You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC QUỐC GIA KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thời gian làm bài: 150 phút
------------------------- (Đề thi gồm có 17 trang)
(Đề Chính thức)
Họ tên: ………Trần Mai Hương…………………………………Số báo danh:………………………

PHẦN 1. NGÔN NGỮ


1.1 TIẾNG VIỆT
Câu 1: Truyện Tam đại con gà thuộc thể loại
A. truyện cười trào phúng. B. truyện ngụ ngôn.
C. truyện cổ tích về loài vật D. truyện cười khôi hài.
Câu 2: Chọn từ đúng điền vào câu ca dao sau:
Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm … lòng ngày khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao Hôm sánh với… chẳng bằng.
(Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo Dục, 2017, trang 83)
A. chua xót, sao Mai. B. đau xót, sao Mai.
C. đau đớn, sao Kim. D. chua xót, sao Kim.
Câu 3: Trong nền văn học trung đại Việt Nam, văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao ở giai đoạn nào?
A. Thế kỉ XV – thế kỉ XVI. B. Thế kỉ XVIII – thế kỉ XIX.
C. Thế kỉ XIII – thế kỉ XIV. D. Thế kỉ XVI – thế kỉ XVII.
Câu 4: Hai câu thơ: “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí/ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” (Thu điếu, Nguyễn Khuyến) sử dụng
thủ pháp nghệ thuật nào?
A. Lấy động tả tĩnh. B. Lấy tĩnh tả động C. Lấy ít tả nhiều. D. Lấy nhiều tả ít.
Câu 5: Chọn từ đúng để điền vào chỗ trống:
“… muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
… muốn riết mây đưa và gió lượn
… muốn say cánh bướm với tình yêu.”
(Vội vàng, Xuân Diệu)
A. Ta. B. Anh C. Tôi D. Em
Câu 6: Sáng tác của Nguyễn Tuân được ra đời trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945 thuộc trào lưu nào?
A. Trào lưu lãng mạn. B. Trào lưu tượng trưng.
C. Trào lưu siêu thực. D. Trào lưu hiện thực.
Câu 7: “Nghe nước tìm về biển
Ngàn đá cũng đi theo
Những phù sa rong rêu
Cũng đi theo cùng nước”
(Chuyện về những dòng nước, Xuân Quỳnh, trích trong tập Bầu trời trong quả trứng)
Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa. B. Ẩn dụ. C. So sánh. D. Hoán dụ.
Câu 8: Trong các từ sau đây, từ nào viết sai chính tả?
A. Chỉn chu. B. Trau dồi. C. Tháo giỡ. D. Thẳng thắn.
Câu 9: Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau?
A. Xán lạn. B. Trao chuốt. C. Triều mến. D. Suất sắc.
Câu 10: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống: “Anh ấy phải viết một bản … để trình bày ưu điểm và khuyết điểm của
mình sau một năm tham gia công tác ở cơ quan này”.
A. kiểm soát. B. kiểm điểm. C. kiểm kê. D. kiểm dịch.

CLB Lý Luận Trẻ - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên fb.com/LyLuanTreHCMUS
Trang 1
Dự án luyện thi Đánh giá năng lực ĐHQG-HCM fb.com/groups/danhgiananglucVNUHCM
Câu 11: Từ “bảo” trong “bảo tàng” có nghĩa là gì?
A. Giữ gìn, trông nom. B. Cổ kính. C. Quốc gia. D. Quý giá.
Câu 12: Từ “lấy” trong câu nào được sử dụng với vai trò của một động từ?
A. Họ cố gắng giữ lấy màu xanh của những cánh rừng.
B. Nàng tự làm lấy mọi việc trong nhà.
C. Anh ta lấy xe đạp của tôi và đi mất rồi.
D. Cậu nên mua lấy một quyển sách tham khảo.
Câu 13: Câu nào sau đây không sử dụng từ thừa?
A. Nàng là con gái ái nữ yêu quý của lão địa chủ giàu có nhất làng.
B. Sau khi trở về nước cố quốc, người đàn ông ấy trở nên thân thiện, gần gũi hơn.
C. Chị là một người đàn bà làm nông lam lũ, suốt ngày vất vả cày cuốc trên ruộng đồng.
D. Anh trai tôi là một nhà giáo viên mẫu mực.
Câu 14: “ Qua bài thơ đã thể hiện tiếng nói đầy đau thương của người phụ nữ về thân phận mình.”
Câu trên bị mắc lỗi gì?
A. Sai logic. B. Sai cách dùng từ. C. Câu sai ngữ pháp. D. Câu sai hệ quy chiếu.
Câu 15: Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi sai quy chiếu?
A. Từ ngày về dạy học ở trường này, các em học sinh làm cho tôi rất hài lòng.
B. Vì sự phát triển của cá nhân và xã hội, các em nên phấn đấu học tập thật tốt.
C. Tôi cảm thấy rất hài lòng vì sự cố gắng cảu các em học sinh nơi đây.
D. Các em nên cố gắng thực hiện đầy đủ nội quy của nhà trường.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
“Ăn ngô là phải ăn thong thả, từng hạt một, nhấm nháp cẩn thận để nghe cái thú sữa ngô thấm đượm vào môi, vào
lưỡi mình. Đặt môi lên bắp, ta có cái cảm giác ấm áp mà lại dịu dàng như môi đặt lên môi cùng hòa một nhịp thở chung
tình vậy.
Nhưng ngô rang thì không thế; ngô rang là một người đẹp ác liệt trong khi ngô luộc là một cô gái nhu mì; ngô
nướng có duyên thầm lẩn bên trong thì duyên của ngô rang bong cả ra ngoài.”
(Miếng ngon Hà Nội, Vũ Bằng)
Câu 16: Phong cách ngôn ngữ của văn bản là:
A. chính luận. B. sinh hoạt. C. nghệ thuật. D. báo chí.
Câu 17: Từ “duyên” trong đoạn văn trên có nghĩa gì?
A. Nét đẹp. B. Sự gặp gỡ. C. Số phận. D. Nguyên cớ.
Câu 18: Trong câu “Ăn ngô là phải ăn thong thả, từng hạt một, nhấm nháp cẩn thận để nghe cái thú sữa ngô thấm đượm
vào môi, vào lưỡi mình”, từ nào được dùng theo lối chuyển đổi cảm giác?
A. Ăn. B. Nhấm nháp. C. Thong thả. D. Nghe.
Câu 19: “…ngô rang là một người đẹp ác liệt trong khi ngô luộc là một cô gái nhu mì”. Trong câu văn này, tác giả miêu
tả các loại ngô bằng thủ pháp nào?
A. Hoán dụ. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Nói quá.
Câu 20: Mục đích chính của việc so sánh ngô luộc và ngô rang trong đoạn văn trên là
A. chỉ ra sự tương đồng giữa hai loại ngô.
B. chỉ ra sự khác biệt của hai loại ngô.
C. khẳng định sự ưu trội của ngô rang.
D. khẳng định sự ưu trội của ngô luộc.
1.2 TIẾNG ANH
Questions 21-25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.
Câu 21: When I was a child, I liked wearing sandals shoes.
A. better B. than C. as good as D. more than
Câu 22: Mary’s friend invited her to join the party at the last minute, so she .
A. would refuse B. refuse C. had refused D. would have refused
Câu 23: Everybody at Timmy’s birthday party was and they sang joyfully.
A. excitement B. excited C. excite D. exciting
Câu 24: Natalie has changed details on her essay.
A. some of B. a number of C. a lot D. much
Câu 25: My computer is order, so I have to take it to a computer hospital.
A. outside of B. out of C. outside D. in
Questions 26-30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and blacken your choice on
your own answer sheet.
Câu 26: A glass of the lemon juice at the beginning of the day can keep your body in good shape.
A. B. C. D.
Câu 27: Yesterday, I bought a mug with some funny cartoon characters on them.
A. B. C. D.
Câu 28: Daisy works so hard to finish her workloads and have never failed to meet any deadline.
A. B. C. D.
Câu 29: These cow’s milk is highly nutritious, so farmers have been raising them in large numbers.
A. B. .C D.
Câu 30: Tony has a white rabbit who long ears and big eyes make it look so cute.
A. B. C. D.
Questions 31-35: Which of the following best restates each of the given sentences?
Câu 31: Zara loves being praised the most.
A. Zara is praised the most of all and she loves it.
B. Praises for Zara are the loveliest of all.
C. Nothing pleases Zara more than praises.
D. Zara is loved the most due to her praises.
Câu 32: Tim has a bad temper, so he does not have many friends.
A. If Tim did not have such a bad temper, he would have more friends.
B. Tim will have many friends if his temper is good.
C. If Tim had had a good temper, he would have had more friends.
D. Unless Tim improves his temper, he will not have more friends.
Câu 33: Jack thought his mother would certainly like his present.
A. It was possible that Jack’s mother would like his present.
B. Jack was sure that his mother would like his present.
C. Jack thought his present would possibly make his mother happy.
D. Jack thought his mother might like the present he bought for her.
Câu 34: Mary told her friend, “Let’s go shopping this weekend”.
A. Mary suggested to her friends that they should go shopping together that weekend.
B. Mary said that her friends would go shopping without her that weekend.
C. Mary told her friends that she would go shopping that weekend.
D. Mary advised her friends not to go shopping until that weekend.
Câu 35: Bianca loves the mobile phone her father has given her.
A. Bianca’s father will give her a mobile phone because she loves it.
B. Bianca loves the mobile phone she has given to her father.
C. Bianca loves the mobile phone given to her by her father.
D. Bianca loves her father’s mobile phone, so he will give it to her.
Questions 36-40: Read the passage carefully
1. Halloween is a festival that takes place on October 31 every year. It is a time when children and adults dress up
in costumes, go trick-or-treating and make jack-o’-lanterns from empty pumpkins. At first Halloween was not celebrated
in Europe as it was in America, but during the past few decades Halloween parties have become more and more popular in
Europe, too.
2. The jack-o’-lantern is closely connected with Halloween. It is a pumpkin that you empty and carve a face into.
Most jack-o’-lanterns have a candle or some other light in them. According to an old Irish story, jack-o’-lanterns were
named after a man called Jack. He could not go to heaven because he was an evil person and often in a bad mood.
However, he could not go to hell either because he has tricked the devil many times. Therefore, Jack had to stay on Earth
forever and wander around with his lantern.
3. In 1950 a school class in a small American neighborhood started collecting money instead of asking for treats.
They gave it to the United Nation Children’s Fund, and ever since thousands of children have gone trick-or-treating for
this cause.
4. Today Halloween is celebrated mainly by children who dress up as ghosts, witches, and other evil sprits. When
they go trick-or-treating from house to house, they ask for sweets (a treat), or else they threaten to play tricks on the
people who do not give them anything. Some children and adults go to Halloween parties where they have fun and play
games like bobbing the apple in a tub of water.
Choose an option (A, B, C, or D) that best answer each question.
Câu 36: What is the passage mainly about?
A. The traditional of trick or treating.
B. The making of Jack-o’-lanterns.
C. The European origin of Halloween.
D. The origin and practice of Halloween.
Câu 37: What can be inferred from paragraph 1 about American people?
A. They celebrated Halloween before Europeans did.
B. They brought Halloween to Europe.
C. They have celebrated Halloween for several decades.
D. They learnt about Halloween from Europeans.
Câu 38: According to paragraph 2, which of the following is TRUE of Jack?
A. He is a living Irish man.
B. He was a devil.
C. He was tricked by the devil in hell.
D. He was an earthly wandering spirit.
Câu 39: In paragraph 4, what is the phrase dress up closest in meaning to?
A. Put on informal clothes.
B. Put on special clothes.
C. Put on a lot of clothes.
D. Wear facial make-up.
Câu 40: In paragraph 4, what does the word they refer to?
A. Children. B. Adults. C. People. D. Children and adults.
PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
2.1 TOÁN HỌC
Câu 41: Cho đa giác lồi có 10 cạnh. Biết rằng không có ba đường chéo nào đồng quy, số giao điểm của các đường chéo là
A. 84. B. 210. C. 120. D. 595.
Câu 42: Có 6 học sinh nam và 3 học sinh nữ được xếp chỗ ngồi ngẫu nhiên vào một dãy gồm 9 ghế. Xác suất để mỗi học
sinh nữ được xếp ngồi xen giữa hai học sinh nam là
A. 41,67% B. 58,33% C. 60,71% D. 6,94%
Câu 43: Bạn Sơn đi bộ đến trường và đến nơi thì phát hiện mình để quên tập ở nhà nên Sơn chạy bộ về nhà rồi tiếp tục
chạy bộ đến trường. Thời gian đi từ nhà đến trường và chạy từ trường về nhà là 40 phút; thời gian chạy từ trường về nhà
và chạy từ nhà đến trường là 24 phút. Biết rằng vận tốc khi chạy và khi đi bộ là không đổi. Hỏi khi Sơn đi bộ hai chiều đi-
vể thì mất bao lâu?
A. 56 phút. B. 32 phút. C. 28 phút. D. 52 phút.

Câu 44: Điểm cực tiểu của hàm yx là:


số 4
x
A. y = 4. B. x = -2. C. x = 2. D. y = -4.

Câu 45: Diện tích hình phằng giới hạn bởi parabol y  x2 1 và đường thẳng y  3 là:
16 15 32
A. . B. . C. . D. 16.
3 4 3
Câu 46: Cho
 3A(1;1;1)
3 3, B(1; 2;1) , C(1;1;2) , D(2;2;1) . Tọa
 3 độ
3 tâm
3  mặt cầu đi qua A, B, C, D là:
A.  ; ;  . B. (3;-3;3). C. . D. (3;3;3).
2 2 2
  2 2 2
Câu 47: Một gia đình trồng rau và hoa trên diện tích 10 hecta. Nếu trồng rau thì trên mỗi hecta cần 10 công lao động và
thu lợi 3 triệu đồng, nếu trồng hoa thì trên mỗi hecta cần 20 công lao động và thu lợi 4 triệu đồng. Biết rằng số công lao
động không vượt quá 160. Gọi x, y lần lượt là số hecta rau và hoa được trồng tương ứng để thu được lợi nhuận cao nhất.
Khi đó giá trị của x là
A. 8. B. 6. C. 4. D. 2.
Câu 48: Theo một dự báo, với mức tiêu thụ như hiện nay thì trữ lượng dầu của nước X sẽ hết sau 100 năm nữa. Nhưng do
nhu cầu thực tế, mức tiêu thụ dầu tăng lên 4% mỗi năm. Như vậy, sau bao nhiêu năm nữa thì trữ lượng dầu của nước X sẽ
hết?
A. 43 năm. B. 45 năm. C. 41 năm. D. 39 năm.
Câu 49: Một miếng tôn hình chữ nhật có chiều dài 98cm, chiều rộng 30cm được uốn lại thành mặt xung quanh của một
thùng chứa nước. Biết rằng chỗ mỗi ghép mất 2cm, hỏi thùng đó chứa được số lít nước xấp xỉ bằng bao nhiêu?
A. 25 lít. B. 20 lít. C. 30 lít. D. 22 lít.
Câu 50: Cho z , z , z là ba nghiệm phức của phương trình z3  8  0 . Khi đó z  z  z bằng
1 2 3 1 2 3

A. 2  3 . B. 3. C. 6. D. 2  2 3 .
2.2 TƯ DUY LOGIC
Câu 51: Có 5 ô tô đang chạy cùng chiều trên cùng một con đường có 3 làn xe, xe X đang dẫn đầu, xe N chạy ngay sau xe
X, xe M và xe P chạy kề hai bên của N, xe Q chạy sau P và M nhưng khác làn. Sau đó xe M giảm tốc để xe N và xe P
chuyển một làn. Khi đó xe nào sẽ chạy ngay sau xe X?
A. xe M. B. xe Q. C. xe N. D. xe P.
Câu 52: Có ba cặp vợ chồng gồm Hùng – Linh, Sương – Trung và Kiên – Giang ngồi quanh một bàn tròn gồm 6 chỗ
ngồi; mỗi người đều ngồi trực diện với vợ hoặc chồng mình (nếu đánh số chỗ ngồi theo thứ tự từ 1 đến 6 thì các cặp trực
diện là 1-4, 2-5, 3-6); Trung ngồi cạnh Hùng; Linh ngồi bên phải Giang. Ai ngồi bên trái Sương?
A. Linh. B. Giang. C. Hùng. D. Kiên.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56
Ban tổ chức một chương trình văn nghệ cần sắp xếp 7 tiết mục M, N, P, Q, R, S, T để biểu diến. Thứ tự biểu diễn được
thực hiện theo quy luật sau:
 P phải được biểu diễn ngay trước Q;
 T phải được biểu diễn sau P;
 Có đúng 2 tiết mục được biểu diễn xen giữa M và R; M có thể trước hoặc sau R.
Câu 53: Nếu tiết mục M được biểu diễn ở vị trí thứ hai thì tiết mục nào được biểu diễn ở vị trí thứ ba?
A. T. B. N. C. P. D. Q.
Câu 54: Tiết mục T có thể được biểu diễn ở bất kỳ vị trí nào, trừ vị trí:
A. Thứ hai. B. Thứ ba. C. Thứ tư. D. Thứ năm.
Câu 55: Nếu hai tiết mục N và S phải được xếp ở thứ tự xa nhau nhất thì các tiết mục thứ nhất, thứ hai, thứ ba lần lượt là:
A. M, N, P. B. S, M, T. C. N, M, P. D. N, P, Q.
Câu 56: Tiết mục M được biểu diễn ở vị trí thứ mấy để có thể xác định được thứ tự biểu diễn của Q một cách duy nhất?
A. Thứ nhất. B. Thứ ba. C. Thứ năm. D. Thứ bảy.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 57 đến 60
Một đoàn xe ngoại giao gồm 5 xe chở 3 nhà ngoại giao chạy nối đuôi nhau; mỗi xe gồm 1 tài xế và tối đa một nhà ngoại
giao. 5 tài xế là T, U, V, W, X; 3 nhà ngoại giao là S, Y, Z. Trong đó: S, T, U, V là nữ; W, X, Y, Z là nam. Hai xe đầu
không có nam. Xe do tài xế T lái ở phía sau xe chở Z và phía trước xe do tài xế W lái.
Câu 57: Câu nào dưới đây là đầy đủ và chính xác danh sách các xe có thể có nữ?
A. Các xe 1, 2. B. Các xe 1, 2, 4. C. Các xe 1, 2, 3, 4. D. Các xe 1, 2, 4, 5.
Câu 58: Nếu S ở xe 5 thì câu nào dưới đây có thể sai?
A. T và Y đi cùng xe. B. X và Z đi cùng xe.
C. U và V đi kề nhau. D. V và X đi kề nhau.
Câu 59: Nếu S và V trên 2 xe kề nhau thì tài xế nào dưới đây chắc chắn không chở nhà ngoại giao nào?
A. T. B. U. C. V. D. W.
Câu 60: Nếu đúng là có 1 xe ở giữa xe chở S và xe chở U thì xe nào dưới đây chở Y?
A. Xe 2. B. Xe 3. C. Xe 4. D. Xe 5.
2.3 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 64
Một công ty có 5 phòng với 100 nhân viên. Bảng số liệu dưới đây cho thấy sự phân bố nhân viên từng phòng theo bình
quân lương cơ bản và phụ cấp hàng tháng. Tổng lương của một nhân viên là tổng lương cơ bản và phụ cấp. Dựa vào các
số liệu trong bảng, hãy trả lời các câu hỏi sau:
Bình quân lương cơ bản Phụ cấp
Phòng Số lượng (triệu đồng) (% lương cơ bản)
Hành chính 8 13 20
Tiếp thị 18 12 30
Kế toán 20 13 20
Kinh doanh 44 15 35
Thiết bị 10 11 15
Câu 61: Bình quân tổng mức lương ở phòng nào là cao nhất?
A. Hành chính. B. Kinh doanh. C. Kế toán. D. Thiết bị.
Câu 62: Trong một tháng, công ty phải trả khoảng bao nhiêu triệu đồng tiền lương cho nhân viên?
A. 1264. B. 1480. C. 1565. D. 1735.
Câu 63: Phòng Kinh doanh chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng lương của toàn công ty?
A. 39,5%. B. 45,7%. C. 51,4%. D. 60,1%.
Câu 64: Trong đợt tổng kết cuối năm, có hai phòng được bình chọn là đơn vị xuất sắc là phòng Hành chính và phòng
Kinh doanh. Lãnh đạo công ty quyết định tăng mức phụ cấp thêm 10% cho các nhân viên của hai phòng này. Khi đó tổng
lương của toàn công ty tăng bao nhiêu phần trăm?
A. 3,1%. B. 3,5%. C. 4,4%. D. 5,1%.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 65 đến 67
Biểu đồ dưới đây thể hiện xu hướng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào Việt Nam (tính theo đơn vị triệu USD) giai
đoạn 1992-1997. Dựa vào các số liệu trong biểu đồ, hãy trả lời các câu hỏi sau:
Triệu USD

35
31.36
30
24.23
25

20

15 12.16
10.1510.22
10
5.7
5

0
1992 1993 1994 1995 1996 1997
Năm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, giai đoạn 1992-1997

Câu 65: Tổng FDI của Việt Nam trong giai đoạn đang xét là bao nhiêu triệu USD?
A. 93,82. B. 99,52. C. 88,12. D. 62,46.
Câu 66: Vốn FDI vào Việt Nam năm 1997 tăng bao nhiêu phần trăm so với năm 1996?
A. 30,09%. B. 29,43%. C. 33,55% D. 27,94%.
Câu 67: Vốn FDI vào Việt Nam năm 1997 bằng bao nhiêu phần trăm tổng vốn FDI của cả giai đoạn?
A. 33,42%. B. 35,59%. C. 50,21%. D. 55,25%.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 68 đến 70
Hai biểu đồ dưới đây cho thấy thị phần của các công ty máy tính theo số lượng máy tính được bán ra và theo doanh thu
trong năm 2017. Biết rằng số máy tính được bán ra trong năm là 1500 máy và doanh thu là 1,65 triệu USD. Quan sát biểu
đồ và trả lời các câu hỏi sau:

Máy tính bán ra Doanh thu


Công ty IBM
khác Công ty
10% HP IBM
19% khác
8% 28%
30%
Dell
6% Apple
11%

HP
Dell 6%
Acer 6%
12%
Asus Asus Acer Apple
34% 8% 8% 14%

Câu 68: Trừ các công ty khác, công ty nào có giá bán trung bình một máy tính thấp nhất?
A. Asus. B. Acer. C. Dell. D. HP.
Câu 69: Trong giai đoạn 2017-2018, nếu doanh thu bán máy tính của IBM tăng 50% và Apple tăng 15% và doanh thu
bán máy tính của các công ty khác vẫn giữa nguyên thì tổng doanh thu của các công ty máy tính tăng bao nhiêu phần
trăm?
A. 16,1%. B. 18%. C. 14% D. 20%.
Câu 70: Năm 2017, giá bán trung bình của một máy tính IBM là khoảng bao nhiêu USD?
A. 3180. B. 2800. C. 593. D. 3080.
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Câu 71: Cho dãy các chất: vinylaxetilen, stiren, anđehit acrylic, axit axetic, glixerol, fructozơ, mantozơ, butin-2,
saccarozơ, anilin. Số chất trong dãy có thể tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa là:
A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.
Câu 72: Một hỗn hợp X gồm ankan (có mạch carbon không phân nhánh) và oxi (dùng dư), trong đó ankan chiếm 10% về
thể tích. Nạp hỗn hợp X vào một bình kín ở 25oC, áp suất đo được là 2 atm, bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn ankan
rồi cho hỗn hợp sau khi cháy về điều kiện nhiện độ ban đầu thì áp suất trong bình là 1,4 atm. Gọi tên của ankan.
A. propan. B. metan. C. butan. D. isobutan.
Câu 73: Dung dịch nào sau đây không thể hòa tan được bột kim loại Cu?
A. Fe(NO3)3. B. Zn(NO3)2. C. AgNO3. D. HNO3.
Câu 74: Trong môi trường nước, ion Cr có thể bị thủy phân theo phương trình sau đây làm giảm nồng độ của ion Cr 3+ tự
3+

do trong dung dịch: Cr3  H2O Cr  OH 2  H  ( H  40,7kJ / mol ). Hãy lựa chọn giải pháp để ngăn
chặn quá trình thủy phân này:
A. Đun nóng dung dịch. B. Bổ sung một lượng dung dịch NaOH.
C. Bổ sung một ít dung dịch NH3. D. Bổ sung một lượng dung dịch HCl.
Câu 75: Để có một tụ điện có dung kháng là 2C(F) người ta có thể làm cách nào dưới đây:
A. Mắc song song 2 tụ điện có dung kháng C/2 (F).
B. Mắc nối tiếp 2 tụ điện có dung kháng C(F).
C. Mắc song song 2 tụ điện có dung kháng C(F).
D. Mắc nối tiếp 2 tụ điện có dung kháng C/2(F).
Câu 76: Giả sử ban đầu có một mẫu phóng xạ X nguyên chất, có chu kỳ bán rã T và biến thành hạt nhân Y (với tỉ lệ 1:1).
Tại thời điểm t1 tỉ lệ giữa hạt nhân Y và hạt nhân X là k. Tại thời điểm t2 = t1 + 3T thì tỉ lệ đó là:
A. 4k + 3. B. 8k +7. C. 4k/3. D. 8k/7.
Câu 77: Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm:
A. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
B. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
C. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
D. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.
Câu 78: Liên quan đến sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai:
A. Sóng điện từ là sóng ngang.
B. Sóng điện từ tuân theo quy luật giao thoa, nhiễu xạ.
C. Vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ vuông góc với nhau.
D. Vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ cùng phương với nhau.
Câu 79: Trong quá trình diễn thế sinh thái
A. có thể hình thành quần xã bất định hoặc bị suy thoái quần xã.
B. thành phần loài trong quần xã luôn ổn định.
C. không làm thay đổi điều kiện khí hậu và địa chất trong quần xã.
D. các loài ưu thế luôn được duy trì.
Câu 80: Nguyên nhân bazơ nitơ dạng hiếm gây đột biến gen là do:
A. bazơ nitơ hiếm dễ liên kết không đúng với phân tử đường trong cấu trúc nuclêôtit.
B. bazơ nitơ hiếm dễ dễ bị đứt khỏi phân tử đường trong cấu trúc nuclêôtit.
C. vị trí liên kết hiđrô bị thay đổi dẫn đến kết cặp không đúng khi gen nhân đôi.
D. vị trí liên kết bazơ nitơ trong cấu trúc nuclêôtit bị thay đổi dẫn đến kết cặp không đúng trong nhân đôi.
Câu 81: Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên
A. tần số các alen sẽ thay đổi một cách đột ngột, không theo một hướng nhất định.
B. các alen mới và các tổ hợp alen mới liên tục phát sinh trong quần thể.
C. gen đột biến lặn có lợi sẽ nhanh chóng nhân lên và phát tán trong quần thể.
D. gen đột biến trội có hại không bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể lưỡng bội.
Câu 82: Có bao nhiêu nội dung sau đây phù hợp với quy luật phân li độc lập?
I. Một tế bào có kiểu gen AaBb khi giảm phân sẽ hình thành 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
II. Hai NST trong cùng cặp tương đồng sẽ phân li đồng đều về các giao tử.
III. Các NST phân li trong kì sau 1 phụ thuộc vào cách xếp NST trong kì giữa 1 quyết định.
IV. Tám tế bào sinh tinh có kiểu gen AABb sẽ tạo ra 16 giao tử AB và 16 giao tử Ab
V. Nếu vào kì giữa 1, hai NST trong cùng cặp tương đồng đều gắn với thoi vô sắc từ 1 cực, hậu quả sẽ gây ra đột
biến cấu trúc NST.
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 83: Phát huy thế mạnh của vị trí địa lý nước ta trong hội nhập quốc tế là loại hình giao thông vận tải:
A. đường ô tô và đường hàng không. B. đường sắt và đường ô tô.
C. đường sông và đường biển. D. đường hàng không và đường biển.
Câu 84: Các cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. cao su, cà phê, hồ tiêu. B. cà phê, chè, hồ tiêu.
C. chè, quế, hồi. D. chè, cà phê, cao su.
Câu 85: Để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, công nghiệp nước ta cần phải
A. đầu tư theo chiều sâu. B. đầu tư theo chiều rộng.
C. mở rộng thị trường. D. tăng tỉ trọng ngành khai thác.
Câu 86: Con sông nào lớn nhất đồng bằng Đông Âu và được coi là một trong những biểu tượng của nước Nga?
A. Sông Von-ga. B. Sông Ô-bi. C. Sông Lê-na. D. Sông Ê-nít-xây.
Câu 87: Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong
A. Binh biến Đô Lương - 1941. B. Khởi nghĩa Nam Kỳ - 1940.
C. Cách mạng tháng Tám - 1945. D. Khởi nghĩa Bắc Sơn - 1940.
Câu 88: Quyền nào dưới đây của các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đã chi phối hoạt động của tổ chức này?
A. Quyền tự quyết. B. Quyền phủ quyết.
C. Quyền bình đẳng. D. Quyền nhất trí.
Câu 89: Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1959) đã xác định lực lượng cách mạng gồm:
A. công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc.
B. mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.
C. công nhân, nông dân và tư sản dân tộc.
D. công nhân, nông dân và trí thức.
Câu 90: Thay đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay là
A. đều giành được độc lập dân tộc. B. trở thành các nước công nghiệp mới.
C. có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. D. mở rộng khối ASEAN.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Nước tự nhiên là nước chứa nhiều muối của các kim loại như canxi, magie, sắt… Nước cứng là nước chứa nhiều ion
Ca (khối lượng mol: 40g/mol) và Mg 2+ (khối lượng mol: 24g/mol). Nước mềm là nước chứa ít hoặc không chứa các ion
2+

Ca2+ và Mg2+. Ngoài ra, người ta phân biệt nước cứng có tính tạm thời, vĩnh cửu và toàn phần:
 Tính cứng tạm thời là tính cứng gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
 Tính cứng vĩnh cửu là tính cứng gây nên bởi các muối sunfat, clorua của canxi và magie.
 Tính cứng toàn phần gồm cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
Theo TCVN 5502, dựa vào độ cứng của nước (được xác định bằng tổng hàm lượng Ca2+ và Mg2+ quy đổi về khối lượng
CaCO3 có trong 1 lít nước), người ta có thể phân nước cứng thành 4 loại sau:
Phân loại nước Mềm Hơi cứng Cứng Rất cứng
Độ cứng
(mgCaCO3/lít) 0-50 50-150 150-300  300

Câu 91: Để làm mềm nước cứng có tính cứng vĩnh cửu, phương pháp nào sau đây không thể áp dụng:
A. Đun sôi nước cứng. B. Dùng Na2CO3.
C. Dùng nhựa trao đổi cation. D. Dùng K3PO4.
Câu 92: Từ một mẫu nước cứng (chỉ chứa MgCl2) có nồng độ Mg2+ là 1,76 x 10-2 M người ta có thể tính được giá trị
độ cứng cảu mẫu nước. Hãy chọn nhận định đúng trong các nhận định sau đây:
A. Độ cứng của nước là 148mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước hơi cứng.
B. Độ cứng của nước là 296mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước cứng.
C. Độ cứng của nước là 352mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước rất cứng.
D. Độ cứng của nước là 176mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước cứng.
Câu 93: Để giảm hàm lượng Mg2+ trong mẫu nước trên, người ta có thể sử dụng các vật liệu polime có khả năng trao đổi
cation. Nhưng sau một thời gian sử dụng, các hạt nhựa trao đổi ion không còn khả năng nhận ion Mg 2+ từ nước cứng. Hãy
cho biết nguyên nhân vì sao và cách khắc phục?
A. Ion Mg2+ tạo kết tủa MgCO3 phủ kín các lỗ trống của nhựa. Khắc phục: sục khí CO2 đến dư vào để hòa tan kết
tủa.
B. Hàm lượng ion Mg2+ đi vào các hạt nhựa đã đạt giá trị bão hòa. Khắc phục: ngâm các hạt nhựa trong dung dịch
NaCl nồng độ cao.
C. Hàm lượng ion Mg2+ đi vào các hạt nhựa đã đạt giá trị bão hòa. Khắc phục: ngâm các hạt nhựa trong dung dịch
K2CO3 nồng độ cao.
D. Ion Mg2+ tạo kết tủa MgCO3 phủ kín các lỗ trống của nhựa. Khắc phục: nung các hạt nhựa ở nhiệt độ cao
để phân hủy MgCO3.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Gluxit là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Hơn 50% năng lượng trong khẩu phần ăn của mỗi người là
do gluxit cung cấp.
Câu 94: Cho các phát biểu sau về gluxit:
I. Glucôzơ và saccarôzơ đều là chất rắn, màu trắng, có vị ngọt, dễ tan trong nước.
II. Tinh bột và xenlulôzơ đều là polisaccarit.
III. Trong dung dịch, glucôzơ và saccarôzơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.
IV. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và xenlulôzơ trong môi trường axit thì thu được một loại
monosaccarit duy nhất.
V. Khi đun nóng gluc zơ (hoặc fructôzơ) với dung dịch AgNO3/NH3 thu được Ag.
VI. Glucôzơ và saccarôzơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.
Câu 95: Sau một thời gian lên men tinh bột thu được 15,00 gam hỗn hợp A gồm glucôzơ, tinh bột chưa lên men và nước.
Chia hỗn hợp A thành 2 phần bằng nhau:
Phần thứ nhất: được khuấy trong nước thu được 100ml hỗn hợp B, lọc và cho dung dịch nước lọc phản ứng với
dung dịch AgNO3(dư)/NH3 thấy tách ra 2,16 gam Ag.
Phần thứ hai: được đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, trung hòa hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi
sau đó cho tác dụng với dung dịch AgNO3(dư)/NH3 thấy tách ra 6,48 gam Ag. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nếu
sấy khô hỗn hợp A thì phần trăm khối lượng của glucôzơ và tinh bột trong hỗn hợp A là bao nhiêu?
A. 64,29% glucôzơ và 35,71% tinh bột.
B. 64,71% glucôzơ và 35,29% tinh bột.
C. 35,29% glucôzơ và 64,71% tinh bột.
D. 35,71% glucôzơ và 64,29% tinh bột.
Câu 96: Để xác định hàm lượng glu cô zơ trong các mẫu thí nghiệm của phần thứ nhất, thay vì thực hiện phản ứng tráng
gương, sinh viên chọn phương pháp nào trong các phương pháp sau để có thể xác định nồng độ glucôzơ trong hỗn hợp B
(trong câu 95)?
I. Lấy thể tích chính xác hỗn hợp B sau đó chuẩn độ nhanh với dung dịch chuẩn chứa KMnO4 0,01M/H2SO4.
II. Cho toàn bộ dung dịch B phản ứng với dung dịch nước Br2 (có giữ pH hỗn hợp không đổi), từ số mol Br2 phản
ứng xá định được nồng độ của glucôzơ trong hỗn hợp B.
III. Lên men hỗn hợp B thành rượu etylic. Từ phép đo độ rượu của dung dịch sau khi lên men sinh viên xác định
được hàm lượng glucôzơ trong hỗn hợp B.
IV. Cô cạn hỗn hợp B đến khối lượng không đổi, tinh bột là chất rắn tách ra khỏi hỗn hợp. Cân chất lỏng
(glucôzơ) sau khi lọc, sinh viên tính được hàm lượng glucôzơ trong hỗn hợp B.
A. I, II, III, IV. B. I và II. C. II, III, IV. D. II và III.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc có bước sóng  , khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ
mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D. Công thức tính khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp (khoảng vân) là:
D
i a
Câu 97: Nếu tăng khoảng cách từ nguồn sáng đơn sắc đến hai khe thì các khoảng cách giữa các vân sáng trên màn sẽ
A. không đổi. B. tăng lên. C. giảm xuống. D. khác nhau.
Câu 98: Cho   0,5m; a  D  1m . Số vân sáng trong trường giao thoa rộng 13mm trên màn là
0,5mm và
A. 13. B. 14. C. 12. D. 15.
Câu 99: Thay ánh sáng trong thí nghiệm trên bằng ánh sáng trắng. Trên màn chắn ta quan sát được hình ảnh nào?
A. Vân sáng, vân tối xen kẽ nhau.
B. Chỉ là một dải sáng. Sáng nhất ở vân sáng trung tâm. Mờ dần ra hai bên.
C. Một dải sáng cầu vồng liên tục.
D. Vân trung tâm là vân sáng trắng, hai bên vân trung tâm là các dải màu biến đổi.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian. Vân tốc sóng điện từ trong chân không đạt giá trị lớn nhất và
bằng c (với c = 3108 m / s ). Công thức liên hệ giữa bước sóng  và chu kỳ sóng điện từ T là:   cT .
Trong thông tin liên lạc vô tuyến, các dải sóng điện từ được sử dụng (sóng vô tuyến) có thể được chia theo bước sóng như
bảng bên dưới:

Tên sóng Bước sóng


Sóng dài > 1000m
Sóng trung 100m – 1000m
Sóng ngắn 10m – 100m
Sóng cực ngắn 0,01m – 10m
Ở anten thu của máy thu thanh có một mạch dao động, để thu được một sóng điện từ có tần số f thì mạch dao động phải
được điều chỉnh để tần số dao động điện từ riêng của mạch cũng bằng với tần số f của sóng điện từ. Khi đó xảy ra cộng
hưởng giữa sóng điện từ và dao động điện từ trong mạch dao động.
Câu 100: Sóng điện từ có tần số 500kHz thuộc loại:
A. sóng dài. B. sóng trung. C. sóng ngắn. D. sóng cực ngắn.
Câu 101: Giả thiết mạch dao động thu sóng ở anten thu của máy thu thanh là một mạch LC lý tưởng. Cuộn cảm có độ tự
cảm L  5H không đổi còn điện dung C của tụ điện thay đổi được. Để có thể thu được sóng điện từ có bước sóng
25m
thì giá trị C của tụ điện là:
A. 35,2pF. B. 140,7pF. C. 316,6pF. D. 562,9pF.
Câu 102: Giả thiết mạch dao động thu sóng ở anten thu của máy thu thanh là một mạch LC lý tưởng. Tụ điện có điện
dung C = 30pF và cuộn cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Để có thể thu được dải sóng ngắn và sóng trung thì cuộn cảm
phải có độ tự cảm nhỏ nhất vào khoảng giá trị nào sau đây?
A. 0,33mH. B. 0,94H . C. 0,165mH. D. 1,87H .

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Sự giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi tần số kiểu gen trong quần thể theo công thức:
AA = p2 + Fpq; Aa = 2pq – 2Fpq; aa = q2 + Fpq
Trong đó F là hệ số nội phối, là khả năng hai alen trong 1 cơ thể có chung nguồn gốc tổ tiên. Hệ số nội phối biến thiên từ 0
đến 1.
Đối với những loài ngẫu phối, quá trình nội phối thường gây ra bất lợi cho quần thể. Nguyên nhân do tỉ lệ đồng
hợp những alen lặn có hại tăng cao, gây ra hiện tượng thoái hóa giống. Hệ số nội phối càng tăng thì sự thoái hóa giống
diễn ra càng mạnh mẽ. Loài người cách đây hàng ngàn năm thường có xu hướng hôn nhân cận huyết, hậu quả là giảm chỉ
số IQ và tăng tỉ lệ người tâm thần. Do đó, ngày nay con người đã đưa ra luật cấm kết hôn gần trong vòng ba thế hệ. Nhiều
nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu ảnh hưởng thoái hóa giống do quá trình nội phối. Julie và cộng sự bắt những con
chuột hoang dã và nuôi nhốt trong hai điều kiện thí nghiệm. Thí nghiệm 1 cho những con chuột giao phối với hệ số nội
phối F = 0,25. Thí nghiệm 2 cho những con chuột giao phối tự do, hệ số nội phối F = 0. Sau 3 thế hệ, các con chuột được
trả về tự nhiên. Kết quả cho thấy, những con chuột nhóm 1 chỉ sống sót 56%, chuột nhóm 2 sống sót 100%. Như vậy sự
thoái hóa giống đã xảy ra ở quần thể chuột nhóm 1.
Mặc dù, nội phối thường gây hại ở những loài ngẫu phối. Tuy nhiên một số động vật và thực vật lại thích nghi với
nội phối và sống sót thành công. Ở những loài này, nội phối xảy ra qua nhiều thế hệ, tăng tỉ lệ cá thể mang kiểu gen đồng
hợp, dưới áp lực của chọn lọc tự nhiên, những thể đồng hợp có hại bị loại bỏ, những thể đồng hợp thích nghi được giữ lại,
tạo dòng thuần chủng về alen có lợi và sống sót thành công.
Câu 103: Hệ số nội phối trong quần thể càng lớn thì
A. tỉ lệ cá thể đồng trội giảm.
B. tỉ lệ cá thể có kiểu gen dị hợp tăng.
C. tỉ lệ cá thể đồng hợp lặn không đổi.
D. tỉ lệ cá thể có kiểu gen dị hợp giảm.
Câu 104: Đem các cá thể trong tự nhiên về nuôi dưỡng trong phòng thí nghiệm. Chia thành 5 quần thể có số lượng cá thể
và tỉ lệ đực cái như nhau. Hệ số nội phối trong các quần thể như sau: Quần thể 1: F = 0,3; Quần thể 2: F = 0,4; Quần thể 3:
F = 0,25; Quần thể 4: F= 0,2; Quần thể 5: F = 0,5.
Hãy xếp mức độ thoái hóa giống trong quần thể từ mức độ nặng nhất đến nhẹ nhất.
A. Quần thể 5  quần thể 2  quần thể 1  quần thể 3  quần thể 4.
B. Quần thể 5  quần thể 2  quần thể 1  quần thể 4  quần thể 3.
C. Quần thể 5  quần thể 1  quần thể 2  quần thể 3  quần thể 4.
D. Quần thể 5  quần thể 2  quần thể 3  quần thể 1  quần thể 4.
Câu 105: Kết luận nào sau đây đúng?
A. Những loài thực vật tự thụ phấn có khả năng thoái hóa giống cao nhất.
B. Hệ số nội phối cao trong quần thể, xảy ra trong thời gian dài, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên sẽ giảm sự
thoái hóa giống.
C. Con người đã đưa ra luật cấm kết hôn gần trong 3 thế hệ nhằm tăng hệ số nội phối.
D. Ở những loài giao phối gần, hệ số nội phối luôn bằng 1.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Vi khuẩn Bacillus thuringiensis có thể sản xuất protein độc tố Bt, giết côn trùng. Độc tố Bt chỉ tấn công đặc hiệu
một loại côn trùng, có thể phân hủy nhanh trong tự nhiên, không độc cho người và động vật khác. Do đó protein độc tố Bt
được sản xuất như thuốc trừ sâu sinh học thân thiện môi trường.
Năm 1987, Mark Vaeck và cộng sự đã tạo thành công cây thuốc lá mang gen Bt và biểu hiện được protein Bt.
Vaeck dùng enzym cắt giới hạn để cắt gen Bt thành nhiều đoạn có kích thước khác nhau. Mỗi đoạn gen Bt được nối với
gen neo+ tạo thành những đoạn gen khảm. Gen neo + có thể tạo sản phẩm kháng lại kháng sinh Kanamycin. Kháng sinh
Kanamycin thường giết chết tế bào thực vật. Các gen khảm được gắn vào một thể truyền biển hiện tạo ADN tái tổ hợp.
Biến nạp ADN tái tổ hợp vào vi khuẩn Agrobacterium, tại đây trình tự gen khảm sẽ chuyển sang Ti-plasmit nhờ quá trình
trao đổi chéo.
Nuôi vi khuẩn Agrobacterium có Ti-plasmit mang gen khảm chung với mô lá thực vật. Vi khuẩn truyền Ti-
plasmit vào tế bào thực vật, cho mô lá tái sinh thành cây trong môi trường chứa kanamycin. Cây con thu được có lá chứa
protein Bt. Kiểm tra độc tính của protein Bt bằng cách cho ấu trùng sâu bướm ăn lá rồi xác định tỉ lệ chết của sâu theo thời
gian. Kết quả cho thấy những cây mang một đoạn gen Bt (tương đương 20 gen) có thể kháng sâu tốt hơn cây mang toàn
bộ gen Bt.
Câu 106: Gen neo+ trong thí nghiệm của Vaeck được dùng để:
A. giết chết tế bào thực vật.
B. chọn lọc những tế bào thực vật chuyển gen thành công.
C. giết chết tế bào vi khuẩn Agrobacterium.
D. gia tăng sự biểu hiện của gen Bt.
Câu 107: Cho các bước thí nghiệm sau:
1- Nối gen Bt với gen Neo+ thành gen khảm.
2- Chuyển ADN tái tổ hợp vào Agrobacterium.
3- Cắt gen Bt thành nhiều đoạn khác nhau.
4- Nối gen khảm vào vector biểu hiện.
5- Nhiễm vi khuẩn Agrobacterium vào mô lá.
6- Cho mô lá tái sinh thành cây trong môi trường dinh dưỡng chứa kanamycin.
Thứ tự đúng các thí nghiệm theo phương pháp của Vaeck là:
A. 314256. B. 132564.
C. 312456. D. 316452.
Câu 108: Thí nghiệm nào sau đây chứng minh được sự ổn định và di truyền của gen Bt và gen neo + trong cây chuyển
gen?
A. Cho cây chuyển gen lai với nhau, thu đời con F1 có khả năng kháng sâu và kháng Kanamycin.
B. Trồng cây chuyển gen ra ngoài vườn ươm, cây phát triển bình thường và kháng sâu.
C. Cho cây chuyển gen lai với nhau, thu đời con F1 không có khả năng kháng sâu, nhưng kháng với Kanamycin.
D. Tất cả cây con đơn bội tái sinh từ nuôi cấy hạt phấn của cây chuyển gen đều kháng sâu và kháng Kanamycin.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và bờ biển dài, Việt Nam có một thuận lợi cơ bản để phát triển năng
lượng gió. Trong chương trình đánh giá về năng lượng cho châu Á, Ngân hàng Thế giới đã có một khảo sát chi tiết về
năng lượng gió khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất, với tổng tiềm năng điện gió ước đạt
513360MW, tức gấp 200 lần công suất của Nhà máy Thủy điện Sơn La, và hơn 10 lần công suất dự báo của ngành điện
vào năm 2020.
Ở Việt Nam, các khu vực có thể phát triển năng lượng gió không trải đều trên toàn bộ lãnh thổ. Với ảnh hưởng
của gió mùa thì chế độ gió cũng khác nhau. Nếu ở phía Bắc đèo Hải Vân thì mùa gió mạnh chủ yếu trùng với gió mùa
mùa đông, trong đó các khu vực giàu tiềm năng nhất là Quảng Ninh, Quảng Bình và Quảng Trị. Ở phần phía Nam đèo
Hải Vân, mùa gió mạnh trùng với gió mùa mùa hạ, trong đó các khu vực giàu tiềm năng nhất là cao nguyên Tây Nguyên,
các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh ven biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (đặc biệt là khu vực
ven biển của hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận).
Câu 109: Theo bài viết, quốc gia có tiềm năng gió lớn nhất khu vực Đông Nam Á là
A. Thái Lan. B. Phi-lip-pin. C. Ma-lay-xi-a. D. Việt Nam.
Câu 110: Ở phía Nam đèo Hải Vân, loại gió nào có tiềm năng năng lượng gió lớn nhất?
A. Gió mùa Đông Bắc. B. Gió mùa Tây Nam. C. Gió Tây ôn đới. D. Gió phơn Tây Nam.
Câu 111: Hai tỉnh có tiềm năng và triển vọng phát triển năng lượng gió cao nhất trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Quảng Ninh và Quảng Bình. B. Quảng Ninh và Quảng Trị.
C. Quảng Bình và Quảng Trị. D. Ninh Thuận và Bình Thuận.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Để những cánh rừng trồng đạt hiệu quả cao
Chỉ hơn hai tháng nữa là kết thúc mùa vụ trồng rừng 2018. Đây là thời điểm giao mùa, vì vậy để trồng rừng đạt
hiệu quả, các địa phương cần theo dõi Bản tin dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn Quốc gia và
cơ sở dữ liệu theo dõi mùa vụ trồng rừng toàn quốc từ tháng 11/2018 của Tổng cục Lâm nghiệp.
Cần theo dõi cảnh báo nguy cơ thiếu hụt mưa trong các tháng mùa mưa ở khu vực Trung Bộ và lượng mưa cũng
như thời điểm kết thúc mùa mưa có khả năng sớm hơn trung bình nhiều năm ở Tây Nguyên và Nam Bộ. Từ đó, chủ động
chuẩn bị cây giống, hiện trường trồng rừng; tranh thủ trồng rừng vào những ngày râm mát, có mưa ẩm; không trồng rừng
vào những ngày khô hạn kéo dài, hoặc mưa lũ lớn. Đối với địa phương ven biển, cần trồng rừng ngập mặn vào thời điểm
ít có gió mạnh, triều cường, sóng biển thấp và thủy triều rút.
Ngoài việc “trông trời, trông đất, trông mây” để trồng cây, gây rừng, ngành lâm nghiệp cần tư vấn, khuyến cáo
các địa phương chọn lựa đối với từng loài cây trồng lâm nghiệp chính để trồng cho phù hợp với điều kiện thời tiết, khí
hậu, chất đất, cũng như nhu cầu sử dụng của mỗi địa phương. Muốn cây mọc nhanh để lấy nguyên liệu thì có các loài keo,
bạch đàn, mỡ, bồ đề, xoan, tông dù, tếch, muồng, xà cừ, trẩu...
bản địa gồm lát hoa, sa mộc, vối thuốc, lim xanh, re gừng, thông nhựa, tống quá sủ, sao đen, chò chỉ... Cây lâm
sản ngoài gỗ như sơn tra, quế, hồi, trẩu, trám, mây nếp, luồng, tre bát độ, giổi xanh, mắc ca, cọ khiết, long não, dầu rái,
bời lời đỏ,... Cây trồng ven biển thích hợp nhất là bần, trang, sú, đước, mắm, cóc, tràm, phi lao. Đồng thời, tổ chức tuyên
truyền và hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chú ý công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng
đúng kỹ thuật.
(Theo Ngọc Lâm, báo Nhân Dân 27/10/2018)
Câu 112: Theo bài viết, để trồng cây gây rừng, ngoài việc quan tâm đến thời tiết, khí hậu, ngành lâm nghiệp cần
A. hoàn thiện hệ thống thủy lợi nhằm cung cấp nước tưới.
B. hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn.
C. lựa chọn cây trồng phù hợp với nhu cầu sử dụng.
D. theo dõi cảnh báo về nguy cơ cháy rừng vào mùa khô.
Câu 113: Theo bài viết, cây trồng ven biển thích hợp nhất là
A. lát hoa, sa mộc, vối thuốc, lim xanh, re gừng.
B. sơn tra, quế, hồi, trẩu, trám, mây nếp, luồng.
C. bần, trang, sú, đước, mắm, cóc, tràm, phi lao.
D. bạch đàn, mỡ, bồ đề, xoan, tông dù, tếch, muồng.
Câu 114: Theo bài viết, cây trồng lâm nghiệp được chia thành
A. 3 nhóm cây: cây lấy gỗ, cây bản địa, cây lấy nhựa.
B. 4 nhóm cây: cây bản địa, cây lâm sản, cây trồng ven biển, cây nguyên liệu.
C. 4 nhóm cây: cây công nghiệp, cây lương thực, cây lấy gỗ, cây lấy nhựa.
D. 3 nhóm cây: cây bản địa, cây lâm sản, cây trồng ven biển.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117
Cuộc Duy Tân Minh Trị
Những hiệp ước bất binh mà Mạc phủ kí với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ. Phong trào
đấu tranh chống Sôgun phát triển mạnh vào những năm 60 của thế kỉ XIX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ. Tháng 1/1868,
sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng
một nước phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy Tân Minh Trị, được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế,
quân sự, văn hóa – giáo dục…
Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của tầng
lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. Năm 1889, Hiến pháp mới
được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành cách chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán
ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống…
Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay thế cho
chế độ trưng binh, công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời
chuyên gia quân sự nước ngoài…
Về giáo dục: Chính phủ thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong
chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…
(Nguồn: Lịch sử 11, NXB Giáo Dục)
Câu 115: Chính sách giáo dục nào dưới đây có vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí của Nhật Bản?
A. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
B. Chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giáo dục.
C. Cử học sinh giỏi đi du học phương Tây.
D. Mời giáo viên nước ngoài đến giảng dạy.
Câu 116: Mục tiêu trực tiếp của cuộc Duy Tân Minh Trị là
A. đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc mạnh nhất châu Á.
B. đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu.
C. đưa Nhật Bản trở thành một nước tư bản chủ nghĩa hùng mạnh.
D. đưa Nhật Bản trở thành một nước quân chủ lập hiến.
Câu 117: Lực lượng xã hội nào giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạch định và thực thi những chính sách cải cách
dưới thời Minh Trị?
A. Thiên hoàng Minh Trị. B. Quý tộc.
C. Tầng lớp tư sản xuất thân từ quý tộc. D. Giai cấp tư sản.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120
Đầu tháng 8/1945, quân Đồng minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí của quân đội Nhật Bản ở Thái Bình Dương.
Để uy hiếp quân Nhật, ngày 6 và ngày 9/8/1945, Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và
Nagasaki của Nhật Bản, hủy diệt hai thành phố này và giết hại hàng vạn dân thường.
Ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản, ngày 9/8, quân đội Xô viết mở màn chiến dịch công kích đạo
quân Quan Đông của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc.
Trước tình thế đó, Hội đồng tối cao chiến tranh và Nội các Nhật Bản họp, với sự tham gia của Nhật hoàng, thông
qua quyết định đầu hàng. Giữa trưa 15/8/1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện trên sóng phát
thanh của Nhật Bản.
Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang. Điều kiện khách quan thuận
lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến.
Từ ngày 13/8/1945, khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ
Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Đến 23 giờ cùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố
“Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Từ ngày 14 đến ngày 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang), thông
qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại
sau khi giành được chính quyền.
Tiếp đó, từ ngày 16 đến ngày 17/8/1945, Đại hội quốc dân được triệu tập ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ
trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam do
Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Câu 118: Điều kiện khách quan tác động trực tiếp đến sự bùng nổ của Cách mạng tháng Tám – 1945 là gì?
A. Đức tuyên bố đầu hàng Đồng minh (9/5/1945).
B. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh (15/8/1945).
C. Đến tháng Tám – 1945, cách mạng Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt cho cuộc Tổng khởi nghĩa.
D. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang.
Câu 119: “Quân lệnh số 1” được ban bố trong hoàn cảnh nào?
A. Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp và thông qua kế hoạch Tổng khởi nghĩa.
B. Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam được thành lập.
C. Đại hộc Quốc dân được triệu tập.
D. Khi hay tin Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh.
Câu 120: Khó khăn của cách mạng Việt Nam trong những ngày diễn ra Tổng khởi nghĩa tháng Tám – 1945 là gì?
A. Quân phát xít Nhật đang còn mạnh.
B. Chính phủ Trần Trọng Kim ra sức chống lại cách mạng.
C. Quân Đồng minh chuẩn bị vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật.
D. Mỹ đã can thiệp vào chiến tranh Đông Dương.

You might also like