You are on page 1of 7

Tiết 27, 28.

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
- Trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong nửa đầu học kì I, gồm kĩ năng đọc hiểu,
viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.
- Hiểu được yêu cầu về mục tiêu, nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập trong việc tự
đánh giá kết quả học tập nửa đầu học kì I.
2. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác,
năng lực trình bày.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành bài tập.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước: tự hào về các giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc trong mối quan
hệ với văn hóa thế giới.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Ngữ liệu đọc; phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ bài học
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học
tập; xác định nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ.
Những khó khăn, thuận lợi em gặp trong Những kĩ năng viết em cần được bồi dưỡng
học tập khi tiếp cận các bài đọc hiểu văn thêm khi sau khi học hai kiểu bài nghị luận
bản: Thơ và truyện thơ, Thơ văn Nguyễn về một tưởng đạo lí và nghị luận về tác
Du? phẩm nghệ thuật.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi trên phiếu ở nhà theo yêu cầu của GV.
d.Tổ chức thực hiện:
- GV nhắc lại yêu cầu trên phiếu học tập;
- HS chia sẻ nội dung đã chuẩn bị.
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ, GV dẫn dắt vào bài học mới.
2. Hoạt động 2: ôn tập kiến thức
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung các văn bản đã học, đặc trưng thể loại được tìm hiểu trong
các bài học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tóm tắt của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
GV nhiệm vụ học tập cho các nhóm:
Nhóm 1: Nêu tên các văn bản đọc hiểu tiêu biểu cho thể loại truyện thơ trong sách Ngữ văn 11
đã học, chỉ ra đặc điểm của truyện thơ thể hiện trong mỗi văn bản đó?
Nhóm 2: Nêu tên các văn bản đọc hiểu tiêu biểu cho thể loại thơ trong sách Ngữ văn 11 đã học,
chỉ ra đặc điểm của thơ thể hiện trong mỗi văn bản đó?
- HS thảo luận và trao đổi thành viên giữa các nhóm và báo cáo kết quả hoạt động.

1
- GV mời đại diện các nhóm trình bày, cùng hs chốt lại kiến thức.
3. Hoạt động 3: luyện tập
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản truyện thơ.
b. Nội dung: HS sử dụng phiếu học tập hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: bài làm của học sinh trên phiếu học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Gv đưa yêu cầu trên phiếu để hs làm bài.
Đế 1
Đọc bài thơ sau:
LÁ ĐỎ

Gặp em trên cao lộng gió


Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương


Vai áo bạc quàng súng trường.

Đoàn quân vẫn đi vội vã


Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương


Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy cười đôi mắt trong.

1974

(Trích từ Tuyển tập thơ Việt Nam giai đoạn chống Mĩ cứu nước, Nguyễn Đình Thi,
NXB Hội nhà văn, 1999)

Chú thích:
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác trong những năm tháng của cuộc chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc – cuộc hành quân trên đường Trường Sơn, tiến vào Sài Gòn, giải phóng Miền
Nam, thống nhất đất nước.

Lựa chọn đáp án đúng:


Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Người lính Trường Sơn.
B. Nguyễn Đình Thi.
C. Em gái tiền phương.
D. Người lính và em gái tiền phương.
Câu 2. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ 5 chữ.
B. Thể thơ 6 chữ.
C. Thể thơ 7 chữ.
2
D. Thể thơ tự do.
Câu 3. Trong câu thơ: Gặp em trên cao lộng gió/ Rừng lạ ào ào lá đỏ khung cảnh thiên nhiên
được miêu tả như thế nào?
A. Khoáng đạt, hùng vĩ.
B. Thơ mộng, trữ tình.
C. Khắc nghiệt, dữ dội.
D. Tráng lệ, kì vĩ.
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Em đứng bên đường như quê
hương”?
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Hoán dụ.
D. Ẩn dụ.
Câu 5. Hai câu thơ: Chào em, em gái tiền phương/ Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn gợi ra những nội
dung gì?
A. Niềm tin và hi vọng vào ngày chiến thắng của người lính Trường Sơn.
B. Lời chào và lời ước hẹn của cô gái tiền phương với người lính Trường Sơn.
C. Lời chào và lời ước hẹn của người lính Trường Sơn với cô gái tiền phương.
D. Lời hẹn ước đầy niềm tin, hi vọng giữa người lính với cô gái hậu phương.
Câu 6. Hai câu thơ: Đoàn quân vẫn đi vội vã/ Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa gợi không khí
hành quân như thế nào?
A. Không khí hành quân hào hùng, thần tốc.
B. Không khí hành quân sôi sục, nhiệt huyết.
C. Không khí hành quân khẩn trương, vội vã.
D. Không khí hành quân mạnh mẽ, hối hả.
Câu 7. Cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào qua bài thơ?
A. Niềm vui, tự hào và hy vọng vào tương lai của người lính Trường Sơn.
B. Niềm vui, lạc quan, tin tưởng, tự hào và hy vọng vào ngày mai chiến thắng.
C. Niềm vui sướng, hạnh phúc khi gặp lại người em gái tiền phương.
D. Niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.
Trả lời câu hỏi:
Câu 8. Trình bày ngắn gọn nội dung của bài thơ.
Câu 9. Câu thơ “Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp gì của người con gái tiền
phương? Hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ hôm nay?
Câu 10. Hình ảnh “em gái tiền phương” gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của
những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc?

Đề 2
Đọc văn bản sau:

Mẹ và quả
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
3
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi một thứ quả trên đời


Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Nguyễn Khoa Điềm)
Chú thích:
1. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

 Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa,
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế;
 Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê
hương, con người, và tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước… giàu
chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.
 Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí
thức về đất nước và con người Việt Nam.
 Tác phẩm chính : Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát
vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa
Điềm (thơ, 1990);
2. Bài thơ Mẹ và quả.
Bài thơ in trong tập Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tasc giả chọn, NXB
Văn học, Hà Nội, 2012.

Lựa chọn đáp án đúng:


Câu 1: Văn bản trên sáng tác theo thể thơ nào?
A. Thơ 6 chữ.
B. Thơ 7 chữ.
C. Lục bát.
D. Tự do.
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Người mẹ.
B. Người con.
C. Lũ chúng tôi.
D. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
Câu 3: Sự hi sinh thầm lặng của người mẹ được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào qua
những câu thơ sau?
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
A. Từ tay mẹ lớn lên,giọt mồ hôi mặn, lòng thầm lặng.
4
B. Lam lũ, vất vả, giọt mồ hôi mặn.
C. Từ tay mẹ lớn lên, những bí và bầu lớn xuống.
D. Giọt mồ hôi mặn, lòng thầm lặng.
Câu 4: Hai câu thơ “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”
sử dụng những biện pháp tu từ nào?
A. Hoán dụ, ẩn dụ.
B. Nhân hóa, ẩn dụ.
C. Hoán dụ, câu hỏi tu từ.
D. Ẩn dụ, đối lập.
Câu 5: Chủ đề của văn bản trên là gì?
A.Tình mẫu tử thiêng liêng.
B. Sự hi sinh của mẹ.
C. Sự biết ơn của người con.
D. Tình cảm của con dành cho mẹ.
Câu 6. Chữ “hái” trong hai dòng thơ sau có ý nghĩa như thế nào?
Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
A. Mẹ mong chờ ngày được hái quả mà mẹ trồng.
B. Mẹ mong chờ nhìn thấy thành quả của mình.
C. Con mong ngày được hái những thứ quả mẹ trồng.
D. Mẹ mong chờ con khôn lớn trưởng thành.
Câu 7: Biện pháp tương phản, đối lập trong hai câu thơ sau có ý nghĩa gì?
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
A. Nhấn mạnh sự tần tảo, hi sinh của người mẹ.
B. Nói lên sự trưởng thành của người con.
C. Kể về những công việc hàng ngày của mẹ.
D. Thể hiện suy nghĩ của con về nỗi vất vả của mẹ.
Trả lời các câu hỏi:
Câu 8. Chữ “mỏi” trong dòng thơ Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi được hiểu như thế nào?
Câu 9. Suy nghĩ của anh/chị về tình cảm của người con đối với mẹ được thể hiện qua bài thơ.
Câu 10. Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/ chị rút ra từ văn bản trên.
ĐÁP ÁN
Đề 1:
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6.0
1 B 0,5
2 D 0,5
3 A 0,5
4 B 0,5
5 C 0,5
6 A 0,5
7 C 0,5
8 Nội dung của văn bản: Khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần 1,0
tốc; vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn; vẻ đẹp của người con
5
gái trẻ trung, tươi tắn; niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.
9 Câu thơ “Vai áo bạc quàng súng trường”: 1.0
- Gợi lên vẻ đẹp gần gũi, thân thương, vừa mộc mạc, tảo tần vừa
kiên cường, rắn rỏi, oai phong… của người con gái cô gái thanh niên
xung phong.
- Hình ảnh đó đã nhắc nhở thế hệ trẻ về cuộc chiến đấu chống giặc
ngoại xâm không chỉ có sự góp mặt của những thanh niên trai tráng
lực lưỡng mà còn có cả những người con gái trẻ trung xinh đẹp và
mảnh mai nhưng vô cùng gan dạ.
10 Gợi ý: 0.5
- Những người phụ nữ đã có những đóng góp lớn lao trong chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc: Về vật chất, tinh thần; về tuổi trẻ, sức lực; về
cuộc đời, sinh mệnh..
-Những đóng góp đó góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của dân
tộc.

Đề 2
Câu Nội dung
ĐỌC HIỂU 6,0
1 D 0,5
2 B 0,5
3 A 0,5
4 A 0,5
5 A 0,5
6 D 0,5
7 A 0,5
8 Bộc lộ tâm tư sâu kín: 1,0
+ Mỏi chỉ người mẹ già yếu, sự hoảng sợ của người con khi thấy
mình chưa kịp khôn lớn, trưởng thành.
+ Tác giả sợ mình chưa thể báo đáp công ơn to lớn của mẹ cho trọn
đạo hiếu. Qua đó, ta thấy ở nhà thơ tấm lòng yêu thương và biết ơn
mẹ chân thành và vô cùng sâu sắc.
9 Gợi ý: 1,0
- Xót xa, thương cảm về cuộc đời lam lũ, vất vả của mẹ.
- Sự trân trọng, yêu thương và biết ơn những hi sinh lặng lẽ của mẹ
dành cho con
10 Gợi ý thông điệp gửi gắm từ văn bản: 0,5
- Hãy luôn biết trân quý tình mẫu tử thiêng liêng.
- Biết đồng cảm, chia sẻ với mẹ những vất vả, khó khăn trong cuộc
sống.
- Cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng để trở thành niềm vui, hạnh
phúc của mẹ.

6
4. Hoạt động 4: vận dụng
a) Mục tiêu: phát triển năng lực tự học, vận dụng kiến thức kĩ năng kiểu bài nghị luận về một
tư tưởng đạo lí vào thực tế.
b) Nội dung: HS nhận đề và viết bài.
c) Sản phẩm: Bài viết của hs.
d)Tổ chức thực hiện:
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Chọn 1 trong 2 đề sau viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Đề 1:
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ về sức
mạnh của niềm tin trong cuộc sống.
Đề 2:
Đọc đoạn thơ:
Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
(Một khúc ca, Tố Hữu)
Thực hiện yêu cầu:
Từ đoạn thơ trên, hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống.
- HS lựa chọn và thực hiện nhiệm vụ tại nhà.

You might also like