You are on page 1of 4

ĐỀ 6

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến 10:
KHÔNG CÓ GÌ TỰ ĐẾN ĐÂU CON
Không có gì tự đến đâu con.
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
Mùa bội thu phải một nắng hai sương,
Không có gì tự đến dẫu bình thường
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.
Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi,
Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.
Có roi vọt khi con hư và có lỗi
Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!
Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu…
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,
Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.
Nhớ nghe con!
– Nguyễn Đăng Tấn –

Câu 1. Bài thơ “Không có gì tự đến đâu con” được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ 4 chữ. B. Thơ 5 chữ.
C. Thơ tự do. D. Thơ lục bát.
Câu 2. Hình ảnh nào sau đây không được nhắc đến trong bài thơ?
A. Bầu trời. B. Roi vọt.
C. Nụ xanh. D. Dòng sông.
Câu 3. Những câu thơ sau đã sử dụng yếu tố gì?
“Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi,
Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi”
A. Yếu tố miêu tả, nghị luận. B. Yếu tố tự sự, nghị luận.
C. Yếu tố tự sự, biểu cảm. D. Yếu tố nghị luận, biểu cảm.
Câu 4. Trong câu thơ “Mùa bội thu trải một nắng hai sương”. Thành ngữ “Một nắng hai
sương” có ý nghĩa gì?
A. Sự lao động vất vả, dãi nắng dầm sương của người làm nghề nông.
B. Muốn mùa bội thu phải trải qua những nhọc nhằn, vất vả.
C. Niềm hạnh phúc của người nông dân khi mùa màng tươi tốt.
D. Sự đúc kết kinh nghiệm về thời tiết của người nông dân.
Câu 5. Bài thơ là lời nhắn nhủ của ai nói với ai?
A. Của mẹ đối với con. B. Của tác giả đối với quê hương.
C. Của cha mẹ đối với con. D. Của cháu đối với bà.
Câu 6. Cha mẹ muốn nhắn nhủ với con cái điều gì trong bài thơ?
A. Hãy rèn luyện đức tính kiên trì, quyết tâm và nghị lực
B. Không nên lơ là trong học tập, phải biết giúp đỡ cha mẹ
C. Biết yêu thiên nhiên và sống chan hòa với thiên nhiên
D. Phải biết yêu thương, hiếu thảo với ông bà cha mẹ
Câu 7. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?
“Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ”.
A. Nhân hóa. B. Hoán dụ.
C. Ẩn dụ. D. So sánh.
Câu 8. Hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?
“Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa”.
A. Muốn có được trái ngọt, hoa thơm, mùa màng bội thu phải chăm lao động.
B. Sự cần mẫn, kiên trì, quyết tâm vượt qua mọi gian khổ sẽ mang đến thành quả tốt đẹp.
C. Muốn có được trái ngọt, hoa thơm phải biết vun trồng, chăm sóc.
D. Mong con biết trồng các loài hoa và cây ăn quả trong vườn nhà.
Câu 9. Từ nội dung bài thơ, em rút ra cho mình những thông điệp gì?
Câu 10. Qua bài thơ, em có suy nghĩ gì về tình cảm, trách nhiệm giữa những các thành viên
trong gia đình với nhau?

ĐỀ 7
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến 10:
TRONG LỜI MẸ HÁT
Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.

Con gặp trong lời mẹ hát


Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”.

Thời gian chạy qua tóc mẹ


Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi, trong lời mẹ hát


Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.
(Trương Nam Hương, Nguồn: http://www.thivien.net/)
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát B. Bốn chữ C. Năm chữ D. Sáu chữ
Câu 2: Phương thức biểu đat chính của đoạn thơ trên là phương thức nào dưới đây
A. Miêu tả. B. Tự sư. C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ được nói đến là ai?
A. Mẹ. B. Cha. C. Bà. D. Con..
Câu 4: Trong bài thơ có bao nhiêu từ láy?
A. Hai từ. B. Ba từ. C. Bốn từ. D. Năm từ.
Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Thời gian chạy qua tóc mẹ?
A. So sánh. B. Nói quá. C. Nhân hóa. D. Hoán dụ.
Câu 6: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì?
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con một ngày thêm cao.
A. Gợi hình ảnh người mẹ vất vả.
B. Tình yêu thương của người con đối với mẹ.
C. Thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn của người con đối với mẹ.
D. Tình thương của người mẹ đối với con.
Câu 7: Lời thơ nào sau đây thể hiển rõ nét giá trị lời ru của mẹ?
A. Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao.
B. Lời ru chắp con đôi cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa.
C. Tuổi thơ chở đầy cổ tích/ Dòng sông lời mẹ ngọt ngào.
D. Con gặp trong lời mẹ hát/ Cánh cò trắng, dải đồng xanh.
Câu 8: Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của văn bản?
A. Đề cập đến ý nghĩa lời ru của mẹ, đồng thời thể hiện lòng biết ơn của nhà thơ đối
với công ơn của mẹ.
B. Đề cập tới hình bóng người mẹ gắn với tuổi thơ và lời ru ngọt ngào.
C. Đề cập đến những năm tháng tuổi thơ của tác giả cùng người mẹ tảo tần.
D. Đề cập đến tấm lòng người mẹ.
Câu 9: Cảm nhận của em về khổ thơ thứ 3:
“Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao”.
Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, hãy viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của
em về vai trò của người mẹ đối với cuộc đời của mỗi con người?
ĐỀ 8
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ
Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én
ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn,
đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.
Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man, Mèn ta chợt nghĩ bụng: Ơ hay, việc gì ta phải gánh
hai con én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có
sướng hơn không? Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa
cành.
(Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào?
A. Truyện cổ tích C. Truyện ngụ ngôn
B. Truyện truyền thuyết D. Truyện đồng thoại
Câu 2. Trong câu: “Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.”, từ láy là từ nào sau đây?
A. Nồng nàn C. Vui tươi
B. Cỏ hoa D. Đất trời
Câu 3. Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 4. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?
A. Dế Mèn và cỏ hoa C. Dế Mèn và cọng cỏ khô
B. Dế Mèn và hai con Chim Én D. Hai con Chim Én và bầu trời
Câu 5. Hai con Chim Én đã có hành động, suy nghĩ gì khi thấy Dế Mèn thơ thẩn một mình?
A. Xuống chơi cùng Dế Mèn.
B. Rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời bằng cách cho Mèn ngậm vào giữa cọng cỏ khô.
C. Bảo Dế Mèn ra chơi với cỏ hoa và chơi với các bạn hàng xóm.
D. Cho Dế Mèn lên lưng mình và chở Dế Mèn đi chơi ở trên không.
Câu 6. Trong đoạn trích trên, vì sao Dế Mèn lại bị rơi xuống đất?
A. Dế Mèn bị mỏi quá không theo được với Chim Én.
B. Dế Mèn không còn thích thú với cuộc chơi.
C. Dế Mèn giận dỗi với Chim Én.
D. Dế Mèn muốn đi chơi một mình cho sướng.
Câu 7.Câu “Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo
chơi trên trời”, sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh C. Ẩn dụ
B. Nhân hóa D. Hoán dụ
Câu 8. Suy nghĩ của Dế Mèn: “Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có
sướng hơn không?”, thể hiện đặc điểm nào trong tính cách của nhân vật?
A. Ích kỉ C. Vụ lợi
B. Toan tính D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9. Trong đoạn trích trên, việc làm của hai con Chim Én đã thể hiện những phẩm chất tốt đẹp nào?
Câu 10. Qua đoạn trích trên, em đã rút ra được những bài học bổ ích gì cho bản thân?

You might also like