You are on page 1of 3

MỘT SỐ CÂU HỎI RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU

1, Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:


Mẹ thường bảo làng ta giàu cổ tích
Có bà tiên ông bụt giúp người
Nhưng mẹ vẫn một đời áo rách
Cố giữ lành câu quan họ thôi!

Người để lại chiếc khăn hoa lí


Em nhớ cho đời mẹ xưa nghèo
Vẫn thơm thảo mùi thơm quả thị
Vẫn câu thề Quán Dốc trăng treo
Giờ biết lấy cớ gì anh dối mẹ
Quan họ quên… rơi dọc tháng ngày
Sợi tóc rụng như lá vườn lặng lẽ
Mẹ không còn và mắt anh cay!

Cứ ẩn hiện dáng đời trong câu hát


Lòng mẹ ta nhân hậu vô vàn
Vẻ thanh thoát nét hào hoa của trúc
Cũng nói lên cốt cách của làng.
(Trương Nam Hương, Nhớ mẹ và làng quan họ,
Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo Dục, 2004, tr.129)
Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ gợi liên tưởng đến làng quan họ?
Câu 2. Phép tương phản thể hiện như thế nào trong hai dòng thơ:
Nhưng mẹ vẫn một đời áo rách
Cố giữ lành câu quan họ thôi!
Câu 3. Anh/ chị hiểu thế nào về ý thơ: “Quan họ quên… rơi dọc tháng ngày”?
Câu 4. Anh/ chị hãy rút ra thông điệp mà tác giả gửi gắm tới người đọc trong đoạn
thơ sau:
Người để lại chiếc khăn hoa lí
Em nhớ cho đời mẹ xưa nghèo
Vẫn thơm thảo mùi thơm quả thị
Vẫn câu thề Quán Dốc trăng treo

2, Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:


Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả
những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu
bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn,
thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.
Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu
về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể
hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực
tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không có thể nó sẽ là những màu mà
người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của
mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ
được đánh thức…
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn,
2012)
Câu 1. Tìm thành phần phụ chú trong văn bản trên và cho biết tác dụng của thành
phần ấy.
Câu 2. Xác định ít nhất một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Sống một cuộc
đời cũng giống vẽ một bức tranh vậy” và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của
bạn”?
Câu 4. “Ước mơ cháy bỏng nhất” của anh/ chị là gì? Anh/ chị sẽ làm gì để biến ước
mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5- 7 dòng)

3, Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:


Cựu đệ nhất phu nhân Hoa Kì Hillary Clinton từng chia sẻ rằng điều quan trọng
nhất mà một người cần có để có thể thành công là khả năng phục hồi, nói cách khác
là khả năng thích ứng với sự thay đổi một cách tự tin. Và bài học giá trị nhất mà bà
học được từ người mẹ tần tảo và vĩ đại của mình là “Cuộc đời không phải là những
gì xảy ra với bạn mà là những gì bạn đã làm với những điều xảy ra với bạn ”.
Với ý nghĩa tương tự - khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân
đối phó hiệu quả với những nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày, Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa đó là “ kĩ năng sống ”.
Vậy kĩ năng sống là khả năng tự thân hay sẽ có được qua quá trình học hỏi, rèn
luyện? Câu trả lời là cả hai!
Nếu bạn vốn là người có tư duy tích cực, trước một vấn đề phát sinh, bạn sẽ
không bị chi phối bởi cảm giác lo lắng khi nghĩ đến hậu quả của nó, thay vào đó là
sự tập trung vào việc tìm giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Nhưng nếu vốn là người
hay lo lắng, bạn cũng không cần lo lắng tiếp khi sợ rằng mình cũng khó khăn để
thích nghi với sự thay đổi hoặc đầu hàng vô điều kiện trước những vấn đề phát sinh,
bởi vì bạn hoàn toàn có thể học tập và học hỏi để rèn luyện tinh thần và tích lũy các
kĩ năng cần thiết nhằm đối phó một cách hiệu quả với những thách thức của cuộc
sống hàng ngày.
( https://ebook.doanhnhansaigon.vn/
ky-nang-song-truong-hoc-khong-o-dau-xa.html )
Câu 1. Bài học giá trị nhất mà cựu đệ nhất phu nhân Hoa Kì Hillary Clinton học
được từ người mẹ của mình là gì?
Câu 2. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa “kỹ năng sống” như thế nào?
Câu 3. Theo anh/ chị, quá trình học hỏi, rèn luyện có liên quan thế nào với kĩ năng
sống?
Câu 4. Nhận xét về lớp trẻ, có ý kiến cho rằng: “Lớp trẻ hiện nay đang thiếu hụt kĩ
năng sống”. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến này không? Hãy viết 01 đoạn văn
(khoảng 10 dòng) về sự cần thiết phải trang bị kĩ năng sống đối với mỗi người.

You might also like