You are on page 1of 4

ĐỀ SỐ 01

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Con yêu quí của cha, suốt mấy tháng qua con vùi đầu vào mớ bài học thật là vất
vả. Nhìn con nhiều lúc mệt ngủ gục trên bàn học, lòng cha cũng thấy xót xa vô cùng.
Nhưng cuộc đời là như thế con ạ, sống là phải đối diện với những thử thách mà vượt
qua nó. Rồi con lại bước vào kì thi quan trọng của cuộc đời mình với biết bao nhiêu
khó nhọc. Khi con vào trường thi, cha chỉ biết cầu chúc cho con được nhiều may mắn
để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Quan sát nét mặt những vị phụ huynh đang ngồi
la liệt trước cổng trường, cha thấy rõ được biết bao nhiêu là tâm trạng lo âu, thổn
thức, mong ngóng… của họ. Điều đó là tất yếu vì những đứa con luôn là niềm tự hào
to lớn, là cuộc sống của bậc sinh thành.
Con đã tham dự tới mấy đợt dự thi để tìm kiếm cho mình tấm vé an toàn tại
giảng đường đại học. Cái sự học khó nhọc không phải của riêng con mà của biết bao
bạn bè cùng trang lứa trên khắp mọi miền đất nước. Ngưỡng cửa đại học đối với
nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước
ngoặt của cả đời người. Và con của cha cũng không ngoại lệ, con đã có được sự trải
nghiệm, sự cạnh tranh quyết liệt đầu đời. Từ nay cha mẹ sẽ buông tay con ra để con
tự do khám phá và quyết định cuộc đời mình. Đã đến lúc cha mẹ lui về chỗ đứng của
mình để thế hệ con cái tiến lên. Nhưng con hãy yên tâm bên cạnh con , cha mẹ luôn
hiện diện như những vị cố vấn, như một chỗ dựa tinh thần vững chắc bất cứ khi nào
con cần tới.
(Trích “Thư gửi con mùa thi đại học”, trên netchunetnguoi.com)
Câu 1. Theo tác giả, lí do nào khiến các bậc phụ huynh lo lanứg khi con vào
trường thi?
Câu 2. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 3. Trước ngưỡng cửa quan trọng của đời người, thái độ của người cha với
con được bộc lộ như thế nào qua câu văn “Từ nay cha mẹ sẽ buông tay con ra để con
tự do khám phá và quyết định cuộc đời mình”.
Câu 4. Ý nghĩa lời dặn của cha đối với con khi đứng trước ngưỡng cửa đại học?
II. LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Câu 1( 2 điểm)
Từ phần đọc hiểu hãy viết một đoạn văn về ý nghĩa của những chỗ dựa tinh thần vững
chắc trong cuộc đời mỗi con người.
Câu 2( 4 điểm)
Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai (trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim
Lân), từ lúc ông nghe tin làng mình theo giặc và khi tin ấy được cải chính. Qua đó
trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay với quê hương đất
nước.
-Hết-
ĐỀ SỐ 02
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ

Những giọt nước bé nhỏ,


Những hạt bụi đang bay
Đã làm nên biển lớn
Và cả trái đất này.

Cũng thế, giây và phút,


Ta tưởng ngắn, không dài,
Đã làm nên thế kỷ,
Quá khứ và tương lai.

Những sai lầm nhỏ bé,


Ta tưởng chẳng là gì,
Tích lại là tai họa,
Làm ta chệch hướng đi.

Những điều tốt nhỏ nhặt;


Những lời nói yêu thương
Làm trái đất thành đẹp,
Đẹp như chốn thiên đường.
(Julia Abigail Fletcher Carney - Thái Bá Tân dịch từ tiếng Anh)
Câu 1: Chỉ ra những điều bé nhỏ được tác giả nhắc đến trong bài thơ.
Câu 2: Theo tác giả, mối quan hệ giữa những điều nhỏ bé và những điều lớn lao là gì?
Anh chị tâm đắc nhất với phát hiện nào của người viết trong bài thơ?
Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài
thơ.
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả ở khổ 3: “Những sai lầm nhỏ
bé…tích lại là tai họa” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN: (14,0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng
400 chữ) trình bày quan niệm của mình về ý nghĩa của những điều tốt nhỏ nhặt trong
cuộc sống.
Câu 2: (4.0 điểm)
Phân tích tình bà cháu trong đoạn thơ sau và qua đó, trình bày suy nghĩ gì về tình cảm
gia đình trong cuộc sống hiện nay:
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi


Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ có kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen


Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
(Bằng Việt, Bếp lửa. Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,
ĐỀ SỐ 03
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :
Lớn lên về thể chất là giấc mơ có thật của những thế hệ sinh ra trong rơm rạ
đói nghèo,(…). Nhưng khi lớn lên về thể chất cũng là khi tôi dần biết về một giấc mơ
khác nữa. Giấc mơ con người sẽ trưởng thành về nhân cách tâm hồn.
Khi ta lớn, ta có thể chỉ biết về quyền của mình. Khi ta thực sự trưởng thành, ta
mới biết về trách nhiệm của bản thân. Ta biết cho đi hơn là nhận lại. Ta biết đi tình
nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên. Ta biết rằng yêu thương người khác
cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình.
Thử thách của tuổi mới lớn có thể chỉ đơn giản là một cú vật tay xem ai cơ bắp
dẻo dai hơn. Em hãy thử đi xa hơn, bước tới những thử thách rằng ai cống hiến nhiều
hơn cho cộng đồng. Ai truyền đi những năng lượng tích cực mạnh mẽ hơn. Ai biết
sống vì người khác, vì bạn bè còn gian khó, vì làng quê còn nghèo nàn, vì đất nước
còn lạc hậu, vì dân tộc còn tụt lại phía sau.
Mỗi ngày hãy nhìn thẳng vào phía Mặt Trời thiêu đốt và vạch những vạch đinh
hằn mốc đánh dấu trưởng thành của mình theo cách cao thượng: cách trưởng thành
khi em biết nghĩ về những điều dài rộng và biết sống vì người khác.
(Trích Bút kí Sống như cây rừng, Hà Nhân, NXB Văn học, 2016, tr. 191)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ trong đoạn trích trên.
Câu 2. Theo tác giả, biểu hiện của sự trưởng thành là gì?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Khi ta lớn, ta có thể chỉ biết về quyền của
mình. Khi ta thực sự trưởng thành, ta mới biết về trách nhiệm của bản thân?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Ta biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta
trưởng thành lên? Vì sao?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN(6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn trình bày suy
nghĩ về ý nghĩa cảu việc biết “ yêu thương người khác”
Câu 2. (4,0 điểm). Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình nhr người bà và tình cảm
của cháu dành cho bà qua đoạn thơ sau
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm niềm xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu


Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
( Trích: Bếp lửa - Bằng Việt , Ngữ văn 9, tập một)

You might also like