phí và dung lượng mất mát do máy đang chạy các chương trình là 25%.
Xem dung lượng được nạp đều và bỏ qua thời gian nhồi pin. Thời gian sạc pin từ 0% đến
100% khoảng:
A. 2 giờ 54 phút. B. 3 giờ 26 phút. C. 3 giờ 53 phút. D. 2 giờ 11 phút.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105

Trước đây nhiều người thường nghĩ rằng bộ lông xòe tuyệt đẹp của chim công là con mái.
Nhưng thật ra, chim công mái có kích thước và chiều dài nhỏ chim công trống và lông vũ của
chim công cái là màu nâu xám. Còn ngược lại, chim công đực trưởng thành có cơ thể dài 2.1
m trong đó đuôi đã dài tới 1.5m. Vào mùa xuân, chim trống thường xòe đuôi để khoe bộ lông
tuyệt mỹ của chúng.

Một con chim công có thể sống trên 20 năm. Bộ lông đuôi của chim công trống rực rỡ nhất
khi nó được 5-6 tuổi. Bộ lông chiếm tới 60% tổng trọng lượng cơ thể của chim công trống.
Chân của chim công có cựa dùng để chiến đấu với những con công đực khác. Chim công là
một trong những loài chim lớn nhất trên thế giới.

237
Theo tập tính của chúng thì chim công thường xòe đuôi vào khoảng tháng 4 và 5, đây cũng
chính là mùa sinh sản chính của chúng. Mỗi muốn tìm bạn đời, lông của chim công trống lại
đổi mới, chúng thường xòe rộng bộ lông đuôi lộng lẫy và đi theo sau chim công cái. Chúng đi
lại và nhảy múa ve vãn chim công cái. Mùa sinh sản qua đi, thì hiện tượng xòe lông này cũng
dần dần biến mất.

Bên cạnh đó, một số nhà khoa học cho rằng chim công xòe lông vũ là để đe doạ kẻ địch.
Chính vì vậy trong sở thú, trang phục và tiếng cười nói của du khách cũng có thể kích thích
chim công, dẫn đến sự cảnh giác và phòng bị khiến nó xòe lông của chim công để thị uy và
phòng ngự. Trong lĩnh vực phong thủy, chim công tượng trưng cho sự phú quý giàu sang
mang lại may mắn cho gia chủ nên nó là con vật nuôi được nhiều người làm ăn buôn bán săn
lùng.

Câu 103: Tập tính chim công nhảy múa ve vãn chim công cái là tập tính

A. Tập tính săn mồi. B. Tập tính sinh sản.

C. Tập tính vị tha. D. Tập tính học được.

Câu 104: Trong phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

(1) Chim công đực trưởng thành có đuôi đã dài tới 2.1m.

238
(2) Chim công có thể sống trên 20 năm.

(3) Bộ lông chiếm tới 80% tổng trọng lượng cơ thể của chim công trống.

(4) Chim công xòe lông vũ chỉ là để đe doạ kẻ địch và ve vãn chim công cái.

(5) Lông của chim công đực đổi mới mỗi khi tìm bạn tình.

(6) Công là động vật ăn tạp.

A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 105: Có hai quần thể của cùng một loài chim công. Quần thể chim công thứ nhất có
3150 cá thể, trong đó tần số A là 0,7. Quần thể chim công thứ 2 có 600 cá thể, trong đó tần số
A là 0,2. Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể chim công 2 di cư vào quần thể chim công 1 tạo
nên quần thể mới. Khi quần thể mới đạt trạng thái cân bằng di truyền, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể
chim công, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu gen AA là bao nhiêu?

A. 0,47. B. 0,5. C. 0,35. D. 0,42.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105

Đột biến sinh vật chia thành hai nhóm là đột biến soma và đột biến giao tử. Đột biến soma
xảy ra ở mô sinh dưỡng không tham gia giảm phân tạo giao tử mang gen đặc biệt. Nếu đột
biến soma xảy ra trong giai đoạn sớm của quá trình phát triển cơ thể, cơ thể chứa nhiều tế bào
mang gen đột biến.

Cơ thể đa bào chứa rất nhiều tế bào sinh dưỡng, do đó số lượng tế bào mang đột biến cũng rất
lớn. Khi những tế bào sinh dưỡng bị đột biến mất chức năng, chúng sẽ bị thay thế, bởi tế bào
có chức năng bình thường. Do đó, đột biến soma thường không biểu hiện ra kiểu hình cơ thể.
Tuy nhiên nếu đột biến gen làm thúc đẩy quá trình phân bào của tế bào sinh dưỡng hình
thành 1 lượng lớn đột biến lấn át những tế bào bình thường sẽ hình thành và gây ung thư ở
động vật.

Đột biến giao tử thường xảy ra ở tế bào sinh giao tử tạo ra các giao các giao tử mang gen đột
biến, qua thụ tinh tạo cơ thể mang gen đột biến (trong tất cả tế bào). Nếu là đột biến gen trội
sẽ hiện ngay ra kiểu hình của cơ thể con. Nếu là đột biến gen lặn sẽ giữ lại, phát tán trong
quần thể qua giao phối và biểu hiện khi gặp trạng thái đồng hợp lặn.

239
Câu 106: Cho đột biến soma nhưng không gây chết xuất hiện tại các thời điểm trong quá
trình:

1. Phôi 7 ngày tuổi.

2. Phôi 3 tháng tuổi.

3. Phôi 30 ngày tuổi.

4. Phôi 15 ngày tuổi.

5. Phôi 45 ngày tuổi.

Thứ tự tăng dần số lượng mang đột biến soma?

A. 2 – 5 – 4 – 3 – 1. B. 2 – 5 – 3 – 4 – 1.

C. 2 – 5 – 3 – 4 – 1. D. 2 – 4 – 3 – 5 – 1.

Câu 107: Cho các tế bào sau:

1. Tế bào da.

2. Tế bào sinh tinh.

3. Tế bào sinh trứng.

4. Tế bào tủy xương.

5. Tế bào gan.

Có bao nhiêu tế bào khi xảy ra đột biến có thể hình thành đột biến soma?

A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 108: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào sai?

A. Đột biến gen thay thế hoàn toàn những tế bào bình thường gây ung thư ở động vật.

B. Đột biến soma xảy ra ở mô sinh dưỡng không tham gia giảm phân.

C. Khi tế bào sinh dưỡng bị đột biến mất chức năng sẽ bị thay thế thành tế bào có chức
năng bình thường.

240
D. Đột biến soma và đột biến giao tử là 2 nhóm của đột biến sinh vật.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
Chuyển động biểu kiến của Mặt trời
Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật
của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.
Chuyển động biểu kiến sinh ra do ảo giác của Mặt Trời trong nằm giữa hai chí tuyến. Ngoài
phạm vi khu vực nội chí tuyến không nhìn thấy hiện tượng này.

Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh:


- Khu vực ở 2 chí tuyến Bác và Nam có một lần: Lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (vào
ngày 22/12) lên chí tuyến Bắc (vào ngày 22/6).
- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến hay
khu vực nội chí tuyến.
- Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.

Câu 109: Một người ở một nơi bất kì thuộc lãnh thổ Việt Nam có thể quan sát được hiện
tượng Mặt trời lên thiên đỉnh mấy lần trong năm?
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 110: Biết rằng tọa độ của Thành phố Hồ Chí Minh là 10°46′10″B, 106°40′55″Đ. Dựa
vào thông tin bài đọc, hãy cho biết Mặt trời sẽ lên thiên đỉnh tại đây vào thời gian nào trong
năm?
A. Tháng 4. B. Tháng 6.
C. Tháng 6 và tháng 10. D. Tháng 4 và tháng 8
Câu 111: Trong chiêm tinh học phương Tây, 12 cung Hoàng Đạo là mười hai cung 30° của
Hoàng Đạo, bắt đầu từ điểm xuân phân (một trong những giao điểm của Hoàng Đạo với Xích
đạo thiên cầu). Thứ tự của 12 cung Hoàng Đạo được trình bày trong bảng sau:

241
Bạch Dương Kim Ngưu Song Tử Cự Giải Sư Tử Xử Nữ
Cung
(Aries) (Taurus) (Gemini) (Cancer) (Leo) (Virgo)
Thời gian 21/3 – 20/4 21/4 – 20/5 21/5 – 21/6 22/6 – 22/7 23/7 – 22/8 23/8 – 22/9
Thiên Bình Thiên Yết Nhân Mã Ma Kết Bảo Bình Song Ngư
Cung
(Libra) (Scorpio) (Sagittarius) (Capricorn) (Aquarius) (Pisces)
Thời gian 23/9 – 23/10 24/10 – 22/11 23/11 – 21/12 22/12 – 29/1 20/1 – 18/2 10/2 – 20/3
Dựa vào các dữ kiện đã cho, hãy cho biết tên gọi tiếng Anh của đường chí tuyến Bắc và
đường chí tuyến Nam lần lượt là gì?
A. Tropic of Libra và Tropic of Gemini. B. Tropic of Cancer và Tropic of Capricorn.
C. Tropic of Aries và Tropic of Libra. D. Tropic of Leo và Tropic of Aquarius

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:
RCEP: Hiệp định mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam sau đại dịch
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một hiệp định thương mại tự do
(FTA) giữa 10 nước ASEAN và 5 đối tác là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và
New Zealand. Hiệp định chiếm khoảng 30% của tổng sản phẩm nội địa GDP toàn cầu, trở
thành một khối thương mại lớn nhất trong lịch sử. Có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, hiệp định
RCEP tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới và được kỳ vọng xóa bỏ tới 90%
thuế quan trong vòng 20 năm giữa các thành viên. Vậy, hiệp định có những tác động như thế
nào đối với nền kinh tế Việt Nam?
RCEP sẽ giúp Việt Nam tăng cường vị thế thương mại và thúc đẩy quá trình phục hồi hậu đại
dịch. Các mặt hàng xuất khẩu chính hưởng lợi từ RCEP bao gồm công nghệ thông tin, dệt may,
da giày, nông nghiệp, ô tô và viễn thông. Trong dài hạn, hiệp định này sẽ tạo ra nền tảng để tạo
dựng một chuỗi cung ứng mới trong khu vực, trong đó vai trò của Việt Nam là hết sức quan
trọng. Việt Nam đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm ở mức 6 – 7% trong
thời gian từ 2021-2030.
Tuy nhiên, là thành viên của RCEP, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh
hơn, ở cả trong nước lẫn tại các thị trường xuất khẩu. Đối với lĩnh vực xuất khẩu, RCEP sẽ làm
gia tăng sự cạnh tranh từ các nước Đông Nam Á, trong đó, một số nước có thể mạnh về các sản
phẩm tương tự như Việt Nam, nhất là trong các ngành thâm dụng lao động. Sức ép cạnh tranh
sẽ thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi sang sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Mặt khác, Việt Nam
có thể nhập khẩu các nguyên vật liệu chất lượng cao từ các nước thành viên một cách dễ dàng
hơn và tiếp cận tốt hơn với các thị trường để cung cấp các mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Việt

242
Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi với vai trò là địa bàn sản xuất thay thế khi các doanh nghiệp áp
dụng chiến lược Trung Quốc + 1. Tuy nhiên, các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc cũng sẽ có
thể tiếp cận dễ dàng đổ bộ thị trường Việt Nam hơn và điều này vô hình trung lại trở thành
thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước.
(Tổng cục thống kê).
Câu 112: Chữ “E” trong “RCEP” có ý nghĩa là gì?
A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Hợp tác. D. Hiệp định.
Câu 113: Việc tham gia RCEP sẽ gây nên những thách thức nào cho xuất khẩu của Việt
Nam?
A. Các sản phẩm giá rẻ từ các quốc gia khác (tiêu biểu là Trung Quốc) có thể chiếm lĩnh thị
trường.
B. RCEP có nhiều tác động tiêu cực cho xuất khẩu, nhập khẩu và thu hút đầu tư của nước ta.
C. Nhà sản xuất Việt Nam phải giảm giá và giảm lợi nhuận để cạnh tranh với hàng hóa từ
một hoặc nhiều chuỗi cung ứng lớn và có kinh nghiệm hơn tại thị trường nước ngoài.
D. Trình độ công nghệ của Việt Nam còn thấp dẫn đến hạn chế cải thiện vị thế trong mạng
lưới sản xuất của RCEP.
Câu 114: Điều nào sau đây là đúng?
A. Hiệp định chiếm hơn 1/3 tổng sản phẩm nội địa GDP toàn cầu.
B. Khu vực RCEP được tạo thành từ các nền kinh tế đa dạng có trình độ phát triển khác
nhau, cũng như các hệ thống chính trị và xã hội khác nhau..
C. Một quốc gia không thể tự sản xuất một sản phẩm thì việc tham gia RCEP sẽ chỉ khiến
quốc gia đó phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu.
D. Trung Quốc và Ấn Độ là hai thị trường lớn nhất trong RCEP.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:
VIỆT NAM TRÚNG CỬ PHÓ CHỦ TỊCH ỦY BAN BẢO VỆ ĐA DẠNG VĂN HÓA
CỦA UNESCO
Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO nhấn
mạnh việc lần thứ 2 đảm nhiệm cương vị này “tiếp tục thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao
của Việt Nam trên trường quốc tế, cho thấy sự ủng hộ, tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối
với khả năng đóng góp và năng lực điều hành của Việt Nam tại các thể chế đa phương toàn
cầu, ghi nhận đóng góp tích cực của Việt Nam trong UNESCO cũng như trong nỗ lực thúc
đẩy vai trò của văn hóa, sáng tạo cho sự phát triển bền vững, bao trùm và tự cường”.
Diễn ra từ ngày 07-10/02 tại Paris, kỳ họp lần thứ 16 UBLCP Công ước 2005 đã diễn ra với

243
sự tham dự của gần 400 đại biểu và quan sát viên từ 24 quốc gia thành viên Ủy ban và gần
100 nước, các tổ chức quốc tế và các tổ chức văn hóa, nghệ thuật. Tham dự về phía Việt Nam
có Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, Bộ Ngoại giao.
Đoàn Việt Nam đã tham gia chủ động và tích cực vào tất cả các nội dung của kỳ họp. Các
quốc gia thành viên Công ước 2005 đánh giá cao chính sách và các biện pháp thiết thực của
Việt Nam nhằm phát huy vai trò của văn hóa như sức mạnh nội sinh, động lực cho phát triển
bền vững; bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hoá trong bối cảnh văn hóa và sáng
tạo bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và quá trình toàn cầu hóa và số hóa. Những nỗ lực của
Việt Nam để xây dựng Bộ chỉ số văn hóa quốc gia vì sự phát triển bền vững và Mạng lưới
thành phố sáng tạo cũng được hoan nghênh.
Về cơ hội của Việt Nam với tư cách Phó Chủ tịch Ủy ban, Đại sứ Lê Thị Hồng Vân cho biết :
“Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi để đóng góp hơn nữa cho việc hoàn thiện, thực hiện các
mục tiêu và ưu tiên của Công ước 2005, đồng thời cũng tranh thủ tri thức, kinh nghiệm và các
nguồn lực bên ngoài cho phát triển văn hóa, công nghiệp văn hóa, sáng tạo, hỗ trợ phát triển
bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Việt Nam cũng có nhiều
cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt ra thế giới – một Việt Nam
phát triển năng động, hội nhập sâu rộng, đổi mới sáng tạo, song cũng đậm đà bản sắc".
Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2005 gồm 24 thành viên, là cơ quan điều hành quan trọng
của UNESCO về văn hóa, chịu trách nhiệm trong giám sát thực thi công ước, đề xuất các
biện pháp triển khai, hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực này… để Đại hội đồng Công ước thông
qua. Công ước UNESCO về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa được
thông qua vào ngày 20/10/2005 và đến nay đã được 152 quốc gia phê chuẩn.
Là một trong những nước nỗ lực tham gia vào quá trình soạn thảo và sớm phê chuẩn công
ước, lần đầu tiên Việt Nam trúng cử và đảm nhiệm thành công vai trò Phó Chủ tịch Ủy ban
liên chính phủ và Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước UNESCO là vào nhiệm kỳ 2011-
2015.
(Thông Tấn Xã Việt Nam).
Câu 115: Công ước 2005 là gì?
A. Công ước UNESCO về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa được
thông qua vào ngày 20/10/2005.
B. Công ước UNESCO về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt kinh tế được
thông qua vào ngày 20/10/2005.

244
C. Công ước UNESCO về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt thương mại
được thông qua vào ngày 20/10/2005.
D. Công ước UNESCO về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt quân sự được
thông qua vào ngày 20/10/2005.
Câu 116: Việt Nam đã trúng cử và đảm nhiệm thành công vai trò Phó Chủ tịch Ủy ban liên
chính phủ và Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước UNESCO những nhiệm kỳ nào?
A. Nhiệm kỳ 2005 – 2010, nhiệm kỳ 2016-2020.
B. Nhiệm kỳ 2011 – 2015, nhiệm kỳ 2016-2020.
C. Nhiệm kỳ 2005 – 2010, nhiệm kỳ 2021-2025.
D. Nhiệm kỳ 2011 – 2015, nhiệm kỳ 2021-2025.
Câu 117: Cơ hội của Việt Nam với tư cách Phó Chủ tịch Ủy ban là gì?
A. Hoàn thiện, thực hiện các mục tiêu và ưu tiên của Công ước 2005
B. Tranh thủ tri thức, kinh nghiệm và các nguồn lực bên ngoài cho phát triển văn hóa,
công nghiệp văn hóa, sáng tạo, hỗ trợ phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển đất
nước trong giai đoạn mới.
C. Có nhiều cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt ra thế giới –
một Việt Nam phát triển năng động, hội nhập sâu rộng, đổi mới sáng tạo, song cũng đậm đà
bản sắc
D. Tất cả đáp án trên.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120:
PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1936)
Hoàn cảnh triệu tập: Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ chiến tranh thế giới đang đến gần.
Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7/1935) đã quyết nghị nhiều vấn đề quan
trọng: xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít. Ở
Pháp, tháng 6/1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, ban bố một số chính sách tiến
bộ đối với các thuộc địa. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) cùng với
chính sách của bọn cầm quyền phản động Pháp đã làm cho đời sống nhân dân Việt Nam càng
đói khổ, ngột ngạt...⇒ Tháng 7/1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại
Thượng Hải do Lê Hồng Phong chủ trì.
Những quyết định quan trọng của hội nghị: Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông
Dương: chống đế quốc và chống phong kiến. Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là: đấu tranh
chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do,

245
dân chủ, cơm áo và hòa bình. Phương phát đấu tranh: kết hợp các hình thức công khai và bí
mật, hợp pháp và bất hợp pháp. Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế
Đông Dương.
Ý nghĩa: Đưa cách mạng Đông Dương chuyển lên một cao trào đấu tranh mới. Nghị quyết
Hội nghị chứng tỏ sự trưởng thành của Đảng trong việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-
Lênin và Nghị quyết của Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản vào điều kiện cụ thể của
Đông Dương.
Sự phát triển, hoàn thiện của đường lối đấu tranh. Chủ trương, đường lối đấu tranh cách
mạng tiếp tục được bổ sung, phát triển qua các khì Hội nghị Trung ương vào năm 1937,
1938. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3/1938, Mặt trận thống nhất nhân dân
phản đế Đông Dương đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.
Những phong trào đấu tranh tiêu biểu: Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
Phong trào Đông Dương đại hội (giữa năm 1936). Phong trào đón rước phái viên Chính phủ
Pháp và Toàn quyền mới của xứ Đông Dương (đầu năm 1937). Tổng bãi công của công nhân
công ty Hòn Gai (11/1936) và cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi – Vinh
(7/1937). Cuộc mít tinh của hơn 2.5 vạn người tại Khu Đấu xảo (Hà Nội, 1/5/1938).
Đấu tranh nghị trường: Đảng vận động để đưa người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra
ứng cử vào Viện Dân biểu Trung Kì (1937), Viện Dân biểu Bắc Kì (1939), nhằm mục đích:
Mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ.Vạch trần chính sách phản động của bọn thực dân
và tay sai. Bênh vực quyền lợi của nhân dân lao động.
Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí: Đảng đã xuất bản nhiều tờ báo công khai, như: Tiền Phong,
Dân chúng, Tin tức,... Xuất bản nhiều sách chính trị - lí luận, các tác phẩm văn học hiện thực
phê phán, thơ cách mạng,...
Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939
Ý nghĩa lịch sử: Uy tín, ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Đông Dương được mở rộng, mở rộng
trong quần chúng; chủ nghĩa Mác – Lê-nin cũng như đường lối, chính sách của Đảng, của
Quốc tế Cộng sản được phổ biến, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng. Trình độ chính trị và công
tác của cán bộ và đảng viên được nâng cao một bước rõ rệt. Đội quân chính trị quần chúng
được Đảng tập hợp, xây dựng, giáo dục. Qua quá trình đấu tranh, Đảng Cộng sản Đông
Dương đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng mặt trận dân tộc
thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp,...
Phong trào cách mạng 1936 – 1939 có ý nghĩa như một cuộc tập dượt, chuẩn bị cho Tổng
khởi nghĩa tháng Tám (1945).

246
Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình đấu tranh, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tích lũy
được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc: Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất. Tổ chức,
lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp,...
Câu 118: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936
chủ trương thành lập mặt trận nào?

A. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.


B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Câu 119: Lực lượng tham gia phong trào cách mạng 1936 – 1939 có điểm gì khác biệt so với
phong trào 1930- 1931 ?
A. Lực lượng tham gia phong trào 1936 - 1939 là công nhân, nông dân, binh lính còn
phong trào 1930 – 1931 chủ yếu là công nhân.
B. Lực lượng tham gia trong phong trào 1936 - 1939 là công nhân, tiểu tư sản còn phong
trào 1930 – 1931 chủ yếu là nông nhân.
C. Lực lượng tham gia trong phong trào 1936 - 1939 là công nhân, nông dân và học sinh
trong các đô thị lớn còn phong trào 1930 – 1931 chủ yếu là công nhân.
D. Lực lượng tham gia phong trào 1936 - 1939 là đông đảo quần chúng nhân dân lao
động, tiểu tư sản, trí thức... còn phong trào 1930 – 1931 chủ yếu là công – nông.
Câu 120: Nét nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là?
A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân.
B. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của
đảng viên được nâng cao.
C. Tập hợp được một lực lượng công - nông hùng mạnh.
D. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo và sử dụng
hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú.

247
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

SÁCH VỀ ĐÍCH TAQ 2023

ĐỀ SỐ 09
PHẦN 1: NGÔN NGỮ
1.1. TIẾNG VIỆT
Câu 1:Trong các thể loại sau, thể loại nào là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn
một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, cho bài học
luân lý hay phê phán sự việc.
A. Tục ngữ. B. Câu đố. C. Vè. D. Truyện thơ.
Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu thơ sau
“mùi… trắng quện khói trầm thơm lắm/ điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng”
(Đò Lèn, Nguyễn Duy).

A. Hồng. B. Cúc. C. Huệ. D. Lan.

Câu 3: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:


Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Câu cá mùa thu, Nguyễn Khuyến).
Điểm nhìn cảnh thu là:
A. Chiếc thuyền câu. B. Trên cầu ao. C. Trên bờ ao. D. Ngõ trúc.
Câu 4: Ý nào sau đây không đúng về nghệ thuật tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của
Nguyễn Đình Chiểu?
A. Mang đậm chất sử thi (anh hùng ca) mới mẻ.
B. Sử dụng nhiều điển tích, điển cố.
C. Ngôn ngữ dân dã, mộc mạc, đậm bản sắc địa phương Nam Bộ.

248
D. Sử dụng lối văn biền ngẫu.
Câu 5: Xác định các biện pháp tu từ có trong câu thơ sau?
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Cảnh khuya – Hồ Chí Minh).
A. So sánh, nhân hóa. B. Nhân hóa, điệp ngữ.
C. So sánh, điệp ngữ, nói giảm nói tránh. D. So sánh, điệp ngữ.
Câu 6: Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, khi ra khỏi rừng, sông Hương
được Hoàng Phủ Ngọc Tường so sánh với hình ảnh nào dưới đây?
A. Như một cô gái Di gan phóng khoáng và man dại.
B. Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
C. Người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.
D. Người tài nữ đánh đàn đêm khuya.
Câu 7: Trong tác phẩm Bình ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra thêm những yếu tố căn
bản nào để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc mà tác phẩm Sông núi nước
nam chưa nêu ra được?
A. Phong tục tập quán, lịch sử, văn hiến.
B. Lãnh thổ, lịch sử, văn hiến.
C. Phong tục tập quán, lịch sử, lãnh thổ.
D. Lãnh thổ, chủ quyền, phong tục tập quán.
Câu 8: Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. Điểm xuyến. B. Đọc giả. C. Đường xá. D. Giả dối.
Câu 9: Trong các câu sau:
I. Tiếng giọt danh đổ ồ ồ, xói lên những rãnh nước sâu.
II. Hoa ban Tây Bắc nở rộ lung linh, hoa trắng núi trắng giời, hoa ban nở không kịp rụng.
III. Càng đổ dần về hướng mũi cà mau, thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít
như mạng nhện.
IV. Bằng những cố gắng không ngừng, anh đã tốt nghiệp đại học.
Những câu nào mắc lỗi:
A. IV và III. B. IV và II. C. IV và I. D. III và I.
Câu 10: Chọn từ Hán Việt có ý nghĩa phù hợp nhất để điền vào chỗ trống:
"Sản phẩm này rất hữu ích, có chất lượng cao và giá thành hợp lý. Vì vậy, nhà sản xuất ...
khách hàng nên
mua về sử dụng."

249
A. Khuyến cáo. B. Khuyến mãi. C. Khuyến khích. D. Khuyến mại.
Câu 11: “Những lời ngọt của cô ấy chỉ khiến anh ấy càng thêm u mê không lối thoát.”
Trong câu văn trên, từ “ngọt” được dùng với ý nghĩa gì?
A. Tên một loại gia vị
B. Mùi vị của món ăn
C. Lời nói dễ nghe, êm tai khiến người ta xiêu lòng
D. Sự vật đem tới cảm giác êm dịu nhưng thấm sâu
Câu 12: Đọc dữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
(1) Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh
Mà sao em xa anh
Đời vẫn xanh vời vợi
(Gửi em dưới quê làng, Hồ Ngọc Sơn).
(2) Công viên là lá phổi xanh của thành phố.
Từ “lá” nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. Từ “lá” trong câu (1) được dùng với nghĩa chuyển.
B. Từ “lá” trong câu (2) được dùng với nghĩa chuyển.
C. Từ “lá” của cả hai câu đều được dùng với nghĩa chuyển.
D. Cả hai trường hợp từ “lá” đều được dùng với nghĩa gốc.
Câu 13: Các từ “xinh xinh, xanh xanh, rầm rầm” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ ghép đẳng lập. B. Từ ghép chính phụ.
C. Từ láy toàn bộ. D. Từ láy bộ phận.
Câu 14: “Tôi rất băn khoăn, nửa muốn về, nửa muốn ở lại, nửa lại muốn đi luôn.”Đây là
câu:
A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ.
C. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ. D. Sai logic.
Câu 15: Nhận xét về cách thức trình bày đoạn văn: “Từ chối là một kỹ năng sống quan
trọng và cốt yếu. Không ai muốn mắc kẹt trong một mối quan hệ không mang lại hạnh
phúc. Không muốn mắc kẹt với một công việc mà mình căm ghét và không tin vào nó.
Không ai muốn cảm thấy rằng họ không thể nói ra điều mình thật sự muốn nói.”.
A. Đoạn văn diễn dịch. B. Đoạn văn tổng phân hợp.
C. Đoạn văn quy nạp D. Đoạn văn song hành.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20

250
NGƯỜI TIỀU PHU

Tiều phu cùng học giả đang đi chung một chiếc thuyền ở giữa sông. Học giả tự nhận
mình hiểu biết sâu rộng nên đã đề nghị chơi trò đoán chữ để cho đỡ nhàm chán, đồng thời
giao kèo, nếu mà mình thua sẽ mất cho tiều phu mười đồng. Ngược lại, tiều phu thua thì
sẽ chỉ mất năm đồng thôi. Học giả coi như mình nhường tiều phu để thể hiện trí tuệ hơn
người.
Đầu tiên, tiều phu ra câu đố:
- Vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có mười cân?
Học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu mười đồng.
Sau đó, ông hỏi tiều phu câu trả lời là gì.
Tôi cũng không biết! - Tiều phu đưa lại cho học giả năm đồng và nói thêm:
Thật ngại quá, tôi kiếm được năm đồng rồi. Học giả vô cùng sửng sốt.
Câu 16: Xác định phương thức biểu đạt chính?
A. Miêu tả. B. Biểu cảm. C. Tự sự. D. Nghị luận.
Câu 17:Nội dung chính của câu chuyện trên là gì?
A. Cuộc thi tài của vị học giả và bác tiều phu. B. Bác tiều phu ngu muội.
C. Vị học giả khôn ngoan. D. Câu chuyện chiếc thuyền.
Câu 18: Từ câu chuyện trên, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân?
A. Làm một người khiêm tốn. B. Không dùng tiền để thử tài.
C. Không nên thi thố với người khác. D. Tất cả các phương án trên.
Câu 19: Khiêm tốn thể hiện qua yếu tố nào?
A. Lời nói. B. Cử chỉ.
C. Hành động. D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20: Vị học giả hiện lên là người như thế nào?
A. Tự tin. B. Xấc xược. C. Kiêu ngạo. D. Nhút nhát.
1.2. TIẾNG ANH
Questions 21-25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each
blank.

Câu 21: Nobody called me yesterday,___________?


A. Didn't it. B. Do they. C. Didn't they. D. Did they.
Câu 22: This house ___________in 1970 by my grandfather.
A. Built. B. Was built. C. Was build. D. Has built.

251
Câu 23: What do you know ___________ him?
A. On. B. About. C. With. D. For.
Câu 24: The more i tried my best to help her, ___________she became.
A. Less lazy. B. The lazier. C. The more lazy. D. Lazier.
Câu 25: She has just bought ___________.
A. An interesting french old painting. B. An old interesting french painting.
C. A french interesting old painting. D. An interesting old french painting.

Questions 26-30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.

Câu 26: Little he knows about the surprise that awaited him.

A. He knows. B. About. C. The. D. Awaited.

Câu 27: Passengers are required to arrive to the gate fifteen minutes before departure time.

A. Are required. B. To arrive to.

C. Before. D. Departure time.

Câu 28: Bill is often late for class, which makes his teachers angrily.

A. Bill is often. B. For. C. Which. D. Angrily.

Câu 29: Many languages used around the world they do not have a form of writing.

A. Used. B. Around.

C. They. D. A form of writing.

Câu 30: I enjoy reading the article that you told me about it yesterday

A. Reading. B. That. C. Told. D. It.

Questions 31-35: Which of the following best restates each of the given sentences?

Câu 31: She began to play the piano three years ago.
A. She has played the piano since three years. B. She has played the piano for three
years
C. She doesn’t play the piano now. D. She stops playing the piano now.
Câu 32: "Don't forget to submit your assignments by Thursday," said the teacher to the
students.
A. The teacher reminded the students to submit their assignments by Thursday.
B. The teacher allowed the students to submit their assignments by Thursday.

252
C. The teacher ordered the students to submit their assignments by Thursday.
D. The teacher encouraged the students to submit their assignments by Thursday.
Câu 33: It’s very likely that the company will accept his application.
A. The company needs accept his application.
B. The company might accept his application.
C. The company must accept his application.
D. The company should accept his application.
Câu 34: Marie didn’t turn up at John’s birthday party. I feel so sorry for that.
A. If only Marie turn up at John’s birthday party.
B. I wish Marie had turned up at Johns birthday party.
C. I wished Marie wouldn’t turn up at John’s birthday party.
D. It’s a shame Marie had turned up at John’s birthday party.
Câu 35: The government does not know what to do with household rubbish in large cities.
A. Little does the government know what to do with household rubbish in large cities.
B. It is unknown what to do with household rubbish in large cities by the government.
C. Rarely the government knows what to do with household rubbish in large cities.
D. Hardly any government knows what to do with household rubbish in large cities.
Questions 36-40: Read the passage carefully
Edward Patrick Eagan was born on April 26th 1897 in Denver, Colorado, and his father died
in a railroad accident when Eagan was only one year old. He and his four brothers were
raised by his mother, who earned a small income from teaching foreign languages.
Inspired by Frank Marriwell, the hero of a series of popular novels for boys, Eagan pursued
an education for himself and an interest in boxing. He attended the University of Denver for a
year before serving in the U.S. army as an artillery lieutenant during World War I. After the
war, he entered Yale University and while studying there, won the US national amateur
heavyweight boxing title. He graduated from Yale in 1921, attended Harvard Law School,
and received a Rhodes scholarship to the University of Oxford where he received his A.M. in
1928.
While studying at Oxford, Eagan became the first American to win the British amateur
boxing championship. Eagan won his first gold medal as a light heavyweight boxer at the
1920 Olympic Games in Antwerp, Belgium. Eagan also fought at the 1924 Olympics in Paris
as a heavyweight but failed to get a medal. Though he had taken up the sport just three weeks
before the competition, he managed to win a second gold medal as a member of four-man

253
bobsled team at the 1932 Olympics in Lake Placid, New York. Thus, he became the only
athlete to win gold medals at both the Summer and Winter Olympics.
(Adapted from "Peteson's Master TOEFL Reading Skills).
Câu 36: What is the main idea of the passage?
A. Eagan's life shows that a man can be an athlete and a well-educated person.
B. Eagan's life shows that military experiences make athletes great.
C. Eagan's life shows how a wealthy student can achieve as much as a poor one.
D. Eagan's life shows how easy it is to win two gold medals in different Olympic sports.
Câu 37: According to the passage, who was Frank Merriwell?
A. A teacher at Yale. B. A student at Oxford.
C. A fictional character. D. A bobsledder at the Olympics.
Câu 38: The word "Inspired" in paragraph 2 in CLOSEST in meaning to ______.
A. Stopped. B. Challenged. C. Calmed. D. Stimulated.
Câu 39: According to the passage, Eagan won all of the following EXCEPT ______.
A. British amateur boxing championship.
B. U.S. national amateur heavyweight boxing title.
C. Heavyweight boxing, Olympic gold medal.
D. Light heavyweight boxing, Olympic gold medal.
Câu 40: The word "the competition" in paragraph 3 refers to ______.
A. Sport. B. 1932 olympics.
C. Gold medals. D. Summer Olympics.
PHẦN 2: TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Câu 41: Tại một cửa hàng thực phẩm, người thứ nhất mua 4kg gạo, 3kg và 2 kg đường với
tổng số tiền là 161.000đ; người thứ hai mua 5kg gạo, 2kg muối và 1kg đương với tổng số
tiền là 148.000đ; người thứ ba mua 5kg gạo, 9kg muối và 7kg đường. Số tiền người thứ ba
phảo trả là:
A. 361.000đ. B. 381.000đ. C. 365.000đ. D. 375.000đ.
Câu 42: Một hộp đựng 26 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 26. Bạn Hải rút ngẫu nhiên cùng
một lúc ba tấm thẻ. Hỏi có bao nhiêu cách rút sao cho bất kỳ hai trong ba tấm thẻ lấy ra đó có
hai số tương ứng ghi trên hai tấm thẻ luôn hơn kém nhau ít nhất 2 đơn vị?
A. 1350. B. 1768. C. 1771. D. 2024.
Câu 43: Biểu thức nào sau đây là tam thức bậc hai?
A. f ( x ) = 2 x − 1 . B. f ( x ) = x 4 + 7 x − 2022 .

254
C. f ( x ) = 3x 2 + 2 x − 10 . D. f ( x ) = x 2 − 4 x + 3 .

Câu 44: Cho phương trình cos x.cos 7 x = cos3x.cos5 x (1)

Phương trình nào sau đây tương đương với phương trình (1)

A. sin 5x = 0 . B. cos 4 x = 0 . C. sin 4 x = 0 . D. cos3x = 0 .

Câu 45: Các giá trị x thỏa mãn bất phương trình log 2 ( 3x − 1)  3 là :

1 10
A. x  3 . B.  x  3. C. x  3 . D. x  .
3 3
Câu 46: Ông An vay ngân hàng với số tiền ban đầu là 100 000 000 đồng, lãi suất 6%/ năm.
Hỏi sau bao nhiêu năm thì ông A phải trả ngân hàng số tiền 150 000 000 đồng. Biết rằng số
tiền lãi hằng năm ông An cộng vào tiền vay ban đầu.
A. 6 năm. B. 7 năm. C. 8 năm. D. 9 năm.
Câu 47 : Tập S gồm các số tự nhiên có 6 chữ số khác nhau được thành lập từ các chữ số
0 ;1 ;2 ;3 ;4 ;5 ;6 ;7 ;8. Chọn ngẫu nhiên một số từ tập S. Xác suất để số được chọn không có
hau chữ số chẵn đứng cạnh nhau là
13 11 29 97
A. . B. . C. . D. .
80 70 140 560

Câu 48: Cho hình chóp S. ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh 2a . Hình chiếu vuông
góc của S lên ( ABC ) trùng với trung điểm H của cạnh BC . Biết tam giác SBC là tam

giác đều. Tính số đo của góc giữa SA và BC


A. 60 . B. 90 . C. 45 . D. 30 .
Câu 49: Kí hiệu z1 , z2 là hai nghiệm phức của phương trình 3z 2 − z + 1 = 0 . Tính

P = z1 + z2

3 2 3 2 14
A. P = . B. P = . C. P = . D. P = .
3 3 3 3

Câu 50: Cho hình phẳng giới hạn bởi các đường y = 1 − x 2 , y = 0 quay xung quanh trục
Ox. Thể tích của khối tròn xoay tạo thành bằng:
3 2  4
A. . B. . C. . D. .
2 3 2 3
Câu 51: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo đúng?
A. Nếu a và b chia hết cho c thì a+b cũng chia hết cho c.

255
B. Nếu hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau.
C. Nếu a chia hết cho 3 thì a chia hết cho 9.
D. Nếu một số có tận cùng là 0 thì chia hết cho 5.
Câu 52: Trong kì thi học sinh giỏi quốc gia có 4 bạn Phương, Dương, Hiếu, Hằng tham gia
và hai bạn bất kì trong bốn bạn này không sống cùng một thành phố. Khi được hỏi quê mỗi
người ở đâu ta nhận được các câu trả lời sau:
Phương: Dương ở Huế, còn tôi ở Sài Gòn.
Dương: Tôi cũng ở Sài Gòn còn Hiếu ở Huế.
Hiếu: Không, tôi ở Đà Nẵng còn Hằng ở Vinh.
Hằng: Trong các câu trả lời trên đều có một vế đúng và một vế sai.
Hỏi chính xác quê Dương ở đâu?
A. Huế. B. Sài Gòn. C. Vinh. D. Đà Nẵng.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56:
Một liên hoan sân khấu chuyên nghiệp có sáu đoàn nghệ thuật tham dự là: J, K, N, Q, R, S.
Các buổi trình diễn của các đoàn được diễn ra vào ba ngày liên tiếp là thứ Tư, thứ Năm và
thứ Sáu; mỗi ngày có hai đoàn trình diễn, một đoàn trình diễn buổi sáng và một đoàn trình
diễn buổi chiều. Lịch diễn tuân thủ các ràng buộc sau:
J phải trình diễn buổi sáng, cùng ngày với K hoặc Q;
R phải trình diễn buổi chiều, cùng ngày với N hoặc S;
Q phải trình diễn vào ngày trước ngày trình diễn của K và N.
Câu 53: Lịch trình diễn nào sau đây là chấp nhận được, theo thứ tự từ sáng thứ Tư đến chiều
thứ Sáu.
A. J, Q, K, N, S, R. B. J, K, Q, N, S, R.
C. Q, N, S, R, J, K. D. Q, S, J, K, R, N.
Câu 54: Lịch trình nào không thể diễn ra vào sáng ngày thứ Năm ?
A. N. B. Q. C. K. D. J.
Câu 55: Nếu K trình diễn vào ngày thứ 6, điều này sau đây đúng ?
A. R trình diễn vào chiều thứ Sáu. B. N trình diễn vào chiều thứ Năm.
C. Q trình diễn vào sáng thứ Tư. D. J trình diễn vào sáng thứ Năm.
Câu 56: Nếu Q trình diễn vào buổi sáng thì đoàn nào sau đây không thể trình diễn vào thứ
Năm ?
A. R. B. S. C. J. D. K.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 57 đến 60:

256
Một quán café ở Thành phố Hồ Chí Minh có ba loại thức uống là café, trà sữa và nước trái
cây. Có 6 bạn đi họp nhóm gồm M, N, P, Q, R, S đã vào quán café trên để họp và gọi thức
uống. Cho các dữ kiện sau đây:
1. M và P không gọi chung một loại thức uống.
2. R và S không gọi chung một loại thức uống.
3. N không gọi nước trái cây.
4. Q không gọi trà sữa.
Biết rằng có đủ cả ba loại thức uống đã được gọi ra.
Câu 57: Theo các dữ kiện của đề bài, cách gọi thức uống nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Café (M, N); Trà sữa (P, S); Nước trái cây (Q, R).
B. Café (M, N, P); Trà sữa (R, S); Nước trái cây (Q).
C. Café (M, N); Trà sữa (Q, S); Nước trái cây (P, R).
D. Café (M, R); Trà sữa (P, S); Nước trái cây (Q, N).
Câu 58: Nếu chỉ có M gọi trà sữa, P không gọi café thì phát biểu nào sau đây là đúng?
A. S có thể gọi chung loại thức uống với P.
B. Q có thể gọi nước trái cây.
C. R có thể gọi chung loại thức uống với Q.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 59: Nếu S gọi café và số lượng café được gọi ra là 4 thì khẳng định nào sau đây có thể
đúng?
A. Q gọi nước trái cây. B. N gọi trà sữa.
C. R không gọi nước trái cây. D. P gọi trà sữa.
Câu 60: Nếu M không gọi café và chỉ có S và P gọi trà sữa thì khẳng định nào sau đây có thể
đúng?
A. Chỉ có N gọi café. B. Chỉ có M gọi nước trái cây.
C. Q, N, R có thể gọi café. D. Tất cả đều đúng.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 63:
Biểu đồ sau thể hiện số lượng giày loại X và Y do một công ty xuất khẩu trong giai đoạn từ
năm 2007 đến năm 2012.

257
180
159
160
139 141 148
140 128
119 120 120
120
99 100
100 107
78
80

60

40

20

0
2007 2008 2009 2010 2011 2012

X Y

Câu 61: Độ chênh lệch giữa số lượng giày loại Y được xuất khẩu năm 2010 và năm 2011 là
bao nhiêu?
A. 21.000. B. 42.000. C. 33.000. D. 50.000.
Câu 62: Trong giai đoạn 2007-2010, năm nào có độ chênh lệch giữa tổng số giày được xuất
khẩu . hai loại là lớn nhất?
A. 2010. B. 2008. C. 2007. D. 2009.
Câu 63: Trong giai đoạn 2009-2012, năm nào có tỉ lệ giày xuất khẩu tắng ít nhất so với năm
trước đó?
A. 2011. B. 2009. C. 2010. D. 2012.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 64 đến 67:

258
259
(Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam).
Câu 64: Trong các Quý III năm từ 2016-2019 tốc độ tăng trưởng GDP trong năm nào là cao
nhất?
A. Năm 2020. B. Năm 2019.
C. Năm 2018. D. Năm 2017.
Câu 65: Thu nhập từ tổng sản phẩm nội địa (GDP) của ngành dịch vụ là bao nhiêu?
A. 1781,841 nghìn tỷ đồng. B. 1871,814 nghìn tỷ đồng.
C. 1187,814 nghìn tỷ đồng. D. 1178,841 nghìn tỷ đồng.
Câu 66: Nếu thu nhập từ ngành dịch vụ là 3 tỷ đồng thì thu nhập từ ngành thuế SP-trợ cấp SP
là bao nhiêu?
A. 670,3 triệu đồng. B. 760,3 triệu đồng.
C. 607,3 triệu đồng. D. 706,3 triệu đồng.
Câu 67: Thu nhập từ ngành công nghiệp và xây dựng hơn thu nhập từ nhóm ngành nông, lâm
nghiệp và thủy sản là bao nhiêu tỷ đồng?
A. 796,878 tỷ đồng. B. 796,887 tỷ đồng.
C. 796,878 nghìn tỷ đồng. D. 796,887 nghìn tỷ đồng.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 68 đến 70:
Biểu đồ sau đây cho thấy các nguồn vốn được Ban quản lý Dự án đường cao tốc Quốc gia
lập dự
toán cho giai đoạn II của dự án (đơn vị: ngàn USD). Biết tổng số vốn đầu tư ban đầu là
60,200 ngàn USD.

260
Quỹ dự phòng
10%
Ngân sách
9%

Thu phí
9% Vay thị trường
52%

Hỗ trợ ngoài
20%

Câu 68: Gần 10,41% số tiền sẽ được sắp xếp thông qua
A. Thu phí. B. Ngân sách. C. Hỗ trợ ngoài. D. Quỹ dự phòng.
Câu 69: Nếu chỉ huy động được 9.695 ngàn USD từ Hỗ trợ ngoài thì để đảm bảo nguồn vốn
theo dự toán, cần phải tăng thêm khoản Vay thị trường xấp xỉ bao nhiêu phần trăm so với dự
kiến?
A. 4,5%. B. 7,5%. C. 6,0%. D. 8,0%.
Câu 70: Nếu việc thu phí được cho pháp lợi nhuận tới đa 10% thì số tiền được phép thu tối
đa là bao nhiêu ngàn USD để dự án được thực hiện đúng theo dự toán trong trường hợp Ngân
sách bị cắt giảm 10%?
A. 5316,8. B. 5827,8. C. 5959,8. D. 5979,8.
PHẦN 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Câu 71: Xà phòng hóa hoàn toàn chất béo X, thu được muối và chất hữu cơ Y. Tên gọi của Y

A. Kali stearat. B. Ancol etylic. C. Glixerol. D. Natri oleat.
Câu 72: Thủy phân hoàn toàn a gam một chất béo X trong dung dịch NaOH dư, thu được
1,84 gam glixerol; 6,12 gam natri stearat và m gam natrioleat. Phát biểu nào sau đây không
đúng?
A. Khối lượng phân tử của X là 888 gam/mol.
B. Giá trị của a là 17,72 gam.

261
C. Giá trị của m là 12,16.
D. Phân tử X có 5 liên kết pi.
Câu 73: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. Tính axit. B. Tính oxi hóa. C. Tính bazơ. D. Tính khử.
Câu 74: Dung dịch NaHCO3 không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. HCl. B. BaCl2. C. FeCl3. D. Ca(OH)2
Câu 75: Trong thời gian Δt, một con lắc đơn có chiều dài l thực hiện được 10 dao động điều
hòa. Nếu tăng chiều dài thêm 36 cm thì vẫn trong thời gian Δt nó thực hiện được 8 dao động
điều hòa. Chiều dài l có giá trị là:
A. 28 cm. B. 64 cm. C. 100 cm. D. 136 cm.
Câu 76: Xét mạch điện kín đơn giản gồm một nguồn điện có  = 12 V, điện trở trong r và
mạch ngoài có một điện trở R = 6, 5  . Biết cường độ dòng điện trong mạch là 1,5 A. Xác
định r.
A. 1Ω. B. 0,5Ω. C. 2Ω. D. 1,5Ω.
Câu 77: Một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí cân bằng đến vị trí biên là
chuyển động.
A. Chậm dần. B. Nhanh dần đều. C. Nhanh dần. D. Chậm dần đều.
Câu 78: Trong khoảng thời gian 7,6 ngày có 75% số hạt nhân ban đầu của một đồng vị
phóng xạ bị phân rã. Chu kì bán rã của đồng vị đó là
A. 138 ngày. B. 10,1 ngày. C. 15,2 ngày. D. 3,8 ngày.
Câu 79: Ở một loài sinh vật, hai cặp alen A, a và B, b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 1, cách
nhau 15 cM. Cặp gen D, d và E, e nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 3, cách nhau 18cM. Cho
biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, có hoán vị gen ở cả bố và
mẹ với tần số như nhau.

AB De aB De
Phép lai P: ♀ X tạo ra F1. Nội dung nào sau đây đúng?
ab de ab dE

A. Có 25.75% có thể mang kiểu hình lặn của 4 tính trạng.

B. Có tối đa 62 tổ hợp giao tử.

C. Có 64 loại kiểu gen.

D. Có 13,64% cá thể mang kiểu hình trội của 4 tính trạng.

262
Câu 80: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là:

A. Có khả năng loại bỏ kiểu gen khác nhau trong quần thể.

B. Làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột.

C. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định
hướng quá trình tiến hoá.

D. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi vô hướng.

Câu 81: Tế bào của một loài sinh vật nhân sơ khi phân chia bị nhiễm tác nhân hóa học 5BU,
làm cho gen A đột biến điểm thành alen a có 140 chu kì xoắn và 3200 liên kết hiđrô. Số
lượng từng loại nuclêôtit của gen A là
A. A = T = 901; G = X = 399. B. A = T = 1000; G = X = 400.
C. A = T = 401; G = X = 199. D. A = T = 1001; G = X = 399.
Câu 82: Ở một loài thực vật, màu hoa do 2 gen phân ly độc lập (gồm các alen A, a và B, b)
quy định. Trong đó, kiểu gen có 2 alen trội bất kì trở lên thì có hoa đỏ, có ít hơn 2 alen trội thì
cho hoa trắng. Đem một cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, F1 thu được cả hoa đỏ và hoa trắng. Đem
các cây hoa trắng F1 ngẫu phối, thu được F2. Theo lý thuyết, F2 thu được tỉ lệ hoa đỏ là
A. 0%. B. 11%. C. 21%. D. 16%.
Câu 83: Lượng nước thiếu hụt trong mùa khô ở miền Bắc không lớn như ở miền Nam là do
miền Bắc có
A. Lượng mưa lớn hơn B. Mùa mưa kéo dài hơn.
C. Mưa phùn. D. Nhiều dãy núi cao đón gió.
Câu 84: Đặc điểm địa hình có ý nghĩa lớn trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
của thiên nhiên nước ta là:
A. Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích và phân bố chủ yếu ở ven biển.
B. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
C. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích, trong đó có nhiều vùng núi độ cao đạt trên 2000m.
D. Các dãy núi chạy theo hướng chính là tây bắc-đông nam và hướng vòng cung.
Câu 85: Để phát huy thế mạnh công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ, vấn đề quan trọng cần
giải quyết là
A. Phát triển giáo dục và đào tạo.
B. Điều tra, quy hoạch các mỏ quặng đã có.
C. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

263
D. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở năng lượng.
Câu 86: Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế chủ yếu là do
A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, hạ tầng được cải thiện.
B. Nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm, nhiều đô thị qui mô lớn.
C. Chính sách ưu tiên phát triển của Nhà nước, lao động có trình độ.
D. Giao thông thuận lợi hơn, có nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng.
Câu 87: Tổng thư ký Liên Hợp Quốc từ năm 2017 là người nước nào?
A. Tây ban Nha. B. Hàn Quốc.
C. Canada. D. Bồ Đào Nha.
Câu 88: Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu thế toàn cầu hoá đối với Việt
Nam ?
A. Là một cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, hiện đại hoá đất nước.
B. Là một thách thức lớn đối với các nước kém phát triển trong đó có Việt Nam.
C. Là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc.
D. Không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Câu 89: Tác động của hệ tư tưởng nào làm cho Tân Việt cách mạng Đảng bị phân hoá?
A. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. B. Tư tưởng dân chủ tư sản.
C. Chủ nghĩa Mác – Lênin. D. Hệ tư tưởng phong kiến.
Câu 90: Theo nội dung của Hội nghị Pốtxđam, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được
giao cho ai?
A. Quân đội Anh trên toàn Việt Nam.
B. Quân đội Pháp ở phía Nam vĩ tuyến 16.
C. Quân đội Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.
D. Quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc vĩ tuyến 16 và quân đội Pháp ở phía Nam.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Amino axit là gì?
Amino axit là một loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà trong phân tử có chứa đồng thời nhóm
amino (-NH2) và nhóm cacbonxyl (-COOH) tương tác với nhau tạo ion lưỡng cực và có công
thức tổng quát là R(NH2)x(COOH)y hoặc C2H 2n+2-2k-x-y(NH2)x(COOH)y.

264
Hình: Công thức hóa học chung amino axit.
Các dạng đồng phân của amino axit
Đa phần các amino axit đều có 2 dạng đồng phân lập thể, bao gồm D và L.
- Dạng L: Amino axit có vai trò quan trọng có trong các protein.
- Dạng D: Amino axit trong các protein có trong các sinh vật sống dưới nước. Đồng phân
dạng D của aspartic axit có trong một số protein là kết quả của quá trình biến đổi sau dịch mã
tự phát kết hợp với sự hóa già protein hoặc giống như một sản phẩm phụ của quá trình biến
đổi enzyme được xúc tác bởi protein L-isoaspartyl methyltransferase.
Các tính chất đặc trưng của amino axit
1 Tính chất vật lý của amino axit
Amino axit là chất rắn, tồn tại ở dạng tinh thể không có màu và vị hơi ngọt. Do tồn tại ở dạng
ion lưỡng cực nên amino axit dễ tan trong nước. Nóng chảy ở nhiệt độ cao do amino axit là
hợp chất ion.
2 Tính chất hóa học của amino axit
a) Làm đổi màu quỳ tím:
Khả năng làm đổi màu quỳ tím của amino axit phụ thuộc vào mối quan hệ của nhóm amino
và nhóm cacbonxyl R(NH2)x(COOH)y.
Nếu x = y: Quỳ tím không đổi màu.
Nếu x < y: Quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Khi x > y: Quỳ tím chuyển sang màu xanh.
b) Amino axit phân ly trong dung dịch:
H2N-CH2-COOH ↔ H3N+-CH2-COO–
c) Amino axit có tính lưỡng tính:
Tác dụng với axit mạnh tạo ra muối:

265
NH2-CH2-COOH + HCl → ClNH3-CH2-COOH
Tác dụng với bazơ mạnh tạo ra muối và nước:
NH2-CH2-COOH + KOH → NH2-CH2-COOK + H2O
d) Amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng:
nNH2-CH2-COOH → (- NH-CH2-CO-)n + nH2O (H+)
Điều chế amino axit như thế nào?
Amoni axit được điều chế bằng cách cho thủy phân protit
(-NH-CH2-CO-)n + nH2O → nNH2-CH2-COOH
Vai trò của amino axit đối với sức khỏe con người
Amino axit thiên nhiên, chủ yếu là α-amino axit được sử dụng để tổng hợp protein. Một số
amino axit là chất dẫn truyền thần kinh, sản xuất polyme…

Câu 91: Phát biểu nào dưới đây về amino axit là không đúng?
A. Hợp chất H2N-COOH là amino axit đơn giản nhất.
B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm
cacboxyl.

C. Ngoài dạng phân tử (H2N-R-COOH) amino axit còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
D. Amino axit vừa có khả năng phản ứng với dung dịch HCl vừa có khả năng phản ứng
được với dung dịch NaOH.

Câu 92: Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Axit glutamic có 1 gốc -NH2 và 2 gốc -COOH, bột ngọt (mì chính) chính là muối của
nó – đinatri glutamat.
B. Axit 10-aminodecanoic có công thức NH2-[CH2]9-COOH.
C. ε-Aminocaproic và ω-aminoenantoic là hai nguyên liệu lần lượt để sản xuất tơ nilon-6
và nilon-6,6.
D. Amino axit phản ứng với ancol khi có mặt axit vô cơ mạnh sinh ra este không sinh ra
muối.
Câu 93: Cho các phát biểu sau:
(1) Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.

(2) Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

(3) Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.

266
(4) Các amino axit tham gia phản ứng trùng hợp tạp ra polime thuộc loại poliamit.

(5) H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.

(6) Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị amino axit bất kỳ. Nhóm -CO-NH-
giữa hai đơn vị amino axit được gọi là nhóm peptit.

Số phát biểu đúng là:

A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96

Muối cacbonat là muối của axit cacbonic nó gồm 2 loại nhỏ là muối cacbonat CO32- và
muối hiđrocacbonat HCO3-. Muối cacbonat rất phổ biến và có nhiều ứng dụng trong đời sống
như làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng, xà phòng, thuốc chữa bệnh, v.v.
Phân loại muối cacbonat
Muối cacbonat được phân thành 2 loại chính gồm muối cacbonat trung tính và muối cacbonat
axit.
Muối cacbonat trung hòa: Được gọi là muối cacbonat không còn nguyên tố H trong thành
phần axit – bazơ. Ví dụ: Magiê cacbonat (MgCO3), canxi cacbonat (CaCO3), natri cacbonat
(Na2CO3) …
Muối cacbonat của axit: Người ta gọi là muối hiđrocacbonat, nghĩa là trong gốc axit có chứa
nguyên tố H. Ví dụ: Natri bicacbonat NaHCO3; canxi bicacbonat (Ca(HCO3)2, kali
bicacbonat (KHCO3)…
Độ tan của muối cacbonat

Hầu hết các muối cacbonat đều không tan trong nước, trừ một số muối cacbonat của kim loại
kiềm như Na2CO3, K2CO3,… Ngược lại, hầu hết các muối hiđrocacbonat đều tan trong nước
như Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2…

267
Hình: Baking soda là một loại muối cacbonat.

Tính chất hoá học của muối cacbonat

Muối cacbonat có những tính chất hóa học đặc trưng như phản ứng với dung dịch axit mạnh,
phản ứng với dung dịch bazơ, phản ứng với dung dịch muối, dễ bị nhiệt phân hủy giải phóng
khí CO2 (trừ Na2CO3, K2CO3…).

Câu 94: Baking soda có tên gọi hóa học là gì?


A. Natri cacbonat. B. Natri bicacbonat.
C. Natri dicacbonat. D. Natri tricacbonat.
Câu 95: Nhận định nào sau đây về muối cacbonat là đúng?
A. Tất cả muối cacbonat đều tan trong nước.
B. Tất cả muối cacbonat đều bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon dioxit.
C. Tất cả muối cacbonat đều không tan trong nước.
D. Tất cả muối cacbonat đều bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.
Câu 96: Cho 19,2 gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại hóa trị I và muối cacbonat của
kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít một chất khí (đktc). Tính
khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.
A. 21,4g. B. 22,4g. C. 23,4g. D. 24,4g.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để tr ả lời các câu từ 97 đến 99.
Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường

268
hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Để hạn chế việc lây lan và
phát tán virus, Bộ Y tế khuyến cáo:
1. Luôn luôn giữ ấm cơ thể, vệ sinh tay thường xuyên bằng nước tẩy rửa/ xà phòng, và nên
xúc miệng bằng nước muối thường xuyên.
2. Đi ra ngoài đường nên đeo khẩu trang, tránh đến những chỗ đông người như quán ăn,
khu vui chơi giải trí, rạp chiếu phim…
3. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh nhiễm virus Corona, nên giữ khoảng cách
và đeo khẩu trang.
4. Tất cả những người đến từ TP Vũ Hán Trung Quốc hoặc các thành phố xung quanh Vũ
Hán nên đến các cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh.
5. Nếu phát hiện người bị nhiễm bệnh Corona hoặc có các biểu hiện như trên, nên thông
báo ngay cho cơ quan y tế để giám sát, xử lý kịp thời, tránh để bệnh bùng phát, lây lan.
6. Khi giao tiếp hàng ngày, nên che miệng khi hắt xì hơi, tránh nói to để không phát tán
dịch nếu bị nhiễm bệnh Corona.
7. Nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước trái cây có chứa nhiều vitamin C như nước cam,
nước chanh, nước bưởi, nước mơ…
8. Tập thể dục hàng ngày để duy trì thể trạng tốt nhất, tăng sức đề kháng.
Để đối phó với tình hình dịch bệnh đang ngày càng phát triển, một cơ sở sản xuất khẩu
trang quyết định nhập thêm một số máy với thông số định mức 220V – 11kW. Điện năng
được truyền từ nơi phát đến xưởng sản xuất bằng đường dây một pha với hiệu điện thế 500 V
và hiệu suất truyền tải là 90%. Ban đầu xưởng sản xuất này có 90 máy hoạt động. Hiệu suất
truyền tải lúc sau đã giảm đi 10% so với ban đầu. Coi hao phí điện năng chỉ do tỏa nhiệt trên
đường dây, công suất tiêu thụ điện của các máy hoạt động (kể cả các máy mới nhập về) đều
như nhau và hệ số công suất trong các trường hợp đều bằng 1.
Câu 97: Để các máy hoạt động bình thường, cường độ dòng điện qua mỗi máy có giá trị.
A. 5A. B. 10A. C. 50A. D. 100A.
Câu 98: Xưởng phải sử dụng máy biến áp với tỉ lệ số vòng dây sơ cấp và thứ cấp.
A. 1,27. B. 2,27. C. 3,27. D. 4,27.
Câu 99: Nếu giữ nguyên điện áp nơi phát thì số máy đã hoạt động đã được nhập về thêm là.
A. 50. B. 30. C. 100. D. 70.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102.
Một máy rađa quân sự đặt trên mặt đất ở Đảo Lý Sơn có tọa độ (15o29’B, 108o12’Đ) phát
ra tín hiệu sóng truyền thẳng đến vị trí giàn khoan HD 981 có tọa độ (15o29’B, 111o12’Đ).

269
2𝜋
Cho bán kính Trái Đất là 6400 km, tốc độ lan truyền sóng 𝑣 = 𝑐 và 1 hải lí = 1852 m.
9

Câu 100: Máy rada quân sự phát và thu loại sóng nào ?
A. Sóng dài. B. Sóng trung. C. Sóng ngắn. D. Sóng cực ngắn.
Câu 101: Tốc đọ lan truyền sóng dài là:
A. 2.106 m/s. B. 2.108 m/s. C. 4.106 m/s. D. 4.108 m/s.
Câu 102: Sau đó, giàn khoan này được dịch chuyển tới vị trí mới có tọa độ là (15o29’B,
xoĐ), khi đó thời gian phát và thu sóng của rađa tăng thêm 0,4 ms. So với vị trí cũ, giàn
khoan đã dịch chuyển một khoảng cỡ bao nhiêu hải lí và xác định x?
A. 46 hải lí và 131o12’Đ. B. 150 hải lí và 135o35’Đ.
C. 23 hải lí và 111o35’Đ. D. 60 hải lí và 131o12’Đ.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Virus cúm A

Virus cúm là tác nhân chủ yếu gây bệnh đường hô hấp trên ở người, chim, thú và gia cầm. Có
ba chỉ virus cúm, do là cúm A. B, và C. Trong đó, virus cúm A là tác nhân chủ yếu gây ra
dịch trong thời gian gần đây.

Virus cúm A (Influenza A virus) thuộc họ Orthomyxoviridae, sở hữu bộ gen RNA. Các type
virus cúm A được xác định dựa vào hai kháng nguyên bề mặt, đó là hai gai trên bề mặt của
virus: gai H (Hemagglutinin) và gai N (Neuraminidase) (hình 25.4). Hiện nay đã xác định
được 18 loại gai H (H1-H18) và 11 loại gai N (NI-N11). Như vậy theo lí thuyết có thể tạo ra
khoảng 198 type cúm A.

Trong tự nhiên virus cảm tồn tại ở các loài chim và thuỷ cầm. Virus lây truyền từ động vật
hoang dã sang vật nuôi (gà, vịt, lợn), sau đó từ vật nuôi lây sang người.

Virus cúm xâm nhiễm vào đường hô hấp theo các giọt bắn thông qua tiếp xúc với các nguồn
bệnh có chứa virus. Khi vào trong cơ thể người, virus xâm nhiễm vào các tế bảo biểu mô
đường hô hấp, virus cũng có thể xâm nhiễm vào các tế bào phế nang, tế bảo tuyến nhầy và
đại thực bào.

Ở trong các tế bảo bị nhiễm, virus nhân lên trong vòng 4 – 6 giờ, sau do virus phát tán và lây
nhiễm sang các tế bảo và vùng lân cận rồi biểu hiện bệnh trong vòng 18 đến 72 giờ. Một số
triệu chứng ban đầu của bệnh như sốt, nhức đầu và đau mỏi cơ. Virus cúm chủ yếu gây các
tổn thương đường hô hấp mà ít ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Khi
cơ thể bị nhiễm bệnh nặng có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

270
Một số type virus cúm A khác nhau gây ra: type H1N, type H2N2, type H3N2, type H5N1.

Câu 103: 2 cấu trúc H và N của virus cúm A có bản chất hóa học là

A. Glycoprotein. B. Lipolysaccarit. C. Protein. D. Lipoprotein.

Câu 104: Đọc các đặc điểm dưới đây, đặc điểm nào đúng với virus cúm A

(1) Thời gian ủ bệnh ngắn.

(2) Bệnh diễn biến chậm.

(3) Lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp.

(4) Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu của virus cúm có bản chất là glycoprotein

(5) Virus cúm A thuộc họ Orthomyxoviridae, sở hữu bộ gen DNA.

(6) Bệnh cúm thường gây dịch lớn, nhất là typ A.

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 105: Hiện nay đã xác định được bao nhiêu loại gai H và N

A. 18,11. B. 11,18. C. 198,11. D. 18,198.


Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Cơ chế điều hòa sinh trứng
Các hoocmon do các tuyến nội tiết tiết ra theo đường máu đến buồng trứng kích thích sản
sinh trứng.

271
272
Câu 106: Progesteron và ơstrogen nồng độ cao sẽ

A. Ức chế tuyến yên tiết gnrh, FSH và LH.

B. Ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi tiết GnRH, FSH và LH.

C. Kích thích tuyến yên tăng tiết gnrh, FSH và LH.

D. Ức chế vùng dưới đồi tiết GnRH, FSH và LH.

Câu 107: Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Tuyến yên tiết ra FSH và LH.

(2) Thể vàng và progesteron làm cho niêm mạc dạ con dày và phồng lên, tích đầy máu trong
mạch chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con.

(3) Trong cơ chế điều hòa sinh trứng, LH kích thích dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử
làm tổ

(4) FSH kích thích phát triển nang trứng.

(5) GnRH kích thích tuyến yên sản sinh LH và FSH.

(6) Quá trình chín và rụng của trứng diễn ra theo chu kì là do ảnh hưởng của nồng độ
hoocmon sinh dục biến động theo chu kì.

(7) Thể vàng tiết ra FSH và ơstrogen.

A. 3. B.5. C. 4. D. 6.
Câu 108: Một bạn nữ bị bệnh phải cắt bỏ hai buồng trứng, việc này có thể sẽ gây ra bao
nhiêu ảnh hưởng dưới đây?

(1) Mất khả năng sinh con.


(2) Da dễ bị nám.
(3) Ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
(4) Các hoocmon GnRH, FSH giảm mạnh.
(5) Xương xốp dễ gãy mắc bệnh loãng xương.

A. 3. B.1. C. 2. D. 4.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
Vịnh hẹp băng hà – vẻ đẹp thú vị của thiên nhiên

273
Trong địa lý, một fjord hay fiord hay vịnh hẹp băng hà
là một vịnh nhỏ dài, hẹp, với những dốc đứng hay vách
đá cao, do sông băng tạo ra. Có nhiều fjord dọc vùng
ven biển Alaska, British Columbia, Chile, quần đảo
Falkland, quần đảo Faroe, Greenland, Iceland, Ireland,
quần đảo Kerguelen, New Georgia and New Sandwich,
New Zealand, Na Uy, Novaya Zemlya, Labrador,
Nunavut, Newfoundland, Scotland, bán đảo
Scandinavia và bang Washington
Vịnh hẹp là một thung lũng rất sâu được hình thành bởi
các kỷ băng hà. Nó thường rất hẹp với những bức
tường dốc. Nó kéo dài dưới mực nước biển và chứa đầy nước mặn. Các vịnh hẹp cũng được
tìm thấy trên các bờ biển của Na Uy, Iceland, Greenland và bờ biển phía tây của Scotland,
nơi chúng được gọi là "hồ", và những nơi khác.
Câu 109: Fjord được hình thành chủ yếu ở khu vực thuộc đới khí hậu nào?
A. Nhiệt đới. B. Ôn đới. C. Hàn đới. D. Cả 3 đều đúng.
Câu 110: Quá trình ngoại lực nào là nguyên nhân trực tiếp tạo nên fjord?
A. Phong hóa. B. Bóc mòn. C. Vận chuyển. D. Bồi tụ.
Câu 111: Na Uy là một quốc gia ở Bắc Âu, với Fjord là một dạng địa hình tiêu biểu. Điều
này đã gây nên đặc điểm gì cho bờ biển Na Uy?
A. Làm cho Na Uy sở hữu đường bờ biển dài thứ hai thế giới (xấp xỉ 80000km), chỉ sau
Canada.
B. Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh bởi tác động của nhiệt độ và các phản ứng sinh địa hóa.
C. Đường bờ biển có trữ lượng khoáng sản lớn và đa dạng, nhất là muối và titan.
D. Nguy cơ sạt lở bờ biển cao hơn bất kì nơi nào khác trên Trái Đất.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:
Biến đổi khí hậu trong những năm gần đây
63 nước, chiếm khoảng 1/3 số quốc gia được xếp hạng bởi S&P Global, Moody's và Fitch, có
thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng biến đổi khí hậu trong thập kỉ tới. Ước tính 157 triệu người ở
châu Á hiện đang sống ở những khu vực thấp, phạm vi mà các tác động biến đổi khí hậu được
dự báo là nghiêm trọng. Báo cáo ước tính - thiệt hại chỉ tính riêng ở các khu vực thành thị - là

274
724 tỷ Đô la Mỹ ở Bangkok, Jakarta, Manila, Đài Bắc, Seoul, Tokyo và Hồng Kông. Theo đó,
96% GDP hàng năm của thủ đô Bangkok có thể bị đe dọa và 10 triệu dân số nước này bị ảnh
hưởng.
Vào giai đoạn giữa tháng 5 năm 2021, Nhiều quốc gia châu Âu đã ghi nhận tình trạng cháy
rừng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, bao gồm hàng trăm đám cháy trên khắp Địa Trung Hải.
Các đợt nắng nóng có thể kéo dài hơn ít nhất 10 lần ở tất cả các nước G20, như ở Argentina,
Brazil và Indonesia; tại Úc, cháy rừng, lũ lụt ven biển và bão có thể làm tăng chi phí bảo hiểm
và giảm 611 tỷ Đô la Úc giá trị tài sản vào năm 2030.
Những tác động tiêu cực dự kiến của căng thẳng nắng nóng ở phần lớn miền nam và đông nam
châu Âu, với một số khu vực Địa Trung Hải trở nên không thích hợp để trồng các loại cây cụ
thể, mà sản lượng sẽ chuyển sang các khu vực Bắc Âu. Trong khi hiện tượng ấm lên toàn cầu ở
châu Âu đang khiến mùa trồng trọt kéo dài ở Bắc và Đông Âu, nó cũng dẫn đến các hiện tượng
khí hậu khắc nghiệt thường xuyên hơn như tăng nguy cơ xảy ra các đợt nắng nóng đầu mùa
xuân và mùa hè có thể làm giảm đi sản lượng thu hoạch. Theo NASA, biến đổi khí hậu có thể
ảnh hưởng đến việc sản xuất ngô và lúa mì, năng suất ngô dự kiến sẽ giảm 24% và lúa mì tăng
khoảng 17%.
Sản lượng ngô ở Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Brazil có khả năng sẽ giảm trong những năm tới và hơn
thế nữa khi nhiệt độ tăng, kéo theo hạn hán và các đợt nắng nóng, ảnh hưởng đến độ dài của
các mùa trồng trọt và đẩy nhanh quá trình trưởng thành của cây trồng, biến phương Tây thành
nơi khô cằn. Điều quan trọng là lợi nhuận từ lúa mì ở phía Bắc không bù đắp được cho tổn thất
ngô ở phía Nam.
Tại Ấn Độ, sản lượng gạo và lúa mì sụt giảm có thể gây ra thiệt hại kinh tế lên tới 81 tỷ euro và
khiến nông dân mất đi 15% thu nhập.
(Sưu tầm).
Câu 112: Ước tính 157 triệu người ở châu Á hiện đang sống ở những khu vực thấp, phạm vi
mà các tác động biến đổi khí hậu được dự báo là nghiêm trọng bởi hiện tượng thời tiết nào là
chủ yếu?
A. Cháy rừng. B. Sóng thần. C. Băng tan. D. Bão nhiệt đới.
Câu 113: Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến ngành kinh tế nào?
A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Thương mại. D. Du lịch.
Câu 114: Điều nào sau đây là đúng?
A. Khu vực Địa Trung Hải là khu vực có độ nhạy cảm lớn với ấm lên toàn cầu.

275
B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng ít chịu ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu ở nước ta.
C. Năng suất cây trồng tăng do nhiệt độ làm đẩy nhanh quá trình trưởng thành của cây
trồng.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:
TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ
NHẤT
Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách khai thác và
bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây đã tác động mạnh mẽ đến tình hình các nước
Đông Nam Á.
Kinh tế: Kinh tế các nước Đông Nam Á được đưa vào hệ thống kinh tế của tư bản chủ nghĩa,
song chỉ là thị trường tiêu thụ hàng hóa và là nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước chính
quốc. Về chính trị: Đều bị chính quyền thực dân khống chế. Toàn bộ quyền hành trong nước
tập trung trong tay một đại diện của chính quyền thực dân hay chịu ảnh hưởng, chi phối của
các nước tư bản. Về xã hội: Sự phân hóa giai cấp diễn ra sâu sắc. Giai cấp tư sản dân tộc lớn
mạnh, giai cấp vô sản tăng nhanh về số lượng và ý thức cách mạng.
Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. Nguyên nhân, điều kiện bùng nổ:
Tác động từ chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.Ảnh
hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và cao trào cách mạng thế giới.
Nét lớn về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. Điểm nổi bật: Tồn tại song song hai
khuynh hướng Dân chủ tư sản và Vô sản trong phong trào giải phóng dân tộc. Biểu hiện:
Phong trào dân tộc tư sản có bước phát triển rõ rệt. Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh. Các
chính đảng của giai cấp tư sản được thành lập (Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xia, Việt Nam quốc
dân Đảng ở Việt Nam,...). Từ thập niên 20 của thế kỉ XX: xuất hiện phong dân tộc theo
khuynh hướng vô sản: Giai cấp vô sản trưởng thành, bước lên vũ đài chính trị. Các chính
đảng của giai cấp vô sản được thiết lập (Đảng Cộng sản In-đô-nê-xia, Đảng Cộng sản Việt
Nam,...). Đảng lãnh đạo cách mạng, đưa phong trào trở nên sôi nổi, quyết liệt (như khởi
nghĩa vũ trang ở In-đô-nê-xia (1926-1927); phong trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết
Nghệ Tĩnh ở Việt Nam).
(Lịch sử 11).
Câu 115: Nội dung nào không phản ánh đúng nét nổi bật về kinh tế của các nước Đông Nam
Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

276
A. Bị hội nhập cưỡng bức vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
B. Là thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản.
C. Là nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước tư bản.
D. Công nghiệp có bước phát triển khởi sắc, nhất là công nghiệp nặng.
Câu 116: Đặc điểm chung về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh
thế giới thứ nhất là:
A. Vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế
B. Bị chính quyền thực dân không chế.
C. Một số nước giành được quyền tự chủ trong chừng mực nhất định
D. Chính quyền thực dân có nguy cơ sụp đổ trước phong trào cách mạng.
Câu 117: Vì sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc
địa của các nước Phương Tây?
A. Xiêm chính là nơi để Pháp và Anh tranh giành ảnh hưởng.
B. Nhờ chính sách mềm dẻo của vua Rama V cùng với các tiến bộ trong nước trên các lĩnh
vực. Cụ thể, Xiêm biết tiếp cận với văn hóa cũng như các thành tựu khoa học – kĩ thuật, quân
sự của Phương Tây.
C. Xiêm có những chính sách ngoại giao rất khôn khéo, nên Xiêm chỉ là vùng đệm của các
đế quốc.
D. Cả 3 đáp án trên.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120:
CÁC NƯỚC ASEAN NHẤT TRÍ HỖ TRỢ TIMOR LESTE TRỞ THÀNH THÀNH
VIÊN HIỆP HỘI
Ngày 6/3, Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam dự Hội nghị quan chức cao
cấp ASEAN và cuộc họp lần thứ 15 Nhóm công tác Hội đồng Điều phối ASEAN về việc
Timor Leste gia nhập ASEAN.
Các hội nghị này là bước chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 và các Hội nghị
Bộ trưởng Ngoại giao diễn ra trong tháng 5/2023 tại Indonesia, nước Chủ tịch ASEAN.
Tại Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN (SOM), các đại biểu cơ bản thống nhất hướng triển
khai các nội dung ưu tiên của ASEAN trong năm 2023, bao gồm: Thúc đẩy tăng trưởng và
phục hồi; nâng cao năng lực và hiệu quả thể chế của ASEAN; ứng phó với các thách thức an
ninh phi truyền thống, đặc biệt là an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh mạng, tội
phạm xuyên quốc gia, tự cường y tế, ổn định tài chính-kinh tế…
Theo đó, các nước ủng hộ đề xuất của Indonesia đẩy mạnh triển khai Tầm nhìn ASEAN về

277
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với các sự kiện lớn sẽ được tổ chức trong năm nay như tăng
cường vai trò của thanh niên trong phát triển số, thúc đẩy kinh doanh và đầu tư ASEAN, tăng
cường hợp tác kết nối và phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế sáng tạo.
Trao đổi về quan hệ đối ngoại của ASEAN, các đại biểu rà soát, cập nhật tình hình và trao đổi
các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác thực chất, cùng có lợi giữa ASEAN với các đối tác đối
thoại trên cơ sở phát huy vai trò trung tâm của ASEAN cũng như giá trị của các cơ chế do
Hiệp hội dẫn dắt, đặc biệt là thúc đẩy văn hóa tham vấn, đối thoại và định hình cấu trúc khu
vực mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ. Bên cạnh đó, các nước cũng thảo luận và
thống nhất hướng tiếp cận với đề xuất hợp tác mới với ASEAN của một số đối tác và tổ chức
khu vực.
Về các vấn đề quốc tế và khu vực, các nước ASEAN nhấn mạnh cần duy trì đoàn kết, thống
nhất, phát huy vai trò và tiếng nói trách nhiệm của ASEAN, nhất là trong bối cảnh khu vực
và thế giới vẫn tiếp tục chứng kiến những biến động nhanh chóng, phức tạp và khó đoán
định.
Trên tinh thần đó, các nước nhất trí tiếp tục phát huy vai trò của ASEAN trong nỗ lực hỗ trợ
Myanmar tìm giải pháp khả thi, bền vững cho cuộc khủng hoảng hiện nay thông qua thúc đẩy
thực hiện Đồng thuận 5 điểm; đề cao lập trường nguyên tắc của ASEAN trong vấn đề Biển
Đông, quyết tâm xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển.
Cùng ngày, tại cuộc họp lần thứ 15 Nhóm công tác Hội đồng Điều phối ASEAN về việc
Timor Leste xin gia nhập ASEAN, các nước nhất trí tiếp tục hỗ trợ Timor Leste nâng cao
năng lực, từng bước đáp ứng các tiêu chí thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á,
nhất là thông qua xây dựng một lộ trình với các tiêu chí cụ thể, đồng thời khuyến khích
Timor Leste tích cực tham gia các chương trình, hoạt động phi chính sách hỗ trợ nâng cao
năng lực hiện có của ASEAN.
Tại các hội nghị này, Đại sứ Vũ Hồ khẳng định sự ủng hộ và tinh thần sẵn sàng hợp tác của
Việt Nam nhằm hiện thực hóa các nội dung hợp tác ưu tiên của nước Chủ tịch Indonesia nói
riêng và ASEAN nói chung trong năm 2023; đề nghị ASEAN duy trì cách tiếp cận khách
quan, cân bằng và khả năng tự chủ chiến lược để xử lý hài hòa, hiệu quả các vấn đề trong
quan hệ với các đối tác cũng như các vấn đề quốc tế, khu vực phức tạp, có khả năng tác động
tới tiến trình hợp tác và sự phát triển chung của ASEAN cũng như hoà bình, an ninh và ổn
định khu vực.
Đại sứ cũng đề xuất ASEAN cần xây dựng một lộ trình thực tế và phù hợp để hỗ trợ Timor
Leste chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc gia nhập ASEAN; khẳng định Việt Nam sẵn sàng phối hợp

278
với các nước giúp Timor Leste nâng cao năng lực đáp ứng nghĩa vụ của một thành viên
ASEAN.
Về Biển Đông, Đại sứ Vũ Hồ tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN, đặc biệt
nhấn mạnh tầm quan trọng của tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982 của
LHQ; ủng hộ thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC), thúc đẩy đàm phán xây dựng Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) hiệu quả, thực
chất, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
Bên cạnh đó, các nước cũng cần xây dựng cách tiếp cận mới, phù hợp với tình hình hiện tại
trong quá trình xây dựng COC./.
(Báo Điện Tử Chính Phủ).
Câu 118: Tại sao Timor Leste chưa gia nhập ASEAN?
A. Vì Timor Leste chưa có nhu cầu gia nhập ASEAN vào các thời điểm trước.
B. Vì Timor Leste chưa đáp ứng đủ điều kiện về mặc chính trị – an ninh của tổ chức.
C. Vì Timor Leste cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và nghĩa vụ của tổ chức, đó là
khả năng đáp ứng các điều kiện tham gia ba trụ cột chính trị – an ninh, kinh tế và văn hóa –
xã hội.
D. Vì Timor Leste chưa đáp ứng đủ điều kiện về mặc kinh tế, văn hóa – xã hội của tổ
chức.
Câu 119: Nước Timor Leste là từ quốc gia nào tách ra?
A. Brunei. B. Myanmar. C. Campuchia D. Indonesia.
Câu 120: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn
định trong mục tiêu của mình.
A. Mỗi nước trong khu vực, từng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định.
B. Giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo.
C. Giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.
D. Khu vực đông dân, tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao.

279
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

SÁCH VỀ ĐÍCH TAQ 2023

ĐỀ SỐ 10

PHẦN 1: NGÔN NGỮ


1.1. TIẾNG VIỆT
Câu 1: Trong các thể loại sau, thể loại nào là bài văn vần hoặc câu nói thường có vần,
mô tả vật đố bằng ẩn dụ hoặc những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải,
nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức về đời sống?
A. Tục ngữ. B. Câu đố. C. Vè. D. Truyện thơ.

Câu 2: Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Tháng hai trồng …, tháng ba trồng
đỗ”

A. Hoa. B. Lúa. C. Cà. D. Bông.

Câu 3: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
(Tự tình II, Hồ Xuân Hương).
Từ "mảnh" trong câu thơ cuối của bài Tự tình (bài II) cho thấy cái tình mà Hồ Xuân Hương
nhận được:
A. Hầu như không có. B. Mong manh, dễ vỡ.
C. Vụn vặt, thoáng qua. D. Nhỏ bé, ít ỏi.
Câu 4: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

280
Củi một cành khô lạc mấy giòng.
(Tràng giang, Huy Cận).
Hình ảnh nào mang lại dáng vẻ hiện đại của Thơ mới?
A. "Củi một cành khô". B. "Thuyền về nước lại".
C. "Sóng gợn tràng giang". D. "Con thuyền xuôi mái".
Câu 5: Đoạn văn “Dân ta nói vần nói vè chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên,
than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ,
truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục
bát...”đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. Liệt kê và nói quá. B. Điệp từ và liệt kê.


C. Ẩn dụ và hoán dụ. D. So sánh và nhân hóa.
Câu 6: Phong cách thơ nổi bật trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm?
A. Trữ tình – chính luận. B. Trữ tình – hành chính.
C. Trào phúng – trữ tình. D. Hành chính – khoa học.
Câu 7: Tù trưởng Sắt là nhân vật trong đoạn trích nào?
A. Chiến thắng Mtao – Mxây (trích sử thi Đăm Săn).
B. Uy-lit-xơ trở về (trích sử thi Ô-đi-xê).
C. Ra-ma buộc tội (trích sử thi Ra-ma-ya-na).
D. Đẻ đất đẻ nước (trích sử thi Đẻ đất đẻ nước).
Câu 8: Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. Súc tiến. B. Súc tích. C. Xinh sắn. D. Xung sức.
Câu 9: Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Bởi vì đường sá xa xôi, anh ấy đã nỡ hẹn với
chúng tôi.”
A. Đường sá. B. Xa xôi. C. Nỡ hẹn. D. Chúng tôi.
Câu 10: Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Từ ngày mai........ ,
công ty A sẽ chính thức........... vào công ty B.”
A. Trở đi, sát nhập. B. Chở đi, sát nhập.
C. Trở đi, sáp nhập. D. Chở đi, sáp nhập.
Câu 11: “Đi suốt cả ngày thu
Vẫn chưa về tới ngõ
Dùng dằng hoa Quan họ
Nở tím bờ sông Thương.”

281
(Chiều sông Thương, Hữu Thỉnh).
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. Ngày thu. B. Ngõ. C. Hoa. D. Sông.
Câu 12: Đọc dữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
(1) Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều).
(2) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều).
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển? Và chuyển nghĩa theo phương thức
nào?
A. Câu (1) - chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
B. Câu (2) - chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
C. Câu (1) và (2) - cùng chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
D. Câu (2) - chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
Câu 13: Các từ “cay cú, chen chúc, phanh phui, mịt mùng, chăm chút” thuộc nhóm từ
nào?

A. Từ láy phụ âm đầu. B. Từ ghép đẳng lập.


C. Từ láy vần. D. Từ ghép chính phụ.
Câu 14: “Những kẻ bất tài mà tham quyền, cố vị, cản trở việc xây dựng đất nước.”Đây là
câu:

A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ.


C. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ. D. Sai logic.
Câu 15: “Trong hoàn cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm”, ta càng thấy chị Dậu thật là một người
phụ nữ đảm đang, tháo vát. Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột xuất của gia đình,
phải đương đầu với những thế lực tàn bạo: quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai của
chúng. Chị có khóc lóc, có kêu trời, nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay, mà tích cực tìm
cách cứu được chồng ra khỏi cơn hoạn nạn. Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chãi như một
chỗ dựa chắc chắn của cả gia đình”
(Nguyễn Đăng Mạnh).

282
Nhận xét về cách thức trình bày đoạn văn:

A. Đoạn văn diễn dịch. B. Đoạn văn tổng phân hợp.


C. Đoạn văn quy nạp. D. Đoạn văn song hành.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
“Vẫn còn tiếng lụp cụp rộn ràng của mấy cây dao chặt vào mặt thớt mù u. Vẫn tiếng nói cười
xao động từng chòm nhóm của các chị các dì trong nhà bếp. Tiếng máy đèn chạy tạch rè.
Đằng trước rạp, nhóm ca cải lương dạo đàn lửng ta lửng tửng rồi ai đó vô câu vọng cổ ngọt
xớt. Không biết vô tình hay cố ý, anh chàng nọ kê micro gần miệng mà uống rượu nghe đánh
cái chóc giòn thiệt giòn rổi khà ra tuồng như cay đắng lắm, chua xót lắm, bắt thèm”.

(Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư).

Câu 16: Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là gì?

A. Miêu tả. B. Thuyết minh. C. Nghị luận. D. Biểu cảm.


Câu 17: Hình ảnh “máy đèn” ở đoạn văn trên có nghĩa là.

A. Máy phát điện. B. Máy tạo ra bóng đèn.


C. Xe máy. D. Radio.
Câu 18: Chi tiết nào thể hiện nét văn hóa đặc trưng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Dùng máy đèn. B. Câu ca dao vọng cổ.


C. Cây dao chặt. D. Tiếng lụp cụp.
Câu 19: Trong câu “Đằng trước rạp, nhóm ca cải lương dạo đờn lửng ta lửng tửng rồi ai đó
vô câu vọng cổ ngọt xớt”, cụm từ “ câu vọng cổ ngọt xớt “ được sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. B. Nói quá.


C. Ẩn dụ tu từ. D. So sánh.
Câu 20: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

A. Tái hiện lại cảnh sinh hoạt của người Nam Bộ.
B. Miêu tả một gánh hát đang mưu sinh ở Nam Bộ
C. Thể hiện vẻ đẹp nghệ thuật cải lương ở Nam Bộ.
D. Thể hiện thái độ bộc trực của người Nam Bộ.

1.2. TIẾNG ANH

Questions 21-25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each

283
blank.

Câu 21: When being interviewed, you should _________what the interviewer is saying or
asking you.
A. Be related to. B. Be interested in. C. Express interest to. D. Concentrate on.
Câu 22: we have been working hard. Let’s_________a break.
A. Make. B. Find. C. Do. D. Take.
Câu 23: the _________ prices of property in big cities may deter people on low incomes
from owning a house there.
A. Competitive. B. Forbidding. C. Prohibitive. D. Inflatable.
Câu 24:. We were so looking forward to stretching out on the beach in the sunshine, but it
_________the whole time we were there.
A. Poured with rain. B. Rained dogs and cats.
C. Dropped in the bucket. D. Made hay while the sun shined.
Câu 25: environmental groups try to stop farmers from using harmful _________on their
crops.
A. Economy. B. Agriculture. C. Investments. D. Chemicals.

Questions 26-30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.

Câu 26: Although most species of small birds gather in groups at feeders provided by bird-
watchers, the bright red cardinals usually appears alone or with its mate.
A. At. B. Cardinals. C. Or. D. Its.
Câu 27: Henry David Thoreau was an American writer who is remembered for his faith in
religious significance of the nature.
A. An. B. Is. C. For. D. The nature.
Câu 28: Proteins are made up of folded irregularly chains, the links of which are amino
acids.
A. Made up of. B. Folded irregularly.
C. The links. D. Which.
Câu 29: A smile can be observed, described, and reliably identify, it can also be elicited and
manipulated under experimental conditions.
A. Identify. B. Experimental. C. Can also. D. A smile.
Câu 30: Each of the members of the group were made to write a report every week.

284
A. Were. B. Members. C. To write. D. Week.

Questions 31-35: Which of the following best restates each of the given sentences?

Câu 31: This is the first time we have been to the circus.
A. We have been to the circus some times before.
B. We had been to the circus once before.
C. We have ever been to the circus often before.
D. We have never been to the circus before.
Câu 32: "i’ll take the children to the park," said the husband to his wife.
A. The husband asked the wife to take the children to the park.
B. The husband offered to take the children to the park.
C. The husband insisted on taking the children to the park.
D. The husband requested to take the children to the park.
Câu 33: Is it necessary to meet the manager at the airport?
A. Did the manager have to be met at the airport?.
B. Does the manager have to be met at the airport?
C. Is the manager had to be met at the airport?
D. Does the manager have to meet at the airport?
Câu 34: Nam was so rude to them last night. Now he feels regretful.
A. Nam regrets to have been so rude to them last night.
B. Nam regrets having so rude to them last night.
C. Nam wishes he hadn’t been so rude to them last night.
D. Nam wishes he weren’t so rude to them last night.
Câu 35: He started computer programming as soon as he left school.
A. No sooner had he started computer programming than he left school.
B. Hardly had he started computer programming when he left school.
C. No sooner had he left school than he started computer programming.
D. After he left school, he had started computer programming.
Questions 36-40: Read the passage carefully
Right now, the biggest source of energy in the world is fossil fuel. Fossil fuels are oil, gas,
and coal. More than 80 percent of the world's energy comes from fossil fuel. There are many
problems with fossil fuel. One problem is that when fossil fuel is burned, it pollutes the air.
Also, when we take fossil fuel from the Earth, we often cause a lot of damage. Another
problem is that we are running out of it. That is why we need new sources of energy. A big

285
source of energy for many countries is nuclear power. Thirty-one countries use nuclear
power. Many ships also use it.
Nuclear power has some advantages. First of all, we can't run out of nuclear power. Nuclear
power does not make the air dirty. Also, if a country has nuclear power, it doesn't need to buy
as much as oil from other countries.
However, there are also a lot of problems that come with nuclear power. For example,
nuclear accidents are very serious. In 1986, there was a nuclear accident in Ukraine. In the
next 20 years, about 4,000 people got sick and died. In 2011, there was another very serious
nuclear accident in Japan. Japan is still trying to clean up the nuclear waste from the accident.
Many people don't want nuclear power in their countries. They say that it is not safe. A lot of
people want their countries to use safer and cleaner ways to get electricity. There have been
protests against nuclear energy in the United States, Russia, France, Taiwan, Japan, India,
and many other countries.
Although many people hate nuclear energy, more and more countries are using it. One
reason for this is that the world is using more and more energy. We just don't have enough
fossil fuel. However, if we use nuclear power, then we may have more serious problems in
the future.
Câu 36: Which of the following is NOT true about fossil fuel?
A. It can pollute the air.
B. We don't use much of it.
C. Its sources are limited.
D. Mining fossil fuel can bring harm to the environment.
Câu 37: All of the following are true about nuclear accidents EXCEPT that ______.
A. They have been very serious
B. Their effects can last many years
C. It doesn't take us much time to clean up the nuclear waste from the accident
D. There were serious nuclear accidents in Ukraine in 1986 and in Japan in 2011
Câu 38: The phrase "clean up" in paragraph 3 is closest in meaning to _______.
A. Block. B. Evacuate. C. Disappear. D. Remove.
Câu 39:: What does the word "They" in paragraph 4 refer to?
A. Countries. B. Protesters. C. Officials. D. Supporters.
Câu 40: Which of the following statements would the author of the passage support most?
A. Some governments are wrong when they are using nuclear energy.

286
B. We should consider seriously nuclear power because it has both advantages and
disadvantages.
C. We can continue using nuclear energy until there is an accident.
D. Many people don't want nuclear power in their countries and governments should
follow their people.
PHẦN 2: TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Câu 41: Cho đường cong ( Cm ) : x 2 + y 2 − 4mx + 2 ( m − 1) y + 6m − 2 = 0. Tìm tất cả các giá trị

của m để ( Cm ) là phương trình đường tròn.

 3  3
3  m 3  m
A.  m  1. B. 5. C.  m  1. D. 5.
5  5 
 m  1.  m  1.
Câu 42: Đầu năm 2018, ông A thành lập một công ty. Tổng số tiền ông A dùng để trả
lương cho nhân viên trong năm 2018 là 1 tỷ đồng. Biết rằng cứ sau mỗi năm thì tổng số tiền
dùng để trả lương cho nhân viên trong cả năm đó tăng thêm 15% so với năm trước. Hỏi năm
nào dưới đây là năm đầu tiên mà tổng số tiền ông A dùng để trả lương cho nhân viên trong
cả năm lớn hơn 2 tỷ đồng?

A. Năm 2024. B. Năm 2025. C. Năm 2026. D. Năm 2023.


Câu 43: Cho hình nón có độ dài đường kính đáy là 2a , độ dài đường sinh là a 17 và hình
trụ có chiều cao và đường kính đáy đều bằng 2a , lồng vào nhau như hình vẽ. Tính thể tích
V0 của phần khối trụ không giao với khối nón (không tính phần nón nhô ra ngoài).

5 1 4 5
A. V0 =  a3 . B. V0 =  a 3 . C. V0 =  a 3 . D. V0 =  a 3 .
12 3 3 6

 b
2
Câu 44: Tích phân I =   ax 2 +  dx có giá trị là:
1
x
7 7
A. I = a − b ln 2 . B. I = 3a − b ln 2 . C. I = a + b ln 2 . D.
3 3

287
I = 3a + b ln 2 .
Câu 45: Cho a, b, c là các số thực dương thỏa mãn a 2 = bc. Tính S = 2ln a − ln b − ln c

 a  a 
A. S = 2ln   . B. S = 1. C. S = −2 ln   . D. S = 0.
 bc   bc 

Câu 46: Một viên đạn được bắn lên cao theo phương trình s ( t ) = 196t − 4,9t 2 trong đó t  0,

t tính bằng giây kể từ thời điểm viên đạn được bắn lên cao và s ( t ) là khoảng cách của viên

đạn so với mặt đất được tính bằng mét. Tại thời điểm vận tốc của viên đạn bằng 0 thì viên
đạn cách mặt đất bao nhiêu mét ?

A. 1690m. B. 1069m. C. 1906m. D. 1960m.

Câu 47: Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên có năm chữ số. Tính xác suất để số được chọn có
dạng abcde trong đó 1 ≤ a ≤ b ≤ c ≤ d ≤ e ≤ 9.

11 143 3 138
A. . B. . C. . D. .
200 10000 7 1420
Câu 48: Trong không gian Oxyz , cho mặt cầu ( S ) : x 2 + y 2 + z 2 − 2 x − 4 y + 6 z − 13 = 0 và

x y +1 z − 2
đường thẳng d : = = . Điểm M ( a ; b ; c ) ( a  0 ) nằm trên đường thẳng d sao cho
1 1 1
từ M kẻ được ba tiếp tuyến MA , MB , MC đến mặt cầu ( S ) ( A , B , C là các tiếp điểm)

và AMB = 60 , BMC = 90 , CMA = 120 . Tính a + b + c .

A. a + b + c = −2 . B. a + b + c = 2 . C. a + b + c = 0 . D. a + b + c = 1.

Câu 49: Tại 1 cửa hàng bách hóa, người thứ nhất mua 2kg đường, 400g đậu, 700g dừa, hết
284.000đ, người thứ hai mua 3kg đường, 500g đậu, 900g dừa hết 366.000đ, người thứ ba
mua 1kg đường, 500g đậu, 800g dừa. Hỏi người thứ ba mua hết bao nhiêu tiền?
A. 371.000đ. B. 455.000đ. C. 322.000đ. D. 210.000đ.
Câu 50: Một cái gáo (dụng cụ múc nước) có dạng nửa hình cầu với bán kính 3cm được dùng
để múc nước đổ vào một cái xô hình trụ có bán kính đáy 6cm và chiều cao 10cm. Giả sử mỗi
lần múc giáo luôn đầy nước và lượng nước thất thoát trong quá trình múc là không đáng kể.
Cần phải múc bao nhiều lần thì nước đầy xô?
A. 10. B. 24. C. 12. D. 20.

288
Câu 51: Một tổ gồm 6 sinh viên (A, B, C, D, G, H) được chia thành 3 cặp làm bài tập thực
hành. A cùng làm với D; C không cùng làm với G; B không cùng làm với C. Hỏi G cùng làm
với ai?
A. C. B. B. C. A. D. H.
Câu 52: Một trong các bạn A, B, C và D làm vỡ kính cửa sổ. Khi được hỏi, họ trả lời như
sau:
A: “C làm vỡ”.
B: “Không phải tôi”.
C: “D làm vỡ”.
D: “C đã nói dối”.
Nếu có đúng một người nói thật thì ai đã làm vỡ cửa sổ.

A. A. B. B. C. C. D. D.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56.
Có hai giỏ trái cây, một giỏ màu xanh và một giỏ màu đỏ, trong đó chứa 2 quả táo, 2 quả
cam, 3 quả xoài. Dưới đây là các thông tin của hai giỏ trái cây:
- Mỗi giỏ chứa ít nhất hai quả;
- Giỏ đỏ chứa ít nhất 1 quả táo;
- Nếu 3 quả xoài được xếp cùng một giỏ thì 2 quả táo được xếp trong giỏ còn lại;
- Nếu có một giỏ chứa 2 quả táo và 1 quả xoài ở giỏ đỏ cũng chứa 2 quả cam.
Câu 53: Nếu mỗi giỏ chứa 1 quả cam thì số táo và xoài ở giỏ xanh có thể là
A. 2 táo và 2 xoài. B. 1 táo và 1 xoài.
C. 1 táo và 3 xoài. D. 2 táo và 1 xoài.
Câu 54: Phát biểu nào sau đây luôn đúng?
A. Giỏ xanh chứa ít nhất 1 quả xoài. B. Giỏ đỏ chứa ít nhất 1 quả xoài.
C. Giỏ xanh chứa ít nhất 1 quả cam. D. Giỏ xanh chứa ít nhất 1 quả táo.
Câu 55: Nếu 3 quả xoài được xếp cùng một giỏ thì phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cả 3 quả xoài cùng trong giỏ xanh. B. Mỗi giỏ chứa 1 quả cam.
C. Cả 2 quả cam cùng trong giỏ đỏ. D. Mỗi giỏ chứa 1 quả táo.
Câu 56: Nếu giỏ đỏ chứa đúng 2 quả thì phát biểu nào sau đây luôn đúng?
A. Cả 2 quả táo đều thuộc giỏ đỏ. B. Mỗi giỏ chứa 1 quả táo.
C. Cả 2 quả cam đều thuộc giỏ xanh. D. Cả 3 quả xoài đều thuộc giỏ xanh.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 57 đến 60

289
Một bể trộn của một nhà máy nhận nguyên liệu lỏng từ 6 van riêng biệt được đánh nhãn: R,
S, T, U, Y, Z. Mỗi một van có hại trạng thái: mở và đóng. Người điều khiển bể trộn cần đảm
bảo rằng các van được đóng và mở tuân thủ theo các yêu cầu sau:
1. Nếu T mở thì cả S và Z phải đóng.
2. R và Z không thể cùng đóng một lúc.
3. Nếu Y đóng thì Z cũng phải đóng.
4. S và U không thể cùng mở một lúc.
Câu 57: Nếu T mở thì điều nào sau đây có thể đúng?
A. U mở. B. R đóng. C. S mở. D. Z mở.
Câu 58: Nếu R đóng và U mở thì điều nào sau đây buộc phải đúng?
A. S mở. B. T mở. C. T đóng. D. Y đóng.
Câu 59: Nếu Z mở thì điều nào sau đây buộc phải đúng?
A. R mở. B. S mở. C. T mở. D. Y đóng.
Câu 60: Nếu Y đóng và S đóng thì điều nào sau đây buộc phải đúng?
A. U đóng. B. T mở. C. R đóng. D. Z mở.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 63

Biểu đồ dưới đây mô tả tỷ lệ giảng viên các trường đại học và cao đẳng phân
theo trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn của giảng viên các


trường đại học năm 2020

6% 1%

93%

Trên đại học Đại học, Cao đẳng Trình độ khác

Câu 61: Số giảng viên trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm?

A. 93%. B. 6%. C. 1%. D. 100%.

290
Câu 62: Số giảng viên ở trình độ trên đại học cao hơn bao nhiêu phần trăm so với số
giảng viên có trình độ đại học cao đẳng?
A. 13,5%. B. 14,5%. C. 1350%. D. 1450%.
Câu 63: Nếu số giảng viên ở trình độ đại học và cao đẳng là 3.774 người thì số giảng
viên có trình độ trên đại học là bao nhiêu người?
A. 54.128. B. 436. C. 37.756. D. 58.497.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 64 đến 66

Câu 64: Theo thống kê trên, doanh thu năm 2022 tăng bao nhiêu so với cùng kỳ năm
trước (đơn vị tỷ đồng)?
A. 34 000 tỷ đồng. B. 26 000 tỷ đồng.
C. 34 700 tỷ đồng. D. 16 630 tỷ đồng.
Câu 65: Lợi nhuận sau thuế của EVN năm 2021 tăng bao nhiêu phần trăm so với năm
2017?

A. 125%. B. 23%. C. 123%. D. 223%.


Câu 66: Thực tế số tiền năm 2022 tập đoàn phải chi trả cho toàn bộ chi phí sản xuất
nhân công (toàn bộ chi phí hoạt động cho tập đoàn) là bao nhiêu?
A. 460.700 tỷ đồng. B. 492.060 tỷ đồng.
C. 429.340 tỷ đồng. D. 526.000 tỷ đồng.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 70
Bảng số liệu dưới đây biểu thị các thành phần dinh dưỡng chính của 5 loại sữa của một công

291
ty

Chất đạm Chất khoáng Giá bán


Loại sữa Đường (%) Chất béo (%)
(%) (%) (nghìn đồng)
O 50 30 10 10 150
P 80 20 0 0 50
Q 10 30 50 10 200
R 5 50 40 5 500
S 45 50 0 5 100
Câu 67: Một bệnh nhân được bác sĩ khuyên dùng chế độ dinh dưỡng với ít nhất 2 loại sữa
sao cho đảm bảo được đúng 10% chất khoáng và ít nhất 30% chất đạm. Có bao nhiêu cách để
thực hiện chế độ dinh dưỡng này, biết rằng các loại sữa được dùng với tỷ lệ bằng nhau?

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 68: Một bệnh nhân cần tuân theo chế độ dinh dưỡng với 20% chất béo và ít nhất 40%
chất đạm. Chế độ dinh dưỡng này cần sử dụng cùng lúc 2 loại sữa nào mà trong các cặp sau,
biết rằng các loại sữa được dùng với tỷ lệ bằng nhau?

A. Q và R. B. P và Q. C. P và S. D. R và S.

Câu 69: Có bao nhiêu công thức dinh dưỡng pha trộn từ 3 loại sữa với tỷ lệ như nhau để đạt
được ít nhất 50% chất đạm.

A. 1. B. 0. C. 2. D. 3.

Câu 70: Một chế độ dinh dưỡng được đưa ra gồm 3 loại sữa P, Q, S để đạt được 60% đường.
Tỷ lệ P:Q:S nào sau đây thỏa yêu cầu và có giá thành thấp nhất?

A. 2:1:4. B. 2:1:3. C. 4:1:2. D. 4:1:1.


PHẦN 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Câu 71: Kim loại nào sau đây có thể dát thành lá mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua
được?
A. Au. B. Ag. C. Cu. D. Al.
Câu 72: Cho từ từ dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2 vào dung dịch AlCl3. Kết quả thí
nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau :

292
Biểu thức liên hệ giữa x và y trong đồ thị trên là
A. (x + 3y) = 1,26. B. (x + 3y) = 1,68.
C. (x - 3y) = 1,68. D. (x - 3y) = 1,26.
Câu 73: Trong phân tử cacbohidrat luôn có nhóm chức
A. Axít. B. Xeton. C. Ancol. D. Anđehit.
Câu 74: Xà phòng hóa chất của X thu được sản phâm Y, biết Y hòa tan được Cu(OH)2 ở điêu
kiện thường. Tên gọi của X là
A. Triolein. B. Etyl axetat. C. Vinyl axetat. D. Metyl fomat.
Câu 75: Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2 (tiếng
Anh: Severe acuterespiratory syndrome coronavirus 2), là một chủng coronavirus gây ra bệnh
viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019 (COVID-19). Dịch bệnh do virus corona này
bùng lên từ thành phố Vũ Hán - Trung Quốc từ tháng 12/2019 và bắt đầu lây lan nhanh sau
đó đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Chỉ một tháng sau khi Trung Quốc báo động về
virus corona mới (2019-nCoV), các phòng thí nghiệm, nghiên cứu, cơ quan y tế của nhiều
nước trên thế giới đã lao vào cuộc chạy đua với thời gian để bào chế vac-xin. Để quan sát
đượcloại virus này các nhà khoa học đã sử dụng:
A. Kính lúp. B. Kính thiên văn.
C. Kính hiển vi điện tử. D. Kính viễn vọng.
Câu 76: Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, mạch tách sóng ở máy thu thanh có tác
dụng:
A. Tách sóng âm ra khỏi sóng cao tần. B. Đưa sóng siêu âm ra loa.
C. Đưa sóng cao tần ra loa. D. Tách sóng hạ âm ra khỏi sóng siêu âm.
Câu 77: . Một mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do. Cường độ dòng điện
trong mạch có phương trình i = 50.cos 4000t (mA) (t tính bằng s). Tại thời điểm cường độ
dòng điện trong mạch là 30mA, điện tíchtrên một bản tụ điện có độ lớn là:
A. 0,2.10-5 C. B. 0,3.10-5 C. C. 0,4.10-5 C. D. 10-5 C.
Câu 78: Trong một thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là

293
0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Nguồn sáng phát ra
ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng từ 380nm đến 760nm. M là một điểm trên màn,
cách vân trung tâm 2cm. Trong các bức xạ cho vân sáng tại M, tổng giữa bức xạ có bước
sóng dài nhất và bức xạ có bước sóng ngắn nhất là.
A. 570 nm. B. 760 nm. C. 714 nm. D. 1099 nm.
Câu 79: Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, cáo, hươu, sư tử, vi khuẩn gây
bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao
nhiêu nhận xét đúng?

1. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ vật chủ và kí sinh.

2. Cáo thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.

3. Số lượng thỏ giảm thì số lượng cáo tăng.

4. Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.

5. Sư tử là vật giữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.

A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 80: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN
A. Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực là cơ sở nhân đôi nhiễm sắc thể.
B. Các gen trên cùng ADN sẽ nhân đôi số lần khác nhau tùy thuộc nhu cầu tế bào.
C. Quá trình nhân đôi ADN chỉ xảy ra trong nhân của tế bào nhân thực.
D. Tất cả ADN của tế bào nhân sơ có nhiều đơn vị tái bản.

Ab
Câu 81: Xét 40 tế bào sinh tinh có kiểu gen DdEeFfGg tiến hành giảm phân. Nếu 1/4 số
aB
tế bào đó tiến hành giảm phân có hoán vị thì số loại giao tử tối đa thu được sẽ là:
A. 40. B. 52. C. 20. D. 64.
Câu 82: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của
một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.

294
Cặp vợ chồng ở thế hệ III sinh người con thứ hai là con gái không bị bệnh với xác suất là bao
nhiêu?

A. 12,5%. B. 25%. C. 10%. D. 0%.

Câu 83: Vì sao cùng một vĩ độ nhưng nhiệt độ trung bình năm của Nha Trang lại cao hơn Đà
Lạt?
A. Do Nha Trang nằm gần biển
B. Do Nha Trang có độ cao địa hình thấp hơn Đà Lạt
C. Do Nha Trang chịu ảnh hưởng mạnh của giớ Foehn Tây Nam
D. Do Nha Trang chịu ảnh hưởng của gió Tín phong bắc bán cầu
Câu 84: Hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển ở Nam Bộ là do
A. Khí hậu phân mùa mưa- khô rõ rệt. B. Có sự di chuyển của các dòng hải lưu.
C. Có vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng. D. Khí hậu cận xích đạo, đất mặn nhiều.
Câu 85: Thế mạnh chủ yếu để phát triển ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng là
A. Nhiều lao động kĩ thuật, cơ sở hạ tầng tiến bộ.
B. Dân trí nâng cao, có nhiều trung tâm giáo dục.
C. Dân số đông, nhiều đô thị, sản xuất phát triển.
D. Thị trường lớn, vị trí thuận lợi.
Câu 86: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc phải hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp
của Bắc Trung Bộ là
A. Tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển. B. Dãy Trường Sơn chạy dọc suốt phía tây.
C. Thiên nhiên phân hóa theo chiều tây đông. D. Thiên nhân phân hóa theo chiều bắc nam.
Câu 87: Tại sao Liên Xô lại được khôi phục lại những quyền lợi đã mất của nước Nga trong
cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 – 1905)?

295
A. Do thế và lực của Liên Xô mạnh hơn trước
B. Do Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á
C. Do Liên Xô có công tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu
D. Do sự thỏa hiệp giữa các cường quốc
Câu 88: Vai trò trọng yếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là
A. Giải quyết thỏa đáng các vấn đề về kinh tế - xã hội.
B. Tăng cường quan hệ họp tác giữa các nước
C. Giải quyết mọi công việc của Đại hội đồng
D. Chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 89: Tháng 6-1940 sự kiện nổi bật nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai có ảnh hưởng
tới Việt Nam là
A. Nhật kéo vào Lạng Sơn Việt Nam.
B. Nhật đánh chiếm Trung Quốc.
C. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.
D. Quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp.
Câu 90: Đâu không phải là nội dung của Ba chương trình kinh tế được thực hiện trong kế
hoạch 5 năm 1986-1990?
A. Lương thực- thực phẩm B. Hàng nội địa
C. Hàng tiêu dùng D. Hàng xuất khẩu
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
X là một dẫn xuất của benzene có công thức phân tử C7H9NO2. Cho 1 mol X tác dụng vừa đủ
với NaOH, cô cạn dung dịch thu được một muối Y khan có khối lượng là 144 gam.

Câu 91: Công thức cấu tạo thu gọn của X là


A. C6H5COONH4. B. HCOOH3NC6H5.
C. HCOOC6H4NO2. D. HCOOC6H4NH2..

Câu 92: Axit hóa muối Y ta thui được chất hữu cơ Z. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi cho toluen tác dụng với thuốc tím kèm theo nhiệt độ sẽ tạo ra muối của Z.
B. Công thức phân tử của Z là C8H8O2.
C. Z là một loại rượu đa chức có vòng thơm.
D. Z có cấu tạo là một vòng benzen có 2 nhóm chức.
Câu 93: Trong phòng thí nghiệm, Z được điều chế từ

296
A. Stiren. B. Cumen. C. Toluen. D. Benzen.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Phân bón hoá học là những loại hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây
trồng nhằm nâng cao năng suất mùa màng. Các loại phân bón hóa học chủ yếu hiện nay là
phân đạm, phân lân, kali, phân hỗn hợp, phân phức hợp, phân vi lượng.

1. Phân đạm
Phân đạm cung cấp Nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat NO3- và ion amoni NH4+. Phân
đạm kích thích sự sinh trưởng của cây, làm tăng tỷ lệ protein thực vật, giúp cây phát triển
nhanh, mang lại năng suất cao.
Để đánh giá độ dinh dưỡng của phân đạm, các em có thể dựa vào phần trăm khối lượng Nitơ
có trong phân.

Phân đạm amoni


Phân đạm amoni bao gồm các muối amoni như NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3,… Các muối
này được điều chế bằng cách cho amoniac tác dụng với axit tương ứng.
Phân đạm nitrat
Phân đạm nitrat là các muối nitrat, bao gồm NaNO3, Ca(NO3)2,… Các muối này được điều
chế bằng cách cho axit nitric tác dụng với muối cacbonat.
Phân đạm urê
Phân bón hóa học đạm urê là loại phân đạm tốt nhất. Phân đạm urê có công thức hóa học là
(NH2)2CO, được điều chế bằng cách cho amoniac tác dụng với CO2.
2. Phân lân
Trong các loại phân bón hóa học, phân lân sẽ giúp cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion
photphat. Cây ở thời kỳ sinh trưởng cần được bón lân để thúc đẩy quá trình sinh hóa, trao đổi
chất và trao đổi năng lượng.

297
Phân supephotphat
Phân bón hóa học supephotphat có 2 loại là supephotphat đơn và supephotphat kép.
Supephotphat đơn
Supephotphat đơn bao gồm 2 muối là Ca(H2PO4)2 và CaSO4. Thế nhưng, cây trồng chỉ đồng
hóa được Ca(H2PO4)2, là muối dễ tan còn CaSO4 không có ích, không tan trong nước, chỉ làm
rắn đất.
Supephotphat đơn được sản xuất bằng cách cho bột quặng photphorit hoặc apatit tác dụng với
axit sunfuric đặc.

Supephotphat kép
Công thức hóa học của loại phân này chỉ có muối Ca(H2PO4)2. Quá trình sản xuất
supephotphat kép trải qua 2 giai đoạn:
• Giai đoạn 1: Điều chế axit photphoric.

• Giai đoạn 2: Cho axit photphoric tác dụng với apatit hoặc photphorit

Phân lân nung chảy


Phân lân nung chảy là hỗn hợp bột quặng apatit, đá xà vân, than cốc được nung chảy ở nhiệt
độ trên 1000 độ C trong lò đứng. Sản phẩm nóng chảy sẽ được làm nguội bằng nước, sau đó
sấy khô và nghiền bột để tạo thành phân lân.

3. Phân kali
Phân kali là phân bón hóa học cung cấp cho cây nguyên tố kali dưới dạng ion K+. Loại phân
này thúc đẩy quá trình tạo ra chất đường, chất xơ, chất dầu, tăng khả năng chịu rét, chịu hạn
và chống sâu bệnh cho cây.

298
Hình minh họa phân bón kali.

Câu 94: Phát biểu nào sau đây là sai?


A. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của
nguyên tố nitơ.
B. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng của nguyên
tố K cụ thể chính là dưới dạng K+.
C. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng P2O5 tương
ứng với lượng P có trong thành phần của nó.
D. Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat NO3- và ion amoni NH4+.
Câu 95: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Supephotphat đơn sẽ chứa lượng photpho nhiều hơn Supephotphat kép khi cân cùng
một lượng phân.
B. Tro thực vật chứa K2CO3 là một loại phân kali.
C. Phân lân nung chảy tan tốt trong nước nên rất thích hợp cho loại đât kiềm.
D. Supephotphat đơn có thành phần đơn giản nên sẽ tan tốt trong nước hơn Supephotphat
kép.
Câu 96: Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn
lại gồm các chất không chứa photpho. Tính độ dinh dưỡng của loại phân này có giá trị là

A. 44,33%. B. 42,25%. C. 25,42%. D. 66,67%.

299
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để tr ả lời các câu từ 97 đến 99
Chỉ số chất lượng không khí trong tiếng Anh được gọi là Air Quality Index, viết tắt là AQI, là
một chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày. Chỉ số này cho chúng ta biết không khí
nơi chúng ta ở sạch sẽ hay ô nhiễm đến mức nào, và những ảnh hưởng liên quan đến sức
khỏe có thể gây ra cho con người.
Theo thống kê gần đây, Hà Nội và liên tục được cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí với chỉ
số AQI ở mức cao, mức rất xấu. Do đó chỉ số chất lượng không khí AQI (ari quality index)
tại hai thành phố này đang là đề tài thời sự được nhiều người quan tâm.
Để giảm thiểu các tác dụng tiêu cực do không khí ô nhiễm, một số gia đình đã chọn sử dụng
máy lọc không khí của Nhật Bản nội địa. Hiệu điện thế định mức của loại máy này là 110V.
Câu 97: Để sử dụng được loại máy này với mạng điện dân dụng tại Việt Nam thì cần một
máy biến áp có tỉ lệ giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và số vòng dây cuộn thứ cấp là:
A. 2,2. B. 2. C. 1,1. D. 0,5.
Câu 98: Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa vào hiện tượng:
A. Tác dụng của từ trường lên cuộn dây có dòng điện.
B. Tự cảm.
C. Cảm ứng điện từ.
D. Cộng hưởng.
Câu 99: . Để giúp bố mẹ tiết kiện tiền, một học sinh quấn một máy biến áp với dự định dùng
máy biến áp đó để sử dụng được máy lọc không khí của Nhật Bản nội địa trên với mạng điện
của gia đình. Do sơ suất nên cuộn thứ cấp bị thiếu một số vòng dây. Muốn xác định số vòng
dây thiếu để quấn tiếp thêm vào cuộn thứ cấp cho đủ, học sinh này đặt vào hai dầu cuộn sơ
cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, rồi dùng vôn kế xác định tỉ số
điện áp ở cuộn thứ cấp để hở và cuộn sơ cấp. Lúc đầu tỉ số điện áp bằng 0,33. Sau khi quấn
thêm vào cuộn thứ cấp 25 vòng dây thì tỉ số điện áp bằng 0,38. Bỏ qua mọi hao phí trong
máy biến áp. Ðể được máy biến áp đúng như dự định, học sinh này phải tiếp tục quấn thêm
vào cuộn thứ cấp:
A. 40 vòng dây. B. 85 vòng dây. C. 100 vòng dây. D. 60 vòng dây.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để tr ả lời các câu từ 100 đến 102.
Quang điện trở hay quang trở, photoresistor, photocell, LDR (tiếng Anh: Light -
dependent resistor), là linh kiện điện tử chế tạo bằng chất đặc biệt có điện trở thay đổi theo
ánh sáng chiếu vào. Quang điện trở thường được lắp với các mạch khuếch đại trong các thiết
bị điều khiển bằng ánh sáng, trong các máy đo ánh sáng.
Trên hình vẽ, bộ pin có suất điện động 9V, điện trở trong 1Ω; A là ampe kế hoặc miliampe

300
kế có điện trở rất nhỏ; R là quang điện trở (khi chưa chiếu sáng giá trị là R 1 và khi chiếu sáng
giá trị là R2) và L là chùm sáng chiếu vào quang điện trở. Khi không chiếu sáng vào quang
điện trở thì số chỉ của miliampe kế là 6A và khi chiếu sáng thì số chỉ.
của ampe kế là 0,6A.sáng vào quang điện trở thì số chỉ của miliampe kế là 6A và khi chiếu
sáng thì số chỉ của ampe kế là 0,6A.

Câu 100: Quang điện trở được cấu tạo bằng:


A. Chất bán dẫn và có đặc điểm điện trở tăng khi ánh sáng chiếu vào.
B. Kim loại và có đặc điểm điện trở giảm khi ánh sáng chiếu vào.
C. Chất bán dẫn và có đặc điểm điện trở giảm khi ánh sáng chiếu vào.
D. Kim loại và có đặc điểm điện trở tăng khi ánh sáng chiếu vào.
Câu 101: Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào:
A. Hiện tượng quang điện trong. B. Hiện tượng tán sắc ánh sáng.
C. Hiện tượng phát quang của chất rắn. D. Hiện tượng quang điện ngoài.
Câu 102: Giá trị của R1 và R2 là:
A. R1 = 2 M; R2 = 19 . B. R1 = 1,5 M; R2 = 19 .
C. R1 = 1,5 M; R2 = 14 . D. R1 = 2 M; R2 =14 .
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105

Quan hệ giữa các loài sinh vật trong một vườn cam được mô tả như sau: "Kiến đỏ đuổi được
kiến hội - loài chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non, nhờ vậy rập lấy được nhiều nhựa
cây cam và thải ra nhiều đường cho kiến hội ăn. Đồng thời kiến đỏ cũng tiêu diệt được sâu và
rệp cây".

Câu 103: Mối quan hệ giữa rệp cây và cây cam; giữa kiến đỏ và kiến hôi; giữa kiến đỏ và rệp
cây đều thuộc quan hệ:

A. Hợp tác. B. Hội sinh. C. Đối kháng. D. Kí sinh.

Câu 104: Nếu như số lượng kiến đỏ bị kiểm soát bởi số lượng rệp cây, không tăng quá cao

301
hoặc giảm quá thấp thì hiện tượng này được gọi là

A. Trạng thái cân bằng. B. Biến động số lượng cá thể.

C. Khống chế sinh học. D. Mức độ tử vong.


Câu 105: Ở 1 loài kiến, thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu
gen 0,4AA + 0,6Aa =1. Theo lý thuyết, kiểu gen aa ở thế hệ ở thế hệ thứ F8 chiếm thỉ lệ?

A. 9%. B. 16%. C. 4%. D. 49%.

302
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108

Cơ sở thế bào học của hoán vị gen

Sự hoán vị gen diễn ra do sự trao đổi chéo ở từng đoạn tương ứng giữa 2 nhiễm sắc tử
(cromatit) không chị em trong cặp NST kép tương đồng ở kì đầu của lần phân bào I trong
giảm phân (Hình 14.1).

303
Câu 106: Cơ sở tế bào học của hoán vị gen:

A. Trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.
B. Trao đổi chéo giữa 2 crômatit “không chị em” trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm
phân I.
C.Tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu của giảm phân I.
D.Tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.
Câu 107: Nhìn hình 14.1, trong thí nghiệm tần số hoán vị gen là bao nhiêu?

A. 50%. B. 17%. C. 25%. D. 38%.

Câu 108: Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, xét phép lai:

AB DH E e Ab DH b
P: X X  X Y . Tỉ lệ kiểu hình đực mang tất cả các tính trạng trội ở F1
ab dh aB ah
chiếm 7,5%. Cho biết không có đột biến xảy ra, tỉ lệ kiểu hình đực mang 3 tính trạng trội ở
F1 chiếm tỉ lệ?

A. 12,5%. B. 15%. C. 16,25%. D. 25,25%.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
Gió Tín Phong hay gió Mậu Dịch (Trade wind) là loại gió thổi quanh năm theo một chiều từ
các vĩ tuyến 30 độ Bắc và Nam về phía Xích Đạo. Loại gió này được sinh ra do sự chênh lệch
giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.
Xuất phát từ trung tâm cao áp trên biển Thái Bình
Dương thổi về xích đạo. thổi từ những miền áp cao ở
các vĩ độ ngựa về vùng áp thấp xung quanh xích đạo.
Gió xuất phát từ đai áp cao cận nhiệt đới ở cả 2 bán
cầu. Tại xích đạo gió Mậu Dịch thổi từ hai bán cầu và
gặp nhau tại đây đã tạo thành những dòng đối lưu bốc
lên cao. Do đó ở sát mặt đất gió hoạt động yếu hơn, và
im lặng hơn. Tính chất loại gió này thường là khô và ít
gây mưa.
Trên Bắc bán cầu thì đây là những luồng gió thổi chủ yếu theo hướng (chiều) Đông Bắc –
Tây Nam, còn trên Nam bán cầu là hướng (chiều) Đông Nam – Tây Bắc (do ảnh hưởng của
lực Coriolis).

304
Câu 109: Nguồn gốc tên gọi “Tín phong” hay “Mậu dịch” của loại gió này xuất phát từ đâu?
A. Gió này thổi virus dịch bệnh phát tán sang nhiều vùng khắp châu Á và châu Âu, góp
phần gây nên sự kiện Cái chết đen, làm hơn 200 triệu người chết vào thế kỉ XIV.
B. Từ xưa, người ta lợi dụng hướng thổi của loại gió này để trao đổi tư tín qua hai bờ đại
dương thông qua việc bỏ thư tín vô lọ thả xuống biển.
C. Từ xưa, người Trung Quốc và Châu Âu thường tin dùng loại gió này để phát triển con
đường buôn bán tơ lụa nổi tiếng ở trên biển.
D. Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 110: Điền vào chỗ trống những dữ kiện thích hợp trong đoạn ngữ liệu sau:
Gió Tín phong, còn có tên gọi khác là gió Mậu dịch là loại gió thổi …(1)… trong vùng
…(2)… Loại gió này được sinh ra do sự chênh lệch giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích
đạo, với …(3)… được quy định chủ yếu bởi lực Coriolis – loại lực hình thành do sự chênh
lệch về vận tốc quay tại các địa điểm có vĩ độ khác nhau trên bề mặt Trái đất.
A. Theo mùa, xích đạo, nguồn gốc. B. Thường xuyên, chí tuyến, hướng gió.
C. Thường xuyên, nội chí tuyến, hướng gió. D. Theo mùa, nội chí tuyến, nguồn gốc.
Câu 111: Tính chất loại gió này thường là khô và ít gây mưa nhưng tại sao nó lại là một
trong những tác nhân quan trọng gây mưa cho nước ta?
A. Vì gió này thổi vào cùng một thời điểm với gió mùa.
B. Vì gió đi qua các vùng hải lưu nóng của biển Đông.
C. Vì nó gặp phải bức chắn địa hình.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:
Vị thế cạnh tranh của ngành Chè Việt Nam trên thị trường quốc tế
Chè là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, thuộc ngành công
nghiệp chính, có đóng góp lớn cho nền kinh tế nước ta. Tính đến nay, sản phẩm chè Việt
Nam đã có tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với giá trị xuất khẩu hàng năm
đạt khoảng 200 triệu USD. Sản lượng chè của Việt Nam nhìn chung tăng liên tục và ổn định
trong giai đoạn 2001 - 2020. Sự gia tăng này có được là nhờ hàng loạt chính sách và giải
pháp đã được thực hiện ở tất cả các cấp chính quyền, nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước, nâng
cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và tối ưu hóa kỹ thuật canh tác. Ngoài ra, những năm gần
đây đã chứng kiến sự ra đời của các giống chè mới và quá trình chuyển đổi sang dây chuyền

305
sản xuất hiện đại đã cho phép tăng năng suất đáng kể. Những thay đổi này là dấu hiệu cho
thấy sự thay đổi đang diễn ra trong nền kinh tế chè của Việt Nam có khả năng dẫn đến nhu
cầu xuất khẩu tăng trưởng hơn nữa.
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều nỗ lực để đảm bảo ngành Chè phát triển thành công
và bền vững. Một trong những biện pháp can thiệp này là việc thực hiện chính sách thương
mại mới dành cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, bao gồm: các ưu đãi tài chính như giảm thuế
xuất khẩu, miễn thuế đối với một số quốc gia, các khoản vay đặc biệt và trợ cấp cho các nhà
sản xuất quy mô nhỏ. Những biện pháp này đã cho phép các nhà sản xuất địa phương duy trì
khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đồng thời tạo ra một môi trường thuận lợi cho
đầu tư và phát triển trong ngành.
Những nỗ lực kết hợp này đã giúp xuất khẩu chè của Việt Nam vững mạnh ngay cả khi thị
trường toàn cầu biến động. Việt Nam hiện là một trong những nhà sản xuất chè xanh và chè
đen hàng đầu thế giới, với ước tính 40% tổng lượng chè xuất khẩu của Việt Nam được bán ra
nước ngoài. Con số này dự kiến sẽ tăng lên khi Việt Nam tiếp tục nỗ lực trở thành một cường
quốc trong khu vực về sản xuất và xuất khẩu chè.
(TS Trần Ngọc Mai, Tạp chí Công thương ngày 05/3/2023).
Câu 112: Sản lượng chè gia tăng trong những năm gần đây do những nguyên nhân nào?
A. Các chính sách và giải pháp hỗ trợ phù hợp từ chính quyền.
B. Sự tiến bộ của công nghệ sinh học.
C. Quy trình sản xuất được hiện đại hóa.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 113: Sản phẩm chè Việt Nam đang có độ phủ sóng như thế nào trên thị trường quốc tế?
A. Khu vực. B. Châu lục. C. Toàn cầu. D. Nội địa Việt Nam.
Câu 114: Áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật sẽ có tác động lớn nhất đến quá trình
nào sau đây?
A. Chú trọng, nâng cao đến chất lượng sản phẩm chè, xác định việc đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm đồng thời nâng cao chất lượng thực phẩm.
B. Tăng cường hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị, từ đó gắn kết các doanh
nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn, nâng cao hiệu quả sản xuất..
C. Tìm ra các phương án thu hút cả cơ hội đầu tư công cũng như các nguồn tài chính tư
nhân.
D. Hỗ trợ các sáng kiến.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:

306
CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982 VỚI VIỆT NAM
TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Nhấn mạnh vai trò của UNCLOS 1982, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hoà, Phó Giám đốc Học viện
Chính trị Khu vực III cho rằng, văn bản này là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng hỗ trợ các
quốc gia trong việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên
nhiên biển cho sự phát triển bền vững của các thế hệ mai sau. Đây cũng là công cụ hữu hiệu
để các quốc gia giải quyết tranh chấp phát sinh từ biển, góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh
quốc tế.
Sáng 23/11, tại TP Đà Nẵng, Học viện Chính trị Khu vực III tổ chức Hội thảo khoa học
“Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 với Việt Nam trong tình hình mới”.
Đề dẫn Hội thảo do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hoà, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Khu vực
III cho biết: Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 là điều ước
quốc tế quan trọng nhất về Luật Biển trên phạm vi toàn cầu. Sau 5 năm trù bị (1967 - 1972)
và qua 9 năm thương lượng (1973 - 1982), ngày 10/12/1982, UNCLOS chính thức được ký
kết; là văn kiện pháp lý quốc tế có giá trị phổ quát, giúp các quốc gia thiết lập trật tự pháp lý
toàn diện, công bằng, hòa bình trên biển.
UNCLOS 1982 được xây dựng theo nguyên tắc “cả gói” (package deal), bao gồm tất cả mọi
khía cạnh liên quan đến Luật Biển. UNCLOS 1982 bao gồm 17 phần với 320 điều khoản, 9
phụ lục, 4 nghị quyết kèm theo, chứa đựng 1.000 quy phạm pháp luật quốc tế. Đây là một văn
kiện pháp lý quốc tế tổng hợp, toàn diện, bao hàm tất cả những nội dung quan trọng nhất
trong luật pháp và thực tiễn quốc tế về biển và đại dương thế giới.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Hoà khẳng định: UNCLOS 1982 là bản Công ước về Luật Biển hoàn
thiện nhất và bao quát nhất cho đến nay của cộng đồng quốc tế, xác định những quy chế pháp
lý của hầu hết các bộ phận thuộc biển và đại dương. Đây được xem là một bản hiến pháp mới
về biển của cộng đồng quốc tế, ấn định các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia, xác lập một
trật tự pháp lý mới trên biển, đóng góp quan trọng vào tiến trình pháp điển hóa Luật Biển
quốc tế. Các nguyên tắc của Luật Biển quốc tế được quy định trong UNCLOS 1982 bao gồm:
nguyên tắc tự do biển cả; nguyên tắc đất thống trị biển; nguyên tắc sử dụng biển cả vì mục
đích hòa bình; nguyên tắc vùng và tài nguyên thuộc vùng là di sản chung của nhân loại;
nguyên tắc bảo vệ và khai thác hợp lý các sinh vật sống trên biển; nguyên tắc bảo vệ môi
trường biển; nguyên tắc công bằng.
Nhấn mạnh vai trò to lớn của UNCLOS 1982, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hoà cho rằng, văn bản
này là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng hỗ trợ các quốc gia trong việc quản lý, khai thác, sử

307
dụng và bảo vệ hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển cho sự phát triển bền vững
của các thế hệ mai sau. Đây cũng là công cụ hữu hiệu để các quốc gia giải quyết tranh chấp
phát sinh từ biển, góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế. “Việc đưa vào UNCLOS
1982 các điều khoản bắt buộc giải quyết các tranh chấp ở biển được coi là một bước tiến lớn
của luật quốc tế nói chung và của Công ước Luật Biển năm 1982. Điều này phản ánh đúng xu
thế của thời đại, thể hiện ý nguyện của các quốc gia có biển cũng như không có biển; và đã
được nhiều đoàn đại biểu tham gia hội nghị của Liên hợp quốc về biển từ năm 1973 đến năm
1982 chấp nhận rộng rãi. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình, không
sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế trở thành nguyên tắc cơ bản
của luật pháp quốc tế, của Hiến chương Liên hợp quốc và được thể hiện đậm nét trong Công
ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.” - PGS.TS Nguyễn Ngọc Hoà chia sẻ.
“Từ góc độ UNCLOS 1982, Biển Đông là khu vực đặc thù, chứa đựng tất cả các nội dung
liên quan của UNCLOS 1982 như quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo, nước không có biển,
nước bất lợi về mặt địa lý, các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia, vùng nước lịch sử,
vùng đánh cá, phân định biển, vấn đề biển kín và nửa kín, eo biển quốc tế, hợp tác quản lý tài
nguyên sinh vật, các đàn cá di cư xa và đàn cá xuyên biên giới, khai thác chung, bảo vệ môi
trường biển, nghiên cứu khoa học biển, chống cướp biển, an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu
nạn... Các quy định của UNCLOS 1982 là cơ sở để các quốc gia trong khu vực Biển Đông
kiềm chế và quản lý các nguy cơ đối với an ninh trên biển; là cơ sở để các bên đưa ra các yêu
sách vùng biển hợp pháp, từ đó xác định được các quyền và nghĩa vụ của mình” - Phó Giám
đốc Học viện Chính trị Khu vực III Nguyễn Ngọc Hoà thông tin; đồng thời khẳng định thêm:
UNCLOS 1982 cũng thiết lập cơ chế hợp tác về bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học
biển, nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia. Cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS 1982 có
thể được vận dụng và tiến tới giải quyết tranh chấp, trong đó các quốc gia có nghĩa vụ đạt
được giải pháp tạm thời trong khi tranh chấp chưa được giải quyết triệt để.
với Việt Nam trong tình hình mới”. Sau 40 năm được chính thức ký kết, UNCLOS 1982 là
một khuôn khổ pháp lý đa phương và toàn diện nhằm giúp các quốc gia khai thác, sử dụng và
quản lý biển, đại dương một cách hòa bình, công bằng, bền vững trên cơ sở tôn trọng chủ
quyền của nhau. Để góp phần làm rõ hơn giá trị của UNCLOS 1982 trong quản trị biển hòa
bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia và sự phát triển bền vững biển và đại
dương, theo Ban tổ chức Hội thảo, trong quá trình chuẩn bị, đơn vị này đã nhận được 17 tham
luận từ các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài Học viện Chính trị Khu vực III.
Tại Hội thảo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận

308
những nội dung chủ yếu như: Giá trị phổ quát của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982 trong thiết lập và duy trì trật tự pháp lý toàn diện, công bằng, hòa bình trên biển và
đại dương; vai trò và trách nhiệm của những quốc gia thành viên trong tham gia và thực thi
các quy định tại Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; quá trình Việt Nam
tham gia và thực hiện các nội dung Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982;
những khó khăn và thách thức trong giải quyết các tranh chấp, khác biệt trên Biển Đông và
thực thi các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 về phân định
biển giữa các quốc gia ven Biển Đông trong tình hình mới…/.
(Đình Tăng – Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam).
Câu 115: Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực từ năm nào?
A. Công ước có hiệu lực từ ngày 16/11/1982. Hiện nay đã có 107 quốc gia và vùng lãnh
thổ tham gia Công ước.
B. Công ước có hiệu lực từ ngày 16/11/1983. Hiện nay đã có 107 quốc gia và vùng lãnh
thổ tham gia Công ước.
C. Công ước có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Hiện nay đã có 162 quốc gia và vùng lãnh
thổ tham gia Công ước.
D. Công ước có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Hiện nay đã có 107 quốc gia và vùng lãnh
thổ tham gia Công ước.
Câu 116: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) bao gồm những
phần gì?
A. Công ước bao gồm 17 phần, 320 điều khoản, 9 phụ lục và 4 nghị quyết..
B. Công ước bao gồm 320 phần, 17 điều khoản, 9 phụ lục và 4 nghị quyết..
C. Công ước bao gồm 17 phần, 320 điều khoản, 4 phụ lục và 9 nghị quyết..
D. Công ước bao gồm 320 phần, 9 điều khoản, 17 phụ lục và 4 nghị quyết..
Câu 117: Tham gia UNCLOS 1982, Việt Nam, quốc gia ven biển, được thừa nhận những gì?
A. Được thừa nhận có lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý,
thềm lục địa 26 rộng ít nhất 200 hải lý và có thể mở rộng tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở.
B. Được thừa nhận diện tích các vùng biển và thềm lục địa mà Việt Nam được hưởng theo
quy định của Công ước rộng gấp hơn 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền.
C. Được thừa nhận có lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý,
thềm lục địa 26 rộng ít nhất 200 hải lý và có thể mở rộng tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở.
Diện tích các vùng biển và thềm lục địa mà Việt Nam được hưởng theo quy định của Công
ước rộng gấp hơn 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền.

309
D. Được thừa nhận có lãnh hải rộng 15 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý,
thềm lục địa 26 rộng ít nhất 200 hải lý và có thể mở rộng tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở.
Diện tích các vùng biển và thềm lục địa mà Việt Nam được hưởng theo quy định của Công
ước rộng gấp hơn 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120:
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI (1986 – 2000)
Thực hiện kế hoạch 5 năm 1986 – 1990
Đại hội VI (tháng 12/1986) mở đầu công cuộc đổi mới. Hoàn cảnh: Dưới tác động của hoàn
cảnh lịch sử mới, tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản
Việt Nam được triệu tập ⇒ xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới.
Nội dung: Khẳng định tiếp tục đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây
dựng kinh tế - xã hội chủ nghĩa. Nhận thức đặc điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam là thời kỷ lịch sử lâu dài, khó khăn, trải qua nhiều chặng và hiện đang ở chặng đầu
tiên. Trước mắt, trong năm năm 1986 – 1990, cần tập sức người, sức của thực hiện Ba
chương trình kinh tế về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Muốn vậy thì
nông – lâm - ngư nghiệp phải được đặt đúng vị trí hàng đầu. Nông nghiệp được xem là mặt
trận hàng đầu và được ưu tiên về vốn đầu tư, về năng lực, vật tư, lao động kỹ thuật.
Kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới: Lương thực, thực phẩm: từ chỗ thiếu ăn hàng năm
(năm 1988, ta phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo), đến năm 1990, Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu
trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân. Hàng
hóa trên thị trường dồi dào, nhất là hàng tiêu dùng, trong đó nguồn hàng sản xuất trong nước
tăng. Các cơ sở sản xuất đã gắn chặt với nhu cầu thị trường. Kinh tế đối ngoại: phát triển
nhanh và mở rộng về quy mô, hình thức. Hàng xuất khẩu tăng ba lần. Bước đầu hình thành
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà
nước.
Thực hiện kế hoạch 5 năm 1991 – 1995
Đại hội VII (tháng 6/1991) tiếp tục sự nghiệp đổi mới: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội VII (tháng 6/1991) đã: Tổng kết, đánh giá việc thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng. Đề ra chủ trương, nhiệm vụ nhằm kế thừa, phát huy những
thành tựu; khắc phục các khó khăn, yếu kém và điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi
mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên. Thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kì quá độ lên CNXH” và “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến
năm 2000”. Đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạc 5 năm 1991 – 1995: Đẩy lùi và kiểm soát

310
được lạm phát. Ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Ổn định và từng
bước cải thiện đời sống của nhân dân. Bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế; đẩy mạnh Ba
chương trình kinh tế và từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp
hóa.
Tiến bộ và hạn chế của sự nghiệp đổi mới: Tiến bộ: Kinh tế: Tình trạng đình đốn trong sản
xuất, rối ren trong lưu thông được khắc phục. Kinh tế tăng trưởng nhanh, tổng sản phẩm
trong nước tăng bình quân hàng năm là 8,2%. Nạn lạm phát ở mức cao từng bước bị đẩy lùi.
Kinh tế đối ngoại phát triển, thị trường xuất nhập khẩu mở rộng, nguồn vốn đầu tư của nước
ngoài tăng nhanh. Hoạt động khoa học - công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường. Chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng
được củng cố. Mở rộng quan hệ đối ngoại: Phá thế bị bao vây, cô lập; tham gia tích cực vào
hoạt động của cộng đồng quốc tế, quan hệ với hơn 160 nước. Ngày 11/7/1995, Việt Nam và
Hoa Kì thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN. Hạn chế:
Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất - kỹ thuật lạc hậu, trình độ khoa học và công
nghệ chuyển biến chậm... Tham nhũng, lãng phí, buôn lậu...chưa được ngăn chặn. Sự phân
hóa giàu nghèo tăng nhanh, đời sống nhân dân còn khó khăn.
Câu 118: Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra từ Đại hội mấy?
A. Đại hội V. B. Đại hội VI. C. Đại hội VII. D. Đại hội VIII.
Câu 119: Đường lối đổi mới của Đảng nên hiểu như thế nào cho đúng?
A. Nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam.
B. Đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội cần xây dựng đất nước giàu mạnh - dân chủ - văn
minh.
C. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy
được thực hiện có hiệu quả.
D. Nước ta không thay đổi mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội nhưng thực hiện thông qua
việc xây dựng nềnkinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 120: Những thành tựu Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 –
1990) chứng tỏ điều gì?
A. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù
hợp.
B. Việt Nam đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội.
C. Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn cần phải có những bước đi phù hợp.
D. Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế xây dựng thương hiệu,

311
quảng bá lịch sử, chất lượng, hương vị, phương pháp kỹ thuật sản xuất độc đáo chỉ có ở Việt
Nam.

312

You might also like