You are on page 1of 5

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG KHỐI THCS

NĂM HỌC 2023 - 2024


MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 8

PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 6 điểm)


Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1,2,3,4,5.
TÔI ĐÃ ĐỌC ĐỜI MÌNH TRÊN LÁ
Tôi đã đọc đời mình trên lá
người nâng niu lộc biếc mùa xuân
người hóng mát dưới trưa mùa hạ
người gom về đốt lửa sưởi mùa đông

Tôi đã đọc đời mình trên lá


lúc non tơ óng ánh bình minh
lúc rách nát gió vò, bão quật
lúc cao xanh, lúc về đất vô hình

Tôi đã đọc đời mình trên lá


có thể khổng lồ, có thể bé li ti
dẫu tồn tại một giây vẫn tươi niềm kiêu hãnh
đã sinh ra
chẳng sợ thử thách gì.
(Nguyễn Minh Khiêm, Đọc đời mình trên lá,
dẫn theo vannghequandoi.com.vn, 19/06/2014)
Câu 1 (0.5 điểm)
Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 2 (1.0 điểm)
Em hiểu như thế nào về nội dung ý nghĩa của từ “khổng lồ” và “bé li ti” trong hai câu thơ sau:
Tôi đã đọc đời mình trên lá
có thể khổng lồ, có thể bé li ti
Câu 3 (1.0 điểm)
Tìm thành phần biệt lập trong bài thơ và cho biết đó là thành phần gì? Ý nghĩa của thành phần
biệt lập đó.
Câu 4 (2 điểm)
Chỉ ra và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ đặc sắc trong bài thơ.
Câu 5 (1.5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 dòng về thông điệp mà bản thân nhận được qua bài thơ trên.
PHẦN II. VIẾT (14.0 điểm)
Câu 1 (4 điểm)
Dựa vào bài thơ ở phần I Đọc – Hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ
của em về nội dung ý nghĩa được gợi ra từ hai câu thơ cuối bài: “ đã sinh ra/ chẳng sợ thử thách
gì”.
Câu 2 (10 điểm)
Bàn về thơ Xuân Diệu cho rằng “Thơ hay, lời thơ chín đỏ trong cảm xúc”. Em hiểu ý kiến trên
như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ “Quê hương” (Bài học đầu cho con) của nhà thơ
Đỗ Trung Quân:
Quê hương là gì hở mẹ Quê hương là cầu tre nhỏ
Mà cô giáo dạy phải yêu Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là gì hở mẹ Là hương hoa đồng cỏ nội
Ai đi xa cũng nhớ nhiều Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là chùm khế ngọt Quê hương là vàng hoa bí


Cho con trèo hái mỗi ngày Là hồng tím giậu mồng tơi
Quê hương là đường đi học Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Con về rợp bướm vàng bay Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương là con diều biếc Quê hương mỗi người chỉ một
Tuổi thơ con thả trên đồng Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương là con đò nhỏ Quê hương nếu ai không nhớ
Êm đềm khua nước ven sông Sẽ không lớn nổi thành người...
-------
*Lưu ý: Bài thơ lúc đầu được làm để tặng bé Quỳnh Anh (con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh,
khi đó mới một tuổi), đăng lần đầu năm 1986 ở báo Khăn quàng đỏ. Khi đăng bài này thì người
biên tập (Việt Nga, con của nhà thơ Lê Giang) có bỏ một vài đoạn và thêm một câu “ Sẽ không
lớn nổi thành người” ở cuối cùng. Trong tập thơ Cỏ hoa cần gặp 1991, tác giả đã đăng lại nguyên
bản như bản đăng ở đây. Tuy nhiên, bài hát Quê hương của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch đã được phổ
nhạc theo bài đăng năm 1986.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (0.5 điểm)
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
Câu 2 (1.0 điểm)
Em hiểu như thế nào về nội dung ý nghĩa của từ “khổng lồ” và “bé li ti” trong hai câu thơ sau:
Tôi đã đọc đời mình trên lá
có thể khổng lồ, có thể bé li ti
-Nghĩa đen nói về kích thước của chiếc lá, mỗi loài cây lại có kích thước lá khác nhau: cây
có lá“khổng lồ”, cây có lá“bé li ti”
- Nghĩa chuyển: “khổng lồ” và “bé li ti” được sử dụng để miêu tả sự phong phú đa dạng của
cuộc sống về cuộc đời của mỗi con người, có thể có người trở thành con người “khổng lồ” đạt
được thành tựu, thành công rực rỡ; cũng có thể “bé li ti” sống khiêm nhường, lặng lẽ dù là người
khổng lồ hay bé li ti thì cũng phải sống cuộc đời kiêu hãnh đầy ý nghĩa và đóng góp cho xã hội
những điều tốt đẹp.
Câu 3 (1.0 điểm)
Tìm thành phần biệt lập: có thể ->thành phần tình thái.
Ý nghĩa của thành phần biệt lập: thể hiện sự phỏng đoán của tác giả về khả năng xảy ra .
Câu 4 (2 điểm)
*Biện pháp thứ nhất
- Chỉ ra: điệp ngữ Tôi đã đọc đời mình trên lá, người, lúc, có thể
- Tác dụng: tạo âm hưởng nhịp nhàng, uyển uyền chuyển cho câu thơ, đồng thời nhấn
mạnh các sắc thái, đời sống khác nhau của lá và của cuộc đời con người, qua đó bộc lộ
triết lí, quan niệm sống sâu sắc...
* Biện pháp thứ hai
-Nghệ thuật ẩn dụ: hình ảnh chiếc là non tơ, rách nát, cao xanh, về đất để chỉ hành trình
cuộc đời một con người...
- Tác dụng: Các hình ảnh ẩn dụ giúp câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, hàm chứa nhiều ý
nghĩa sâu sa. Làm nổi bật lên hành trình cuộc đời của một con người từ khi còn nhỏ, chưa
có sự va vấp - non tơ, đến những bước chân đầu đời với muôn vàn những thử thách, khó
khăn- rách nát, rồi đến thời điểm chúng ta đạt được thành công qua những lần nỗ lực hết
mình - cao xanh và cuối cùng là trở về với đất vô hình.
Câu 5 (1.5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 dòng về thông điệp mà bản thân nhận được qua bài thơ trên.
Bài học (thông điệp) nhận được từ văn bản:
- Trong cuộc sống, trên hành trình cuộc đời mỗi chúng ta sẽ gặp phải vô vàn những khó khăn và
thử thách...
- Tuy nhiên, cách mỗi người vượt qua khó khăn, thử thách đó như thế nào để mang đến kết quả,
thành tựu tương xứng là tuỳ thuộc vào mỗi người...
- Hãy luôn là chính mình, sống có ích tự tin và mạnh mẽ bước qua khó khăn, thử thách...
PHẦN II. VIẾT (14.0 điểm)
Câu 1 (4 điểm)
Dựa vào bài thơ ở phần I: Đọc – Hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy
nghĩ của em về nội dung ý nghĩa được gợi ra từ hai câu thơ cuối bài: “ đã sinh ra/ chẳng sợ thử
thách gì”.
*Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Không sợ thử thách, can đảm trước thử thách...
- Vấn đề được gợi ra trong câu thơ “ đã sinh ra/ chẳng sợ thử thách gì”" là tinh thần kiên
cường, dũng cảm, dám đối đầu với mọi khó khăn, thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân.
Khi gặp thất bại mạnh dạn đứng lên và bước tiếp trên con đường mình đã chọn.
- Bàn luận
+ Cuộc sống luôn ẩn chứa khó khăn, thử thách, chông gai. Con người sinh ra, không bao giờ có
thể né tránh những điều đó, thứ duy nhất chúng ta có thể làm là dũng cảm đối diện với những thử
thách, để hoàn thiện bản thân, bước qua nghịch cảnh bằng ý chí, nghị lực, quyết tâm vươn lên,
đối mặt với nỗi sợ hãi để trưởng thành như Marie Curie đã từng nói: "Cuộc sống không phải để
sợ, mà là để hiểu".
+ Người "chẳng sợ thứ thách gì" là người dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với mọi khó khăn,
thử thách mà không hề sợ sệt, ngại ngùng. Khi gặp khó khăn trong cuộc sống luôn cố gắng vướn
lên, càng khó khăn họ lại càng kiên cường bước tiếp và sẽ đạt được thành công
+ Người "chẳng sợ thử thách gì" dũng cảm, không sợ vấp ngã sẽ rèn luyện được cho bản thân
những đức tính tốt đẹp như: kiên trì, nhẫn nại, chăm chỉ,... và xứng đáng là tấm gương sáng đề
người khác học tập và nói theo.
(Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa về những con người sống với lòng can đảm, không sợ vấp
ngã và nhận về thành công rực rỡ)
+ Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có nhiều con người sống nhút nhát,
dâm nghĩ nhưng không dám làm... Cũng có những người mới chỉ gặp chút khó khăn đã nản chí,
bỏ cuộc giữa chúng.... những người này khó có được thành công trong cuộc sống
Khái quát lại vấn đề nghị luận "chẳng sợ thử thách gì" đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân
Câu 2 (10 điểm)
Bàn về thơ Xuân Diệu cho rằng “Thơ hay, lời thơ chín đỏ trong cảm xúc”. Em hiểu ý kiến trên
như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ “Quê hương” (Bài học đầu cho con) của nhà thơ
Đỗ Trung Quân.
A.Mở bài:
-Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Đỗ Trung Quân là nhà thơ nổi tiếng, nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc và được nhiều thế
hệ yêu thích trong đó có bài "Quê hương". Bài thơ đã đi vào tâm trí nhiều thế hệ độc giả bởi chất
trữ tình tha thiết, sâu lắng và những hình ảnh quen thuộc, thân thương nhất về nơi chôn rau cắt
rốn của mỗi con người... Bài thơ được Giáp Văn Thạch phổ nhạc trở thành ca khúc nổi tiếng làm
say đắm lòng người.
- Trích dẫn ý kiến, khẳng định ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu.
B. Thân bài
1. Giải thích ý kiến
- "Thơ: là một thể loại văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc
biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm.
- "chín đỏ trong cảm xúc" là những rung động, những cung bậc tình cảm, tâm trạng đạt đến độ
mãnh liệt, nồng cháy của con người nói chung và của người nghệ sĩ nói riêng... -> Ý kiến của nhà
thơ Xuân Diệu đã nêu lên tiêu chỉ đánh giá một bài thơ hay - lời thơ phải chứa đựng những tình
cảm, cảm xúc chân thành, mãnh liệt của người nghệ sĩ với vạn vật, con người và cuộc sống...
2. Phân tích, chứng minh làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ: Quê hương (Bài học đầu cho con)
* Luận điểm 1: “Chín đỏ trong cảm xúc" của nhà thơ được thể hiện qua tình yêu quê
hương đất nước thiết tha mãnh liệt...
- Tình quê đậm đà tha thiết được ngân nga trong giai điệu ngọt ngào êm dịu.
+ Quê hương là gì, phải yêu phải nhớ
+ Nghệ thuật câu hỏi tu từ điệp ngữ
=>Tình cảm da diết, lưu luyến, tự hào về quê hương
-Hình ảnh quê hương được gọi lên là những gì bình dị thân quen nhất với mỗi người.
+Đố là miền không gian của tuổi thơ: chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, cầu trẻ nhỏ,
đồng có nội. Tất cả chứa đựng hồn quê, tình người đậm đà, sâu nặng nghĩa tình.
+ Đó là miền không gian thiên nhiên yên bình với màu sắc dân dã, mộc mạc của chốn quê: vùng
hoa bị, hồng tím giậu mồng tơi, đỏ dâm bụt, sen trắng tinh khôi. Tất cả đều rực rõ sắc màu nhưng
hết sức gần gũi thân thương
+Nghệ thuật liệt kê, so sánh, điệp ngữ góp phần cho hình ảnh quê hiện lên trong nỗi nhớ chân
thực, chi tiết và đầy đủ hơn.
=>Tình quê, hồn quê luôn hiện hữu cháy bỏng trong tâm hồn tác giả
- Kết thúc bài thơ là triết lí sâu sắc
- Quê hương mỗi người chỉ một nhắc nhở, khẳng định quê hương là duy nhất
+ Ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người: Ai không nhớ quê, nhớ về cội nguồn thì sẽ không
trưởng thành được.
- Quê hương với bao tình cảm tốt đẹp là hành trang nâng bước mỗi chúng ta trên đường đời.
(Lưu ý: Nếu học sinh phân tích, chứng minh theo từng khổ thơ nhưng vẫn toát lên được ý trên thì
vẫn cho điểm)
* Luận điểm 2: Bài thơ "Quê hương" của Đỗ Trung Quân là bài “Thơ hay, chín đỏ trong
cảm xúc" được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật đặc sắc
- Nhà thơ đã sử dụng nhiều BPTT đặc sắc liệt kê, so sánh, điệp ngữ, điệp cấu trúc... góp phần làm
cho khung cảnh làng quê hiện lên thật gần gũi, thân thương, bình dị xúc động lòng người và thể
hiện đồng cảm xúc da diết cháy bỏng của tác giả đối với quê hương. Những cập câu thơ hiện lên
như những thước phim quay chậm, tạo cảnh vật có gần, có xa, có mờ, cô tô...
- Nhịp thở đều đặn, nhịp nhàng, cả bài hầu như được ngắt nhịp 2/4 tạo vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh
thoát vô cũng của quê hương.
- Nhà thơ đã cụ thể hóa cái trừu tượng khái niệm "quê hương" bằng những hình ảnh cụ thể, chân
thực, sống động, giản dị “chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, cầu tre nhỏ” để gợi trong
lòng người đọc hình ảnh quê hương gắn bó và rất gần gũi với mỗi người.
3. Đánh giá
- Ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu là hoàn toàn đúng đắn. Cảm xúc là yếu tố quan trọng của thơ ca,
mức độ chân thành, sâu sắc, mãnh liệt của cảm xúc là thước đo giá trị của một bài thơ hay.
- Quê hương xứng đáng là một bài thơ hay khi:
+Thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương đất nước thiết tha mãnh liệt của chủ thể trữ tình
+ Cảm xúc ấy tạo nên sự hấp dẫn của hình tượng, giá trị của bài thơ, đồng thời khẳng định phong
cách nghệ thuật của nhà thơ
- Bài học cho sáng tác và tiếp nhận:
+ Với người sáng tác có những rung động, tình cảm chân thành, sấu sắc, mãnh liệtt để làm nên
những vần thơ hay, thực sự chạm đến trái tim và làm này nở những cảm xúc thẳm mì cao đẹp nơi
người đọc.
- Với người tiếp nhận: cần mở rộng tâm hồn khi tiếp nhận tác phẩm để cảm nhận được những
rung động cảm xúc của nhà thờ, cai hay, cái đẹp của lớn thơ, biết sự nuôi dưỡng, vua đáp những
tình cảm đẹp de
trong lòng, đồng sáng tạo với tác giả, nổi dài sự sống cho tác phẩm.
C. Kết hài
- Khẳng định lại ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu.
- Khẳng định giá trị vẻ đẹp bài thơ, liên hệ bản thân

You might also like