You are on page 1of 13

Ôn thi vào lớp 10 Th.

S Bùi Ngọc Bửu


ĐỀ : 01
I/Đọc hiểu (3,0điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở bên dưới:
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Khi mặt trời khi như mặt trăng
***
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
 Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
*** 
Và chúng tôi thứ quả ngọt trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh ?
(Mẹ và quả- Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 1: Xác định thể thơ được sử dụng của văn bản. (0,75)
*KT:
- Ba thể thơ truyền thống VN: lục bát, song thất lục bát, hát nói
-Bảy thể thơ hiện đại: 5,6,7,8,, tự do, hỗn hợp, thơ văn xuôi
*Đáp án: thể tự do
Câu 2: Chỉ ra hai phép tu từ được sử dụng trong những câu thơ: (0,75)
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
 Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
*KT: Các phép tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, đảo
ngữ, đối, nói giảm nói tránh, nói quá, liệt kê, chơi chữ
*Đáp án
-Phép đối lập: lớn lên><lớn xuống
-So sánh: bí bầu lớn xuống như dáng giọt mồ hôi mặn của mẹ
-Hoán dụ: tay mẹ
- Ẩn dụ: giọt mồ hôi mặn

Câu 3: Em hiểu hai câu thơ cuối văn bản thế nào? (trình bày bằng một
đoạn văn ngắn từ 03 đến 05 câu) (1,0đ)
-Bằng cách nói giàu hình ảnh thông qua phép hoán dụ “tay mẹ mỏi” và
ẩn dụ “quả non xanh”
-Tác giả hoảng sợ , giật mình nếu một ngày mẹ đã già mà con vẫn còn
non nớt như quả non xanh chưa thành sẽ làm mẹ đau buồn lo lăng biết
bao
-Hai câu thơ là lợi tự nhắc mình mà cũng để nhắn nhủ những người con
trong cuộc đời hãy sống sao cho xứng đáng với tình mẹ
=>Từ gợi ý trên em viết lại thành đoạn văn
Câu 4: Vì sao tác gỉa đặt nhan đề bài thơ là “Mẹ và quả”? (0,5đ)
- Nhan đề đã thể hiện chủ đề bài thơ
-Tác giả thấy sự tương đồng của việc người mẹ trồng cây đợi ngày hái
quả chín cũng như việc nuôi con đợi ngày con cái trưởng thành. Con cái
là một thứ quả trên đời do tay mẹ chăm sóc
=>Vì vậy mà tác giả đặt nhan đề là “Mẹ và quả”

II/ Làm văn (7,0 điểm)


Câu 1: (3,0 điểm ) Từ văn bản Đọc hiểu, em hãy viết bài văn ngắn
(không quá hai mặt giấy thi) trình bày cảm nghĩ về chủ đề: Trái tim
người mẹ là kì quan tuyệt vời nhất!
1/ Kĩ năng làm bài
a/Thời gian dành cho câu NLXH: 40=>45 phút
b/ Độ dài: tối thiểu hơn một mặt, tối đa hai mặt
c/Cấu trúc: có 3 phần MB, TB, KB
d/ Số đoạn văn trong 3 phần: tối thiểu 5 đoạn, tối đa 7 đoạn
*MB: 1 đoạn
*TB: tối thiểu 3, tối đa là 5 đoạn
- 1 đoạn giải thích
- 1 đoạn suy nghĩ…. (PT-CM- BL)=> có thể 2,3 đoạn
- 1 đoạn bàn bạc mở rộng
*KB: 1 đoạn
e/ Trình bày
*Tính thẩm mĩ: sạch, rõ ràng, đẹp=> Khi tẩy xoá: không dùng bút xoá,
không gạch bỏ quá đậm, không viết bút mực đỏ, hai kiểu chữ
=>Canh lề ngay ngắn lề phải và lề trái
*Đúng qui tắc về chính tả, từ ngữ, viết câu, dựng đoạn, liên kết câu, liên
kết đoạn
2/ ĐÁP ÁN
a/MB: nêu vấn đề nghị luận
*Dẫn dắt (tạo sự hấp dẫn): tìm lời hay ý đẹp sát với đề bài để dẫn dắt
-Nhà văn Nga M. Gorki đã nói: “Không có mặt trời thì hoa không nở…
Không có người mẹ thì hết thảy anh hùng và nhà thơ đều không có”.
Còn một nhà thơ Việt thì viết:
Mẹ không sống đủ trăm năm
Nhưng dư dả cho con nụ cười và tiếng hát
*Dẫn đề:
Vì vậy nên có ý kiến cho rằng: “Trái tim ng/ mẹ là kì quan tuyệt
vời nhất”
b/ TB: Triển khai vấn đề nghị luận
*Giải thích:
-Từ ngữ “khoá”, h/a, cách nói, vế câu…
+ Trái tim: là cách nói ẩn dụ để chỉ tấm lòng người mẹ
+ Kì quan: là những công trình kì vĩ tráng lệ, độc đáo do nhân tạo hoặc
do thiên nhiên ban tặng
-Chốt lại: Câu nói nhằm nhấn mạnh không có kì quan nào trên trái đất
tuyệt vời hơn trái tim - tấm lòng của mẹ.
*Bình luận (PT- CM- BL)
-Luận điểm 1:
Thế giới có rất nhiều kì quan: tháp nghiêng Piza ở Ý, Kim Tự
Tháp ở Ai Cập, Vạn Lý Trường Thành của Trung Hoa, Tháp Ép-phen ở
Pháp, đền Ăng-co của Cam-pu-chia…nhưng nó vẫn bị giới hạn về
không gian và thời gian, Còn trái tim người mẹ thì bất tử, vĩnh hằng,
không thể cân đo đong đếm, bởi nó cao hơn núi, rộng hơn biển…
=>Ca dao có câu: “Công cha như núi ngất trời/ Nghĩa mẹ như nước ngời
ngời biển đông”
- Luận điểm 2: Mẹ có công sinh thành và dưỡng dục
+ Sự mặt của những đứa con trong đời là tác phẩm tuyệt vời của mẹ đã
ban tặng
+ Những đứa con “từ tay mẹ lớn lên” bằng đức hi sinh thầm lặng
“những giọt mồ hôi mặn”:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
(Trong lời mẹ hát- Trương Nam Hương)
-Luận điểm 3: mẹ làm điểm tựa tinh thần cho con cái
+ Chốn đi về khi con thất bại, khổ đau, sa ngã
+ Động lực để con cái phấn đấu
+ Luôn ở bên con suốt cả cuộc đời
=>Như Ng/ Duy đã viết
Cái cò … sung chát đào chua
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
=>Hay như nhà thơ Ấn Độ : “Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ” (Ta -
go)
*Bàn bạc, mở rộng
-Thái độ :
+ Trái tim người mẹ là kì quan tuyệt vời nhất
+ Tuy vậy, trong cuộc sống không phải ng/ mẹ nào cũng có tấm lòng
hơn cả những kì quan
-Phê phán:
+ Người con sống thiếu trách nhiệm với bản thân, khi mẹ đã già mà con
vẫn là quả xanh, thậm chí quả thối
+ Không hiếu thảo với mẹ
c/KB: Khẳng định lại vấn đề
*Chốt lại: Đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Con dù lớn vẫn là
con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
*Mở ra: (nêu cảm nghĩ) “Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một
mẹ thôi” (Đỗ Trung Quân). Vì vậy, trong cuộc sống bạn có thể được lựa
chọn tất cả nhưng mẹ thì chỉ có một. Hãy sống sao cho xứng đáng với
đấng sinh thành.
Câu 2: (4,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh mùa xuân thiên nhiên và
mùa xuân đất nước qua hồn thơ Thanh Hải trong đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
***
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải)
1/ Kĩ năng:
a/ Thời gian làm câu NLVH: tối thiểu 60 phút
b/ Độ dài: Tối thiểu hai mặt giấy
c/ Cấu trúc: có 3 phần MB,TB,KB=> Tối thiểu 5 đoạn văn
*Đoạn MB
*Các đoạn TB (3- 5 đoạn)
- Đoạn khái quát
- Các đoạn phân tích, cảm nhận
- Đoạn nhận xét, mở rộng
*Đoạn KB
2/ Đáp án
a/ MB:
*Dẫn dắt (tạo hấp dẫn) bằng nhiều cách:Lí luận VH, Văn học sử,
Cảm nhận, so sánh…
Văn học sử
-Tác giả:
“Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
(Thu Bồn)
Đất Huế là nơi đã sinh ra những hồn thơ nổi tiếng như: Tố Hữu, Nguyễn
Khoa Điềm, Thanh Tình… và Thanh Hải
-Tác phẩm:
Nhắc đến TH ta nhớ đến những thi phẩm đi cùng năm tháng như “Mồ
anh hoa nở”, “Đọc di chúc Bác”… nhưng đặc sắc nhất vẫn là “MXNN”
*Dẫn đề
-Nêu ngắn gọn chủ đề (nội dung) của BT
Bài thơ là tiếng lòng gắn bó thiết tha với quê hương, đất nước, con
người và thể hiện khát vọng dâng hiến lẽ sống cao đẹp
-Dẫn đoạn thơ trong đề:
Bài thơ có 3 h/a mùa xuân. Trong đó hai khổ thơ đầu (12 câu đầu)
là cảm xúc của thi sĩ trước MXTN và MXĐN:
Mọc giữa dòng sông xanh

Tất cả như xôn xao
b/ TB: triển khai vấn đề nghị luận
*Luận điểm 1: Khái quát chung (1 đoạn)
-Hoàn cảnh sáng tác: 11/1980, trước 1 tháng nhà thơ qua đời
-Thể thơ, giọng thơ: 5 chữ, giọng thơ nhẹ nhàng, thiết tha, trong sáng,
gần gũi với dân ca
-Bố cục: 4 đoạn: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên nhiên (k1), dẫn
đến cảm xúc trước MX đất nước (k2, k3). Tù đó bày tỏ khát vọng dâng
hiến mùa xuân nho nhỏ gióp vào mùa xuân lớn của dân tộc (k 4,k5). Bài
thơ khép lại la lời ngợi ca đất nước tươi đẹp và nghĩa tình
*Luận điểm 2: Phân tích, cảm nhận
- Luận cứ 1: Bức tranh MXTN qua hồn thơ TH (dẫn thơ khổ 1)
+ Ý 1: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân qua nét vẽ ngôn từ
~ Bút pháp chấm phá, chỉ đôi nét mà lột tả được linh hồn tạo vật: một
dòng sông, một bông hoa, một tiếng chim
~ Giọng thơ: thiết tha, trong sáng nhờ câu thơ 5 chữ hầu như không ngắt
nhịp, kết hợp với cách gieo vần liền (biếc- chiện; trời- rơi) và phép đảo
ngữ, phép điệp
~ Mùa xuân thiên nhiên: tươi sáng, rộn rã, tràn đầy sức sống và thoáng
đãng
^ Tính từ chỉ màu sắc: tím biếc, xanh và tính chất: long lanh
^Động từ diễn tả hoạt động: mọc, hót
^Danh từ chỉ không gian cao rộng: dòng sông, trời
~ Sử dụng các phép tu từ:
^Đảo ngữ ở hi câu đầu nhằm làm nổi bật sức sống của mùa xuân qua
h/a bông hoa đột hiện mọc giữa dòng sông
^Nhân hoá qua lối trò chuyện với thiên nhiên như với con người
~Cảm nhận bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác…bằng
cả tấm lòng
+ Ý 2: Cảm xúc của tác giả trước MXTN
~ Cảnh trong thơ không chỉ là cảnh vật mà còn là tâm cảnh
~ Cảm xúc của nhà thơ:
^ Ngất ngây, say sưa qua: cách trò chuyện với thiên như với con người;
qua thán từ “ơi”, từ địa phương Huế “chi”
^ Nâng niu, trân trọng, trìu mến qua điệp từ “tôi”, qua động tác trữ tình
đưa tay hứng lấy những “giọt long lanh” của mùa xuân mà có thể là giọt
sương ban mai hoặc là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện kết
đọng lại qua lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
+ Ý 3:Nhận xét khổ 1
~ 6 câu thơ vừa giàu chất hoạ, chất nhạc và thấm đượm tình người thiết
tha gắn bó với quê hương
~ Bức tranh thơ vừa mang nét riêng của Huế, vừa tiêu biểu cho vẻ đẹp
đẹp của mùa xuân đất nước
~ Đặt khổ thơ vào HCRĐ khi tác giả đang đấu tranh vời bệnh tật vào
những ngày cuối cùng của cuộc đời, ta càng trân quý biết bao tấm lòng
của nhà thơ đối với quê hương, cuộc sống.
-Luận cứ 2: H/a mùa xuân đất nước, con người qua cảm xúc của
nhà thơ (dẫn hết khổ 2)
+Ý 1: Mùa xuân đất nước trên mặt trận sản xuất và chiến đấu (Dẫn lại 4
câu đầu)
~ Giọng thơ: hối hả, phấn khởi, tự hào
~ Nghệ thuật đối xứng: “MX….lưng/ MX…nương mạ”, đẹp như một
bài thơ tứ tuyệt, đăng đối, cân xứng, nhịp nhàng
~ Phép điệp từ “MX”, “lộc” vừa tạo được nhịp điệuu, vừa nhấn mạnh
sức sống của mùa xuân đất nước
~ H/a ẩn dụ “lộc”
^ Tả thực: chỉ những mầm non, chồi non
^ Ẩn dụ: chỉ thành tựu, sự may mắn
=>Lộc theo người người lính ra chiến trường, theo người nông dân ra
đồng nhưng cũng có thể hiểu những con người lao động chiến đấu đem
lộc đến mọi miền của tổ quốc, từ động ruộng, nương rẫy, đến biên
cương, hải đảo…
+Ý 2: Khí thế mùa xuân đất nước (dẫn lại hai câu cuối)
~ Hai từ láy “hối hả, xôn xao” đẫ diễn tả được không khí khẩn trương,
hồ hởi
~ Phép điệp cấu trúc kết hợp với só sánh “Tất cả….xôn xao” làm tăng
sực gợi hình gọi cảm và tạo âm hưởng, nhịp điệu cho lời thơ, qua đó gợi
lên bức tranh mùa xuân đất nước với nhịp độ hăng say, phấn khởi xây
dựng và bảo vệ tổ quốc
+ Ý 3: Cảm xúc của nhà thơ
~ Vui sướng, tự hào
~ Lạc quan, tin tưởng vào tiền đồ tương lai của đất nước
+ Ý 4: Nhận xét khổ 2:
~ Khổ thơ giàu nhạc điệu và cảm xúc
~ Làm hiện sức sống khẩn trương của khí thế đất nước trong mùa xuân
~ Viết 1980, thời điểm đất nước vô vàn khó khăn, nhưng tác giả vẫn một
niềm tin sắc đá vào tương lai của tổ quốc
*Luận cứ 3: Nhận xét, mở rộng (cả hai khổ)
-Đoạn thơ có 2 bức tranh mùa xuân (MXTN và MXĐN) “có hình cho
người ta nhìn thấy, có nhạc để ngâm nga và có tình để rung động trái tim
người” (CLV)
-Đoạn thơ thể hiện tấm lòng gắn bó sâu nặng của tác giả đối với quê
hương đất nước
-Thơ viết viết về mùa xuân thì nhiều nhưng TH biết để lại dấu ấn riêng
của mình qua trang thơ: giọng điệu riêng đậm chất Huế
c/ Kết luận: Khẳng định lại vấn đề nghị luận
*Chốt lại: Đoạn thơ nói riêng và BT nói chung không chỉ có những
sáng tạo độc đáo về nghệ thuật mà hơn hết đã lay động lòng người ở
chiều sâu cảm xúc, tình camt của tác giả
*Mở ra: Nó đem đến chon g/ đọc niềm tự hào, tình yêu đất nước sâu
nặng:
Đứng vững chãi bốn nghìn năm lịch sử
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực sáng hai bờ duy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hoà
(Huy Cận)
Hoặc:
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người VN
(Nguyễn Đình Thi)
Hoặc:
Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
Ôi tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi. dòng sông
(Chế Lan Viên)

You might also like