You are on page 1of 9

ĐỀ SỐ 1

I.ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)


Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này để lắng nghe hoa vải nở
[…].Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước
bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhảy từ những cành vải xuống.
Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dưới ánh
nắng. Hoa vải đã nờ. Từng chùm li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ
lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hoà quyện với nhau
tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh
cỏ may… Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc
mơ ngào ngạt này, chủ vườn đã gọi đàn ong yêu hoa về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao
cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ suý cho những cánh hoa rộn rã với đất trời”.
(Trích Về quê vải, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời)
Câu 1 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?
Câu 2 (0.5 điểm): Nhân vật tôi trong đoạn trích trên “trở về ngôi nhà chênh vênh giữa
đồi vải” để làm gì?
Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Bước ra sân
nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dưới ánh nắng”.
Câu 4 (1.0 điểm): Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất
được gọi là miền hoa của giấc mơ ngọt ngào?
TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn (100 chữ) bày tỏ suy nghĩ của em về văn hoá đọc trong
giới trẻ hiện nay.
Câu 2 (5.0 điểm): Phân tích 3 khổ thơ đầu trong tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của
Thanh Hải
ĐỀ SỐ 2:
I.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
BÀN TAY YÊU THƯƠNG
Trong tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ điều gì làm cho em thích nhất
trong đời.
Cô thầm nghĩ: “Chắc rồi các em lại vẽ những gói quà, những li kem, những món đồ chơi,
quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một
em học sinh tên Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp tôi bị cuốn vào hình ảnh đầy biểu tượng này. Một
em đoán:
– Đó là bàn tay của một người nông dân.
Một em khác cự lại:
– Bàn tay thon thả thế này là bàn tay của một bác sĩ giải phẫu.
Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas mỉm cười ngượng
nghịu:
– Thưa cô đó là bàn tay của cô ạ!
Cô giáo ngẩn người ngỡ ngàng, cô nhớ lại những lúc ra chơi, cô thường dùng bàn tay để
dắt Douglas bước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn
như các bạn khác, gia cảnh từ lâu lâm vào cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra tuy cô cũng
làm điều đó tương tự với các em khác nhưng hoá ra đối với Douglas bàn tay cô mang ý
nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
(Quà tặng cuộc sống – Bài học yêu thương của thầy, Mai Hương. Vĩnh Thắng biên soạn,
alezaa.com)
Câu 1 (0.5 điểm): Câu chuyện kể ở ngôi thứ mấy? PTBĐ chính là gì?
Câu 2 (0.5 điểm): Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu “Chắc rồi các em
lại vẽ những gói quà, những li kem, những món đồ chơi, quyển truyện tranh”.
Câu 3 (1.0 điểm): Douglas vẽ bàn tay ai? Điều đó có ý nghĩa gì?
Câu 4 (1.0 điểm): Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất từ câu chuyện trên.
II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Hãy viết một đoạn văn ( 100 chữ) bàn về sức mạnh của tình yêu
thương.
Câu 2 (5.0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nót trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ


Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc

Mùa xuân ta xin hát


Câu Nam ai Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, tr. 55 NXBGD, 2007)
ĐỀ SỐ 3:
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau, rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
BỐN NGỌN NẾN
Trong một căn phòng lặng thinh, có bốn ngọn nến đang cháy.
Ngọn nến thứ nhất nói:
– Tôi là biểu tượng của hòa bình, thế giới này rất cần tôi.
Ngọn nến thứ hai nói:
– Tôi là biểu tượng của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều cần đến tôi.
Ngọn nến thứ ba lên tiếng:
– Tôi là biểu tượng của tình yêu, hãy tưởng tượng xem thế giới sẽ ra sao nếu không có
tình yêu, thế giới thực sự rất cần đến tôi.
Đột nhiên, cánh cửa căn phòng mở tung, một làn gió lùa vào thổi tắt cả ba ngọn nến.
Cậu bé chạy vào ngạc nhiên hỏi:
– Tại sao ba ngọn nến lại tắt?
Cậu bé òa khóc, lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng:
– Đừng khóc cậu bé, khi nào tôi còn cháy sáng thì cậu vẫn còn có thể thắp sáng cả ba
ngọn nến kia lại. Bởi vì, tôi chính là hiện thân của hi vọng.
Lúc này, cậu bé không khóc nữa và cầm ngọn nến thứ tư lần lượt thắp sáng cả ba ngọn
nến còn lại.
(Những câu chuyện khơi nguồn trí tuệ – Trương Thiết Thành – NXB Văn hóa)
Câu 1 (0.5 điểm): PTBĐ chính sử dụng trong câu chuyện trên là gì? Truyện kể ở ngôi
thứ mấy?
Câu 2 (0.5 điểm): “Đừng khóc cậu bé, khi nào tôi còn cháy sáng thì cậu vẫn còn có thể
thắp sáng cả ba ngọn nến kia lại. Bởi vì, tôi chính là hiện thân của hi vọng.
Xác định và gọi tên 1 phép liên kết câu trong 2 câu văn trên.
Câu 3 (1.0 điểm): Vì sao cây nến được đặt tên là hi vọng?
Câu 4 (1.0 điểm): Bài học em rút ra được từ câu chuyện trên?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): “Đừng khóc cậu bé, khi nào tôi còn cháy sáng thì cậu vẫn còn có thể
thắp sáng cả ba ngọn nến kia lại. Bởi vì, tôi chính là hiện thân của hi vọng.” Từ lời của
ngọn nến thứ tư, em hãy viết một bài văn ngắn bàn về ý nghĩa của niềm hy vọng trong
cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của em về 2 khổ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
ĐỀ SỐ 4
I.ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:
LỜI XIN LỖI
Tôi có quen nhiều người, việt nói ra câu xin lỗi là bất khả thi với họ, họ luôn luôn có suy
nghĩ trong đầu đối kháng với việc đó, với họ logic rất đơn giản.
Thứ nhất – việc mình làm không phải là điều gì to tát cả.
Thứ hai – cho dù nó là to tát, nhưng là người thân quen, có nói câu xin lỗi hay không thì
cũng như vậy, đã là người quen thì phải hiểu cho mình chứ.
Thứ ba – nếu bị người khác nói nhiều về lỗi lầm mình mắc phải, ngay lập tức thái độ từ
cảm giác có lỗi sẽ chuyển ngay thành khó chịu, và sau đó là tức giận, dỗi hờn, tỏ vẻ rõ
ràng mình là người bị hại, và người kia là một người quá khó tính.
Mới đây trên một trang mạng xã hội, một tài khoản có đăng tải những hình ảnh về một
chiếc xe ô tô 45 chỗ quay xe không để ý đã va vào đuôi một chiếc xe Mazda 6 khiến chiếc
xe bị móp đuôi và đèn xe bị vỡ. Điều đáng chú ý ở đây, thay vì bỏ đi thì người tài xế này
lại có một hành động hoàn toàn khác.
Trong khi không ít người sẽ dùng cách bỏ trốn để tránh việc đền bù thì anh tài xế xe
khách lại có cách hành xử văn minh. Anh đã để lại thông tin rất cụ thể bao gồm số điện
thoại và địa chỉ để chủ chiếc xe Mazda có thể liên lạc để giải quyết. Chắc hẳn người chủ
xe có bực tức đến đâu thì sau khi thấy tờ giấy cùng hành động tử tế này sẽ có cái nhìn
thiện cảm hơn và suy nghĩ lại.
Phần lớn mọi người đều vô cùng thích thú và hoan nghênh lối hành xử của bác tài này.
Một hành động thật đẹp, đáng để chúng ta phải suy ngẫm. Đã bao lần chúng ta phạm lỗi
và biết dũng cảm nhận lỗi? Bao người tự đặt mình vào tình huống như câu chuyện kia để
thử nghĩ xem mình sẽ làm gì? Bao nhiêu người dám làm dám chịu như chủ nhân của lời
xin lỗi kia?
Cũng không ít người cho rằng, thế hệ trẻ ngày nay dường như rất kiệm lời, tiết kiểm cả
những câu “cảm ơn” và “xin lỗi”. Chúng ta được dạy từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường nói “xin lỗi” khi ta vô tình hay có ý làm điều gì sai, hay làm tổn thương đến ai đó.
Khi lời xin lỗi được cất lên cũng khiến cho người được xin lỗi cũng cảm thấy thoải mái
và dễ tha thứ hơn. Vậy vì lẽ gì chúng lại quên đi điều đó?
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
Câu 2 (0.5 điểm): Câu sau xét về mục đích nói thuộc kiểu câu gì?
Đã bao lần chúng ta phạm lỗi và biết dũng cảm nhận lỗi?
Câu 3 (1.0 điểm): Theo em hiểu “hành xử văn minh” là gì?
Câu 4 (1.0 điểm): Thông điệp từ văn bản trên là gì?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Hiện nay, bạo lực học đường đã và đang là vấn đề được xã hội lưu
tâm. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) bàn về vấn trên.
Câu 1 (2.0 điểm): Câu 2: (5.0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong
truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê.
ĐỀ SỐ 5
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Công nghệ càng ngày càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc
điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy điện thoại thì thông minh nhưng
người dùng nó thì, đặc biệt là người trẻ đã thực sự “thông minh”?
Theo một nhà báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường
SuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6 đến 12 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế
giới về sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với các cường quốc công nghệ như Mỹ.
Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất
lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng
ta, dễ bắt gặp những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc Smartphone, từ đi học đến đi
chơi, vào quán cà phê, siêu thị… và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.
Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”.
Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”,… khiến giới
trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em
không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời
như bóng đá, nhảy dây,… – những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ. Những buổi sum họp
gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu thì chỉ biết đến facebook,
đăng story,… Hay là tình trạng giới trẻ “ôm” điện thoại đến tận khuya làm tổn hại đến
sự phát triển thể chất và tâm hồn.
Không ai phủ nhận được những tính năng xuất sắc mà chiếc điện thoại thông minh mang
lại, song giới trẻ cần có ý thức sử dụng: dùng điện thoại thông minh (1) một cách thông
minh (2).
(Theo Thu Phương, Báo mới.com)
Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: (0.5 điểm) Phân loại câu theo cấu tạo, câu “Cũng vì smartphone quá vượt trội
nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”. thuộc loại câu gì?
Câu 3: (1.0 điểm) Em hãy giải thích ý nghĩa của từ thông minh (1) và thông minh (2)
trong văn bản trên.
Câu 4: (1.0 điểm) Nội dung chính của văn bản.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (100 chữ) trình bày suy nghĩ của em về
việc sử dụng điện thoại thông minh trong giới trẻ hiện nay.
Câu 2: (5.0 điểm) Phân tích khổ thơ sau:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
(Nói với con-Y Phương)
(Phân tích khổ cuối bài thơ Nói với con, xem lại phần chữa bài câu 2, bài KT giữa kì
II)
ĐỀ SỐ 6

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Một người mẹ hỏi đứa con trai 5 tuổi của mình: “Nếu hai mẹ con ta đang khát
nước và chỉ có 2 quả táo này, con sẽ làm gì?”. Cậu bé con suy nghĩ một lát rồi ngây thơ
trả lời: “Con sẽ cắn mỗi quả táo một miếng mẹ ạ!”.
Bà mẹ không la mắng con nhưng thở dài một tiếng thất vọng. Cô nhẹ nhàng hỏi
con: “Con có thể nói cho mẹ biết vì sao con làm điều đó?”. Và cô đã bật khóc khi cậu bé
ngây ngô đáp: “Con muốn thử và dành quả ngọt nhất cho mẹ””.
(Trích Tuyển tập những câu chuyện “Hạt giống tâm hồn”)
Câu 1 (0,5đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0,5đ) Xác định 1 phép liên kết trong các câu sau:
Bà mẹ không la mắng con nhưng thở dài một tiếng thất vọng. Cô nhẹ nhàng hỏi con
Câu 3 (1,0đ) Khái quát nội dung của văn bản.
Câu 4 (1,0đ) Vì sao người mẹ “đã bật khóc khi cậu bé ngây ngô đáp: “Con muốn thử và
dành quả ngọt nhất cho mẹ””?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của em
về lòng hiếu thảo.
Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích 3 khổ thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên


Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thương trào nước mắt


Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Viếng lăng Bác-Viễn Phương

You might also like